Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Rèn kỉ năng tạo lập văn bản cho học sinh lớp 9 trường THCS cổ lũng qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.48 KB, 17 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Tạo lập văn bản (thuật ngữ mới gọi là sản sinh văn bản) được đưa vào chương
trình dạy học ngay từ bậc tiểu học ở phân môn Tập làm văn của môn Văn - Tiếng
Việt. Lên bậc THCS, các em được học ở phần Tập làm văn của môn Ngữ văn. Tuy
nhiên, do đặc điểm của chương trình mang tính tích hợp mà phần Tập làm văn
mang tính thực hành - tổng hợp. Ở trường THCS, kĩ năng hình thành văn bản được
luyện tập qua nhiều nội dung của môn Ngữ văn và ở nhiều cấp độ ngôn ngữ khác
nhau.
Để hình thành được một văn bản, người tạo lập văn bản bao giờ cũng phải
chú ý một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản là liên kết. Xét ở bình
diện liên kết hình thức, chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào các phép liên
kết dễ nhận biết và được sử dụng nhiều đó là: phép lặp từ ngữ; phép đồng nghĩa,
trái nghĩa và liên tưởng; phép thế; phép nối.
Từ thực tế dạy học phần Tập làm văn ở THCS, bản thân tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm về cách thức xây dựng các bài tập rèn luyện kỹ năng liên kết
câu và liên kết đoạn văn cho học sinh, để từ đó học sinh có kĩ năng thuần thục hơn
trong việc tạo lập văn bản. Đây là lý do tôi chọn vấn đề: “ Rèn luyện kỹ năng tạo
lập văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn cho học sinh
Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản
qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn cho học sinh Trường THCS
Cổ Lũng huyện Bá Thước
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên
kết đoạn văn cho học sinh lớp 9 Trường THCS Cổ Lũng huyện Bá Thước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp quan sát:
- Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập dữ liệu, số liệu.
1.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp


1.4.3. Phương pháp tích cực:
Là phương pháp hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập
thụ động. Thực chất của phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính
tích cực chủ động của người học.
1.4.4. Phương pháp tích hợp:
- Tích hợp nhiều kĩ năng trong một môn học.
1


- Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá.
- Tích hợp giữa kiến thức và thực tiễn.
1.4.5. Phương pháp thực hành tổng hợp, vận dụng kiến thức tiếng việt, tập làm
văn, đọc hiểu văn bản trong tạo lập văn bản.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mục tiêu của cấp học nói chung và của môn Ngữ văn nói riêng là rèn luyện
cho học sinh bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, trong đó môn Ngữ văn cần hướng
tới mục tiêu cao nhất là giúp học sinh sáng tạo văn bản (sản sinh văn bản). Chúng
ta đã biết, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một
thể thống nhất có tính chất trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Một
văn bản nói chung thường gồm nhiều đoạn văn và một đoạn văn thường gồm nhiều
câu. Mỗi câu trong văn bản phải có quan hệ ý nghĩa với các câu đứng gần nó hay
xa nó, hoặc quan hệ với toàn văn bản. Sự liên kết câu chính là quan hệ có mạch lạc
giữa các câu trong văn bản.
Các câu muốn liên kết với nhau thì nội dung của chúng phải cùng hướng về
sự việc chung, chủ đề cần nói đến.
Việc nối kết các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn văn trong văn bản
được thực hiện bằng những từ, những tổ hợp từ dùng để liên kết (gọi là phương tiện
liên kết). Cách sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết câu gọi là phương thức
liên kết (phép liên kết). Các phép liên kết câu (phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối,

phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng) có tác dụng làm cho ý của cả đoạn hoặc
của cả văn bản hướng vào việc thể hiện chủ đề, không xa rời đề tài, tạo thêm cho
câu văn những sắc thái kèm theo rất da dạng, phong phú và tinh tế.
Để rèn luyện kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn văn cũng như có kĩ năng
thuần thục hơn trong việc tạo lập văn bản, người viết cần nắm được những điểm cơ
bản đó.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng của công tác dạy học tạo lập văn bản cho học sinh
THCS.
-Về phía học sinh: phần đa HS rất yếu trong kĩ năng tạo lập văn bản: hành
văn lẫn lộn, dùng từ tối nghĩa, câu văn thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng, đặc biệt còn
nhiều học sinh mắc lỗi trong quá trình tạo lập văn bản. Bên cạnh một số ít học sinh
tạo lập được những văn bản hay (trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức)
thì vẫn còn nhiều em chưa chú ý đến tính liên kết của văn bản. Cụ thể: nội dung của
các câu, các đoạn chưa thống nhất và gắn bó chặt chẽ; chưa biết nối kết các câu,
các đoạn trong văn bản bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) thích hợp.
2


