Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP (NC trường hợp trường ĐH Xây Dựng HN và ĐHKTQD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.1 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
===============

BÀI TẬP CUỐI KÌ
MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

ĐỀ TÀI: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
XU THẾ HỘI NHẬP
(NC trường hợp trường ĐH Xây Dựng HN và ĐHKTQD)

Giảng viên
: LÊ THÁI THỊ BĂNG TÂM
Sinh viên
: LÊ HOÀNG HẢI YