Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.7 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………............

2

I. Lý do chọn đề tài:……………………………………………….........

2

II. Mục đích nghiên cứu:……………………………………………......

2

III. Đối tượng nghiên cứu........................................................................

3

IV. Phương pháp nghiên cứu:………………………………………......

3

V. Những điểm mới của SKKN...............................................................


3
4

B. PHẦN NỘI DUNG…………….......................…………….............

4

I. Cơ sở lí luận………………………………………………………......

4

II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến............................

4

1. Thực trạng…………………………………………………………..

4

1.1. Về học sinh. ………………………………………………………

5

1.2. Về giáo viên....................................................................................

5

2. Kết quả của thực trạng......................................................................

6


III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề .................................

6

1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận
giải thích……………………………………………………………......
3. Rèn cho học sinh các phương pháp kỹ năng làm bài văn giải thích…
3.1. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận giải thích……….
3.2. Rèn kỹ năng xác lập luận điểm cho bài văn nghị luận giải thích….
3.3. Rèn kỹ năng lập dàn bài……………………………………………
3.4. Rèn kỹ năng viết đoạn……………………………………………...
3.4.1. Rèn kỹ viết đoạn văn giải thích……………………………….
3.4.2. Rèn kỹ năng đưa dẫn chứng trong bài văn lập luận giải thích…...
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………….
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….
1. Kết luận……………………………………………………………..
2. Kiến nghị …………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..
Các đề tài SKKN đã được Hội đồng đánh giá xếp loại cấp Phòng

6
8
8
8
10
12
12
13

14
15
15
15
16
17
1


GD&ĐT, Sở GD&ĐT…………………………………………………

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
2


Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn
nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được thay đổi, đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế xã hội đang phát triển. Người thầy đã và đang vận dụng những phương
pháp dạy học tích cực để giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Ngữ văn.
Ở nhà trường THCS, Tập làm văn là phân môn khó bởi cần đến khả năng
thực hành tổng hợp và sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải huy động, vận dụng tất cả
những gì mà các em đã biết từ môn khác chứ không chỉ mình môn Ngữ văn. Vì
thế, các em luôn cảm thấy bài làm văn là một gánh nặng chứ không phải là một
niềm vui sáng tạo, một sự đam mê văn chương. Chương trình Tập làm văn lớp 7
đặt trọng tâm ở thực hành, nhận biết, làm văn bản. Làm văn nghị luận là một kỹ
năng cơ bản, cần thiết và quan trọng giúp các em học văn tốt hơn. Trong đó, nghị
luận giải thích là kiểu bài trọng tâm của học kỳ II lớp 7. Biết cách làm và thành
thạo bài làm văn nghị luận giải thích sẽ tạo nền tảng căn bản cho học sinh làm
văn nghị luận sau này.

Tạo lập một bài văn nghị luận là công việc cần thiết, tạo nền tảng vững
chắc cho học sinh trong quá trình làm văn sau này. Đặc biệt, nghị luận giải thích
là một trong những kiểu bài khó nhất của chương trình ngữ văn 7. Đây cũng là
kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các
lớp tiếp theo. Trước yêu cầu đó, người thầy luôn trăn trở để tìm ra những giải
pháp, phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.
Trong đó, rèn kỹ năng làm kiểu bài là khâu then chốt. Việc tìm hiểu, nghiên cứu
các biện pháp hình thức để rèn kỹ năng, cách làm bài văn nghị luận giải thích cho
học sinh lớp 7 đã và đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài làm văn nghị luận giải
thích cho học sinh lớp 7, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ hiểu biết và
công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng làm văn của học sinh, tiến tới
nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THCS.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp người dạy Văn tìm ra một con
đường gần nhất và hiệu quả nhất đến với kĩ năng viết bài của học trò. Đối với
môn Ngữ văn, học tập là để hướng đến năng lực cơ bản là nói và viết. Kĩ năng
viết được xem là sản phẩm quan trọng của người học văn. Đó chính là công cụ
cho bất kì ai thuộc bất kì lĩnh vực nào trên hành trình cuộc sống của mỗi người.
Đề tài hướng đến giúp học sinh xác định rõ cách thức tiến hành, nội dung cơ bản
cần có trong một bài văn nghị luận. Vận dụng đề tài vào thực tiễn giúp học sinh
tự tin trước mỗi đề văn. Học trò sẽ tự tin, chủ động hơn khi đã có câu trả lời cho
câu hỏi: viết thế nào?
Giải quyết một đề tài cũng là một quá trình không ngừng học hỏi, tìm tòi
và sáng tạo của người dạy. Trải qua thử nghiệm, thay đổi để cuối cùng vận dụng
vào thực tế dạy học có kết quả cũng là một cách tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng
cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nói
chung và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu.

3


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hướng đến rèn các kĩ năng kiểu bài làm
văn nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7.
Đề tài tập trung nghiên cứu ba nội dung:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải thích.
- Định hướng cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp tôi đã sử dụng:
- Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp quan sát đối tượng một
cách có hệ thống để thu thập thông tin. Có 2 cách quan sát khoa học là quan sát
trực tiếp và quan sát gián tiếp.
- Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà giáo viên khảo sát đối tượng
học sinh trong nhà trường THCS Thành Vân để phát hiện những đặc điểm, cách
học, khả năng làm bài.
- Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp giáo viên chủ động vào đối
tượng học sinh và quá trình diễn biến mà học sinh tham gia học để thực hiện theo
mục tiêu, dự kiến của mình.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên
cứu, xem xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong năm học 2016- 2017, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài:
“Rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7”mà bản thân đã nghiên
cứu, vận dụng năm học 2008-2009.
Những điểm mới so với đề tài tôi đã từng vận dụng:
Đối tượng áp dụng: Đề tài cũ tôi áp dụng đối với học sinh lớp 7 trường
THCS Vân Du. Đề tài này, tôi áp dụng cho học sinh lớp 7 trường THCS
Thành Vân, huyện Thạch Thành.

Thay đổi nội dung kiến thức: Trong đề tài cũ, nội dung kiến thức mà
tôi rèn luyện cho học sinh là kiểu bài làm văn nghị luận nói chung. Trong bài
viết này, tôi chủ yếu hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài văn nghị luận giải
thích.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp trong dạy học môn Ngữ
văn cấp THCS, tôi đã bổ sung, đưa ra các giải pháp để rèn học sinh kỹ năng
viết đoạn văn giải thích, kỹ năng đưa dẫn chứng khi giải thích, kỹ năng lập
dàn bài, kỹ năng xác định và triển khai luận điểm cho bài làm văn nghị luận
giải thích.

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, người thầy phải phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
4


trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh. Dạy học Ngữ văn rất cần chú trọng dạy chữ, dạy
người và hướng nghiệp. Một trong ba mục tiêu của môn Ngữ văn là: “Trang bị
những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và
văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hơn, mục tiêu môn
Ngữ văn trong thời đại mới là "biết để làm". Môn Ngữ văn không chỉ là môn
"bồi dưỡng tâm hồn" mà quan trọng hơn là môn "công cụ" để học sinh có thể vận
dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống. Phân
môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ra văn bản (nói và
viết). Nhờ vậy, phân môn này đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng
bậc nhất của việc dạy và học. [1]

Dạy phương pháp làm văn thực chất là luyện cho các em một số kĩ năng
tương ứng với các giai đoạn của quá trình xây dựng bài văn. Kĩ năng là khả năng
có thể hoàn thành một công việc nào đó để thu được một hiệu quả nhất định.
Bản chất của dạy học làm văn trong nhà trường là thực hành tổng hợp,
hình thành và nâng cao các kĩ năng viết văn. Trong quá trình đó, giáo viên phải
giúp học sinh rèn luyện các thao tác, biến các thao tác thực hiện các kĩ năng làm
văn thành kĩ xảo.
Với đề tài này, người viết tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể trong
những giờ dạy Tập làm văn về kiểu bài nghị luận giải thích. Đó là những biện
pháp hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất, yêu cầu, phương pháp của bài văn
nghị luận giải thích. Người dạy rèn một số kĩ năng cơ bản cho học sinh làm tốt
kiểu bài nghị luận giả thích. Bước đầu nâng cao chất lượng môn học, dần dần cải
thiện những tồn tại trong cách làm bài văn nghị luận của học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thực trạng
Luyện làm văn nghị luận là một vấn đề cần được chú trọng rèn luyện cho
học sinh lớp 7, 8, 9. Các em có một chuỗi bài kiểm tra trong khối THCS về văn
nghị luận. Vì vậy, vai trò của người giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng hành
văn nghị luận cho các em từ lớp 7 là rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên tình yêu,
tâm huyết với nghề.
Tuy nhiên, thực tế việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận ở các nhà trường
THCS, nhất là ở lớp 7 còn nhiều lúng túng.
1.1.Về học sinh:
Lần đầu tiên các em được làm quen với văn nghị luận và là kiểu bài văn
khó, nặng đối với học sinh lớp 7. Các em phải học nhiều môn và chỉ chú trọng
việc học trên lớp cho xong chương trình. Việc chuẩn bị cho giờ luyện nói, luyện
tập lập luận học sinh thường chuẩn bị sơ sài, hời hợt, chỉ mang hình thức đối phó.
Mỗi khi nhận đề kiểm tra, học sinh còn lúng túng. Những lúc đó các em
thường dựa dẫm, lệ thuộc vào tài liệu tham khảo mà không chú ý đề văn đó yêu
cầu như thế nào.

Ở bài làm văn của các em còn lan man, chưa biết xác định luận điểm chính,
chưa biết chia đoạn và lập luận cho bài văn, dẫn chứng chưa sát với yêu cầu đề
5


bài. Đặc biệt, bài văn nghị luận giải thích của học sinh chưa có sức thuyết phục
vì các em chưa nắm được bản chất, phương pháp giải thích.
Trên thực tế, ở địa bàn nông thôn và miền núi, do điều kiện chủ quan và
khách quan, khả năng làm bài văn nghị luận của các em còn nhiều hạn chế. Thực
tế giảng dạy tôi thấy: Chỉ được 30% học sinh biết triển khai, giải thích, lập luận
vấn đề nghị luận, viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức. Số còn lại, các em
viết sơ sài, lủng củng, có bài viết rất dài thì sa vào lan man, nhớ gì viết nấy.
Nguyên nhân sâu xa là các em chưa có ý thức suy ngẫm, liên hệ, giải thích vấn
đề nghị luận.
Hiện nay, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã chú ý đến tiết
luyện tập, điều này, tạo cho học sinh khả năng lập ý, lập luận ở nhà. Nhưng việc
chuẩn bị bài của học sinh chỉ qua loa, chiếu lệ. Đến lớp giáo viên lại phải dành
thời gian định hướng lại cách lập ý cho học sinh, chưa có nhiều thời gian để rèn
kĩ năng, hướng dẫn học sinh thực hành nên mục tiêu dạy học chưa được đáp ứng.
1.2. Về giáo viên:
Người dạy chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng cho học sinh. Thông
thường, giáo viên nghĩ: Học sinh làm văn nghị luận yếu là do khó, có thể tiến bộ
dần ở lớp 8, 9 .
Giáo viên chưa có kinh nghiệm dạy phân môn Tập làm văn, bởi phân môn
này rất khó. Nhiều giáo viên có quan điểm là coi trọng giờ đọc hiểu hơn phân
môn Tiếng Việt và Tập làm văn, cho nên việc đầu tư còn bị coi nhẹ.
2. Kết quả của thực trạng:
Kết quả chấm bài Tập làm văn số 6 (văn nghị luận giải thích) Lớp 7A, 7B
trường THCS Thành Vân năm học 2014 - 2015 như sau:
Lớp