-Về phía giáo viên: thực tế còn nhiều giáo viên chưa thực sự nghiên cứu,
tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy. Khi chấm trả bài cho học sinh còn chưa chu đáo,
chưa chỉ ra lỗi liên kết cụ thể và cách sửa chữa. Tính tích hợp giữa các phân môn
trong giảng dạy Ngữ văn chưa cao.
- Về phía bản thân: nhận thấy tầm quan trọng của dạng bài tập rèn luyện kỹ
năng liên kết câu và liên kết đoạn văn cho học sinh trong quá trình tạo lập văn bản,
ở các năm học trước tôi đã có tiến hành nghiên cứu, thực hiện sáng kiến này và đã
thu được kết quả nhất định. Song cũng xuất phát từ thực tế: năm học 2015-2016 tôi
được phân công dạy 2 lớp đại trà của khối 9, các kĩ năng tạo lập văn bản nói chung
của các em còn rất yếu.
Xuất phát từ thực trạng chung như vậy, tôi nhận thấy cần giúp đỡ học sinh

trong việc rèn luyện kỹ năng liên kết câu, liên kết đoạn văn để từ đó các em có kỹ
năng thuần thục hơn trong việc tạo lập văn bản. Đồng thời cũng góp phần giúp đỡ
đồng nghiệp kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản.
2.2.2 Thực trạng của việc tạo lập văn bản của học sinh trường THCS Cổ
Lũng
Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng
đầu năm và kiểm tra ngắn ở 2 lớp 9A và 9B trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá
Thước, kết quả cụ thể như sau:
* Qua khảo sát chất lượng năm học: 2015 – 2016, Tổng số học sinh: 55 em
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ (%)

Dưới 5
24
43,6

5 – 6,5
29
52,8

7 – 8,5
1
3,6

9 - 10
0
0

Như vậy, kết quả học sinh khá, giỏi đạt:

3,6 %
Trung bình:
52,8 %
Yếu:
43,6 %
* Qua kiểm tra ngắn với đề bài:
Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong phần trích sau:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì
mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một
phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ )
(Đáp án: Các phương tiện liên kết hình thức trong đoạn trích như sau:
- Phép lặp từ ngữ: tác phẩm (câu 1-3)
3


- Phép liên tưởng: nghệ thuật (câu 1) – nghệ sĩ (câu 2) – tác phẩm(câu 3)
- Phép nối: nhưng (câu 1- 2)
- Phép thế: nghệ sĩ (câu 2) – anh (câu 3) )
Kết quả thu được như sau:
(Tổng số: 55 học sinh, cho điểm theo thang điểm 10)
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ (%)

Dưới 5
23
41,8


5 – 6,5
28
50,9

7 – 8,5
4
7,3

9 - 10
0
0,0

Từ kết quả trên cho thấy kết quả học tập bộ môn và khả năng xác định được
phương tiện liên kết trong đoạn văn của học sinh là còn thấp. Mà một khi các em
chưa nhận diện được phương tiện liên kết hình thức trong văn bản (bên cạnh bình
diện liên kết nội dung) thì khó mà vận dụng một cách hiệu quả. Đây là lý do khiến
tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và tiến hành sáng kiến “Rèn luyện kỹ năng tạo lập
văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn cho học sinh
Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước”
2. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Giải pháp 1: Cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết liên kết
văn bản
Biện pháp 1: Nắm vững kiến thức khái niệm về liên kết câu, liên kết
đoạn
- Liên kết là hiện tượng chung của các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, các
phương tiện liên kết cụ thể trong từng ngôn ngữ thì có thể khác nhau hoặc nhiều
hoặc ít. Ở đây ta chỉ bàn đến sự liên kết trong tiếng Việt.
- Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn
bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các

đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết nối kết các câu,
các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (câu, từ...) thích hợp.
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được các bình diện liên kết
Liên kết xảy ra ở hai bình diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức
* Liên kết nội dung: gồm liên kết chủ đề và liên kết lo-gich:
- Liên kết chủ đề đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của
văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn văn.
4


- Liên kết lo-gich đòi hỏi các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp hợp lí,
phù hợp với trình tự triển khai của văn bản.
* Liên kết hình thức: là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các
câu, các đoạn. Có những biện pháp liên kết chính như sau:
- Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại (một số) từ ngữ nào đó ở các câu
khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép thế: sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu
trước để tạo sự liên kết.
- Phép nối: sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước để tạo sự
liên kết.
Cần chú ý: trong đại bộ phận các trường hợp liên kết, hình thức thể hiện nội
dung liên kết.
Biện pháp 3: Nắm vững về phương tiện liên kết đoạn
Để liên kết đoạn văn với đoạn văn, ngoài các phương tiện liên kết câu, có thể
dùng các phương tiện sau:
* Dùng từ ngữ để liên kết:
- Từ ngữ chỉ trình tự, phương tiện, sự bổ sung: trước hết, đầu tiên, thứ nhất,
thứ hai, tiếp theo, sau nữa, cuối cùng...; một mặt, mặt khác, ngoài ra...; hơn nữa,

vả lại, thêm vào đó, một là, hai là...
- Từ ngữ có ý tổng kết, khái quát sự việc, vấn đề: tóm lại, nói tóm lại, tổng
kết lại, nói chung, nhìn chung, nói tổng quát...
- Từ ngữ chỉ ý đối lập, tương phản: trái lại, ngược lại, tuy nhiên, tuy vậy, thế
mà, nhưng...
- Từ ngữ thay thế: đó, vậy, thế, này, như vậy, do đó...
Ví dụ:
Văn thơ của Bác là một di sản tinh thần vô giá. Nhiều tác phẩm của Bác thực
sự là những công trình nghệ thuật bậc thầy.
Tuy vậy, chưa bao giờ Bác nghĩ là mình đang làm văn chương.
(“Tuy vậy” có tác dụng liên kết hai đoạn văn)
* Dùng câu nối để liên kết:
- Đây là loại câu nối ý đoạn văn chứa nó với phần văn bản trước nó (hoặc sau
nó). Câu nối có thể là câu trần thuật hoặc câu hỏi trong đó có chứa đựng các
phương tiện liên kết khác.
Ví dụ:
5


Chắc có người nghĩ: Cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị.
Đúng lắm. Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng
ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.
(“Đúng lắm” là câu có tác dụng liên kết đoạn văn trên với đoạn văn dưới)
Biện pháp 4: Xác định hướng liên kết đoạn văn và các phương tiện liên
kết thường dùng trong từng hướng liên kết.
Có 3 hướng liên kết của đoạn văn:
- Hướng về phần trước của văn bản:
Theo hướng này, phương tiện liên kết thường dùng các từ ngữ sau: phần
trên, ở trên, trên đây, trở lên, như vậy, như thế, đó, vậy...
Ví dụ:

(...)
Như trên đã phân tích, “Chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ có nhiều điểm
tích cực, cần phải tiếp thu.
- Hướng về phần sau của văn bản:
Theo hướng này, phương tiện liên kết thường dùng các từ ngữ sau: sau đây,
tiếp theo, tiếp đây, nhưng...
Ví dụ:
(...)
Tiếp theo, chúng ta cần chỉ ra những hạn chế trong Chí anh hùng” của Nguyễn
Công Trứ...
- Hướng về cả phần trước và phần sau của văn bản:
Theo hướng này, trong câu nối liên kết các đoạn văn sẽ vừa có các phương
tiện liên kết hướng về phần trước của văn bản vừa có các phương tiện liên kết
hướng về phần sau của văn bản.
Ví dụ: (...)
Trên đây là sự phân tích giá trị hiện thực của “Truyện Kiều”, dưới đây chúng
ta sẽ phân tích giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” để hiểu thêm tấm lòng nhân ái
của Nguyễn Du đối với con người.
(...)
(Đây là một đoạn văn có tính chất chuyển ý giữa hai (nhiều) đoạn văn: Trên
đây có tác dụng thay thế và liên kết với phần trước của văn bản, dưới đây có tác
dụng liên kết đoạn văn với phần sau của văn bản.)
2.3.2 Giải pháp 2. Cung cấp cho học sinh hệ thống bài tập về liên kết
câu và liên kết đoạn văn
6


Từ kiến thức lý thuyết về liên kết câu và liên kết đoạn văn đã cung cấp, tôi
hướng dẫn các em luyện tập qua một hệ thống bài tập về liên kết câu và liên kết
đoạn văn cụ thể. Căn cứ vào nội dung phần Tập làm văn ở THCS liên quan đến

việc tạo lập văn bản (sản sinh văn bản), tôi chia các bài tập liên kết câu thành hai
loại:
- Loại bài tập nhận diện: căn cứ vào nội dung cần rèn luyện, có thể chia loại
bài tập này thành ba nhóm: nhận diện các phương tiện liên kết, nhận diện phép liên
kết, nhận diện công dụng các phép liên kết.
- Loại bài tập vận dụng: căn cứ vào mức độ sáng tạo của người vận dụng, có
thể chia loại bài tập này thành hai nhóm: nhóm bài tập cấu trúc sửa chữa và nhóm
bài tập viết đoạn văn.
Cụ thể như sau:
2.3.2.1 Hệ thống bài tập nhận diện
Bài tập nhận diện: nhằm củng cố khắc sâu những kiến thức về liên kết câu và
liên kết đoạn văn mà học sinh đã được học, yêu cầu học sinh phải dựa vào những
nội dung ghi nhớ đã học để nhận ra các đơn vị tri thức về liên kết câu trên các ngữ
liệu mà bài tập đưa ra.
Như đã nói, với loại bài tập nhận diện, tôi chia thành ba nhóm bài tập nhỏ:
nhóm thứ nhất – các bài tập vận dụng các phương tiện liên kết; nhóm thứ hai – các
bài tập nhận diện các phép liên kết; nhóm thứ ba – các bài tập nhận diện công dụng
của các phép liên kết. Trong mỗi nhóm bài tập nói trên, khi cần thiết tôi đều chia
thành các dạng cụ thể.
2.3.2.1.1 Biện pháp 1: Nhóm bài tập nhận diện các phương tiện liên kết:
Dạng 1: Cho đoạn văn, tìm từ ngữ liên kết.
Đây là bài tập có mức độ thấp nhất. Dữ kiện của bài tập là tập hợp câu liên
kết với nhau bởi phương tiện liên kết là các từ ngữ. Lệnh bài tập yêu cầu học sinh
phát hiện các từ ngữ liên kết này.
Ví dụ: Gạch chân các từ ngữ liên kết trong đoạn văn:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy
tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng thu.
(Nguyễn Thế Hội, Chú chuồn chuồn nước)
( Các câu trong đoạn liên kết với nhau nhờ phép liên tưởng: lưng – cánh –

đầu – mắt – thân; Phép lặp: chú (3 lần) )
*Dạng 2: Tìm từ ngữ liên kết thích hợp điền vào chỗ trống
7


Dạng bài tập này có hai mức độ. Mức độ thứ nhất: dữ kiện bài tập là tập hợp
câu liên kết đã lược bỏ các từ ngữ liên kết, cho trước các từ ngữ liên kết. Lệnh của
bài tập yêu cầu học sinh lựa chọn từ ngữ liên kết điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Ví dụ 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn ( nhưng, nên, và, do vậy)
điền vào ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau:
Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân
tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(...) Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với
vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài.
( Từ cần chọn: và -> liên kết đoạn)
Còn ở mức độ thứ hai, dữ kiện bài tập là tập hợp câu liên kết đã lược bỏ các
từ ngữ liên kết. Lệnh của bài tập yêu cầu học sinh tự tìm từ ngữ liên kết thích hợp
để điền và chỗ trống:
Ví dụ 2: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong đoạn
văn sau:
Nắng Hà Tĩnh oi và bức bối hơn ở ngoài mình. Sáng sớm, sương mù dày đặc,
vào đến gần chân núi rồi mà vẫn còn ẩn trong sương. Ai mới đến (..1..) lần đầu cứ
tưởng (..2..) là một cánh đồng xa tắp – Hồ nước chỉ khẽ trắng lên một chút dưới
cái vệt đen của núi. (..3..) chỉ thoáng một cái, không hiểu từ bao giờ, (..4..) đã bàng
hoàng đến gõ ở sau gáy.
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi)
( 1, 2 : đây ;
3: thế mà
4: nắng )
2.3.2.1.2. Biện pháp 2. Nhóm bài tập nhận diện các phép liên kết:

Mục đích của bài tập này giúp học sinh phát hiện ra các phép liên kết trên cơ
sở học sinh căn cứ vào các từ ngữ liên kết giữa các câu, các đoạn văn. Lệnh của bài
tập là yêu cầu hoặc trực tiếp chỉ ra phép liên kết hoặc thông qua việc lựa chọn
phương án trả lời.
Ví dụ 1: Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết
nào?
Không có gì vui bằng mùa gặt ở làng quê. Thôn trang náo nức, rầm rập, rộn
ràng từ mờ sáng đến khuya. Lúa chín vàng rực đầy đồng. Lúa gặt được xếp thành
từng bó. Lúa được chở về thôn. Lúa phơi ngoài sân. Lúa chất đầy trong nhà. Một
màu vàng ấm no tỏa rộng xóm thôn. Lúa mới tỏa hương ngào ngạt đất trời...
(Lê Mỹ An – “Thôn xóm vào mùa gặt”)
(Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép lặp từ “lúa”)
8


