Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận môn Dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.84 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Nội dung
1. Các khái niệm
1.1

Dư luận xã hội

1.2

Tin đồn

2. So sánh dư luận xã hội với tin đồn
3. Báo chí đóng vai trò định hướng dư luận xã hội
3.1 Khái niệm định hướng dư luận xã hội
3.2 Vai trò của báo chí
Kết luận
Tài liệu tham khảo

1


LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, có những tin đồn gây ra hệ lụy cho cá nhân và
nhóm người nào đó. Tin đồn chủ yếu lây lan qua truyền miệng, nhưng cũng
có trường hợp tin đồn được lan truyền thông qua báo chí. Chính vì vậy, dân
gian thường có câu ‘báo lá cải, hay ‘đưa tin vịt’ quan niệm rằng báo chí là
hóng hớt, đưa chuyện… Ngày nay, đó vẫn là một hiện tượng không hiếm
trong nền báo chí nước nhà.


Cần nhấn mạnh tới một trong những nhiệm vụ chính của báo chí, đó là
minh bạch hóa các nguồn thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại bỏ tin
đồn thất thiệt trong xã hội. Muốn vậy, đội ngũ làm công tác báo chí – tư tưởng
phải có năng lực phân tích, đánh giá, phán xét dư luận xã hội, phân biệt rõ
giữa dư luận xã hội và tin đồn cũng như những tác động tiêu cực của tin đồn
trong đời sống xã hội.
Tiểu luận được xây dựng với mục đích góp phần làm sáng tỏ luận điểm
trên.

2


NỘI DUNG
1. Các khái niệm
1.1 Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân nhưng có mối quan
hệ hữu cơ, cộng hưởng với nhau trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính
thời sự thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định
trong những thời điểm nhất định.
Nói cách khác, nó như là một cấu trúc tinh thần hoàn chỉnh xuất hiện
do kết quả ‘xung đột’ của nhận thức quần chúng với thực tiễn cuộc sống hiện
tại của xã hội đang diễn ra.
1.2 Tin đồn
Khi bàn về ‘Lời đồn đại trong xã hội: Nguồn gốc và sự phát triển’,
Osipov cho rằng ‘lời đồn đại là những thông tin, tin tức mà không có sự đảm
bảo của cơ sở khoa học khác nhau giải thích’. Còn nhà xã hội học Sibutani
nhận xét, chức năng của lời đồn có lien quan tới sự phát triển của truyền
thông; lời đồn đại liên quan tới các hành vi của nhóm người thường là tự phát
và không có tổ chức.
2. So sánh dư luận xã hội với tin đồn

Trong cuốn ‘Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới’, các tác giả đã rút
ra được những điều sau:
Về sự giống nhau, cả dư luận xã hội và tin đồn đều là kết cấu tinh thần,
tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội nhất định; trong cấu trúc của chúng
đều có cả thành phần lý trí lẫn cảm xúc, tuy nhiên trong tin đồn yếu tố cảm
tính là chủ yếu; Cả hai dường như có chung nguồn gốc từ một sự việc, sự kiện
ban đầu lien quan tới lợi ích, cảm xúc của một hoặc một nhóm người; Đều lan
truyền nhanh và dễ biến dạng.
Về sự khác nhau, thứ nhất là nguồn gốc, dư luận xã hội xuất phát từ sự
kiện có thật bởi vật mức độ chân thật cũng cao hơn. Tin đồn xuất phát từ sự
3


