Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

"Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.88 KB, 40 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền
kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số, lao động, việc làm vào
vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội, đặc biệt lĩnh vực lao động việc làm
luôn được đặt vào vị trí trung tâm trong các chiến lược phát triển của đất nước, của địa
phương. Tạo việc làm cho người lao động đã và đang là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết
cho từng ngành, từng địa phương.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, di cư lao động quốc tế dưới hình thức đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã góp phần tích cực vào
chiến lược phát triển đất nước. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng là một trong những chính sách lớn của Đảng, là hoạt động
kinh tế, xã hội của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, chất xám, giải
quyết việc làm và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các
nước trên thế giới. Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này
thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và
mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều
ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể
hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành,
các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nhìn chung về thị trường đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng khá đa dạng, khá gần gũi và dễ tính trong việc tiếp nhận lao động Việt
Nam. Do yêu cầu về tiêu chuẩn lao động không cao nên phần lớn lao động Việt Nam
có đủ điều kiện về thể lực và trí lực để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Hoạt động đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đóng góp được
nhiều cho việc phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.


Cũng như cả nước, Vĩnh Long đang trong thời kỳ “Dân số vàng” với tốc độ tăng
dân số bình quân hàng năm cao và nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao động
hàng năm tăng, nhưng việc giải quyết việc làm cho người lao động thấp so với nhu
cầu, vì thế đây là gánh nặng về kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Long. Chính vì vậy, hoạt
động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những
chính sách lớn mà tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh nhằm giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa
đói giảm nghèo, tăng nguồn ngoại tệ. Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành chọn

GVHD: Diệp Thành Nguyên

1

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

đề tài: "Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở
tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng và giải pháp" làm tiểu luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm phân tích và đánh giá tình hình và thực trạng
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long trong
thời gian qua. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn trong thời
gian tới đạt hiệu quả hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt pháp luật: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và các
văn bản liên quan đến pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long.
Về mặt thực tiễn: Phân tích những thực trạng áp dụng những quy định của pháp

luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong
những năm gần đây, từ đó nêu ra những vướng mắc, giải pháp và kiến nghị các vấn đế
có liên quan để những quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long ngày càng hoàn thiện hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây nhằm thu thập các thông tin lý
luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài và thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Cấu trúc của tiểu luận
Nội dung của đề tài được chia thành 2 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chương 2: Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng ở tỉnh Vĩnh Long và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh Vĩnh Long.

CHƯƠNG 1
GVHD: Diệp Thành Nguyên

2

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG
VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người và thông qua hoạt động đó con
người tác động vào tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người. Lao động là hoạt động chính của con người, là động lực để
phát triển xã hội.1
Quan niệm của Đảng về lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước được đánh giá ở nhiều khía cạnh:2
- Lao động là phương thức tồn tại của loài người, nó gắn liền với lợi ích của con
người bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
- Lao động trong điều kiện kinh tế thị trường được xem xét trên khía cạnh năng
suất lao động và chất lượng, hiệu quả gắn với trách nhiệm của người lao động .
Lao động có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế. Lao động là yếu tố đầu vào
không thể thiếu được của quá trình kinh tế, là nhân tố quyết định tạo ra phần giá trị gia
tăng cho nền kinh tế, lao động quyết định tới tăng truởng kinh tế. Ngoài ra, lao động
tạo ra nguồn thu nhập và quyết định tổng cầu nền sản xuất hàng hóa. Nguồn lao động
là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
1.1.2 Nguồn lao động
Nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá
trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá
trình lao động. Nguồn lao động là bộ phận không thể thiếu trong dân số.
Nguồn lao động là “bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp
luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài
độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế”.3
Ở nước ta, độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và đối với nữ từ
15 tuổi đến 55 tuổi.4 Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện là số
lượng và chất lượng.
Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:

- Dân số đủ 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ có việc làm.
1

Xem: Đề tài “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long năm 2013” – Ths.Lý
Kiều Diễm, tr.6
2
Xem: Đề tài “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long năm 2013” – Ths.Lý
Kiều Diễm, tr.6
3
PGS.TS Phạm Công Trứ, "Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam ", Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 6, 2003.
4

Xem: Bộ luật lao động Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013).

GVHD: Diệp Thành Nguyên

3

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp,
đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và
những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi qui
định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên
môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.

