Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số KINH NGHIỆM về dạy các DẠNG bài LUYỆN từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.83 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DẠY CÁC DẠNG BÀI
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4”


I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, dạy Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống của mỗi con người. Chương trình môn Tiếng Việt trong hệ thống của chương
trình mới được ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục
ngày nay.
Để Tiếng Việt ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong
thời kì đổi mới và cho sự phát triển của giáo dục. Việc dạy Tiếng Việt nhằm vào hai chức
năng của ngôn ngữ: một là công cụ giao tiếp; hai là công cụ của tư duy.
Các môn học ở tiểu học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Nhằm giáo dục toàn diện học sinh
cần phải nói đến phân môn Luyện từ và câu. Đây là một phân môn chiếm thời lượng khá
lớn trong các phân môn học Tiếng Việt ở tiểu học.Nó đã tách thành một phân môn độc
lập có vị trí tương đương với môn tập đọc, tập làm văn, điều đó thể hiện việc cung cấp
vốn từ cho học sinh là rất quan trọng nhằm truyền đạt cho học sinh có cơ sở hình thành
ngôn ngữ trong giao tiếp. Tầm quan trọng đó đã được luyện tập nhuần nhuyễn trong quá
trình dạy các dạng bài tập trong môn Luyện từ và câu lớp 4.

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:


Dạy các dạng bài tập LTVC lớp 4 có kết quả là một vấn đề không đơn giản đối với
người giáo viên tiểu học. Qua thực tế tôi gặp không ít khó khăn vì đây là chương trình
thay sách lớp 4. trước đây là từ ngữ - ngữ pháp.Việc hướng dẫn học sinh làm các bài tập
LTVC gặp nhiều khó khăn . Do vậy việc tổ chức cho học sinh thực hành các bài tập


LTVC là vấn để trăn trở của tôi.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên khi dạy tiết LTVC đặc biệt là dạy bài từ đơn,
từ ghép, từ láy…gặp không ít hạn chế, học sinh khó xác định.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, giáo viên cần có một phương pháp dạy học tốt nhất
trong các tiết dạy các dạng bài LTVC cho HS lớp 4.
Thông qua việc giảng dạy khối lớp 4 trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để
nghiên cứu về phương pháp tổ chức dạy các dạng bài LTVC cho hoc sinh lớp 4 nhằm tìm
ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhất, vận dụng tốt nhất trong quá
trình giảng dạy của mình.
- Tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình thông qua đề tài “ một số kinh nghiệm về dạy
các dạng bài luyện từ và câu cho hoc sinh lớp 4 ”.

III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :


Với đề tài này, mục đích nhằm tìm ra phương pháp tổ chức dạy thích hợp nhất để
truyền thụ cho học sinh trong quá trình dạy các dạng bài tập TLVC.Từ đó học sinh nắm
bài và làm bài một cách hiệu quả nhất.

IV/ NỘI DUNG :
1/ Chương trình sách giáo khoa
Cấu trúc chương trình sách giáo khoa lớp 4 gồm 5 chủ điểm chính :
+ Thương người như thể thương thân
+ Măng mọc thẳng
+ Trên đôi cánh ước mơ
+ Có chí thì nên
+ Tiếng Sáo diều
-

Số tiết LTVC ở sgk lớp 4 gồm 2 tiết / tuần


-

Các dạng bài lí thuyết :

Các bài học về cấu tạo tiếng, cấu tạo từ và từ loại đều gồm 3 phần : Nhận xét, ghi nhớ,
luyện tập.


