Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải dạng bài tập tách chất vô cơ bằng phương pháp hóa học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI
DẠNG BÀI TẬP TÁCH CHẤT VÔ CƠ BẰNG PHƯƠNG
PHÁP HÓA HỌC TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở
TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Tân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2017
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

1

A – PHẦN MỞ ĐẦU



2

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

B – NỘI DUNG

4

I. Cơ sở lý luận của SKKN

4

1. Khái niệm tách chất

4


2. Các dạng bài tách chất

4

3. Các bước để làm một bài tập tách chất bằng phương pháp hóa học
4. Một số phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu

4
5

II. Thực trạng của vấn đề

5

III. Các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề

6

1-Dạng 1: Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp

6

1.1.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn

6

1.2.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất khí

8


1.3.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất lỏng(dung dịch)

9

1-Dạng 2: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp

10

2.1. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn

10

2.2. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí

14

2.3. Tách riêng từng chất ra khỏi dung dịch

15

IV. Hiệu quả của SKKN

17

C - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

1- Kết luận


19

2. Kiến nghị

19

Tài liệu tham khảo

21

PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2


Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 của phòng
GD&ĐT huyện Cẩm Thủy; Cụ thể hóa và triển khai thực hiện NQ số 29NQ/TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa"; Tiếp tục thực hiện NQTW2 khóa VIII về GDĐT đó là
"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đào tạo nên những con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của
Bác Hồ để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp sánh vai
với các cường quốc năm châu trên thế giới. Chính vì vậy bản thân tôi luôn quan
tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi tham
gia các kì thi học sinh giỏi các cấp.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng học sinh giỏi là
một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Mặt
khác trường THCS Cẩm Tân là trường thuộc vùng núi nên đa số học sinh thuộc

con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thời gian dành cho việc học còn ít. Dẫn
tới chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn không cao. Tuy nhiên với
sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong trường không ngừng học hỏi để tìm ra
những phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng hiệu quả thì trong những năm gần
đây, qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nhà trường đã đạt được
những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi học sinh giỏi chung của
toàn huyện.
Là một giáo viên thường xuyên được tham gia bồi dưỡng đội tuyển HS
giỏi môn Hóa học trường THCS Cẩm Tân và đội tuyển HS giỏi môn Hóa 9
huyện Cẩm Thủy, qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, qua khảo sát thực tế giảng dạy
tôi thấy nhiều vấn đề mà trong đội tuyển học sinh giỏi gặp khó khăn trong đó có
có việc giải bài tập dạng tách chất vô cơ ra khỏi hỗn hợp. Trong khi loại bài tập
này hầu như năm nào cũng có trong các đề thi cấp tỉnh, huyện.
Dạng bài tập tách chất vô cơ ra khỏi hỗn hợp là một trong những dạng bài
tập khó vì học sinh phải nắm được một khối lượng kiến thức khổng lồ về tính chất
vật lí, hóa học của các chất cũng như phương pháp điều chế các chất. Mặt khác
các em còn phải nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau về tính chất của các
chất. Vì vậy để giúp học sinh giải thành thạo dạng bài tập này là yêu cầu hết sức
cần thiết đối với người giáo viên dạy bồi dưỡng bộ môn Hoá học.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khi gặp bài tập dạng này nhiều học
sinh vẫn còn lúng túng, không xác định được cách giải. Là một giáo viên làm
công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm tôi thấy rằng chỉ có thể
đạt được hiệu quả nếu như giáo viên biết chọn lọc, nhóm các bài tập tách chất
theo từng dạng, nêu đặc điểm của dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng.
Điều này có ý nghĩa quyết định trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng vì nó là cẩm
nang giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa
3


những thiếu sót trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tiềm lực trí

tuệ cho học sinh thông qua các bài tập cơ bản và nâng cao.
Với tất cả những lí do trên tôi đã tìm hiểu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm
của bản thân trong thực tế giảng dạy và dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp
tôi đã chọn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải
dạng bài tập tách chất vô cơ bằng phương pháp hóa học trong bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Hóa học ở trường THCS ” nhằm giúp cho các em học sinh
giỏi nắm được phương pháp giải dạng bài tập tách chất vô cơ ra khỏi hỗn hợp
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học Hoá học.
- Giúp học sinh nắm được các dạng và phương pháp giải các dạng bài tập
tách chất vô cơ bằng phương pháp hóa học.
- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, đặc
biệt là trong giải bài tập hoá học.
- Là tài liệu rất cần thiết cho việc giảng dạy, ôn học sinh giỏi lớp 9 và
giúp giáo viên hệ thống hoá được kiến thức, phương pháp dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về các dạng và phương pháp giải các dạng tách chất vô cơ
bằng phương pháp hóa học.
4 . Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như:
`- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Sử dụng trong phân

tích các tài liệu có liên quan đến tách chất
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong
khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN tại đơn vị trường THCS
Cẩm Tân và đội tuyển HSG lớp 9 môn Hóa học huyện Cẩm Thủy.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí
kết quả bài kiểm tra của HS trước và sau khi thực hiện đề tài.


PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của SKKN
1. Khái niệm tách chất
4


Tách chất là nhóm các phương pháp vật lí, hóa học, hóa lí nhằm đi từ một
hỗn hợp phức tạp thành hỗn hợp đơn giản rồi thành từng chất.
2. Các dạng bài tách chất
a. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
Tách riêng chất A trong hỗn hợp gồm 4 chất (A,B,C,D) là tìm cách loại B,
C, D để chỉ còn lại A nguyên chất. Ta không thu hồi lại các chất B, C, D (xem
như tạp chất), nhưng nếu đã chuyển A thành chất khác thì phải đưa chất A về
dạng ban đầu của nó bằng một phản ứng thích hợp.
b. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
Là chuyển từng chất trong hỗn hợp về trạng thái riêng lẻ ở dạng nguyên
chất và tinh khiết. Ví dụ tách hỗn hợp bốn chất (A,B,C,D) nghĩa là tách riêng
từng chất một, sau đó phải đưa các chất ấy về trạng thái ban đầu của nó. Như
vậy ngoài việc nắm vững các phản ứng đặc trưng, ta còn phải biết phương pháp
điều chế (kim loại, phi kim, oxit, bazơ, muối...)
Ta cần dùng hai loại phản ứng:
- Phản ứng tách riêng: Chuyển các chất cần tách thành sản phẩm mới ở
dạng có thể tách ra khỏi hỗn hợp một cách dễ dàng (kết tủa, bay hơi hay phân
tích cho hai chất lỏng không hòa lẫn nhau)
- Phản ứng tái tạo: Từ sản phẩm tách ra từ hỗn hợp nêu trên, phải thực
hiện phản ứng để điều chế lại chất ban đầu.
3. Các bước để làm một bài tập tách chất bằng phương pháp hóa học:
- Phân tích đề bài
- Viết sơ đồ tách chất
- Trình bày cách tiến hành bằng lời giải-Viết các PTHH minh họa

Trong ba bước trên thì bước viết sơ đồ tách chất là quan trọng nhất vì học
sinh phải biết phân tích đề bài, nắm được tính chất đặc trưng của từng chất để
tìm phản ứng tách thích hợp.
Sơ đồ tách chất:
hh A,B

B

X
 +→

PƯ tách

XY
AX ( ↓, ↑ , tan)

+Y
→

PƯ tái tạo

A

Sơ đồ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn chất X chỉ tác dụng với chất A (mà không tác dụng với
chất B trong hỗn hợp) để chuyển A thành AX ở dạng kết tủa, bay hơi hoặc hòa
tan, sau đó tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách)
- Bước 2: Điều chế lại chất A từ chất AX
5



Một số chú ý :
- Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng
trạng thái.
- Nếu hỗn hợp A, B đều tác dụng được với X thì dùng chất X chuyển cả
A, B trong hỗn hợp thành A /, B/ rồi tách A/, B/ thành 2 chất nguyên chất. Sau đó
tiến hành bước 2 (điều chế lại A từ A/, B từ B/ )
4. .Một số phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu
Chất vô cơ
Chất cần tách
Al (Al2O3, hợp
chất nhôm)
Zn (ZnO)
Mg
Fe (FeO hoặc
Fe2O3)
Cu (CuO)

Phản ứng tách và phản ứng tái tạo lại chất ban đầu
Al

t0

ddNaOH

→ NaAlO2 CO
→
2 Al(OH)3↓ → Al2O3 đpnc

→ Al

0

t
H2
ddNaOH
→ Na2ZnO2 CO
→
2 Zn(OH)2↓ → ZnO →
Zn  
Zn
HCl
ddNaOH
dpnc

Mg →
 MgCl2  
→ Mg(OH)2 ↓ MgCl2 
→ Mg
t 0 ,chânkhông

H2
HCl
→ FeO →
 FeCl2 ddNaOH

→ Fe(OH)2 ↓   
Fe →
Fe
0


t
H 2 SO4 d , n
H2
→ CuSO4 ddNaOH

→ Cu(OH)2↓ → CuO →
Cu 
Cu

II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Cẩm Tân được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị phục
vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Các dụng cụ, hoá chất đầy đủ, nên rất thuận lợi
cho việc học sinh được quan sát, thực hành thí nghiệm. Từ đó giúp học sinh nắm
vững về tính chất của các chất, các phản ứng đặc trưng. Đây là cơ sở vững chắc
để các em làm tốt dạng bài tập này. Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường cùng
tổ chuyên môn luôn quan tâm sát sao đến chuyên môn của từng đồng chí cán bộ,
giáo viên. Thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra, đánh giá và góp ý rút kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy để cùng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mặt
khác bản thân giáo viên bồi dưỡng nắm vững kiến thức, nội dung chương trình,
tâm huyết với nghề, với học sinh và không ngừng học hỏi đồng nghiệp để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi. Học sinh trong đội tuyển môn Hóa học của trường và của huyện chăm
ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Phụ huynh học sinh có trách nhiệm,
nhiệt tình ủng hộ.
Tuy nhiên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng
về chủ đề tách chất nói riêng giáo viên cũng như học sinh gặp không ít khó khăn
đó là: Có rất nhiều tài liệu viết về chuyên đề tách chất nhưng tài liệu phù hợp để
bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS thì rất ít. Mặt khác để làm bài tập dạng này
học sinh phải làm chủ lượng kiến thức rất rộng về tính chất lý, hoá, ứng dụng
,điều chế các chất và phân loại chất có trong chương trình, những loại phản ứng

hoá học và điều kiện xảy ra của các phản ứng đó. Vì vậy để làm thành thạo dạng
bài tập này là một quá trình ôn luyện lâu dài. Không những vậy khả năng phân
6


tích đề bài, nhận dạng loại bài tập, trình bày lời giải đối với học sinh trong đội
tuyển trường tôi còn nhiều hạn chế.
Sau đây là kết quả bài kiểm tra khảo sát về dạng tách chất bằng phương
pháp hóa học được thực hiện ở đội tuyển học sinh giỏi năm học 2015-2016 khi
chưa thực hiện đề tài:
Số học sinh hiểu và làm tốt dạng bài tập tách chất vô cơ bằng phương pháp hoá

Sĩ số

học.