kiện có thật hoặc không có thật nhưng bị làm méo mó đi, hoặc hoàn toàn do
chủ thể truyền tin tưởng tượng ra.
Thứ hai, về cơ chế hình thành, dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá
chung được hình thành thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận giữa các cá
nhân trong cộng đồng, chính kiến cá nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến
chung. Ngược lại, tin đồn đề cao chính kiến cá nhân của người truyền tin,
thông tin của tin đồn thường bị nhào nặn.
Thứ ba, về phương thức lan truyền, dư luận xã hội được lan truyền
bằng cả lời nói và chũ viết, cả con đường chính thức và không chính thức, cả
công khai lẫn bí mật. Còn tin đồn truyền đi bằng miệng là chủ yếu, theo con
đường không chính thức, bí mật.
Về bản chất, dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá chung, biểu thị thái
độ đồng tình hay phản đối của đại đa số trong cộng đồng… Tin đồn chỉ là
thông tin đơn thuần về sự kiện, chứa đựng nhiều thiên kiến, quan điểm cá
nhân.
Việc phân biệt rạch ròi giữa dư luận xã hội và tin đồn sẽ giúp báo chí
tránh khỏi việc đưa những thông tin gây thiệt hại cho công chúng và bất lợi

trong xã hội.
3. Báo chí đóng vai trò định hướng dư luận xã hội
3.1 Khái niệm định hướng dư luận xã hội
Định hướng là một trong bốn vai trò của báo chí, bên cạnh khơi nguồn,
phản ánh, truyền dẫn và điều hòa, đối với dư luận xã hội.
Trươc hết cần hiểu định hướng là gì? Định hướng là hoạt động có ý
thức của con người trong nhận thức, thái độ, hành vi; và muốn nhận thức thái
độ, hành vi của mình được hiệu quả, nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi
người và cả cộng đồng cần được định hướng tập trung. Trên phạm vi xã hội,
muốn tập trung nguồn sức mạnh cả tinh thần và vật chất vào việc giải quyết
vấn đề nào đó cần phải định hướng huy động, tổ chức nguồn lực thì mới đạt
được hiệu quả thực tế.
4


Ở bình diện cá nhân, định hướng là việc bản thân mỗi người tự xác
định phương hướng nhận thức và hành động trên cơ sở nhận thức được bản
thân và những điều kiện xung quanh, huy động nội lực cá nhân và chịu sự tác
động từ các nhân tố bên ngoài – môi trường sống và các mối quan hệ xã hội.
Ai có yếu tố nội lực tốt, lại biết phương hướng đúng, dồn trọng tâm nguồn lực
vào những việc cần giải quyết sẽ dễ đạt thành công hơn.
Ở bình diện xã hội, việc xác định phương hướng nhận thức và hành
động cần có hai yếu tố. Thứ nhất là bản thân năng lực nhận thức của cộng
đồng. Thứ hai là sự kích thích, tác động từ những tác nhân đến cộng đồng xã
hội làm cho phương hướng nhận thức và hành động của cá nhân, nhóm xã hội
được quy tụ về một hướng, tạo nên sức mạnh chung.
Bản chất của hoạt động lãnh đạo quản lý báo chí thực chất là khơi dậy
nguồn lực sáng tạo của cộng đồng, huy động và tổ chức nguồn lực sức mạnh
tinh thần vật chất của toàn xã hội vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Vấn đề định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng xã hội về bản

chất là định hướng dư luận xã hội, tức là định hướng quần chúng nhân dân
góp phần tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội lớn đang đặt ra.
Từ phía lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội, định hướng không phải là
bắt ép cộng đồng nhận thức, suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu chủ
quan duy ý chí; mà là quá trình ‘bắt mạch’ được thực tại khách quan, tâm lý
nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở ấy quy tụ lòng người, thống
nhất cộng đồng lại trên cả hai bình diện nhận thức và hành động để thực hiện
mục tiêu định hướng phát triển, đem lại lợi ích chính đáng cho cộng động và
mỗi người.
Từ phía cộng đồng và nhân dân nói chung, định hướng là nhu cầu
khách quan của công chúng, dư luận xã hội và nhân dân. Nhân dân luôn có
nhu cầu thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và sức mạnh
nhằm khai thác nguồn lực vật chất và tinh thần, tập trung lý trí và cảm xúc
vào việc giải quyết những vấn đề lớn, những nhiệm vụ trọng đại trước mắt,
5


phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần.
Ở góc độ truyền thông – vận động xã hội, đó là quá trình tăng dần sự
đồng thuận và giảm dần sự khác biệt giữa các cá nhân và nhóm xã hội.
3.2 Vai trò của báo chí
Báo chí định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ thể hiện tính thống nhất
giữa yêu cầu từ bên trên của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới của
quần chúng nhân dân. Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ trở thành
phương thức và công cụ quan trọng nhất trong việc khơi dậy, tập hợp và phát
huy nguồn sức mạnh mềm – tài nguyên mềm quốc gia trong quá trình phát
triển bền vững đất nước. Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức
mạnh mềm, niềm tin của người dân vào chế độ xã hội, thể chế chính trị và đội
ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền là sức mạnh mềm; dư luận xã

hội dù ở dạng âm ỉ hay bốc phát ra bên ngoài cũng là sức mạnh mềm; hệ
thống giá trị văn hóa truyền thống và chuẩn mực đạo đức xã hội là sức mạnh
mềm… Sức mạnh mềm là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, ngược
lại, nó có thể được nhân lên gấp bội nếu biết khởi dậy, nuôi dưỡng và phát
huy. Ngược lại, nó cũng có thể bị teo tóp dần và suy kiệt do khai thác bừa bãi
phục vụ lợi ích nhóm.
Báo chí định hướng dư luận xã hội, định hướng tư tưởng nhận thức của
nhân dân là đòi hỏi khách quan tất yếu và phổ biến của sự phát triển. Vấn đề
là báo chí định hướng dư luận xã hội như thế nào và đạt hiệu quả mong đợi
hay không.
Một số phương thức định hướng dư luận xã hội:
Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội – trạng thái tinh thần rất nhạy cảm,
mẫn cảm với và dễ biến động. Nó có thể bộc phát rất nhanh và chuyển thành
sưc mạnh thực tế, nhưng cũng có thể lắng dịu ngay tức khắc nếu biết cách can
thiệp. Hiện tượng xã hội này khó có thể can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính
hoặc can thiệp thô bạo bằng vũ lực.
6


Trong thời kỳ duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, phương
thức chủ yếu của báo chí trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội
là tuyên truyền điển hình. Tức là trên cơ sở điển hình cụ thể đã được xác định,
báo chí tập trung miêu tả, phân tích kinh nghiệm để giới thiệu mô hình những
nơi khác học tập và làm theo; báo chí phát động và nhân rộng phong trào học
tập, làm theo điển hình tiên tiến. Bước sang nền kinh tế thị trường, phương
thức tuyên truyền điển hình ít được sử dụng. Thời kỳ chuyển đổi này, doanh
nghiệp không mặn mà với gương điển hình tiên tiến, những gương mặt nổi
bật lại rất ít, mà có thì lại vướng vào vòng lao lý. Đơn cử như trường hợp bà
Ba Sương ở Nông trường sông Hậu từng được tuyên dương anh hùng lao
động, danh hiệu phụ nữ châu Á nhưng lại bị truy tố hình sự về tội lập quỹ đen

trái phép.
Ngoài ra, phương thức thông tin tuyên truyền tập trung cũng được báo
chí sử dụng có hiệu quả. Cách thức chủ yếu là trên cơ sở cơ quan quản lý lãnh
đạo báo chí xác định vấn đề trọng tâm trước mắt trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế - văn hóa - xã hội, từ đó các báo chí tập trung thông tin thu
hút sự chú ý của công chúng và dư luận xã hội, lôi cuốn họ vòa những nhiệm
vụ trọng tâm trước mắt hoặc những vấn đề cơ bản lâu dài, nhằm định hướng
dư luận xã hội, thu hút nguồn lực tinh thần vật chất của cộng đồng tham gia
giải quyết vấn đề quốc gia. Một số chiến dịch điển hình như ‘Mã mãi tuổi hai
mưới’, ‘Nhật ký Đặng Thùy Trâm’ do báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
phát động năm 2005 hay vụ Điện kế điện tử cũng do tờ báo này điều tra.
Nguyên tắc cơ bản của phương thức này là vai trò, vị thế của công chúng càng
được đề cao, sự tham gia tích cực, chủ động của họ càng nhiều thì năng lực và
hiệu quả hoạt động tuyên truyền càng cao.
Để kết luận về phương thức định hướng dư luận xã hội của báo chí, có
hai phương cách thay thế hiệu quả hơn so với tuyên truyền điển hình và thông
tin tuyên truyền tập trung.