Các dạng bài mở rộng và các hệ thống hóa vốn từ đều được thể hiện dưới hình thức bài
tập thực hành. Những kiểu bài thực hành là chủ yếu khi nghiên cứu quá trình dạy và
hướng dẫn các dạng bài tập LTVC lớp 4 tôi thấy còn vướng mắc những tồn tại sau:
+ Học sinh chưa hiểu biết về tầm quan trọng của môn luyện từ và câu .
+ HS cho đây là môn học khó .
+ Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm về từ, câu .
+ Hs có thói quen chưa đọc kĩ đề bài .
Do vậy khi dạy bài từ ghép, từ láy qua việc kiểm tra phần bài tập HS lớp 4B năm học
2011 – 2012 một số em chưa biết xác định từ ghép, từ láy.
Đề bài : Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau : “ Nhân dân ghi nhớ công Chữ
Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng
mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ ông ”
Sĩ số lớp 4B là 31/14
Có 10 em xác định được từ “bờ bãi” là từ láy. Qua việc kiểm tra tôi thấy kết quả chưa cao
do vậy tôi cần phải tìm ra phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục
tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, thu hút sự chú ý của học
sinh vào hoạt động học.


2/ Một số dạng bài tập LTVC
-


Phân tích cấu tạo tiếng

-

Tìm các từ ngữ nói về chủ đề

-

Tìm từ đơn, từ phức và đặt câu

-

Tìm từ ghép, từ láy đặt câu

-

Phân biệt danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. …

Với đặc trưng của phân môn LTVC tôi đã nghiên cứu và rút ra một số kinh nghiệm thông
qua các bài tập trên lớp. Ở phân môn LTVC có đặc thù là môn dạy kĩ năng
1.

Kĩ năng đọc đề

2.

Kĩ năng nắm chắc yêu cầu đề

3.


Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu bài

4.

Kĩ năng kiểm tra, đánh giá
Muốn cho học sinh làm bài có hiệu quả trước hết phải nắm chắc kiến thức vì kiến thức

là bước quan trọng nhất cho giáo viên và hoc sinh.
Mỗi dạng bài tập tôi đều tổ chức hình thức dạy học riêng :
+ Học theo lớp : Tổ chức toàn lớp


+ Học theo nhóm : Tổ chức nhiều nhóm để trao đổi
+ Học cặp đôi : Hai cá nhân ngồi gần nhau trao đổi, thảo luận và đánh giá lẫn nhau.
+ Học cá nhân : Từng cá nhân làm việc độc lập
Phối hợp các hình thức dạy học khác nhau làm cho giờ học trở nên sinh động, tất cả
học sinh đều có cơ hội được tham gia vào hoạt động học tập
3/ Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm một số dạng bài luyện từ và câu.
a/ Dạng bài mở rộng vốn từ
VD : -Tìm từ ngữ về nhân hậu – đoàn kết
- Trái nghĩa với nhân hậu đoàn kết
- Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ
- Trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ
Ngoài việc hướng dẫn trong sách giáo khoa tôi yêu cầu học sinh thải luận nhóm 4 Mỗi
nhóm đọc một yêu cầu, nhóm trưởng là người điều khiển nhóm mình thảo luận , sau đó
đại diện nhóm trả lời, cho cả lớp làm việc là nhận xét và đánh giá nhóm bạn từ đó các
nhóm cùng bổ sung.
* GV chốt lại ý kiến đúng.



GV liên hệ tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, trong quá trình học từ đó
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
b/ Dạng bài rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ
Dạng từ ghép, từ láy
Vd: Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy :
“ Tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng ”
Đối với dạng bài này giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp. Giáo viên hướng dẫn cho
học sinh phương pháp động não
-

Trước tiên cho học sinh nắm lại lí thuyết về từ ghép và từ láy

-

Giáo viên cho học sinh so sánh từ ghép và từ láy

* Giống nhau :
Đều là từ có nhiều tiếng ( 2, 3, 4 tiếng )
* Khác nhau :
Từ ghép
Giữa các tiếng trong từ ghép có quan
hệ về nghĩa

