Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “dân số và sự gia tăng dân số” địa lí 10 phần đại lí dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.08 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên
cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn
mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các
tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích
hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến
thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo
cho HS có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải quyết các
tình huống.
Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát
triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có
ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có phẩm
chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại.
Bộ môn Địa lý có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo từ xưa đến
nay. Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo
dục Địa lý nói riêng đã chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang
chương trình định hướng năng lực. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng
trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận
nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới,
năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống. [ 5]
Trong chương trình Địa lý, một bộ phận Địa lý rất quan trọng được đưa vào
đầu chương trình THPT, đó chính là Địa lý đại cương. Học sinh tìm hiểu Địa đại
cương không chỉ hiểu được các khái niệm cơ bản trong địa lý, mà còn thu thập
được vốn hiểu biết về tự nhiên, kinh tế xã hội - văn hóa, phong tục tập quán trên
Thế giới và liên hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của Địa đại cương –
những nội dung chứa đựng những tư duy, những khái niệm trừu tượng,… là những
khó khăn lớn đối với người học nội dung địa lý này.
Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Địa lý cần lựa chọn phương pháp - phương


tiện..., những sáng tạo mới phù hợp với nội dung địa lý đại cương, nhằm tổ chức,
định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục tri thức một cách hiệu quả.
1


Bài được giới thiệu trong chương trình Địa lý 10 – Dân số và sự gia tăng dân
số. Những nội dung trong bài không chỉ giúp HS có những kiến thức, những nhận
thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực
hiện tốt các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương mà mang ý
nghĩa thời sự.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài Dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Đại lí dân cư
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân
số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tôi nghiên cứu trong bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 phần Địa lí dân cư chương trình sách giáo khoa ban cơ bản
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo
dục công dân dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân
cư. Nhằm tạo hứng thú học cho học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực
vận dụng kiến thức các môn học trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các
tình huuống học tập cụ thể ở từng môn học có liên quan .
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn trong dạy học Địa lí lớp 10.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí
lớp 10.

- Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài “Dân số và sự
gia tăng dân số” Địa lí 10 - phần Địa lí dân cư.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2


- Phương pháp quan sát các tiết dự giờ thao giảng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài này được nghiên cứu thành công sẽ cho thấy hiệu qảu của việc dạy học
theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Đại lý lớp 10, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập môn địa lí ở nhà trường phổ thông nói chung và
chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận

3


PHẦN: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học
địa lí
1.1 Cơ sơ lí luận
1.1.1 Vị trí của môn Địa lý trong nhà trường phổ thông:
Cùng với những bộ môn khác, môn Địa đã góp phần cung cấp cho HS một

khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, về kinh tế - xã hội và những kĩ năng kĩ
xảo. Như chúng ta đã biết, Địa lý là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu
những vấn đề phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần
gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa lý bồi
dưỡng cho HS một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng
đắn. [ 7]
Bên cạnh đó Địa lý còn trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh thành
những công dân tương lai đất nước, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Địa lý trong nhà trường phổ thông:
Môn Địa lý trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó
nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm
cho học sinh. Môn Địa lý còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên
mối quan hệ giữa Địa lý và các môn khác. Học môn Địa lý sẽ có tác động tích cực
đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt
môn Địa lý. Cho nên tự nói cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn
với đời sống. [ 7]
Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của
môn Địa lý: Môn Địa lý có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường trung học, đó là góp phần chuẩn bị hành trang cho những con người có trình
độ học vấn phổ thông để họ có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những người
biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành và năng
lực sử dụng kiến thức Địa lý trong đời sống. Đó cũng là những người có ham muốn
đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc. [ 7]
1.1.3 Phương pháp dạy học tích hợp:
Những năm học gần đây, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nỗ
lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con người năng động,

