Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương triết học hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.24 KB, 4 trang )

Đề cương bài giảng Triết học

TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được tạo nên từ thế kỷ VI tr. CN đến
thế kỷ VI sau CN, là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở
xuất phát của văn hoá châu Âu. Thuật ngữ “triết học” xuất hiện ở đây: Nhà triết
học là người yêu chân lý, muốn tìm đến sự thông thái nhờ sử dụng tư duy thuần
lý trên cơ sở kinh nghiệm cũng như lôgich khái niệm, đó là sự nhận thức với tinh
thần tự do đối với chân lý và sự thật.
1. Các nhà triết học Hy Lạp đầu tiên có khuynh hướng chung là suy tư về
bản chất và khởi thuỷ của thế giới. Họ lấy một thực thể bản nguyên tượng trưng
làm nguồn gốc của tất cả mọi vật. Chẳng hạn. đối với Thales đó là nước, đối với
Anaximandre đó là cái vô hạn bất định, đối với Anaxagore đó là tinh thần.
Pythagor tìm cái chìa khoá phổ quát của hiện thực trong các con số, Parménid
cho rằng bản chất của thực thể nằm trong tồn tại; Leucippe và Đémocrite phỏng
đoán mọi sự vật đều được tạo thành từ những nguyên tử, là những phần tử nhỏ
nhất, không thể phân chia được nữa và số lượng của chúng là vô hạn. Héraclite
đưa ra quan niệm mọi sự vật của thế giới luôn thay đổi, sự kết hợp của các yếu tố
vật chất là vô hạn, vì vậy cái bất biến trong thế giới chỉ có thể được thừa nhận
chính là sự biến đổi, chuyển hoá vĩnh hằng đó. Phép biện chứng duy vật chất
phác là đóng góp của các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp vào kho tàng tư tưởng
nhân loại.
2. Socrate (469 – 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt vấn đề con người với tư
cách là một sinh thể có đạo đức vào trọng tâm của triết học. Tự giới thiệu như
một người chẳng biết gì cả, kích thích suy nghĩ bằng cách liên tục đặt ra những
cân hỏi ông đã nghiên cứu bản chất nhân đạo của con người, thế nào là thiện, ác,

Trang 14



Đề cương bài giảng Triết học

chính nghĩa, tình yêu, lương tâm, danh dự, … tức là những điều tạo thành bản
chất tâm hồn của con người. Ông hướng triết học đến với sự tự nhận thức, nhận
thức chính mình, một con người, một nhân cách có đạo đức và mang ý nghĩa xã
hội. Con người đức hạnh đạt tới sự tuyệt vời khi điều mình muốn biết phải là
điều thiện thực sự. Thế giới đầy những bấp bênh nhưng bao nhiêu bất hạnh của
bạn cũng sẽ không đáng kể miễn là linh hồn bạn giữ được sự thanh cao. Ông đã
sống và chết xác tín như vậy.
3. Platon (427 – 347 tr.CN) là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm, một trào
lưu mạnh và có nội dung phong phú nhất trong lịch sử tư duy nhân loại. Triết học
Platon là hệ thống các quan điểm hoàn chỉnh về tất cả các bộ phận cơ bản của
triết học: bản thể luận, nhận thức luận, triết học chính trị, đạo đức, mỹ học.
Cái căn bản trong triết học Platon là học thuyết về ý niệm. Nhận thức thông
thường cho chúng ta hình ảnh về thế giới hiện tượng, nó không mang tính chân
thực, chỉ là cái bóng mờ của bản chất sự vật. Hiện thực đích thực không phải là
cái mà nó hiện ra, mà là cái làm cho sự vật là cái nó có, được tinh thần nắm bắt
và thể hiện ra trong ngôn ngữ. Thế giới bản chất thuần tuý – đó là thế giới ý
niệm, nó nằm ngoài không gian, thời gian và không thay đổi. Có thể nhận thức
thế giới ý niệm bằng trí tuệ nhờ phép biện chứng hoặc thông qua hồi tưởng.
4. Aristote (385 – 322 tr. CN) là học trò của Platon, nhưng ông không tán
đồng quan điểm của thầy mình. Ý niệm phản ánh cái phổ biến của sự vật, song
cái phổ biến luôn được biểu hiện từ cái đơn nhất và như vậy ý niệm nằm trong sự
vật chứ không phải bên ngoài chúng. Aristote đã đưa ra những kết luận quan
trọng:
thực.

Trang 15

Thế giới chỉ có một, đó là thế giới vật chất – tinh thần, tồn tại hiện



Đề cương bài giảng Triết học

-

Các sự vật và quá trình của thế giới hiện thực có thể được nhận biết

từ bản thân nó, tức là nghiên cứu thực tế.
-

Khoa học là nhận thức về thế giới hiện thực, khoa học cần phải có

những công cụ, tức các khái niệm. Tư duy cũng có những quy luật của nó. Các
hình thức và quy luật của tư duy là đối tượng nghiên cứu của lôgich học và chính
ông đặt nền móng cho khoa học này.
5. Epicure (341 – 270 tr. CN) Học thuyết của Epicure bao gồm nhiều mặt:
bản thể luận, lý luận nhận thức, học thuyết về đạo đức và nhà nước nhưng chủ
yếu ông chú trọng đến tâm lý học về nhân cách con người và những vấn đề đạo
đức. Ông nói: “Lời nói của nhà triết học là vô ích nếu nó không chữa khỏi được
cái khổ của tâm hồn”.
Epicure khẳng định:
-

Thế giới hoàn toàn được nhận thức bởi trí tuệ con người,

-

Nhận thức về thế giới có thể dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống


thực tế, và
-

Điều kiện để đạt được hạnh phúc là tự hiểu mình, tâm hồn tuân theo

những nguyên tắc xác định.
Chẳng hề có một Thượng đế nào. Sau cuộc sống chẳng có việc thưởng người
tốt và phạt người xấu. Lòng tin ngây thơ này làm con người sợ hãi và khốn khổ.
Cái chết không là gì cả. “Chừng nào chúng ta còn sống là chưa chết, còn khi cái
chết đến thì chúng ta không còn nữa”. Nỗi sợ hãi cái chết đầu độc cuộc sống.
Hạnh phúc là dễ có nếu người ta biết tự bằng lòng với những khoái cảm tự nhiên
và tất yếu. Hạnh phúc cao nhất nằm trong sự sảng khoái tinh thần khi đạt đến sự
hoà hợp với tự nhiên.

Trang 16


Đề cương bài giảng Triết học



Tài liệu tham khảo:
1. Lịch sử triết học: Nxb. Tư tưởng – văn hoá, Hà Nội, 1991, Tập 1, tr. 169 –
248.
2. Dominique Folscheid: Các triết thuyết lớn, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999,
tr. 7 – 36.
3. Bryan Magee: Câu chuyện triết học, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2003, tr. 14 –
63.
4. Triết học – hỏi và đáp, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 24 – 37.


Trang 17



×