7A
7B

Số
học
sinh
27
22

Giỏi
SL
02
0

Khá
TL
SL
7,4% 5
0
1

Trung bình
TL
SL
18,5% 16
4,5% 11

Yếu

TL

SL
59,3% 4
50%
9

Kém
TL
SL
14,8% 0
40,9% 1

TL
0
4,5%

Nhìn vào bảng số liệu khảo sát ta thấy: Số học sinh làm được và làm tốt bài
văn nghị luận giải thích rất ít. Những bài làm chưa đạt yêu cầu, các em thường
mắc những lỗi cơ bản sau:
- Bài văn chưa sát với đề bài, lập luận chưa chặt chẽ, giải thích vấn đề còn sơ sài.
- Bài làm lan man, chưa đủ ý.
- Hành văn còn lủng củng, chưa có sức thuyết phục.
- Sau giải thích, học sinh chưa biết liên hệ, đánh giá.
Vì vậy, để rèn tốt kĩ năng làm bài nghị luận giải thích cho học sinh lớp 7 đòi
hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian để hướng dẫn, rèn kĩ năng cho học trò; tranh
thủ thời gian của các giờ tự chọn, các giờ ôn luyện, phụ đạo; lên phương án khoa
học để cùng với học sinh khám phá, giải quyết các dạng đề cơ bản một cách bài
bản và đúng hướng.
III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm chung của văn nghị luận.
Trước hết, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững đặc điểm sau của

văn nghị luận.
6


Nghị luận là loại văn bản viết ra nhằm phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức,
đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu
tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ đối với cuộc sống
bằng những hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt
bằng những mệnh đề, phán đoán, những khái niệm có lôgic thuyết phục. [2]
Luận điểm, luận cứ, lập luận là các yếu tố then chốt của một bài văn nghị
luận. Cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững đặc điểm và bản chất của ba yếu tố
này. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết được diễn
đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất
đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu
thực tế thì mới có sức thuyết phục. Luận cứ là lý lẽ và dẫn chứng được đưa ra
làm cơ sở của luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới
khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến
luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới lôi cuốn người đọc. [2]
Trước khi bắt tay làm một đề văn nghị luận nói chung, bài văn giải thích
nói riêng, học sinh phải hiểu rõ, nắm chắc các vấn đề lí thuyết có tính chất then
chốt đó. Con đường để nắm vững lí thuyết này là cho học sinh học theo mẫu và
thực hành từng phần. Các văn bản mẫu được lựa chọn ngay trong sách giáo khoa
như Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của
Tiếng Việt của Đặng Thai Mai, Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn
Đồng. Đây là những văn bản được tích hợp phần Đọc - hiểu đồng thời cũng là
nhưng bài văn nghị luận mẫu mực đáng để học sinh học tập.
2. Rèn cho học sinh nắm vững yêu cầu, bố cục của bài văn nghị luận giải
thích.
Yêu cầu này áp dụng cho cả người dạy và người học vì những mục đích
nhất định: Hiểu đúng kiểu bài nghị luận và viết đúng nghị luận giải thích. Lập

luận giải thích cần hiểu ở các khía cạnh: Giải thích là giảng giải cho cặn kẽ, chú
thích thêm sáng tỏ. Kiểu bài nghị luận giải thích là kiểu bài trình bày các lí lẽ để
giảng giải có kèm theo dẫn chứng cần thiết cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người
đọc hiểu rõ thêm vấn đề đã nêu ra
Trong chương trình, tiết học 104 tuy có lí thuyết chung cho nghị luận giải
thích nhưng còn rất đơn giản, chung chung. Ngoài những điều sách giáo khoa
trình bày về nghị luận giải thích như: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so
sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại của vấn đề…làm
cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ… giáo viên cần
giới thiệu thêm một số điều cần lưu ý khi làm văn nghị luận giải thích( nên dạy ở
những buổi học ôn) để các em nắm rõ hơn vấn đề, trước khi thực hiện tạo lập văn
bản.
Vậy, yêu cầu trước khi làm bài văn nghị luận giải thích là gì? người dạy
cần giúp học sinh cần nắm được:
Trước hết, phải xác định đúng vấn đề cần giải thích, tránh tình trạng nói
chung chung quanh đề bài. Muốn vậy, cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng
tổng hợp các thao tác giải thích cho phù hợp.
Phải phát hiện vấn đề của đầu bài có những khía cạnh cần giải thích (hoặc
có những từ, khái niệm nào cần giảng giải) mối quan hệ giữa các khía cạnh đó
7


Có một hệ thống lí lẽ kèm theo dẫn chứng cần thiết để giảng giải cho cặn
kẽ vấn đề cần giải thích. Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong
sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những
điểu người ta chưa hiểu.
Trong phép lập luận giải thích, dẫn chứng khác với lập luận chứng minh ở
chỗ:
+ Về mục đích và mức độ, dẫn chứng chỉ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung, làm nổi
bật một số lí lẽ.

