Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá tác động quỹ hỗ trợ nông dân đến đời sống của hộ hội viên nông dân trên địa bàn huyện châu thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––

THẠCH THỊ NGỌC MAI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ĐẾN
ĐỜI SỐNG CỦA HỘ HỘI VIÊN NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh - năm 2017

Người hướng dẫn khoa học:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––

THẠCH THỊ NGỌC MAI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ĐẾN
ĐỜI SỐNG CỦA HỘ HỘI VIÊN NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Ts.Võ Tất Thắng

Tp.Hồ Chí Minh - năm 2017

Người hướng dẫn khoa học:


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích đề tài là trung thực. Đề tài nghiên cứu không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu nào.

Trà Vinh, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Học viên thực hiện

Thạch Thị Ngọc Mai


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình ...................................................20
Bảng 3.3: Bảng ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình hồi
quy ...................................................................................................................................................27
Bảng 1: Thống kê diện tích đất đai năm 2010 .....................................................................29
Bảng 2: Tình hình dân số giai đoạn 2005 – 2010................................................................30
Bảng 3: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội ..........................................31
Bảng 4.3.1.1: Thông tin về giới tính của chủ hộ, tuổi, trình độ học vấn, thành viên tổ

chức hội ..........................................................................................................................................35
Bảng 4.3.1. 2: Thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiêm của chủ hộ và tổ chức mà
chủ hộ tham gia vay vốn ............................................................................................................37
Bảng 4.3.1.3: Thông tin về diện tích đất, số thành viên, số lao động của hộ ..............38
Bảng 4.3.1.4: Thông tin về tôn giáo của chủ hộ ..................................................................39
Bảng số 4.3.1.5: Thông tin về số năm sinh sống tại địa phương, khoảng cách từ nhà
đến trung tâm xã ...........................................................................................................................39
Bảng 4.3.1.6: Thông tin về thu nhập và chi phí gia đình của hộ ...................................40
Bảng 4.3.1.7: thông tin về Chủ hộ biết về thông tin Quỹ hội ..........................................41
Bảng 4.3.1.8: Thông tin về khả năng vay vốn, nhu cầu vay từ Quỹ hội của hộ .........42
Bảng 4.3.1.9: Thông tin về vay vốn của hộ, lãi suất, thời hạn vay, mục đích vay của
hộ ......................................................................................................................................................43
Bảng 4.3.1.10: Thông tin về ý kiến, thủ tục vay, số lần vay, nguồn trả nợ, quyết
định vay của chủ hộ .....................................................................................................................45


Bảng 4.3.1.11: thông tin về hình thức vay ............................................................................46
Bảng 4.3.1.12: Nguyên nhân không vay được vốn của hộ ...............................................46
Bảng 4.3.1.13: Đánh giá về Quỹ Hội .....................................................................................47
Bảng 4.3.2.1 . Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ........................................48
Bảng 4.3.2.2 .Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (thể hiện chiều hướng tác động
của các biến) Quỹ tác động đến đời sống (thu nhập) ........................................................49
Bảng 4.3.2.3 . Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (thể hiện chiều hướng tác động
của các biến) Quỹ tác động đến đời sống (chi tiêu) ..........................................................53


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.2: Khung đánh giá tác động của Quỹ trợ Nông dân tác động đến đời sống
(thu nhập/chi tiêu) của hội viên nông dân .............................................................................21

Hình 3.1.3: Quy trình nghiên cứu của đề tài ........................................................................22


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................................5
1.2.1 Mục tiêu tông quát ..............................................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................5
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: .................................................................................................5
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................5
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................6
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................6
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................7
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................7
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................................7
2.1.1.1 Quỹ Hộ trợ Nông dân .....................................................................................................7
2.1.1.2. Hộ hội viên Nông dân ...................................................................................................9



2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI .....................................10
2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG (thu nhập, chi tiêu) CỦA HỘ
HỘI VIÊN NÔNG DÂN............................................................................................................11
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..........13
2.4.1. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................................13
2.4.2. Tóm tắt các mô hình nghiên cứu ................................................................................16
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................19
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................19
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................................19
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................................22
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU: ....................................................................22
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU: ...................................................................22
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................28
4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH ..............................................................28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................28
4.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................................28
4.1.1.2. Tài nguyên đất đai ........................................................................................................28
4.1.1.3. Tình hình phát triển dân số và phân bố dân cư ....................................................29
4.1.2 Tình hình sử dụng nguồn lao động và nhân lực tại huyện. ...................................31
4.2 THÔNG TIN VỀ QUỸ HỘI..............................................................................................33
4.3. THỰC TRẠNG VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH QUA KHẢO SÁT ......................................................................35
4.3.1. Thông tin chung của hộ ..................................................................................................35