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

(9 -10)

(7 – 8)

(5 – 6)


dưới 5

14

0

3

7

4

Tỉ lệ(%)

0

21,4

50

28,6

III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Từ thực trạng trên, để áp dụng đề tài vào trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi tôi đã chọn lọc và nhóm các bài tập theo dạng, xây dựng nguyên tắc áp
dụng cho mỗi dạng, biên soạn bài tập mẫu và các bài tập vận dụng, nâng cao.
Tôi đã phân chia một số dạng bài tập tách chất vô cơ bằng phương pháp
hóa học và đã được vận dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
1- DẠNG 1: Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
Đây là dạng bài tập tách chất đơn giản nhất, trong đó chất được tách ra

thường là chất không phản ứng được với chất X, hoặc là chất duy nhất cho được
phản ứng so với các chất có trong hỗn hợp. Chỉ cần thực hiện bước 1.
1.1.Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn
Đối với loại bài tập tách chất rắn ra khỏi hỗn hợp ta thường chọn chất X là
chất để hòa tan chất A, không hòa tan chất B.
Ta có thể :
+ Dùng axit để hòa tan (kim loại, oxit bazơ hay oxit lưỡng tính, muối
cacbonat, sunfua...)
+ Dùng dung dịch bazơ để hòa tan hidroxit lưỡng tính.
Ví dụ 1: Tách riêng Cu ra khỏi hỗn hợp gồm vụn Cu và Fe bằng phương
pháp hóa học.
Hướng dẫn: Chọn chất tác dụng được với Fe nhưng không tác dụng
được với Cu. Theo ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học thì đó là axit HCl hoặc
H2SO4 loãng
Sơ đồ tách:

Cu↓
7


Hỗn hợp Cu, Fe + dd HCl dư
dd FeCl2, dd HCl dư
Giải:
Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, sắt sẽ tan ra.Chất rắn
không phản ứng chính là đồng.
PTHH:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Lọc dung dịch ta sẽ thu được Cu

Sau khi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách giải bài tập 1, giáo viên đưa ra một
số bài tập tương tự để học sinh luyện.
Ví dụ 2: Quặng boxit có thành phần chính là Al 2O3 có lẫn một lượng
Fe2O3 và SiO2. Bằng phương pháp hóa học hãy tách Al 2O3 ra khỏi hỗn hợp. Viết
phương trình phản ứng minh họa.( Trích đề thi chọn đội tuyển HSG lớp 9 dự thi
cấp tỉnh của huyện Cẩm Thủy năm học 2013-2014)
Hướng dẫn: SiO2 là oxit axit và Al2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được
với dung dịch kiềm còn Fe2O3 là oxit bazơ nên không tác dụng được với dung
dịch kiềm. Dùng dung dịch kiềm loại bỏ Fe 2O3 . Nước lọc gồm Na2SiO3 , NaAlO2
NaOH dư. Sục khí CO2 vào nước lọc tạo kết tủa Al(OH)3. Nung kết tủa thu được
Al2O3
Sơ đồ tách:
Al2O3
Fe2O3
SiO2 +NaOH dư
Fe2O3
NaHCO3 ,Na2SiO3
Na2SiO3 , NaAlO2 +CO2 dư
NaOH dư
t
Al(OH)3 →
Al2O3
Giải:
Đun hỗn hợp với dung dịch NaOH đặc dư
t
SiO2 + 2NaOH →
Na2SiO3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Lọc tách phần dung dịch rồi dẫn khí CO2 tới dư vào
CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 ↓+ NaHCO3
Lọc tách kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao thu được Al2O3
t
2Al(OH)3 →
Al2O3 + 3H2O
0

0

0

1.2. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp chất khí
Ta thường lựa chọn chất X là chất để hấp thụ A (giữ lại trong dung dịch).
Ví dụ 1: Tách riêng khí CO2 ra khỏi hỗn hợp CO2, N2, O2, H2 (Trích đề
bài tập nhận biết và tách chất của Ngô Ngọc An)
8


Hướng dẫn: Trong các khí trên thì chỉ có khí CO 2 tác dụng với dd
Ca(OH)2, bị hấp thụ bởi dd Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3. Nung kết tủa thu
được CO2
Sơ đồ tách:
t
Hỗn hợp CO2, N2, O2, H2. + Ca(OH)2 dư
CaCO3 →
CO2
N2, O2, H2
0

Giải: Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư. Lọc kết tủa

rồi nung ở nhiệt độ cao thu được CO2
PTHH: CO2 + Ca(OH)2
CaCO3 ↓ +H2O
t C
CaCO3 → CaO + CO2
Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm
các khí SO2, SO3, O2.(Trích đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm học
2006-20007)
o

Hướng dẫn: Trong các khí trên thì hai khí SO2 và SO3 bị hấp thụ bởi
dung dịch kiềm, còn khí O2 thì không bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm. Khí SO 2
tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối sunfit và khí SO 3 tác dụng với dung dịch
kiềm tạo thành muối sunfat. Cho hỗn hợp muối tác dụng với H 2SO4 loãng thì chỉ
có muối sunfit tác dụng tạo thành khí SO2.
Sơ đồ tách:
+ NaOH dư

Na2SO3
Na2SO4

+ H2SO4
SO2

SO2, SO3, O2
O2
Giải:
Cho hỗn hợp qua dd NaOH dư, thu được O2:
→ Na2SO3 + H2O
SO2 + 2NaOH 