4



sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá- hiện đại
hoá đất nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi
mới, cải tiến nội dung và phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ
được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ
nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Mỗi giáo viên phải thực hiện
nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự
giác và sáng tạo của học sinh. [ 7]
Đề cập đến môn địa, trong lí luận dạy học những năm gần đây đã đề cao
phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một
cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc
các môn học khác nhau có mối quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn,
để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả
tổng hợp nhanh chóng và vững chắc. [ 7]
Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát
triển năng lực học sinh, giúp HS giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc
học tập trở nên có ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được
thực hiện riêng rẽ. Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo
những người có phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của
hiện đại .
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng của việc dạy và học Địa lý:
Vài năm trở lại đây, việc dạy học môn Địa lý đang trở thành một vấn đề có
tầm quan trọng đặc biệt cần được xã hội quan tâm. Vì trên thực tế, đa số học sinh
hiện nay có những nhận thức lệch lạc, không chú ý đến môn Địa lý. Nhiều học sinh
hầu như không học địa, nhiều tiết dạy học địa trôi đi trong mệt mỏi, chán nản cho
cả thầy và trò. Trong khi đó, môn địa lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
trang bị cho HS về những kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, việc đổi mới
chương trình Địa lý THPT luôn chú ý đào tạo toàn diện kĩ năng cho con người. Tôi
nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học địa của học sinh,
cụ thể là:

Học sinh thờ ơ với bộ môn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến
công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với
việc học địa ở các trường phổ thông. Điều này xuất phát từ quan niệm thực dụng
5


của cả phụ huynh và học sinh đang phổ biến hiện nay: chỉ tập trung vào các môn
khoa học tự nhiên, coi môn Địa lý là môn học phụ.
Từ những nhận thức sai lầm về môn học nên các em có kết quả học không
cao đối với môn học là tất yếu.
1.2.2 Nguyên nhân.
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp
trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được sự
ham học và đam mê của HS đối với môn Địa lý.
- Đối với học sinh:
+ Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, nên không chuẩn bị tốt
tâm thế cho giờ học Địa lý thậm trí giờ học địa lại suy nghĩ về tiết tiếp theo môn
học khác.
+ Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như
xem ti vi, chơi game, internet . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý
thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
Đứng trước tình hình đó, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy
học đang là một vấn đề được các cấp lãnh đạo, nhà trường và giáo viên quan tâm.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng
giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được mối liên hệ hữu cơ

giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tình trạng tản mạn, rời rạc
trong kiến thức. [ 7]
Tóm lại, để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu
phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp là một
phương pháp tiêu biểu.
2. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn vận dụng qua bài “Dân số và sự gia
tăng dân số”
2.1. Vài nét về phương pháp dạy học tích hợp.

6


Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới và
ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa
là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. [ 7]
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học”. [ 7]
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration”- một từ gốc Latin
(integer) - có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các
hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự
hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. [ 7]
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy
học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới
thực hiện.
Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của
HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của

giáo viên.
Về phương pháp tích hợp trong môn Địa lý: có thể có các phương pháp tích
hợp sau
- Tích hợp dọc: Tích hợp kiến thức từ các bài học Địa lý đã học ở các bài
học, cấp học trước.
- Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp kiến thức từ các môn học hoặc các
lĩnh vực khác như: Toán học, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, các lĩnh vực
văn hóa – kinh tế - xã hội - đạo đức- lối sống...
Có thể áp dụng phương pháp tích hợp trong các hoạt động cụ thể sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ.
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài.
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị
công nghệ thông tin.
- Tích hợp thông qua nội dung từng phần hay tổng kết giờ học.
7


- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà ).
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra.
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội, rèn kỹ năng sống cho HS.
Tóm lại, để việc dạy học theo hướng tích hợp trong môn Địa lý đạt hiệu quả
tốt, thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp phải nắm vững nguyên tắc tích hợp: bám sát
chuẩn kiến thức - kỹ năng, đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc
điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị và đối tượng học sinh. Việc tích hợp làm cho bài
học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải nội dung bài học.
2.2. Dạy học bài “Dân số và sự gia tăng dân số” theo chủ đề tích hợp liên môn
2.2.1.Các bài học Địa lý và các kiến thức liên môn học sinh cần vận dụng để
giải quyết các vấn đề của bài học.
* Kiến thức môn Địa lý: [ 3]

