1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Trải qua nhiều thế kỉ với biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, đất nước
Trung Hoa rộng lớn đã hình thành và phát triển một nền văn hóa phong phú,
đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành đỉnh cao của văn hóa nhân loại, đặc biệt là
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nhắc đến văn học nghệ thuật Trung Hoa,
người ta nhớ ngay đến thơ Đường với những tên tuổi từng được mệnh danh là
Tiên thơ, Thánh thơ với những bài thơ làm nao lòng bao thế hệ người đọc. Dù đã
hơn một nghìn năm trôi qua nhưng hiện nay thơ Đường vẫn được hàng triệu
người trân trọng, thưởng thức, ngâm ngợi. Có được điều đó là bởi lẽ thơ Đường
không chỉ chan chứa tính nhân văn, đầy ắp tình người, tình đời mà còn bởi
những cảm xúc của các thi nhân đời Đường thực sự đã chạm được vào trái tim
của người đọc, thật sự trở thành “những sự kiện tâm hồn” của độc giả nhiều thế
hệ.
Nói về thơ Đường, tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng,
đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc và Đường thi
chính là đỉnh cao của văn học Trung Hoa nói riêng, văn học nhân loại nói
chung. Ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp nội dung.
Với đất nước Việt Nam, thơ Đường là thành tựu văn học nhân loại có ảnh hưởng
sâu rộng nhất đến văn nền văn học nước nhà. Từ chỗ là một thể loại du nhập
của nước ngoài, thơ Đường luật đã được Việt hóa trở thành một thể thơ quan
trọng trong sáng tác của người Việt. Vì thế, việc học tập thơ Đường cũng là một
cách để chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của các nhà thơ cổ điển
Việt Nam.
Từ bao đời nay, thi ca nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người bằng những ý tứ
ngọt ngào, những dòng thơ đẹp. Đường thi tuy ra đời cách chúng ta hàng ngàn
năm nhưng thật sự là những vần thơ đẹp, đẹp cả về nội dung lẫn hình thức. Đến
với Đường thi là chúng ta đến với những tình cảm đầy tính nhân văn như tình
yêu quê hương, đất nước, tình cảm bạn bè, gia đình, đến với những khát vọng
cao đẹp của cả một thế hệ nho sĩ luôn khao khát nhập thế giúp đời… Tuy nhiên,
để những vần thơ ấy thực sự đến được với các em, trở thành những “sự kiện tâm
hồn” của các em, thì vai trò chuyển tải cách học và cách cảm thơ của giáo viên
cũng không kém phần quan trọng. Nói cách khác là để giúp học sinh cảm thụ tốt
những bài thơ Đường thì việc giáo viên vận dụng những phương pháp giảng dạy
nào và dạy như thế nào đóng vai trò gần như quyết định chất lượng giờ học.
1
Trong chương trình THCS thơ Đường được học ở lớp bảy. Những tác
phẩm trích học đều là của những nhà thơ nổi tiếng. Trong số những tác phẩm ấy
bài “ Hồi hương ngẫu thư” Hạ Tri Chương được đánh giá là rất độc đáo cả về
nội dung và hình thức. Và chỉ với bài thơ này Hạ Tri Chương đã thực sự “lưu
dấu ấn cá nhân” của mình vào nền thơ ca nhân loại.
Có một thực tế phải thừa nhận là thơ Đường nói chung, Hồi hương ngẫu
thư của Hạ Tri Chương nói riêng hay nhưng khó dạy và khó học. Việc lựa chọn
phương pháp dạy như thế nào để vừa truyền tải hết cảm xúc của thi nhân vừa
giúp học sinh hiểu được những đặc trưng thể loại của cả một thời đại thi ca rực
rỡ như thơ Đường thật sự là một thách thức đối với giáo viên. Đó là chưa kể đối
tượng học sinh lớp bảy còn quá nhỏ và chưa đủ kinh nghiệm để có thể hiểu hết ý
tứ sâu xa của những nhà thơ ít nhiều đã có những trải nghiệm cuộc sống và lại
cách xa các em hàng ngàn năm.
Qua nhiều năm giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy vận dụng
“Thi pháp thơ Đường” vào trong quá trình giảng dạy các tác phẩm Đường thi
nói chung, bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng là một cách làm đem lại hiệu quả
nhất định. Nó giúp bản thân tôi có những định hướng cụ thể trước khi hướng dẫn
học sinh khai thác bài thơ, từ đó xác định đúng phương pháp giảng dạy cũng
như xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ dạy. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài: “Hồi
hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương” .
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là vận dụng những kiến thức từ cuốn
Thi pháp thơ Đường tìm ra hướng khai thác bài thơ Hồi hương ngẫu thư một
cách hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao chất lượng giờ học, giúp học sinh có hứng
thú và học tốt hơn các bài thơ Đường khác trong SGK Ngữ văn 7, tập 1.
Những kinh nghiệm khi dạy bài thơ này cũng sẽ được tôi sử dụng để dạy
các bài thơ Đường khác cũng như các bài thơ trung đại Việt Nam sáng tác theo
luật Đường.
- Đối với học sinh:
Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường vào dạy bài Hồi hương ngẫu thư giúp
cho học sinh có thể cảm thụ bài thơ một cách có hệ thống hơn. Nói cách khác là
các em biết bám vào các tín hiệu nghệ thuật trên văn bản để cảm thụ giá trị của
bài thơ, tránh được hiện tượng diễn nôm thơ vẫn xảy ra lâu nay. Mặt khác, nếu
giờ dạy thành công ngoài việc cảm thụ tốt bài thơ này các em còn có thể vận
dụng để cảm thụ các bài thơ Đường khác và cả những bài thơ Trung đại Việt
Nam viết theo luật Đường vì những tín hiệu thi pháp có trong bài thơ này cũng
sẽ thể hiện ở những bài thơ khác. Ngoài ra, việc vận dụng đề tài này, tôi nhận
2
thấy học sinh không còn thái độ chán nản trong khi tiếp thu những kiến thức thơ
Đường, trái lại các em có hứng thú hơn, tích cực hơn trong giờ học.
- Đối với giáo viên:
+ Về mặt phương pháp: Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường vào dạy bài Hồi
hương ngẫu thư giúp bản thân tôi đảm bảo phương pháp dạy văn bản theo đúng
đặc trưng thể loại, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản khi khai thác văn bản thơ
nước ngoài là vừa bám vào nguyên tác vừa tham khảo phần dịch nghĩa và bản
dịch thơ.
+ Về nội dung: Việc vận dụng Thi pháp thơ Đường giúp tôi xác định được tín
hiệu nghệ thuật cần khai thác trong bài thơ là gì, tránh được cách khai thác
chung chung mang tính diễn nôm bài thơ, đảm bảo chú trọng ba trọng điểm cần
khai thác khi tiếp cận Đường thi là nhan đề, mạch cảm xúc và phần kết bài thơ .
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh lớp 7 đọc – hiểu bài:
Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương” .
1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, trong đó có các phương pháp chính:
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp thực nghiệm.
3
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận
2. 1. 1. Thuật ngữ thơ Đường
Thơ Đường là một thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ di sản thơ ca đời Đường
của Trung Quốc. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của thơ ca Trung Hoa nói
riêng và thơ ca nhân loại nói chung với những đỉnh cao rực rỡ, mẫu mực cho thơ
ca Trung Quốc nói riêng và của thơ ca phương Đông trung đại nói chung. Trải
qua hàng ngàn năm với những biến thiên dữ dội của lịch sử, di sản thơ Đường
vẫn còn rất phong phú. Hiện nay, thơ Đường còn lại khoảng trên năm vạn bài
thơ của hơn 2300 nhà thơ, với nhiều đại diện kiệt xuất như Lí Bạch, Đỗ Phủ,
Bạch Cư Dị.... Thơ Đường có ảnh hưởng và chi phối đến thơ ca nhiều nước
phương Đông (trong đó có Việt Nam) trong suốt thời kỳ dài.
2. 1. 2. Đặc trưng thi pháp thơ Đường
Thi pháp là một hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời
sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó có thể
chia tách thành các phương diện yếu tố như thể loại, kết cấu, không gian, thời
gian, ngôn ngữ...
Thi pháp thơ Đường là một chuyên đề nghiên cứu một cách hệ thống đặc
trưng của các yếu tố như hình tượng thẩm mĩ (con người), không gian thời gian
nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, thể loại của thơ Đường.
Đặc điểm đầu tiên của thơ Đường là thơ Đường phong phú về đề tài, chủ
đề, trong đó đề tài viết về quê hương, tình quê chiếm một vị trí khá quan trọng.
Đặc điểm cơ bản về nghệ thuật Thơ Đường là tư duy quan hệ.. Nhà thơ đời
Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ tạo nên các mối
quan hệ để gợi sự liên tưởng của độc giả để rồi từ đó độc giả cảm nhận được
dụng ý của thi nhân. Và vì tư duy quan hệ này nên khi hướng dẫn học sinh đọc
hiểu thơ Đường cần phát hiện ra những mối quan hệ đó tức là phải dành thời
gian cho học sinh suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng. Ngoài ra, trong thơ Đường
nhan đề thường được xem là một tín hiệu nghệ thuật. Hướng dẫn đọc hiểu cần
giúp học sinh hiểu được ý nghĩa nhan đề của từng bài thơ. Cảm xúc trong Thơ
Đường thường là những giây phút “ đốn ngộ”, “bừng tỉnh” (Chữ dùng của giáo
sư Nguyễn Thị Bích Hải) của thi nhân trước cuộc sống, trước thiên nhiên hoa cỏ
nên trọng tâm của bài thơ, ý tình của tác giả phần lớn rơi vào câu thơ kết. Do đó
khi hướng dẫn đọc hiểu cũng cần chú ý đến câu thơ kết.
Về thể loại: Thơ Đường thường sử dụng các thể thơ sau:
+ Ngũ ngôn cổ thi, Thất ngôn cổ thi, thể này không có luật lệ nhất định, không
hạn định số câu. Cách gieo vần rất rộng rãi, uyển chuyển. Có thể dùng một vần,
nhiều vần hoặc không hiệp vần, có thể dùng vần chính, vần thông hoặc vần
4
chuyển. Ngoài ra thể này không theo niêm, luật, cũng không bắt buộc phải đối
ngẫu. Những bài làm theo thể này gọi là cổ thi, thể này xuất hiện vào đời Hán.
+ Ngũ ngôn luật thi, Thất ngôn luật thi, ở thể này yêu cầu trong một câu, bằng
trắc cần phải điều tiết; trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải
khéo.
Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung trong sáng, tinh luyện,
hàm súc và giàu giá trị biểu cảm. Có những từ được dùng rất đắt, rất tinh tế. Vì
thế nên trong thơ Đường thường có “nhãn tự” tức là “mắt thơ” – những từ ngữ
quan trọng, những “chữ thần” mà từ đó tình ý của bài thơ bừng sáng. Khai thác
thơ Đường phải tìm cho ra những mắt thơ ấy.
Về niêm luật : Thơ Đường có niêm luật chặt chẽ, niêm luật đó lấy việc xen kẽ
các thanh trắc và bằng làm nguyên tắc, tuy nhiên nguyên tắc đó không phải là
tuyệt đối, có phần gần như tuyệt đối. Đó là vị trí của các thanh ở chữ thứ hai, thứ
tư và thứ sáu trong thơ thất ngôn, thường được khái quát thành công thức “nhị
tứ lục phân minh”, với hàm nghĩa: thanh của chữ thứ tư phải ngược thanh với
chữ thứ hai và thứ sáu, có thể là trắc - bằng - trắc hoặc bằng - trắc - bằng, viết tắt
là TBT và BTB. Phần có thể linh động là các chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 thường
quy thành công thức “ Nhất tam ngũ bất luận”. Thật ra chỉ chữ thứ nhất là hoàn
toàn linh động. Chữ thứ năm nói chung là ngược thanh với chữ thứ bảy, tuy linh
động cũng không bị coi là thất luật. Chữ thứ ba nếu ở câu có vần, không được
chuyển thanh “bằng” thành “trắc”. Thơ Đường luật có 3 dạng chính: bát cú (8
câu), tuyệt cú (có khi gọi là tứ tuyệt, 4 câu), bài luật (còn gọi là trường luật,
nghĩa là một bài thơ luật kéo dài). Một bài bát cú được chia thành 4 cặp câu (còn
gọi là 4 liên thơ) đề, thực, luận, kết. Đã có xu hướng quy các chức năng xác định
cho mỗi cặp câu như tên gọi của nó (đề là “ vào đề”, thực là “ nói thực”, luận là
“ bàn rộng ra”, kết là “ kết luận” ). Luật thơ được căn cứ từ chữ thứ hai của câu
thứ nhất nếu là thanh trắc thì bài thơ ấy làm theo luật trắc và nếu là thanh bằng
thì bài thơ ấy làm theo luật bằng. Còn niêm (đính vào nhau theo nghĩa đen): luật
của âm thanh cốt điệu đi của câu thơ không trở nên đơn điệu, do đó về cơ bản
giữa các cặp câu thơ thì thanh phải đối nhau trừ chữ thứ 5 và chữ thứ 7 trong câu
đầu. Muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên thơ trên phải cùng thanh với
chữ hai của câu lẻ thuộc liên thơ dưới, tuy nhiên người ta cũng đề ra những
ngoại lệ. Hệ thống vần trong thơ Đường luật chủ yếu gieo vần bằng, thỉnh
thoảng có vần trắc, vần gieo ở cuối câu 1 và cuối tất cả các câu chẵn 2, 4, 6, 8
(riêng những chữ cuối câu 1 có thể không gieo vần).
2. 1. 3. Hạ Tri Chương và bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”.
Hạ Tri Chương (659- 744), tự Quý Chân người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt
Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) khi từ quan về làng tự xưng
5
là Tứ Minh cuồng khách, là nhà thơ đời Đường, Trung Quốc.
- Đời Đường Trung Tông, Hạ Tri Chương đỗ tiến sĩ vào năm 695, được
bổ làm Thái thượng bác sĩ. Trong thời Khai nguyên, đời vua Đường Huyền
Tông, ông làm Lễ bộ thị lang kiêm Tập hiền viện học sĩ, đổi làm Thái tử tân
khách, rồi Bí thư giám. Đầu đời Thiên bảo, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.
- Hạ Tri Chương là bạn vong niên với Lý Bạch. Ông hơn Lí Bạch đến hơn
bốn chục tuổi nhưng hai người kết bạn rất thân. Hạ Tri Chương giỏi về văn từ,
có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và có một trí nhớ vô cùng đặc biệt, tính tình
phóng khoáng, thích đàm tiếu, làm quan lâu năm vì "hoảng sợ bệnh tật" và "rất
muốn về làng" nên sau một thời gian dài làm quan ở Trường An, ông đã về thăm
quê.
