Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận Xã hội học giới: Bất bình đẳng giới trong giáo dục: thực trạng, nguyên nhân và xu hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.24 KB, 33 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất bình đẳng giới hiện nay là một vấn đề ngày càng nhận được
nhiều sự quan tâm từ xã hội. Sự phát triển của xã hội khiến quan niệm về
vấn đề bất bình đẳng có nhiều thay đổi. Trong xã hội cũ, sự bất bình đẳng
nam nữ dễ dàng được chấp nhận, thậm chí những người phụ nữ phải chịu
hậu quả từ sự bất bình đẳng đó cũng không hề có ý thức về quyền lợi của
mình. Bất bình đẳng giới đã gây ra không ít các hậu quả xã hội, kìm hãm
sự phát triển của xã hội. Vì vậy, trong xã hội hiện đại, vấn đề bất bình
đẳng giới được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với mục đích giảm thiểu
sự bất bình đẳng giới, tìm cách tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển
năng lực của cả hai giới để phục vụ cho xã hội. Ngày nay, các phong trào
đòi bình đẳng giới ngày càng gia tăng, những định kiến và khuôn mẫu
giới cũng đã có nhiều sự thay đổi.
Bất bình đẳng giới được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống và
một trong số đó là lĩnh vực giáo dục. Bất bình đẳng giới trong giáo dục
Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể qua việc số lượng học sinh nữ từ tiểu
học đến các cấp trung học cơ sở nhìn chung thấp hơn so với học sinh
nam. Cơ hội tiếp cận với giáo dục của nam và nữ là không giống nhau.
Nguyên nhân chủ yếu là do định kiến của xã hội, phân biệt đối xử theo
giới và khuôn mẫu giới cho rằng học vấn đối với nữ giới không quan
trọng như nam giới. Nhiều gia đình cho rằng con gái không cần học nhiều
mà chỉ cần chuyên tâm vào việc chăm sóc gia đình. Chính vì vậy, nhiều
gia đình đã ưu tiên dành những cơ hội học tập cho con trai hơn con gái.
Sự bất bình đẳng này vô hình chung đã tạo ra nhiều hệ quả xã hội tiêu
cực. Nó mang lại nhiều bất công mà phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu:
trình độ học vấn thấp không được xã hội coi trọng, phụ nữ học vấn thấp
dẫn đến tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao, sức khỏe của gia đình bị


ảnh hưởng do sự thiếu hiểu biết của người mẹ… Hơn nữa, nó còn làm


suy giảm một nguồn nhân lực lớn của xã hội. Từ đó, chúng tôi nhận thấy,
bất bình đẳng giới trong giáo dục hiện nay là một vấn đề cần nhận được
sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của toàn xã hội.
Mỗi cá nhân cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về
vấn đề này để có cái nhìn khách quan và hiểu được trách nhiệm của mình
trong việc góp phần làm giảm bất bình đẳng giới trong giáo dục nói riêng
và trong xã hội nói chung. Với lí do đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu,
phân tích và làm bài tiểu luận với đề tài là bất bình đẳng giới trong giáo
dục: thực trạng, nguyên nhân và xu hướng.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài viết hướng tới phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng
của vấn đề bất bình đẳng Giới trong Giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
3. Ý nghĩa khoa học – Ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: bài viết áp dụng những kiến thức xã hội học nói
chung xã hội học giới và xã hội học giáo dục nói riêng vào việc mô tả và
phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng của vấn đề bất bình đẳng
giới trong giáo dục hiện nay tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: từ việc mô tả và phân tích thực trạng, nguyên nhân,
xu hướng của vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục, bài viết chỉ ra một số
hướng nghiên cứu xã hội học liên quan đến vấn đề này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả, làm rõ thực trạng bất bình đẳng giới trong Giáo dục hiện nay tại
Việt Nam.
- Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng bất bình đẳng giới
trong giáo dục hiện nay.
- Chỉ ra những xu hướng của hiện tượng bất bình đẳng giới trong giáo
dục trong thời gian tới.


5. Đối tượng nghiên cứu – Khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bất bình đẳng giới trong Giáo dục.
- Khách thể nghiên cứu: các tài liệu thứ cấp thông qua số liệu từ Tổng cục
Thống kê, các tài liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi một bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích tài liệu thứ cấp thông qua số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Đây là một nguồn tài liệu chính thống và có độ tin cậy cũng như độ
chính xác cao.
- Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phân tích nhiều các tài liệu khác
như các sách, giáo trình, bài báo, bài viết trên các diễn đàn, tạp chí
khoa học…
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng của vấn đề bất bình đẳng Giới trong Giáo dục hiện nay như
thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng bất bình đẳng Giới trong
Giáo dục?
- Xu hướng của vấn đề bất bình đẳng Giới trong Giáo dục trong tương lai
là gì?


8. Khung lý thuyết

Định kiến Giới

Phân biệt đối xử
theo giới

Khuôn mẫu giới


Bất bình đẳng Giới
trong Giáo dục

Cơ hội tham gia

Trình độ
chuyên môn

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Các khái niệm công cụ
- Bất bình đẳng xã hội:
Những khác biệt về địa vị xã hội, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về
nguồn gốc xã hội, gia đình, giai cấp, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị,
tài sản, giáo dục, tập quán và đạo đức trong một xã hội. Những tầng lớp


giai cấp xã hội khác nhau trong xã hội nắm được quyền lực, chính trị và
kinh tế đã gây ảnh hưởng và đưa tới sự bất bình đẳng xã hội 1 .
- Bất bình đẳng giới:
Bình đẳng giới là việc phụ nữ, nam giới có địa vị, quyền và trách
nhiệm như nhau. Từ định nghĩa trên có thể hiểu bất bình đẳng giới là thái
độ đánh giá thấp phụ nữ, sự thiên lệch về quyền được học hành, quyền
được có việc làm và thu nhập tương xứng như nam giới, quyền ra quyết
định và sử dụng các nguồn lực trong gia đình, trách nhiệm chăm sóc gia
đình…2
- Bất bình đẳng giới trong Giáo dục:

Bình đẳng giới trong giáo dục nghĩa là 100% lực lượng lao động có
tiềm năng có thể đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia3.
Như vậy, bất bình đẳng giới trong giáo dục tức là cơ hội học tập của nam
và nữ là không giống nhau, việc phát triển tiềm năng của một giới được
coi trọng hơn giới còn lại.
- Định kiến giới:
Định kiến giới là nhận thức, thái độ, đánh giá thiên lệch, tiêu cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ4.
- Phân biệt đối xử theo giới
Phân biệt đối xử theo giới là những hành vi ngăn cản và hạn chế
phụ nữ phát triển năng lực, được công nhận và được thừa hưởng những
quyền lợi và lợi ích tối thiểu.
- Khuôn mẫu giới:

1

/>param=1B9DaWQ9MjgyNzAmZ3JcdXBZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD14JMzJWEzK2glZTElYmIlO
Tlp&page=1, ngày truy cập 9/10/2008.
2
ngày truy cập 9/10/2008
3
Dự án VIE-91-011, Báo cáo “Phân tích tình hình và đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiến bộ
của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
4
Luật bất bình đẳng giới (29/11/2006)


Khuôn mẫu giới là những hình ảnh lý tưởng về nam tính hoặc nữ
tính, dùng để nhìn nhận một con người dựa trên sự tổng hợp đơn giản của
thuộc tính của nhóm, của giới mà người đó quy thuộc5.

- Giáo dục6:
Nghĩa rộng: giáo dục được coi là sự tác động đến con người từ toàn
bộ hệ thống và các quan hệ xã hội. Với mục đích chuyển tải những kinh
nghiệm xã hội hay những tri thức cần thiết cho cuộc sống xã hội của con
người. Do vậy, con người có thể học hỏi kinh nghiệm của tri thức đó ở
mọi nơi, mọi nhóm xã hội khác nhau.
Nghĩa hẹp: giáo dục là sự tác động có định hướng, có mục đích, có
kế hoạch hướng đến con người từ phía chủ thể giáo dục nhất định, nhằm
truyền đạt cho chúng ta một hệ thống các tri thức, chuẩn mực, kinh
nghiệm xã hội làm cho chúng ta dần có được phẩm chất năng lực theo
yêu cầu của xã hội. Những kiến thức hay kinh nghiệm đó con người chỉ
có thể nhận được qua chủ thể của giáo dục như nhà trường. Với nghĩa này
thì giáo dục được coi như một thiết chế xã hội hay một hệ thống xã hội có
tổ chức. Nó gắn liền với một hệ thống giáo dục quốc gia.
1.2. Phương pháp luận
Lý thuyết chức năng giới:
Thuyết chức năng giới gắn liền với tên tuổi Miriam Johnson. “Bà
ghi nhận sự thất bại của thuyết chức năng để tìm hiểu một cách tương
thích sự bất lợi của phụ nữ trong xã hội. Bà thừa nhận rằng có một xu
hướng phân biệt giới tính không chủ định trong lý thuyết của Talcott
Parson về gia đình và rằng thuyết chức năng đã đặt ra ngoài lề các vấn đề
về sự bất bình đẳng xã hội, sự thống trị và sự áp bức - một khuynh hướng
có tính nguyên thuỷ trong mối quan tâm cơ bản của thuyết chức năng đối

5

Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
6
Nguyễn Thu Hà: Tập bài giảng xã hội học giáo dục, Khoa Xã hội học, 2004.



với trật tự xã hội”7. Lý thuyết này phân biệt vai trò giới, đặc biệt là chức
năng của phụ nữ và đàn ông trong gia đình; qua đó, định vị nguồn gốc
của bất bình đẳng giới trong xã hội theo chế độ gia trưởng.
Johnson cho rằng vai trò của gia đình là xã hội hoá trẻ em và tái tạo
về mặt tình cảm các thành viên trưởng thành. Vai trò đó được người phụ
nữ đảm nhận bởi họ có chức năng biểu đạt còn người đàn ông có chức
năng duy lý công cụ; tức là, người đàn ông có chức năng về mặt kinh tế,
đời sống vật chất và đối ngoại với cộng đồng xã hội, còn người phụ nữ có
chức năng duy trì tình cảm của các thành viên trong gia đình. Các chức
năng của phụ nữ trong gia đình đã chi phối tới chức năng kinh tế của họ.
Phụ nữ được hướng nghiệp tới các nghề nghiệp mang tính biểu cảm như
giáo viên, y tá, bác sĩ, đầu bếp, thợ may… Trong những lĩnh vực mà đàn
ông thống trị, họ có thể tham gia nhưng khó có thể chiếm được vị trí cấp
cao và luôn bị ảnh hưởng bởi những trách nhiệm gia đình nặng nề. Chức
năng giới được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các bé trai và
các bé gái học hỏi vai giới từ cha và mẹ của chúng và tái tạo trong tương
lai.
Ứng dụng lý thuyết chức năng giới của Johnson trong bài viết này
nhằm lý giải nguyên nhân nảy sinh bất bình đẳng giới trong giáo dục. Với
những quan điểm chủ đạo trên, trẻ em nữ khó có khả năng tiếp cận hệ
thống giáo dục ở cấp cao với lý do các em sinh ra chỉ để thực hiện những
vai trò giới trong gia đình. Lý thuyết chức năng giới có thể áp dụng để lý
giải bất bình đẳng giới tại những gia đình theo chế độ gia trưởng. Tuy
nhiên, để lý giải bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam truyền thống và
hiện đại, sử dụng các yếu tố như định kiến giới, phân biệt đối xử theo giới
và khuôn mẫu giới sẽ mang lại cái nhìn rõ nét hơn khi phân tích các biểu
hiện của bất bình đẳng giới trong giáo dục. Cần lưu ý rằng, lý thuyết chức
7


Vũ Quang Hà (Biên dịch), Các lý thuyết xã hội học, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.
467


năng giới cung cấp nền tảng lý luận để giải thích các yếu tố chi phối bất
bình đẳng giới trong giáo dục.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Bình đẳng giới trong giáo dục là vấn đề hết sức đáng lưu tâm bởi
giáo dục là phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, bình đẳng giới trong
giáo dục đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao một cách
đồng đều và phát huy tối đa. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, đã có rất
nhiều chương trình, dự án quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, với một số
kết quả tiêu biểu như:
• Báo cáo Tóm tắt tình hình giới, Liên hợp quốc tại Việt Nam,
2002. Báo cáo Tóm tắt tình hình giới được thực hiện với sự tài trợ của
Liên hợp quốc tại Việt Nam thông qua các nhóm công tác về Giới của
Liên Hợp quốc FAO, ILO, IOM, UNDCP, UNDP, UNESCO, UNFPA,
UNICEF, UNIDO, UNV và WHO. Báo cáo đã ghi lại những kết quả đạt
được về bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế, xóa đói giảm
nghèo, văn hóa, bạo hành giới.... Kết quả trên lĩnh vực giáo dục đã phân
tích khoảng cách và các vấn đề tồn tại trong giáo dục dựa trên những tỉ lệ
về trình độ học vấn, tỉ lệ đi học của nam và nữ, đồng thời cũng đưa ra
những phân tích về khuôn mẫu giới còn tồn tại rõ nét trong sự lựa chọn
ngành học và sự phân công lao động truyền thống theo giới.
• Báo cáo Phân tích tình hình và đề xuất chính sách nhằm tăng
cường tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam, được soạn thảo
bởi Dự án VIE 09-011 do Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam, thực hiện với sự tài trợ của UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà
Lan, CIDA, Ngân hàng Thế giới, ADB và quỹ Ford kết hợp thực hiện với

nhiều nhóm nghiên cứu trong nước. Báo cáo đã đưa ra những phân tích
về vấn đề giới trong các lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực,
lĩnh vực việc làm và địa vị kinh tế, lĩnh vực sức khỏe và an toàn, lĩnh vực


lãnh đạo và tham chính; trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất nhằm giải
quyết những vấn đề còn tồn tại về bình đẳng giới. Trong những phân tích
về vấn đề giới trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, thông qua
những chỉ số thống kê trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, báo cáo đã đưa ra
những phân tích cụ thể về tỉ lệ trẻ em gái đi học ở vùng nghèo và vùng
dân tộc thiểu số, phân tích về khuôn mẫu giới trong sách giáo khoa, sự
tách biệt giới tính trong ngành giáo dục và cơ hội nâng cao trình độ kỹ
thuật của người phụ nữ nông thôn trong vấn đề tiếp cận với các dịch vụ
khuyến nông.
• Số liệu thống kê về giới những năm đầu thế kỉ 21, do Ủy ban
Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Tổng cục Thống kê, trong
khuôn khổ dự án VIE 01-015-01 về giới trong Chính sách công do
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chính phủ Hà Lan tài
trợ. Tài liệu bao gồm 2 phần: Báo cáo phân tích số liệu từ góc độ giới và
Bảng tổng hợp số liệu thống kê, nội dung được xây dựng theo 6 lĩnh vực:
Dân số và gia đình, Lao động và việc làm, Giáo dục và đào tạo, Chăm sóc
sức khỏe, Tham gia lãnh đạo các cấp các ngành, Ngược đãi trên cơ sở
giới. Tại lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng, báo cáo đưa ra những
phân tích về bình đẳng giới trong giáo dục và xu hướng biến đổi của bình
đẳng giới trong giáo dục.
• Những thống kê định kì của Tổng cục thống kê về những lĩnh
vực như lao động việc làm, giáo dục, y tế… đã có những số liệu tách biệt
về giới, tạo thuận lợi cho những nghiên cứu về giới được tiến hành đồng
thời cũng thể hiện tầm quan trọng của sự bình đẳng giới trong sự phát
triển chung của xã hội.

Ngòai ra, còn có rất nhiều những tài liệu khác về vấn đề bình đẳng
giới trong giáo dục nói riêng và các vấn đề giới nói chung.


2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Thực trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục
“Những kinh nghiệm toàn cầu cho chúng ta thấy những quốc gia
tích cực cho việc ủng hộ quyền của người phụ nữ và tăng cường khả năng
tiếp cận của người phụ nữ với các nguồn lực và cơ hội giáo dục sẽ phát
triển nhanh hơn và có tỉ lệ nghèo đói thấp hơn. Nhưng sự bình đẳng như
vậy chỉ có thể đạt được thông qua hành động. Cần có những biện pháp cụ
thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ trong giáo dục, cơ hội có
việc làm, các quyền đối với tài sản, tiếp cận tín dụng, tiếng nói chính trị
và quyền tham gia quyết định.”8
Có thể nói, bình đẳng giới là nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát
triền bền vững, đồng đều của mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Riêng đối với
lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực có vai trò nền tảng đối với sự phát triển của xã
hội bởi vai trò đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho mỗi quốc gia, bình
đẳng giới cũng cần phải được thực hiện đảm bảo khai thác nguồn vốn con
người một cách triệt để, đồng thời đem lại cơ hội phát triển bình đẳng về
mọi mặt của cả hai giới. Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những
nước có những thành công đáng kể trong việc thực hiện bình đẳng giới,
“Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham
gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về
bình đẳng giới… là quốc gia đạt được sự phát triển nhanh chóng nhất về
xoá bỏ được khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á”
(Báo cáo Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân
hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB), Vụ phát triển quốc tế
Anh (DFID) và Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA))9. Mặc dù vậy,
bất bình đẳng giới ở nước ta vẫn còn tồn tại với những biểu hiện trên mọi

8

Jordan D. Ryan, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Lời nói đầu của Tóm tắt
tình hình giới, Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2002.
9
Trích theo Tình hình giới ở Việt Nam dưới đánh giá của các tổ chức quốc tế, Thuý Hiền, Uỷ ban
Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, ngày truy cập
8/10/2008.


lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục, bất bình đẳng giới thể hiện ở nhiều
khía cạnh, trong đó có thể kể đến một vài biểu hiện cụ thể như: cơ hội
tham gia vào việc hệ thống giáo dục quốc dân của nam nữ học sinh không
tương đương nhau, sự chênh lệch về trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn của nam và nữ, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn không chia đều
cho 2 giới.
2.1.1 Cơ hội tham gia vào hệ thống giáo dục quốc dân của học sinh
nam và học sinh nữ
2.1.1.1 Sự tham gia của học sinh nam, nữ ở các cấp học có sự khác
biệt rõ rệt
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển chung của toàn xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng có
những biện pháp nhằm không chỉ nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục
về nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất mà còn có những
chính sách cụ thể hướng tới hỗ trợ từng nhóm đối tượng cụ thể, nhằm
đảm bảo quyền được giáo dục của mọi công dân. Những nỗ lực đó đã có
kết quả tích cực với những thành công của các kế hoạch phổ cập giáo
dục, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Trong học kì I năm học 20072008, tỉ lệ học sinh bỏ học chỉ còn 1,2%, trong khi tỉ lệ này từ năm học
2003 – 2004 đến năm học 2005 – 2006 dao động từ 6,29% - 7,59%. Bên
cạnh những thành công đó, tỉ lệ học sinh nam và nữ trong các cấp học

