BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ …
c«ng t¸c qu¶n lý hé tÞch, thùc tiÔn t¹i huyÖn Sãc S¬n – thµnh phè Hµ
Néi
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..
HÀ NỘI -NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu
ra trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố tại
bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày ….. tháng……. năm 2017
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
Học viên thực hiện
Mục Lục
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 5
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6
9. Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH 7
1.1. Khái quát về hộ tịch và quản lý hộ tịch 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch 7
1.1.2. Khái niệm quản lý hộ tịch. 14
1.1.3. Đặc điểm của quản lý hộ tịch 20
1.2. Vai trò của quản lý hộ tịch. 22
1.3. Nguyên tắc quản lý hộ tịch. 26
1.4. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý hộ tịch 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ HỘ TỊCH VÀ THỰC TIỄN QUẢN
LÝ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 32
2.1. Thực trạng pháp luật quản lý hộ tịch 32
2.2. Thực tiễn thực hiện quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội 47
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỘ TỊCH. 63
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật hộ tịch và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch trên
địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội. 63
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Hộ tịch 68
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội. 72
KẾT LUẬN 80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này
là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời
có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các
sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con
nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được quản lý chặt chẽ.
Tại Việt Nam hiện nay, quản lý hộ tịch được thực hiện theo Luật hộ tịch 2014. Trước khi luật mới
có hiệu lực, các vấn đề về hộ tịch được điều chỉnh bằng nghị định 158/2005/NĐ-CP của chính phủ
về hộ tịch. So với nghị định 158/2005/NĐ- CP thì luật mới ra đời đã có những quy định tiến bộ
hơn, hỗ trợ người dân nhiều hơn trong công tác đăng ký hộ tịch, giúp việc quản lý hộ tịch của các
cơ quan chức năng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sau 06 tháng luật có hiệu lực trên
thực tế, đã nảy sinh ra những khó khăn, như : những quy định của Luật đòi hỏi khá cao mà thực tế
hiện hành chưa đáp ứng được kịp thời, luật mới thi hành nên còn nhiều quy định còn gây vướng
mắc chưa có văn bản giải thích, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị sẵn sằng để
tiếp cận với những thay đổi….
Những khó khăn thực tiễn như vậy, dẫn đền việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo Luật hộ
tịch chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Là một huyện của thành phố Hà Nội, một trong
bốn thành phố được thí điểm thực hiện cấp số định danh cá nhân theo luật Hộ tịch, khi triển khai
thi hành Luật, huyện Sóc Sơn cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện tốt công tác quản lý
hộ tịch trên địa bàn. Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, cấp chính quyền nên quản lý về hộ
tịch ở Sóc Sơn cũng dần dần được chính xác, đầy đủ. Song cũng như nhiều địa phương khác trên
cả nước, công tác quản lý hộ tịch ở Sóc Sơn cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Nghiên cứu về quản lý hộ tịch nói chung và đánh giá thực tế thực hiện hoạt động quản lý hộ tịch
tại huyện Sóc Sơn nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ
ra những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao
1
hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Đây chính là lý do để đề
tài “công tác quản lý hộ tịch, thực tiễn tại huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội” được lựa chọn để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến vấn đề hộ tịch
và các chính sách thực hiện công tác hộ tịch. Trước khi luật Hộ tịch 2014 ra đời, các công trình nói
về vấn đề hộ tịch như:
- Luận văn “ Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay”; luận văn thạc
sỹ luật học, Lê Thị Minh Hiếu; PGS.TS Nguyễn Thị Hồi hướng dẫn
- Bài viết “Sự cần thiết ban hành Luật Hộ tịch”, tác giả Phạm Trọng Cường, tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 11/2005.
- Bài viết “Một số vướng mắc về đăng ký và quản lý hộ tịch”, tác giả Phạm Văn Chung, tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 01/2010.
- Bài viết “Một vài suy nghĩ về hộ tịch và pháp luật hộ tịch”, tác giả Trần Duy Rô Nin, tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, số 11/2008.
- Bài viết “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay”, tác giả Đinh Ngọc Giang, tạp chí
Quản lý nhà nước, số 01/2015.
