Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 9 ở trường THCS thiệu chính, thiệu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.01 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi học sinh cần phải có kỹ năng
tư duy và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải các bài tập.
Phương pháp giải bài tập hóa học giữ vai trò quan trọng trong các phương pháp dạy
học của bộ môn. Trong quá trình giải bài tập, kiến thức được mở rộng, giáo viên có
điều kiện sửa sai được cho học sinh. Từ đó, các em được rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức đã học vào từng trường hợp cụ thể, mở rộng kiến thức hoá học vào
các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày.
Trong quá trình giảng dạy việc phân dạng và đưa ra các bài tập cụ thể cho
từng trường hợp là rất quan trọng, đặc biệt đối với bài tập dạng nhận biết lại càng
cần thiết hơn, bỡi bài tập loại này có nhiều dạng với các phương pháp giải rất đa
dạng. Do đó, việc đưa ra các bài tập phù hợp với từng dạng nhằm giúp các em học
sinh có một tư liệu học tập và không bị lúng túng trước các dạng bài tập này. Đồng
thời, cũng là một cẩm nang để các đồng nghiệp có thể sử dụng làm tư liệu trong
quá trình giảng dạy đưa nhận thức của học sinh ngày một nâng cao.
Thực tiễn giảng dạy ở Trường THCS Thiệu Chính tôi thấy, học sinh thường rất
lúng túng đối với các bài tập dạng nhận biết, sự đa dạng của loại bài nhận biết
thường đẩy học sinh vào bế tắc trong khi dạng bài tập này lại rất phổ biến trong hầu
hết các kỳ thi. Do đó việc phân loại và biết được phương pháp giải từng dạng của
bài tập nhận biết là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh. Qua dạng
bài tập nhận biết còn củng cố kiến thức về mặt lý thuyết mà học sinh đã được học.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học bản thân cũng rất trăn trở với
việc nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Vì vậy, tôi đã lựa chọn sáng kiến
kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết
các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 9 ở Trường
THCS Thiệu Chính, Thiệu Hóa" để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chương trình hóa học THCS ngoài nhiệm vụ hình thành ở học sinh những
kiến thức hóa học cơ bản thì việc bồi dưỡng các kỹ năng, năng lực nhận thức cho
học sinh là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng.


Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy Hóa học
ở trường THCS tôi muốn đưa ra cách phân loại và phương pháp giải bài nhận biết
các chất vô cơ giúp học sinh có thể vận dụng để giải từng bài tập cụ thể. Từ đó học
sinh sẽ yêu thích bộ môn Hóa học hơn và nâng cao chất lượng bộ môn Hóa của
Trường THCS Thiệu Chính.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, đối tượng tôi lựa chọn nghiên
cứu là:
- Tìm hiểu các dạng bài tập nhận biết các chất vô cơ và phương pháp giải từng dạng


- Tìm hiểu khả năng vận dụng các phương pháp giải dạng bài tập nhận biết các chất
vô cơ của học sinh trường THCS Thiệu Chính.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống:
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đây là dạng bài tập phổ biến nhưng để giải được dạng bài tập này một cách nhanh
chóng, ngắn gọn, khoa học thì học sinh cần phải có bảng thuốc thử đặc trưng dùng
để nhận biết các chất vô cơ .
- Trong sáng kiến kinh nghiệm này bản thân cũng đã mạnh dạn đưa ra cách giải
bằng sơ đồ từ đó giúp học sinh nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn.
- Bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua tìm hiểu, tham khảo, trao đổi với
đồng nghiệp đã đưa ra những bài tập phù hợp với từng dạng cụ thể.



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
đào tạo có viết "quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn..." [1]. Trong dạy học Hoá học đã khẳng định "không có tri thức thì sẽ không
có kỹ năng. Không có việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển kỹ
năng. Ngược lại nếu chỉ có tri thức mà không có kỹ năng, không biết áp dụng tri
thức thì những kiến thức đó cũng trở thành vô dụng...” [2].
Thông qua việc giải bài tập hoá học giúp học sinh hình thành, rèn luyện củng
cố kỹ năng về Hoá học. Từ đó kiến thức lý thuyết sẽ được nắm vững thực sự nên có
thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành bài tập lý thuyết và thực hành.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc giải các bài tập nhận biết ở nhiều
học sinh còn rất mơ hồ, lúng túng và cho là khó không những đối với Trường
THCS Thiệu Chính nơi đang công tác nói riêng mà đó cũng là thực trạng chung của
các trường THCS hiện nay. Đa phần là do nhiều học sinh chưa nắm vững lý thuyết
hoặc kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức thực tế còn kém, nhưng phần lớn các
em chưa biết chọn lọc kiến thức đặc trưng của từng chất để nhận biết. Muốn làm
các bài tập nhận bết thành thạo các em phải dựa vào các phản ứng hóa học đặc
trưng để nhận biết, nghĩa là phản ứng đó phải là phản ứng gây ra các hiện tượng
bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để
nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để
nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai; SO2 có mùi sốc; H2S mùi
trứng thối ... Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học
sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc
trưng, từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng
của vô số chất thì quả là khó. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối
học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương
pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.
Từ thực tế giảng dạy, bằng hiệu quả đạt được nhất định trong năm học 2016
- 2017, tôi đã mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn

kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng
giảng dạy cho học sinh lớp 9 ở Trường THCS Thiệu Chính, Thiệu Hóa" với mong
muốn giúp các em thích học môn Hóa học hơn và biết phân dạng bài nhận biết từ
đó có phương pháp giải phù hợp nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường
THCS Thiệu Chính nói riêng và của huyện Thiệu Hóa nói chung.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Thực tế giảng dạy ở trường THCS Thiệu Chính cho thấy đã có một bộ phận
học sinh do khó hiểu, khó khăn trong lĩnh hội kiến thức không muốn học Hóa học,
ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của Hóa học. Nhiều trường do thiết bị và
hóa chất đã lâu chưa có điều kiện thay mới nên khi tiến hành thí nghiệm gặp nhiều