cũng như trong tổng số học sinh bỏ học cho thấy, trong hệ thống giáo dục
vẫn tồn tại sự bất bình đẳng về giới.
Trước hết phải kể đến công tác xóa mù chữ đã được thực hiện ở
nước ta trong thời gian dài, và đã đạt được những con số đáng chú ý.
Theo kết quả Điều tra biến động dân số năm 2004, tỉ lệ dân số từ 10 tuổi
trở lên biết chữ trên cả nước là 92,96%, trong đó tỉ lệ nam biết chữ là
95,87%, cao hơn tỉ lệ nữ biết chữ ở độ tuổi này chiếm 90,21%. Bên cạnh
đó, tỉ lệ nữ biết chữ ở khu vực thành thị cũng cao hơn hẳn khu vực nông


thôn, tỉ lệ nữ biết chữ khu vực thành thị là 94,7% trong khi ở nông thôn
chỉ có 88,7% nữ ở khu vực nông thôn từ 10 tuổi trở lên biết chữ. Sự
chênh lệch tỉ lệ nam và nữ biết chữ cho thấy, cơ hội xóa mù chữ đối với
nam và nữ tại nước ta không bình đẳng. Không chỉ vậy, những trẻ em nữ
nói riêng ở khu vực nông thôn có ít cơ hội được xóa mù chữ hơn so với
những trẻ em nữ ở khu vực thành thị.
Tỉ lệ trẻ em học chung các bậc trong cả nước cũng đang có xu
hướng trở nên cân bằng hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa tỉ
lệ nam và tỉ lệ nữ học chung, mức độ chênh lệch này tùy theo các bậc
học. Năm học 2003 – 2004, tỉ lệ nữ học chung 10 bậc tiểu học trên cả nước
là 102,61% và tỉ lệ nam là 107,42%. Cũng trong năm học này, kết quả
điều tra đã cho thấy sự chênh lệch của tỉ lệ nam nữ học chung bậc tiểu
học trên cả nước không giống với các bậc học khác, đồng thời cấp học
càng cao thì tỉ lệ này càng giảm. Đối với bậc học trung học cơ sở, tỉ lệ nữ
học chung là 86,46% và tỉ lệ nam là 90,21%. Bậc phổ thông trung học, tỉ
lệ nữ học chung là 45,2% và tỉ lệ nam là 45,7% trong năm học 2003 –
2004. Mặc dù khoảng cách giữa tỉ lệ nam và nữ đang có xu hướng thu
hẹp theo thời gian và theo các cấp học, nhưng tỉ lệ này vẫn còn ở mức
thấp đối với những cấp học từ phổ thông trung học trở lên. Thực tế cũng
cho thấy, tỉ lệ trẻ em nữ hoàn thành các cấp học cao hơn tỉ lệ nam. Chẳng

hạn, năm học 2003 – 2004, tỉ lệ học sinh nữ hoàn thành cấp học tiểu học
đạt 99,83%, tỉ lệ nam đạt 99,80%. Bên cạnh đó, tỉ lệ bỏ học tại các cấp
học của học sinh nữ cũng thấp hơn nam, tỉ lệ học sinh nữ bỏ học cấp tiểu
học năm 2003 – 2004 là 3,09% và tỉ lệ này ở nam là 3,16%. Thực trạng
trên cho thấy, mặc dù học sinh nữ có tỉ lệ tốt nghiệp các bậc học cao hơn
nam và tỉ lệ bỏ học ít hơn nam nhưng tỉ lệ nam nữ học chung lên các cấp
10

“Tỉ lệ nữ đi học chung bậc tiểu học là tỉ lệ học sinh nữ đang học tiểu học so với tổng số dân số nữ
trong độ tuổi đi học bậc tiểu học (từ 6 đến 10 tuổi). Tương tự như vậy đối với tỉ lệ nữ đi học ở bậc
trung học cơ sở (11-14) và bậc phổ thông (15-17)”. Trích theo: Dự án VIE 01-015-01, Số liệu thống kê
giới những năm đầu thế kỉ 21, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Tổng cục thống
kê, 2004, tr. 25.


học cao hơn của nữ lại thấp hơn. Một trong những nguyên nhân của tình
trạng này là do các học sinh nam bỏ học, nhưng sau đó số lượng quay trở
lại học lại, cũng như số lượng học chuyển tiếp lên chiếm tỉ lệ đông hơn
nữ. Trong khi đó, hiện tượng quay lại học sau khi bỏ học ở nữ dường như
ít xảy ra hơn. Bởi các em nữ khi càng lớn, càng cần phải đảm nhiệm
nhiều hơn những công việc gia đình. Một lý do khác cần được đề cập đến
đó là khi kinh tế gia đình không đủ khả năng chi phí cho giáo dục thì các
bậc cha mẹ thường chọn các em nữ là “vật hy sinh” trước tiên để giảm
gánh nặng về kinh tế đồng thời tăng thêm nhân công lao động cho kinh tế
gia đình. Những con số này cũng cho thấy, đối với những cấp học càng
cao thì khả năng được tiếp tục học của học sinh nữ càng giảm. Mặc dù
hiện tượng này cũng tồn tại ở những học sinh nam, nhưng tỉ lệ nam
không được học tiếp ít hơn nữ thể hiện ở tỉ lệ học chung ở các cấp học
của nam luôn cao hơn nữ.
Sự bất bình đẳng giới trong sự tham gia và hệ thống giáo dục quốc

dân được thể hiện hết sức rõ nét ở số năm học trung bình của nam và nữ.
Kết quả điều tra biến động dân số năm 2006 cho thấy sự khác nhau rõ rệt
về mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giữa 2 khu vực nông thôn và
thành thị khi tiến hành điều tra về số năm học trung bình của dân số ở độ
tuổi từ 20 – 24 tuổi. Ở khu vực thành thị, số năm học trung bình của
nhóm nữ thuộc độ tuổi này là 11,5 năm cao hơn nhóm nam là 11,2 năm.
Tuy sự chênh lệch này là nhỏ nhưng cũng phần nào thể hiện sự bình đẳng
giới đang có những thay đổi theo hướng tích cực trong giáo dục. Tuy
nhiên, khi tiến hành điều tra tại khu vực nông thôn cho kết quả ngược lại,
số năm học trung bình của nhóm nữ là 8,7 năm trong khi số năm học
trung bình của nhóm nam là 9 năm. Kết quả điều tra cho thấy, số năm học
nói chung của dân số thành thị cao hơn nhiều so với dân số khu vực nông
thôn. Quan trọng hơn, thực tế cũng cho thấy, mặc dù khoảng cách số năm
học trung bình của nam và nữ chênh lệch ít (0,3 năm), nhưng điều đó