Đến khi Luật hộ tịch 2014 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đến nay, thì số lượng
các công trình nghiên cứu về hộ tịch chưa nhiều. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về
vấn đề này như:
- Bài “ Đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp – hộ tịch đáp ứng yêu cầu triển khai Luật hộ tịch”
tác giả Trần Thu Hường, báo Dân chủ và pháp luật số chuyên đề 4/2015.
2
- Bài “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay”, tác giả Đinh Ngọc Giang, báo Quản lý nhà
nước, số 01/2015.
- Bài viết “Một số vấn đề về triển khai luật hộ tịch”, tác giả Uyên Nhi, Báo Dân chủ và Pháp luật
số chuyên đề 4/2015.
Các công trình nghiên cứu trên đây nhìn chung đã cung cấp một khối lượng kiếnthức phong phú về
những vấn đề lý luận về hộ tịch, quản lý hộ tịch, những vấn đề bất cập khi thực hiện công tác quản
lý hộ tịch theo nghị định 158/NĐ-CP 2005 của Chính phủ, định hướng về việc xây dựng văn bản
luật hộ tịch thay thế Nghị định 158/NĐ-CP về hộ tịch cũng như bình luận về những nội dung cơ
bản của Luật Hộ tịch 2014, về công tác chuẩn bị để thi hành Luật hộ tịch và những bất cập nảy
sinh khi triển khai thi hành Luật trên thực tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về
quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Nên đây cũng là lý do để đài tài
này được lựa chọn nghiên cứu. Luận văn sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình
nghiên cứu trên đây như một thành tựu của nghiên cứu khoa học và sử dụng để giải quyết các vấn
đề trong luận văn. Vấn đề nghiên cứu mà luận văn hướng tới là vấn đề mới, cần thiết, không trùng
lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận về quản lý hộ tịch như khái niệm, đặc điểm và
vai trò của quản lý hộ tịch; thực tiễn pháp luật về công tác quản lý hộ tịch tại cấp xã và huyện; thực
tiễn công tác quản lý hộ tịch tại các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn và tại UBND huyện Sóc Sơn
thành phố Hà Nội.
Với chuyên ngành luật hành chính, phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật
về hoạt động quản lý hộ tịch (bao gồm hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch) tại cấp Xã và Huyện,
và thực tế thi hành tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
3
Về nội dung, luận văn tìm hiểu các quy định về công tác quản lý hộ tịch tại cấp huyện và xã theo
Luật Hộ tịch 2014, trong công tác quản lý hộ tịch, luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về 2
vấn đề cụ thể là trách nhiệm của cấp xã và cấp huyện trong quản lý hộ tịch và công tác đăng ký hộ
tịch tại UBND cấp Xã và UBND cấp Huyện. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra thực tế thực hiện công
tác quản lý hộ tịch tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội; các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định về
quản lý hộ tịch và để công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện Sóc Sơn thực hiện có hiệu quả.
Về không gian, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu việc thực hiện công tác quản lý hộ tịch trên
địa bàn Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và giới hạn trong phạm vi thời gian là các văn bản pháp
luật quy định về quản lý hộ tịch trước khi Luật hộ tịch 2014 ra đời, và quản lý hộ tịch trong Luật
Hộ tịch 2014.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch ở cấp
xã, và cấp huyện . Đánh giá thực trạng quản lý về hộ tịch ở cấp xã, cấp huyện ở Sóc Sơn thời gian
qua, nêu được những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó
đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn
Huyện Sóc Sơn.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tìm hiểu các nội dung liên quan thông qua trả lời các
câu hỏi sau:
- Khái niệm quản lý hộ tịch, vị trí vai trò và đặc điểm của quản lý hộ tịch là gì?
- Quản lý hộ tịch tại cấp huyện, xã được quy định trong pháp luật hiện hành như thế nào?
- Thực tế thi hành quy định pháp luật hộ tịch tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội ra sao?
- Quan điểm và kiến nghị để thực hiện tốt hơn công tác quản lý hộ tịch như thế nào?
4
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm trong học thuyết Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về quản lý hộ tịch.
Đồng thời, tác giả còn tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu khoa học.
Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch,
quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh…
Trong chương 1, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hộ tịch, luận văn sử dụng phương
pháp hệ thống, so sánh, phân tích nhằm làm rõ thêm quan niệm, nội dung của công tác quản lý hộ
tịch. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích…, chương 2 của luận văn đã chỉ
ra được thực trạng công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong những năm trước khi
có Luật hộ tịch và sau khi Luật hộ tịch đi vào cuộc sống, phân tích thực trạng các quy định pháp
luật hiện hành. Ở chương 3, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để đưa ra giải pháp
tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện
nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Là luận văn nghiên cứu về việc quản lý hộ tịch tại cấp xã và cấp huyện theo Luật hộ tịch 2014, tác
giả mong muốn có thể đóng góp một số vấn đề khoa học và thực tiễn về quản lý hộ tịch cụ thể như
sau:
Thứ nhất, luận văn đưa ra những quan niệm, đặc điểm của hộ tịch và quản lý hộ tịch, phân tích các
quy định của pháp luật hiện hành về hộ tịch.
5
Thứ hai, luận văn đưa ra những số liệu, thống kê thực tế về việc thi hành luật và công tác đăng ký
quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về mức độ cũng như hiệu
quả thi hành Luật Hộ tịch
Thứ ba, dựa vào những thực tế của công tác hộ tịch, luận văn đã đúc kết những nguyên nhân và
tìm ra những đề xuất đề hoàn thiện hơn pháp luật về hộ tịch và những kiến nghị để việc thi hành
luật đạt được hiệu quả cao hơn
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc làm ba chương gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý hộ tịch.
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện
Sóc Sơn – Hà Nội
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch.
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
1.1. Khái quát về hộ tịch và quản lý hộ tịch
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch
“Hộ tịch” là một từ ngoại lai được du nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt nhưng rất khó
xác định thời điểm xuất hiện. Với bản chất là một từ Hán chính phụ, được ghép bởi
hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “ tịch” là thành tố chính, việc tổ hợp hai từ
đơn “ hộ” và “tịch” là một trường hợp đặc biệt về mặt ngữ nghĩa. Theo đó, từ “hộ”
- khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa
trực tiếp là “dân sự” hoặc “nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm
những người cùng ăn ở với nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc
là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành
danh từ “hộ tịch” lại là một trường hợp rất đặc biệt về mặt ngôn ngữ, và được sử
dụng với thuộc tính kết hợp hạn chế (hạn chế về việc sử dụng và khả năng tổ hợp
của từ ngữ) 1 . Chính do tính chất đặc biệt ấy nên khảo cứu qua các từ điển tiếng
Việt thì thấy có nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch” rất khác nhau.
Các Từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau (Đào Duy Anh, Nguyễn Văn
7
Khôn, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Lân, Bửu Kế) đều có sự tương đồng và những
khía cạnh khác biệt trong cách giải nghĩa từ “hộ tịch”. Dưới đây là một số cách giải
nghĩa:
“Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch quán
của từng người” 2 ;
“Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng
người” 3 ;
“Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa phương hoặc cả toàn quốc, trong có ghi rõ tên
họ, quê quán và chức nghiệp của từng người” 4 ;
Bên cạnh những cách giải nghĩa của các từ điển Hán - Việt nói trên, một số từ điển
lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía cạnh khác hẳn. Dưới đây là một số ví dụ:
"Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình theo
từng hộ" 7 ;
"Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp
luật" 8 .
8
"Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi mình ở
thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp
cho từng hộ để xuất trình khi cần" 9 ;
Như vậy, nghĩa của từ "hộ tịch" xét về góc độ ngôn ngữ còn tồn tại nhiều cách hiểu
khác nhau, thậm chí, có cuốn từ điển giải nghĩa còn thể hiện sự nhầm lẫn cơ bản
giữa hai khái niệm hộ tịch và hộ khẩu. Điều này phản ánh một thực tế là sự nhầm
lẫn giữa hai khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu” trong nhận thức xã hội là khá phổ
biến.
Về khía cạnh pháp lý
Ở nước ta , khái niệm “hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa trong các giáo trình
giảng dạy của Đại học Luật khoa Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa : Tác
4 Hoàng Thúc Trâm: Hán - Việt tân từ điển, Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn, 1974, tr. 296.
5 Bửu Kế: Từ điển Hán - Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr. 814.
6 Nguyễn Lân (chủ biên): Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1989, tr.
321.
7 Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng,
1998, tr. 442.
9
8 Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin, 1998, tr. 835.
9 Nguyễn Văn Đạm: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb.Văn hoá TT, Hà Nội,1999,
tr. 385.
13
giả Phan Văn Thiết có thể được coi là người đầu tiên trình bày quan niệm “hộ tịch”
trong cuốn tài liệu chuyên khảo xuất bản năm 1958 như sau : “Hộ tịch – còn gọi là
nhân thể bộ - là cách sinh hợp pháp của một công dân trong gia đình và trong xã
hội . Hộ tịch căn cứ vào ba hiện tượng quan trọng nhất của con người: sinh, giá thú
và tử”. Các tác giả Vũ Văn Mẫu – Lê Đình Chân lại trình bày một định nghĩa khác
về khái niệm “hộ tịch”: “Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người
trong nhà. Hộ tịch gồm ba sổ để ghi chép các sự kiện giá thú, khai sinh và khai tử.
Tác giả Trần Thúc Linh, người đã dày công biên soạn cuốn Danh từ pháp luật lược
giải vốn được đánh giá là một trong những từ điển chuyên ngành pháp lý đầu tiên
được biên soạn một cách khá kỹ lưỡng, toàn diện không đưa ra khái niệm về “hộ
tịch” mà chỉ đưa ra khái niệm về “chứng thư hộ tịch”. Tuy nhiên khái niệm về
“chứng thư hộ tịch” của Trần Thúc Linh đã hàm chứa khái niệm về “hộ tịch”:
10
Chứng thư hộ tịch là những giấy tờ công chứng dùng để chứng minh một cách
chính xác thân trạng của một người như ngày tháng sinh, tử, giá thú, họ tên, con
trai, con gái, tư cách vợ chồng …tóm lại tình trạng xã hội của con người từ lúc sinh
ra đến khi chết. Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy các học giả miền Nam thời
kỳ trước năm 1975 tuy đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm hộ
tịch nhưng trong những cách định nghĩa này đều chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng
của hộ tịch : - Hộ tịch là việc ghi chép các quan hệ gia đình của một người; - Các
quan hệ gia đình thuộc phạm vi quan tâm của hộ tịch phải là những quan hệ phát
sinh trên cơ sở ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, đó là: sự
kiện sinh , hôn nhân và tử ; - Chứng thư hộ tịch là loại giấy tờ pháp lý có giá trị
chứng minh chính xác các đặc điểm nhân thân cơ bản của một cá nhân.
Quan niệm của khoa học pháp lý nước ngoài xem xét từ khía cạnh pháp lý, khái
niệm hộ tịch với tính cách là một thuật ngữ pháp lý được định nghĩa trong một số
tài liệu nước ngoài như sau: Trong tiếng Anh, khái niệm “Civil Registration” được
14
11
hiểu là “việc đăng ký đúng hạn các sự kiện sinh, tử, kết hôn với chính quyền trong
thời hạn quy định 10 ”.Trong tiếng Đức, khái niệm “Das Personenstandsregister”
được hiểu là “việc đăng ký công về tình trạng dân sự của mỗi cá nhân được thực
hiện bởi các cơ quan hộ tịch 11 ”. Trong Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp, chế định
hộ tịch là một trong những chế định hết sức quan trọng. Tuy nhiên luật dân sự
Pháp không đưa ra khái niệm về hộ tịch mà chỉ đưa ra khái niệm về chứng thư hộ
tịch. Khái niệm “Civil Registration” được Liên hợp quốc định nghĩa trong tài liệu
“Principles and recommendation for a Vital Statistics System” xuất bản năm 2002
như sau: “đăng ký hộ tịch là việc ghi nhớ liên tục đặc điểm về sự tồn tại và tính
dân sự của mỗi cá nhân liên quan đến dân số được quy định bởi sắc lệnh , luật
hoặc điều lệ phù hợp với yêu cầu của pháp luật mỗi quốc gia” 12,13
Khái niệm “hộ tịch” cũng là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống khái niệm
pháp lý tiếng Việt. Bản thân khái niệm này hoàn toàn không dễ định nghĩa một
cách minh bạch, điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận tiện theo
nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đã có rất
nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề tìm ra một khái niệm khác thay thế khái
12
niệm “ hộ tịch” nhưng do khái niệm này đã được sử dụng lâu dài, thông dụng, ăn
sâu vào tiềm thức người dân cho nên giải pháp đi tìm khái niệm Việt hoá thay thế
không được lựa chọn, thay vào đó, các nhà xây dựng pháp luật đã dung hoà bằng
giải pháp mà Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng
khái niệm này với tư cách là một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa trong văn
bản.