→ Na2SO4 + H2O
SO3 + 2NaOH 
Dung dịch thu được tác dụng với H2SO4 loãng thu được SO2 :
→ Na2SO4 + H2O + SO2.
Na2SO3 + H2SO4 
Ví dụ 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí CO 2 từ CaCO3 và dung
dịch HCl (dùng bình kíp), do đó khí CO 2 thu được còn có lẫn một ít khí hiđro
clorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp để thu được khí CO 2 tinh khiết.
Viết các PTHH xảy ra (Trích đề thi HSG huyện Cẩm Thủy năm học 2014-2015)
Sơ đồ tách:
+NaHCO3 dư
NaCl
CO2, khí HCl, hơi H2O
H2SO4đặc
CO2, hơi H2O
CO2
Giải:
PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Để thu được khí CO2 tinh khiết ta cho hỗn hợp khí và hơi qua bình đựng
dung dịch NaHCO3 dư, hiđroclorua bị giữ lại. Tiếp tục cho hỗn hợp còn lại đi
9


qua bình đựng H2SO4 đặc hoặc P2O5, hơi nước bị hấp thụ. Ta thu được CO 2 tinh
khiết.
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2
H2SO4 đặc hấp thụ hơi nước.
1.3. Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp lỏng (dung dịch)
Đối với hỗn hợp lỏng (hoặc dung dịch) ta chọn X thường là dung dịch để
tạo kết tủa hoặc khí với chất B.

Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học tách riêng KCl ra khỏi dung dịch
chứa KCl và BaCl2.
Hướng dẫn: Chọn chất tác dụng với dd BaCl2 và tạo kết tủa với
BaCl2.Chất đó là K2SO4
Sơ đồ tách:
KCl, BaCl2

KCl
+K2SO4
BaSO4

Giải: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch K 2SO4. Lọc tách kết tủa thu
được dung dịch KCl. Cô cạn dung dịch thu được KCl khan.
→ BaSO4 ↓+ 2KCl
K2SO4 + BaCl2 
Ví dụ 2: Muối ăn có lẫn tạp chất: Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, CaSO4 .
Trình bày cách tinh chế để có được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp dung dịch
trên. (Trích đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm học 2011-2012)
Hướng dẫn:
- Chúng ta phải loại bỏ gốc SO4 ra khỏi muối ăn bằng dung dịch BaCl2.
- Loại bỏ Mg2+, Ca2+, Ba2+ bằng dung dịch Na2CO3
- Loại bỏ gốc CO32- bằng dd HCl
- Loại bỏ gốc Br- bằng khí Cl2
- Cô cạn dung dịch loại bỏ HCl và Br2
Sơ đồ tách:
BaSO4
Na2SO4,NaBr,MgCl2 + BaCl2 dư
CaCl2,CaSO4
NaCl, NaBr, MgCl2, + Na2CO3
CaCl2, BaCl2

MgCO3
NaCl

+Cl2,t0 NaCl, NaBr, HCl +HCl dư

NaCl, NaBr, Na2CO3

CaCO3
BaCO3

Giải:
Cho muối ăn có lẫn tạp chất tác dụng với dung dịch BaCl2 dư:
→ BaSO4 ↓+ 2NaCl
Na2SO4 + BaCl2 
10


→ BaSO4 ↓ + CaCl2
CaSO4 +BaCl2 
- Lọc bỏ kết tủa, dung dịch nước lọc gồm: NaCl, NaBr, MgCl2, CaCl2, BaCl2
cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư.
→ MgCO3 ↓ + 2NaCl
MgCl2 + Na2CO3 
→ CaCO3 ↓+ 2NaCl.
CaCl2 + Na2CO3 
→ BaCO3 ↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 
- Dung dịch còn lại gồm NaCl, NaBr, Na2CO3 tác dụng với dd HCl dư
→ 2NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + 2HCl 

- Dung dịch còn lại gồm NaCl, NaBr, HCl dư sục khí Cl 2 dư vào, sau phản
ứng cô cạn dung dịch thu được NaCl khan
→ 2NaCl + Br2
2NaBr + Cl2 

Qua việc hướng dẫn học sinh giải theo cách trên tôi nhận thấy rằng sau
khi nắm được dạng bài các em đã biết phân tích đề bài tìm ra được phản ứng
tách thích hợp từ đó có thể giải bài tập rất thành thạo.
2- DẠNG 2: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Bài tập ở loại này phức tạp hơn đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức và
thao tác linh hoạt hơn. Dùng phản ứng đặc trưng đối với từng chất để tách chúng
ra khỏi hỗn hợp, sau đó dùng các phản ứng thích hợp để tái tạo các chất ban đầu
từ các sản phẩm tạo thành ở trên.
2.1. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn
Ví dụ 1: Hỗn hợp gồm 2 oxit kim loại Fe2O3 và CuO. Bằng phương pháp
hóa học hãy tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp.
Hướng dẫn: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức về
tính chất hóa học của oxit bazơ, của kim loại và mối quan hệ giữa các chất để
lập sơ đồ
O
Cu +→

CuO
2

H
HCl
Fe2O3, CuO +

→ Fe, Cu +

→
2

O
Mg
FeCl2 +

→ Fe +→

Fe2O3
2

Giải:
Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp oxit kim loại nung nóng:
t
Fe2O3 +3H2 
→ 2Fe + 3H2O
t
CuO + H2 
→ Cu + H2O
Hỗn hợp Fe và Cu cho tác dụng với dung dịch HCl dư chỉ có Fe phản ứng:
Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2
Lọc phần chất rắn rồi cho tác dụng với O2 thu được CuO
t
2Cu + O2 
→ 2CuO + H2
Phần dung dịch thu được cho tác dụng với Mg
FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2
2HCl + Mg → MgCl2 + H2
Lọc chất rắn rồi cho phản ứng với O2 thu được Fe2O3