HS đã học và nắm vững kiến thức trong chương trình SGK lớp 7 và 9:
- HS trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số trên Thế
giới. Nguyên nhân, hậu quả của bùng nổ dân số.
- HS trình bày được đặc điểm dân số nước ta: Số dân đông, GTDS nhanh, cơ
cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Nguyên nhân. hậu quả của dân
số đông và gia tăng dân số nhanh.
* Kiến thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả
- Sức ép dân số đối với việc sử dụng tài nguyên (Than, dầu khí, sinh vật…),
sử dụng điện.
- Thông qua đó mỗi HS phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và nhiệt tình hưởng
ứng chương trình “Giờ Trái đất” thông qua một số hoạt động “ Hành trình xanh” đi
bộ, đạp xe đạp…
* Kiến thức môn sinh học
- Học sinh nắm được khái niệm sinh đẻ có kế hoạch.
- Học sinh biết được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Học sinh biết một số biện pháp điều khiển giới tính
- Thông qua đó HS biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như
thế nào. Hiện nay các em đang ở tuổi vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng
thành) nên việc am hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản, tâm sinh lý thay đổi là rất cần
thiết để trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân.
* Kiến thức môn Giáo dục công dân.
8


- Nêu được tình hình dân số, việc làm và đường lối chính sách cơ bản của Đảng,
pháp luật của Nhà nước để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.
- Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và những biện pháp cơ bản
nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện các chính sách.
- Thông qua bài học, mỗi học sinh tự mình rút ra được bài học sâu sắc về

trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, biết xử lý một cách hợp lý và đúng đắn
mối quan hệ riêng - chung, gia đình – nhà trường và xã hội. Từ đó góp phần giáo
dục nhân cách, ý thức trách nhiệm của mỗi con người trong bối cảnh hiện nay.
- Cụ thể, học sinh có thể liên hệ các bài Giáo dục công dân trong chương
trình lớp 10: bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, bài 14
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. [ 8]
* Kiến thức môn Toán học: Vận dụng kiến thức, công thức toán học để tính được tỉ
suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên… và làm bài tập 1
SGK/86 đồng thời để phát triển tư duy logic. [ 8]
* Kiến thức môn Lịch sử: Học sinh nắm được cốt lõi lịch sử của Việt Nam trong
các phong trào giải phóng dân tộc để thấy được tình hình phát triển dân số của Việt
Nam ta từ xưa đến nay.Liên hệ với bài Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa tháng 8-1945: hiểu thêm về hậu quả của nạn đói lịch sử 1945. [ 8]
* Kiến thức văn hóa xã hội: Học sinh có những kiến thức văn hóa xã hội: về các
phong tục tập quán, tư tưởng của các quốc gia, các dân tộc trên Thế giới và liên hệ
với Việt Nam.
2.2.2. Dạy học bài “ Dân số và sự gia tăng dân số” theo chủ đề tích hợp liên
môn. Ngày nay, các quốc gia trên Thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề
chung có tính toàn cầu mà việc ngăn chặn và khắc phục những hậu quả nghiêm
trọng cần có sự hợp tác, chung sức của toàn nhân loại như: Vấn đề dân số, môi
trường,....
Nước ta là một quốc gia đông dân tháng 7/2016 dân số > 95 triệu người đứng
thứ 14 trên Thế giới và thứ 3 trong Đông Nam Á. Cách đây 10 năm, tỷ lệ giới tính
ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới (100 bé gái thì có 105107 bé trai), nhưng trong vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện cuộc vận động
dân số với khẩu hiệu “Dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt” đã góp phần hạn chế
mức sinh, nhưng lại làm cho các gia đình phải cân nhắc, lựa chọn giới tính thai nhi
9


để sinh bằng được con trai. Hệ quả là, khoảng cách tỷ lệ giới tính (114 bé trai/100

bé gái năm 2013) ở nước ta ngày càng tăng cao. Vì vậy, ý nghĩa bài học được đặt ra
vẫn luôn luôn mang tính thời sự. [ 2]
Từ những nội dung đó tôi muốn xây dựng dự án này, trước hết giúp học sinh
nắm vững kiến thức bài học “Dân số và sự gia tăng dân số” đây là một trong những
nội dung tiêu biểu trong chương trình Địa lý 10. Sau đó, từ những vấn đề được gợi
ra trong bài, học sinh có những nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và
tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của
quốc gia và địa phương.
2.2.3.Giáo án minh họa tiến trình dạy học. [ 3]
Tiết 25

Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

A. Mục tiêu bài học
* Về kiến thức.
- Biết được quy mô dân số, tình hình biến động dân số Thế giới, nguyên nhân
chính là do sinh đẻ và tử vong.
- Hiểu được các thuật ngữ: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Phân biệt được gia
tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số.
- Phân tích được hậu quả của gia tăng dân số không hợp lý.
- Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học
và tỉ suất gia tăng dân số.
* Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất
sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm, nhận định, đánh giá một số
vấn đề liên quan đến 1 số vấn đề thực tế.
* Thái độ.
Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động
mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.

* Năng lực. Học sinh hình thành năng lực:
- Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, khả năng làm việc nhóm, tự quản lý và
tổ chức các hoạt động học tập.
10


- Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng bảng số liệu, năng lực tổng hợp kiến thức
các môn học vào thực tế .
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- SGK, SGV, một số tài liệu tham khảo, soạn thiết kế dạy học, một số tranh
ảnh…
- HS chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp khi học bài mới)
3. Bài mới:
* Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
HS hoạt động theo hình thức cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
- GV yêu cầu HS đọc
SGK.
Giới thiệu khái quát về
tình hình dân số TG.
- HS dựa vào bảng số
liệu SGK/82
Nhận xét tình hình GT
dân số trên TG và xu

hướng phát triển dân số
TG trong tương lai?
- GV NX và chuẩn kiến
thức.

NỘI DUNG
KIẾN THỨC
I. Dân số và tình hình
phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới
- Năm 2005 dân số TG :
6477 triệu người.
- Năm 2016 dân số TG :
7342 triệu người.
- Quy mô dân số giữa các
nước rất khác nhau.
2. Tình hình phát triển
dân số trên TG
- Dân số TG tăng nhanh,
thời gian dân số tăng thêm
1 tỉ người và thời gian dân
số tăng gấp đôi ngày càng
rút ngắn lại.

KIẾN THỨC
TÍCH HỢP
MÔN GDCD [ 8]
Sự bùng nổ về dân số
là sự gia tăng dân số
quá nhanh trong một

thời gian ngắn, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến mọi
mặt của đời sống xã
hội.
Ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống của con
người.
Ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống xã hội:
Thất nghiệp, thiếu việc
làm, chất lượng cuộc
sống thấp, …

II- Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tỉ suất sinh thô
HS hoạt động theo hình thức cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
GV VÀ HS
KIẾN THỨC
TÍCH HỢP
11


- GV khái quát: Sự gia tăng
dân số của 1 quốc gia bao
gồm cả GTTN và GT cơ học.
Trong đó GTTN giữ vai trò

quyết định.
- HS : Đọc SGK và trả lời
câu hỏi
Nêu khái niệm về tỉ suất
sinh thô?
GV lấy ví dụ tại Việt Nam
2006:
+ Dân số: 84.156.000 người.
+ Số trẻ em được sinh ra:
3.271.215 người.
? Tính tỉ suất sinh thô tại
Việt Nam 2006
- HS: Dựa vào biểu đồ trang
83
Em hãy nhận xét tình hình tỉ
suất sinh thô của thế giới và
ở các nước đang phát triển,
các nước phát triển thời kì
1950 - 2005?
- GV: Giải thích các ý nghĩa
các con số
- GV chuyển ý: Tỉ suất sinh
thô có sự thay đổi theo
không thời gian và không
gian
Vậy nguyên nhân dẫn tới sự
thay đổi trên là gì
- HS: Đọc SGK và trả lời câu
hỏi
Có các nhân tố nào tác động

đến tỉ suất sinh thô?
- GV phân tích một số
nguyên nhân

a. Tỉ suất sinh
thô
- Khái niệm: Tỉ
suất sinh thô là
tương quan giữa
số trẻ em được
sinh ra trong năm
so với số dân
trung bình ở
cùng thời điểm. (
0
/00)
- Xu hướng biến
động và sự phân
hoá:
+ Tỉ suất sinh thô
giảm, đặc biệt ở
các nước phát
triển.
+ Tỉ suất sinh thô
ở các nước đang
phát triển cao
hơn các nước
phát triển.

MÔN SINH HỌC

- Sinh đẻ có kế hoạch là
điều chỉnh về số con, thời
điểm sinh con và khoảng
cách sinh con sao cho
phù hợp với việc nâng
cao chất lượng cuộc sống
của mỗi cá nhân, gia đình
và xã hội.
? Vì sao phải sinh đẻ có
kế hoạch
- Các biện pháp tránh
thai...
MÔN GDCD [ 8]
* Ở luật hôn nhân gia
đình năm 2000 quy định:
- Điều 9: Điều kiện kết
hôn: Nam từ 20 tuổi, nữ
từ 18 tuổi trở lên.
- Điều 2: Nhà nước và xã
hội không thừa nhận sự
phân biệt đối xử giữa con
gái và con trai... Đẩy lùi
tư tưởng lạc hậu trọng
nam khinh nữ, thể hiện
sự bình đẳng trong giới
tính.
* Luật hôn nhân gia đình
năm 2000 và điều chỉnh
chính sách dân số kế
hoạch hóa gia đình của

Nhà nước:
+ Không kết hôn sớm
+ Không sinh con ở tuổi
vị thành niên
- Nhân tố tác + Thực hiện mỗi gia đình
động:
chỉ có từ 1-2 con.
+ Yếu tố tự nhiên ? Là 1 công dân trong
- sinh học
tương lai chúng ta cần
+ Phong tục tập làm gì trong việc hạn chế
12


quán
+ Trình độ phát
triển kinh tế - xã
hội
+ Chính sách
phát triển dân số
của từng nước.

bùng nổ dân số.
Tích cực tuyên truyền,
vận động gia đình và mọi
người xung quanh thực
hiện tốt Luật hôn nhân
gia đình năm 2000 và
chính sách dân số.
MÔN SINH HỌC

Hiện nay do tiến bộ vượt
bậc của khoa học kỹ
thuật đã có nhiều cơ sở
khoa học xác định giới
tính, cho nên dẫn đến
tình trạng mất cân bằng
giới tính. Đây cũng là
vấn đề đang được xã hội
rất quan tâm.
* Hoạt động 3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tỉ suất tử thô
HS hoạt động theo hình thức cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
GV VÀ HS
KIẾN THỨC
TÍCH HỢP
- GV nêu khái niệm thế nào là tử b. Tỉ suất tử thô
MÔN LỊCH SỬ
vong?
* Tại Việt Nam [ 8]
" Tử vong là sự mất đi tất cả - Khái niệm: Tỉ - Nạn đói năm 1945
những biểu hiện sống ở một thời suất tử thô là tương thảm họa xảy ra tại
điểm nào đó, sau khi đã có sự quan giữa số người miền Bắc trong
kiện sống xảy ra."
chết trong năm so khoảng từ 10/1944
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
với số dân trung đến 5/1945 đã làm
Nêu khái niệm tỉ suất tử thô ?
bình ở cùng thời khoảng 400.000 đến