khó khăn hoặc kết quả thường không chính xác, vì vậy giáo viên và học sinh đôi
khi ít thực hiện. Do đó một lượng lớn kiến thức Hoá học của các em bị hổng. Ở
trường THCS Thiệu Chính nơi tôi đang công tác đa số HS cũng trong tình trạng đó.
Hơn nữa với một bài tập nhận biết thì việc vận dụng lý thuyết và kết quả thực hành
lại càng quan trọng, đặc biệt tính chất đặc trưng của mỗi chất, đó là chìa khóa để
giúp học sinh giải bài tập một cách hiệu quả nhất.
Bài tập nhận biết các chất vô cơ các em đã được làm quen ở chương trình lớp
8 nhưng còn rất nhiều hạn chế thường chỉ sử dụng ở cuối học kỳ II. Trong chương
trình lớp 9 với số lượng bài tập nhận biết nhiều nên việc phân loại và đưa ra được
phương pháp giải phù hợp cho từng dạng làm sao cho hiệu quả thì phần lớn các em
chưa biết hoặc chưa thành thạo.
Khảo sát kết quả ban đầu bằng phiếu học tập qua 4 bài nhận biết ở HS khối 9
đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
Lớp Tổng
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kém
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HS
9A
22
2
9,1
5
22,7 13 59,1
2
9,1
0
0
9B
25
0
0
2
8,0
15

60
7
28
1
4,0
Tổn
47
2
4,2
7
14,9 28 59,6
9
19,1
1
2,2
g
Nguyên nhân cuả thực trạng trên là:
a) Về phía học sinh:
Bài tập nhận biết là dạng bài tập trừu tượng bắt buộc học sinh phải nhớ rõ
tính chất lý thuyết của từng chất cũng như PTHH đặc trưng của từng chất rồi sau đó
mới tiến hành nhận biết được các chất khác nhau dựa vào các tính chất hóa học đặc
trưng đó. Đặc biệt mỗi chất hóa vô cơ lại có nhiều tính chất khác nhau và việc xác
định tính chất nào là tính chất đặc trưng để phân biệt giữa chất này với chất kia
cũng là một vấn đề khó đối với học sinh.
Hơn nữa nhận biết hóa vô cơ với số lượng lớn các bài tập với nhiều dạng
khác nhau, mỗi dạng lại có rất nhiều phương pháp giải. Việc vận dụng phương pháp
nào vào giải từng dạng bài tập cho hiệu quả rất nhiều học sinh còn lúng túng.
Vì vậy đòi hỏi các em phải luyện tập nhiều lần thì mới hình thành kỹ năng
giải thành thạo được.
b) Về phía giáo viên:

Lượng kiến thức Hóa học rất nhiều mà số tiết lại ít nên phần lớn chỉ cho học
sinh nắm được kiến thức lý thuyết là đã hết thời gian nên việc đưa ra các dạng bài
tập và các phương pháp giải là không nhiều. Đặc biệt nếu không phân hóa rõ đối
tượng HS để phân dạng bài tập cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp, sẽ dẫn
đến tình trạng học sinh chỉ chép cho đầy vở mà không biết gì.


Trong đó dạng bài tập nhận biết đòi hỏi học sinh phải nhớ những hiện tượng của
các phản ứng đặc trưng, vì vậy bản thân học sinh và giáo viên phải trực tiếp tiến
hành cho học sinh quan sát nhưng dụng cụ và hóa chất đã lâu ( do nhiều trường bảo
quản không tốt hoặc chưa có điều kiện thay mới) nên thường khó tiến hành hoặc
kết quả thường khó chính xác. Do đó dẫn đến học sinh khó nhớ và khó vận dụng.
Sau thời gian tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn đối tượng HS, cũng như vị trí của
dạng bài tập này trong dạy học bộ môn. Để góp phần làm đơn giản hoá các khó
khăn tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm“Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân
dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy
cho học sinh lớp 9 ở Trường THCS Thiệu Chính, Thiệu Hóa". Việc đưa ra các
phương pháp giải phù hợp với trình độ, điều kiện và năng lực của học sinh trong
năm học qua đã thu được kết quả nhất định.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1 Hệ thống phân loại bài tập nhận biết
Trong quá trình dạy học tôi đã chia thành một số dạng bài tập sau:
Nhận biết chất
Phương pháp hóa học
Phương pháp
định tính

Phương pháp vật lý

Phương pháp

định lượng

Phương pháp
định tính

Phương pháp
định lượng

Nhận biết các chất trong hỗn hợp
Nhận biết các chất riêng biệt
Dùng thuốc thử không giới hạn
Dùng thuốc thử hạn chế
Dùng thuốc thử hạn chế
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp giải dạng bài tập nhận biết
- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có
các hiện tượng: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải
phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính
chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất
vào nước.


- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có
dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất
cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề
bài, đều được coi là thuốc thử.
2.3.3. Phương pháp trình bày một lời giải về nhận biết
* Bước 1: Lấy mẫu thử các chất nhận biết vào các ống nghiệm (đánh số thứ tự)
* Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn,
hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài, ...).

* Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện
tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào.
* Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ ( nếu có)
Ta thấy rằng bước 2 là quan trong nhất học sinh phải xác định được phải dùng
thuốc thử nào, cách làm nào để phân biệt được. Muốn vậy các em phải nắm rõ phản
ứng đặc trưng mà các em có thể tìm hiểu qua các bảng mà giáo viên cung cấp sau:
MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ
BẢNG 1. TRẠNG THÁI, MÀU SẮC CỦA CÁC ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT:
Cr(OH)2
Vàng
MnS
Hồng nhạt
K2Cr2O7
Đỏ da cam
MnO2
Màu đen
Zn
Trắng hơi xanh
H2S
Khí mùi trứng thối
Hg
Lỏng, bạc trắng
SO2
Khí không màu, mùi hắc
HgO
Vàng hoặc đỏ
SO3
Lỏng, không màu, sôi ở 45o
Mn
Trắng bạc

Br2
Lỏng nâu đỏ hay vàng nâu
MnO
Xám lục nhạt
I2
Tím, rắn, có thăng hoa
HgS
Kết tủa đỏ
Fe
Trắng, xám
AgI
Kết tủa vàng đậm
Fe3O4
Rắn đen
CuS, FeS, NiS,
Kết tủa đen
Fe2O3
Nâu đỏ
Fe(OH)2
C
Rắn đen
Rắn trắng xanh
Fe(OH)
3
S
Rắn vàng
Rắn màu nâu đỏ
Cu
Rắn đỏ
Cr2O3

Rắn xanh thẫm
Cu2O
Rắn da cam hay đỏ AgCl
Kết tủa trắng
CuO
Rắn màu đen
AgBr
Kết tủa vàng nhạt
Cu(OH)2
Xanh
Ag3PO4 Vàng
2+
Muối Cu
Xanh lá mạ
Ag2S
Màu đen
FeCl3
Vàng nâu
K2MnO4 Màu lục thẫm
BẢNG 2.NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Khí
Thuốc thử và hiện tượng
Giải thích


1.SO2

2.Cl2

3.N2

4.NH3

5.NO
6.NO2

7.CO2
8.CO
9.H2S

10.O3
11.H2

12.SO3
13.Br2

-Nước brom: làm mất màu Br2
- DD KMnO4: Làm mất màu
-Dung dịch H2S: ↓ màu vàng
- Dd I2: Nhạt màu vàng của I2
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm
cho nước vôi trong bị vẩn đục
- Màu vàng lục, mùi sốc
- Làm quì tím ẩm mất màu
- Dung dịch KI
- Làm mất màu dung dịch brom
Que diêm đang cháy dở: que
diêm tắt
- DD phenolphtalein: từ không
màu thành màu tím hồng
- Quỳ tím: Làm xanh quỳ tím

- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có
khói trắng xuất hiện
Không màu
- Khí NO: Hóa nâu khi gặp O2
- Hòa tan kim loại hoặc làm quì
tím hóa đỏ trong nước khi sục
NO2 và O2 vào
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
- Dd Ca(OH)2 dư: bị vẩn đục
- Làm CuO (đen) thành Cu (đỏ)
Làm vẩn đục dung dịch PbCl2
- Mùi trứng ung
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
-Kết tủa đen với dd Cu(NO)3
- Tạo kết tủa vàng với HNO3 (l)
- Tạo bột màu vàng với SO2
- Làm mất màu dung dịch Br2
- dd KI: Làm xanh giấy tẩm hồ
tinh bột
- Cháy với ngọn lửa màu xanh
nhạt kèm theo tiếng nổ nhỏ.
- Chuyển CuO (đen) -> Cu (đỏ)
- Tạo kết tủa với dd BaCl2
- Làm quì tím ảm hóa đỏ
- Chất lỏng màu nâu đỏ

SO2 + Br2 + 2H2O " 2HBr + H2SO4
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O " 2H2SO4
+2MnSO4 +K2SO4
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Cl2 + H2O → HCl + HClO ( tẩy màu)
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
2Cl2 +Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
Nitơ không duy trì sự cháy

NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
4NH3 + Cu(OH)2 →[Cu(NH3)4](OH)2
2NO + O2 → 2NO2 ↑ (màu nâu)
2NO2 + H2O + O2 → 2HNO3
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)3 + 2NO
+ 4H2O
3NO2 + H2O -> 2HNO3 + NO
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
t
CuO + CO →
Cu + CO2
CO + PbCl2 +H2O → Pb↓+ 2HCl +CO2
o

Cu(NO)3 + H2S → CuS + 2HNO3
3H2S + 2HNO3l → 3S↓ + 2NO + 4H2O
SO2 + H2S → 3S↓ + 2H2O
H2S + 4Br2 + 4H2O →8HBr + H2SO4
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2↑ + I2
2H2 + O2 → 2H2O
CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O

t
CuO + H2 →
Cu + H2O
SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
SO3 + H2O → H2SO4
5Cl2 +Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
o


- Bị nhạt màu bởi Cl2, SO2.
SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr
t
14.O2 Làm Cu đỏ hoá đen
2Cu + O2 →
2CuO
15.
- Hơi nước làm cho CuSO4
CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O (màu
H2O
(khan, màu trắng) -> màu xanh xanh)
16.HCl - Làm quì tím ẩm hóa đỏ
NH3 + HCl đặc → NH4Cl (khói trắng
(khí)
- Tạo khói trắng với NH3
tinh thể)
BẢNG 3. MỘT SỐ KIM LOẠI
Na, K,
+ H2O
→ tan + dd trong + H2
Ba

+ Đốt cháy, quan sát
K: Ngọn lửa màu tím, Ba: Ngọn lửa màu
KL kiềm màu ngọn lửa
lục, Na : Ngọn lửa màu vàng
Ca
+ H2O
→ tan + dd đục + H2
+ Đốt cháy, q/s ngọn lửa Cháy với ngọ lửa màu đỏ
- Al, Zn, + dd kiềm (thổ) NaOH,
2Al +2NaOH + H2O -> 2NaAlO2 + H2 ↑
Cr
Ba(OH)2
Zn + 2NaOH -> Na2ZnO + H2
Mg- Pb + dd HCl
→ tan + H2 ; riêng Pb có ↓ PbCl2 trắng
Cu
HNO3 đậm đặc
→ tan + dd xanh + NO2 ↑ màu nâu
Cu + HNO3 ->Cu(NO3)2 +2NO2 +H2O
+ AgNO3
Cu + AgNO3 -> Cu(NO3)2 + Ag
Ag
+ HNO3, sau đó cho
→ tan + NO2 ↑ nâu + ↓ trắng
NaCl vào dung dịch
Ag + 2HNO3 -> AgNO3 + NO2 + H2O
AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3
Au
+ HNO3Đặc, HCl đặc tỉ lệ → tan + NO↑ hóa nâu ngoài không khí
mol 1:3

BẢNG 4. OXIT Ở THỂ RẮN
Na2O, + H2O
Tan , dung dịch làm xanh giấy quì
K2O,
Na2O + H2O -> 2NaOH
BaO
K2O + H2O -> 2KOH
BaO + H2O -> Ba(OH)2
CaO + H2O
→ tan, dd đục, CaO + H2O -> Ca(OH)2
+ dd Na2CO3
CaO + H2O + Na2CO3 -> CaCO3 ↓+2NaOH
P2O5 + H2O
Tan, làm đỏ quì tím; P2O5+3H2O ->2H3PO4
Al2O3 Tan trong cả axit và
Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3 H2O
kiềm
Al2O3 + NaOH -> 2NaAlO2 + H2O
CuO + dd HCl, HNO3, H2SO4 Tạo dd màu xanhCuO + 2HCl -> H2O+ CuCl2
Ag2O + dd HCl đun nóng
Ag2O + 2HCl -> H2O+ 2AgCl↓ trắng
MnO2 + dd HCl đun nóng
MnO2 +4HCl ->MnCl2+ 2H2O+ Cl2↑vàng lục
BẢNG 5. CÁC DUNG DỊCH MUỐI ( NHẬN BIẾT GỐC AXIT)
Cl
+ AgNO3
Ag+ + Cl- → AgCl ↓ trắng
- gốc Br- + Cl2
Cl2 + 2 Br- -> 2Cl- + Br2Error! Not a valid
link.

