MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
1
2
2
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở KHỐI LỚP 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ NGUYÊN- THỌ XUÂN
1.Tình hình đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 trường Tiểu học Thọ
Nguyên
2. Kết quả kiểm tra khảo sát giữa kỳ II năm học 2014-2015; 20152016.
III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH
LỚP 1.
+ Biện pháp 1: Giúp giáo viên nghiên cứu nắm vững nội dung
chương trình môn Toán lớp 1.
+ Biện pháp 2: Giúp giáo viên làm cho học sinh lớp 1 ham thích học
môn Toán
+ Biện pháp 3: Giúp giáo viên biết cách sử dụng,khai thác triệt để
đồ dùng dạy học môn Toán lớp 1 cùng với việc ứng dụng CNTT
vào dạy học.
+ Biện pháp 4: Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 1 thông qua cách dạy các dạng
bài.
IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
PHẦN III: KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
II. KIẾN NGHỊ:
3
4
4
5
5
5
6
7
10
18
19
19
19
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Tiểu học đã trải qua hơn 10 năm thực hiện chương trình và SGK
mới. Giáo viên Tiểu học đã làm quen với nội dung, phương pháp dạy học theo
tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học ở Tiểu học đã từng bước phát triển và tích
cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành
Trung ương khoá XI ( Nghị quyết số 29 -NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại
hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” thì phương pháp dạy học và công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục ở Tiểu
học còn là vấn đề cần được quan tâm ở các trường Tiểu học.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay đòi
hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học
tập cho các em,lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Ở bậc Tiểu học lớp Một là lớp hết sức quan trọng. Nó là nền tảng vững
chắc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tiếp tục
học các lớp kế tiếp và là cầu nối tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Bước đầu hình
thành cho các em kĩ năng tự phục vụ mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng nó cung
cấp những kiến thực cơ bản về số, những phép tính đại lượng và khái niệm cơ
bản về hình học, bên cạnh đó môn Toán còn góp phần vào phát triển tư duy, khả
năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tò
mò ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em
phát triển toàn diện.
Việc giải toán nhằm giúp học sinh: Luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến
thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dược
vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn. Giúp học sinh
từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy
luận, khêu gợi và tập dược khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
Trong chương trình toán lớp1 thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn”
là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ,
vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất
hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự
học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn
các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời
hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện
nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số
em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường
lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu
lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu
2
chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học
toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
Từ thực tế dự giờ thăm lớp, đối với giáo viên dạy lớp 1, ở trường Tiểu học
... trong những năm học qua tôi thấy rằng :
- Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng
túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp
dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày.
Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương
pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là "thầy truyền
thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ".
- Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ
cho tiết dạy,ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải
và giải toán còn khó hiểu .
- Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời
văn” cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có
phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
- Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn
chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp
trên làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức và không
đạt kết quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.
- Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức:
“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi
tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và
giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá
trình học.
Bản thân là một người làm công tác quản lý ở nhà trường tôi nhận thấy:
Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 1 nói riêng
không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải
năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân;đồng nghiệp cũng như nghiệp
vụ Quản lý giáo dục trong nhà trường.
Đề ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên áp dụng vào giảng dạy giải bài
toán có lời văn lớp Một, tạo hứng thú trong giờ học toán, nâng cao chất lượng
giảng dạy.Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và dạy
học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên và học sinh khối 1 của nhà trường
Chương trình Toán 1 thuộc mạch kiến thức "Giải toán có lời văn"
4. Phương pháp nghiên cứu:
3
-Nghiên cứu các phương pháp trong giảng dạy giúp học sinh lớp Một giải tốt
bài toán có lời văn.
-Nghiên cứu các tài liệu có liên quan; sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của
giáo viên tại trường.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; thu thập thông tin. Phương pháp thống
kê, xử lý số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước. Ngành giáo dục luôn được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu “ Giáo
dục là quốc sách hàng đầu” Vì đây là động lực thúc đẩy nó góp phần làm cho
nền kinh tế đất nước phát triển không ngừng về mọi mặt. Đặc biệt những năm
gần đây ngành Giáo dục luôn được đổi mới về mục tiêu, nôi dung và phương
pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Ở bậc Tiểu học thì lớp Một là lớp được đổi mới nâng cao rõ nhất là môn
Toán, trong chương trình trước đây các em chỉ học cộng trừ các số trong phạm
vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong phạm vi 100, đặc biệt là các em
còn được học dạng giải bài toán có lời văn ở tuần 23. Các thầy cô đã biết môn
Toán là một môn học khô khan cứng nhắc đây là những tiết dạy vô cùng vất vả
đối với giáo viên - rất khó tiếp thu đối với học sinh. Vì học sinh lớp Một ở lứa
tuổi 6 đến 8 tuổi khả năng chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát điều
khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này tính chú ý không chủ định chiếm ưu
thế hơn chú ý có chủ định. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền
vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập.
Một mặt tri giác của trẻ còn mang tính đại thể, không ổn định ít đi vào chi tiết,
tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan nhưng trí tưởng tượng của các em
vẫn còn đơn giản, chưa bền vững dễ thay đổi. Đặc biệt ở lứa tuổi này tư duy của
trẻ phát triển từ trực quan cụ thể đến trừu tượng hoá nên các em thường quan
tâm chú ý đến các môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, nhiều tranh
ảnh với nhiều màu sắc hấp dẫn. Các em rất ham chơi, thích làm việc theo ý
mình, nhưng thích bắt chước người khác đặc biệt là giáo viên, các em coi thầy
cô giáo là thần tượng thích làm theo thầy cô giáo. Như vậy trong quá trình giảng
dạy chúng ta cần giúp học sinh phát triển tư duy và trí tưởng tượng bằng cách
biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, bằng những câu
hỏi mang tính gợi mở gần gũi với các em, thu hút các em tích cực hoạt động
trong giờ học tiếp thu bài tốt giúp các em phát triển toàn diện. Đây cũng là điều
mà đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ quản lý chúng tôi luôn băn khoăn suy
nghĩ, tìm tòi, trau dồi học hỏi và sàng lọc lựa chọn những phương pháp, những
hình thức dạy học phù hợp, chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy.