Từ láy
Giữa các tiếng trong từ láy có quan
hệ về âm


Từ đó học sinh dễ dàng xác định các từ ở trên là từ ghép vì 2 tiếng trong từ đều có nghĩa,

quan hệ giữa các tiếng trong từ là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh
ngẫu nhiên giống từ láy chứ không phải từ láy.
c/ Các dạng bài về danh từ, động từ, tính từ
VD1 : Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau :
“ Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai ,
Đồng Mô , Ao Vua…nổi tiếng vẫy gọi.”
* Với bài này học sinh thường mắc lỗi về danh từ chung.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa về danh từ chung và danh từ riêng .
- Học sinh tự suy nghĩ làm việc cá nhân và nêu miệng trước lớp. Học sinh tự chọn bạn để
mời bạn nhận xét câu trả lời của mình và cảm ơn lời nhận xét của bạn.
* Giáo viên chốt để học sinh khắc sâu bài học
VD2 : Gạch dưới những động từ trong đoạn văn sau :
“ Rồi đột nhiên con Dế cụ húc toan vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra.Con Dế
ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi.Ong xanh thò cái đuôi dai


xanh lè dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng Dế và chích một phát.Con Dế đầu gục râu
cụp. đuôi càng oải xuống.”
* Đối với dạng bài này tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm, học sinh trong nhóm thảo
luận nêu trước lớp những động từ vừa tìm được.
VD3: Chọn những từ ngữ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây điền vào chỗ
trống :
“ Vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm ”
“Mùa lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe .Trong vườn lắc
lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuốn, như những chuỗi
tràng hạt bồ đề treo lơ lững. Từng chiếc lá mít vàng ối , tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo mở lại
năm cánh vàng tươi . Dưới sân rơm và thóc vàng giòn . Quanh đó con chó, con gà cũng
vàng mượt .”
* Đây là bài tập rèn luyện về tính từ, dạng bài này hơi trừu tượng với học sinh.
Tôi lưu ý cho hoc sinh biết các từ ngữ nêu trên những từ ngữ biểu thị mức độ, đặc điểm

của sự vật.
Lần lượt học sinh tìm trả lời cá nhân theo phương pháp động não. Từ đó học sinh thấy
quen thuộc và dễ dàng với cách làm bài này.


d/ Các dạng bài về câu:
Với dạng bài này tôi áp dụng những hoạt động hằng ngày để học sinh biết đặc câu
đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt câu.
1. Câu kể.
Ví dụ 1: Đặt một số câu kể sau:
a)

Kể những việc làm hằng ngày mà em đã làm .

Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân . Kể về những việc hằng ngày em đã làm.
Lưu ý học sinh khi viết câu đầu câu phải viết hoa , viết hết câu phải có dấu chấm . Học
sinh viết và đọc bài trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung bài bạn .
2. Câu hỏi .
Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi , dạng bài này rất rõ ràng và cụ thể.
Ví dụ: Phân các câu hỏi dưới đây thành hai loại: Giữ phép lịch sự và chưa thể hiện
phép lịch sự.
a)

Mình mượn Nam cục tẩy có được không ?

b)

Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé ?

c)


Mượn cục tẩy một lúc được không ?

d)

Ê , mượn cục tẩy một lúc một lúc , chịu không ?


Trước hết học sinh phải xác định hỏi lịch sự là câu hỏi như thế nào , câu hỏi không lịch
sự là câu hỏi như thế nào .
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, các cặp thảo luận và tự đánh giá lẫn
nhau sau đó cho đại diện trình bày trước lớp. Lớp nhận xét . Giáo viên kết luận.
Qua bài tập này khắc sâu cho học sinh trong cuộc sống hằng ngày khi cần đặt câu hỏi
cần đặt những câu lịch sự , tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
3. Câu khiến:
Ví dụ: Chuyển các câu kể thành câu khiến:
-

Lan đi học

- Mai chăm chỉ
- An đi lao động
* Với bài này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu :
Lan đi học !
Lan phải đi học !
Lan hãy đi học !
Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu : Thêm các từ “đi” , “ phải”,
“ hãy” ứng với lời yêu cầu ở mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu.