+ AgNO3
o


Ag+ + Br- → AgBr↓ vàng nhạt
I+ Br2, Cl2 + hồ tinh bột
Cl2 + 2I- -> 2Cl- + I2→ dd có màu xanh
+ AgNO3
→AgI↓ vàng đậm
2S
+ Cd(NO3)2, Pb(NO3)2
→ CdS↓ vàng, PbS↓ đen
2SO4
+ dd BaCl2 , Ba( NO3)2 Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ trắng
SO32+ dd axit mạnh H2SO4,
→ SO2 mùi hắc, làm mất màu dd Br2
HCl, HNO3
SO32- + 2H+ -> SO2 + H2O
- gốc
+ dd Ba2+
→ CO2 ↑ làm đục nước vôi trong
2 CO3
+ dd axit mạnh
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
2+
2+
+ Ba , Ca
→ BaCO3↓, CaCO3↓ trắng
3- PO4
+ dd AgNO3

PO43- + 3Ag+ -> Ag3PO4 ↓ vàng
- NO3+ H2SO4 đặc + Cu
Khí màu nâu bay ra : NO2
Cu + 2NO3- + 4H+ -> Cu2+ + 2NO2 + 2H2O
SiO32+ dd axit mạnh
→ H2SiO3↓ trắng keo
- gốc
+ dd Ba(OH)2, Ca(OH)2 → BaCO3↓, CaCO3↓ trắng
AlO2+ dd axit dư
→ Al(OH)3↓ sau đó tan dần
BẢNG 6. NHẬN BIẾT KIM LOẠI TRONG MUỐI
Na+ + Đốt cháy, quan
→ Na+ cháy với ngọn lửa màu vàng
K+
sát màu ngọn lửa
→ K+ cháy với ngọn lửa màu tím
Rb+
→ Rb+ cháy với ngọn lửa màu đỏ huyết
Cs+
→ Cs+ cháy với ngọn lửa màu xanh da trời
2+
Ba
→ Ba2+ cháy với ngọn lửa màu lục (hơi vàng)
Ca2+
→ Ca2+ cháy với ngọn lủa màu đỏ da cam
Mg2+ Dd OHMg2+ + 2OH- -> Mg(OH)2 ↓ trắng keo
- Fe2+ Dd OHFe2+ + 2OH- -> Fe(OH)2 ↓ trắng xanh
+ dd thuốc tím
dd mất màu tím và hơi ngã sang màu vàng nhạt
trong H+

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
- Fe3+ + dd OHFe3+ + 3OH -> Fe(OH)3↓ nâu đỏ
+ dd chứa SCNFe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3 dd màu đỏ máu
- Al3+ + dd OH- đến dư → Al3+ +3OH-→ Al(OH)3 ↓trắng keo sau đó tan
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O
- Pb2+ +dd Na2S, dd H2S PbS↓ đen, PbCl2 ↓ trắng
- Cu2+ + dd OH→ Cu(OH)2 ↓ xanh: Cu2+ + OH- →Cu(OH)2
Zn2+ + dd OH- đến dư
↓màu trắng sau đó tan :
Cd2+ Dùng S2Kết tủa màu vàng: Cd2+ + S2- → CdS
Hg2+ Dùng IKết tủa màu đỏ:
+
Ag
Dùng AgCl
Kết tủa màu trắng: Ag+ + Cl- → AgCl
Sr2+
Dùng gốc SO42Kết tủa màu trắng: Sr2+ + SO42- → SrSO4
2.3.4. Các giải pháp cụ thể cho từng phương pháp


Trong quá trình giảng dạy bài tập hoá học cho HS tôi luôn tập hợp các dạng
bài tập từ dễ đến khó từ vận dụng đơn giản đến vận dụng kiến thức tổng hợp và có
sáng tạo. Đối với dạng bài tập này cũng vậy học sinh phải được luyện tập từ bài tập
dễ đến bài khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Một bài tập nhận biết HS cần xác định rõ đề bài yêu cầu là nhận biết bằng
tính chất vật lý, hay nhận biết bằng tính chất hóa học hoặc nhận biết dựa vào cả hai
tính chất. Để giải bài tập nhận biết học sinh có thể giải ra nháp với cách giải từng
bước hoặc sơ đồ
2.3.4.1 Phương pháp vật lý
a) Nguyên tắc : Thông thường những tính chất vật lý mà học sinh có thể dựa vào

đó để nhận biết là: tính tan, trạng thái, màu sắc, mùi vị, t0 sôi, t0 nóng chảy... [3].
b) Các ví dụ cụ thể
- Phương pháp định tính
Ví dụ 1: Bằng phương pháp vật lý hãy trình bày cách nhận biết các khí sau đựng
trong các lọ riêng biệt: Cl2, H2, NH3, H2S.
Hướng dẫn giải:
Khí nào có màu vàng lục là Cl2. Các khí còn lại không màu là: H2, NH3 , H2S
mở nắp lấy tay phẩy nhẹ khí nào có mùi khai là NH 3; Khí nào có mùi trừng thối là
H2S; Khí còn lại không có mùi gì là H2.
- Phương pháp định lượng: HS phải dùng một số phương pháp như cân, đo, đong,
đếm ... để phân biệt các chất đó.
Ví dụ 1: Bằng phương pháp vật lý hãy trình bày 2 cách phân biệt 2 lọ chứa 2 chất
bột kim loại màu trắng bạc : Al và Fe
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Dùng nam châm cho vào gần 2 lọ đựng 2 chất bột trên lọ nào bị nam châm
hút là Fe, lọ còn lại không có hiện tượng gì là Al
Cách 2: Cân cùng một thể tích 2 kim loại trên chất nào nhẹ hơn là nhôm (vì D=
2,7g/cm3 ) chất nào nặng hơn là Fe ( vì D = 7,856g/cm3)
Chú ý: Với phương pháp vật lý thường ít áp dụng tuy nhiên để giải được các bài tập
nhận biết bằng phương pháp vật lý đòi hỏi HS phải nhớ được màu sắc, trạng thái, mùi
vị, khối lượng riêng, niệt độ nóng chảy, tính tan của từng chất mới làm được.
2.3.4.2. Phương pháp hóa học
* Nhận biết các chất riêng biệt
DẠNG 1: Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn
a) Phương pháp:
- Xác định loại chất, đưa ra dấu hiệu đặc trưng của từng chất và lựa chọn thuốc thử
thích hợp
- Trình bày cách nhận biết.
- Viết PTHH xảy ra ( nếu có)
b) Các ví dụ cụ thể:



Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 chất bột màu trắng là CaO,
Na2O, MgO và P2O5 [4].
Hướng dẫn giải:
+ Bước 1: Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử
+ Bước 2: Cho cả 4 mẫu hoà tan vào nước
Thấy mẫu nào không tan là: MgO, mẫu nào ít tan tạo dd đục là CaO
CaO + H2O -> 2Ca(OH)2
Na2O + H2O -> 2NaOH
P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4
Cho quỳ tím vào 2 dd trong suốt thấy quỳ tím hoá xanh là NaOH, hoá đỏ là H3PO4
Khi học sinh đã biết các bước làm thì chỉ cần trình bày qua sơ đồ :
( CaO, Na2O, MgO, P2O5)
+ H2O
Không tan
tan
MgO
Na2O, P2O5, ( CaO ít tan dd đục )
Quỳ tím
Na2O xanh hoá
hoá đỏ P2O5
Phương trình: CaO + H2O -> 2Ca(OH)2
Na2O + H2O -> 2NaOH
P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4
Ví dụ 2: Trình bày phương pháp phân biệt dung dịch HCl, H 2O, Na2SO4 , NaCl,
NaNO3 [4].
Hướng dẫn giải: HCl, Na2SO4, NaNO3, H2O, NaCl
Dung dịch BaCl2
Kết tủa trắng


Không có hiện tượng gì

Na2SO4

HCl, NaNO3, H2O, NaCl
+ Na2CO3
Hiện tượng sủi bọt
HCl

Không hiện tượng NaCl, NaNO3, H2O
+AgNO3

Không hiện tượng: NaNO3, H2O

↓trắng: NaCl

Đun nóng
Bay hơi hết: H2O

lắng đọng chất rắn: NaNO3


Phương trình:

Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2NaCl
2HCl + Na2CO3 -> 2NaCl + CO2 + H2O
NaCl + AgNO3 -> NaNO3 + AgCl
Ví dụ 3 : Nhận biết các khí sau chứa trong các lọ riêng biệt bằng phương pháp hóa
học : O2, N2, Cl2, NH3, H2 [5].

Hướng dẫn giải:
Đánh số thứ tự, dùng quỳ tím ẩm cho vào 4 mẫu khí trên.
Khí nào làm quỳ tím ẩm hóa xanh là NH 3. Khí nào làm quỳ tím ẩm hóa đỏ sau đó
mất màu là Cl2 . PTHH: Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO
Ba khí còn lại không có hiện tượng gì là: O2 , N2, H2.
Cho tàn đóm đỏ vào các khí trên. Khí nào làm tàn đóm bùng cháy là O2. Khí còn lại
làm tàn đóm tắt dần là N2, H2. Đốt hai khí còn lại, khí nào cháy được là H 2, khí
không cháy là N2 ( N2 không cháy ở nhiệt độ dưới 20000C)
t
4H2 + O2 
→ 2H2O
Ví dụ 4: Có 3 kim loại Al, Ag, Fe. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng
kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các PTHH để nhận biết.
Hướng dẫn giải:
Lấy mỗi chất một ít làm thí nghiệm.
Cho dd NaOH vào các kim loại trên. Kim loại nào tan ra là Al
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2
Hai kim loại còn lại không phản ứng, dùng dd HCl cho và 2 kim loại trên kim loại
nào tan ra là Fe, Kim loại nào không tan là Ag: PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Sơ đồ
0

Al, Ag, Fe.
+ dd NaOH
Kim loại tan Al

KL không tan là: Ag, Fe
+ dd HCl
KL không tan: Ag


KL tan : Fe

Chú ý: Qua các ví dụ trên ta thấy tuy là sử dụng thuốc thử không giới hạn. Nhưng
trong một bài toán nhận biết HS nên chọn ít hóa chất làm thuốc thử và nên chọn
những thuốc thử phổ biến, một hóa chất dùng để thử có thể nhận biết được nhiều
chất, đặc biệt dùng hóa chất không phải viết PTHH càng tốt ( như Quỳ tím....). GV
có thể cho HS trình bày dưới dạng sơ đồ như vậy HS sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
c) Bài tập áp dụng:
Bài 1: Có 3 lọ không nhãn đựng các dung dịch muối sau: CuSO 4, AgNO3, NaCl.
Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch trên. Viết các
PTHH [6].


Bài 2: Có 3 mẫu phân không ghi nhãn là : KCl, NH 4NO3 và Ca(H2PO4)2. Hãy nhận
biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học [6].
Bài 3: Hãy dùng phương pháp hóa học phân biệt 4 chất lỏng riêng biệt : HCl,
H2SO4, HNO3, H2O [7].
Bài 4: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau:
a) O2 , Cl2, HCl, SO2, O3.
b) N2, H2, CO2, Cl2, O2.
[8].
DẠNG 2: Nhận biết chỉ bằng thuốc thử quy định
a) Phương pháp
Đối với dạng này, nếu đề bài không yêu cầu sử dụng thuốc thử cho trước thì ta
chọn thuốc thử sao cho có thể phân biệt được nhiều chất nhất. Nếu đề bài yêu cầu
thuốc thử thì ta sử dụng thuốc thử đó trước.
Khi đã sử dụng hết lượng thuốc thử cho phép ta sử dụng chất vừa nhận được
hoặc sản phẩm của chất sau phản ứng nào đó làm thuốc thử để phân biệt các chất
còn lại.
b) Các ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Nhận biết các dung dịch sau chỉ bằng quỳ tím:NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl
Sơ đồ nhận biết:
NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl
+ Quỳ tím
Hóa đỏ là H2SO4