1.1.3 Việc làm
Vấn đề được quan tâm nhất đối với mỗi người khi bước vào độ tuổi lao động là
tìm được một việc làm phù hợp, mức lương thỏa đáng. Đối với hầu hết những người
tham gia lao động thì việc làm quyết định phần lớn thu nhập, mức sống khả năng đáp
ứng nhu cầu thiết yếu cả về vật chất lẫn tinh thần cho bản thân người lao động cũng
như gia đình của họ.
Ngày nay, khi dân số ngày càng gia tăng tạo ra nguồn lao động dồi dào là một
tiềm năng để thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, điều đó cũng gây nên sức ép lớn
cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là vấn đề giải quyết việc làm. Do vậy vấn đề việc
làm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia nhất là các nước đang phát triển.
Theo các nhà kinh tế học lao động, việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao
động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích con người.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc làm là hoạt động lao động được trả
công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
Khái niệm việc làm đuợc xác định là “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu
nhập mà không bị pháp luật cấm”.5
Hoạt động được thừa nhận là việc làm phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất là
tạo ra thu nhập và thứ hai là không vi phạm pháp luật. Hai điều kiện này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ để thừa nhận hoạt động lao động là việc
làm. Nếu việc làm mà không tạo ra thu nhập như nội trợ hoặc hoạt động lao động tạo
ra thu nhập nhưng lại phi pháp như trộm cướp, buôn bán trái pháp luật đều không
được coi là việc làm. Người có việc làm là những người đang làm việc trong các lĩnh
vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm mang lại thu
nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho sự phát triển xã
hội.
1.1.4 Thị trường lao động quốc tê
Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế
giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác
thông qua Hiệp định, các Thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2 Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo

hợp đồng
5

Xem: Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật lao động Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013)

GVHD: Diệp Thành Nguyên

4

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

1.2.1 Khái niệm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư
trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của
Luật này. 6
1.2.2 Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng
Có 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng: 7
1.2.2.1 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự
nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
* Điều kiện của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài:8
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải có vốn pháp định theo quy định của
Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời phải trực tiếp tổ chức hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Điều kiện của Tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài:9
- Là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận.
- Người lãnh đạo điều hành tổ chức sự nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên,
có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
1.2.2.2 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
6

Xem: Khoản 1, Điều 3, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Xem: Điều 6, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
8
Xem: Điều 8, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
9
Xem: Điều 39, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
7

GVHD: Diệp Thành Nguyên


5

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài được đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện: 10
- Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép và người lao động được
doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có Hợp đồng lao động với doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động.
- Doanh nghiệp chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án
mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài và phải có phương án sử dụng và
quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về
nước trong trường hợp bất khả kháng.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động
làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật
của nước mà người lao động đến làm việc.
1.2.2.3 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc
dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Doanh nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức
thực tập nâng cao tay nghề khi có đủ các điều kiện: 11
- Doanh nghiệp phải có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề và đã
được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Có hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có

hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và theo
hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo
quy định của Chính phủ.
1.2.2.4 Hợp đồng cá nhân.
Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động
với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài 12 và phải phù
hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến
làm việc.
1.3 Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với
doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài:13
10

Xem: Điều 28, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Xem: Điều 34, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
12
Xem: Khoản 4 Điều 3, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
13
Xem: Điều 42, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
11

GVHD: Diệp Thành Nguyên

6

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền



Tiểu luận tốt nghiệp

- Người lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có ý thức chấp hành
pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp
nhận người lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các
điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động.
- Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
* Điều kiện để người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá
14
nhân:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo
đức tốt; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
- Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp
nhận người lao động.
- Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và có Giấy xác nhận việc
đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao
động thường trú.
1.4 Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng:
1.4.1 Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền: 15
- Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước
ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động

đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong
tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi
làm việc ở nước ngoài.
- Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh,
bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc
tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

14

Xem: Điều 50, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

15

Xem: Điều 44, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

7

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

- Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài,
cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao
động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp

đồng lao động, Hợp đồng thực tập.
- Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân
theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
* Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ còn có các quyền:16
- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp dịch vụ; Được gia hạn Hợp đồng lao động hoặc ký kết Hợp đồng lao động mới
phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
- Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng lao
động.
- Được vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
* Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu
hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài:17
- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp nhận thầu, trúng thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.
- Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp trúng thầu, nhận
thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài vi phạm Hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài.
* Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập
nâng cao tay nghề:18

16

Xem: Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 46, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Xem: Khoản 1, 2, 3, Điều 47, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
18
Xem: Khoản 1, 2, Điều 48, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
17

GVHD: Diệp Thành Nguyên

8

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề vi phạm Hợp đồng
đưa người lao động đi thực tập.
* Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp còn có các quyền: 19
- Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự
nghiệp.
- Giới thiệu người bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức sự nghiệp.
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổ chức sự nghiệp vi phạm Hợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các

quyền:20
- Được Sở lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách,
pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà
người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở
nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định
trong Hợp đồng cá nhân.
- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá
nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động
đến làm việc.
- Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy
định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
1.4.2 Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ:21
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng
phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động
của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác.

