Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Áp dụng phương pháp dạy tích hợp vào unit 16 histirical places dạy lớp 10a3 trường THPT hoằng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.89 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................2
1.1.Lí do chọn đề tài:..................................................................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu đề tài:..................................................................................................2
2. NỘI DUNG CỦA SKKN........................................................................................................3
2.2.Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường:..............................................4
2.3.2.Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp...............................................6
Dạy học giải quyết vấnđề............................................................................................................6
Dạy học định hướng hoạt động..................................................................................................8
...................................................................................................................................................11
2.4.Sơ lược về các bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 bậc THPT........................11
2.5.Bài soạn minh họa phương pháp dạy học tích hợp (Bài dạy đã được thực hiện năm học
2015-2016 tại lớp 10A3 - trường THPT Hoăng Hóa- Tìm hiểu quần thể di tích đền Bà Triệu
và giáo dục ý thức bảo vệ bảo tồn di tích lịch sử văn hóa địa phương)....................................11
...................................................................................................................................................11
Bài soạn và quá trình thực hiện................................................................................................12
2.6.The outcome of the projects...............................................................................................14
Each group has their own products: a presentation with a powerpoint to illustrate thier
research.....................................................................................................................................14
2.5.Product of group 3( as a presentation model): Ba Trieu temple.........................................14
The Ba Trieu historical-architectural relic site, encompassing Ba Trieu Temple and Phu Dien
communal house, is located about 17km north of Thanh Hoa city. It is dedicated to Ba Trieu
(Lady Trieu) or Trieu Thi Trinh, a female warrior of Vietnam in the 3 rd century, who raised a
rebellion against Ngo (Wu) invaders. The Ba Trieu Temple, in particular, was upgraded
through the Ly, Tran, Le and Nguyen dynasties (10 th -19 th centuries). In 1979, Ba Trieu
Temple was ranked as a national historic-cultural relic............................................................15
Festival......................................................................................................................................15
The Ba Trieu Temple festival is scheduled to be held from April 9 to 11 (from the 21st day to
23rd day of the second lunar month) featuring a series of rites and traditional activities. ......15
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................................................17


1


1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là
ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi
thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi
nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay. Để theo kịp tiến trình chung này việc
dạy và học tiếng Anh được bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm.Đặc biệt sự ra đời của
đề án ngoại ngữ 2020 đã nhấn mạnh hơn nữa đến việc dạy và học ngoại ngữ
theo đường hướng giao tiếp và đòi hỏi mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà
trường THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để giao tiếp được ở
mức độ đơn giản. Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn
nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho bậc học phổ
thông. Chương trình và SGK mới có độ khó cao hơn, có nhiều chủ đề hay, mới
(Cultural Diversity, Nature, People and Places), có nhiều kiến thức liên quan đến
các môn văn hoá khác và tích hợp đủ các kỹ năng. Nếu giáo viên chỉ trang bị
cho học sinh vốn ngữ pháp và từ vựng liên quan đến chủ đề mà quên đi tính liên
môn giữa các môn học thì bài giảng luôn khô khan và nặng nề, học sinh luôn
cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi sau mỗi giờ ngoại ngữ. Hơn nữa thông qua mỗi chủ
đề của bài học nếu giáo viên bỏ qua việc tích hợp giáo dục ý thức đạo đức , môi
trường, dân số ,….cho học sinh thì quả là một thiếu sót .Chính thông qua việc
giáo dục này còn giúp các em có cơ hội sử dụng ngữ liệu mới vào tình huống
thực tế để giao tiếp thực tế, và qua đó giúp các em hình thành đựợc nhiều năng
lực cơ bản như năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác và đặc biệt năng lực
ngôn ngữ giao tiếp được phát triển. Từ những lý do trên, tôi luôn trăn trở để tìm
ra phương pháp nào có thể giúp học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học tiếng
Anh để từ đó chất lượng giờ học đạt hiệu quả hơn. Sáng kiến kinh nghiệm mang
tên "Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào Unit 16: Historical places