4.3.2. Tác động quỹ hội nông dân dến đời sống (thu nhập/ chi tiêu) hộ hội viên nông
dân ....................................................................................................................................................47
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................56
5.1. Kết luận ..................................................................................................................................56

5.2. Hướng đề xuất chính sách .................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có vị trí, vai trò to lớn trong sự
nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển nông nghiệp, nông
thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ
chiến lược và là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất
nước.
Gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất của
người dân việc tham gia vào thị trường tài chính tín dụng nông thôn cũng đang
chiếm tỷ lệ khá cao, bên cạnh các định chế tài chính chính thức như Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng
nhân dân…, thủ tục còn rườm rà tuy nhiên người dân luôn có nhu cầu trong việc cải
thiện đời sống(thu nhập/chi tiêu) nhất là khu vực nông thôn, nơi mà người dân gặp
nhiều khó khăn trong việc tiêp cận nguồn vay do đó các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội tự nguyện, các tổ chức phi chính phủ thông qua hệ thống ngân
hàng hoặc qua các hiệp hội cũng đã tham gia rất hiệu quả vào quá trình cung ứng
vốn, chuyển tải vốn tín dụng nhanh chóng, thuận lợi cho nông dân, đóng góp đáng
kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
nông dân.
Nghiên cứu của Brau & Woller (2004) cho thấy người nghèo gặp khó khăn
trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức; đặc biệt là người nghèo ở các
nước đang phát triển có nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận . Tương tự như vậy,
nhiều hộ nông thôn thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, đặc biệt là
các hộ nghèo, các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa, các nhóm dân tộc thiểu số hoặc

các hộ gia đình hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao như nuôi trồng thuỷ
sản, vv .. các hộ này luôn có nhu cầu cao tín dụng nhưng họ có một số khó khăn


2

trong việc vay vốn từ các nguồn tín dụng bán chính thức và chính thức như các
ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Từ đó trở đi, nhiều hộ gia đình phải vay vốn


3

từ các nguồn tín dụng không chính thức như bạn bè, người thân, người cho
vay tiền ... Để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ tài chính cũng như phục vụ tốt
hơn cho người nghèo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính
quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để hỗ trợ các hộ
gia đình nông thôn tiếp cận với tín dụng bán chính thức và chính thức. Bên cạnh đó
các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung có các biện pháp hỗ trợ giải quyết vốn
cho nông dân.
Tuy có những thành tựu phát triển, nhưng khoảng cách về đời sống giữa hộ
giàu và hộ nghèo, giữa hộ ở thành thị và hộ ở nông thôn ngày càng rộng, nông
nghiệp, nông thôn hiện còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, thiếu vốn đầu tư phát
triển sản xuất, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; đời sống vật chất và tinh thần của
một bộ phận nông dân, nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề
xã hội bức xúc đang là vấn đề đáng quan tâm.
Thực tế ở khu vực nông thôn Việt Nam, các hộ nông dân đầu tư vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh một phần là nguồn vốn tự có, phần khác được huy động từ
các nguồn tín dụng chính thức, phi chính thức và một phần là từ quỹ hôi. Kết quả
khảo sát năm 2015 về mức sống của người Việt Nam cho thấy chỉ có 49% hộ gia

đình vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức (Ngân hàng Chính sách Xã hội,
2015), vấn đề này cho thấy thị trường tín dụng nông thôn còn hạn chế nhất định.
Các chương trình tài trợ vi mô đã áp dụng ở nhiều quốc gia như một công cụ
xoá đói giảm nghèo. Tác động của tín dụng nhỏ đến mức sống của các hộ gia đình
nông thôn đã được nhiều học giả, các nhà thực hành và hoạch định chính sách
nghiên cứu. Tuy nhiên, những phát hiện của họ là hỗn tạp và không nhất quán.
Khandker (1998) và Yunus (2003) xem xét tín dụng vi mô như một công cụ nhằm
mục đích chống đói nghèo và cải thiện phúc lợi. Seemi Waheed (2009) kết luận
rằng tín dụng giúp người nghèo cải thiện thu nhập và do đó tăng khả năng tiếp cận
của họ đối với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Alexander (năm 2007), Zaman