7


Một là khả năng thông tin sự kiện nhanh nhạy cùng với việc đồng thời
chọn lọc thông tin có giá trị thời sự và tính thực tiễn cao. Cho dù có giỏi cỡ
nào, đội ngũ báo chí cũng không thể bao quát và chuyển tải được hết ‘dòng
lũ’ thông tin lên mặt báo, sóng truyền hình hay phát thanh, mạng điện tử. Bởi
vậy, yêu cầu công chúng và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nhà báo phải chắt lọc
và chọn lựa. Việc này đòi hỏi khách quan từ cuộc sống và quy luật của nhận
thức thực tiễn – phản ánh có chọn lọc, có tính mục đích và tự giác của con
người hay chủ thể truyền thông; chứ không phải phản ánh một cách vô thức
theo kiểu ‘vớ được gì thông tin cái ấy’.
Trong quá trình chọn lọc thông tin phải đảm bảo các yếu tố sau. Thứ

nhất là tính khách quan vì lợi ích của công chúng và nhân dân, lấy ‘ích nước
lợi dân’ làm trọng thì báo chí ấy sẽ thuyết phục và gây dựng được niềm tin
nơi công chúng. Thứ hai là không được phục vụ lợi ích nhóm đang thao túng
quyền lực. Khi ấy, báo chí sẽ phai nhạt đi tính công khai, minh bạch và khó có
thể phát huy sức mạnh xã hội vốn có.
Hai là, giá trị thông tin báo chí đem lại cho công chúng và dư luận xã
hội không chỉ thông tin sự kiện, mà quan trọng hơn là phân tích, bình luận các
sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang diễn ra có ý nghĩa thời cuộc; thông qua
đó, kích thích trí tuệ và cảm xúc, hướng dẫn nhận thức tư tưởng và định
hướng dư luận xã hội.
Đẳng cấp chuyên nghiệp của báo chí thể hiện ở hai cấp độ: Cấp độ
thông tin nhanh, nhưng chọn lọc cẩn trọng có trách nhiệm. Việc này căn cứ
vào nhu cầu của hai phía chỉ đạo của cấp trên có thẩm quyền và nhu cầu thời
sự của công chúng. Thông tin nhanh mà không chọn lọc sẽ khiến báo chí dần
đánh mất giá trị và tự hạ thấp mình. Cấp độ phân tích, bình luận (chính luận)
lại có đòi hỏi cao hơn. Báo chí hiện đại cần phẩm chất trí tuệ, hàm lượng văn
hóa và nhân văn của thông tin – cần ‘chất’ nhiều hơn lượng, nhất là loại lượng
trùng lặp, dư thừa, thậm chí gây lãng phí, phản cảm. Thực tế có nhiều cơ quan
báo chí chạy theo tin hot theo kiểu thấy gì viết nấy, chưa chú trọng cân nhắc
8


chọn lọc. Hiện tượng này có thể làm cơ quan đánh mất niềm tin từ công
chúng, xâm hại đến tính nhân văn báo chí trong mối quan hệ công chúng và
dư luận xã hội. Việc đưa tin về các vụ án giết người dã man hay những hình
ảnh lộ hàng của các ngôi sao là ví dụ điển hình.
Trong mối quan hệ với dư luận xã hội, báo chí cần biểu hiện tính nhân
văn của mình. Thứ nhất, mảng đề tài báo chí đăng tải phải thiết thực, thời sự
và nếu giải quyết được chúng sẽ giúp ích cho sự phát triển của xã hội, tránh
bôi quá đậm những góc khuất, điểm tiêu cực của xã hội. Độc giả chỉ cần nhìn