dạy lớp 10 A3 trường THPT Hoằng Hóa” là những kinh nghiệm được đúc rút
từ quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của bản thân.
1.2.Mục đích nghiên cứu đề tài:
Với sáng kiến,tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc thay đổi hình
thức dạy và học ngoại ngữ theo phương pháp dạy học tích hợp.Vì thông qua
phương pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành được những năng lực
cao đáp ứng yêu cầu xã hội.
Hơn nữa,tôi chỉ mong muốn giúp học sinh biết sử dụng kiến thức các bộ
môn Địa lý, Văn học, Nghệ thuật, Khoa học…vào học Tiếng Anh làm cho bài
2


học phong phú và hấp dẫn hơn, bên cạnh đó các em còn dùng những hiểu biết
của mình từ các môn học khác để mở rộng vốn từ, tri thức, được giáo dục nhiều
kỹ năng trong cuộc sống và tình huống thực tế. Từ đó các em thấy rằng học
Tiếng Anh luôn là quá trình tương tác liên tục giữa các bộ môn với nhau và có
cơ hội được sử dụng tiếng anh trong giao tiếp thực tế. Đồng thời giúp các em trở
nên tự tin hơn trong quá trình giao tiếp Tiếng Anh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kiến thức : dùng các kiến thức dạy tích hợp
- Học sinh: Lớp 10A3 trường THPT Hoằng Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này cùng với sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp và học sinh trong trường tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích tình hình thực tiễn của dạy và học ngoại ngữ.
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích hợp.
- Tìm hiểu về phương pháp dạy học theo đề án.
- Tìm hiểu về kiến thức liên môn với các môn khác theo mỗi chủ đề
trong sách giáo khoa.
2. NỘI DUNG CỦA SKKN

2.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
Trong dạy học , tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp , tổ hợp các nội
dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng
hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của
môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn sinh học, môn địa lí hay
nội dung giáo dục về môi trường được lồng ghép vào môn Tiếng Anh,Sinh học ,
Công dân.. Như vậy thông qua dạy tích hợp liên môn thì những kiến thức , kĩ
năng học của môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập
những môn học khác.
Mục tiêu của dạy tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học
những năng lực rõ ràng.
-Giúp học sinh phân biệt cái côt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính
được những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học
sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp người học xác lập được các khái niệm đã học.
Đặc điểm của dạy tích hợp liên môn:
- Lấy người học làm trung tâm
- Định hướng phân hóa người học
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực,
người công dân có khả năng giả quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính
tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn
3


được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông
tin.
Từ cơ sở lí luận như trên,SKKN này được viết ra sẽ:

• Làm rõ về khái niệm dạy học tích hợp và tầm quan trọng của dạy học tích
hợp.
• Cung cấp một số nội dung về dạy học tích hợp cho một số bài trong
chương trình THPT môn tiếng Anh.
• Đưa ra bài soạn tham khảo về dạy học tích hợp và sản phẩm của học sinh.
2.2.Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường:
Trong những năm qua việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường đã và
đang có những thay đổi đáng kể lớp.
 Về phía giáo viên
Đa số giáo viên của trường có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác,
ham học hỏi…. Các thầy cô giáo trong nhà trường đã tích cực đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng giao tiếp. Chẳng hạn, trong vài năm qua nhóm
Anh đã tổ chức ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh, tổ chức thi nói các khối.Tuy
nhiên một số giáo viên còn rụt rè trong đổi mới phương pháp, không dám thay
đổi hoặc thiết kế lại sách giáo khoa, chưa tìm ra được nhiều phương pháp khác
nhau để làm mới các bài giảng. Hơn nữa, để đáp ứng mục đích thi cử thì đa số
giáo viên còn tập trung vào dạy từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu cho học sinh và
việc dành thời gian cho kỹ năng nghe nói ít nhiều còn hạn chế.
 Về phía học sinh:
 Ưu điểm:
Thứ nhất: Các em học sinh lớp đã tiếp cận 7 năm học với môn tiếng Anh.
Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên
đề ra.
Thứ hai: Các em đã có kiến thức rất sâu, rộng về các vấn đề tài nguyên
thiên nhiên, môi trường, xã hội, và các vấn đề về kinh tế chính trị trong nước
cũng như ngoài nước thông qua các môn như Địa lý, Lịch sử, Văn học, ....
Thứ ba: Trong các môn học như môn Văn học, Lịch sử, Địa lí… các em
đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài học. Vì
vậy khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngoại
Ngữ để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