4

(1999), Kumar (2005) và Sarangi (2007) khẳng định rằng các chương trình tín dụng
nhỏ có tác động tích cực đến mức sống của các hộ gia đình nông thôn thông qua
việc cải thiện thu nhập và tiêu dùng. Coleman (2002) tuyên bố rằng tín dụng nhỏ
tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình đối với nước sạch. Pitt và cộng sự
(2003) chứng minh rằng các hộ gia đình tiếp cận với tín dụng vi mô có thể cải thiện
tình trạng sức khoẻ của con cái.
Để đáp ứng nguyện vọng của nông dân, Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai
công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho
nông dân đạt được một số kết quả khả quan, giúp nông dân có vốn phát triển sản
xuất, kinh doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giàu
chính đáng, góp phần ổn định chính trị ở nông thôn.
Sau hơn 5 năm củng cố thành lập và hoạt động, đến nay Quỹ Hỗ trợ nông
dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh đã được xây dựng, hình thành ở cả 2 cấp,
bao gồm Quỹ Hỗ trợ nông dân Tỉnh, có 9/9 Hội Nông dân cấp huyện, thị, thành.
Vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đến 12.354.953.000 đồng. Trong đó:
Quỹ Hỗ trợ nông dânTrung ương ủy thác 7,950 tỷ đồng; Quỹ cấp tỉnh có 2,123 tỷ

đồng (ngân sách tỉnh cấp 02 tỷ đồng giai đoạn 2013 - 2015; nguồn vốn khác 123
triệu đồng); Quỹ cấp huyện, thị, thành phố 2.281.953.000 đồng (nguồn ngân sách
cấp huyện cấp 1,4 tỷ đồng; nguồn huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn vận động
881.953.000đ). Đầu tư tổng số 57 dự án trên địa bàn 38 xã, phường thuộc các huyện,
thị, thành phố cho 1.367 hộ hội viên nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, chăn
nuôi. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động quỹ hỗ trợ nông dân đến
đời sống của hộ hội viên nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành”, nhằm đánh
giá tác động của Quỹ đến đời sống của hộ hội viên nông dân, từ đó đề xuất kiến
nghị các giải pháp, chính sách để phát huy hiệu quả quỹ, tạo điều kiện cho hộ có
vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất.


5

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động Quỹ Hỗ trợ nông dân đến đời sống của hộ hội viên nông
dân, từ đó đề xuất kiến nghị các giải pháp, chính sách để phát huy hiệu quả quỹ, tạo
điều kiện cho hộ có vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tác động của Quỹ hỗ trợ nông đến đời sống của hội viên nông dân
dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Phân tích thực trạng của của hộ hội viên nông dân trong vùng nghiên cứu.
Đề xuất giải pháp Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao chất lượng kinh tế hộ.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Câu hỏi 1: Thực trạng về đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hộ nông dân như
thế nào?
Câu hỏi 2: Quỹ có tác động đến đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hộ hội viên
nông dân không?
Câu hỏi 3: Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ góp phần cải

thiện đời sống (thu nhập/chi tiêu) của Hội nông dân?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hộ hội viên nông
dân.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi thời gian: Năm 2013- 2016.


6

1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu các tác động đến đời sống của hộ hội viên nông dân từ đó
đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả hoạt động để giúp cho hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh huyện Châu Thành có vốn phát triển sản xuất.
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu; xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
của luận văn; câu hỏi nghiên cứu; giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian và thời
gian; sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trình bày các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các
mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết; qua các phương pháp tiếp cận rút ra được
phương pháp, mô hình, khái niệm để xây dựng đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày khung phân tích, các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với câu hỏi
nghiên cứu; các số liệu cần thu thập cho nghiên cứu, nguồn và cách thu thập các loại
số liệu; phương pháp phân tích xử lý số liệu; công cụ phân tích; tiến trình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày các nội, các vấn đề đã nghiên cứu; minh họa bằng bảng số liệu và
biểu đồ, hình ảnh; phân tích và thảo luận đi kèm; so sánh đối chiếu các kết quả
nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, có bình luận, thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị đối với chính sách
từ Quỹ hộ trợ nông dân đến đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hộ hội viên nông dân
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; nêu ra những hạn chế của đề tài.