+ Về số lượng, nó ít hơn hẳn và không cần liên tục, thường xuyên, liền mạch.
+ Trong giải thích thường có chứng minh và ngược lại, trong chứng minh, cũng
cần phải giải thích.
Người dạy cần tìm hiểu kĩ vấn đề giải thích cho kĩ hơn, phải đi từ cái sâu
xa đến cái cụ thể, rõ ràng. Những tri thức này có lẽ chưa thể có được ở học sinh.
Chúng ta dùng hai ví dụ sau đây để làm rõ mục đích, yêu cầu của văn giải thích.
Ví dụ 1: Giải thích thế nào là Liêm ( Trong Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí
công, Vô tư): Liêm là trong sạch, không tham lam [3]
Nhưng giáo viên phải giảng giải cặn kẽ hơn ở các khía cạnh sau: Ngày
xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét của nhân
dân gọi là liêm ( Nghĩa hẹp). Còn ngày nay, chữ liêm rộng nghĩa hơn nhiều, có
nghĩa là mọi người cần phải hiểu, chữ liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như
chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới liêm được vì sự xa xỉ sẽ nảy sinh
tham lam. Tham tiền của, địa vị, danh tiếng… có nghĩa là bất liêm [4]
Ví dụ 2: Cho đoạn văn: “ Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế
nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào
cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp cảu ánh sáng, của thiên nhiên…Có
lẽ tiếng Việt của chúng ta bởi vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời
sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quí, là vĩ đại,
nghĩa là rất đẹp” ( Phạm Văn Đồng ) [2]
Đây là một đoạn văn giải thích rất hay, đặc sắc. Vấn đề cần giải thích là vẻ
đẹp của tiếng Việt. Là vấn đề trừu tượng, rất khó làm rõ. Bởi vậy, tác giả chọn
cách giải thích gián tiếp từ nguồn gốc, từ những nguyên nhân tạo ra vẻ đẹp đó.
Đó là cách giải thích rất thông minh, sáng tạo. Phạm Văn Đồng đúng là bậc thầy
trong việc giải thích
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra kết luận về yêu cầu của giải thích: Người
ta có thể giải thích bằng nhiều cách, có thể giải thích bằng trực tiếp, có thể bằng
gián tiếp. Có những vấn đề có thể dùng tư liệu có sẵn để giải thích, nhưng cũng
có những vẫn đề trừu tượng( như đoạn văn của Phạm Văn Đồng) thì cần sự thông
minh, đưa ra lí lẽ phù hợp để giải thích vấn đề.

3. Rèn cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giải thích.
3.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề.
Tìm hiểu đề và tìm ý là việc làm không thể thiếu được trong mỗi quá trình
tạo lập văn bản. Nếu không tìm hiểu đề, người viết sẽ thường rơi vào tình trạng
lạc đề, xa đề hoặc thiếu nội dung đề yêu cầu. Nếu hiểu chưa hết ý đề bài ra, hiểu
tường tận từng câu chữ có trong đề bài, e rằng bài viết sẽ non kém ý. Với kiểu bài
nghị luận giải thích, việc tìm hiểu đề và tìm ý cần thận trọng, kĩ hơn, xác định
đúng hướng hơn đối với các kiểu bài khác.
8


Ví dụ 3: Nếu với đề bài giải thích câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học
một sàng khôn” mà chỉ giải thích tập trung làm cho người đọc hiểu rõ việc đi của
con người thì sẽ chỉ nêu được một mặt của vấn đề. Vì hiểu đúng nghĩa của từ đi ở
đây là việc ra đi, thoát khỏi luỹ tre làng để tìm hiểu, tìm tòi, học hỏi những điều
hay, việc làm tốt cho gia đình, xã hội. Hay, với đề bài giải thích ý nghĩa câu nói
của nhà văn lớn M.Go-Rki “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” như
thế nào cho rõ vấn đề cốt lõi là “ Tác dụng của việc đọc sách” không phải là dễ.
Người làm cần xác định tư liệu cần có để giải thích ngay trong việc tìm hiểu đề
và tìm ý. Vậy, chúng ta cần xác định xem trong đề bài vấn đề nghị luận cần hiểu
đúng là gì? Có những mặt, những khía cạnh nào? ý nghĩa là gì ? nếu không nắm
vững những điều cơ bản đó, chắc chắn người viết sẽ lạc đề, xa đề chẳng hạn như
lạc sang loại đề lập luận chứng minh, vì chứng minh dễ thực hiện hơn giải thích
3.2. Rèn kĩ năng xác lập luận điểm cho bài văn nghị luận giải thích.
Việc xác lập luận điểm cho bài văn giải thích giúp người làm văn đúng
hướng, đúng thể loại tránh lạc đề, thiếu ý, thiếu mạch lạc. Hướng dẫn học sinh
xác lập được hệ thống luận điểm phù hợp xem như bài văn đã thành công được
một nửa.
Đặt câu hỏi để tìm luận điểm cho bài văn nghị luận là một giải pháp hiệu
quả. Cần hướng dẫn học sinh biết cách đặt và trả lời câu hỏi tương ứng với từng

phần trong bài là cách các em dễ dàng xác lập luận điểm cho bài văn.
Hệ thống câu hỏi trong bài nghị luận giải thích có ba nhóm tương ứng với
ba ý lớn của bài văn giải thích. Có thể mô tả trong bảng hệ thống và minh họa
kèm theo hai đề cụ thể sau đây:
Ví dụ 4: Với hai đề bài: Giải thích thế nào là Lòng khiêm tốn và Giải
thích câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, người dạy có thể đặt
và trả lời câu hỏi để tìm hệ thống luận điểm cho phần thân bài như sau:
Câu hỏi
Vận dụng vào đề cụ thể Xác lập luận điểm
Nhóm ? Nghĩa là gì
?Lòng khiêm tốn nghĩa - Khiêm tốn là sống một
câu
Câu hỏi làm rõ là gì?
cách nhún nhường, luôn
hỏi 1 vấn đề
hướng về phía tiến bộ,
không ngừng học hỏi..)
? Đi một ngày đàng có - Đi nhiều, giao hoà với
nghĩa là gì? Học một đời sống sẽ học hỏi được
sàng khôn là gì ?
nhiều điều bổ ích, tích
luỹ được nhiều tri thức
để trưởng thành
Nhóm ? Vì sao? Có
câu
tác dụng gì? ý
hỏi 2 nghĩa gì đối
với cuộc sống?.
Nhóm câu hỏi
giải thích tầm

Ví dụ quan trọng của
vấn đề với cuộc
sống.