 Nhược điểm:
Do trường THPT Hoằng Hóa là trường tư thục, chất lượng đầu vào của
các em học sinh rất thấp, là những " hạt gạo dưới sàn". Một bộ phận khá lớn học
sinh có vốn từ rất yếu và khả năng nói tiếng Anh rất thiếu tự tin.
Theo thống kê từ đợt khảo sát đầu năm, đa số học sinh cho rằng Tiếng
Anh là một môn học khó, muốn học giỏi bộ môn này cần phải học thuộc nhiều từ
vựng và cấu trúc và chỉ cần học đơn lẻ không cần tích hợp đối với môn học nào.
4


Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi thấy tích hợp trong giảng dạy
sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng
dụng vào thực tiễn. Vì vậy đối với bản thân tôi, trong những năm vừa qua năm
học 2015 – 2016 này tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy học tích hợp
liên môn để nhằm tạo hứng thú cũng như giúp các em biết vận dụng kiến thức
của các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lý,…. vào học Ngoại Ngữ để giờ học
Ngoại Ngữ đạt được hiệu quả cao hơn. Đồng thời qua mỗi chủ đề tôi có tích hợp
giáo dục nhiều kỹ năng trong cuộc sống như tích hợp giáo dục môi trường, dân
số, hướng nghiệp, bảo vệ di sản văn hóa địa phương….
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Dạy học tích hợp
2.3.1. Khái niệm dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.
Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra
định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm
và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng
khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực
khoa học khác nhau. Với quan niệm trên, dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu:
(1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống
hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này,
hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt cái cốt yếu

với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh
vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở
không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong
tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ
giữa các khái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống
phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới
vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp.
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy
động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ
năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết.
Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng
lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Điều
đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được
học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở
thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực.Dạy
học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các
tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì
thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát
huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành
công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
5


2.3.2.Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp
Hai quan điểm dạy học chủ đạo trong tổ chức dạy học tích hợp:
Dạy học giải quyết vấnđề
Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo

viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá
độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển
hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề.
Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trưng sau:
(1) Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ
thuống có vấn đề (THCVĐ):
- THCVĐ luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải
quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ... và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và
giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với
chủ thể.
- THCVĐ được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể
trong khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức
mới, cách thức hành động mới chưa biết trước đó.
(2) Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ được chia thành những
giai đoạn có mục đích chuyên biệt:
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước:

Hình 1.1: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước
Bước 1: Tri giác vấn đề
- Tạo tình huống gợi vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó
Bước 2:Giải quyết vấn đề
6


- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm
- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác
bỏ và chuyển hướng khi cần thiết. Trong khâu này thường hay sử dụng những

qui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: Qui lạ về quen; Đặc biệt hóa
và chuyển qua những trường hợp giới hạn; Xem tương tự; Khái quát hóa; Xét
những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suy xuôi
(khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng)
- Trình bày cách giải quyết vấn đề
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải
- Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa,
lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước

Hình 1.2: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Bước 1: Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt
động
Bước 2: Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu
Bước 3: Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, đánh giá chọn phương án tối ưu
Bước 4: Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề
tương tự.
(3) Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ bao gồm nhiều hình thức tổ
chức đa dạng: Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng
lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt,
gợi mở, cố vấn của giáo viên; ví dụ:
- Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…).
- Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm
nhỏ theo những ý kiến cùng loại...).
- Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự
tìm tòi giải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những
ý hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình).

- Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình
bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp...).
(4) Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau: Tùy theo
mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Tùy theo mức độ
7


độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đến các
cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học
giải quyết vấn đề như tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm tòi từng phần, trình
bày giải quyết vấn đề của giáo viên.
Dạy học định hướng hoạt động