cũng thể hiện mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục ở khu vực nông
thôn có những biểu hiện rõ nét hơn khu vực đô thị. Nguyên nhân của tình
trạng này không chỉ do điều kiện kinh tế gia đình, mà chủ yếu là do tư
tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề, nhận thức về ý
nghĩa quan trọng của giáo dục, đào tạo vẫn chưa đầy đủ.
Nhìn chung, cơ hội tham gia và hệ thống giáo dục quốc dân với
mục đích nâng cao dân trí của nữ luôn thấp hơn nam, sự chênh lệch này
tăng lên theo từng cấp học và tùy từng khu vực. Như đã phân tích ở trên,
trẻ em nữ ở khu vực thành thị có cơ hội được hưởng quyền được giáo dục
cao hơn những trẻ em ở khu vực nông thôn. Thực trạng này có thể do
nguyên nhân về điều kiện kinh tế gia đình và nguyên nhân khác biệt về
trình độ nhận thức. Nói chung, người dân ở khu vực thành thị có trình độ
hiểu biết cao hơn, do vậy, những biểu hiện trên của bất bình đẳng giới
trong giáo dục ở khu vực thành thị cũng có xu hướng xảy ra ở mức độ

nhẹ hơn.
2.1.1.2. Đầu tư cho giáo dục
Sự đầu tư cho giáo dục ở nước ta chủ yếu từ phía Nhà nước và phía
các gia đình. Trong những năm gần đây, mức đầu tư cho giáo dục của
Nhà nước không ngừng tăng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo chung. Mức đầu tư này dành chung cho toàn hệ thống giáo dục, với
các hình thức hỗ trợ đối với những trường hợp có những khó khăn đối với
việc tiếp cận nền giáo dục quốc dân. Những hình thức hỗ trợ này không
hề phân biệt theo giới tính mà chỉ phân biệt theo từng mức độ khó khăn
của mỗi đối tượng. Đối với các gia đình, mức chi phí cho giáo dục tăng
dần theo mức chi tiêu chung của xã hội . Ngoài những khoản chi phí khi
tham gia và hệ thống giáo dục quốc dân tại nhà trường và các trung tâm
cơ sở giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay những chi phí khác
như chi phí học thêm, hay các chi phí cho đồ dùng học tập và sách vở


cũng có xu hướng tăng, thậm chí còn có thể vượt mức chi phí cho Nhà
trường và các cơ sở giáo dục tương đương khác. Trong trường hợp này,
mức đầu tư cho giáo dục đối với mỗi gia đình không giống nhau phụ
thuộc lớn vào điều kiện kinh tế gia đình và nhận thức của gia đình về mức
độ quan trọng của giáo dục. Không những thế mức đầu tư cho giáo dục
đối với nam và nữ cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền.
Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004, mức chi phí
chung cho giáo dục đào tạo bình quân một người trong 12 tháng của nam
là 846.820 đồng, trong khi mức chi cho giáo dục dành cho nữ thấp hơn:
803.140 đồng. Mức chi này cũng có sự chênh lệch giữa khu vực đô thị và
nông thôn. Mức chi cho giáo dục trung bình dành cho 1 người trong 12
tháng của các gia đình đô thị là 1537.030 đồng, gấp hơn 2,5 lần mức chi
tại khu vực nông thôn với 602000 đồng. Kết quả này cho thấy, các gia
đình đô thị có khả năng đầu tư cho giáo dục tốt hơn các gia đình ở nông

thôn. Mặc dù vậy, nam vẫn được ưu tiên đầu tư trong giáo dục nhiều hơn
nữ.
2.1.2. Sự chênh lệch về trình độ chuyên môn và cơ hội nâng cao trình
dộ chuyên môn
Thực tế cho thấy, tỉ lệ học ở các cấp của nữ thấp hơn nam nên kết
quả tất yếu là sự chênh lệch về trình độ chuyên môn của nam và nữ, trong
đó ưu thế về trình độ chuyên môn thuộc về nam giới. Thực trạng này có
thể được nhìn nhận qua tỉ lệ số nam nữ theo trình độ chuyên môn, hay cụ
thể hơn trong chính ngành giáo dục, tỉ lệ giáo viên nam và nữ cũng không
cân bằng nhau.
Trước hết, trình độ học vấn – trình độ chuyên môn của nam trong
cơ cấu dân số nói chung cao hơn của nữ.


Chưa đi học

Phổ thông

Cao đẳng

Đại học trở
lên

- Nam

3,0

91,1

1,1


4,8

- Nữ

4,8

89,7

2,0

3,5

Tổng số

3,9

90,5

1,5

4,2

Bảng : Phân bố phần trăm dân số 5 tuổi trở lên theo cấp
giáo dục – đào tạo, chia theo giới tính11(Đơn vị %)
Tỉ lệ số nữ từ 5 tuổi trở lên chưa đi học chiếm 4,8%, cao hơn tỉ lệ
số nam chưa đi học (3%). Đồng thời, tỉ lệ nữ tham gia vào các cấp học
phổ thông nói chung thấp hơn tỉ lệ nam. Tỉ lệ nữ chỉ có 89,7%, trong khi
tỉ lệ nam là 91,1%. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy sự chênh
lệch cũng thể hiện rõ nét ở các cấp học cao hơn. Có 2% dân số nữ tham

gia vào cấp giáo dục cao đẳng, cao hơn số nam chỉ có 1,1%; nhưng ở cấp
giáo dục cao hơn, cấp đại học trở lên, nam có ưu thế hơn với 4,8% và nữ
chỉ có 3,5%. Kết quả điều tra cho thấy, khoảng cách về trình độ học vấn
giữa hai giới tuy đã thu hẹp trong những năm gần đây, nhưng nam giới
nhìn chung vẫn có trình độ chuyên môn cao hơn, càng lên các cấp học
cao thì điều này càng thể hiện rõ.
Ngay trong cơ cấu đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục cũng có
sự mất cân bằng về giới tính ở các cấp học. Số lượng nữ giáo viên trong
ngành giáo dục không ít hơn số lượng nam giáo viên, nhưng càng lên các
cấp học cao, tỉ lệ nữ giáo viên càng có xu hướng giảm.