7

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1 Quỹ Hộ trợ Nông dân
(i) Quỹ hỗ trợ nông dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác theo nguyên
tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu
chủ yếu là tương trợ giửa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân phải bảo
đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
(ii) Vai trò của Quỹ :
Tiếp nhận và bảo toàn nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp hỗ trợ; vận
động cán bộ, hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân, các hộ phi nông nghiệp và
doanh nghiệp tự nguyện ủng hộ xây dựng Quỹ; tiếp nhận, quản lý nguồn vốn hỗ trợ,
tài trợ, viện trợ, vốn uỷ thác từ Hội cấp trên, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân phát triển sản
xuất kinh doanh. Mọi sự vận động tài trợ, huy động vốn của Quỹ phải đúng theo
quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Thực hiện hỗ trợ có hoàn lại vốn gốc và phí cho các đơn vị thuộc tổ chức
Hội Nông dân; hộ nông dân, nhóm hộ hội viên, nông dân, các tổ liên kết sản xuất có
dự án, phương án sản xuất- kinh doanh khả thi được Hội Nông dân xã, phường, thị
trấn (gọi chung là cấp xã) xét duyệt, đề nghị và được UBND cấp xã xác nhận.
Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật; chấp hành các
quy định của pháp luật về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và các quy định
khác liên quan đến hoạt động của Quỹ.


8

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định.
(iii) Đặc điểm của Quỹ
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ do ngân sách Trung ương và địa phương hỗ
trợ, vốn vận động cán bộ, hội viên, nông dân, cán bộ công chức, các hộ phi nông
nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, các khoản viện trợ, tài trợ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn ủy thác của Quỹ Hỗ trợ nông dân
cấp trên, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn tự bổ sung hàng năm, vốn
từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong tỉnh, các khoản vốn vận động, tài trợ hợp pháp khác.
Đối tượng được hỗ trợ vốn các đơn vị thuộc tổ chức Hội Nông dân trực tiếp
sản xuất và hoạt động dịch vụ, các nhóm hộ hội viên, nông dân; hộ hội viên nông
dân; các tổ liên kết sản xuất trong tỉnh Trà Vinh có nhu cầu, có dự án hỗ trợ vốn đầu
tư khả thi để phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm; chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển sản
xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng, phát triển và nhân rộng mô
hình mới.
Điều kiện được hỗ trợ vốn Chủ hộ gia đình hoặc người vay là hội viên Hội
nông dân Việt Nam
Có năng lực hành vi nhân sự và chị trách nhiệm hành vi dân sự theo quy

định của pháp luật. Có hộ khẩu thường trú tại huyện Châu Thành, Không có nợ quá
hạn của các tổ chức tín dụng khác, Có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và
đảm bảo trả vốn gốc và phí vay. Cam kết sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, Được
các cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt.
Thay đổi mục đích sử dụng vốn trong thời gian vay vốn, Người vay không
được tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn so với đăng ký ban đầu.
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt, vì lý do khách quan như: Nhà nước thay
đổi chính sách không còn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, không còn thị trường


9

tiêu thụ sản phẩm, hoặc bị trưng thu đất đai, mặt nước nuôi trồng thủy sản vv… , thì
Nhóm Người vay có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng vốn so với đăng ký ban
đầu đối với mô hình vay trung hạn (trên 12 tháng đến 36 tháng) còn thời gian từ 1/2
chu kỳ vay vốn trở lên. Trường hợp vay ngắn hạn hoặc dự án không còn đủ thời
gian thực hiện chu kỳ của cây trồng, vật nuôi thì hoàn trả lại toàn bộ tiền gốc, phí
cho Quỹ HTND.
Thủ tục: Chủ dự án làm Tờ trình gửi Hội Nông dân cấp trên và Quỹ quản lý
nguồn vốn vay, nêu rõ lý do và chuyển mục đích sử dụng vốn ban đầu sang mục
đích mới (làm gì?); đồng thời gửi kèm theo biên bản họp các hộ vay về việc thống
nhất chuyển đổi mục đích sử dụng vốn, có xác nhận của Hội Nông dân và UBND
cấp xã.
Thu nợ gốc: đội ngũ cán bộ Hội Nông dân cấp huyện và xã thu nợ gốc
không.
Hợp đồng vay vốn: thực hiện mẫu số 09A/QHT, tại Điều 8 - Hiệu lực và số
bản của Hợp đồng, mục 1 ghi rõ: “Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký cho tới khi bên
B hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và tiền phí”.
Hợp đồng vay vốn với Người vay có xác nhận của UBND và Hội Nông dân
cấp xã nếu nơi nào thấy cần thiết.