- Ông mất năm 86 tuổi. Thơ văn ông phần nhiều phục vụ cung đình. Có
một số bài thơ xuất sắc phải kể đến là bài Hồi hương ngẫu thư . Ông sáng tác
những bài này khi ông cáo lão trở về cố hương sau hơn năm mươi năm xa cách.
Lúc này, ông đã tám mươi sáu tuổi, cuộc đời đã có biết bao thay đổi, lòng lão thi
nhân vô hạn bồi hồi. Bài thơ gợi lên một bức tranh sinh hoạt giản dị, hồn nhiên,
lời thơ cũng rất bình dị như giọng nói chân chất của quê nhà nhưng lại là bài thơ
xuất thần của cảm xúc, chạm được vào trái tim của biết bao thế hệ bạn đọc.
2. 2 . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2. 2. 1. Vị trí của thơ Đường và bài thơ Hồi hương ngẫu thư trong chương
trình Ngữ văn THCS
Trước đây, thơ Đường đưa vào sách giáo khoa văn 9. Không ít giáo viên
và học sinh gặp khó khăn trong việc dạy, học. Sau đổi mới chương trình sách
giáo khoa, phần thơ Đường được đưa vào sách Ngữ văn lớp bảy gồm các tác
phẩm : Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch; Phong Kiều dạ bạc của
Trương Kế; Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương; Mao ốc vị thu phong sở
phá ca của Đỗ Phủ.
Có thể nhận thấy tất cả những thi phẩm này đều là những tác phẩm nổi
tiếng của những nhà thơ nổi tiếng và đều tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ
Đường.
2. 2. 2. Thực trạng dạy học thơ Đường và bài Hồi hương ngẫu thư .
- Thuận lợi: Đối với giáo viên, thơ Đường cũng như bài thơ Hồi hương
ngẫu thư vốn không còn xa lạ vì nó là đối tượng được học tập, nghiên cứu khá
kĩ ở trường đại học, cao đẳng. Nói cách khác, trước khi đứng lớp hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu thơ Đường bản thân giáo viên cũng đã được trang bị đầy đủ kiến
thức cũng như phương pháp dạy thơ nói chung, thơ Đường nói riêng.
- Khó khăn: Với giáo viên vốn từ Hán Việt hạn chế, đặc biệt là giáo viên
trẻ. Hơn nữa, đối tượng học sinh lớp 7 còn quá nhỏ, tâm hồn còn ngây thơ, trong
6
sáng, nhiều khi còn nôn nóng. Trong khi đó, cảm xúc trong thơ Đường phần lớn
là những trải nghiệm, những giây phút “đốn ngộ” “ bừng sáng” cảm xúc của
những con người đã từng trải. Và để cảm nhận được những rung động tinh tế
của tâm hồn như thế cần sự tĩnh tâm. Tuổi trẻ sôi động sẽ khó có được những
giây phút tĩnh tâm như vậy. Lại nữa, thơ Đường cách xa chúng ta cả không gian
và thời gian, cách tư duy của thi nhân đời Đường nhiều ít cũng không giống
chúng ta. Khoảng cách về thời gian đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của
giờ học. Đặc biệt, thơ Đường với thi luật chặt chẽ, nhiều thể loại nên hơi khó đối
với các em học sinh. Bản thân giáo viên chuyển tải hết kiến thức nhưng bài dạy
khô khan. Học sinh uể oải. Các em học xong là trả lại cho thầy cô. Số hiểu bài,
cảm bài rất ít. Một số em còn nói thơ Đường khó một phần nó rối rắm, phần
phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ... Qua các bài kiểm tra về thơ Đường, học sinh
cảm nhận về nội dung, nghệ thuật còn mơ hồ, mang tính diễn xuôi thơ mà chưa
biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ để khái quát giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
- Khảo sát thực trạng:
Khi chưa áp dụng kinh nghiệm này, qua kiểm tra chất lượng bài 45 phút, tôi thu
được kết quả như sau: (Lớp 7A và lớp 7B)
Lớp
7A
7B
TS
22
22
G
0
0
%
0
0
K
5
2
%
22,72
9,1
TB %
14 63,64
12 54,54
Y
3
8
%
13,64
36,36
- Nhận xét đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của thực
trạng.
Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy số học sinh cảm nhận được giá trị
nội dung và nghệ thuật của bài thơ rất ít. Lớp 7A tuy là lớp chọn nhưng số học
sinh đạt điểm khá trở lên cũng rất khiêm tốn. Thực trạng trên có thể kể đến các
nguyên nhân sau đây:
+ Về phía cách dạy của giáo viên: Bản thân giáo viên dạy thơ Đường nói
chung bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng nhiều khi cũng còn lúng túng vì thơ
Đường tuy hay nhưng khó, ngôn ngữ thơ thì hàm súc, cô đọng, hình ảnh trong
thơ Đường thường mang tính đa nghĩa mà nhiều khi nghĩa tường minh trên câu
chữ chưa hẳn đã là nghĩa quan trọng nhất. Mặt khác, khi xử lí văn bản, giáo viên
còn lúng túng chưa biết lựa chọn văn bản phiên âm, dịch thơ hay dịch nghĩa để
phân tích nên nhiều khi gây rối rắm cho học sinh. Lại nữa, trong quá trình hướng
dẫn học sinh đọc hiểu, giáo viên chưa hình thành được hệ thống các tín hiệu
nghệ thuật cần phân tích nên nhiều khi mang tính diễn xuôi thơ dẫn đến gây
7
nhàm chán cho học sinh và học sinh chưa cảm nhận được những giá trị nội dung
cũng như nghệ thuật của bài thơ.
+ Về phía học sinh: Phần thơ Đường đưa vào chương trình ngữ văn 7 là
hơi cao so với nhận thức của học sinh, nhất là học sinh ở những vùng khó khăn
về kinh tế cũng như về vị trí địa lí như học sinh ở trường chúng tôi.. Các tài liệu
nghiên cứu cũng như dùng để tham khảo trong nhà trường còn nhiều hạn chế
nên học kiến thức của học sinh về thơ Đường nói chung, bài Hồi hương ngẫu
thư nói riêng còn hạn chế.
+ Học sinh cho rằng thơ Đường rất khó hiểu, khó cảm nhận cảm thấy
chán nản không hứng thú học thơ Đường nói chung cũng như không hứng thú
học bài Hồi hương ngẫu thư nói riêng.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2. 3. 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CŨ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ DẠY BÀI HỒI HƯƠNG
NGẪU THƯ CỦA HẠ TRI CHƯƠNG.
a, Cách xử lí văn bản: Trước đây khi dạy bài Hồi hương ngẫu thư, tôi thường
sử dụng văn bản dịch thơ là chính, có tham khảo bản phiên âm nhưng không
đáng kể. Về ưu điểm của sự lựa chon này, tôi thấy là dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc vì
phần lớn đã được chuyển sang từ thuần Việt. Và do đó, học sinh cảm nhận khá
dễ dàng mạch cảm xúc, hình ảnh thơ, nội dung ý nghĩa của bài thơ. Hơn nữa,
những bản dịch thơ được lựa chọn trong sách giáo khoa phần lớn là những bản
dịch tương đối sát. Bản thân học sinh cũng có hứng thú hơn với bản dịch thơ mà
ít quan tâm đến bản phiên âm hay dịch nghĩa. Tuy nhiên, sự lựa chọn này tôi
thấy vẫn có hạn chế đó là thơ vốn là cảm xúc của từng cá nhân, cảm xúc của
người dịch và cảm xúc của tác giả nhiều khi không giống nhau nên có những
chỗ người dịch chưa thể chuyển tải hết tình ý của tác giả. Vì thế mà khi hướng
dẫn học sinh đọc - hiểu tôi thường bỏ quên nhiều từ ngữ quan trọng trong
nguyên tác mà bản dịch thơ đã bỏ qua hoặc chưa chuyển tải hết nghĩa...