? Vì sao cần phải có - Sự hiểu biết của mỗi
lòng khiêm tốn?
người hữu hạn. Kiến
thức cuộc sống là vô hạn
Vì thế cần phải khiêm
tốn học hỏi mới mong
tiến bộ.
? Tác dụng của lòng - Khiêm tốn tạo cho con
khiêm tốn ?
người ý chí phấn đấu
9


không ngừng; gặt hái
được nhiều thành công
trong cuộc sống.
? Đi một ngày đường - Đi nhiều sẽ học hỏi
học một sàng khôn có được nhiều điều bổ ích,
tác dụng gì trong cuộc tích luỹ được nhiều tri
sống?
thức ứng dụng vào đời
sống…
Nhóm ?Phải làm gì?
câu
Làm như thế
hỏi 3 nào?

Đây là câu hỏi
Ví dụ hướng người
đọc nhận thức
và hành động
đúng vấn đề.
Đây là câu hỏi
liên hệ, nâng
cao vấn đề.

? Chúng ta phải làm gì,
làm như thế nào để luôn
giữ được lòng khiêm
tốn?

- Luôn luôn tự hoàn thiện
mình, không tự ti trước
những thành công của
người khác…

? Đối lập với lòng khiêm - Đối lập với lòng khiêm tốn
tốn là gì?
là tính tự cao, tự đại, luôn
cho mình là hơn người, hơn
đời, khác đời…
? Chúng ta cần phải học hỏi
những gì?
? Học như thế nào khi đã đi
ra? Người không chịu đi ra
để học hỏi là người như thế
nào?


-Học tập không ngừng,
học mọi phương diện.
-Có ý thức khiêm tốn học
hỏi, không chờ đợi, ăn
sẵn…

Nhìn lên hệ thống câu hỏi trong mỗi nhóm ở bảng trên, mỗi nhóm câu hỏi
sẽ tương đương với mỗi nhóm luận điểm lớn của bài:
- Luận điểm 1: Giải thích vấn đề. Thường trả lời các câu hỏi: Như thế nào? Là
gì?
- Luận điểm 2: Giải thích ý nghĩa của vấn đề. Thường trả lời cho các câu hỏi: Có
ý nghĩa gì ? vì sao?
- Luận điểm 3: Bài học nhận thức và hành động. Trả lời cho các câu hỏi: Phải
làm gì ? tránh điều gi?
( Mỗi luận điểm chính thường có các luận điểm phụ nhỏ hơn)
3.3. Rèn kĩ năng lập dàn bài cho bài văn nghị luận giải thích.
Sau khi đã xác định được các nhóm câu hỏi, ý nghĩa của các nhóm câu hỏi
đó, trả lời câu hỏi để xác lập luận hệ thống luận điểm cho bài làm. Cần hướng
dẫn cho các em năm vững yêu cầu về bố cục chung của kiểu bài nghị luận giải
thích. Cách vận dụng hệ thống luận điểm vừa tìm được vào trong dàn bài. Cụ thể
như sau:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích, gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các
cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
10


Dàn bài trên đã gợi ra các yêu cầu và phương pháp làm từng phần cho bài

văn giải thích. Tuy nhiên dàn ý còn khá chung chung. Để học sinh có thể làm tốt
kiểu bài, giáo viên cần cụ thể dàn ý trên thành những nội dung, yêu cầu và hướng
dẫn cho học sinh lập thực hành lập dàn ý trong từng đề . Qua đó, học sinh sẽ nắm
chắc hơn cách thức làm dàn ý cho bài văn giải thích. Đây là bước quyết định cho
thành công một bài văn.
Ví dụ 5: Lập dàn ý cho các đề bài sau:
1. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công. [5]
2. Giải thích ý nghĩa bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! [6]
3. Có nhà văn đã nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người”. Hãy giải thích ý kiến trên. [7]
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:
Các Đề 1
Đề 2
Đề 3
phần
Mở
-Dẫn dắt vấn đề nghị -Dẫn dắt, giới thiệu - Dẫn dắt, giới thiệu
bài
luận: cần vững trí, bền vấn đề giải thích: Ca vấn đề: Khẳng định
lòng trước khó khăn, ngợi công lao to lớn vai trò của sách đối
thử thách.
của cha mẹ và lời với cuộc sống con
-Trích dẫn câu tục ngữ
nhắn nhủ về đạo làm người
con.
- Trích dẫn câu nói

-Trích dẫn bài ca dao của M. Go-rơki
Thâ 1. Giải thích nôi dung
n bài câu tục ngữ:
- Thất bại: không đạt
được mục đính, kế
hoạch đặt ra.
- Thành công: thực hiện
được
những
mong
muốn, những kế hoạch,
mục đích trong công
việc cũng như trong
cuộc sống.
- So sánh Thất bại là
mẹ thành công khẳng
định thất bại là nguồn
gốc, động lực của thành
công.
-> Câu tục ngữ là lời
khuyên con người vững
chí, bền lòng, kiên trì
không nản trí trước khó

1. Giải thích nội dung
bài ca dao:
- Hình ảnh so sánh độc
đáo: Công cha với
núi ngất trời và nghĩa
mẹ với nước ngoài

biển đông. Núi và biển
là biểu tượng cho to
lớn, sự vĩnh hằng, bất
diệt của thiên nhiên.
Từ hiện tượng cụ thể
ấy, tác giả dân gian đã
ca ngợi công lao trời
biển của cha mẹ.
- Hình ảnh cù lao chín
chữ nhắc nhở đạo làm
con phải làm tròn chữ
hiếu để báo đáp công
ơn to lớn ấy.