Lãi suất cho vay: 0.84 %/năm
2.1.1.2. Hộ hội viên Nông dân
Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng
huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập,
đảm bảo cho sự tồn tại của hộ (Frank Ellis, 1988).
Hộ nông dân là hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông thôn, lâm
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cung huyết tộc hoặc quan hệ quyết tộc
sống chung một máy nhà có chung một nguồn thu nhập tiến hành các hoạt động sản


10

xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phụ vụ cho nhu cầu của các thành
viên trong hộ.
Hộ hội viên nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về
quan hệ hôn nhân, có lịch sự và truyền thống lâu đời nên các thành viên trong hộ
gắn bó với nhau trên các quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Mục đích sản xuất của hộ là sản xuất ra nông, lâm, thủy sản phục vụ cho nhu
cầu của thị trường.
Khái niệm Đời sống: là toàn bộ những những hoạt động trong một lĩnh vực
nào đó của con người , của xã hội (từ điển Việt - Việt).
Đời sống hộ gia đình chủ yếu bằng các hoạt động nông nghiệp. Trong đó
thu nhập chính vẫn từ hoạt động trồng lúa, sản xuất, nuôi, trồng, một số ít có thu
nhập từ tiền lương và các hoạt động thương mại. Bên cạnh thu nhập được hộ phải
chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày để nuôi sống bản thành viên trong gia đình.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI
Cũng có nhiều lập luận khác nhau về những thuận và chống về tín dụng vi
mô có thể được tóm tắt như sau: Tín dụng vi mô được phát hiện nhằm cải thiện
phúc lợi xã hội và mức sống của các hộ gia đình cũng như chống lại đói nghèo. Một
số kết quả điển hình

Ưu điểm. Tín dụng vi mô được phát hiện nhằm cải thiện phúc lợi xã hội và
mức sống của các hộ gia đình cũng như chống lại đói nghèo. Một số phát hiện điển
hình là:
Pitt và Khandker (1998), Pitt và các cộng sự (Năm 2008), Imus, Arun và
Annim (2010), Owuor (2009) và Yasmine (2008) cho rằng tín dụng nhỏ đã tác động
tích cực đến mức sống của hộ nghèo thông qua việc tăng tiêu dùng, tình trạng sức
khoẻ của trẻ em, thu nhập và tài sản.
Li et al. (2010) khẳng định rằng tín dụng nhỏ này có thể cải thiện đáng kể
phúc lợi của người đi vay bằng cách tăng thu nhập và tiêu dùng


11

2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG (thu nhập, chi tiêu)
CỦA HỘ HỘI VIÊN NÔNG DÂN
Nguyễn (2008) nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa các chương trình
TCVM và mức sống của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam thông qua việc cải
thiện thu nhập và chi tiêu. Tác giả cũng chứng minh rằng các chương trình tín dụng
nhỏ giảm khoảng cách nghèo đói và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Tác giả Đinh Phi Hổ & Đông Đức. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(2), 65-82
Thay đổi thu nhập của nông hộ không phải duy nhất do tín dụng tác động mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó xem xét tác động của tín dụng của thu nhập
cần phải đồng thời quan tâm đến các yếu tố khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân bao gồm: (i) Thuận lợi thị
trường; (ii) Đặc trưng hộ gia đình; (iii) Năng lực sản xuất hộ.
Tuổi của chủ hộ: chủ hộ có tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng
càng hạn chế (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010).
Giới tính: Theo Trần Thơ Đạt (1998), chủ hộ là nữ ít tiếp cận với hình thức
tín dụng chính thức. Họ thích vay từ các chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ vì thủ
tục đơn giản không cần phải thế chấp tài sản.