điểm ( 0/00)
2 triệu dân chết đói.
Và tỉnh Thái Bình là
tâm điểm chiếm 70
- HS nghiên cứu biểu đồ hình - Xu hướng biến %.
22.2 SGK trang 84
động và sự phân * Tại Châu Phi – là
Em hãy nhận xét tỉ suất tử thô hoá :
nơi tận cùng của đói
của toàn thế giới và ở các nước + Tỉ suất tử thô nghèo, bệnh tật... đói
đang phát triển, các nước phát giảm
ăn và đói nước.
triển thời kì 1950 - 2005?
rõ rệt
27/7/2014 kỉ niệm 20
+ Gần đây tỉ suất năm ngày mất của
- HS trả lời câu hỏi
tử thô giữa các phóng viên có bức
13


Tại sao trước đây tỉ suất tử thô nhóm nước chênh ảnh nổi tiếng “ Kền
của các nhóm nước phát triển lệch không nhiều.
kền chờ đợi” nói về
nhỏ hơn các nước đang phát
nạn đói 1990.
triển nhưng gần đây tỉ suất tử thô
của các nhóm nước phát triển lại
cao hơn các nước đang phát
triển?

- Nhân tố tác động:
- Ngược lại số dân của các nước + Đặc điểm kinh tế
đang phát triển ngày càng tăng, tỉ xã
hội:
Chiến
lệ người trên độ tuổi lao động tranh, đói kém,
nhỏ, cơ cấu dân số trẻ )
bệnh tật...
- HS trả lời câu hỏi
+ Thiên tai: Động
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đất, núi lửa, sóng
tỉ suất tử thô?
thần, lũ lụt...
* Hoạt động 4. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
HS hoạt động theo hình thức cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
GV VÀ HS
KIẾN THỨC
TÍCH HỢP
- HS trả lời câu hỏi SGK
c. Tỉ suất gia tăng dân số
Tỉ suất gia tăng dân số tự tự nhiên (%)
nhiên là gì
- Khái niệm: Là sự chênh
- HS trả lời câu hỏi
lệch giữa tỉ suất sinh thô
Tại sao tỉ suất gia tăng dân và tỉ suất tử thô (%)
số tự nhiên lại được coi là

động lực phát triển dân số?
- HS dựa vào hình 22.3 - Đặc điểm: Giảm rõ rệt
SGK trang 85
và có sự phân hoá giữa
Các nước trên thế giới được các nhóm nước.
chia thành mấy nhóm có tỉ + Các nước phát triển:
suất gia tăng dân số tự nhiên TS GTTN không tăng và
khác nhau?
< 1%
Kể tên một vài quốc gia tiêu + Các nước đang phát
biểu cho mỗi nhóm?
triển: TS GTTN tăng ở
Em có nhận xét gì về tỉ suất mức TB và cao từ 1%
gia tăng dân số tự nhiên thế đến > 3%
giới hằng năm thời kì 2000 2005?
- GV kết luận
* Hoạt động 5. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những ảnh hưởng của gia tăng
dân số.
14


- Tại lớp HS hoạt động theo hình thức cá nhân.
- Về nhà HS hoạt động theo hình thức nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG
KIẾN THỨC TÍCH HỢP
GV VÀ HS
KIẾN THỨC
- GV chia lớp ra thành d. Ảnh hưởng
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

4 nhóm (2 nhóm / 1 của tình hình
TIẾT KIỆM [ 6]
nội dung):
tăng dân số
- Sức ép dân số đến việc phát
+ Nhóm 1-2: Sức ép đối với sự phát triển kinh tế xã hội như việc sử
cuả dân số lên nền triển kinh tếdụng tài nguyên thiên nhiên
kinh tế xã hội và môi xã hội
( than, điện, dầu.. và sinh vật )
trường ở tỉnh Hải
- Hiện nay đã có nhiều năng
Dương.
lượng mới như sử dụng năng
+ Nhóm 3-4: Sự gia
lượng mặt trời, năng lượng địa
tăng dân số có ảnh
nhiệt, sức gió... thay thế một số
loại năng lượng đang nguy cơ cạn
hưởng như thế nào đối
kiệt.
với nền kinh tế, xã hội
MÔN GDCD [ 8]
và môi trường của
* Bài 15: Công dân với một số
nhóm nước đang phát
vấn đề cấp thiết của nhân loại
triển?
- Bảo vệ môi trường là gì?
Các nhóm về nhà viết
Chính là làm thế nào để hoạt động