Hình 1.3:Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Quan điểm đổi mới chất lượng dạy học trong dạy nghề là trang bị cho học
sinh các năng lực thực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại. Để thực
hiện được định hướng đổi mới này phải cần đến các phương thức đào tạo có tính
hoạt động và có tính giải quyết vấn đề. Người học cần được trang bị một lượng
tri thức cơ bản đồng thời liên kết và định hướng tới các năng lực. Một vấn đề đặt
ra ở đây là phương pháp dạy và học nào là mang lại hiệu quả hình thành được ở
học sinh các năng lực. Đã từ lâu người ta nghiên cứu tiếp cận lý thuyết hoạt
động để thiết kế tổ chức dạy học hướng đến các năng lực trên. Bản chất của dạy
học định hướng hoạt động là hướng học sinh vào hoạt động giải quyết các vấn
đề kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ tình huống nghề nghiệp, nhằm chuẩn bị cho học
sinh tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nghề nghiệp.
- Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào
đối tượng để chiếm lĩnh nó, chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động
của chủ thể.
- Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết
những nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động.

- Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những
điều kiện cụ thể.
Trong bất kỳ hành động có ý thức nào, các yếu tố tâm lý đều giữ những
chức năng:
- Định hướng hành động
- Thúc đẩy hành động
- Điều khiển thực hiện hành động
- Kiểm tra, điều chỉnh hành động
8


Vận dụng lý thuyết hoạt động vào hoạt động dạy học tức là phải coi học
sinh là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập
sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội...), giáo viên cần phải xây dựng nên
nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo thể hiện thành hệ thống
những nhiệm vụ cụ thể và tổ chức hoạt động của học sinh thực sự có kết quả.
Trọng tâm kiểu dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy
học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát
triển được các năng lực hoạt động nghề nghiệp. Các bản chất cụ thể như sau:
- Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính
trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình hoạt động,
thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.
- Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt
động độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ.
- Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất
thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau).
- Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ
năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp.
- Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật
chất hay ý tưởng.

Về khía cạnh phương pháp dạy học. Giờ học theo kiểu định hướng hoạt
động được tổ chức theo qui trình 4 giai đoạn sau:

Hình 1.4: Cấu trúc dạy học định hướng hoạt động
Giai đoạn 1: Đưa ra vấn đề nhiệm vụ bài dạy - Trình bày yêu cầu về kết quả học
tập (sản phẩm)
Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra nhiệm vụ bài dạy để học sinh ý thức
được sản phẩm hoạt động cần thực hiện trong bài dạy và yêu cầu cần đạt được.
9


Hình thức trình bày rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và khả
năng của giáo viên.
Nếu có điều kiện thì tổ chức tình huống học tập (THHT) ngay tại lớp học.
Nếu tình huống quá phức tạp thì tổ chức cho lớp học tiếp cận ngay tại hiện
trường (tham quan hoc tập), hoặc ghi hình hiện trường rồi trình chiếu lại trên
lớp. Nếu không có điều kiện thì đơn giản chỉ là lời kể lại, mô tả lại của giáo viên
bằng lời, bằng hình vẽ hay tranh ảnh tượng trưng. Việc này không đơn giản chỉ
để dẫn nhập mà còn có nhiều tác động xuyên suốt bài dạy.
Sản phẩm hoạt động càng phức tạp thì độ khó đối với học sinh càng lớn.
Thông thường, các bài học được bắt đầu với các nhiệm vụ đơn giản. Trong giai
đoạn này giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ mà còn thống nhất, quán triệt với
học sinh về kế hoạch, phân nhóm và cung cấp các thông tin về tài liệu liên quan
để học sinh chủ động lĩnh hội trong quá trình thực hiện.
Giai đoạn 2: Tổ chức lập kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề
Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức cho học sinh thu thập thông tin qua
tình huống học tập (THHT), những gì quan sát được, thâu lượm được, rồi đối
chiếu với điều kiện hiện tại. Từ đó xác định cái gì mới chưa biết cần phải học,
cái gì đã biết cần vận dụng cái nào khó cần phải hỏi... Như vậy ta thấy THHT
đóng vai trò hết sức quan trọng, cho nên xây dựng THHT không phải đơn giản.

Trên cơ sở phân tích THHT giáo viên tổ chức cho HS lập kế hoạt hành
động để giải quyết vấn đề đã xuất hiện trong THHT.
Sản phẩm thu được của giai đoạn này là bản kế hoạch thực hiện, mà bản
thân nó đã được GV chuẩn bị trước khi vào giờ giảng. Thông thường nó bao
gồm danh sách các kỹ năng cần hình thành, qui trình thực hiện từng kỹ năng,
định lượng thời gian làm việc cho từng kỹ năng và lượng kiến thức lý thuyết
mới xen vào khi thực hiện các qui trình đó. Riêng GV cần lưu ý thời điểm xen
phần lý thuyết vào giai đoạn của quá trình hoạt động sao cho khi HS cần GV đáp
ứng đúng thời điểm mới có hiệu quả.
Với quan niệm hình thành kỹ năng nghề nghiệp là chính, nên phần hình
thành kỹ năng phân tích THHT và lập kế hoạch không dành quá nhiều thời gian
để thực hiện, GV chỉ cần trình bày qua nội dung và đưa ra sản phẩm đã chuẩn bị.
Việc này được thực hiện nhiều lần sẽ dần hình thành cho HS thói quen phân tích
THHT và lập kế hoạch cho bản thân sau này, cũng như HS biết tại sao GV phải
có những sản phẩm đó. Trường hợp đặc biệt, muốn phát huy tính tích cực của
HS, GV có thể tập trung tổ chức hoạt động này, nhưng điều đó không được
khuyến khích trong dạy học tích hợp. Bởi vì, có thể HS có thể xây dựng qui
trình khác với qui trình mà dây chuyền sản xuất đang cần.
Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, qui trình đã lập
Trong giai đoạn này có những việc phải làm là:
- Thao tác mẫu của GV
- Trình bày tổng quát qui trình đã lập
- Thao tác thử của HS
- Đánh giá thao tác thử của HS
10


- Lưu ý các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục,
phòng tránh.
- Trang bị kiến thức lý thuyết cần thiết.

Tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của vấn đề đặt ra mà các kỹ năng
cần hình thành được tổ chức hợp lý.
Giai đoạn 4: Tổ chức đánh giá
Bước cuối cùng của dạy học định hướng hoạt động là GV tổ chức đánh
giá quá trình giải quyết vấn đề. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Về kỹ năng: Mức độ hình thành các kỹ năng của bài học. Thông qua quá
trình theo dõi HS luyện tập GV đã nắm bắt thao tác của từng HS, sản phẩm thu
được của các em so với sản phẩm mẫu.
- Về kiến thức: Mức độ lĩnh hội các kiến thức lý thuyết mới cũng như
mức độ vận dụng kiến thức đã học vào quá trình luyện tập.
- Về thái độ: GV đã quan sát thái độ học tập của HS từ giai đoạn đầu đến
giai đoạn cuối ra sao, diễn biến tâm lý có đúng như dự đoán của GV không. Thái
độ học tập của biểu hiện qua tinh thần học tập hăng say, tích cực hay thụ động,
miễn cưỡng... tò mò khoa học, muốn hỏi nhiều điều hay chỉ dừng lại ở thắc mắc
trong đầu..
Ngoài ra GV có thể đánh giá thêm về tiến độ thời gian, về độ khó của vấn
đề trên tinh thần động viên HS học tốt hơn sau này.
2.4.Sơ lược về các bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 bậc THPT
Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn tiếng Anh, giáo viên sẽ dễ
dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến kiến thức nào để từ đó
xây dưng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức ở môn
khác, đồng thời những kiến thức về kỹ năng sống cũng rất dễ dàng tích hợp. Sau
đây là cụ thể hóa một số bài và nội dung tích hợp trong bài đó:
Khối
Đơn vị bài học (Unit)
Nội dung tích hợp (integration)
(Grade)
Tin học, giáo dục văn hóa sử dụng
Unit 5: Technology and you
mạng xã hội facebook hay vi tính.

Địa lý, giáo dục ý thức yêu quý và
Unit 6: An excursion
bảo vệ thiên nhiên.
KHỐI
10
Lịch sử, địa lý, giáo dục ý thức bảo
Unit 10: Conservation
vệ môi trường.
Lịch sử, văn học, giáo dục ý thức
Unit 16: Historical places
bảo tồn bảo vệ các di sản văn hóa.
2.5.Bài soạn minh họa phương pháp dạy học tích hợp (Bài dạy đã được
thực hiện năm học 2015-2016 tại lớp 10A3 - trường THPT Hoăng HóaTìm hiểu quần thể di tích đền Bà Triệu và giáo dục ý thức bảo vệ bảo tồn
di tích lịch sử văn hóa địa phương)
11