10 Ruth Kelly: Civil Registration: Vital Change, The Copyright Unit, St Clement House, London,
2002, page 59.
11 Horst Tinch: Từ điển thuật ngữ pháp lý Đức, xuất bản lần thứ hai, Nxb. C.H. BECK, 1992, t.2
(tiếng Đức), tr. 1340
12 Oey-Gardiner, Mayling and Gardiner Peter: Reform of citizens administration in Indonesia:
result of the national
conference on improving public services in citizens administration, Jakarta, 2002, page.52.
13 Trung tâm thông tin khoa học (2013), Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch,
Thông tin chuyên đề,
Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ quốc hội, tr 7.
15
13
Theo đó, định nghĩa về “hộ tịch” được duy trì từ Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 10-10- 1998 về đăng ký hộ tịch cho đến Nghị định 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch như sau: “Hộ tịch là những sự
kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi
chết”. Cách định nghĩa này, thực chất chỉ là một sự ước định. Về giá trị biểu đạt,
với cách định nghĩa như vậy, sẽ chính xác hơn nếu coi đây là định nghĩa cho thuật
ngữ “sự kiện hộ tịch” chứ không phải thuật ngữ “hộ tịch”. Bên cạnh đó, bản thân
cách định nghĩa này cũng chưa xác định được rõ ràng nội hàm của khái niệm “hộ
tịch”, Nghị định 158/2005/NĐ-CP còn nêu thêm khái niệm “đăng ký hộ tịch” bằng
phương pháp mô tả như sau:
“Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền:
- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ,
con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác
định lại dân tộc;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch
14
các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái
pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.”
Tới Luật hộ tịch 2014 thì khái niệm hộ tịch cũng tương tự như các văn bản trước,
đó là “các sự kiện xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra tới khi
chết đi” 14 . Khái niệm đăng ký hộ tịch là “việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân...” 15
Sổ hộ tịch ở đây là “sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác
nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch” 16 . Sổ hộ tịch được coi là sổ gốc lưu trữ các sự
14 , 15 Khoản 1 điều 2 Luật Hộ tịch 2014
16 Khoản 3 điều 4 Luật Hộ tịch 2014.
16
kiện hộ tịch của cá nhân, khi cá nhân tới đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký
hộ tịch, bên cạnh việc cấp cho cá nhân các giấy tờ hộ tịch để chứng minh sự kiện
hộ tịch thì các cơ quan đăng ký hộ tịch phải ghi lại các thông tin hộ tịch chính xác
vào sổ hộ tịch. Sổ hộ tịch vừa giúp lưu trữ các sự kiện hộ tịch của công dân, vừa
15
giúp cho công tác quản lý và theo dõi hộ tịch được thuận lợi và chính xác hơn. Bên
cạnh đó, sổ hộ tịch còn giúp cho công dân trong việc xin bảo sao các giấy tờ hộ
tịch. Về giá trị pháp lý, “Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo
quy định của pháp luật về lưu trữ, Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo
quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện
các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.” 17
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch trong Luật Hộ tịch 2014 bao gồm:
- Xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện như khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận
cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ
tịch, khai tử.
- Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Thay đổi quốc tịch; xác định cha,
mẹ,con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi; chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn,
hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên
bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
16
- Ghi vào sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám
hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt
Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định pháp
luật.