Ví dụ 2: Các đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Chỉ rõ hướng
liên kết.
Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ dế chúng tôi.
Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế, để các con kiếm ăn
một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhóng ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh
ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu”.
(Tô Hoài – Văn 6, Tập I)
(Quan hệ ý nghĩa giữa đoạn văn 1 và đoạn văn 2 là quan hệ bổ sung. “Vả
lại” là phương tiện thể hiện quan hệ này, đó là phương tiện liên kết đoạn văn (thuộc
phép nối). Hướng liên kết của đoạn 2 là hướng về phần trước của văn bản (đoạn 1 –
nói về lối sống độc lập của “tôi” và họ nhà dế).
2.3.2.1.3. Biện pháp 3: . Nhóm bài tập nhận diện công dụng của các phép
liên kết, phương tiện liên kết:
Nhóm bài tập này là hệ quả của hai nhóm bài tập trên.
Dữ kiện của bài tập là tập hợp câu liên kết với nhau bằng các phương tiện

liên kết theo các phép liên kết. Lệnh của bài tập yêu cầu phát hiện công dụng của
các phép liên kết hay các phương tiện liên kết ấy.
Ví dụ 1: Việc lặp lại từ trong các câu sau có ý nghĩa gì?
Hồ Chí Minh – Người là một nhân cách lớn. Cả cuộc đời Người chỉ biết
chăm lo cho nhân dân. Không lúc nào Người không nghĩ đến nhân dân.
(Lặp từ “Người” nhằm nhấn mạnh đối tượng được ca ngợi: Hồ Chí Minh
-> Tỏ lòng cảm phục)
Ví dụ 2: Hai cách diễn đạt của đoạn văn sau, cách nào hay hơn? Vì sao?
+ Cách 1: Tấm lịch nhỏ nhưng công dụng của tấm lịch không nhỏ. Tấm lịch
là người bạn thân của mỗi gia đình. Tấm lịch luôn nhắc nhở mọi người đừng để
thời gian trôi đi một cách vô ích.
+ Cách 2: Tấm lịch nhỏ nhưng công dụng của nó không nhỏ. Vật dụng ấy là
người bạn thân thiết của mỗi gia đình. Nó luôn nhắc nhở mọi người đừng để thời
gian trôi đi một cách vô ích.
(Cách 1 dùng phép liên kêt câu là phép lặp qua phương tiện liên kết “tấm
lịch”. Cách 2 dùng phép liên kêt câu là phép thế qua phương tiện liên kết là “nó”,
“vật dụng ấy” bên cạnh phép lặp từ “nó”. Cách diễn đạt của đoạn văn 2 hay hơn
vì sử dụng phép liên kết câu một cách linh hoạt làm cho đoạn văn thanh thoát hơn.)
2.3.2.2. Hệ thống bài tập vận dụng về liên kết câu, liên kết đoạn trong
tạo lập văn bản
9


Bài tập vận dụng: đây là dạng bài tập có vai trò quan trọng trong dạy học
liên kết nói chung, dạy học Tiếng Việt và Tập làm văn nói riêng. Trong dạng bài tập
vận dụng, tôi cung cấp cho học sinh dạng bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
từ mức độ thấp đến mức độ cao. Trên cơ sở đó giúp học sinh có thể tạo lập văn bản
(sản sinh văn bản ) hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
Dạng bài tập vận dụng, xét về mức độ có yêu cầu cao hơn bài tập nhận diện.
Ở dạng bài tập này, tôi chia thành các nhóm như sau:

2.3.2.2.1.Biện pháp 1: Nhóm bài tập cấu trúc, sửa chữa:
Nhóm này được chia thành các dạng như sau:
*Dạng 1: Cho tập hợp câu, thêm từ ngữ liên kết để liên kết câu. Dữ kiện
của bài tập là tập hợp câu có liên quan về nghĩa. Lệnh của bài tập yêu cầu thêm từ
ngữ để các câu ấy liên kết với nhau theo các phép liên kết đã học.
Ví dụ: Thêm từ ngữ liên kết để cách diễn đạt các câu sau được hay hơn:
Nó la hét ầm ĩ. Hai tay giơ lên vẫy rối rít. Nó mệt quá, ngồi xuống. Nó lại
đứng lên, vỗ tay cười khanh khách.
(Nó la hét ầm ĩ. Đồng thời hai tay giơ lên vẫy rối rít. Một lát sau nó mệt quá,
ngồi xuống. Rồi nó lại đứng lên, vỗ tay cười khanh khách.)
*Dạng 2: Thay đổi từ ngữ liên kết bằng từ ngữ có giá trị tương đương
Bài tập yêu cầu thay thế từ ngữ liên kết bằng từ ngữ có giá trị tương đương
(hoặc đại từ, hoặc từ đồng nghĩa, hoặc quan hệ từ)
Ví dụ 1 : Hãy thay thế từ ngữ lặp lại trong đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ
đồng nghĩa:
Ngôi làng này tôi đã sống từ thuở nhỏ. Trong ngôi làng này tôi đã từng được
sinh ra. Chính ngôi làng này đã để lại trong tôi biết bao kỉ niệm êm đềm. Bao
nhiêu năm xa ngôi làng này mà hình ảnh ngôi làng vẫn y nguyên trong tôi. Bây
giờ, khi đã bốn mươi tuổi, trở lại ngôi làng này, ngôi làng đã có nhiều đổi khác,
nhưng những nẻo đường xưa trong ngôi làng tôi vẫn nhớ y nguyên.
(Ngôi làng này tôi đã sống từ thuở nhỏ. Đây là nơi tôi đã từng được sinh ra.
Chính nơi đây đã để lại trong tôi biết bao kỉ niệm êm đềm. Bao nhiêu năm xa nơi
chôn rau cắt rốn ấy mà hình ảnh ngôi làng vẫn y nguyên trong tôi. Bây giờ, khi đã
bốn mươi tuổi, trở lại chốn cũ, ngôi làng đã có nhiều đổi khác, nhưng những nẻo
đường xưa tôi vẫn nhớ y nguyên.)
Ví dụ 2 : Hãy thay thế các từ in đậm trong đoạn văn sau bằng các từ ngữ có giá
trị tương đương:
Chị Hà ở gần trường hơn chị Lan. Cho nên chị Hà thường đến lớp sớm hơn
chị Lan.
10



(Chị Hà ở gần trường hơn chị Lan. Vì thế chị Hà thường đến lớp sớm hơn
chị Lan.)
*Dạng 3: Cho tập hợp câu mắc lỗi liên kết về nội dung. Lệnh của bài
tập yêu cầu chỉ ra các lỗi liên kết nội dung và nêu cách sửa các lỗi ấy.
Ví dụ:
Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng
sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng
cuối.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
(Ở phần trích trên, nếu tách riêng ra từng câu thì tất cả các câu đều hoàn hảo,
không có gì đáng chê trách. Nhưng gộp lại, chúng không thể là một đoạn văn.
Chúng chỉ là các câu riêng rẽ đúng ngữ pháp nhưng không ăn nhập gì với nhau.
Đoạn văn mắc lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của
đoạn .)
Chữa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các
câu:
Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên
một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin
ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.)
* Dạng 4: Cho tập hợp câu, hãy sắp xếp thành đoạn văn.
Dữ kiện của bài tập là tập hợp câu hướng về một chủ đề nhưng không có sự
liên kết. Lệnh của bài tập yêu cầu sắp xếp lại theo trật tự đảm bảo liên kết câu.
Ví dụ: Các câu sau đây được sắp xếp một cách lộn xộn. Hãy lựa chọn cách
sắp xếp chúng thành đoạn văn:
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha,
cảm động tình cảm ấy (1). Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu, lòng
biết ơn Bác Hồ luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc (2). Bồi hồi xúc động,
anh tìm đến viếng Bác ở Ba Đình – Hà Nội (3). Từ mảnh đất miền Nam mấy chục

năm trời chiến đấu gian khổ, anh làm cuộc “hành hương” về đất Bắc (4).
( Cách sắp xếp đúng: (2) – (1) – (4) – (3):
Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu, lòng biết ơn Bác Hồ luôn
luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài
thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động tình cảm ấy. Từ mảnh đất miền Nam mấy
chục năm trời chiến đấu gian khổ, anh làm cuộc “hành hương” về đất Bắc. Bồi hồi
xúc động, anh tìm đến viếng Bác ở Ba Đình – Hà Nội.
(Theo Đức Thảo, Báo Văn nghệ, số 1186, ngày 26/7/1985)
*Dạng 5: Chữa lỗi dùng từ.
11


Dữ kiện của bài tập là tập hợp câu sử dụng sai từ ngữ liên kết. Lệnh của bài
tập yêu cầu sửa lại cho đúng.
Ví dụ: Sửa lỗi dùng từ trong đoạn văn sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai con gái đầu lòng của viên ngoại họ Vương.
Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, đa sầu đa cảm. Còn Thúy Vân lại là một cô
gái xinh xắn vô tư.
(Đoạn văn mắc lỗi về phương tiện liên kết ở câu 2. Đại từ “nàng” không rõ
thay thế cho ai ở câu 1, Thúy Vân hay Thúy Kiều. Vì thế cần thay từ “nàng” bằng
từ “Thúy Kiều”.)
2.3.2.2.2.Nhóm bài tập vận dụng sáng tạo:
Đây là dạng bài tập có yêu cầu vận dụng cao nhất, cũng là dạng bài tập rèn
luyện kĩ năng tạo lập văn bản tốt nhất cho học sinh. Bên cạnh sự liên kết về nội
dung, tôi luôn chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng liên kết câu, đoạn về mặt hình
thức.
- Ví dụ 1: Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
bằng 5 – 7 câu, trong đó sử dụng phép nối để liên kết câu.
- Ví dụ 2: Viết một đoạn bình khổ thơ sau, trong đó có sử dụng ít nhất hai
phép liên kết, chỉ ra phép liên kết đã được sử dụng:

Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng cũng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
( Đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã khôn lớn, đã được chắp cách bay xa, được
làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui rộng mở nhưng không thể
nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng của bà ấp iu, đùm bọc. Ngọn lửa ấy đã
thành kỉ niệm êm đềm, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt
chặng đường dài. Người cháu yêu bà, hiểu bà mà thêm yêu quê hương, đất nước.
Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ “ngọn lửa”, “cháu”
Câu 3 liên kết với câu 1, 2 bằng phép lặp từ “cháu”, “bà”
Cả 3 câu liên kết với nhau bằng phép liên tưởng: bếp lửa – ngọn lửa – lòng
bà)
Ví dụ 3: Viết phần mở bài cho đề bài sau, trong đó có dùng phép thay thế từ
ngữ để liên kết câu:
12


Ca dao có bài:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Em hãy phân tích bài ca dao trên và nói lên cảm nghĩ của em.
( Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền
qua năm tháng, lan tỏa theo hương đồng gió nội quê hương. Ngọt ngào biết bao
những vần thơ dân dã ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé của mỗi chúng ta qua
điệu ru của mẹ, của bà. Em yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà
nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, kiên nhẫn của người dân cày

quê ta. Hình ảnh người trai cày sao mà đáng yêu đến thế:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Ví dụ 4: Viết một đoạn văn sử dụng các phép liên kết câu bằng câu mở đầu:
“ Mùa hè đến...”
(Mùa hè đến khi những con chim tu hú gọi bầy, khu vườn nhà em thật đẹp.
Những cây nhãn đang trổ hoa kết trái. Hương nhãn thơm thoang thoảng, một mùi
thơm quyến rũ lan tỏa khắp khu vườn. Thỉnh thoảng, những làn gió thổi qua, cánh
hoa rơi vương đầy gốc. Xoài cát Hòa Lộc đậu vào mùa xuân, quả sai chi chít, treo
lủng lẳng ở trên cành, màu vàng của quả đan lẫn với màu xanh của lá khiến cho
cây xoài có một vẻ đẹp kì lạ. Bên cạnh đó là bốn cây bưởi châu đầu vào nhau, ôm
lũ con đầu tròn trọc lóc.
- Phép lặp: nhãn (câu 1, 2) ; hoa (câu 1, 3)
- Phép liên tưởng: khu vườn – nhãn – xoài – bưởi ; hoa – hương (nhãn) –
cánh hoa – quả - lá
- Phép thế: (bên cạnh đó )

* Để dễ hình dung, xin biểu diễn sơ đồ hệ thống bài tập liên kết câu, liên
kết đoạn văn như sau:

13


Bài tập liên kết câu và
liên kết đoạn văn

Bài tập nhận diện


Bài tập vận dụng

Nhận
diện
phương
tiện LK

Nhận
diện
phép
liên kết

Nhận
diện
công
dụng
PLK và
PTLK

2 dạng

1 dạng

1 dạng

Bài tập
cấu
trúc
sửa

chữa

Bài
tập
sáng
tạo

5 dạng

1 dạng

2. 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau thời gian ứng dụng sáng kiến, tôi nhận thấy chất lượng môn Ngữ văn của
học sinh ở hai lớp 9A và 9B có nhiều tiến bộ, đặc biệt là khả năng tạo lập văn bản
có sự liên kết cả về nội dung và hình thức. Cụ thể:
* Qua kết quả môn Ngữ văn cuối năm học 2015 - 2016 (Tổng số học sinh: 55)
Điểm TBm
Dưới TB
Trung bình Khá
Giỏi
Số học sinh
13
27
14
1
Tỉ lệ (%)
23,6
49,1
25,5
1,8

Như vậy, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh HK I cụ thể là:
Khá, giỏi:
27,3 %
Trung bình:
49,1 %
Dưới TB:
23,6 %
14