Bài soạn và quá trình thực hiện
Unit 16: Historical places (Grade 10)
OBJECTIVES: By the end of this lesson, SS will be able to:
1/ Intergaring subjects:
+ intergrate the following subjects:
-Literature 10: Period 62 : Methods of giving presentation.
- History 10 : Unit 20: Building and developing cultural people between
th
10 and 15th century
-Informatics 10 : Applying Microsoft Office Word and Microsoft Office
powerpoint
+ apply knowledge from this lesson to learn the following subjects:
- Geography 12 : Unit 31 : Developing tourism

-Civic Education 11 Unit 13 : Policies of Education and Training-ScienceTechnology-Culture
-Literature, period 74 : A story “A hanoian”.
2/ Knowledge :
+ Know about the history, architecture and special features of The Temple
of Literature
+Use the vocabularies, structures and grammar relating to historical
places.
3/ Skill and competence :
+read a passage of 150-170 words for general and specific information.
+Give a presentation about a historical plases.
+ have 21st century skills self –study, problem-solving,time
management,communication,collabration, language and uilizing high tech tools
+Experience a real life situation in students’ hometown to get crosscultural understanding.
4/ Attitudes:
+ realize the importance of historical places along with the development
of economy-society, culture-tourism both nationally and locally.
+ raise students’ awareness of protecting and preserveing historical places
through which they show their patriotism.
PROCEDURES
1.Step 1 : A lecture in class:
1.1 Organization: 10A3 : No one is absent.
1.2 Warm up and lead-in :
- Activity 1 : + SS watch a video clip about Ba Trieu temple.
+ Asks SS to tell what they know about this hisrorical places ( using what
they learn in history)- SS answer.
Today, to understand more about this , we are going to study Unit 16 :
Hisrorical places- Part A: Reading.
1.3 New lesson :
Teacher follows Powerpoint lesson plan.
A. Before you read

12


- Activity 2 : + teacher elicit some new words :
.Confucius (n)
• ememorialize (v) [mə'mɔ:riəlaiz]
• flourish (v) ['flʌri∫]
• stele (n) /’sti:li/
• representative [,repri'zentətiv](adj)
• engrave (v) [in'greiv]
- Activity 3 : SS do task 1
B. While you read.
-Activity 4 : SS work in groups to find information about Ba Trieu temple
+ History:
+ Architecture :
+ Features:
+ Festivals:
+ Preservation:
SS work in groups in 10 minutes then a leader of each group will give a
presentation in front of the class.
Teacher gives comments and summarize the way of describe a historical
places.
C. After you read
Teacher asks SS to list some historical places in or near Hoằng Hóa
district.
SS list some : Ba Trieu temple,The tomb Ba Trieu,Three generals Li
Mo,Temple Desk swear,Dinh Phu Dien,Fourth Temple
Teacher asks SS to explore Ba Trieu temple and divide the class into three
groups to collect the following information: Ba Trieu temple
History


Architecture

Features

Festivals

Preservation

Ba Trieu
temple
Criteria for groups to study Ba Trieu temple
+ History:
+ Architecture:
+ Features :
+ Festivals:
+ Preservation :
Requirements during developing the project :
- Each group needs one leader to manage and make sure that every
member is responsible for their task. After that a leader will give an oral
presentation about what they have learned
-Time allowed : Two weeks .
13


+Week 1 :investigate the real- world, collect and synthesize
information, do a powerpoint and prepare a presentation.
+ Week 2 : Check before reporting in front of class.
Teacher gives out the criteria to SS so that SS can know what and
how they should do.