b. Về các tín hiệu nghệ thuật cần khai thác:
Trong cách dạy trước đây khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ Hồi
hương ngẫu thư, tôi thường chú ý khai thác hình hình ảnh thơ, ngôn ngữ của bài
thơ, có chú ý đến nghệ thuật đối trong hai câu đầu...Sử dụng bản dịch thơ để
hướng dẫn học sinh đọc hiểu có lợi thế là các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ khá dễ
hiểu vì dùng từ thuần Việt. Và do đó việc hướng dẫn học sinh tìm ra các tín hiệu
nghệ thuật để khai thác cũng dễ dàng hơn. Học sinh đã bước đầu thấy được đặc
điểm kết cấu đặc biệt của bài thơ nói riêng, thơ Đường nói chung, bước đầu hình
thành những kĩ năng sơ khai nhất để cảm thụ thơ Đường. Hơn nữa, người dịch
gần với thế hệ của chúng ta nên cách diễn đạt cảm xúc của họ cũng gần gũi với
chúng ta hơn và chúng ta dễ nắm bắt hơn.
8
Tuy nhiên, do sử dụng bản dịch thơ nên trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc
hiểu nhiều khi tôi đã bỏ quên hoặc phân tích chưa chu đáo nhiều tín hiệu nghệ
thuật quan trọng mang dấu hiệu đặc trung thi pháp thơ Đường như nghệ thuật
đối, nhan đề, vai trò của câu thơ kết hay các “mắt thơ” trong bài thơ, cũng chưa
cho học sinh so sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác để tìm ra cái được và cái
chưa được của bản dịch thơ nên trong thực tế học sinh dường như không cảm
nhận được đặc điểm của ngôn ngữ thơ Đường. Mặt khác tôi chưa có ý thức sắp
xếp một cách có hệ thống những tín hiệu nghệ thuật mang tính đặc trưng thi
pháp cần khai thác trong thơ Đường nói chung, bài Hồi hương ngẫu thư nói
riêng để từ đó hình thành cho các em kỹ năng phân tích thơ theo đặc trưng thể
loại. Vì thế, nhìn chung học sinh vẫn cảm thấy rối rắm khi phân tích thơ Đường
và không mấy hứng thú khi học bài thơ này.
Ngoài ra, do là văn bản thơ nước ngoài, các tài liệu tham khảo hạn chế
nên khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các phần như tác giả, hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm tôi thường làm qua loa nhưng trong thực tế đó lại lại là những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến cảm xúc của bài thơ..
2. 3. 2. VẬN DỤNG THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU
BÀI HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ CỦA HẠ TRI CHƯƠNG
a. Những nguyên tắc chung.
- Phải cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm:
Đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với cả giáo viên và học sinh khi dạy,
học tác phẩm văn chương nói chung. Và đối với bài thơ này thì yêu cầu học sinh
cần đọc phiên âm, phần dịch nghĩa rồi mới đến phần dịch thơ.
- Cần tìm hiểu rõ những vấn đề liên quan đến tác phẩm:
Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước sản sinh ra tác phẩm,
những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lí dân tộc sẽ giúp
cho học sinh hiểu và cảm nhận tốt về tác phẩm. Hơn nữa, tác phẩm văn chương
bao giờ cũng ra đời vào một hoàn cảnh nhất định trong một bối cảnh lịch sử
nhất định. Phân tích thơ, trước hết và chủ yếu phải bám vào ngôn từ tác phẩm.
Tuy nhiên, có những trường hợp, việc hiểu biết về thân thế tác giả và hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm có thể giúp ích rất nhiều trong việc phân tích, cảm thụ cũng
như xác định ý nghĩa, giá trị tác phẩm. Dạy thơ Đường cũng không ngoại lệ,
việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, thân thế tác giả là một yêu cầu quan trọng nên
nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu nó.
Ở phần này trong bài “ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, việc
giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ vô cùng quan trọng. Bởi, việc
Hạ Tri Chương gần như cả đời sống xa quê và chuyến về thăm quê sau mấy
chục năm xa cách là đầu mối cho câu chuyện thật xúc động được thể hiện bằng
9
thơ về một con người trở thành khách lạ ngay trên chính quê hương mình trong
mấy chục năm xa cách và đó cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên nét
độc đáo cho bài thơ này. Ở đây, ngoài phần tác giả mà sách giáo khoa đã dẫn,
cần giúp học sinh có thêm một số kiến thức về tác giả Hạ Tri Chương cũng như
hoàn cảnh ra đời của bài thơ mà quan trọng nhất là chuyến về thăm quê sau
nhiều năm xa cách của tác giả.
- Cần phải bám sát ngôn từ để hiểu đúng tác phẩm .
Trong bài “ Hồi hương ngẫu thư”, cần cho học sinh thấy rằng chủ thể trữ
tình trong bài thơ này là Hạ Tri Chương, cũng có thể là bất kì ai khác. Trong
điều kiện xã hội tương tự, với quan niệm sống và vốn văn hóa tương tự thì đều
có thể xuất hiện trong những cảm nghĩ tương tự ấy. Đó chính là những tính chất
điển hình của những cảm xúc trong thơ trữ tình. Xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt
hoài hương, buồn sầu xa xứ... là những đề tài, chủ đề quen thuộc trong thơ cổ
Trung Đại phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hoàn cảnh riêng lại có
những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp.
- Phân tích bài thơ theo đúng đặc trưng thể loại.
Bài thơ này là thơ trữ tình, dù nó có nhiều chi tiết tự sự trong đó, dù nó
mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ về một chuyến về thăm quê được kể lại
nhưng xét về bản chất nó vẫn là một bài thơ trữ tình. Và hơn nữa đây là bài thơ
làm theo luật Đường nên phải khai thác nó dưới góc độ đặc trưng thi pháp thơ
Đường.
b, Những định hướng khai thác.
- Hướng xử lí văn bản: Để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản này
chúng tôi sử dụng bản phiên âm và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ dùng để tham
khảo. Sở dĩ chúng tôi chọn cách này vì các bài trước học sinh đã cơ bản quen
với khái niệm thơ Đường và khái niệm bản phiên âm (nguyên tác). Mặt khác,
chọn bản phiên âm để dạy cho học sinh, chúng tôi nhận thấy có thể bồi đắp vốn
từ Hán Việt cho học sinh và hơn hết là thông quan bản dịch nghĩa học sinh có
thể tiếp xúc trực tiếp với cảm xúc của thi nhân, với cách dùng từ, sử dụng hình
ảnh thơ của thi nhân…
- Những tín hiệu nghệ thuật cần khai thác trong bài Hồi hương ngẫu
thư
Thơ Đường là thơ mẫu mực cả về nội dung và hình thức, những tín hiệu nghệ
thuật trong bài thơ này cơ bản đều thể hiện ở những bài thơ khác. Trong thực tế
giảng dạy, chúng tôi định hướng sẽ chú ý khai thác các dấu hiệu nghệ thuật sau:
+ Chú trọng vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ để tìm ra nét độc đáo trong cảm
xúc của bài thơ.