0

0

0

11


t
4Fe + 3O2 
→ 2Fe2O3
0

Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi
hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Cu. (Trích đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm
học 2006-20007)
Hướng dẫn:
- Trong 4 kim loại thì chỉ có Al phản ứng với dd NaOH. Dùng dd NaOH
hòa tan Al. Sau đó dùng các phản ứng khác để tái tạo lại Al
- Còn 3 kim loại còn lại thì Cu không bị hòa tan trong dd HCl nên dùng dd
HCl để tách Cu ra khỏi dung dịch
Sơ đồ tách:

+ CO2 dư
NaAlO2

NaHCO3
0


t
đpnc
→
Al(OH)3 → Al2O3 

+NaOH dư
Al
Mg, Al, Fe, Cu.

Cu
+HCl dư
Fe, Mg, Cu
MgCl2FeCl2
+NaOH
+CO
Fe ,MgO

MgO,Fe2O3

t
Fe(OH)2, Mg(OH)2


0

+H2SO4 đặc
+NaOH
Fe

MgSO4


+ HCl

→ MgCl2 dpnc

→ Mg
Mg(OH)2 

Hoà tan hỗn hợp trong dd NaOH dư, Al tan theo phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O
2NaAlO2 + 3H2.
- Lọc tách được Fe, Mg, Cu không tan. Thổi CO2 dư vào nước lọc:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O
Al(OH)3↓ + NaHCO3
- Lọc tách kết tủa Al(OH)3, nung đến khối lượng không đổi thu được Al2O3,
điện phân nóng chảy thu được Al:
t
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O
0

12


2Al2O3

đpnc
criolit

4Al + 3O2


- Hoà tan hỗn hợp 3 kim loại trong dd HCl dư, tách được Cu không tan
Mg+2HCl
MgCl2 + H2
Fe + 2HCl
FeCl2 + H2
- Cho dd NaOH dư vào dung dịch 2 muối :
MgCl2 + 2NaOH
Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
FeCl2+2NaOH
Fe(OH)2↓ + 2NaCl
- Lọc kết tủa và nung ở nhiệt độ cao:
t
Mg(OH)2 
→ MgO + H2O
t
4Fe(OH)2 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4H2O
- Thổi CO dư vào hỗn hợp 2 oxit đã nung ở nhiệt độ cao:
t
Fe2O3 + 3CO 
→ 2Fe + 3CO2
→ không phản ứng
MgO + CO 
- Hoà tan hỗn hợp (để nguội) sau khi nung vào H 2SO4 đặc nguội, MgO tan
còn Fe không tan được tách ra:
→ MgSO4 + H2O
MgO + H2SO4 (đặc nguội) 
- Tiến hành các phản ứng với dung dịch còn lại thu được Mg:


MgSO4 +2NaOH 
Mg(OH)2↓ + Na2SO4
→ MgCl2 + 2H2O
Mg(OH)2 + 2HCl 
dpnc


MgCl2
Mg + Cl2
Ví dụ 3: Có một hỗn hợp gồm các oxit: K2O, Al2O3, BaO. Bằng phương
pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. (Trích đề thi HSG
lớp 9 cấp tỉnh Thanh Hóa Năm học 2009-2010)
Hướng dẫn:
Phần1:Mg,Al
+ HCl
+ Mg, lọc
K2O, Al2O3, BaO
KCl, AlCl3, BaCl2
Phần 2:
KCl, BaCl2; MgCl2
+HCl
đpnc
Ba ←
 BaCl2
BaCO3
+ KOH
0

0


0

+ K2CO3
KCl và BaCl2
K

←
 KCl

+HCl
Phần 1: Mg ,Al

Mg(OH)2↓

đpnc

+ NaOH dư Mg(OH)2↓
MgCl2; AlCl3 , HCl dư
NaAlO2, NaCl
+CO2dư

đpnc
t
Al ←
 Al2O3 ←
Al(OH)3

0

NaCl,NaHCO3

13


Giải:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp bằng dung dịch HCl dư:
K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Sau đó nhúng thanh kim loại Mg vào hỗn hợp dung dịch trên tới khi phản
ứng kết thúc:
3Mg + 2AlCl3 → 3MgCl2 + 2Al
Lấy thanh kim loại Mg ra. Ta thu được 2 phần:
- Phần 1: Hỗn hợp chất rắn gồm Mg và Al
- Phần 2: Hỗn hợp dung dịch gồm KCl, BaCl2, MgCl2
* Phần 1: Tác dụng với HCl dư.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Cho dung dịch thu được tác dụng với NaOH dư:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
AlCl3 + 4NaOHdư → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
Lọc tách kết tủa Mg(OH)2, rồi thổi dòng khí CO2 dư vào dung dịch thu
được:
NaAlO2 + 2CO2 + H2O →Al(OH)3 ↓+ NaHCO3
Lọc tách kết tủa Al(OH)3, rồi đem nung Al(OH)3 ta thu được Al2O3
t
2Al(OH)3 →
Al2O3 + 3H2O
Điện phân nóng chảy Al2O3 ta thu được Al:
0