Lan đi học ! ( yêu cầu nhẹ nhàng)
Lan phải đi học ! ( yêu cầu bắt buộc)
Lan hãy đi học ! ( yêu cầu mang tính ra lệnh)
Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm . Học sinh nêu miệng , giáo viên nhận xét .
Tôi chốt lại học sinh: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm các
từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu dùng dấu chấm than (!).
Điều quan trọng là tổ chức cho học sinh học các bài tập LTVC rất cần thiết , nó
quyết định đến kết quả học tập của học sinh. Cùng với việc nghiên cứu của mình sau
những năm chủ nhiệm lớp, tôi rút được một số kinh nghiệm về tổ chức phương pháp dạy
học cho học sinh.
-

Trước tiên tôi luôn yêu cầu học sinh phải đọc và xác định rõ yêu cầu của bài.

-

Lựa chọn phương pháp học cho các em học có hiệu quả.
- Học sinh được hướng dẫn thực hành phù hợp với nội dung bài .Các em có cơ hội tự

học, tự kiểm tra và đánh giá lẫn nhau dần dần các em hình thành được thói quen làm việc
có kế hoạch , linh hoạt với từng dạng bài .
Sau một thời gian dạy lớp 4A tôi đã ra đề khảo sát.
Đề bài : “ Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau ”


“ Biển luôn thay đổi theo màu sắc của mây trời… .Trời âm u mây mưa biển xám xịt,
nặng nề, trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn
vui, biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi , hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
* Kết quả thu được : Sĩ só lớp là 31/14
Giỏi : 10 em

Khá : 10 em
Trung bình : 8 em
Yếu : 3 em
* Với kết quả thu được từ chất lượng học sinh tôi càng vững tin vào việc vận dung
phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập LTVC cho học sinh lớp 4 có hiệu quả.
V/ Kết luận
Qua đề tài này khi học sinh đã đươc củng cố khắc sâu và mở rộng rèn luyện kĩ năng
luyện tập thực hành các dạng bài tập LTVC tôi thấy như sau :
-

Học sinh đươc hình thành thói quen đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu đề bài

-

Học sinh biết dựa vào lí thuyết để vận dụng vào làm các bài tập một cách chủ động

.


-

Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tự tìm tòi kiến thức, phù hợp

với từng đối tượng học sinh nên học sinh tiếp thu bài có hiệu quả .
-

Học sinh nắm kiến thức bài một cách sâu sắc có cơ sở.

-


Học sinh biết dùng từ, đặt câu hợp lí và có thói quen soát lại mình .
Qua việc giảng dạy và theo dõi kết quả của học sinh, tôi khẳng định rằng học sinh sẵn

sàng đón nhận môn LTVC và không còn cho rằng đây là môn hoc khó.Từ đó cũng nói
lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học và mạnh dạng đưa ra ý kiến của mình .
Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và còn ở một phạm vi nhỏ, xong cũng góp
phần động viên tôi trong công tác giảng dạy nói chung và phụ đạo học sinh yếu nói riêng.
Đề tài tôi nêu ra còn sơ lược nhưng cũng vô cùng quan trọng cho việc tháo gỡ những khó
khăn trong việc tìm ra kinh nghiệm về phương pháp tổ chức dạy các dạng bài LTVC cho
học sinh của mình.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên nóng vội mà phải bình tĩnh rèn luyện
cho hoc sinh trong thời gian dài. Luôn xem xét phương pháp giảng dạy của mình để điều
chỉnh sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, gây được hứng thú cho các em.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã tích lũy trong những năm giảng dạy ở khối lớp
4 đối với phân môn LTVC. Rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường để tôi
có hướng giải quyết tiếp theo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn LTVC


nói riêng và Tiếng Việt nói chung góp phần rèn luyện và giáo dục học sinh trở thành con
người có ích cho xã hội.
Tôi xin gởi lên đây lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Người trình bày

Huỳnh Thị Thanh Phương

* Ý kiến của hội đồng khoa học cấp trên:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..


……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………



×