4
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở KHỐI LỚP 1
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ NGUYÊN- THỌ XUÂN
1.Tình hình đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 trường Tiểu học Thọ Nguyên
Chức
Tuổi
Chủ
Danh hiệu thi
vụ
nghề nhiệm lớp
đua
Lê Thu Thuỷ
40
ĐH SP
GV
16
1A
GVgiỏi trường
Lê Thị Lan
49
ĐHSP
GV
29
1B
GV giỏi tỉnh
Là một trường nằm ở cuối huyện Thọ Xuân, do vậy trong những năm học
qua đội ngũ cỏn bộ giáo viên trong đơn vị trường hay biến động (giáo viên thuyên
chuyển theo nguyện vọng với số lượng nhiều do hợp thức hoá gia đình) do vậy
việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên ở từng lớp cũng gặp không ít khó khăn.
Mặc dù vào đầu năm học trường đã chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên khối 1
có sức khỏe, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm dạy lớp 1, đạt
trình độ trên chuẩn trở lên theo yêu cầu, đạt danh hiệu từ giáo viên giỏi cấp
trường trở lên. (Trong hai đ/c dạy lớp 1 có cô Lê Thu Thuỷ là giáo viên có 5
năm liên tục dạy lớp 1. Riêng cô Lê Thị Lan là năm thứ ba được nhà trường
phân công dạy khối 1(GV lâu nay chuyên dạy khối lớp khác)
Xong qua dự giờ thăm lớp, trao đổi một số kinh nghiệm với các đồng chí
giáo viên trong khối I cũng như các khối lớp khác, qua tìm hiểu sách báo, tài
liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy: Hầu hết giáo
viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một.Học
sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí viết sai câu lời giải, viết sai phép
tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có
khoảng trên 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số
còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được,
nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi
cô hỏi lại lại không biết để trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách
chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức
khi dạy đến phần này.
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài
nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh
đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm
mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất
rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời
văn sau này. Đối với giáo viên dạy lớp Một khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết
phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường
xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho
những em học sinh giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời
gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn học sinh sẽ
không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng .
*Nguyên nhân từ phía học sinh:
Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các
em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa
Họ và tên
Tuổi
Trình độ
5
đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi
nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại
nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán .Vì vậy học sinh không làm đúng cũng
là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc
chắn chính xác? Đó là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ.
2. Kết quả kiểm tra khảo sát giữa kỳ II năm học 2014-2015; 2015- 2016.
Năm
học
Khối
lớp
Sĩ số
học
sinh
Kết quả làm bài kiểm tra
Học sinh viết Học sinh viết
Học sinh viết
đúng câu lời
đúng phép
đúng đáp số
giải
tính
SL
TL
SL
TL
SL
TL
học sinh giải
đúng cả 3
bước
SL
TL
2014- Một 52
32
61,5 43
82,7 45
86,5 33
63,5
2015
2015- Một 67
44
65,6 59
88,0 56
83,4 45
67,2
2016
* Nhận xét chung về kết quả kiểm tra tại khối 1 trường tiểu học Thọ NguyênThọ Xuân trong 2 năm học 2014-2015; 2015-2016 ( Qua bảng kết quả trên)
-Ưu điểm: Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn.Kết quả của bài toán
đúng. Học sinh ham học,có hứng thú học tập môn Toán nói chung và "Giải toán có
lời văn " nói riêng. Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực
tế.
- Hạn chế: Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp. Một số học sinh chưa biết cách
đặt câu lời giải phù hợp.Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời
văn dẫn đến không làm được bài
Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc giúp giáo viên dạy lớp 1 nâng
cao chất lượng dạy học, môn toán nói chung và đặc biệt là nội dung dạy học
phần Giải toán có lời văn nói riêng là rất cần thiết.Qua ba năm chỉ đạo và thực
hiện đến nay đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng môn học.
Sau đây tôi xin trình bày các biện pháp mà tôi đã chỉ đạo giáo viên áp
dụng trong quá trình dạy học môn toán đạt hiệu quả cao.
III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1.
Biện pháp 1: Giúp giáo viên nghiên cứu nắm vững nội dung chương trình
môn Toán lớp 1.
Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung,"Giải bài toán có lời văn" nói riêng,
điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình,sách giáo
khoa cụ thể như sau:
Toàn bộ chương trình gồm 140 tiết, 4 tiết / tuần (134 bài và 6 tiết kiểm tra) được
sắp xếp theo 4 chương.
Chương I: Các số đến 10. Hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
Gồm 24 bài (trong đó có 9 bài luyện tập)
Chương II: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
6
Gồm 41 bài ( trong đó có 22 bài luyện tập).
Chương III: Các số trong phạm vi 100. Đo độ dài. Giải bài toán.
Gồm 43 bài (trong đó có 18 bài luyện tập ).
Chương IV: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.Đo thời gian.
Gồm 26 bài (trong đó có 11 bài luyện tập và 5 bài ôn tập cuối năm).
Chương này được sắp xếp những tiết luyện tập xen kẽ với những bài ôn tập
kiến thức các em đã học. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên củng cố
hệ thống hóa lại những kiến thức cho các em theo từng bài, từng chương một
cách vững chắc.
Trong 4 chương phân phối chương trình cụ thể trên tôi thấy chương III và
chương IV cũng là một trong những chương cơ bản nhất giúp cho các em nắm
vững các kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành các bài toán về phép tính với
các số tự nhiên kết hợp nhận biết các yếu tố hình học, cần nắm bảng cộng, bảng
trừ, mà còn phải biết cách giải các bài toán có lời văn nhanh và chính xác.
Trong chương trình toán lớp Một,giai đoạn đầu của học sinh còn đang học
chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có lời văn".Mặc dù đến tận tuần 23,học
sinh mới được chính thức học cách giải " Bài toán có lời văn" song chúng ta đã
có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài "Phép cộng trong phạm
vi 3 ( Luyện tập) ở tuần 7.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép
cộng, trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn
tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc:
- Xem tranh vẽ
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời
- Điền phép tính thích hợp ( Với tình huống trong tranh)
Biện pháp 2: Giúp giáo viên làm cho học sinh lớp 1 ham thích học môn Toán
Chúng ta đều biết khi làm việc gì thì phải có hứng thú, có niềm đam mê
thì mới đạt kết quả khả quan. Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình phụ
trách mà người giáo viên cần thể hiện cả 3 vai trò "thân thiện" đối với các em
như: “ Vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, vừa là người bạn thân của các em,
luôn gần gũi trò chuyện tâm sự với các em, giúp các em mạnh dạn và tự tin
trong học tập theo khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thực hiện
tốt cuộc vận động“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực học
tập”, kết hợp theo sát nắm vững hoàn cảnh và trình độ tiếp thu bài của từng em.
Từ việc sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho các em theo hướng học sinh khá kèm học
sinh yếu phân: “Đôi bạn cùng tiến” để các em soát bài và tự kiểm tra chéo lẫn
nhau về việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Đặc biệt trong mỗi tiết dạy người
giáo viên luôn chú ý đến việc cho các em nghỉ giải lao 5 phút giữa tiết và tổ
chức các trò chơi kết hợp vài động tác đơn giản, tạo không khí vui nhộn để giảm
sự căng thẳng mệt mỏi và gây hứng thú học tập cho các em. Song song với việc
đó giáo viên cần liên hệ với bậc phụ huynh để trao đổi cụ thể việc học tập của
7
các em để phụ huynh thường xuyên quan tâm theo dõi nhắc nhở các em học tập
trong thời gian ở nhà.
Đặc biệt chú ý tới việc tổ chức tốt sinh hoạt lớp vào cuối tuần cho các em tự
nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của mình trong học tập, để động viên
khen ngợi kịp thời những em học tập có tiến bộ trong tuần, đưa ra những biện
pháp khắc phục nền nếp học tập nâng dần từ dễ đến khó, dần dần uốn nắn các
em vào nền nếp học tập, đồng thời lồng ghép kể chuyện nêu gương điển hình về
học tập như: vượt khó học tập, con ngoan, trò giỏi…cho các em nghe từ đó xây
dựng cho các em thái độ học tập tốt. Phân tích cho các em nhận thấy tầm quan
trọng của việc học tập nhất là đối với môn Toán, việc thực hành tốt phép tính
cộng, trừ với các số tự nhiên trong phạm vi 100, nhận biết hình vuông, hình chữ
nhật, hình tròn nắm các yếu tố hình học, biết vẽ hình đã học, cách giải bài toán
có lời văn... Qua đó các em thấy được những ứng dụng thực tế của môn Toán
Một rất cần thiết vận dụng xuyên suốt bậc tiểu học và trong cụôc sống hàng
ngày của các em.
Xây dựng cho các em nền nếp học tập hình thành thói quen thi đua giữ trật tự
trong giờ học và thường xuyên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập như: bút
chì, thước kẻ, bút màu, bộ đồ dùng học toán,… thực hiện khẩu hiệu “ Vào lớp
thuộc bài” “ Ra lớp hiểu bài” thi đua học thuộc bảng cộng, bảng trừ, kết hợp
làm đầy đủ các bài tập ở nhà, thường xuyên thực hành cắt vẽ hình cách trình bày
bài toán. Hằng ngày cô giáo phải thường kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em
bằng nhiều hình thức. Theo tổ, theo nhóm, cá nhân kết hợp chấm, chữa bài,
tuyên dương động viên kịp thời để các em có hứng thú trong các tiết học.
Biện pháp 3: Giúp giáo viên biết cách sử dụng,khai thác triệt để đồ dùng
dạy học môn Toán lớp 1 cùng với việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
a) Sử dụng tranh ảnh minh hoạ SGK Toán 1:
Tất cả chúng ta đã biết tư duy của học sinh Tiểu học luôn từ trực quan cụ
thể đến trìu tượng hoá, “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng
một sờ”. Đặc biệt là học sinh lớp Một các em rất thích được quan sát tranh các
đồ dùng minh hoạ cụ thể trong tiết dạy thì các em dễ tiếp thu bài, nhớ lâu mà
không nhàm chán tạo không khí lớp học thoải mái không mang tính áp đặt. Như
vậy người giáo viên phải luôn nghiên cứu bài đầu tư làm và sưu tầm đồ dùng
dạy học để phục vụ trong mỗi tiết dạy. Nhưng cũng đòi hỏi người giáo viên phải
có nghệ thuật làm và sử dụng đồ dùng dạy học và biết khai thác triệt để tác dụng
của đồ dùng và tiết dạy đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Dạy bài Phép trừ trong phạm vi 7
Bài tập 4: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 69).
a)
8
Tranh minh hoạ (SGK)
Khi hướng dẫn các em quan tranh vẽ minh hoạ để tìm hiểu bài toán. Giáo viên
phải quan sát kĩ tranh vẽ, nhận ra dấu hiệu và hiểu ý đồ của tranh vẽ. Trong quá
trình đặt câu hỏi khai thác tranh - giáo viên phải kết hợp chỉ rõ ràng từng chi tiết
và dấu hiệu của tranh thì mới đạt hiệu quả cao thành công tiết dạy.
+ Có tất cả bao nhiêu quả cam? giáo viên phải vừa hỏi vừa kết hợp chỉ tất cả số
quả cam có trong tranh vẽ.
+ Bạn lấy đi mấy quả? giáo viên vừa hỏi kết hợp chỉ vào theo hướng mũi tên
và 2 quả trên tay bạn.
+ Còn lại mấy quả? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp chỉ vào số cam còn lại.
Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán.
b)
Tranh minh hoạ (SGK)
+ Bạn có tất cả bao nhiêu bóng bay? giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào
tất cả những quả bóng bay trong tranh.
+ Bị đứt dây bay đi mấy quả? giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào những
quả bóng bay bị đứt dây.
+ Còn lại mấy quả ? giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào những quả bóng
bay còn lại.
- Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán.
Với cách hướng dẫn rõ ràng tỉ mỉ và cụ thể từng chi tiết thể hiện ở hình vẽ nêu
trên sẽ giúp các em hình dung ngay được phép tính cần viết vào ô trống là phép
trừ, các em không bị nhầm lẫn với phép cộng.
b) Sử dụng hình ảnh minh hoạ Toán 1 trình chiếu trên bài giảng điện tử:
Trong những năm gần đây tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nói
chung đã được đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc,yêu cầu làm và sử dụng đồ
dùng dạy học thường xuyên trong mỗi tiết dạy. Đây là một yêu cầu vô cùng
quan trọng và cần thiết ở bậc Tiểu học. Đặc biệt môn Toán lớp Một yêu cầu sử
dụng đồ dùng dạy học 100% trong các tiết dạy bài mới. Qua thực tiễn dạy học rõ
ràng việc sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học như: que tính, các bông hoa, các
hình học (chữ nhật, vuông, tròn, tam giác), các con vật để gài trên bảng phụ,…
Ngày nay chúng ta còn ứng dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng hình ảnh động
rất phong phú đa dạng nhiều màu sắc trên màn hình trong bài giảng điện tử
nhằm giúp học sinh hình thành bài mới một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn. Đây là
9
một yếu tố có tác dụng thiết thực. Thế nhưng sử dụng những đồ dùng dạy học
này như thế nào cho hợp lí để khai thác triệt để hiệu quả của đồ dùng dạy học
đạt hiệu quả tiết dạy tối ưu thì còn phụ thuộc vào người giáo viên khi sử dụng.
Ví dụ 2: Dạy bài: Giải bài Toán có lời văn
GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh
minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình
thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên
bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.
Hình ảnh 1 : Màn hình xuất hiện nội dung bài toán
t:
Bµi to¸ n: Nhµ An cã 5 con gµ, mÑmua thªm
4 con gµ. Hái nhµ An cã tÊt c¶ mÊy con gµ?
Hình ảnh 2: Màn hình xuất hiện thêm 5 con gà bên trái và 4 con gà bên phải
Hình ảnh 3 : Màn hình xuất hiện thêm phần tóm tắt của bài toán.
Bµi to¸ n: Nhµ An cã 5 con gµ, mÑmua thªm
4 con gµ. Hái nhµ An cã tÊt c¶ mÊy con gµ?
Tãm t¾
t:
Cã
:
5 con gµ
Thªm
: 4 con gµ
Cã tÊt c¶ : ... con gµ?
Hình ảnh 4: Màn hình xuất hiện thêm phần bài giải sau khi HS đã thực hiện
xong phép tính.
10
Giáo viên thể hiện trên màn hình cho học sinh đọc nội dung bài toán quan
sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành
để hình thành kiến thức mới, học sinh sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được
phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.
Như vậy thông thường, giáo viên phải viết bài tập lên bảng (khoảng 5
phút), hoặc đính bài tập đã viết sẵn ở bảng phụ (khoảng 3 phút), nhưng sử dụng
bài giảng điện tử, chỉ cần một thao tác nhỏ là Enter hoặc Click vào chuột máy vi
tính thì nội dung bài tập sẽ xuất hiện trên màn hình và học sinh sẽ nắm bắt được
nội dung bài tập cần làm. Giáo viên có thể lựa chọn hình thức dạy học cho phù
hợp ( nhóm, cá nhân, trò chơi, bảng con, thi đua,… ) cho phù hợp với tình hình
của từng lớp. Sau đó giáo viên cho kiểm tra và đối chiếu lại kết quả của học sinh
làm được bằng cách đưa lên kết quả lên màn hình để học sinh có thể sửa sai,…
Như vậy quá trình nhận thức của học sinh lớp Một rất cần đến những
phương tiện trực quan sinh động, mà sử dụng các phương tiện trực quan để dạy
học một cách thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vì vậy thông
qua CNTT để dạy toán cho học sinh lớp Một là hết sức cần thiết.