Không đổi màu: NaCl, BaCl2
Hóa xanh: NaOH

+ H2SO4
↓ trắng
BaCl2

NaCl

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Ví dụ 2: Chỉ dùng thêm H2O và CO2 hãy nêu cách phân biệt 5 chất bột màu trắng
đựng riêng biệt sau : NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 và BaSO4. ( trích đề thi HSG
Thiệu Hóa năm học 2015- 2016)
Hướng dẫn giải:
- Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử, đánh số thứ tự
- Cho H2O vào các mẫu thử trên. Mẫu thử nào tan là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4
( nhóm A). Mẫu thử nào không tan là: BaCO3, BaSO4 ( nhóm B).
- Sục khí CO2 dư vào nhóm B (BaCO3, BaSO4 trong nước), kết tủa nào tan là
BaCO3, không tan là BaSO4. PTHH: BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
- Lấy dung dịch Ba(HCO3)2 cho tác dụng với mẫu thứ 3 dd còn lại, dd nào không
có kết tủa là NaCl, dd nào có kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4.


Ba(HCO3)2 + Na2CO3

BaCO3 + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + Na2SO4
BaSO4 + 2NaHCO3
- Sục khí CO2 dư vào 2 kết tủa vừa tạo thành trong nước, kết tủa nào tan là BaCO 3
=> dd ban đầu là Na2CO3. Kết tủa nào không tan là BaSO4 => dd ban đầu là
Na2SO4. PTHH: BaCO3 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2
Ví dụ 3: Cho các oxit kim loại sau: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Chỉ được dùng thêm
một hóa chất hãy nhận biết các oxit trên [4].
Hướng dẫn giải:
Lấy mỗi chất một ít làm thí nghiệm, đánh số thứ tự
Cho H2O vào các oxit kim loại tên. Mẫu nào tan có hiện tượng vẫn đục là CaO.
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
Mẫu nào tan là K2O: PTHH: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
Mẫu không tan là MgO, Al2O3.
Dùng dd KOH vừa tạo ra ở trên lần lượt cho vào 2 mẫu không tan ở trên mẫu nào
tan ra là Al2O3 : PTHH: Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O
Mẫu còn lại không tan là MgO
Ví dụ 4: Chỉ dùng một hóa chất, nêu phương pháp nhận biết 4 mẫu kim loại sau:
Ba, Mg, Ag, Fe [8].
Hướng dẫn giải:
Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử, đánh số thứ tự
Cho dd H2SO4 vào các kim loại trên. Mẫu thử nào không có bọt khí thoát ra là Ag.
Mẫu nào có bọt khí thoát ra và có kết tủa trắng là Ba.
PTHH: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Các mẫu còn lại có khí H2 thoát ra và tạo muối FeSO4, MgSO4 là : Fe, Mg.
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Lọc bỏ kết tủa BaSO4 ở phản ứng trên thu được Ba(OH) 2. Lần lượt cho dd

Ba(OH)2 vào 2 ống nghiệm có chứa hai muối FeSO4 và MgSO4 . Ống nào có kết
tửa trắng là MgSO4 chất ban đầu là Mg. Ống nào có kết tủa trắng xanh rồi hóa màu
nâu trong không khí là FeSO4 chất ban đầu là Fe.
PTHH: MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 +2 H2O → 4Fe(OH)3
c) Bài tập vận dụng:
Bài 1: Có 4 lọ đựng 4 dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH) 2, NaOH và Na2SO4.
Chỉ dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch dựng trong mỗi lọ bằng phương
pháp hóa học? Viết PTHH [6].
Bài 2: Nhận biết các chất sau chỉ bằng quỳ tím
Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2 [9].


Bài 3. Có 5 chất rắn: BaCl2, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, Na2SO4.2H2O đựng trong
năm lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất để làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn
trong mỗi lọ. (Trích đề thi học sinh giỏi Tỉnh Thanh Hóa 2006-2007)
Bài 4: Dùng 2 hóa chất để nhận biết 4 chất bột là K 2O, BaO, P2O5, SiO2. Viết
PTHH [8].
DẠNG 3: Nhận biết không dùng bất kỳ hóa chất nào khác
a) Phương pháp
Với dạng bài này để phân biệt thì bắt buộc phải lấy lần lượt từng hoá chất trong đề
bài cho phản ứng với nhau từng đôi một.
- Kẻ bảng phản ứng và dựa vào bảng để xác định những chất đã nhận biết được
- Trong trường hợp kẻ bảng không phân biệt được hết các chất thì ta dùng chất đã
nhận biết được hoặc sản phẩm của chất đó sau phản ứng nào đó làm thuốc thử
Ngoài ra ta còn có thể đun nóng các chất nếu các chất đó phân huỷ để nhận biết
b) Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1 : Không dùng hóa chất, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: HCl,
K2CO3, Ba(NO3)2

Hướng dẫn giải
Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu còn lại ta có bảng sau:
Chất nhỏ
HCl
K2CO3
Ba(NO3)2
Mẩu thử
HCl
↑ CO2
K2CO3
↑ CO2
BaCO3↓
Ba(NO3)2
BaCO3↓
Dựa vào bẳng trên ta thấy có một mẫu thử đổ vào tất cả các mẫu thử còn lại thấy có
một kết tủa và một chất khí, mẫu thử đó là K2CO3 .
Mẫu nào đổ vào các mẫu còn lại có một khí, mẫu đó là HCl.
Mẫu nào đổ vào các mẫu còn lại có một chất kết tủa, mẫu đó là Ba(NO3)2
Các PTHH xảy ra:
2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2↑
K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3↓
Ví dụ 2: Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các dung dịch:
MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4 [7].
Hướng dẫn giải:
+ Đánh số thứ tự 5 lọ dung dịch cần nhận biết
+ Lấy mỗi lọ dung dịch một ít ra ống nghiệm đã được đánh cùng số làm mẫu thử
+ Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại.
Sau khi hoàn tất 5 lần thí nghiệm ta được bảng sau đây:



Chất nhỏ
Mẫu thử
MgCl2
NaOH
NH4Cl
BaCl2
H2SO4
Kết luận

MgCl2

NaOH

NH4Cl

BaCl2

H2SO4


Mg(OH)2↓




Mg(OH)2↓


NH3 ↑ khai












BaSO4 ↓

NH3 ↑ khai


BaSO4 ↓
1 ↓ trắng +
1 ↓ trắng
1 ↑ khai
1 ↓ trắng 1 ↓ trắng
1 ↑ khai
Từ bảng trên ta thấy khi dùng 1 dung dịch nhỏ vào mẫu thử các dung dịch còn lại:
+ Nếu tạo được 1 ↓ trắng + 1 ↑ khai thì dung dịch nhỏ vào là NaOH. Mẫu thử tạo
được khí mùi khai bay ra là NH4Cl
+ Còn lại 3 dung dịch là MgCl2, BaCl2, và H2SO4 đều cho 1 lần ↓
+ Cho NaOH vào 3 dung dịch trên dung dịch nào tạo kết tủa là MgCl2.
+ Dùng kết tủa Mg(OH)2 ( là sản phẩm thu được khi nhỏ NaOH vào MgCl 2 cho vào
2 mẫu thử còn lại. Mẫu nào hoà tan được ↓ này là H2SO4.
Dung dịch còn lại là BaCl2
→ 2NaCl + Mg(OH)2

Phương trình: 2 NaOH + MgCl2
→ NaCl + NH3 + H2O
NaOH + NH4Cl
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
c) Bài tập vận dụng
Bài 1: Không dùng thêm thuốc thử khác, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong
các lọ riêng lẻ mất nhãn: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH [7].
Bài 2:Không dùng thêm hóa chất nào khác hãy phân biệt các dung dich sau :
NaHCO3, NaCl, CaCl2, Na2CO3 [8].
Bài 3: Có 4 lọ mất nhãn đựng dung dịch:HCl, H 2SO4, BaCl2, Na2CO3,hãy nhận
biết lọ nào đựng dung dịch gì mà không được dùng bất cứ thuốc thử nào [8].
Bài 4: Hãy nhận biết các chất sau mà không dùng thuốc thử
a) NaCl, HCl, H2O, Na2CO3
b) Ba(HCO3)2, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4, NaHSO3, NaHSO4
* * Nhận biết các chất trong hỗn hợp
a) Phương pháp:
Dựa vào dấu hiệu riêng biệt của các hỗn hợp, dấu hiệu đó sẽ được dễ dàng phát
hiện dựa trên tính chất hóa học của từng chất trong thành phần của hỗn hợp.
(dạng bài tập này thường dùng cho ôn thi học sinh giỏi THCS và thi vào các
trường chuyên, lớp chọn)
b) Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các hỗn hợp sau: Al và
Al2O3; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 [10].


Hướng dẫn giải
Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử, đánh số thứ tự
Cho dd NaOH lần lượt vào các mẫu thử trên. Mẫu thử nào có chất rắn tan ra có sủi
bọt khí là hỗn hợp Al và Al2O3, hai mẫu còn lại chất rắn không tan

PTHH:
2Al + 2 H2O + 2 NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Hai mẫu còn lại lần lượt cho tác dụng với dd HCl. Mẫu nào tan có sủi bọt khí là Fe
và Fe2O3. Mẫu nào tan không có sủi bọt khí là Fe2O3 và FeO
PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Ví dụ 2: Làm thế nào để nhận biết sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm CO,
CO2, SO3 bằng phương pháp hóa học. Viết PTHH
Hướng dẫn giải
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2, nếu có kết tủa trắng thì nhận được SO3
SO3 + H2O + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
Tiếp tục dẫn hai khí còn lại qua nước vôi trong dư, nếu vẫn đục thì nhận ra được
khí CO2 PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Khí còn lại không hấp thụ đem dẫn qua CuO nung nóng thấy CuO từ mầu đen sang
t
mầu đỏ PTHH: CuO + CO 
→ Cu + CO2
Hấp thụ sản phẩm bằng nước vôi trong dư, nếu vẫn đục thì đó là CO
Ví dụ 3: Dung dịch A chứa các ion: Na+ , SO42- , SO32-, CO32-. Bằng phản ứng hóa
học có thể nhận biết từng anion có trong dung dịch [10].
Hướng dẫn giải:
Cho A tác dụng với dd HCl được hỗn hợp khí và dung dịch B
SO32- + 2H+ → SO2 + H2O
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
Cho hỗn hợp khí lần lượt qua dd KMnO 4 và sau đó là dd Ca(OH) 2. SO2 làm mất
màu dd KMnO4 ( nhận biết được ion SO32-), CO2 làm dd Ca(OH)2 vẫn đục rồi trong
suốt ( nhận biết được ion CO32-) . DD B + BaCl2 → BaSO4 + 2Clchứng tỏ trong A có ion SO42-, còn lại là ion Na+.

c) Bài tập áp dụng
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hỗn hợp các chất sau:
( Fe + Fe2O3) ; ( Fe + FeO) ; ( FeO + Fe2O3) [10].
Bài 2: Trong một bình chứa hỗn hợp khí CO, CO2, SO3, SO2 và H2. Trình bày
phương pháp hóa học để nhận biết từng khí [5].
Bài 3: Trong một dung dịch có chứa các ion Ca 2+, Mg2+, SO42-, Na+, Cl-. Bằng phản
ứng hóa học và hiện tượng nào chứng tỏ sự có mặt các ion này trong dung dịch [10].
0


2.4. Hiệu quả kinh nghiệm sau khi áp dụng các giải pháp
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy cho học sinh
khối 9 ở trường THCS Thiệu Chính. Khảo sát kết quả ở cuối năm học 2016- 2017:
Tổng Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HS

9A
22
5
19,2 10
42,3 7
38,5 0
0
0
0
9B
25
2
8,0
5
20,0 17
68,0 1
4,0
0
0
Tổng 47
7
14,9 15
31,9 24
51,1 1
2,1
0
0
Từ kết quả trên so với kết quả ban đầu cho thấy: Số học sinh biết sử dụng và
thành thạo phân loại cũng như phương pháp giải từng loại của bài tập nhận biết hóa
vô cơ tăng lên rõ rệt.