1. Giải thích câu nói
của M.Gơ-ki
1. Sách là gì? Ngọn
đèn sáng bất diệt là
gì? Vì sao sách lại là
ngọn đèn sáng bất
diệt của trí tuệ con
người?

11


khăn, thất bại.
2. Giải thích ý nghĩa
câu tục ngữ
- Thất bại giúp cho ta có

được những kinhnghiệm
quý giá, hiểu được
nguyên nhân vì sao chưa
thành công, từ đó rút ra
bài học, tìm cách khắc
phục cho lần sau.
- Thất bại là động lực để
con người cố gắng, nỗ
lực; mong muốn phấn
đấu, khát khao chinh
phục…
- Sau mỗi lần thất bại
con người sẽ trưởng
thành hơn, tự tích lũy
cho mình những kinh
nghiệp quý, là hành
trang cho sự thành công
sau này.
(HS lấy dẫn chứng để
vấn đề thêm sáng tỏ)
3. Cần làm gì để vượt
qua khó khăn trong
cuộc sống?
- Cần bình tĩnh, dũng
cảm để đối mặt trước
khó khăn, trở ngại.
- Nếu nhụt chí, đầu
hàng, bỏ cuộc thì sẽ
không bao giờ thành
công trong cuộc sống.


Kết
bài

.

- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân

2. Giải thích công lao
to lớn của cha mẹ.
- Cha mẹ là người đã
sinh ra ta, nuôi dưỡng
ta từ khi mới chào đời
cho đến khi trưởng
thành, lặng thầm hi
sinh vì ta mà không
quản ngại bao khó
khăn vất vả.
- Cha mẹ là chỗ dựa
vững chắc nhất, tin
cậy nhất, dành mọi
tình yêu thương, mọi
điều tốt đẹp cho con.
- Chỉ có cha mẹ mới
sẵn sàng chấp nhận
gian khó, cực nhọc để
bảo vệ con, vì tương
lai tốt đẹp của con.
- Có rất nhiều tấm

gương về tình mẫu tử
khiến mọi người cảm
động (dẫn chứng).
3. Đạo làm con cần
phải đền đáp công lao
cha mẹ.
- Con cái phải biết ơn,
ghi nhớ công lao cha
mẹ; phải có những cử
chỉ, thái độ, việc làm
cụ thể để báo đáp công
ơn cha mẹ
- Phê phán những
người con hư, không
vâng lời cha mẹ, làm
những việc có lỗi để
cha mẹ buồn lòng.
- Khẳng định lại vấn
đề
- Liên hệ bản thân

2. Giải thích vai trò
của sách.
- Sách ghi lại thành
tựu của nhân loại
trong mọi lĩnh vực.
- Đoc, học sách là sự
tiếp nối trí tuệ của
thế hệ sau với thế hệ
trước.

- Sách giúp con
người vượt ra khỏi
chốn tối tăm của sự
thiếu hiểu biết.
- Những hiểu biết
của sách không chỉ
cho một thời mà cho
mọi thời.
(Dẫn chứng)


3. Cần đọc sách
như thế nào?
- Cần phải chọn sách
để đọc.
- Có phương pháp
đọc sách hiệu quả để
tiếp thu được tri thức
từ sách.
- Phê phán những
người lười đọc sách,
coi nhẹ sách

- Khẳng định lại vai
trò của việc đọc
sách.
- Liên hệ bản thân.

3.4. Rèn kĩ năng viết đoạn cho bài văn lập luận giải thích.
12



Phương pháp dựng đoạn của bài văn giải thích cũng gần giống như các
kiểu bài khác vì phải có nhiều đoạn khác nhau. Mỗi đoạn văn giải thích một vấn
đề cụ thể, một khía cạnh của vấn đề (tương ứng với một luận điểm). Có đoạn
nhằm giải nghĩa để trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?... Khi dựng đoạn
văn lập luận giải thích cần chú ý:
+ Các đoạn văn trong bài văn giải thích phải đồng hướng và liên kết với nhau
một cách chặt chẽ. Nghĩa là mọi lí lẽ đưa ra trong từng đoạn phải cùng hướng về
luận đề, đảm bảo sự thống nhất.
+ Cách trình bày trong từng đoạn văn cần thay đổi cách lập luận. Có thể lập luận
theo kiểu diễn dịch hay qui nạp, nêu phản đề… là tuỳ thuộc vào khả năng của
từng người làm. Chúng ta cần rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh cụ thể như sau:
3.4.1. Kỹ năng giải thích.
Ví dụ 6 : Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn ” [2]
Đoạn 1: Theo nghĩa đen, nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước. Còn nghĩa
bóng, nguồn là ẩn dụ về công lao tạo lập nên những thành quả của người đi trước
dành cho các thế hệ sau. Nước có nguồn nên uống nước hiểu theo nghĩa bóng là
thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn
mối quan hệ khăng khít giữa nguồn và nước trong tự nhiên để nói với chúng ta
một cách triết lí về lẽ sống: Khi hưởng thụ thành quả nào đó, người ta phải nhớ
ơn, đền ơn xứng đáng cho những người đã đem lại thành quả cho mình [4]
Đoạn 2: ( Nhắc lại ý đã khẳng định, chốt lại ở đoạn 1 và mở rộng vấn đề
đang nói ở trên)Triết lí sống Uống nước nhớ nguồn là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ
thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của
những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn
thời điểm bưng bát cơm đầy là sự hưởng thụ để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm
thía: Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Đoạn 3: Triết lí uống nước nhớ nguồn trở thành đạo lí của mọi người, đó
là dạy cho con người lòng biết ơn. Câu tục ngữ trở thành quan niệm nhân sinh