thu hoạch cùng tranh
của con người không phá vỡ các
vẽ theo nội dung trên.
yếu tố cân bằng của tự nhiên.
Các nhóm lên kế hoạch
- Là học sinh, chúng ta cần phải
phân công nhiệm vụ
làm gì để bảo vệ môi trường?
cho các bạn: cử ra một
- Việt Nam đã tham gia các công
bạn nói lưu loát để
ước quốc tế về môi trường:
trình bày sản phẩm của
+ Công ước Viên năm 1985 vè
nhóm mình….
bảo vệ tầng ozon
- GV hướng dẫn, cho
+ Công ước đa dạng sinh học
HS xem qua một số
- Ban hành luật bảo vệ môi trường
hình ảnh về những ảnh
năm 2005....
hưởng của dân số.
MÔN SINH HỌC
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trọng việc hạn chế tỉ suất
sinh, tỉ suất tử...
* Hoạt động 6. GV hướng dẫn HS tìm hiểu GT cơ học và GT dân số
HS hoạt động theo hình thức cá nhân


15


HOẠT ĐỘNG CỦA
NỘI DUNG
GV VÀ HS
KIẾN THỨC
- GV yêu cầu HS đọc 2. Gia tăng cơ học ( %)
SGK và trả lời:
- Khái niệm: GT cơ học là
Thế nào là gia tăng cơ sự chênh lệch giữa số
học? Ảnh hưởng của người xuất cư và nhập cư.
gia tăng cơ học đến sự - Ảnh hưởng: Có ý nghĩa
phát triển dân số?
quan trọng đối với từng
- HS nêu công thức khu vực, quốc gia.
tính gia tăng dân số (Trên toàn TG, gia tăng cơ
chung.
học bằng 0.)
- GV lấy ví dụ yêu cầu 3. Gia tăng dân số (%)
HS tính gia tăng dân số Tỉ suất gia tăng dân số =
Năm 2006
Tỉ suất gia tăng tự nhiên +
+ Tỉ lệ gia tăng tự
gia tăng cơ học.
nhiên là 1,32%;
+ Tỉ lệ gia tăng cơ học
là 3,9%.
* Củng cố: GV tổng kết nội dung bài học.
* Hướng dẫn về nhà: Trả lời các câu hỏi SGK/86.


KIẾN THỨC
TÍCH HỢP

4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
4.1Thực nghiệm sư phạm
4.1.1 Mục đích thực nghiệm
Tiến hành giảng dạy theo kế hoạch trong đó tập trung vào việc nghiên cứu tính khả
thi của việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học bài“ Dân số và gia tăng dân
số’’- Địa lí 10 phần địa lí dân cư.
4.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm
- Chuẩn bị thực nghiệm, giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo kế hoạch, xử lí, phân
tích nhận xét, đánh giá kết qủa thực nghiệm
4.1.3 Nội dung và đối tượng thực nghiệm
- Thực nghiệm được tiến hành bằng việc giảng hạy theo các giáo án đã soạn.
- Học sinh lớp 10C1 – Lớp thực nghiệm, 10C3- Lớp đối chứng Trường THPT
Thạch Thành 3
4.2 Kết quả thực nghiệm
16


Thống kê về điểm số sau khi làm bài kiểm tra với lớp TN và ĐC
Lớp
Sĩ số
Điểm ≤ 5
Điểm 6-7
Điểm ≥ 8
10C1 - TN
35
11 (31,4%) 16 (45,7%)

8 (22,9%)
10C3 - ĐC
38
15 (39,5%) 18 (47,4%)
5 (13,1%)

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc giảng dạy tích hợp liên môn trong dạy học Địa
lí lớp 10 bài “ Dân số và gia tăng dân số” đã mang lại hiệu quả hơn hẳn so với các
phương pháp dạy học truyền thống cho các bộ môn trước đây. Nâng cao hứng thú
học tập, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong qáu trình
nhận thức, phát huy năng lực tư duy khơi gợi kích thích suy nghĩ, tìm tòi huy động
các năng lực trí tuệ để tìm ra và lĩnh hội nguồn tri thức mới.