17 Khoản 3,4 điều 12 Nghị định 123/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành
Luật Hộ tịch
17
Như vậy, trải qua các văn bản pháp luật về Hộ tịch, thì khái niệm hộ tịch và đăng
ký hộ tịch dường như không có nhiều sự thay đổi. Chỉ có sự điều chỉnh trong
việc phân định rõ ràng về các trường hợp xác nhận vào Sổ hộ tịch và trường hợp
ghi vào Sổ hộ tịch. Khái niệm “hộ tịch” vẫn luôn có một sự ổn định, tạo thành một
khái niệm pháp lý quen thuộc cho mỗi người dân, để mọi người nhận thức và ghi
nhớ những việc hộ tịch mình cần phải làm hay đăng ký với cơ quan quản lý hộ
tịch.
Hộ tịch có những đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với các khái niệm như hộ
17
khẩu, hộ chiếu…. Với đặc thù là khái niệm gắn với cá nhân của mỗi con người, do
vậy nó mang đặc điểm gắn với những giá trị nhân thân của người đó. Cụ thể:
- Thứ nhất, là quyền nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người. Điều 24 Bộ
luật dân sự 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, quyền nhân thân ở đây là những
giá trị gắn liền với mỗi cá nhân, giúp phân biệt cá nhân này với cá nhân khác,
không thể có điểm chung về nhân thân của người này với người khác. Mỗi người
chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết, các dấu hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân
tộc, giới tính là những dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người.
Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con người từ khi sinh ra đến khi
chết.
- Thứ hai, là những giá trị về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác.
Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì hộ tịch là quyền nhân thân của
mỗi cá nhân con người. Dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể
18
phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các quyền
nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được công
nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất
18
cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân
này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với
chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Hộ tịch là
một giá trị nhân thân không gắn với tài sản, vậy nên nó không thể bị chuyển dịch
cho người khác. Điều này dẫn đến, việc thực hiện các sự kiện hộ tịch phải do trực
tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( như:
khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng kí khai sinh, khai tử do người thân cả người chết
đi đăng kí khai tử).
- Thứ ba, là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành tiền. Đây
là đặc điểm của quyền nhân thân không gắn với tài sản.Với bản chất của hộ tịch là
việc ghi lại những sự kiện gắn với nhân thân của con người như sự kiện sinh, tử,
kết hôn,…. do vậy nó có tính chất phi vật chất, không thể cân đo đong đếm được.
19
Chính vì vậy hộ tịch không phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên thị
trường.
1.1.2. Khái niệm quản lý hộ tịch.
Ở nước ta, vấn đề quản lý hộ tịch được thực hiện từ rất sớm (thời nhà Trần). Trải qua
các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người
(“đinh”) bên cạnh vấn đề quản lý đất đai (“điền”) - là hai vấn đề đã từng được thực
hiện một cách bài bản, có hệ thống. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, công tác
quản lý hộ tịch được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục duy trì và phát
triển. Theo tinh thần Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các thể lệ đăng ký hộ tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng
ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc kỳ tiếp tục
được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó cho thấy công tác hộ tịch đóng vai trò quan trọng
và luôn được duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào.
19
Ngày 08/5/1956, Chính phủ ban hành Nghị định số 764/TTg kèm theo Bản Điều lệ
20
hộ tịch. Ngày 16/01/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/CP kèm
theo Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch mới thay thế Nghị định số 764/TTg. Bước vào
thời kỳ đổi mới, căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia
đình và các luật liên quan khác, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định điều chỉnh
lĩnh vực hộ tịch 18 (cả hộ tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài) 19 . Tới lúc
này, khi các nghị định điều chỉnh về lĩnh vực hộ tịch được ra đời thì khái niệm
quản lý hộ tịch mới được định nghĩa một cách cụ thể nhất.
Khái niệm quản lý hộ tịch được đề cập đến lần đầu tiên đó là trong Nghị định số
83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch. Quản lý hộ tịch được xem là
“công việc thường xuyên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để
theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức, tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình” 20
Kế thừa nghị định 83/1998/NĐ-CP, nghị định số 158/2005/NĐ-CP tiếp cận khái
niệm quản lý hộ tịch cũng từ góc độ xác định mục đích; theo đó quản lý hộ tịch
là:“ nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi
21