cao cả ( Nâng cao vấn đề đang giải thích )
Mỗi đoạn văn được trình bày nối tiếp ý của nhau, ý nọ được nâng cao lên
bằng ý kia, tạo nên bài văn hoàn chỉnh, làm rõ vấn đề nghị luận. Các đoạn trong
bài đều hướng vào một luận đề: Uống nước cần phải nhớ nguồn đảm bảo sự
thống nhất, chặt chẽ, lo- gíc. Cách trình bày lí lẽ trong từng đoạn văn theo kiểu
lập luận khác nhau làm cho bài văn sinh động và lôi cuốn người đọc, người nghe
hơn.
3.4.2. Kĩ năng đưa dẫn chứng trong bài văn lập luận giải thích.
Dẫn chứng là bản chất của văn lập luận chứng minh. Trong văn lập luận
chứng minh, dẫn chứng phải được phân tích đầy đủ để làm sáng tỏ một khía cạnh
của vấn đề cần phải chứng minh. Vậy, văn giải thích có cần dẫn chứng không ?
Trong văn giải thích, lí lẽ là linh hồn, là bản chất, văn giải thích cũng cần
có dẫn chứng, nhưng không phân tích dẫn chứng, mà như một vẻ thoáng qua, chỉ
gợi mà thôi. Vì thực tế, nếu cứ chú ý việc đưa dẫn chứng vào bài làm, dẫn chứng
sa đà, để dẫn chứng lấn át lí lẽ, sẽ dẫn đến tình trạng lạc kiểu bài- biến văn giải
thích thành bài văn chứng minh

13


Ví dụ 7: Khi giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn ” ở đoạn
khẳng định tính đúng đắn của nó, người dạy phải hướng dẫn học sinh biết lựa
chọn những dẫn chứng có tính thuyết phục như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Hay :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Không thầy đố mày làm nên.
Lấy tục ngữ, ca dao để dẫn chứng cho việc giải thích tục ngữ, ca dao là
sáng suốt. Nhưng chỉ nêu ra mà không cần phân tích. Ví bản chất nội dung của

chính những câu đó đã nói lên vấn đề ta đang giải thích.
Khi viết đến đoạn giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ thì nên lấy câu nói
của Bác Hồ khi cùng các chiến sĩ đi thăm đền Hùng: “ Các Vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau gĩư lấy nước ”. Dẫn chứng này có giá trị
khẳng định, thuyết phục người đọc về quan điểm, lập trường của người viết khi
quan niệm câu tục ngữ trở thành quan niệm nhân sinh cao đẹp. Hay tìm thêm vài
dẫn chứng theo sự hiểu biết của bản thân như: Biết ơn các thương binh liệt sĩ đã
đổ xương máu để giữ hoà bình, chúng ta có ngày 27/7. Nguyễn Trãi ăn lộc Vua
nhưng lại tâm niệm : “ Đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó
nhọc của cha mẹ để thầy hơn trách nhiệm của mình: “ áo mẹ bạc màu, đầu mẹ
nắng cháy tóc, mẹ ngày đêm khó nhọc, con chưa ngoan, chưa ngoan..”
Cần lập luận lại vấn đề bằng cách dùng dẫn chứng để giải thích thêm sâu
sắc. Ví dụ: “ Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay
lưng lại phản bội những người từng có công lao với mình . Đó là những kẻ ích kỉ,
giả dối như Lí Thông trong chuyện cổ tích Thạch Sanh”
Như vậy, việc chọn lựa dẫn chứng trong bài nghị luận giải thích cần phù
hợp với từng đề bài. Dẫn chứng tuy ít hơn trong bài lập luận chứng minh nhưng
phải làm rõ thêm cho vẫn đề cần giải thích. Có các dẫn chứng ngược chiều để
tăng tính thuyết phục cho vấn đề nghị luận. Đó cũng là sự phối hợp nhịp nhàng
giữa lập luận giải thích và chứng minh, trong giải thích có chứng minh và trong
chứng minh có giải thích.

IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm thực hiện áp dụng sáng kiến vào việc dạy ngữ văn 7, trao đổi
kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đến nay đã thu đựơc kết quả đáng
kể cả phía người dạy và cả phía người học.
Về phía người dạy: Nắm chắc hơn về kiểu bài nghị luận giải thích áp dụng
cho học sinh lớp 7. Khi dạy lập luận giải thích cần sử dụng phương pháp giải
thích bằng cách chia nhóm câu hỏi ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp vấn
đề. Lấy dẫn chứng phù hợp, đan xen, không rơi vào phân tích kĩ dẫn chứng.

Người thầy đã chú ý nhiều hơn đến việc đưa lí lẽ, rèn kỹ năng cho học sinh khi
làm bài văn nghị luận giải thích.
Về phía người học: Biết vận dụng lý thuyết kiểu bài vào thực hành tạo lập
văn bản nghị luận giải thích. Biết cách chia nhóm câu hỏi trong mỗi bài lập luận
14


giải thích để làm bài. Thực tế, khi các em biết chia nhóm câu hỏi cũng đồng
nghĩa với việc biết trả lời câu hỏi, sẽ dễ dàng lập luận hơn.
Bên cạnh đó, học sinh hiểu rõ việc đưa dẫn chứng có chọn lọc vào bài văn
nghị luận giải thích sẽ càng tăng thêm tính thuyết phục của bài viết.
Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể nêu trên cho
học sinh khối 7 - trường THCS Thành Vân, tôi thấy ngày càng tự tin, đáng mừng
về hướng đi của mình. Bản thân tôi vững vàng hơn về phương pháp, cách thức
tiến hành. Kỹ năng làm văn nghị luận giải thích của học sinh ngày càng có kết
quả tốt. Học sinh tự giác, hứng thú trong giờ luyện tập. Bài viết của các em đủ ý,
sâu sắc, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, hành văn trôi chảy hơn. Cùng với kỹ
năng viết bài văn nghị luận giải thích đúng, nhiều em đã vươn lên viết hay, có
sức thuyết phục cao. Các em không còn ngại học những tiết Tập làm văn nói
chung, kiểu bài nghị luận nói riêng.
Kết quả bài kiểm tra số 6 về văn nghị luận giải thích ( Năm học 20152016 ) Trường THCS Thành Vân cụ thể như sau:
Lớp