Tóm lại : Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán lớp Một đóng vai trò
vô cùng quan trọng giúp giáo viên truyền thụ bài giảng một cách logíc khoa học
tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, giúp học sinh nắm được kiến thức toán học
một cách chắc chắn và rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo, nhanh, kết
quả chính xác. Đây là một việc hết sức cần thiết mà giáo viên lớp 1 cần thực
hiện ngay từ đầu năm học. Do đó khi giáo viên sử dụng đồ dùng và phương tiện
dạy học cần phụ thuộc vào mục tiêu từng bài dạy, từng hoạt động trong bài dạy,
tình hình thực tế của lớp mình mà thiết kế bài giảng cho phù hợp. Có thể sử
dụng tranh vẽ để minh hoạ, có thể sử dụng tranh ảnh trên màn hình thông qua
trình chiếu trên bài giảng điện tử. Khi sử dụng dồ dùng dạy học phải mang tính
khoa học, lời nói ngắn gọn dễ hiểu, cần mềm dẻo không cứng nhắc dập khuôn,
thì tiết dạy mới mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên
trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ
(người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay
đến,…để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính)
Biện pháp 4: Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 1 thông qua cách dạy các dạng bài.
Trong nội dung môn Toán ở lớp Một, nội dung dạy "giải bài toán có lời
văn" là một dạng mới so với trước đây, dạng toán này các em được học ở tuần
23 trong học kì II. Khi dạy các em đặt lời giải trình bày bài toán còn vất vả hơn
dạy trẻ lựa chọn các phép tính và làm các phép tính ấy để tìm ra đáp số, bắt buộc
lời giải phải có quan hệ chặt chẽ lo gíc với phép tính thể hiện được điều cần tìm.
Đối với học sinh lớp Một đa số các em đọc rất chậm còn phải đánh vần nên khi
các em đọc bài toán không nhớ được nghĩa của cụm từ vừa đọc dẫn đến chưa
hiểu rõ ý đồ của bài toán nên không nhận biết những cái đã cho (dữ kiện) và cái
phải tìm (Câu hỏi) các em hay lầm tưởng lẫn lộn giữa cái đã cho và cái phải tìm
nên các em đặt lời giải chưa chính xác, viết phép tính cộng thành trừ, trừ thành
11
cộng dẫn đến kết quả sai và không biết trình bày bài toán. Do vậy giáo vên phải
nắm được cách dạy các dạng bài giải toán có lời văn.
a) Cách dạy các dạng bài giải toán có lời văn.
Dạng1: Các bài điền khuyết: Quan sát hình vẽ rồi viết phép tính thích hợp vào
ô trống.
Ví dụ: Dạy bài : Phép cộng trong phạm vi 4. Bài 4: SGK (trang 47 Toán 1)
Hình minh hoạ SGK
Sau khi quan sát tranh vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh tập nêu bằng lời:
“ Có 3 con chim đậu trên cành cây, sau đó một con bay tới. Hỏi có tất cả mấy
con chim” , rồi tập cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 4 con chim”.
Như vậy các em đã được làm quen với bài toán ở dạng quan sát hình minh hoạ
rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng
bài toán có lời văn các em sẽ được học ở tuần 22 nên giáo viên cần hướng dẫn
các em quan sát hình vẽ minh hoạ kĩ càng và nêu câu hỏi gợi mở giúp các em
nêu miệng 2 - 4 lần để hình thành bài toán, từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn
ngôn ngữ. Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài toán bằng lời văn. Sau đó viết
phép tính vào ô trống:
3
+
1 = 4
- Chỉ yêu cầu học sinh viết cả phép tính và kết quả.
- Cách 1: Có 3 con chim thêm 1 con , tất cả là 4 con chim.
3
+
1
=
4
- Cách 2: Có 1 con chim thêm 3 con , tất cả là 4 con chim.
1
+
3
=
4
- Ở dạng này Giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ thể:
Xem tranh vẽ - Nêu bài toán bằng lời – Nêu câu trả lời – Và viết phép tính
thích hợp với tình huống trong tranh.
Dạng 2: Đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời.
Từ tuần 7 các em được làm dạng bài điền khuyết quan sát tranh viết phép tính
vào ô trống thì giáo viên đã hướng dẫn cho các em nêu bài toán bằng lời văn rồi
mới viết phép tính vào ô trống. Ở dạng bài này yêu cầu cao hơn, không có tranh
minh hoạ mà phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung ( SGK trang 89)
Bài 5 : Viết phép tính thích hợp:
a)
Có
: 5 quả
b) Có
: 7 viên bi
Thêm
: 3 quả
Bớt
: 3 viên bi
12
Có tất cả
5
+
: … quả
3
=
Còn
7
8
: … viên bi
-
3
=
4
Dựa vào tóm tắt bài toán thì rất khô khan khó hiểu, các em không thể tưởng
tượng được bài toán nên giáo viên phải đặt câu hỏi gợi mở cho các em. Giáo
viên có thể liên hệ thực tế: Có thể đây là mẹ có, hoặc bà có, hay chị có;…; còn
quả ở đây có thể là quả cam, hay táo, hay lê,…qua đó hướng dẫn các em nêu
thành bài toán:
Ví dụ: An có 5 quả cam, mẹ cho thêm An 3 quả nữa. Hỏi An có tất cả mấy quả cam?
Hoặc: Chị có 5 quả táo, bố cho thêm chị 3 quả nữa. Hỏi chị có tất cả mấy quả táo?
Ở dạng này giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề toán sau đó
mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau:
Bước 1: Yêu cầu vài em nêu tóm tắt bài toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán.
Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp
Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ô trống.
Qua đó các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối để các em học
tốt với dạng bài toán có lời văn ở tuần 22.
Ví dụ: Dạy bài : Bài toán có lời văn (trang 115) gồm 4 bài toán có yêu cầu khác
nhau.