2Al2O3

đpnc
4Al + 3O2
criolit

*Phần 2: MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 ↓+ 2KCl
Lọc tách kết tủa, dung dịch nước lọc cho phản ứng với dd K2CO3
BaCl2 + 2K2CO3 →BaCO3 ↓ + 2KCl
Lọc tách kết tủa được BaCO3:
Cô cạn dung dịch ta thu được KCl khan, rồi điện phân nóng chảy KCl thu
được K:
dpnc
→ 2 K + Cl2
2KCl 
Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
Cô cạn dung dịch ta thu được BaCl 2 khan, rồi điện phân nóng chảy BaCl 2
thu được Ba:
dpnc
→ Ba + Cl2
BaCl2 
14


Ví dụ 4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách từng chất ra khỏi
hỗn hợp gồm BaCO3, CuO, NaCl, CaCl2 sao cho khối lượng không thay đổi.
(Trích đề thituar lớp 9 cấp tỉnh Hải Dương năm học 2013-2014)
Hướng dẫn:

BaCO3, CuO NaCl, CaCl2
+H2O
BaCO3, CuO
+CO2 +H2O

NaCl, CaCl2
+ (NH4)2CO3

Ba(HCO3)2
t0
BaCO3

CuO

CaCO3
+HCl
CaCl2

NaCl, NH4Cl, (NH4)2CO3
+HCl,t0
NaCl

- Hòa tan hỗn hợp vào nước khi đó BaCO3, CuO không tan; NaCl và CaCl2
tan tạo thành dung dịch
- Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch vừa thu được cho đến khi lượng kết tủa
không tăng nữa, lọc kết tủa thu được CaCO3.
(NH4)2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NH4Cl
- Hòa tan CaCO3 trong dung dịch HCl:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Cô cạn dung dịch ta thu được CaCl2.

- Lấy nước lọc có chứa NaCl, NH4Cl, (NH4)2CO3 (dư) ở trên, cho HCl vào
đến khi không còn khí thoát ra:
(NH4)2 CO3 + 2 HCl → 2 NH4Cl + CO2 ↑ + H2O
Cô cạn dung dịch, đun nóng thu được NaCl
to
NH4Cl →
NH3 ↑ + HCl↑
- Cho hỗn hợp chất rắn BaCO3, CuO vào nước, sục CO2 vào tới dư:
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 .
Lọc kết tủa ta thu được CuO.
Lấy dung dịch nước lọc đem đun nóng thu được BaCO3
to
Ba(HCO3)2 →
BaCO3 ↓ + CO2 + H2O
2.2. Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp khí
Để tách từng chất khí ra khỏi hỗn hợp khí cũng phải chú ý đến tính chất
hóa học từng chất để chọn X là chất hấp thu một trong các chất có trong hỗn
hợp. Sau đó thu khí đã được tách ra.
Ví dụ 1: Hỗn hợp gồm 2 chất khí là CH 4 và CO2. Bằng phương pháp hóa
học hãy tách riêng từng chất khí ra khỏi hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Với bài trên ta có thể dễ dàng lập sơ đồ
15


CH4 ↑
Hỗn hợp CO2, CH4

ddCa(OH)2 dư


+

+H2SO4 loãng
CaCO3↓

CO2↑

Giải: Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, khí CH4 không phản ứng
tách ra. Khí CO2 phản ứng theo phương trình:
CO2 + Ca(OH)2
CaCO3↓ + H2O
Lọc chất rắn rồi cho phản ứng với H2SO4 loãng thu được CO2
CaCO3 + H2SO4
CaSO4 + CO2 ↑ + H2O
* Chú ý: Khi đẩy các khí ra khỏi các chất bằng axit nên dùng H 2SO4 loãng vì nó
là axit không bay hơi.
Ví dụ 2: Hỗn hợp gồm 3 chất khí là Cl 2, H2 và CO2. Bằng phương pháp hóa học
hãy tách riêng từng chất khí ra khỏi hỗn hợp ( Trích đề thi HSG huyện Cẩm
Thủy năm học 2016-2017)
Hướng dẫn:

H2 ↑
Ca(OH)

đac

+ H SO

2 →
4 CO

H 2 , Cl 2 , CO 2   2
→ CaCO3(r )  
2
+ H SO

2 →
4 Cl ↑
CaOCl2  
2

2.3. Tách riêng từng chất ra khỏi dung dịch:
Ta cũng thường chọn chất để tạo kết tủa với một trong các chất trong hỗn hợp
sau đó tái tạo lại chất cần tách
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học tách riêng từng chất sau ra khỏi hỗn hợp
các dung dịch: AlCl3, FeCl3, BaCl2 (trích đề bài tập nhận biết và tách chất của Ngô
Ngọc An)
Hướng dẫn:
- Dùng dd Ba(OH)2 để FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 từ đó tái tạo lại FeCl3
- Dung dịch nước lọc gồm Ba(AlO 2)2, BaCl2 ,Ba(OH)2. Dùng dd HCl kết tủa
Ba(AlO2)2 tạo ra kết tủa Al(OH)3 từ đó tái tạo lại AlCl3
Giáo viên hướng dẫn học sinh theo sơ đồ:
AlCl3, FeCl3, BaCl2
+ Ba(OH)2 dư
Fe(OH)3