Số
học
sinh

Giỏi

Khá


SL TL

SL

TL

Trung bình

Yếu

SL

SL

TL

Kém
TL

SL

TL

7A
7B
7C

31
9 31,2% 15 48,4% 6

19,4% 0
0
0
0
29
2 6,9% 11 37,9% 12 41,4% 4
13,8% 0
0
30
2 6,7% 9
30%
15 50%
4
3,3% 0
0
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy số học sinh làm được và làm
tốt bài văn nghị luận giải thích đã tăng lên rõ rệt. Từ việc làm được dàn ý, học
sinh đã có cơ sở để làm tốt kiểu bài này. Kết quả hai năm vận dụng đề tài khá khả
quan:
Năm học 2014 - 2015, khối 7 trường THCS Thành Vân tham gia giao lưu
học sinh giỏi cấp huyện do tôi phụ trách có 5/ 5 học sinh đạt giải.
Năm học 2015 - 2016, để tài này cũng được tôi áp dụng vào hướng dẫn
học sinh khối 7 trường THCS Thành Vân cũng có 4/4 em đạt giải trong kỳ giao
lưu học sinh giỏi cấp huyện.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nghị luận giải thích là một trong các kiểu bài của văn nghị luận. Nghị luận
ở chương trình ngữ văn lớp 7 chỉ dùng lại ở hai kiểu cơ bản: Giải thích và chứng
minh. Hai kiểu bài tuy khác nhau ở bản chất nhưng có những điểm giống nhau và

hỗ trợ nhau. Học sinh lớp 7 có thể làm một bài nghị luận chứng minh dễ dàng
nhưng với lập luận giải thích thì không đơn giản. Lập luận giải thích đòi hỏi
người viết phải nắm rõ bản chất của vấn đề, tránh mơ hồ, chàng màng. khi chưa
hiểu thì cũng khó giải thích cho người khác hiểu. Người học không thể làm bài
nghị luận dạng này một cách gượng ép mà cẫn có tri thức nhất định về khá nhiều
mặt: đạo đức xã hội, con người, cuộc sống và cả những điều phức tạp hơn như
15


danh ngôn, chân lí đối với cấp học THCS và đặc biệt là với trình độ lớp 7,
thường chỉ gặp ở vấn đề giải thích đơn giản như: Đạo đức, truyền thống, vấn đề
môi trường, những tấm gương người tôt, việc tốt đã được tích hợp ở các văn bản
đã học như tục ngữ, ca dao, các vấn đề đơn giản khác mà các em đã từng nghe,
đọc, hiểu.
Kiểu bài giải thích yêu cầu người dạy và học hiểu rõ bản chất của văn nghị
luận nói chung, nghị luận giải thích nói riêng. Nắm được yêu cầu của kiểu bài, từ
đó tìm ra phương pháp làm bài hữu hiệu, đạt được đúng yêu cầu của kiểu bài.
Linh hoạt trong từng khâu làm bài, kết hợp với nghị luận chứng minh để giải
thích thêm sáng tỏ.
Khi giải thích cần trình bày theo ba nhóm câu hỏi theo trình tự (như đã
trình bày trong bài). Đưa dẫn chứng phù hợp, chọn lọc, ngược chiều để tăng tính
thuyết phục.
3. Kiến nghị :
Về phía Sở giáo dục và Phòng giáo dục: Nên có những đợt tập huấn về
phương pháp, kinh nghiệm dạy Tập làm văn; chúng tôi mong được chia sẻ kinh
nghiệm và học tập nhiều hơn nữa từ các đồng chí có năng lực giỏi, có bề dày
thành tích và kinh nghiệm.
Về phía Nhà trường: Các tổ chuyên môn nên thảo luận sâu về phương
pháp, cách làm trong quá trình dạy học; chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau học
tập, nâng cao chất lượng dạy và học.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
tích cực để giáo viên có cơ hội trao đổi, thảo luận kinh nghiệm dạy học tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thạch Thành, ngày 20 tháng 04 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Hồng Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề giao lưu, khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 huyện Thạch Thành năm học
2013- 2014 [5]
2. Đề giao lưu, khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 huyện Thạch Thành năm học
2014- 2015 [6]
3. Đề giao lưu, khảo sát học sinh giỏi Ngữ văn 7 huyện Thạch Thành năm học
2011- 2012 [7]
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 [2]
16


5. Sách để học tốt Ngữ văn lớp 7 [4]
6. Từ điển giáo dục học 2001[3]
7. Vai trò, giá trị của môn Ngữ văn trong nhà trường [1]

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hồng Thái

Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng- THCS Vân Du
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

Năm học
đánh giá
xếp loại
17


1

Một số kinh nghiệm dạy học

Phòng GD&ĐT

hoặc C)
C
2005-2006


thơ Bác trong chương trình
2

Ngữ văn lớp 8
Rèn kỹ năng làm văn nghị

Phòng GD&ĐT

A

2008-2009

Sở GD&ĐT

B

2008-2009

Phòng GD&ĐT

A

2011-2012

Sở GD&ĐT

C

2011-2012


Phòng GD&ĐT

A

2014-2015

luận giải thích cho học sinh
3

lớp 7
Rèn kỹ năng làm văn nghị
luận giải thích cho học sinh

4

lớp 7
Tổ chức các hoạt động dạy
học Tiếng Việt lớp 6 có hiệu

5

quả.
Tổ chức các hoạt động dạy
học Tiếng Việt lớp 6 có hiệu

6

quả
Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên

môn nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục

18



×