11

Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006, Tổng cục thống kê.


Biểu đồ: Cơ cấu giới tính của giáo viên theo các cấp học
(Đơn vị %)12
Nếu như ở cấp học mầm non, tỉ lệ nữ giáo viên là 100%, thì ở các
cấp học cao hơn, tỉ lệ này giảm dần. Ở cấp tiểu học, nữ giáo viên chiếm
số lượng rất lớn 78,02% trong tổng số giáo viên của cả cấp học. Cấp học
phổ thông cơ sở, số lượng nữ giáo viên đã giảm đáng kể chỉ còn chiếm
68,12% và ở cấp học phổ thông trung học, tỉ lệ này chỉ còn 54,45%.
Riêng với các cấp học trung học chuyên nghiệp và cao đẳng – đại học trở
lên, tỉ lệ nam giảng viên chiếm đa số, cấp trung học chuyên nghiệp, số
nam giảng viên chiếm 55,29%, cấp cao đẳng và đại học trở lên tỉ lệ này
tăng hơn nữa, lên tới 59,55%. Điều này cho thấy, khả năng nâng cao trình
độ chuyên môn của các giáo viên trong ngành giáo dục nói riêng cũng tồn
tại sự bất bình đẳng. Nam giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên
môn hơn nữ giáo viên. Một số nguyên nhân có thể kể đến của thực trạng

này là những nữ giáo viên thường phải dành nhiều thời gian cho các công
việc gia đình, các công việc cộng đồng (như tham gia họp tổ dân phố, các
hoạt động của hội phụ nữ, họat động của khu phố…) nhiều hơn nam giới,
12

Báo cáo định kì của Bộ giáo dục, năm học 2004 -2005.


vì vậy khả năng đáp ứng về mặt thời gian cho những khóa đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn ở nữ giới khó khăn hơn nam giới.
Bất bình đẳng trong cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn không
chỉ tồn tại trong tầng lớp tri thức nói chung và đội ngũ giáo viên trong
ngành giáo dục nói riêng, mà sự bất bình đẳng giới còn tồn tại trong hầu
hết các cơ cấu nghề nghiệp khác. Đặc biệt, đối với giai cấp nông dân điều
này thể hiện khá rõ nét. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong thành phần
kinh tế nông nghiệp tại nước ta hiện nay. Theo kết quả điều tra Lao động
và việc làm năm 2004 do Bộ Lao động – thương binh và xã hội thực hiện,
tỉ lệ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm
51,1%. Tuy vậy, nhưng phụ nữ lại chưa được tiếp cận đầy đủ với những
kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật
trong hoạt động kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp. Thực tế cho thấy, rất
nhiều lớp học bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm
được tổ chức nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, nhưng
phần lớn những người tham gia lớp học này đều là nam giới. Chính điều
này, khiến người phụ nữ đã không có cơ hội tham gia đầy đủ vào hệ
thống giáo dục quốc dân nâng cao dân trí, nay lại cũng ít có cơ hội hơn
trong việc tiếp cận với những kỹ thuật chuyên môn phục vụ sản xuất.
Tình trạng không bình đẳng này là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng tới sự tham gia của người phụ nữ vào hoạt động kinh tế gia
đình nói riêng và hệ thống kinh tế quốc dân nói chung.



Biểu đồ: Tỉ lệ nam, nữ tham gia hoạt động kinh tế, chia theo
vị thế công việc(Đơn vị %)13
Qua đó có thể thấy, phụ nữ chủ yếu tham gia vào các công việc gia
đình không hưởng lương, trong khi nam giới chủ yếu tham gia vào các
thành phần kinh tế “ngoài xã hội” nhiều hơn, bởi vậy họ cũng có nhiều cơ
hội để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nhiều hơn phụ nữ.
2.2. Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục
Bất bình đẳng giới trong giáo dục được thể hiện bởi sự khác biệt xã
hội giữa cơ hội tham gia học tập và trình độ học vấn của nam và nữ. Nhìn
chung, phụ nữ ít có cơ hội tham gia học tập đạt trình độ cao như nam
giới. Một số yếu tố lý giải cho sự khác biệt làm phương hại đến nhu cầu
và lợi ích của phụ nữ trong giáo dục nói riêng và các mặt khác của đời
sống xã hội là định kiến, phân biệt đối xử theo giới và khuôn mẫu giới,
hình thành từ lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân.

13

Kết quả điều tra Lao động và việc làm, Bộ Lao động – Thương binh xã hội, 2004.


2.2.1. Định kiến giới
“Nói một cách chung nhất, định kiến được hiểu là những thái độ
tiêu cực nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc
chắn, tập hợp các quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính rập
khuôn và đơn giản hoá quá mức về những đặc điểm bề ngoài, thái độ và
hành vi ứng xử xã hội, những ấn tượng xấu… về một nhóm người nào đó
tuỳ theo sự qui thuộc xã hội riêng của họ.” 14 Như vậy, định kiến xã hội
thường mang ý nghĩa tiêu cực về một nhóm đối tượng đặc thù. Cơ sở

hình thành định kiến không mang tính khoa học, nhưng được truyền đạt
thông qua giao tiếp xã hội và dễ dàng được tiếp thu. Cã hội có sự phân
hoá giữa các nhóm dựa trên những đặc điểm khác biệt, nhất là những đặc
điểm đó có sự mâu thuẫn với nhau thì chắc chắn sẽ tồn tại định kiến giữa
các nhóm.
Định kiến giới là định kiến xã hội, hình thành trong những điều
kiện lịch sử, xã hội cụ thể. Cũng như khi đề cập tới bất bình đẳng giữa
nam và nữ, định kiến giới được ngầm hiểu là định kiến về phụ nữ. 15 Đôi
khi, định kiến giới khiến ta có cái nhìn sai lệch về người khác giới và có
lúc nghi ngờ chính bản thân mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, định
kiến giới không hề mất đi mà vẫn tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã
hội, không loại trừ thiết chế giáo dục. Qua phân tích thực trạng bất bình
đẳng giới, có thể thấy một số hình thức biểu hiện của định kiến giới trong
giáo dục được thể hiện rõ nét trong gia đình và trong xã hội.
Trước hết, định kiến giới như là một trong những yếu tố về mặt
nhận thức chi phối các vấn đề về giáo dục trong gia đình. Gia đình không
chỉ là “cái nôi” mà còn là “mái trường” đầu tiên để mỗi người tiếp thu
vốn kinh nghiệm và tri thức xã hội. Đó cũng là nơi trẻ hình thành và tiếp
nhận vai trò giới thông qua môi trường giáo dục phi chính thức và quá
14

Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn,
NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 40
15
Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn,
NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 43


trình xã hội hoá cá nhân. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành, giảm bớt hoặc “khoét sâu” định kiến giới, thông qua việc cha mẹ

quyết định cơ hội học tập và đầu tư cho giáo dục cho các bé trai và bé gái.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, nhìn chung, các bậc phụ huynh
nhìn nhận việc đầu tư cho giáo dục không theo xu thế cân bằng giữa con
trai và con gái. Dường như, “con gái là con người ta” nên thực trạng bất
bình đẳng giới trong giáo dục vẫn tồn tại hiện nay. Ngoài việc không có
nhiều cơ hội được học tập ở các bậc học cao, trẻ em gái còn sớm được
định hình chức năng giới trong gia đình, định hướng nghề nghiệp theo
giới và định hướng theo khuôn mẫu hành vi mà xã hội kì vọng ở những
người phụ nữ. Sự hình thành vai trò, chức năng giới, nghề nghiệp theo
giới hay hệ thống hành vi chuẩn được cha mẹ truyền đạt và trẻ em gái
tiếp thu. Một số chức năng giới của phụ nữ bộc lộ những hạn chế đối với
phụ nữ như “thiên chức” làm vợ, làm mẹ, có chức năng tái sản xuất
những yếu tố tinh thần, tình cảm,… bó buộc họ trong phạm vi gia đình.
Vì thế, bản thân trẻ nữ, sau khi lĩnh hội một số quan điểm trên sẵn sang
“hi sinh” quyền lợi và nghĩa vụ học tập. Đó là sự thiệt thòi lớn đối với các
em.
Mặt khác, định kiến giới về giáo dục còn được biểu hiện rộng rãi
trong xã hội. Ở các bậc học, trẻ em được “phân luồng” theo giới tính bởi
một số quan điểm như: học sinh nữ có “năng khiếu” các môn khoa học xã
hội, ngược lại, học sinh nam có tài năng “bẩm sinh” về các môn khoa học
tự nhiên. Nhận định trên không có cơ sở và căn cứ khoa học, nhưng vẫn
được phổ biến rộng rãi tại các trường học. Ngay cả những hình thức kỉ
luật cũng có sự khác biệt theo giới tính. Đối với những trẻ hiếu động,
nghịch ngợm, nếu là nam, thì giáo viên dường như có xu hướng coi nhẹ
việc hình thức xử phạt, bởi “con trai thì phải hiếu động”; nhưng nếu đó là
nữ sinh, thì thông thường, họ có cái nhìn tiêu cực và không tán thành với
hành vi của nữ sinh. Như vậy, hình thức, phương pháp và nội dung giáo


dục vẫn có hơi hướng của định kiến giới. Với những hình thức tồn tại của

định kiến giới trong giáo dục ở gia đình và nhà trường, trong xã hội cũng
không tránh khỏi sự xuất hiện và chiếm lĩnh của định kiến giới về vấn đề
giáo dục, đào tạo. Các thành viên cùng chia sẻ những quan niệm chung,
không rõ ràng tính đúng – sai nhưng được họ thống nhất thừa nhận, đã trở
thành nền tảng để hình thành khuôn mẫu hành vi theo giới, có tác động
không nhỏ tới điều kiện và cơ hội học tập của nam giới và nữ giới.
Định kiến giới tạo nên sự nhìn nhận và thái độ khác biệt về các
nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi và lợi ích từ giáo dục. Vì thế,
nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ chịu nhiều “thiệt thòi” trong giáo dục
hơn đàn ông bắt nguồn từ những quan điểm tiêu cực, cách nhìn nhận và
thái độ sai lệch về người phụ nữ.
2.2.2. Phân biệt đối xử theo giới
Nếu như định kiến chỉ dừng lại ở mức độ biểu hiện những thái độ
thì phân biệt đối xử là sự biểu hiện rõ ràng ở những hành vi cụ thể. Bắt
nguồn từ yếu tố nhận thức sai lệch và mang tính tiêu cực đối với sự khác
biệt giới tính, phân biệt đối xử theo giới đã ngăn cản và hạn chế phụ nữ
phát triển năng lực, được công nhận và được thừa hưởng những quyền lợi
và lợi ích tối thiểu16. Đó là một trong những căn nguyên cơ bản của bất
bình đẳng giới.
Phân biệt đối xử giới theo giới trong giáo dục ngăn cản phụ nữ tiếp
cận với sự bình đẳng trong giáo dục. Sự bất bình đẳng ở chỗ: đa số phụ
nữ không được hưởng sự đầu tư cho giáo dục, không được tham gia các
hoạt động giáo dục, không có trình độ học vấn ngang bằng với nam giới.
Phân biệt đối xử theo giới có thể được biểu hiện thông qua:
Thứ nhất, cá nhân (phụ nữ) có những hành vi chống lại chính mình
do chịu tác động bởi định kiến giới và khuôn mẫu hành vi giới. Họ có cái
16

Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ Việt Nam, 2005.