Thông qua việc đưa ra các dạng bài tập nhận biết hóa vô cơ khác nhau có sử
dụng các phương pháp trên đã rèn được cho học sinh thành thạo các kỹ năng:
• Biết cách phân loại thành thạo từng dạng của bài tập nhận biết phù hợp với
đề bài và tìm ra mối liên hệ giữa chúng khi giải.
• Tự tiến hành các bước và thành thạo các bước giải của bài tập nhận biết cũng
như có được phương pháp giải phù hợp với từng dạng.
• Đặc biệt, các em được khắc sâu thêm phần kiến thức về lý thuyết, cách viết
các phản ứng hóa học và những tính chất đặc trưng riêng biệt của từng chất rồi so
sánh tìm ra cách khác biệt nhất để nhận biết từng chất.
• Rèn luyện thêm kỹ năng tư duy cũng như giúp cho các em nhận biết được
các chất xung quanh mình với rất nhiều ứng dụng thực tế và các em có thể vận
dụng được. Đặc biệt là đối với một số em có xu hướng học trội môn Hoá. Học sinh
đã có thể tự khẳng định được bản thân, nhận biết được giá trị to lớn của hóa học.
Từ đây giúp các em yêu thích bộ môn hơn. Do vậy kết quả học tập của các em ngày
càng tiến bộ. Đó cũng chính là hiệu quả, là mục đích mà khi nghiên cứu, áp dụng
đề tài này đem lại.


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Kết luận: Sau khi nghiên cứu xong sáng kiến kinh nghiệm tôi rút ra được:
1) Rèn kỹ năng giải bài tập nhận biết cũng như bất kỳ phương pháp nào cho học
sinh thì các em cần phải được luyện tập nhiều lần ở nhiều dạng bài tập khác nhau.
2) Muốn rèn kỹ năng giải cho hiệu quả thì giáo viên phải cho học sinh nắm
vững lý thuyết về các tính chất vật lý cũng như hóa học của từng chất từ đó so sánh
tìm ra tính chất đặc trưng nhất của từng chất để nhận biết.
3) Phân dạng và đưa ra được hệ thống bài tập phù hợp: Từ cách áp dụng đơn
giản trực tiếp đến đòi hỏi phải tư duy suy luận để tìm ra mối liên hệ giữa các dữ
kiện đề bài, qua đó đưa ra cách giải phù hợp.
4) Khẳng định được giá trị thiết thực khi áp dụng các phương pháp này :
+ Vận dụng các phương pháp này vào từng dạng bài tập một cách dễ hiểu,

ngắn gọn đỡ tốn thời gian.
+ Với bảng dấu hiệu và phương pháp thì có thể áp dụng một cách nhanh
chóng và nhẹ nhàng bài tập nhận biết. Bằng cách vạch ra bản đồ tư duy học sinh có
thể hình dung bài làm và nhớ rất lâu các bài đã gặp.
+ Dễ dàng nhận thấy rằng: Với một bài toán Hoá có thể có nhiều cách giải
khác nhau. Việc tìm ra cách giải tối ưu nhất giúp các em phát huy khả năng tư duy
sáng tạo. Đây cũng chính là nhiệm vụ của người thầy giáo trong quá trình giảng dạy.
* Bài học kinh nghiệm :
+ Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi
dưỡng cho HS, xây dựng được phương pháp giải các dạng bài toán đó.
+ Việc hình thành các kỹ năng giải các dạng bài toán nêu trong đề tài phải được
thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Tôi thường bắt đầu từ một
bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề bài để học sinh xác định hướng giải và tự giải,
từ đó các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó
tôi tổ chức cho HS giải bài tập tương tự mẫu; phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu
ra các bài tập tổng hợp. Cách làm này giúp cho giáo viên dễ dàng phát hiện sai lầm
trong nhận thức của học sinh, giúp học sinh hiểu lý thuyết sâu sắc.
+ Mỗi dạng bài toán tôi đều xây dựng phương pháp giải, nhằm giúp các em dễ
dàng nhận dạng và vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác; hạn chế
được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của HS. Sau mỗi
dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh
nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà HS thường mắc phải.
+ Trong quá trình giảng dạy bộ môn luôn có sự liên hệ thực tế để kích thích sự
ham hiểu biết của học sinh.
- Đề xuất: Để nâng cao được kết qủa dạy và học trong nhà trường. Bản thân tôi xin
được có một số đề nghị lên ban lãnh đạo, phòng giáo dục đào tạo và cơ quan có
thẩm quyền như sau :


1. Phòng Giáo dục và Đào tạo nên đưa về trường những sáng kiến kinh nghiệm

đã được áp dụng thành công ở một số trường của một số giáo viên để các giáo viên
trường bạn tham khảo, rút kinh nghiệm cũng như nâng cao tay nghề của mình.
- Phòng cần tổ chức cho những buổi tham gia chuyên đề có chiều sâu hơn,
không tham lam kiến thức mà đi vào cụ thể từng tiết dạy, từng loại bài, cử một số
giáo viên giỏi, giáo viên có tay nghề xây dựng giáo án rồi tổ chức dạy để các giáo
viên khác học tập, rút kinh nghiệm, như vậy hiệu quả tốt hơn.
2. Nhà trường nên tổ chức cho học sinh các buổi ngoại khoá nói về Hoá học với
cuộc sống con người và những ứng dụng của Hoá học trên thế giới. Từ đó khuyến
khích học sinh tham gia vào nghiên cứu khoa học, áp dụng những điều đã học vào
thực tiễn.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài,
vì thời gian áp dụng chưa nhiều và là giáo viên còn ít tuổi nghề nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các tổ chức
có liên quan .
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Hóa, ngày 6 tháng 3 năm2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ:
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện:

Tô Thị Huyền


MỤC LỤC
Nội dung
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực trạng
Kết quả của thực trạng
Nguyên nhân của thực trạng
2. 3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Hệ thống phân loại bài nhận biết
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp
2.3.3. Bảng một số thuốc thử dành cho hợp chất vô cơ
2.3.4. Các giải pháp cụ thể
2 3.4.1. Phương pháp vật lý
2.3.4.2. Phương pháp hóa học
2.4. Hiệu quả của đề tài (kết quả nghiên cứu đề tài)
3. Kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị
- Kết luận
- Đề xuất

Trang
1-2
1
1
1
2
2
3

3
3
3
4
4-5
5-19
5
6
6-10
10
11
11-17
18
19-20
19-20
20



×