Giới tính. Bruno và cộng sự (2011) cho thấy rằng có một tỷ lệ lớn người
vay mượn từ các nguồn tín dụng nhỏ ở các vùng nông thôn ở Morocco. Một kết quả
nghiên cứu của Banerjee và cộng sự (2010) cũng cho thấy nam giới là những người
vay chính từ chương trình tín dụng nhỏ. Tuy nhiên, George (2009) nhận thấy rằng
phụ nữ thu hút nhiều hơn vào chương trình tín dụng nhỏ.
Học vấn của chủ hộ: Những hô ̣ có chủ hô ̣ đã hoàn thành trung ho ̣c hay tiể u
ho ̣c sẽ có khả năng tiế p câ ̣n vố n cao hơn so với những người không đi ho ̣c (Li et al,
2011).
Dân tộc: Theo Phan Đình Khôi (2013), chủ hộ là dân tộc thiểu số thì họ sẽ
có nhiều khả năng tiếp cận vốn TDCT, vì thực tế cho thấy nhiều chương trình tín


12

dụng ở Việt Nam được thiết kế để cung cấp các khoản vay cho các nhóm dân tộc
thiểu số.
Tỷ lệ phụ thuộc: cũng theo Lietal (2011) tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì khả
năng vay vốn càng cao. Lý giải cho điều này tác giả cho rằng số người phụ thuộc
trong gia đình càng cao thì đồng nghĩa với việc càng có ít thành viên lao động tạo ra
thu nhập, vì thế các gia đình này thường lệ thuộc vào các ngồn vốn vay.
Số năm sinh sống tại địa phương: Những hộ có số năm sinh sống tại địa
phương càng lâu thì khả năng tiếp cận vốn TDCT càng cao, vì chỗ ở lâu năm được
gắn chặt với trách nhiệm và cam kết trả nợ. Bên cạnh đó, thời gian sống tại địa
phương của chủ hộ được gắn liền với việc tích lũy của cải và quyền kiểm soát các
nguồn tài nguyên của nông hộ (Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị Búp, 2016).
Khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm: Những hộ sinh sống cách xa
trung tâm huyện với điều kiện đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp
cận vốn TDCT của hộ. Vì trung tâm huyện thường tập trung nhiều tổ chức tín dụng
(Bùi Văn Trịnh và Trương Phương Thảo, 2014).
Thu nhập bình quân năm của hộ: Cũng theo Bùi Văn Trịnh và Trương

Phương Thảo (2014), những hộ có thu nhập bình quân hàng năm cao thì dễ tiếp cận
vốn TDCT hơn những hộ có thu nhập thấp. Một trong những điều kiện để vay được
vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức là khả năng tạo ra thu nhập của người vay.
Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ: Những hộ có kinh nghiệm nhiều năm
sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
Những kinh nghiệm của hộ có thể tăng năng suất và rủi ro trong quá trình sản xuất
(Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Thị Búp, 2016).
Nghề nghiệp của chủ hộ: Những chủ hộ làm nghề nông sẽ tiếp cận vốn tín
dụng chính thức dễ dàng hơn, với mục đích là vay vốn sản xuất nông nghiệp (Trần
Ái Kết và Huỳnh Trung Thời, 2013).


13

Diện tích đất: Những hộ có diện tích đất lớn khả năng tiếp cận vốn TDCT
cao. Diện tích đất sản xuất lớn, hộ có thể sản xuất với quy mô lớn đồng thời có xu
hướng mở rộng sản xuất. Điều này dẫn tới nhu cầu vay vốn của hộ cũng tăng theo.
Đây cũng là một căn cứ để ngân hàng xét duyệt cho vay với mục đích sản xuất. Mặt
khác, diện tích đất lớn là một trong những lợi thế về mặt tài sản thế chấp khi vay
vốn chính thức (Nguyễn Văn Vũ An, Phạm Phi Hùng, Bùi Hoàng Nam, 2016).
Số tiền vay: Số tiền vay góp phần đáng kể làm tăng đời sống (thu nhập/chi
tiêu) (Đào Công Thiên - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa)
Số lần vay: Tác giả Bùi Văn Trịnh và Trương Thị Phương Thảo (2014), Số
lần hộ vay vốn từ nguồn vốn có tương quan thuận với biến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng chính thức của hộ Những hộ đã từng vay vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ
thể hiện được uy tín về việc trả nợ của những lần vay trước đó của mình với các tổ
chức tín dụng là khách hàng truyền thống, với những khách hàng này các tổ chức
tín dụng cũng hiểu rõ tình hình sản xuất, năng lực tài chính và kinh nghiệm làm
nghề. Nên giảm bớt chi phí khảo sát và thẩm định trong quá trình cho vay. Đồng
thời với những hộ này sẽ thông thạo hơn về qui trình, thủ tục cho vay cũng như điều

kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng như thế chấp của ngân hàng nên họ dễ dàng
lập được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh được các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
2.4.1. Nghiên cứu trong nước
Tác giả Lương Thanh Phong, 2010 “Phân tích tác động của dự án nâng cao
đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh,” phỏng vấn 245 hộ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh và dùng mô hình hồi quy tuyến tính (Regressio Analysis) để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến đời sống đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sống thu nhập. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến đời sống thu
nhập của người dân tại tỉnh Trà Vinh là trình độ học vấn vì trình độ học vấn có liên