Dạng 3: Dạng bài toán còn thiếu số và câu hỏi (cái đã cho, cái phải tìm)
* Bài toán còn thiếu số (Cái đã cho)
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu
bạn ?
Hình minh họa SGK
Bài toán 2: Có … con thỏ , có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả
bao nhiêu con thỏ ?
Hình minh họa SGK
13
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 3: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến.
Hỏi ………………………………………………….?
Hình minh họa SGK
* Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)
Bài 4 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
Bài toán 4 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
Hỏi ………………………………………………….?
Hình minh họa SGK
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)
- Dạy dạng toán này giáo viên phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ
được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu
các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và
đâu là cái cần tìm.
Để đạt được yêu cầu này trước hết GV nêu yêu cầu bài toán, cho vài ba học
sinh nhắc lại yêu cầu bài toán. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em quan sát hình
vẽ minh hoạ (SGK)
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có
bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu
trên bảng lớp.
+ Có mấy bạn mấy bạn ở bên trái ? (HS trả lời, nhận xét).
+ Có mấy bạn ở bên phải đang đi tới ? (HS trả lời, nhận xét).
- Cho vài em nhắc lại.
- Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Cho các em đọc lại bài toán. (đọc cá nhân, đồng thanh).
14
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu
cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của
bài toán.
Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài
1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và
cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có
đủ dữ kiện.
Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên
trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ
( người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay
đến,…để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính)
Với cách hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ logíc khoa học từ dễ đến khó như trên giúp
các em hiểu và nắm được bài toán lời văn đầy đủ phải có dữ kiện (cái đã cho
biết và cái cần phải đi tìm). Đây cũng là bước học sinh hiểu bài toán có lời văn
giúp các em giải tốt bài toán có lời văn.
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn.
Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà ?
- Sau khi học sinh quan sát tranh minh hoạ (SGK) rồi đọc bài toán, cần giúp học
sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm giáo viên đặt câu hỏi để tìm dữ kiện
bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà)
(Học sinh trả lời giáo viên dùng phấn màu gạch chân dữ kiện bài toán)
- Sau khi đã tìm được dữ kiện bài toán giáo viên có thể hướng dẫn các em viết
câu lời giải theo 5 cách sau:
Cách 1: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm
từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số con gà nhà An có tất cả là:”
Cách 2: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời
giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có tất cả…con gà?”.
Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả:”.
Cách 3: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy con
gà?) để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ là để có câu lời giải: “
Nhà An có tất cả là:”
15
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để
học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có
cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 +4 = 9 (con gà). Giáo viên chỉ vào 9 rồi
hỏi: “ 9 con gà ở đây là của nhà ai? ” (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời
của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất cả
là”
Qua ví dụ trên ta thấy có nhiều cách hướng dẫn giúp các em viết câu lời giải,
tuỳ vào trình độ tiếp thu bài của học sinh giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn phù
hợp nhất không nên bắt buộc nhất thiết phải theo một kiểu. Sau khi học sinh đã
nêu được câu lời giải tiếp tục hướng dẫn các em viết phép tính như sau:
- Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm tính gì?
(tính cộng); Mấy cộng với mấy? (5 +4)’ 5 cộng 4 bằng mấy? (5+4 = 9);
Hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5+4= 9); Hoặc
“ Nhà An có tất cả mấy con gà? (5+4= 9). tới đây giáo viên gợi ý để học sinh
nêu tiếp “9 này là 9 con gà) nên ta viết “con gà” vào dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9
( con gà). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.
- Đây là tiết đầu tiên các em thực các em làm toán có lời văn nên các em
không biết trình bày bài toán vào sợ sai vì vậy giáo viên rất vất vả phải hướng
dẫn thật tỉ mỉ từng bước của bài toán sau đó hướng dẫn cách trình bày vào vở.
Giáo viên vừa hướng dẫn vửa trình bày bài toán mẫu (không viết kết quả) trên
bảng khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần như vậy sau này
các em mới có kĩ năng trình bày bài toán có lời văn.
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con gà)
Đáp số : 9 con gà
Với cách hướng dẫn tỉ mỉ và lo gíc như trên các em tiếp thu bài rất nhanh và
nhớ lâu qua việc cho các em nhắc lại bài toán nhiều lần sau khi đã điền đủ các
dữ kiện hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có
đủ cái đã cho và cái phải đi tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Khi giáo viên gợi
ý để các em xác định và viết được câu hỏi bài toán thì các em sẽ dễ dàng đặt lời
giải bài toán một cách chính xác. Do đó đối với những bài toán đã có đầy đủ dữ
kiện và yêu cầu giáo viên luôn khuyến khích các em đọc kĩ bài toán sau đó đặt
câu hỏi gợi ý để các em tìm và dùng bút chì gạch chân cái đã cho và cái phải
tìm, tóm tắt bài toán và xác định đúng đơn vị đi kèm rồi suy nghĩ tìm cách đặt
lời giải và giải. Tôi luôn khuyến khích các em đặt lời giải khác nhau phong phú
và đa dạng nhưng nội dung chính xác phù hợp với bài toán.
Ví dụ: Dạy bài Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
Bài toán 3: Lớp 1 A trồng được 35 cây, lớp 2 A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp
trồng được tất cả bao nhiêu cây ? (SGK trang 155)
- Cho 3 em đọc bài toán, lớp đọc thầm và gạch chân cái đã cho và cái cần tìm.
16
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán. Có 2 cách tóm tắt sau:
* Cách 1 (Tóm tắt bằng lời văn)
Lớp 1A : 35 cây
Lớp 2A : 50 cây
Cả hai lớp ….cây ?