19

Xem: Khoản 1, 2, 3, Điều 49, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Xem: Khoản 1 Điều 53, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
21
Xem: Điều 45, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
20

GVHD: Diệp Thành Nguyên


9

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có
liên quan; Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước
ngoài.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
- Làm việc đúng nơi quy định; Thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau
khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp
nhận người lao động.
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình
thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động; Nộp thuế thu nhập
theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
* Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ còn có các nghĩa vụ: 22
- Trả tiền dịch vụ và hoàn trả tiền môi giới (nếu có) cho doanh nghiệp dịch vụ.
- Ký quỹ hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo thoả thuận với doanh nghiệp dịch
vụ để bảo đảm thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp dịch vụ chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
lao động.

* Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu
hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; Hình thức thực tập nâng cao tay nghề: 23
Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài với doanh nghiệp
trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; hình thức thực tập
nâng cao tay nghề.
* Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp còn có các nghĩa vụ:24
- Nộp khoản tiền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 của Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
- Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức
sự nghiệp chậm nhất là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao
động.
22

Xem: Khoản 6, 7, 8, Điều 46, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
Xem: Khoản 4, Điều 47 và Khoản 3, Điều 48, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
năm 2006.
24
Xem: Khoản 4, 5 Điều 49, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
23

GVHD: Diệp Thành Nguyên

10

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp


* Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các
nghĩa vụ: 25
- Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan; Tuân thủ pháp luật Việt
Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; Thực hiện đúng Hợp
đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc.
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định
pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình
thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc; Nộp
thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao
động đến làm việc.
- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
- Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước
mà người lao động đến làm việc.
1.5 Định hướng phát triển hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn
đang là một chính sách rất hữu hiệu để giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam
hiện nay và cho những năm tiếp theo. Vì vậy, phải làm thế nào để đẩy mạnh công tác
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở nước ta hiện nay đang
là vấn đề cấp bách.
1.5.1 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về chính sách đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta xem đây là một bộ phận của
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, một trong những chương trình kinh tế xã hội trọng điểm của quốc gia, hoạt động này mang tính chất xã hội sâu sắc thông
qua việc phát triển nguồn nhân lực nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho bản

thân người lao động và gia đình, nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tác phong
công nghiệp, lối sống văn minh, tiếp nhận các giá trị xã hội mới cho người lao động
và tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần phục vụ quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự thảo nhằm tăng
cường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chính phủ Việt
Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người
25

Xem: Khoản 2 Điều 53, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

11

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung vào 5 giải
pháp trọng tâm sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài. Đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với Luật
này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý
vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và
hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Đối với các nước
nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thỏa thuận, chúng ta đã tiếp

xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế
nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam và giảm mức
chi phí đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, điển hình là thị
trường Đài Loan.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ
Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của người lao động. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải
có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người
lao động.
- Thực hiện tốt công tác giáo dục định hướng nhằm hỗ trợ người lao động có đủ
năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở
nước ngoài.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế tình trạng lao động
Việt Nam bỏ trốn trong quá trình thực hiện hợp đồng ở nước ngoài và cư trú bất hợp
pháp gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của lao động Việt Nam.
Nhà nước đang thực hiện các chính sách: 26
- Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở
nước ngoài.
- Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị
trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại
ngữ cho người lao động.
26

Xem: Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006.


GVHD: Diệp Thành Nguyên

12

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc
ở nước ngoài.
- Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi
làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao;
Khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất,
kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập
ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy
mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 và
ban hành các quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
vừa nhằm thu hút người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng góp phần xóa đói giảm nghèo trên cả nước.
1.5.2 Mục tiêu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
trong các năm tới
Theo niên giám thống kê năm 2012, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên
là 152.017,59 ha; dân số 1.033.577 người (mật độ dân số 680 người/km2).
Nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long trẻ, dồi dào, có trình độ học vấn, có kỹ
năng, tay nghề là tiền đề cốt yếu để Tỉnh đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa, phát triển kinh tế xã hội, duy trì ổn định vị thế đi đầu về mọi mặt của Tỉnh.
Hàng năm bổ sung hơn 26 nghìn người có nhu cầu làm việc và tìm việc làm, như vậy
số lượng người thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ gia tăng. Cũng theo số liệu thống kê

cung cầu lao động năm 2014, hiện nay tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ thất nghiệp thành thị là
4,3 %, thời gian lao động hữu ích ở nông thôn là 87,5%. 27 Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị giảm qua các năm nhưng số lượng người thất nghiệp lại không giảm mà có
xu hướng tăng lên. Chính vì vậy các ngành, các cấp của Tỉnh luôn coi giải quyết việc
làm là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ cùng các doanh nghiệp khảo sát kỹ các yếu
tố mới từ thị trường mới để bàn giải pháp tăng cả chất và lượng lao động. Đích nhắm
khả quan của nhiều doanh nghiệp là thị trường Nhật Bản đang tiếp nhận nhiều lao
động nước ngoài trở lại, đặc biệt hiện nay Nhật Bản tạm ngưng lao động Trung Quốc
nên lao động Việt Nam đang là thế mạnh vào thị trường này.
Tỉnh Vĩnh Long đặt ra mục tiêu hàng năm đưa trên 250 lao động đi làm việc ở
nước ngoài đồng thời với chỉ tiêu về chất lượng như tăng tỷ trọng lao động có nghề,
tăng số lượng lao động đến các thị trường có thu nhập khá và thu nhập cao, giảm thiểu
rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín của từng đơn vị và
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
27