Ba(AlO2)2, BaCl2 ,Ba(OH)2

+ HCl dư
FeCl3


AlCl3

+HCl vừa đủ
+ HCldư Al(OH)3

BaCl2
16


Giải: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư.
2AlCl3 + 4Ba(OH)2
Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 +4 H2O
2FeCl3 + 3Ba(OH)2
2Fe(OH)3 ↓ + 3BaCl2
Lọc tách kết tủa rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được FeCl3
Nước lọc gồm Ba(AlO2)2, BaCl2 ,Ba(OH)2 cho tác dụng với dd HCl vừa đủ:
Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O
BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Ba(OH)2 +2 HCl
BaCl2 + 2H2O
Lọc kết tủa rồi cho tác dụng với dd HCl dư thu được dd AlCl3
Al(OH)3 + 3HCl
AlCl3 + 3H2O
Dung dịch nước lọc là BaCl2
Dạng bài tập tách từng chất ra khỏi hỗn hợp là dạng bài tập khó nhưng với
việc hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, lập sơ đồ tách chất sẽ giúp các em sẽ nhớ
dạng bài tập rất lâu và khi gặp các bài tập tương tự các em có thể giải rất thành thạo.
Ví dụ 2: Có hỗn hợp 3 dung dịch muối: AlCl3, MgCl2, CuCl2. Hãy trình bày quá
trình tách riêng từng kim loại Al, Mg, Cu nguyên chất.
Giáo viên hướng dẫn học sinh theo sơ đồ:

AlCl3, MgCl2, CuCl2
+Ba(OH)2 dư
Cu(OH)2 và Mg(OH)2

dd: BaCl2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2

t0
CuO ,MgO
+H2

+CO2dư
dd:BaCl2, Ba(HCO3)2
Al(OH)3
t0

Cu, MgO

Al2O3

đpnc
Al
criolit

+ HCl
Cu
MgCl2 đpnc Mg
Giải: Cho hỗn hợp vào dd Ba(OH)2 dư
2AlCl3 + 4Ba(OH)2
Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 +4 H2O
MgCl2 + Ba(OH)2

Mg(OH)2 ↓ + BaCl2
CuCl2 + Ba(OH)2
Cu(OH)2 ↓ + BaCl2
+ Có kết tủa lọc tách : Cu(OH)2 và Mg(OH)2 (nhóm 1)
+ dd : BaCl2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2 dư( nhóm 2)
Nhóm 1: Nhiệt phân kết tủa thu được hỗn hợp CuO và MgO. Cho dòng khí H2 đi
qua hỗn hợp oxit nung nóng ta được hỗn hợp Cu, MgO. Cho hỗn hợp phản ứng
với dung dịch HCl dư. Lọc tách kết tủa thu được Cu. Cô cạn dung dịch thu được
MgCl2 khan. Điện phân nóng chảy MgCl2 thu được Mg
t
CuO +H2 → Cu + H2O
MgO + 2HCl
MgCl2 + H2O
0

17



→ Mg + Cl2
MgCl2 đpnc
Nhóm 2 cho td CO2 dư , lọc tách kết tủa thu được Al(OH)3. Nung Al(OH)3 được
Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 có criolit làm chất xúc tác thu được Al.
Ba(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3 ↓+ Ba(HCO3)2
Ba(OH)2 + 2CO2
Ba(HCO3)2
Lọc tách kết tủa Al(OH)3, rồi đem nung Al(OH)3 ta thu được Al2O3
t
2Al(OH)3 →
Al2O3 + 3H2O

Điện phân nóng chảy Al2O3 ta thu được Al:
0

2Al2O3

đpnc
4Al + 3O2
criolit

IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã được tôi áp dụng trong việc bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học tại trường THCS Cẩm Tân và đội
tuyển HSG môn Hóa học 9 huyện Cẩm Thủy. Qua một thời gian áp dụng tôi
thấy đề tài đã phát huy rất tốt năng lực tư duy, độc lập suy nghĩ cho đối tượng
học sinh giỏi. Kiến thức, kĩ năng cuả học sinh được củng cố một cách vững
chắc. Đa số các em đã biết xác định hướng giải và giải thành thạo các bài tập
liên quan đến tách chất.
Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh
đã nắm vững các dạng và phương pháp giải cho từng dạng tách chất. Sau đây là
kết quả minh chứng thu được qua khảo sát bài kiểm tra của đội tuyển học sinh
giỏi năm học 2015-2016 khi đã áp dụng đề tài:
Số học sinh hiểu và làm tốt dạng bài tập tách chất bằng phương pháp hoá học.

Sĩ số

Giỏi

Khá

Tb


Yếu

(9 -10)

(7 – 8)

(5 – 6)

dưới 5

14

5

7

2

0

Tỉ lệ(%)

35,7

50.0

14,3

0


So sánh với tỉ lệ khảo sát trước và sau thực hiện đề tài:

Tỉ lệ trước thực
nghiệm
Tỉ lệ sau thực
nghiệm

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

(9 -10)

(7 – 8)

(5 – 6)

dưới 5

50

28,6

0
35,7


21,4
50,0

14,3

0

18


Thống kê kết quả đạt được sau 2 năm áp dụng đề tài vào dạy đội
tuyển học sinh giỏi môn Hóa học tại trường THCS Cẩm Tân:
Năm học
2015-2016
2016-2017

Số Học sinh
tham gia
4
5

Số Học sinh đạt giải
học sinh giỏi cấp huyện
3
4

Số Học sinh đạt giải
học sinh giỏi cấp tỉnh
1

1

Đối với đội tuyển HSG lớp 9 của huyện Cẩm Thủy
Năm học
2015-2016
2016-2017

Số Học sinh tham gia
10
10

Số Học sinh đạt giải học sinh
giỏi cấp tỉnh
2
3

Từ số liệu minh chứng ta thấy được kết quả học tập của học sinh được
nâng cao một cách rõ rệt. Từ chổ lúng túng, thì nay phần lớn các em đã tự tin
hơn, biết vận dụng kỹ năng và phương pháp để giải thành thạo các dạng bài tập
tách chất mang tính phức tạp đặt biệt có một số em đã biết giải các bài tập một
cách sáng tạo, linh hoạt.
Qua hai năm áp dụng đề tài vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chất
lượng môn Hoá học của tôi đạt kết quả khá cao trong những năm gần đây. Đặc
biệt số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi được tăng lên qua các năm
học. Có được kết quả đó là do giáo viên đã biết nhóm các bài tập theo từng
dạng và xây dựng hướng giải cho từng dạng. Từ đó giúp học sinh tự tin trong
việc học tập bộ môn.