nhìn méo mó, lệch lạc về vị trí và vai trò của bản thân, dựa trên những
đặc điểm tiêu cực do xã hội qui gán, dẫn tới hành động đem lại hậu quả
cho bản thân. Trong giáo dục, không ít những trường hợp các em gái tự
đưa ra những quyết định như không đi học vì thương cha mẹ, thương các
anh em trai và mình là “phận gái”. Trong những trường hợp bị bắt buộc
phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình, thì hầu như các em gái cam chịu và
chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ cho con gái của họ. Điều đó khiến tỉ lệ
nữ bỏ học, tỉ lệ nữ mù chữ cao và trình độ học vấn của nữ luôn thấp hơn
so với nam.
Thứ hai, phân biệt đối xử theo giới còn là những hành động của
“phái mạnh” nhằm qui gán và thừa nhận định kiến giới về phụ nữ. Sự
phân biệt đối xử theo giới từ phía người đàn ông gắn liền với tính gia
trưởng và chế độ phụ quyền. Cùng với sự phân biệt đối xử từ phía đối
tượng chịu tác động, những hành vi phân biệt đối xử theo giới của phái
mạnh đã góp phần bảo lưu và gìn giữ những cái nhìn sai lệch về năng lực,
quyền và lợi ích của phụ nữ. Phân biệt đối xử theo giới trong giáo dục
được thể hiện bởi những hành vi của những người thân trong gia đình,
hoặc bạn bè của phụ huynh, người hàng xóm là nam giới, thầy giáo… cản
trở việc học tập của các trẻ em gái. Người cha có thể bắt con gái mình bỏ
học vì không có tiền cho “con người ta” mà chỉ có tiền cho “con mình” đi
học. Một số người thầy có thể dạy dỗ các em gái hướng tới hình mẫu của
những bà nội trợ đảm đang. Một ông bác có thể khuyên em trai và em dâu
mình chỉ cho con gái họ học hết cấp bậc nhất đình rồi cho nó lấy chồng,
sinh con. Ngay cả bạn trai, người yêu, hay chồng sắp cưới của các nữ
thanh niên cũng bộc lộ thái độ khó chịu, thậm chí có những hành vi ngăn
cản người họ yêu thương tiếp tục học tập… Trong những trường hợp như
vậy, người chịu thiệt thòi, không chỉ về mặt giáo dục – đào tạo luôn là
phụ nữ.



So với định kiến giới, phân biệt đối xử theo giới ở mức độ cao hơn
hẳn. Định kiến giới chỉ dừng lại ở những thái độ, và nhiều khi không rõ
ràng, nhưng phân biệt đối xử theo giới thì không chỉ dừng lại ở mức độ
những biểu hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ nữa. Phân biệt đối xử theo
giới và định kiến giới là những yếu tố cơ bản tạo nên bất bình đẳng giới,
vẫn dai dẳng tồn tại trong mọi mặt của đời sống hiện nay, không chỉ riêng
giáo dục – đào tạo.
2.2.3. Khuôn mẫu giới
Như trên đã phân tích, định kiến giới chi phối hệ thống hành vi mà
xã hội kì vọng ở nam và nữ, tạo nên khuôn mẫu giới và đặt nó trong mối
quan hệ qua lại với định kiến giới. Nói một cách nôm na, khuôn mẫu giới
qui định những điều được làm, và không được làm bởi mỗi giới tính khác
nhau. Khuôn mẫu giới được thể hiện chủ yếu ở những quan điểm khác
biệt về khuôn mẫu hành vi ứng xử, tính cách, định hướng nghề nghiệp…
với mỗi giới tính. Đã là khuôn mẫu, thì mỗi sự qui chuẩn theo những
chuẩn mực chung của xã hội thường mang tính rập khuôn và phổ quát.
Tất cả phụ nữ và đàn ông được coi là có những đặc điểm khác biệt nhất
định.
Khuôn mẫu giới trong giáo dục đã góp phần không nhỏ tạo nên sự
định hình của bất bình đẳng giới trong giáo dục. Biểu hiện của khuôn
mẫu giới trong giáo dục như sau:
• Khuôn mẫu giới trong môi trường giáo dục chính thức:
Khi tham gia vào bất kì môi trường giáo dục nào, người được giáo
dục luôn bị ảnh hưởng trước tiên và nhiều nhất bởi người giáo dục họ.
Xét môi trường nhà trường là đơn vị cơ bản và tiêu biểu cho môi trường
giáo dục này, có thể nói, giáo viên có khả năng ảnh hưởng lớn tới người
học không chỉ trong sự tiếp thu vốn kiến thức mà quan trọng hơn là sự
hình thành nhân cách trong suốt quá trình tham gia vào hệ thống giáo



dục. Khuôn mẫu giới được thể hiện chính trong cách ứng xử của giáo
viên đối với mỗi học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Một ví
dụ có thể coi là phổ biến cho hiện tượng này đó là ngay từ những bậc học
thấp giáo viên luôn “uốn nắn” học sinh theo những cách cư xử mang đặc
trưng giới rõ nét. Chẳng hạn như, một cô giáo sẽ tỏ ý không hài lòng,
thậm chí trách mắng một học sinh nữ có những trò chơi nghịch ngợm
trong lớp, đưa ra những đặc tính được cho là mang tính chất của giới nữ
như: hiền lành, nết na, chăm chỉ để định hướng hành vi cho học sinh này.
Nhưng cũng cô giáo ấy sẽ có ứng xử khác nếu học sinh đó là nam, thay vì
đưa ra những yếu tố nhằm định hướng ngược lại của hành vi ban đầu như
trường hợp thứ nhất, cô giáo đó sẽ chỉ có thái độ khuyên răn em học sinh
cẩn thận hơn với những trò chơi của mình. Chính những ứng xử như thế
này khiến trong nhân cách của mỗi học sinh đều định hình những yếu tố
tính cách theo hướng nam tính hoặc nữ tính.
Thêm vào đó, khuôn mẫu giới cũng được biểu hiện trong sách giáo
khoa. Ở nước ta, nội dung những câu chuyện, các bài học trong các sách
ngữ văn, giáo dục công dân, truyện đọc… đều hướng tới mô tả những
nhân vật có những đặc trưng về giới như con gái phải hiền dịu, nết na,
thường xuyên giúp đỡ cha mẹ việc nhà; con trai phải mạnh mẽ, ham tìm
tòi học hỏi. Các học sinh từ các cấp học thấp đã quen với những hình ảnh
của những công chúa xinh đẹp, và dịu dàng và những người con trai khỏe
mạnh, dũng cảm, tài trí hơn người. Những hình ảnh được mô tả trong
sách giáo khoa cũng hướng các em học sinh tới những loại hình về nghề
nghiệp được quy gán cho là phù hợp với mỗi giới. Điều này ảnh hưởng
lớn tới việc định hướng nghề nghiệp của trẻ em nam và nữ từ các cấp học
nhỏ. Chẳng hạn như trẻ em nữ thường có ý muốn làm những công việc
nhẹ nhàng như làm cô giáo, bác sĩ, y tá…trong khi trẻ em nam thường
định hướng với những công việc thể hiện sức mạnh hay trí thông minh

như nhà thám hiểm, nhà khoa học, phi công…


×