10
+ Chú ý tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của bài thơ đặc biệt là chú ý vào cụm từ “
Ngẫu nhiên viết” từ đó xác định mạch cảm xúc của bài thơ.
+ Khai thác nghệ thuật đối và tác dụng của nghệ thuật đối trong việc thể hiện
cảm xúc của nhà thơ. Từ đó nhận ra những dấu hiệu thi pháp của thơ Đường
được thể hiện trong bài thơ.
+ Chú trọng phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài thơ để nhận ra vai trò của câu
thơ này trong bài thơ. Từ đó nhận ra trong thơ Đường nói chung trọng tâm của
bài thơ gần như rơi vào câu thơ kết. Trong thơ Đường câu kết khép lại lời bài
thơ nhưng lại khiến cho ý tình của bài thơ vang vọng mãi, neo lại sâu xa trong
lòng người đọc.
+ Cho học sinh so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm, tìm ra những từ chưa
dịch sát và những “nhãn tự” của bài thơ”.
+ Tìm hiểu sánh những câu thơ, những bài thơ có cùng chung đề tài để nhận ra
nét độc đáo rất riêng của bài thơ, nhận thấy lí do vì sao bài thơ lại có sức sống
lâu bền và sâu sắc trong lòng người đọc như vậy.
- Cho học sinh nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ.
2. 3. 3. NHỮNG BƯỚC THỰC HIỆN CỤ THỂ ( GIẢI PHÁP CỤ THỂ)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Trong bước
này giáo viên cần chú ý khái quát được các nội dung sau:
Về tác giả: Giáo viên cần chú trọng vào ý “Cả cuộc đời Hạ Tri Chương gần
như sống xa quê hương, ông rời quê nhà khi còn rất trẻ nhưng khi trở về thì đã
là một lão quan tám mươi sáu tuổi. Hơn năm mươi năm xa cách nay mới có dịp
trở về lòng lão quan thật xúc động, bồi hồi”
Về hoàn cảnh sáng tác: Sách giáo khoa Ngữ văn 7 - tập 1 có nhắc đến thời
điểm sáng tác bài thơ này, đó là sau cả một đời làm quan gần năm mươi năm,
vào năm 744 khi tuổi đã cao, Hạ Tri Chương cáo lão trở về quê cũ. Sinh thời lúc
đang làm quan ông rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Vì thế khi ông từ
quan về quê làm đạo sĩ, vua Đường Huyền Tông không hề phật ý mà còn tặng
thơ cho ông và ông còn được Thái tử và các quan đưa tiễn.. Và bao nhiêu cảm
xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ
trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt một cách rất ngẫu nhiên mà xúc động lòng
người.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc – tiếp xúc văn bản
Thao tác một: Giáo viên hướng dẫn đọc, sau đó đọc mẫu.
Thao tác hai: Cho học sinh đọc cả phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
Tác phẩm thơ Đường bao giờ cũng có phần nguyên tác, phần này học sinh rất
khó hiểu nếu như không nắm chắc các yếu tố Hán Việt nên sách giáo khoa có
11
đưa vào phần dịch nghĩa, dịch thơ để học sinh hiểu rõ hơn. Giáo viên cần cho
học sinh cho học sinh đọc cả ba bản.
Thao tác ba: Sau khi học sinh đọc, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về thể
thơ trong nguyên tác và thể thơ trong bản dịch thơ và nêu đặc điểm của mỗi thể
thơ.
Mục đích của thao tác này là qua biện pháp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với
nguyên tác học sinh thấy: Thể thơ trong nguyên tác là thất ngôn tứ tuyệt luật
Đường, nhưng hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San thì được
chuyển thể sang thể thơ lục bát. Có sự khác nhau về vần, về nhịp giữa thơ thất
ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát. Về vần, thơ tứ tuyệt luật Đường gieo vần chân.
Trong khi đó, thơ lục bát của chúng ta vừa gieo vần lưng vừa gieo vần chân. Về
nhịp cũng rất khác nhau, nhịp thơ thất ngôn bát cứ thông thường là nhịp 4/3, còn
nhịp thơ lục bát đa dạng hơn, câu sáu có khi là 3/3 hoặc 2/2/2, câu 8 có khi là
4/4 có khi là 2/6...
Thao tác bốn: Tiếp đến cho học sinh quan sát bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch
thơ để nhận ra từ ngữ nào bản dịch thơ chưa sát, từ ngữ quan trọng nào người
dịch đã bỏ qua. Trong phần này học sinh cần nhận ra bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ
và Trần Trọng San tuy dịch tương đối sát nhưng cả hai bản dịch mất chữ mai
trong tóc mai tức là chưa nhấn mạnh vào sự thay đổi như trong phần phiên âm.
Ngoài ra ở bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ: Câu 3 dịch chưa sát. Phiên âm câu 3: Nhi
đồng tương kiến, bất tương thức (từ bất tương thức nghĩa là : không quen biết )
Phạm Sĩ Vĩ dịch: “không chào”. Như vậy, câu thơ đã giảm nghĩa đi đáng kể. Tác
giả về quê hương của mình nhưng không gặp ai quen biết cả chỉ gặp trẻ con,
chúng không biết ông là ai tưởng là khách phương nào đến mới hỏi ông. “Tiếu
vấn: Khách tòng hà xứ lai ?”.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản
Thao tác một : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề của bài thơ.
Như trên đã nói nhan đề bài thơ này rất đặc biệt, nó là một tín hiệu nghệ thuật
hàm chứa nhiều giá trị nội dung. Vì vậy ở đây chúng tôi sử dụng những câu hỏi
sau:
H1: Em hãy giải nghĩa từ ngẫu thư? Em hiểu ngẫu nhiên viết nghĩa là thế
nào? Tại sao lại là ngẫu nhiên viết?
Nguyên tác ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm bộc lộ
một cách ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay
lúc mới đặt chân tới quê nhà. Tác giả không chủ định viết và vì sao lại viết, đến
lúc đọc xong bài thơ, chúng ta mới rõ. Tình huống đầy kịch tính cuối bài (tác giả
bị gọi là khách) là một cú sốc thực sự đối với tác giả, nhưng đó chính là duyên
cớ - mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính chất ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ là
12
duyên cớ ngẫu nhiên thì bài thơ không thể hay, không thể rung động lòng người
như vậy được. Đằng sau nguyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố, nói đúng hơn
là một điều kiện có tính tất yếu, đó là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực
và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng có thể bộc lộ. Tình cảm ấy như một dây đàn căng
hết mức, chỉ cần chạm khẽ là ngân lên, ngân mãi. Tình tiết hết sức chân thực
cuối bài chính là một cú va đập mạnh vào cả phím đàn để rồi phím đàn ấy vang
lên những thanh âm giản dị mà lắng sâu và dư ba đến thế.
- Tiếp đến giáo viên hỏi:
H2: Qua tiêu đề em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc
đáo? So sánh với tình huống thể hiện tình quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ?
- Học sinh so sánh và giáo viên khái quát lại:
+ Tĩnh dạ tứ: Tình cảm nhớ quê được biểu hiện khi tác giả đang xa xứ nhìn
trăng sáng và nhớ quê hương.
+ Hồi hương ngẫu thư: Tình cảm quê hương thể hiện ngay lúc mới đặt chân tới
quê nhà sau bao ngày xa cách, khi mình thực sự thành khách lạ trên chính quê
hương mình.