* Qua làm bài kiểm tra về liên kết câu và liên kết đoạn văn, tiến hành cho
điểm theo thang điểm 10, thời điểm kiểm tra: cuối tháng 2/2017
Kết quả thu được như sau: (Tổng số học sinh: 55)
Điểm
Dưới 5
5 – 6,5
7 – 8,5
9 - 10
Số học sinh
7
26
19
3
Tỉ lệ %
12,7
47,3
34,5
5,5
Qua thống kê trên và đối chiếu với đầu năm, nhận thấy:
- Điểm kiểm tra chất lượng HK I cao hơn điểm kiểm tra khảo sát đầu năm

- Điểm test về liên kết câu và liên kết đoạn văn ở thời điểm cuối năm học cao
hơn test ở thời điểm đầu năm học.
Như vậy, từ việc áp dụng những giải pháp này, việc Rèn luyện kỹ năng tạo lập
văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn cho trường THCS Cổ
Lũng đã tạo được bước chuyển biến khá rõ nét và đạt được hiệu quả nhất định.
Nhiều em đã nắm vững và hiểu sâu sắc về lý thuyết là về liên kết câu và liên kết
đoạn. Từ đó các em có kỹ năng thuần thục trong việc xây dựng đoạn văn, tạo lập
văn bản. Các em đã có được kỹ năng thành thạo, viết tốt, viết sâu sắc, hiểu nội
dung yêu cầu của đề bài... Nhìn chung, đây là những học sinh có năng lực giao tiếp
trong thực tiễn của đời sống; có “năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực
cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình”. Và số lượng học sinh ở mức
độ viết tốt như thế chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Còn đối tượng học sinh yếu về kỹ năng
tạo lập đã giảm rất nhiều so với các năm học trước. Điều đó cho thấy rằng việc áp
dụng các giải pháp nêu trên đã đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng
tạo lập văn bản cho học sinh khối 9 trường THCS Cổ Lũng.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết Luận
Kỹ năng liên kết câu, liên kết đoạn, mặc dù chưa phải là điều kiện đủ để tạo
lập văn bản, nhưng nó hết sức quan trọng trong hệ thống kĩ năng tạo lập văn bản.
Xây dựng hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn là việc làm cần thiết, cơ
bản để giúp học sinh đạt được kĩ năng này. Muốn được như vậy đòi hỏi chúng ta
không chỉ nắm vững cấu trúc của bài tập mà còn phải có kiến thức sâu rộng về liên
kết câu, liên kết đoạn văn.
Từ kết quả trên ở 2 lớp 9A và 9B trường THCS cho thấy việc áp dụng sáng
kiến “ Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và
liên kết đoạn văn cho học sinh Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước” đã
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và giúp học sinh biết tạo lập văn bản có sự
15



liên kết. Đây cũng là cơ sở giúp tôi mạnh dạn tiếp tục áp dụng sáng kiến trong
những năm học sau.
3.2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
- Để giúp học sinh THCS rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản tốt, giáo viên
cần hiểu rõ vị trí, vai trò của các bài học về nội dung này và các bài tập liên quan
trong sách giáo khoa. Với mỗi bài học cần xác định rõ mục tiêu bài học.(Trong mục
tiêu bài học luôn bao gồm 3 yếu tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Để có kĩ năng tạo
lập văn bản phải đặt 3 yếu tố trên trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau).
- Để góp phần hình thành các kĩ năng tạo lập văn bản, phải chú ý sử dụng hệ
thống bài tập liên kết câu, liên kết đoạn văn một cách hợp lí.
- Với mỗi loại và dạng bài tập nói trên, giáo viên phải thiết kế các chuỗi bài
tập sao cho phù hợp với yêu cầu của đối tượng.
- Không nên soạn thảo hệ thống bài tập liên kết câu, liên kết đoạn một cách
phiến diện, không đủ các loại, các dạng. Có như vậy mới rèn luyện được khả năng
sáng tạo và linh hoạt trong việc tạo lập văn bản cho học sinh.
* Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Trao đổi, rút kinh nghiệm thông qua việc vận dụng những nội dung trên
trong giờ dạy.
- Lồng ghép nội dung này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Qua quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn luyện kỹ năng
tạo lập văn bản qua hệ thống bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn cho học
sinh Trường THCS Cổ Lũng, huyện Bá Thước”, tôi nhận thấy có hiệu quả. Xin
trao đổi cùng đồng nghiệp, rất mong được sự góp ý, chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Bá Thước,, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết

Ngô Thị Nhung

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 (Tập 1,2),
NXB Giáo dục – Hà Nội 2005
2. Ngữ văn 7 nâng cao, Ngữ văn 9 nâng cao – NXB Giáo dục 2005
3. Nguyễn Xuân Lạc - Kiến thức cơ bản Văn – Tiếng Việt PTCS, NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội 1999.

17



×