* Cách 2 (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng)
35 cây
Lớp 1A
Lớp 2A:
50 cây
Hoặc
35 cây
? cây
50 cây
? cây
Sau khi các em đã tóm tắt xong, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để các em đặt lời
giải và giải theo hướng sau:
Bài giải
Cả hai lớp trồng:
35 + 50 = 85 ( cây)
Đáp số : 85 cây
Hoặc gợi ý để các em có thể đặt lời giải nhiều kiểu như sau:
- Hai lớp trồng được số cây là :
35 + 50 = 85 ( cây)
- Hai lớp trồng được tất cả số cây là:
35 + 50 = 85 ( cây)
- Số cây tất cả trồng là:
35 + 50 = 85 ( cây)
- Số cây Lớp 1A và lớp 2A trồng là:
35 + 50 = 85 ( cây)
- Số cây trồng tất cả là :
35 + 50 = 85 ( cây)
- Lớp 1A và lớp 2A trồng được là :
35 + 50 = 85 ( cây)
- Tất cả trồng được là:
35 + 50 = 85 ( cây)
- Số cây hai lớp trồng là:
35 + 50 = 85 ( cây)
Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên
đã thành công vì đây là học sinh lớp Một nên GV không nên yêu cầu các em đặt
lời giải một cách máy móc dập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước
đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được
lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách
đặt lời giải khác nhau.
Khi học giải toán có lời văn đỏi hỏi các em phải đọc kỹ đề bài và xác định
được dữ kiện và yêu cầu bài toán, biết tóm tắt bài toán rồi suy luận để tìm cách
giải đúng .Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em khi làm bài phải thực hiện tốt
các bước theo sơ đổ sau:
17
Đọc kĩ bài toán
Tìm, gạch chân các dữ kiện bài toán – xác định đơn vị đi kèm kết quả
Tóm tắt bài toán
Dùng sơ đồ
Dùng lời văn
Căn cứ vào tóm tắt suy luận tìm cách giải bài toán
*Lưu ý các từ quan trọng trong bài toán để giải bài toán chính xác:
+ Dạng bài làm phép tính cộng: mua thêm, lấy thêm, hái thêm, cả hai, tất cả,
dài hơn, nhiều hơn, cao hơn,…
+ Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn hết,
biếu, tặng, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn, thấp hơn,…
Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà giáo viên nghiên cứu để lựa chọn cách thiết
kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các
em hiểu được đề bài toán và biết cách giải bài toán dẫn đến kết quả chính xác.
Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã
học một cách có hệ thống khoa học và logic. Từ đó các em sẽ nắm vững các
kiến thức hơn và biết áp dụng làm các bài tập thực hành một cách thành thạo kết
quả chính xác góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. Do đặc điểm học sinh tiểu
học đặc biệt là học sinh lớp 1 các em còn “ Học mà chơi, chơi mà học” là chủ
yếu nên trong các bài dạy môn Toán cuối giờ học giáo viên cần tổ chức cho các
em chơi trò chơi để nhằm củng cố nội dung bài học:
Ví dụ: Khi dạy tiết : Luyện tập ( Tiết 107). Giáo viên cần tổ chức cho các em
chơi trò chơi có tên gọi: "Tìm đội vô địch" với mục đích củng cố nội dung bài
học giải toán có lời văn. Thời gian chơi 5 phút.
Cách chơi: - Giáo viên chọn 2 tổ, mỗi tổ cử ra 3 học sinh lên tham gia chơi, học
sinh còn lại là cổ động viên.
- Giáo viên viết sẵn tóm tắt lên tờ giấy kẻ ô li 3 bài toán có lời văn, phô tô làm 2
bản cho 2 đội, đặt úp xuống theo hàng ngang ( để học sinh không nhìn thấy được
bài trước khi tính giờ).
Ví dụ: 1) Có: 18 nhãn vở
2) Có : 14 bông hoa
3) Có: 17 con bướm
Cho bạn: 6 nhãn vở
Số bông hồng: 4 bông
Bay đi: 5 con
18
Còn lại:...nhãn vở
Số hoa cúc.....bông
Còn lại:....con
Luật chơi: Hai đội đứng hàng ngang theo các bài đã được xếp thứ tự .
- Khi giáo viên hô "Bắt đầu" thì tất cả 3 học sinh của mỗi đội lật tờ giấy lên
đọc kỹ và giải nhanh chóng yêu cầu đặt ra. Học sinh xong, nộp bài cho giáo viên
rồi về chỗ ngồi. Giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết
giờ nếu học sinh của đội nào còn viết tiếp là phạm qui không được tính . Mỗi
bài giải đúng được 1 bông hoa . Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và đúng
thì được cộng thêm 1 bông hoa.
- Kết quả: Đội có tổng số hoa nhiều nhất là đội vô địch.
IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Trong thời gian về công tác tại trường,trước thực trạng dạy học môn toán nói
chung và nội dung dạy "giải toán có lời văn" cho học sinh khối lớp một tại
trường Tiểu học Thọ Nguyên nói riêng. Bản thân tôi đã có những biện pháp chỉ
đạo giáo viên trong việc nâng cao chất lượng môn học. Qua 3 năm chỉ đạo thực
hiện cho đến nay đã đem lại hiệu quả thiết thực qua các số liệu thống kê như
sau:
Bảng 1: Chất lượng học tập môn toán thời điểm Cuối học kỳ II năm học 2014 –
2015; 2015- 2016 ; và cuối học kỳ I năm học 2016- 2017 .