14

quan đến khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất,
áp dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Tác động tín dụng đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam 2015, tác giả Đinh
Phi Hổ & Đông Đức, đã nghiên cứu chương trình tín dụng nông nghiệp từ khu vực
chính thức có tác động tích cực đến thu nhập nông hộ Việt Nam. Tham gia tín dụng
giúp cải thiện thu nhập bình quân đầu người hạng tháng của nông hộ. Bên cạnh tín
dụng các yếu tố như: dân tộc, trình độ học vấn, qui mô hộ, tỉ lệ trẻ em, cú sốc trong
nông nghiệp, tỉ lệ lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp, tỉ lệ lao động tham
gia họat động sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác có mối tương quan mạnh
mẽ với thu nhập hộ gia đình.
Theo tác giả Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), đã nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh
An Giang”, phỏng vấn 150 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang và dùng mô
hình hồi quy Logit nhị phân để phân tích. Kết quả phân tích đã chỉ ra khả năng giới
hạn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang bị ảnh hưởng bởi

các yếu tố: nghề nghiệp của chủ hộ, sử dụng vốn tín dụng, trình độ học vấn, giá trị
tài sản, diện tích đất của hộ.
Tác giả Bùi Văn Trịnh và Trương Thị Phương Thảo (2014), nghiên cứu về
“Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi
tôm ở tỉnh Trà Vinh” đã sử dụng mô hình Binary logistic để phân tích các thông tin
thu thập từ 242 nông hộ được phỏng vấn, nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức đối với họ. Các tác giả
đã đưa vào mô hình gồm các yếu tố: diện tích nuôi tôm, thu nhập của hộ, thời gian
làm nghề nuôi tôm (kinh nghiệm sản xuất), hình thức nuôi, khoảng cách từ nơi sinh
sống của hộ đến trung tâm huyện, nhân khẩu của hộ, thủ tục vay vốn, lãi suất vay
của hộ, số lần vay các tổ chức tín dụng, số tổ chức tín dụng tại địa phương. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm là: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề nuôi


15

tôm (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, khoảng cách từ nơi hộ sinh sống
đến trung tâm huyện, số lần vay các tổ chức tín dụng và số tổ chức tín dụng tại địa
phương. Trong 6 yếu tố, có 5 yếu tố tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn
tín dụng chính thức. Ngược lại, yếu tố khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung
tâm huyện có mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức
của hộ nuôi tôm.


16

2.4.2. Tóm tắt các mô hình nghiên cứu
Tác giả


Lương Thanh Phong, 2010

Mô hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống
người dân (thu nhập/chi tiêu)

regressio

Trình độ học vấn có liên quan đến

analysis

khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa
học công nghệ vào quá trình sản
xuất, áp dụng các mô hình sản xuất
có hiệu quả.

Pitt và Khandker (1998), Pitt

Mức Sống, Tiêu Dùng, Tình Trạng

và các cộng sự (Năm 2008),

Sức Khoẻ Của Trẻ Em, Thu Nhập
Và Tài Sản.

Nguyễn (2008)
Lương Thanh Phong


Mức sống, thu nhập và chi tiêu
regressio

Đời sống đến thu nhập của người

analysis

khmer tỉnh trà vinh

Phan Đình Khôi (2013)

Dân tộc

Trần Thơ Đạt (1998)

Giới tính: chủ hộ là nữ ít tiếp cận
với hình thức tín dụng chính thức

Đinh Phi Hổ & Đông Đức.

POOL-OLS

Dân tộc, trình độ học vấn, qui mô

Tạp chí phát triển kinh tế,

hộ, tỉ lệ trẻ em, lao động, diện tích

26(2), 65-82


đất của chủ hộ

Nguyễn Quốc Vinh (2015)

Binary logistic

Tuổi của chủ hộ, dân tộc, quan hệ
xã hội của chủ hộ, số tổ chức tín
dụng trên địa bàn và kinh nghiệm
sản xuất của chủ hộ


×