Xem: Chương trình phần mềm quản lý số liệu thống kê cung cầu lao động hàng năm của Trung tâm Dịch vụ việc làm

GVHD: Diệp Thành Nguyên

13

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

1.6 Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

theo hợp đồng
1.6.1 Về mục tiêu kinh tê
Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng được xem xét trên phương diện 3 chủ thể tham gia: người
lao động, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài và Nhà nước.
1.6.1.1 Đối với người lao động
- Tăng thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại
địa phương.
Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài. Tùy theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động,
người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất
định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động. Thu
nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng suất lao
động của họ. Như vậy sau hai đến ba năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành
các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động có thể
tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn. Tính chung người lao động đi làm việc ở
nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Với số
tiền tích lũy được sau những năm làm việc ở nước ngoài, nhiều người lao động không
chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư xây dựng nhà cửa, đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp
phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điển hình, người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản theo hợp đồng.
Theo đánh giá của Trung tâm Lao động ngoài nước, so với các thị trường lao động
khác, cuộc sống, điều kiện làm việc của người lao động (hay còn gọi là thực tập sinh)
ở Nhật tương đối tốt, ổn định với mức lương khá hấp dẫn. Khi sang Nhật Bản, thực
tập sinh chỉ mất 1 tháng học việc thay vì 2 tháng theo quy định chung của Nhật hoặc 1
năm như trước đây. Thực tập sinh được hưởng trợ cấp tu nghiệp trong năm đầu

khoảng 80.000 - 100.000 Yen (800 - 1.000 USD/tháng). Từ năm thứ hai, được hưởng
các chế độ, quyền lợi như lao động người Nhật, được trả lương theo hợp đồng ký với
công ty tiếp nhận, mức lương từ 1.000 - 1.500 USD/tháng (chưa kể tiền làm thêm
ngoài giờ khoảng 300 - 500 USD/tháng).28 Ngoài khoảng lương được nhận, sau 3 năm
làm việc và trở về nước, thực tập sinh sẽ được nhận lại phần tiền bảo hiểm xã hội đã
28

Xem: Phiếu trả lời Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động số 797/2015/NBCAD9NA-PTL ngày 14/4/2015 của Cục
Quản lý Lao động ngoài nước.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

14

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp
29

đóng tại Nhật bản. Như vậy, sau 3 năm làm việc về nước thực tập sinh có thể được
tới 36.000USD.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động: Sau 2 - 3 năm hoàn thành hợp
đồng về nước, người lao động sẽ có vốn ngoại ngữ tốt. Đây là cơ hội tốt để người lao
động thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm tại các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật: Những định hướng chỉ đạo và chính sách
đúng đắn của Đảng, chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, góp phần đất nước ta phát triển. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, khoa học và công nghệ chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của

xã hội. Việt Nam hiện đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Do đó, sau khi người lao động đã đi làm việc ở nước ngoài sẽ có cơ hội tiếp
xúc với nền công nghệ tiên tiến và khi trở về sẽ có thể giúp ích cho việc phát triển đất
nước.
- Nâng cao ý thức, nhận thức: Việt Nam là đất nước nông nghiệp, hầu hết người
lao động đều là những người nông dân, ý thức và nhận thức chưa cao. Khi sang làm
việc tại các đất nước công nghiệp, họ có thể tiếp cận được với những tư tưởng mới,
chấp hành kỷ luật tốt, khắc phục được những khuyết điểm hiện tại của bản thân như:
làm việc tập thể, nỗ lực suốt đời, yêu công việc, tinh thần làm việc theo tác phong
công nghiệp.
- Ngoài ra, người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích lũy
trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.
1.6.1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài
Lợi ích của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là
nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế cho Nhà nước và doanh
nghiệp có thể thu phí dịch vụ từ người lao động.
Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch
vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.30
Hiện nay tính trên cả nước có 214 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.31
29

Xem: Wesite của Trung tâm Lao động Ngoài nước: (Truy cập ngày 03/9/2015)
30
Xem: Khoản 1, Điều 21, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
31
Xem: Website của Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Truy cập ngày 03/9/2015) />LIST_ID=1371&type=hddgdh&MENU_ID=246&DOC_ID=1561