Kết quả làm bài kiểm tra
Sĩ số
Năm
Học sinh
Học sinh
Học sinh
học sinh
Khối học
học
viết đúng
viết đúng
viết đúng giải đúng cả
lớp sinh câu lời giải
phép tính
đáp số
3 bước
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2014- Một 52
48
92,3 49
94,2 49
94,2 49
94,2
2015
2015- Một 67
63
94,0 65
97,0 65
97,0 65
97,0
2016
2016- Một 45
43
95,5 45
100
45
100
45
100
2017
Bảng 2* Chất lượng học tập môn toán thời điểm Cuối năm học 2014 – 2015;
2015- 2016 (Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30/BGD & ĐT)
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số
Năm học
HS
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
2014-2015
50
50
100
0
0
2015-2016
67
67
100
0
0
Bảng 3* Chất lượng học tập môn toán thời điểm Cuối học kỳ I năm học
2016- 2017(Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 –BGD & ĐT)
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Năm
số học
học
sinh
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
19
2016-2017
45
33
73,3
12
26,7
0
0
Qua số liệu trên ta nhận thấy, từ những biện pháp và việc làm đối với giáo
viên dạy khối lớp 1 đã mang lại hiệu quả thiết thực.Giáo viên đã tích cực vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh;nắm vững
nội dung chương trình;biết làm cho học sinh thích học môn toán; đã khai thác
triệt để đồ dùng dạy học đặc biệt tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy
học; đã nắm chắc được cách dạy các dạng bài nội dung" Giải toán có lời văn"
cũng như thông qua các trò chơi học tập đã được lồng ghép và áp dụng vào các
dạng bài tập toán đã góp phần nâng cao kết quả học tập không chỉ có riêng mình
môn toán các em học tốt. Mà còn có tác dụng để các em học tốt các môn học
khác trong chương trình.Từ kết quả thu được đã mang lại niềm tin cho bản thân
tôi và đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán
nói chung ở lớp 1 nói riêng.Với niềm tin đó chắc chắn rằng trong thời gian tới
chất lượng môn toán của trường sẽ càng được nâng cao hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. KẾT LUẬN.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chỉ đạo giúp giáo viên nâng cao chất
lượng môn toán nói chung và nội dung Giải toán có lời văn cho học sinh lớp
Một nói riêng. Bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học và đưa
hình thức dạy học tích cực vào dạy học toán ở Tiểu học nói chung và dạy học
toán lớp 1 nói riêng là rất cần thiết.Bởi vì việc đổi mới phương pháp và sử dụng
hợp lý các hình thức dạy học không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được
nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển
năng lực, tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất
là tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập. Từ đó rèn luyện đức
tính chăm chỉ, tự tin, năng động, sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có
những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới..
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh
nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên trong phạm vi nghiên cứu này
tôi mới chỉ tìm tòi và chỉ đạo giáo viên lớp 1 áp dụng một số biện pháp nhằm
góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học dựa trên đặc điểm
tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 1, dựa vào nội dung chương trình cũng như điều
kiện thực tế ở địa phương tôi công tác. Song đây đã là việc làm thiết thực, giúp
đồng nghiệp nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, tham gia công tác tốt
hơn và giúp tôi có một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học ở lớp 1 nói riêng và chương trình Tiểu học nói chung.
II. KIẾN NGHỊ:
Nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học là một trong các giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục.Từ việc làm cụ thể đã giúp giáo viên áp dụng các biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học toán nói chung và nội dung "Giải toán cho học sinh lớp
20
1 nói riêng" cho đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó bản thân tôi xin
có một số ý kiến đề xuất như sau:
a . Đối với giáo viên:
+ Mỗi giáo viên trước hết phải nắm vững nội dung,chương trình,cấu trúc sách
giáo khoa về nội dung từng mạch kiến thức.
+ Coi trọng và khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học; tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học. Tích cực làm đồ dùng dạy học trực quan từ các vật
liệu sẵn có.
+ Nắm chắc cách dạy các dạng bài" Giải toán có lời văn".
+ Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh.
+Tổ chức tốt các trò chơi trong dạy học toán kích thích học tập của học sinh.
+ Thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/BGD-ĐT.
b. Đối với ban giám hiệu (chủ yếu là đối với hiệu trưởng).
- Phải nhạy bén, nắm bắt cập nhật các thông tin về các tài liệu có liên
quan đến việc đổi mới của chương trình để chỉ đạo kịp thời đến các giáo viên.
- Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ và
năng lực quản lý.
- Phải tạo nguồn thông tin từ giáo viên đến ban giám hiệu để điều chỉnh
việc chỉ đạo cho phù hợp và đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục- Đào tạo.
- Có kế hoạch bồi dưỡng và bồi dưỡng lại về nhận thức cho đội ngũ giáo
viên, để họ thấy được việc vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học là việc
làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá, việc làm này phải được thực hiện thường
xuyên.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, lấy tổ khối chuyên môn làm
nòng cốt, hình thức sinh hoạt phải phong phú đa dạng.
c. Đối với các cấp lãnh đạo.
+ Đề nghị các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch mở thêm các lớp tập huấn
triển khai các chuyên đề, hoặc tổ chức hội thảo, để giáo viên các trường có thể
tiếp cận, trao đổi, học hỏi cách thức, kinh nghiệm học tập lẫn nhau góp phần đổi
mới phương pháp dạy học.
Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan trên đây là SKKN của
Xác nhận của nhà trường
mình viết, không sao chép của người khác.
PHT
Người viết:
Lê Năng Huy
Vũ Thị Lài
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa Toán 1.
2.Sách giáo viên Toán 1
3. Bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán 1( Tập 1,Tập 2) - NXB Đại học sư phạm.
4.Vở bài tập Toán 1( Tập 1,Tập 2)
5.Các phương pháp dạy Toán Tiểu học.
6. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.
22