17


PHẦN: KẾT LUẬN
Dạy học tích hợp là xu thế giáo dục hiện đại, được nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Các bài dạy học tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, với sự phát toàn diện của cộng đồng. Học theo hướng tích hợp cũng khiến
học sinh quan tâm hơn đến con người và xã hội xung quanh, giúp các em biết cách
vận dụng những kiến thức liên môn để hiểu một bài học cũng như ứng dụng kiến
thức nhà trường vào cuộc sống.
Dạy học theo hướng tích hợp góp phần đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học ở trường phổ thông, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục đào tạo hiện nay.
Trong giới hạn đề tài, tôi đã xây dựng chủ đề dạy học “Dân số và sự gia tăng
dân số” bằng việc tích hợp các kiến thức Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân,
Toán học và văn hóa – xã hội... Đây là chủ đề thiết thực, ý nghĩa của nội dung bài
giảng vẫn luôn là vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng và bảo vệ quốc gia, vẫn

luôn mang tính thời sự. Nhất là trong tình hình hiện nay, sức ép dân số đối với việc
làm, tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và các vấn đề xã
hội khác đang là nội dung “nóng bỏng”. Vì vậy, nội dung và bài học vẫn còn mang
tính thời sự.
Với những ý nghĩa trên, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ để giúp học
sinh cảm thấy hứng thú hơn với bài học. Tuy nhiên, do khả năng của bản thân và
phạm vi nhỏ bé của đề tài, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phản hồi của đồng nghiệp và học sinh để
chuyên đề được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20tháng 5 năm 2017

KT.Hiệu trưởng

CAM KẾT KHÔNG COPY

PTH

Đỗ Duy Thành

Giáo viên: Hà Văn Hiếu

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 10 chương trình chuẩn và chương trình nâng cao - Bộ
GDĐT- NXB Giáo dục. [ 1]
2. Sách Giáo viên Địa lí 10 chương trình chuẩn và chương trình nâng cao- Bộ

GDĐT- NXB Giáo dục. [ 2]
3. Bộ Giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng
môn Địa lý 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 1- 2010 [ 3]
4. Vũ Quốc Lịch, Phạm Ngọc Yến: Thiết kế bài dạy Địa lý 10 , NXB HN, 72009 [ 4]
5. Đỗ Anh Dũng, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Trọng Đức: Đề kiểm tra theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10, NXBGD, 8- 2011 [ 5]
6. Nhiều tác giả: Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
NXBHN, 6- 2012 [ 6]
7. Đặng Văn Đức (chủ biên): Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực,
NXB ĐHSPHN, 4- 1996 [ 7]
8. Sách giáo khoa GDCD, Lịch sử, Sinh học 10,12 chương trình chuẩn - Bộ
GDĐT- NXB Giáo dục. [ 8]

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Văn Hiếu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- THPT Thạch Thành 3
TT Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá Kết quả
Năm học
xếp
xếp
đánh giá xếp
loại( Phòng,
loại(A,B

loại
Sở, Tỉnh...)
hoặc C)
1
Vận dụng phương pháp dạy học Sở GD
C
2008-2009
tích cực hình thành các khái
niệm Địa lí 10
2
Sử dụng phương pháp thảo luận Sở GD
C
2009-2010
trong dạy học Địa lí
3
Phương pháp sử dụng tranh
Sở GD
C
2014-2015
ảnhtrong SGK Địa lí 10- Địa lí
tự nhiên
4
5
6

20




×