2. Step 2 : SS take a trip to Hau Loc district to collect information about
Ba Trieu temple
3. Step 3 : SS give a report to class.
4. Step 4: Assessing the project.
- For members of each group : Follow the criteria (1)
- For powerpoint and presntation: Use rubics for oral presentation (2).
Teacher and the leader of group give their remaks.
2.6.The outcome of the projects
Each group has their own products: a presentation with a powerpoint to
illustrate thier research.
Results :
*For members :
80-100 points : 11 SS
70-80 points : 18 SS
50-70 points : 9 SS
* For the representative of each group : Group 1 : 70 points ; Group
2 : 85 , Group 3: 90 points
2.5.Product of group 3( as a presentation model): Ba Trieu temple
+ Powerpoint
+ Presentation: Ba Trieu temple
History :
Ba Trieu (or Trieu Thi Trinh), one of the most famous female heroes
in the history of Vietnam, is the one who led Vietnamese to resist Ngo
Regime from China in 248. She was an excellent and courageous general
that made her legacy with a famous quote” I want to ride the strong wind
and wave, I want to slash the cetacean on the East Sea, I want to expel Ngo
army out of Vietnam, and I don’t want to be a slave for them”. She won
many battles against the Ngo Army but she was killed by a wicked plot of
the nemesis when she was 23. In order to remember her contribution to the
homeland, people here have built a temple for her and each year, they

organize a festival to rememorize the hero.
Ba Trieu Festival is the series of rites and traditional activities that is
organized on 20 -23/2 (lunar calendar). It is held in a large area with the
main activities progresses from the temple to the tomb and then to the
village temples. However, most of the rite is conducted in Ba Trieu Temple.
Along with the rite is the festival section with many traditional activities
14


such as traditional music or rice cooking contest, combined with modern
festivities. The most attractive activities are a small reenactment battle to
recall the epic war between Vietnam and the Ngo Regime, and the Chau
Van singing, one of the most popular forms
of traditional music in ritual events.

Architecture
The Ba Trieu historical-architectural relic site, encompassing Ba
Trieu Temple and Phu Dien communal house, is located about 17km north
of Thanh Hoa city. It is dedicated to Ba Trieu (Lady Trieu) or Trieu Thi
Trinh, a female warrior of Vietnam in the 3 rd century, who raised a
rebellion against Ngo (Wu) invaders.
The Ba Trieu Temple, in particular, was upgraded through the Ly,
Tran, Le and Nguyen dynasties (10 th -19 th centuries). In 1979, Ba Trieu
Temple was ranked as a national historic-cultural relic.
Festival
The Ba Trieu Temple festival is scheduled to be held from April 9 to
11 (from the 21st day to 23rd day of the second lunar month) featuring a
series of rites and traditional activities.
Preservation
Nowadays, Ba Trieu temple still preserved some architecture artiles

and
displayed items with high value .Ba Trieu site is a cultural and historical
work to commemorate great contribution of Vietnam’s heroine, Trieu Thi
Trinh, who raised a rebellion against Ngo invaders in the third century.This
spiritual architectural work has been restored, retaining original features
during different historical periods in the same intricate manner as other such
relics like Phu Dien communal house.The Ba Trieu historical relic site is
located about 17km north of Thanh Hoa city. The site worships Viet Nam’s
heroine Trieu Thi Trinh, who raised a rebellion against Ngo invaders in
third century.The relic site, featuring historic architecture and unique art,
preserves cultural treasures — including folk-songs and proverbs — of
Thanh Hoa’s local people in particular, and the Vietnamese in general.In
1979, the Ba Trieu temple and tomb in Trieu Loc commune was recognized
as national cultural and historical relic site The festival, as a part of the
2015 National Tourism Year in Thanh Hoa province, will feature a series of
rites and traditional activities.
The younger generation need to preserve and promote the traditional
beauty of the nation by encourage local people to keep the surrouding clean
15


and advertise to friends both locally and nationally .Hopefully, Ba Trieu
temple will be one of the first detination for visitors when coming to Thanh
Hoa.
Index :
(1) For member of each group.
Full name :
………………………………………….........................................
Group :
………………………............................................................................

Contents
Scores
Leaders
1/ taking part in group
15
discussions
Always
15
Often
10
Somtimes
5
Never
0
2/Contributions
15
Always
15
Often
10
Somtimes
5
Never
0
3/ Meeting the deadline
15
Always
15
Often
10

Somtimes
5
Never
0
4/ Creativity
15
Good
15
Good enough
10
Bad
5
(2) Oral presentation rubics.
Criteria
Point
1/Delivery
Volume
Pace, fluency
2/ Contents
Accuracy
Suitability
Coherence
3/Language

Teacher’s
assessment

Students’assessment.