GVHD: Diệp Thành Nguyên

15

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

Do vậy, khi hoàn thành dịch vụ của mình doanh nghiệp hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài sẽ nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương
cơ bản của người lao động là không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu
nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc
trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm
làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá 03 tháng lương theo hợp
đồng/người/hợp đồng. Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác
định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền
thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển,
tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là
tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép. 32 Khoản thu này đủ để các doanh
nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trang trải các khoản
chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt
động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.
1.6.1.3 Đối với Nhà nước
Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước tạo sự
ổn định cho xã hội, xóa nghèo bền vững; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm
quốc gia, chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu
để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2020 sẽ xóa hết đói

nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao
và được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ quan
trọng về cho đất nước.
Theo ước tính, thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 1.500 - 2.000
USD/tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, thông tin được Cục quản lý lao động ngoài
nước thông kê từ số liệu báo cáo của các Doanh nghiệp thì trong 6 tháng đầu năm
2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 56.173 lao động (16.942
lao động nữ) đạt 59,13% kế hoạch năm 2015. 33 Chuyển nguồn ngoại tệ về tương
đương 84 - 112 triệu USD/tháng. Nhờ vậy hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một
lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước thu hàng
trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người
lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu,...
32

Xem: Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền
dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
33
Xem: Website Báo lao động online: (truy cập ngày 30/8/2015)

GVHD: Diệp Thành Nguyên

16

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp


1.6.2 Về mục tiêu xã hội
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng
vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng
thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho
đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên.
Thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao
động có thể được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được
những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ
lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo,
thông minh, ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ
thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt
Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài không có tay nghề chỉ sau 2 - 3 năm làm việc
đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số
họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.7 Sự cần thiết đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng
Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân, khoảng hơn 90 triệu người
(năm 2014), vị trí của Việt Nam đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước đông dân
trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê năm
2014 của Tổng Cục thống kê, nước ta có khoảng 62 triệu người trong độ tuổi lao động
thực tế, hàng năm chúng ta có thêm 01 triệu người bước vào độ tuổi lao động.
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao
động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải quyết
một cách hài hòa và có những giải pháp thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ
dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng tới giải quyết việc
làm trong nước là chính, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng
là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta và
cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó. Đó cũng là

xu hướng chung mà nhiều nước đã quan tâm phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây.
Để giải quyết được vấn đề này, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài đã trở thành một bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà
còn đối với cả hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vực đạt
được cả hai mục tiêu kinh tế - xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc
làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

17

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
THEO HỢP ĐỔNG Ở TỈNH VĨNH LONG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở
NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG Ở TỈNH VĨNH LONG
2.1 Tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở tỉnh
Vĩnh Long
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Vĩnh Long là tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long với 08 đơn vị hành chính
(01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện). Có 109 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
gồm 95 xã, 07 phường, 07 thị trấn và có tổng diện tích tự nhiên là 152.017,59 ha; dân
số 1.033.577 người (mật độ dân số 680 người/km2).34
Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và

sông Hậu. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km, cách thành phố Cần Thơ
33 km, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre, Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp
thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Bắc giáp tỉnh Tiền
Giang.
Vĩnh Long có hàng vạn hecta đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu, độ phì
nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, thuận lợi về giao thông kể cả thủy và bộ.
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản
xuất gạch và làm gốm khá dồi dào.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Là một trong những địa phương của cả nước có nền nông nghiệp phát triển, có
tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao, tỉnh Vĩnh Long đang
thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của tỉnh Vĩnh Long trong những năm gần
đây phát triển khá mạnh. Với địa hình sông nước, thì thủy sản được coi là thế mạnh
thứ 2 sau cây lúa. Là đô thị của một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm về lương thực
và thực phẩm của cả nước, cơ cấu kinh tế thể hiện thế mạnh của trung tâm phát triển
dịch vụ, thương mại của tỉnh, vùng và khu vực.
Trên bước đường công nghiệp hóa cùng cả nước, tỉnh Vĩnh Long đang tập trung
xây dựng hạ tầng và mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với tiềm năng lợi
34

Xem: Theo niên giám thống kê.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

18

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền



Tiểu luận tốt nghiệp

thế, điều kiện và những chính sách ưu đãi của chính quyền tỉnh Vĩnh Long, trong thời
gian qua đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư tại vùng đất này.
Nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long trẻ, dồi dào, có trình độ học vấn, có kỹ
năng, tay nghề là tiền đề cốt yếu để Tỉnh đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế xã hội, duy trì ổn định vị thế đi đầu về mọi mặt của Tỉnh.
Hàng năm bổ sung hơn 26 nghìn người có nhu cầu làm việc và tìm việc làm, chính vì
vậy các ngành, các cấp của Tỉnh luôn coi giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm,
đặc biệt là đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.1.2 Những thành tựu đạt được trong các năm về lĩnh vực đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng là một kênh
đem lại nguồn thu nhập cho đất nước. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao
động học hỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay
nghề và tác phong làm việc... Những người này, với những kinh nghiệm học hỏi được
cùng với số vốn mà họ tích lũy được sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ trở về quê hương
đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm
nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đây là một trong
những chính sách đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm.
Nhờ sự chỉ đạo, điều hành tập trung của các cấp Ủy đảng, chính quyền từ Trung
ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mặt khác, với cơ chế phối hợp tốt giữa các ban,
ngành, tổ chức đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các dự án, chính sách
hỗ trợ, lập kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. Song song
đó, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu
cầu quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Cụ thể:
Năm Năm Năm 6 tháng đầu
TT
Nội dung