qua giao diện của một tờ báo là có thể biết được ưu tiên hướng đề tài. Thứ
hai, nhà báo cần lựa chọn góc nhìn phù hợp để nêu bật lên giá trị nhân bản.
Vụ ba thanh niên ở Hà Tây được giải oan sau mười năm tù oan đã đem lại
niềm tin cho nhân dân vào bộ máy pháp luật. Thứ ba, tính nhân văn thể hiện ở
cách lựa chọn chi tiết thông tin về sự kiện, vấn đề, tránh đưa những hình ảnh
phản cảm hoặc nhân lên nỗi đau của công chúng. Thứ tư, ngôn từ và giọng
điệu của tác phẩm góp phần quan trọng tạo nên tính nhân văn cũng là đẳng
cấp văn hóa và tính chuyên nghiệp của bài báo. Thứ năm là lựa chọn thời
điểm đăng bào, xuất bản phù hợp

9


KẾT LUẬN
Hiện nay, hầu hết các nhà báo đều cho rằng mối quan hệ báo chí với dư
luận xã hội là rất quan trọng. Họ hiểu về dư luận xã hội một cách tổng quát,
đôi khi lờ mờ, chứ về bản chất của nó thì chưa có điều kiện nghiên cứu. Đây
là một thực tế không có gì ngạc nhiên bởi chuyên đề báo chí và dư luận xã hội
chỉ mới được đưa vào giảng dạy trong vài ba năm trở lại đây trong các
chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Còn với cấp độ cử nhân thì chỉ có ít
chuyên đề báo cáo. Viện nghiên cứu dư luận xã hội của ban Tuyên giáo Trung
ương đã thực hiện nhiều đề tài khoa học nhưng ít được xã hội hóa, những
công trình lý luận thực tế về mối quan hệ báo chí với dư luận xã hội ít được
xuất bản. Trong khi đó, ở nước ngoài, nhiều viện nghiên cứu dư luận xã hội
hoạt động, thậm chí các tờ báo lớn đều có trung tâm nghiên cứu về dư luận xã
hội nhằm tối ưu hóa mối quan hệ này.
Đương nhiên, với nhà báo, việc chuyển biến nhận thức đến kỹ năng và
thái độ hành nghề nhằm tối ưu hóa mối quan hệ báo chí – dư luận xã hội là cả
một quá trình không đơn giản; trong đó kiến thức nền và kiến thức chuyên
ngành, liên ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhận

thức, trên cơ sở ấy hình thành kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp. Để đào tạo nên
nguồn nhân lực cho nền báo chí cách mạng và hiện đại trước hết cần có sự
thống nhất một cách cơ bản từ hệ thống các cơ sở đào tạo báo chí nhằm trang
bị kiến thức nền tảng và phương pháp tiếp cận trong mối quan hệ báo chí – dư
luận xã hội; từ đó giúp các nhà báo trẻ hình thành phông kiến thức, thái độ,
hành vi - kỹ năng xử lý các vấn đề dưới góc độ báo chí – truyền thông một
cách hiệu quả.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia,
1999
2. Dư luận xã hội, Hoài Sơn, Nxb Văn hóa Thông tin, 2006
3. Vai trò báo chí trong định hướng DLXH (Luận án tiến sĩ truyền
thông đại chúng, HVBCTT), Đỗ Chí Nghĩa, 2010
4. Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000
5. Nghĩ về nghề báo, Hữu Thọ, Nxb Giáo dục, 1997
6. Báo chí và dư luận xã hội, Nguyễn Văn Dững, Nxb Lao động, 2011
7. Một số vấn đề nghiên cứu dư luận xã hội, Viện dư luận xã hội, Ban
tư tưởng – văn hóa trung ưng, 1989

11



×