20

10
10
25
10
5
10
25
16


Lexical resources
Pronunciation
Grammar
4/ Physicality
Gestures
Eye contact.
Posture
5/ Use of visual
aids, layout of
powerpoint.
Total

10
10
5
20
5
5
10
10

100
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận:
Nhiều nghiên cứu và thực tế giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng có
rất nhiều phương thức dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu giáo dục đề
ra trong đó dạy học tích hợp là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt
được mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục
vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào
cuộc sống lao động. Như vậy, để dạy học tích hợp thành công chúng ta phải
vận dụng quan điểm tích hợp từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn
sách giáo khoa đến khâu tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học) đưa học sinh vào trong những tình huống thực
để các em tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó phát triển năng
lực vận dụng kiến thức cho các em.
Từ thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về việc vận
dụng tích hợp liên môn trong giảng dạy các bộ môn ở trường THPT như
sau:
Giáo án giờ dạy tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức
để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một
bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong
giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục
đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Bản thiết kế hay luôn gồm hai
phần hợp thành: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội
dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận
của học sinh. Hai là, hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các
tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS
từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ dạy tích hợp phải bám sát vào những kiến thức
của các bộ môn có liên quan.

Giáo án phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò
ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự
17


tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo
đảm được mục đích, yêu cầu chung của giờ học.
Giáo án giờ dạy tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích
hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp
các tri thức và kĩ năng của các phân môn khác nhau vào xử lí các tình
huống đặt ra, qua đó học sinh không những lĩnh hội được những tri thức và
kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển
năng lực tích hợp của các môn có liên quan.
Qua kết quả thu được cho thấy sáng kiến này có tính khả thi cao và
có thể áp dụng không những cho học sinh cùng khối lớp trong trường mà
còn áp dụng rộng rãi cho học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa. Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi
trao đổi cùng với đồng nghiệp để đưa hiệu quả giờ dạy lên cao hơn. Phấn
đấu trở thành giáo viên giỏi thực thụ. Mặc dù rất mừng với kết quả đạt
được trong thời gian qua. Song tôi cũng không nghĩ phương pháp của mình
là tối ưu.
Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để
tôi có được phương pháp tốt hơn
3.2.Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
quá trình học tập là rất cần thiết cho công việc giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh, vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm.
* Đối với các cở sở giáo dục và đào tạo:
- Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng khung chương trình theo hướng
dạy học tích hợp liên môn ở tất cả các môn học một cách đồng bộ lôgic để

tránh sự chồng chéo,biệt lập về kiến thức các môn.
- Sở giáo dục cần vận dụng quan điểm tích hợp vào xây dựng bồi
dưỡng giáo viên theo hướng nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn
bằng việc kết tổ chức hội thảo với việc năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên và thi giáo viên giỏi theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm giảm tải cho
Sở. trường, giáo viên phải tổ chức, tham gia nhiều hoạt động nhưng vẫn xác
định và bồi dưỡng được các năng lực dạy học tích hợp liên môn cho giáo
viên có chất lượng , hiệu quả và tiết kiệm.
* Đối với trường THPT Hoằng Hóa:
- Liên hệ với các tổ chức địa phương tạo điều kiện cho giáo viên và
học sinh có thể tham quan, tìm hiểu thực tế những vấn đề liên quan tới nội
dung của bài học.
* Đối với đồng nghiệp trường THPT Hoằng Hóa:
Tổ chức thảo luận các chuyên đề môn Tiếng Anh cho tất cả các giáo
viên thường xuyên theo từng đợt, từng năm để ngày một nâng cao chất
lượng dạy học, nắm kịp với sự phát triển của thời đại mới.
18


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết đề tài

Lương Thị Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ
sở , Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo
viên THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
2.
Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương
thức phát triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao
năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên.Hà Nội,
2014, tr.23-28.
3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tài liệu tập huấn cho giáo
viên Tiếng Anh năm 2014
4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếng Anh 10.Nhà xuất bản giáo dục, 2008

19


DANH MỤC VIẾT TẮT

THCVD
GQVĐ

Tình huống có vấn đề
Giải quyết vấn đề

THHT

Tình huống học tập


THPT

Trung học phổ thông

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

20


21


_____________________________________________________________
_

22



×