ĐVT
2012 2013 2014 năm 2015
1 Số lao động được đào tạo
- Đào tạo nghề
Người 415
207
241
40
- Đào tạo ngoại ngữ
Người 720
250
350
51
Đưa người lao động đi làm việc
2
ở nước ngoài theo hợp đồng
- Đăng ký
Người 793
358
354
77
- Trúng tuyển
Người 128
202
298
80
- Bay
Người 108
107
98

96
35
Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm
35

Xem: Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày
13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BCTTGTVL ngày 29/5/2015

GVHD: Diệp Thành Nguyên

19

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

Với kết quả đạt được như trên, số liệu đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng được phân chia theo các quốc gia như sau:
2012
Nước

2013

2014

6 tháng đầu
năm 2015
Trúng
Bay

tuyển

Trúng
tuyển

Bay

Trúng
tuyển

Bay

Trúng
tuyển

Bay

Nhật bản

62

54

155

72

149

70


53

66

Hàn Quốc

48

45

27

25

129

17

20

26

Đài Loan

10

4

16


6

17

9

5

4

Malaysia

7

0

1

1

2

1

2

0

Singapore


0

0

0

0

1

1

0

0

Ả Rập
Khác

0
1

0
5

0
3

3

0

0
0

0
0

0
0

0
0

128

108

202

107

298

98

80

96


Tổng cộng

Nguồn: Các báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm 36
Trung bình mỗi năm người lao động xuất khẩu chuyển về trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long từ 20 tỷ đến 30 tỷ đồng. Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường chiếm
tỷ lệ thu hút người lao động xuất khẩu tham gia cao nhất.
2.1.3 Những hạn chê
Thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế. Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng trong thời gian qua vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng lao động
trong Tỉnh.
Tuy nhiên, lao động Vĩnh Long cũng có những nhược điểm căn bản như trình
độ ngoại ngữ, tay nghề, ý thức kỷ luật, trách nhiệm trong công việc còn kém so với
lao động từ nhiều nước khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất
kém. Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa chủ
sử dụng lao động và người lao động. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do
không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Điều này đã trở thành một bất lợi lớn cho lao
động khi làm việc ở nước ngoài. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động luôn
thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác. Với đòi hỏi thị trường ngày càng gay
36

Xem: Báo cáo năm 2012 số 94c/BC-TTGTVL ngày 25/01/2013, Báo cáo năm 2013 số 91/BC-TTGTVL ngày
13/02/2014, Báo cáo năm 2014 số 42a/BC-TTGTVL ngày 26/01/2015, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 số 457/BCTTGTVL ngày 29/5/2015

GVHD: Diệp Thành Nguyên

20

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền



Tiểu luận tốt nghiệp

gắt về trình độ tay nghề, ngoại ngữ như hiện nay nhưng nói chung tỉnh Vĩnh Long vẫn
chưa hình thành được trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật, ngoại ngữ chuyên nghiệp đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu lao động.
Điều đáng đề cập là cơ hội đi làm việc ở nước ngoài không hoàn toàn dễ dàng
đối với lao động nông nghiệp, đặc biệt là đối tượng nghèo, nghèo cả về thông tin,
quan hệ xã hội lẫn tiềm lực kinh tế. Người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài còn
phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, khó khăn trong giấy tờ, thế chấp, đặt cọc tại ngân
hàng với những thủ tục đến nản lòng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng lừa đảo người lao
động.
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của
nước ta gặp nhiều khó khăn hơn do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường quốc tế đến
từ các nước trong khu vực như Inđônêxia, Băng-la-đét, Philippin. Các thị trường tiếp
nhận lao động trên thế giới trở nên “khó tính” hơn, thận trọng hơn, trong khi tiền
lương tối thiểu cho người lao động ngày càng giảm sút trong bối cảnh cạnh tranh ngày
nay.
Tâm lý chung của lao động tỉnh Vĩnh Long chỉ muốn làm các công việc ở các
ngành nghề như công nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc
như nông nghiệp, xây dựng thì không thiết tha mặc dù tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh
thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là một trong những trở ngại cho
lao động của Tỉnh.
Ý thức của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng
còn hạn chế. Ý thức kỷ luật lao động là một điều đã gây ra nhiều bất lợi cho lao động
khi làm việc ở nước ngoài.
Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi
nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng
sau khi về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng

vốn kỹ năng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi làm việc ở nước
ngoài. Đây cũng là hạn chế gây tâm lý hoang mang cho gia đình người lao động.
2.1.4 Nguyên nhân của các hạn chê
Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên là do người lao động được đưa
đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần
lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống nông thôn đã hình
thành nên trong họ ý thức kỷ luật kém, tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong
hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Đồng thời, người lao động
cũng kén chọn ngành nghề, chỉ muốn làm các công việc ở các ngành nghề như công
nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy.
Ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ
người lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn của Tỉnh tăng theo từng năm. Năm 2014, tỷ
GVHD: Diệp Thành Nguyên