- Giáo viên có thể bình giảng về nét độc đáo về tình quên trong bài thơ thể
hiện qua nhan đề.
“Đây là tình huống tạo nên tính độc đáo cho bài thơ và cũng là một trong
những lí do tạo nên sức ám ảnh cho bài thơ, bởi lẽ trên cuộc đời này có biết
bao con người vì mưu sinh, vì sự nghiệp và cả vì số phận mà phải xa quê nhiều
khi gần hết cuộc đời mới có dịp trở về quê cũ. Nhưng đau đớn thay, hụt hẫng
thay, cuộc đời dâu bể, biến thiên, ngày mình trở lại cũng là ngày mình cay đắng
nhận ra mình không còn thuộc về nơi ấy nữa, có khi đã thành khách lạ trên
chính quê hương mình.”.
Thao tác hai : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu thơ đầu:
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
Dịch:
1. Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
2. Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Trong phần này chúng tôi sử dụng các câu hỏi sau:
H1: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó?
H2: Giọng quê và hình ảnh “tóc mai đã rụng” có nghĩa gì?
13
H3: Xa quê, ở con người nhà thơ, cái gì thay đổi theo thời gian, cái gì không
đổi? Sự thay đổi và không thay đổi có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời, tôi khái quát lại nghệ thuật đối trong hai câu đầu cho
học sinh :
Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi.
Hương âm vô cải > < mấn mao tồi.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về nghệ thuật đối trong hai câu đầu
Trong hai câu đầu tác giả sử dụng nghệ thuật đối: đối vế câu, đối từ loại và đối
cú pháp. Trước hết, ta nhận thấy trong hai câu thơ trên” Thiếu tiểu li gia” đối với
“lão đại hồi”. “ Hương âm vô cải” đối với “ mấn mao tồi”. Đó là đối vế câu.
Trong hai câu này nếu xét về lời không bằng nhau nhưng xét về mặt cú pháp câu
thơ đối rất chỉnh cả ý và lời Thiếu tiểu đối với lão; hương âm đối với mấn mao;
li gia đối với đại hồi; vô cải đối với tồi). Xét về mặt chức năng ngữ pháp li gia
và đại hồi; vô cải và tồi đối nhau và đều là vị ngữ trong câu. Xét về từ loại thì
các từ thiếu tiểu đối với lão, li gia đối với đại hồi, vô cải đối với tồi. Đây là
những từ trái nghĩa đối với nhau.
- Học sinh nhận ra tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu thơ:
Nhờ phép đối, câu 1 đã làm thay đổi về vóc dáng, về tuổi tác của một con người
cả một đời xa quê, bước đầu hé lộ tình cảm xa quê hương của nhà thơ. Câu thứ
hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi
(tiếng nói quê hương) qua đó gián tiếp khẳng định dù đi đến tận cùng trời, dù cả
đời sống xa quê thì tình quê, chất quê trong con người nhà thơ vẫn không bao
giờ thay đổi. Tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý
nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương của mình.
H4: Hai câu thơ đơn thuần chỉ kể việc, không hề có một từ ngữ nào thể hiện cảm
xúc. Vậy nhưng đọc lên ta vẫn cảm nhận được tâm trạng của người con xa quê
lâu ngày mới trở lại. Em hãy hình dung tâm trạng đó?
- Giáo viên bình: Hai câu thơ đơn thuần chỉ kể việc, không hề có một từ
ngữ nào thể hiện cảm xúc. Vậy nhưng đọc lên ta vẫn cảm nhận được tâm trạng
của người con xa quê lâu ngày mới trở lại. Đó là tâm trạng bồi hồi, mừng mừng
tủi tủi, như những ngọn triều tình cảm, những đợt sóng lòng không kìm nén
được, thoắt vui, thoắt buồn, thoắt mừng, thoắt tủi. Đọc hai câu thơ ta cảm giác
như thấy bước chân hấp tấp, lập cập, líu ríu của đứa con xa quê lâu ngày trong
giây phút đặt chân lên quê hương.
H4: Em có nhận xét gì về giọng điệu hai câu thơ đầu:
Hai câu thơ có giọng điệu tâm tình như một lời kể chuyện nhưng đằng sau câu
chuyện ấy ta vẫn cảm nhận được một chút gì đó bùi ngùi xúc động của đứa con
xa quê lâu ngày giờ mới có dịp trở về quê cũ.
14
Thao tác ba : Hướng dẫn học sinh cảm nhận hai câu thơ cuối:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dịch nghĩa:
1. Trẻ con nhìn lạ, không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
2. Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"
Để hướng dẫn học sinh đọc hiểu hai câu thơ trên chúng tôi sử dụng các câu hỏi
sau:
H1: Theo em, bất tương thức là gì? Em hãy so sánh giữa phiên âm, dịch nghĩa,
dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và bản dịch của Trần Trọng San?
H2: Tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa về đến làng? Theo em,
tình huống đó có hợp lí hay không?
H3: Tại sao lại có thể xảy ra chuyện như vậy? Việc bọn trẻ cười hỏi khách tác
động gì đến thái độ và tâm trạng của nhà thơ? Hãy hình dung thái độ của nhà thơ
lúc đó?
H4: Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác
nhau về giọng điệu?
Sau khi học sinh đã trả lời, giáo viên mở rộng cho học sinh: Tính độc đáo về mặt
nghệ thuật của hai câu cuối là ở chỗ tác giả đã dùng những hình ảnh vui tươi,
những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi hụt hẫng, tủi lòng của
mình. Làng quê chỉ có nhi đồng ra đón, điều ấy chứng tỏ những người ở cùng
quê với nhà thơ nay chẳng còn ai. Bấy giờ sống được đến bảy mươi là đã liệt
vào Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm! ( Nhân sinh thất thập cổ lai hi của Đỗ
Phủ trong bài Sông Khúc) ; tác giả đã 86 tuổi thì tình cảnh nêu trên là hoàn toàn
đúng sự thực. (Mà dẫu vài người sống sót thì cũng chưa chắc có nhận ra nhà
thơ). Trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại "bị" xem như "khách". Thật hụt hẫng
biết bao. Với lòng hiếu khách, các em nhi đồng đã niềm nở vui cười tiếp đón,
thật trớ trêu. Tình huống đặc thù ấy đã tạo nên màu sắc đặc biệt của hai câu thơ:
Một giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách
quan, hóm hỉnh.
H5: Em có nhận xét gì về câu thơ cuối so với ba câu trên?
Câu hỏi này có thể hơi khó đối với học sinh giáo viên có thể gọi ý: “Ba câu trên
là là lời là tâm trạng của ai? Câu cuối chủ thể thay đổi như thế nào? Ý nghĩa
của sự thay đổi đó?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên khái quát lại:
15
Ta dễ dàng nhận ra ba câu trên là lời, là tâm sự của người trở về. Câu
cuối bỗng đổi chủ thể sang trẻ con. Sự thay đổi này khiến cho câu thơ cuối như
tách ra đối lập với ba câu trên. Ông lão thì buồn vui lẫn lộn, náo nức bồi hồi,
mừng mừng tủi tủi, đầy vẻ vồ vập, hấp tấp. Còn bọn trẻ lại đầy xa lạ, cái xa lạ
hoàn toàn đối lập với tâm trạng náo nức của người trở về. Câu kết bài thơ là câu
hỏi nghỗ nghĩnh của bọn trẻ nhưng lại ẩn giấu nỗi buồn thấm thía của người trở
về - nỗi buồn của người đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Và
phải chăng đây cũng chính là lời tạ lỗi chân thành cảu đứa con xa quê với chính
quê hương mình? Và vì vậy mà dù bài thơ không hề có một chữ nào nói về tình
cảm mà tình cảm cứ hiện ra, cứ phập phồng, náo nức, xốn xang đến tận cõi lòng
và neo lại mãi trong lòng người đọc cả ngàn năm nay.