PHẦN C. KẾT LUẬN
1. Kết luận

Sáng kiến “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải dạng bài tập
tách chất vô cơ bằng phương pháp hóa học trong bồi dưỡng học sinh giỏi
19


môn Hóa học ở trường THCS” có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ việc phân dạng
và xây dựng phương pháp giải cho từng dạng giúp học sinh khi đọc đề bài có
thể biết bài tập này thuộc dạng nào? Cách giải quyết được tiến hành theo từng
bước như thế nào? Đề tài này đã phần nào giúp học sinh khắc phục được những
khó khăn mà lâu nay các em thường mắc phải. Việc viết được sơ đồ tách chất
giúp học sinh nhớ kiến thức rất lâu và bền vững từ đó các em rất tự tin, hứng thú
khi học tập bộ môn. Mặt khác đề tài cũng là một tài liệu rất quan trọng cho giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn đặc biệt là những giáo viên đang bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học.
Với đề tài này giáo viên có thể tiến hành áp dụng thực hiện trong các tiết
luyện tập, ôn tập, trong các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.
Khi nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra một số bài học cho bản thân trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi. Những bài học đó là:
- Giáo viên phải biết nhóm bài theo từng dạng, chuẩn bị thật kỹ nội dung
cho mỗi dạng bài tập cần bồi dưỡng cho học sinh. Xây dựng được nguyên tắc và
phương pháp giải các dạng bài tập đó.
- Tiến trình bồi dưỡng được thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa
và phát triển vững chắc. Tôi thường bắt đầu từ một bài tập mẫu, hướng dẫn phân
tích đầu bài cặn kẽ để học sinh xác định hướng giải và tự giải, từ đó các em có
thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó tôi tổ chức
cho HS giải bài tập tương tự mẫu, phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu ra các
bài tập tổng hợp.
- Mỗi dạng bài toán tôi đều đưa ra nguyên tắc nhằm giúp các em dễ nhận
dạng loại bài tập và dễ vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác, hạn
chế được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của học

sinh.
- Sau mỗi dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa
chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc.
2. Kiến nghị
Những kiến nghị đề xuất:
-Một là: Nhà trường cần mua thêm tài liệu, sách tham khảo, sách nâng
cao phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Các dụng cụ, hóa chất cần
được mua sắm, bổ sung qua các năm.
-Hai là: Cụm chuyên môn, Phòng giáo dục, Sở giáo dục cần thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên
có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Ba là: Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã được bản thân tôi ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy ở trường THCS Cẩm Tân và đội tuyển HSG lớp 9

20


huyện Cẩm Thủy, tôi mạnh dạn khẳng định có tính hiệu quả cao, rất mong được
đồng nghiệp tham khảo, ứng dụng và góp ý kiến.
Trong khuôn khổ hạn hẹp, nội dung của đề tài là những giải pháp được rút
ra từ những kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. Hy vọng những giải pháp
đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và
bồi dưỡng về chuyên đề tách chất nói riêng. Rất mong các đồng nghiệp cùng
nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi sáng kiến kinh nghiệm này vào trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học đặc biệt là
chất lượng mũi nhọn, để cùng góp phần vào sự nghiệp phát triển toàn diện giáo
dục và đào tạo Việt Nam.
Với thời gian và kiến thức có hạn, hơn nữa việc kiểm nghiệm đề tài mới
chỉ ở một lượng nhỏ học sinh, tuy có đạt kết quả khả quan nhưng trong quá trình

trình bày không tránh khỏi những thiếu sót và có thể còn có các phương pháp
hiệu quả hơn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bộ phận chuyên
môn, các thầy cô giáo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn đồng thời bản
thân tôi cũng rút được kinh nghiệm trong giảng dạy những năm học sau.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Tân, ngày 19 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Tùng

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


STT

TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

1

Bài tập nhận biết và tách chất


Ngô Ngọc An

2

Bài tập cơ bản và nâng cao Hoá Học 9

Phạm Đức Bình

3

Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 8 – 9

Nguyễn Đình Độ

4

Sách giáo khoa Hoá học 8, 9 NXBGD

Lê Xuân Trọng chủ biên

5

Các đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 8, 9
cấp huyện, tỉnh

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN MÀ TÔI ĐÃ ĐƯỢC CẤP TRÊN ĐÁNH
GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
22



Năm học

Tên đề tài

Cấp đánh giá

Xếp
loại

2013-2014

Phân dạng bài toán nhận biết vô
cơ trong bồi dương HSG-THCS

Cấp huyên

A

2013-2014

Phân dạng bài toán nhận biết vô
cơ trong bồi dương HSG-THCS

Cấp tỉnh

C

Chú làm lại Danh mục SKKN theo đúng mẫu này


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:.................................................................................................
Chức vụ và đơn vị công tác:.................................................................................,
TT

Tên đề tài
SKKN

Cấp đánh giá xếp loại
(Phòng, Sở, Tỉnh...)

Kết quả đánh giá xếp
loại (A, B, hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

1.
2.
3.

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

23


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT


24


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT

25


×