21

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc là 9,52%; Nhật bản và các thị trường khác là 7%.
Năm 2015, tăng lên khoảng 30 - 42%. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của lao
động của Tỉnh.37
Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của
người lao động để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn
còn. Bên cạnh đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước tham gia chính sách đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, điển hình: Thái Lan,
Philippin, Indonesia, Trung Quốc,…
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường đưa người lao

động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Tỉnh. Hiện nay nước ta vẫn đang tập
trung chủ yếu vào việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở
các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị trường mới trong bối
cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn thiếu đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương. Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tiến hành chưa thực sự
nghiêm túc và có hiệu quả.
2.1.5 Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng
Cùng với việc đầu tư phát triển nhằm giải quyết việc làm, trong những năm qua
tỉnh Vĩnh Long đặc biệt chú trọng đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, coi đây là hướng quan trọng vừa tạo việc làm trước mắt vừa là
biện pháp tích lũy vốn, tích lũy tay nghề để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhờ có chủ trương đúng, biết tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành phát huy tối
đa nội lực của nhân dân nên trong thời gian qua công tác đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đạt được kết quả khá.
Hiện nay, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện việc tuyên
truyền, tuyển chọn lao động không tuân thủ quy định tại điểm a, b khoản 1 mục V của
Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội từ đó gây ra dư luận không tốt trong xã hội và khả năng lừa đảo có thể
xảy ra.
Để tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho người dân và tổ chức tuyển dụng
người lao động tham gia chương trình xuất khẩu theo quy định. Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo Giám đốc Trung tâm giới thiệu
37

Xem: Công văn số 429/TTLĐNN-HTVL ngày 10/8/2015 của Trung tâm Lao động ngoài nước về việc thông báo người

lao động hết hạn hợp đồng lao động trở về nước chưa về nước, ở lại cư trú bất hợp pháp.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

22

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

việc làm Vĩnh Long phối hợp với các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các
huyện, thị xã, thành phố kiểm tra lại việc tuyển chọn lao động tại địa phương, để có
hướng giải quyết đối với những trường hợp vi phạm.
Theo đó, người lao động được hỗ trợ 100% chi phí học nghề căn cứ theo Đề án
1956 của Thủ tướng Chính phủ. Với chi phí tham gia chương trình xuất khẩu còn cao,
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành chính sách hỗ trợ người lao động thuộc các
đối tượng chính sách.
Theo Đề án, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Vĩnh Long sẽ đưa khoảng 4.800 lao
động đi hợp tác lao động có thời hạn ở nước ngoài (trong đó đối tượng lao động thuộc
hộ cận nghèo và bộ đội xuất ngũ chiếm khoảng 25%).38 Cụ thể:
- Năm 2011 xuất khẩu 800 lao động (trong đó có 200 lao động thuộc đối tượng
hộ nghèo và bộ đội xuất ngũ).
- Từ năm 2012 - 2015 mỗi năm xuất khẩu 1.000 lao động (trong đó có 250 lao
động thuộc đối tượng hộ nghèo và bộ đội xuất ngũ).
Qua đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là giải quyết việc làm, tạo việc làm cho
người lao động, tích cực thúc đẩy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng thông qua việc mở rộng quy định đối tượng hưởng chính sách tín
dụng ưu đãi. Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn để chi phí đi lao
động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng của người đề nghị vay và khả năng

nguồn vốn của đề án tại Ngân hàng chính sách xã hội. Mỗi trường hợp đi xuất khẩu
lao động chỉ được vay vốn 01 lần với số tiền vay không vượt quá 30 triệu đồng với
mục đích sử dụng vốn vay vào việc chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi
lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thực hiện Quyết định 71/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh
công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng góp phần giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, tỉnh Vĩnh Long đã đẩy mạnh công tác đưa
người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt hợp tác
đưa lao động trực tiếp, không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, sang Nhật bản tu
nghiệp, du học theo hình thức vừa học vừa làm.39
2.1.6 Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long
Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long được thành lập từ năm 1989 và chính
thức hoạt động từ năm 1991 với các tên gọi khác nhau qua từng thời điểm: Trung tâm
38