H6: Nếu xem câu cuối cũng là một lời tạ lỗi với quê hương của tác giả thì câu
thơ khiến em nhớ đến tình quê của tác giả nào đã học?
Học sinh dễ dàng nhận ra cảm xúc của Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ. Giáo
viên tận dụng điều này để chuyển sang thao tác tiếp theo luôn.
Thao tác bốn: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những bài thơ, những câu thơ
cùng chung chủ đề với văn bản:
Không riêng gì thơ Đường mà bất kì một tác phẩm văn học nào khi dạy, tôi
thường yêu cầu học sinh tìm hiểu những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề với
tác phẩm hoặc cùng thời với văn bản mà tôi đang dạy, điều này không chỉ giúp
học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm đang học mà bên cạnh đó học
sinh còn phát huy khả năng so sánh đối chiếu giữa văn bản này với văn bản
khác, qua đó giúp các em hiểu biết sâu hơn về tác phẩm, hình thành cho các em
kĩ năng so sánh văn học.
Khi dạy bài “ Hồi hương ngẫu thư” (Hạ Tri Chương), sau khi hướng dẫn
học sinh tìm hiểu xong bài thơ nhất là sau khi phân tích câu thơ cuối tôi yêu cầu
học sinh tìm những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề với bài “Hồi hương
ngẫu thư”. Đó là chủ đề Tình yêu quê hương. Tôi đặc biệt chú ý tình quê trong
bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch để học sinh so sánh và nhận ra cả hai thi nhân đều
viết vê tình quê và tình quê trong hai bài thơ đều đong đầy như nhau. Mặc dù
hai tình huống để bộc lộ tình quê khác nhau nhưng suy cho cùng đó đều là lời tạ
lỗi với quê hương của những đứa con cả đời vì mưu sinh mà phải li hương.
Ngoài ra tôi còn yêu cầu học sinh tìm không chỉ thơ Trung Quốc mà cả
thơ Việt Nam, hoặc các bài thơ của các tác giả nước ngoài khác , miễn sao cùng
chủ đề. Trong quá trình tìm kiếm như vậy đã giúp cho học sinh ít nhiều có được
sự hứng thú trong tiết học. Bản thân giáo viên có thể cung câp thêm câu thơ của
nhà thơ Khuất Nguyên thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Hồ tử tất thủ khâu
16
Quyện điểu quy cựu lâm
( Cáo chết quay về núi cũ.
Chim mỏi bay về rừng xưa)
Hay:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
( Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.)
( Thôi Hiệu)
Và cả thơ ca Việt Nam:
Lòng quê gợn gợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
( Huy Cận)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
( Tế Hanh)
Thao tác năm : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những dấu hiệu thi pháp của
tác phẩm theo đặc trưng loại thể:
Mỗi tác phẩm văn học nói chung bên cạnh cảm hứng chủ quan của tác giả,
còn bị chi phối bởi trào lưu văn hóa nhất định và mang đặc trưng thi pháp của
trào lưu đó. Đường thi là một trào lưu thơ ca thực sự đã đạt đến độ hoàn mĩ mẫu
mực với những đặc trưng thi pháp nổi bật. Dạy bài thơ này tôi cũng đã chú ý
hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm dưới góc độ thi pháp. Tuy nhiên để học
sinh có những kiến thức có tính hệ thống hơn sau khi phân tích chúng tôi khái
quát lại cho học sinh một số dấu hiệu thi pháp đặc trưng sau;
- Đề tài thường trang trọng, thi ý thường mang nhiều tầng nghĩa. Vì thế
mà trong Thơ Đường thường sử dụng thủ pháp tả cảnh ngụ tình,vẽ mây nảy
trăng...
- Ngôn ngữ Đường thi thường mang tính hàm súc và khái quát cao, Thơ
Đường nói ít gợi nhiều, rất ít khi đi vào miêu tả chi tiết nhưng lại có sức ám ảnh
rất lớn đến người đọc vì chạm được trái tim người đọc. Vì rất hàm súc, tinh tế
nên trong thơ Đường thường có “ nhãn tự” tức là mắt thơ,. Những từ ngữ này là
những “chữ thần” của cả bài thơ.
- Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc
rất chặt chẽ tạo sự hài hòa và điều này được tạo nên bởi nghê thuật đối và quy
luật về thanh điệu như “Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh”. Trong
17
nghệ thuật đối thì có đối ý, đối lời, đối thanh và đối từ loại . “Niêm” sự kết dính
hàng dọc tạo nên tính chặt chẽ về mặt tình ý cho bài thơ.
- Trong thơ Đường trọng tâm bài thơ phần lớn rơi vào câu thơ kết. Vì vậy
câu kết có vai trò rất quan trọng trong thơ Đường. Đặc biệt nhan đề trong thơ
Đường luôn là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng cần được chú ý khi đọc –hiểu.
- Từ những đặc trưng trên tôi khái quát lại cho học sinh: Khi đọc hiểu các
bài thơ Đường hay các bài thơ Việt Nam làm theo luật Đường các em cần chú ý
những dấu hiệu sau: Nhan đề, nghệ thuật đối, niêm luật, những từ ngữ quan
trọng, đặc biệt là câu thơ kết, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình , thủ pháp vẽ mây nảy
trăng, bút pháp chấm phá...Tôi cũng nhắc các em quan tâm đích đáng đến hoàn
cảnh ra đời của bài thơ...
2. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Năm học: 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công dạy một lớp văn 7.
Lúc đó, tôi chưa áp dụng cách dạy này và kết quả khảo sát học sinh rất thấp
nhưng năm 2016 - 2017 này, tôi đã áp dụng cách dạy trên. Thật vui mừng, tôi
thấy tiết học rất hứng thú đối với cả học sinh và giáo viên. Các em chủ động tìm
tòi, phát biểu, chăm chú lắng nghe phần mở rộng, chủ đề liên quan... của tôi.
Năm học 2016 - 2017 đạt cao hơn nhiều so với năm 2015 - 2016 không
áp dụng. Sau đây là kết quả khảo sát:
Năm học
2015 - 2016
2016 - 2017
TS
44
43
G
0
7
%
0
16,28
K
7
15
%
TB
15,9 26
34,89 19
%
59,1
44,1
Y
11
2
%
25
4,65
Như vậy, so sánh hai cách dạy: Một là chưa áp dụng SKKN, tỉ lệ học sinh
trung bình và yếu rất cao. Hai là áp dụng theo SKKN, tỉ lệ khá, giỏi tăng lên,
còn tỉ lệ học sinh trung bình, đặc biệt là học sinh yếu giảm xuống rõ rệt. Kết quả
được khẳng định khi tôi trao đổi cách dạy với một đồng nghiệp dạy cùng khối 7
với tôi. Họ cũng đã áp dụng hướng này. Kết quả là học sinh hứng thú học rõ rệt
và khảo sát rất khả quan chứng tỏ việc vận dụng thi pháp thơ Đường vào dạy bài
Hồi hương ngẫu thư là một giải pháp có thể áp dụng được và đem lại hiệu quả
nhất định.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3. 1. KT LUN
Cảm nhận văn chơng thực chất là quá trình đi tìm hiểu
những giá trị của tác phẩm mà nhà văn, nhà thơ đã mã hoá
trong các ần số nghệ thuật. Vận dụng thi pháp thơ Đờng để
hớng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Hồi hơng ngẫu th thực sự
là một cách giải mã đem lại nhiều cảm nhận thú vị cho ngời
đọc. Đó là cũng là con đờng để đi sâu khám phá những
chiều sâu giá trị của thi phẩm đặc biệt này.
Tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp và vận dụng những
đặc trng thi pháp thơ Đờng hớng dẫn học sinh đọc hiểu một
bài thơ Đờng cụ thể là một việc làm không quá khó đối với giáo
viên. Nó không chỉ đảm bảo phơng pháp dạy học theo đúng
đặc trng thể loại mà còn đem lại hiệu quả cao cho giờ học và
đặc biệt có tính khả thi tức là có thể áp dụng đợc với mọi đối
tợng học sinh lớp bảy và ở mọi vùng miền khác nhau. Trong thi
gian qua, tụi vn dng ti ny vo cụng tỏc ging dy ca mỡnh, mc dự ó cú
kh quan nhng bn thõn tụi nhn thy mỡnh cn c gng hn na, khụng ngng
hc tp trau di chuyờn mụn qua bn bố, ng nghip kt qu ging dy th
ng núi riờng v nhng tỏc phm vn chng khỏc núi chung t kt qu tt
hn.
Theo tụi, ti ny cũn rt nhiu nhng thiu sút, nhng quan nim cha
th ng nht vi cỏc thy cụ, cỏc anh (ch), cỏc bn ng nghip. Chớnh vỡ th,
tụi rt mong nhn c nhng úng gúp chõn tỡnh ca quý thy cụ, tụi cú th
hon thin hn kin thc ca mỡnh. V tụi tin rng vi nhng kin thc quý bỏu
ca quớ thy cụ cựng nhng úng gúp y ti ca tụi s ngy cng hon chnh
hn, giỳp ớch trong vic ging dy bi Hi hng ngu th núi riờng v cỏc bi
th ng núi chung.
3. 2. KIN NGH
Dạy thơ thực chất là quá trình chúng ta tìm hiểu và
đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ trớc những vấn đề của
cuộc sống. Nhng cảm xúc đó thi nhân lại mã hoá nó bằng các
dấu hiệu nghệ thuật. Tiếp cận văn bản thơ do đó, trớc hết
phải u tiên vào các yếu tố nghệ thuật. Nhiều khi trong một số
văn bản nếu quá chú trọng vào giá trị nội dung thì rất dễ sa
vào diễn xuôi thơ. Vì vậy, việc tìm ra những dấu hiệu nghệ
thuật mang c trng thi phỏp của bài thơ cng cú th xem là một
cách làm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
19
Bên cạnh đó, để dạy tốt bài thơ này giáo viên cũng nên sử
dụng linh hoạt, sáng tạo các phơng pháp dạy học sao cho hợp lý
và hiệu quả nhất là sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm. Giáo
viên có thể sử dụng các thiết bị dạy học (máy chiếu) vào bi hc
ny khi hng dn hc sinh phỏt hin v nhn xột v ngh thut i trong cỏc
cõu th.
Ngoài ra học sinh cần soạn bài chu đáo dới sự hớng dẫn của
giáo viên bởi vì mọi phơng pháp sẽ trở nên vô giá trị nếu học
sinh không có sự chuẩn bị bài từ trớc. Giáo viên có thể cho học
sinh cân hỏi thảo luận trớc để về nhà nghiên cứu. Nh thế bài
học sẽ có hiệu quả hơn.
- V phớa nh trng nờn cung cp cho giỏo viờn nhng loi sỏch tham kho,
ti liu, bng a ... liờn quan n th ng núi riờng v b mụn vn núi chung
giỏo viờn tip cn vi tỏc phm d dng hn. Vỡ hin nay iu kin phc v,
sỏch tham kho cho mụn vn nhỡn chung cũn khan him.
- Giỏo viờn nờn giỳp hc sinh tip cn vi th ng bng nhng bin phỏp
khỏc nhau, trỏnh trng hp ỏp t hc sinh, iu ú lm hc sinh d chỏn nn.
XC NHN CA TH TRNG N V
Thanh Húa, ngy 20 thỏng 5 nm2017
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca
mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
(Ký v ghi rừ h tờn)
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7-tập 1, Nxb Giáo dục, 2011
2. Sách giáo viên Ngữ văn 7- tập 1, Nxb Giáo dục, 2003.
3. Tài liệu Chuẩn kiến thức - kĩ năng Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục, 2008
4. Thơ Đường, Trần Trọng San, Nxb Thanh Hóa, 1997.
5. Thi pháp thơ Đường – Nguyễn Thi Bích Hải. Giáo trình giảng dạy, Đại học
sư phạm Huế, năm 2002.
6. Bình giảng thơ Đường – Nguyễn Thị Bích Hải, NXB Giáo dục, 2005.
21
DANH MC
CC TI SNG KIN KINH NGHIM C HI NG
NH GI XP LOI CP PHềNG GD&T, CP S GD&T V CC
CP CAO HN XP LOI T C TR LấN
H v tờn tỏc gi : Trng Th Võn
Chc v v n v cụng tỏc: Giỏo viờn Trng THCS Th Nguyờn Th
Xuõn Thanh Húa.
TT
1.
Tờn ti SKKN
Kt qu
Cp ỏnh
ỏnh giỏ
giỏ xp loi
xp loi
(Phũng, S,
(A, B,
Tnh...)
hoc C)
Nm hc
ỏnh giỏ xp
loi
Một số kinh nghiệm
giúp học sinh lớp 9 rèn
Cp huyn
C
2014 - 2015
Cp huyn
A
2016 - 2017
luyện tốt kỹ năng làm
bài nghị luận về đoạn
2.
thơ, bài thơ.
Vn dng thi phỏp th ng
hng dn hc sinh lp 7 c
hiu bi: Hi hng ngu
th ca H Tri Chng
3.
4.
5.
22
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….......1
1. 1. Lý do chọn đề tài…............................................................................1
1. 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..…….2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………..……………3
1. 4. Phương pháp nghiên cứu……………...……………………………..3
2. NỘI DUNG………………………………………………………………..….4
2. 1. Cơ sở lí luận……………...…………………………………...……..4
2. 1. 1. Thuật ngữ thơ Đường…………………………………………….4
2. 1. 2. Đặc trưng thi pháp thơ Đường…………………………………... 4
2. 1. 3. Hạ Tri Chương và bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”………………..5
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. …...…6
2. 2. 1. Vị trí của thơ Đường và bài thơ Hồi hương ngẫu thư trong chương
trình Ngữ văn THCS……………………………………………..6
2. 2. 2. Thực trạng dạy học thơ Đường và bài Hồi hương ngẫu thư …….6
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……………………...8
2. 3. 1. Các phương pháp cũ đã sử dụng để dạy bài Hồi hương ngẫu
thư của Hạ Tri Chương…………………………………………...8
2. 3. 2. Vận dụng thi pháp thơ Đường hướng dẫn học sinh đọc - hiểu
bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương…………………….9
2 . 3. 3. Những bước thực hiện cụ thể ( Giải pháp cụ thể) .......................11
2. 4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
23
đồng nghiệp và nhà
trường.................................................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................19
3. 1. Kết luận.............................................................................................19
3. 2. Kiến nghị….......................................................................................19
24