Xem: Quyết định số 1836/QĐ-UBND phê duyệt Đề án mở rộng đối tượng và nâng mức cho vay hỗ trợ lao động có
thời hạn ở nước ngoài từ nguồn ngân sách địa phương ngày 29/9/2011 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Long.
39
Xem: Công văn 31/UBND-VX ngày 17/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc đẩy mạnh công tác đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2014; Kế hoạch số 30/KH-SLĐTBXH ngày 25/5/2014 của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về việc hợp tác xuất khẩu lao động với tỉnh YAMAGUCHI - Nhật Bản

GVHD: Diệp Thành Nguyên

23

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền



Tiểu luận tốt nghiệp

dạy nghề, sản xuất kinh doanh và dịch vụ; Trung tâm Xúc tiến việc làm; Trung tâm
Dịch vụ việc làm và theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 01.03.2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập lại và đổi tên Trung tâm Dịch vụ việc làm
thành Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long thuộc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Vĩnh Long.
Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, gồm:40
- Hoạt động tư vấn học nghề, việc làm, chính sách, pháp luật lao động trong
nước và ngoài nước.
- Giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp
phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
- Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hơn 24 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long
đã tạo nguồn cung ứng xuất khẩu lao động sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Malaysia và tạo được nhiều uy tín đối với người dân trên toàn địa bàn trong và
ngoài Tỉnh.
Được sự chấp thuận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long,
Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long đã ký kết hợp đồng cung ứng lao động xuất
khẩu với 16 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Việc mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi giải quyết đầu ra xuất
khẩu lao động một cách nhanh chóng.
Công tác cung ứng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Trung
tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long là một nhiệm vụ trọng yếu mà lãnh đạo Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân Tỉnh và Tỉnh ủy quan tâm. Công tác cung
ứng lao động xuất khẩu hằng năm có định hướng thị trường tiềm năng, dự đoán nguồn
cung ứng lao động và đưa ra mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu cho cả năm mà chủ

yếu dựa vào thị trường truyền thống và chủ lực của Tỉnh là Nhật Bản, Hàn Quốc, với
các hoạt động chủ yếu sau:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, tổ chức và phối hợp cùng các chương
trình tư vấn xã hội khác, lồng ghép cùng các chương trình của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, các chương trình ở các trường Cao đẳng, Đại học để truyền tải thông
tin làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp đến người dân, sinh viên chuẩn bị ra
trường; Thông tin qua Báo đài, tờ rơi, phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện các
phóng sự về gương người tốt trong lao động và chấp hành chủ trương chính sách pháp
luật của Nhà nước, hợp đồng lao động với nước ngoài; Tổ chức các phiên giao dịch
40

Xem: Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

24

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


Tiểu luận tốt nghiệp

việc làm định kỳ nhằm mục đích đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng và thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến người lao động.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên, viên chức chuyên nghiệp có khả năng tư vấn,
hướng dẫn người lao động trong lĩnh vực lao động, việc làm, lao động xuất khẩu; làm
hồ sơ ban đầu, khám sức khỏe sơ bộ, xác định hồ sơ đạt điều kiện dự tuyển.
- Phối hợp cùng với phòng Bảo vệ chính trị, công an Tỉnh Vĩnh Long trong việc
thẩm định hồ sơ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài để xem xét và cho phép Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long cung ứng

lao động xuất khẩu cho các doanh nghiệp đủ điều kiện theo cấp phép của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, tránh trường hợp xuất hiện các doanh nghiệp hoạt động bất
hợp pháp lợi dụng việc đưa người lao động sang nước ngoài làm việc trái pháp luật và
thu phí trái quy định làm ảnh hưởng đến người lao động và uy tín của các đơn vị sự
nghiệp Nhà nước.
2.1.7 Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
của các doanh nghiệp.
Ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay chưa có doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hoạt động chủ yếu vẫn là Trung tâm Dịch vụ việc
làm. Nhưng căn cứ theo Nghị định 196/2013/NĐ-CP, Trung tâm Dịch vụ việc làm chỉ
có chức năng giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chính vì vậy,
Trung tâm Dịch vụ việc làm phải phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay chỉ khoảng 1/3 doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đánh giá là hoạt động hiệu quả,
số còn lại hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp trả lại giấy phép kinh doanh do
không triển khai được các hoạt động. Cũng vì thế, có rất nhiều người lao động đang
phải chờ được đi làm việc ở nước ngoài ở các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có đủ chức năng. Nguồn lao động này
chủ yếu xuất thân từ những người nông dân đang chờ mong một cơ hội để thay đổi
cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày càng bị mai một
bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và với những khoản nợ chồng chất do đi vay
để nộp tiền đặt cọc. Thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không xuất khẩu
lao động được sau một thời gian dài chờ đợi, đến ngày xuất cảnh không đạt sức khỏe,
từ đạt chính thức trở thành dự bị,…
Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà diễn
biến của nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Bên cạnh việc tuyển
dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc một số
doanh nghiệp đầu mối là sự xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng này

GVHD: Diệp Thành Nguyên

25

SVTN: Nguyễn Diệu Hiền


×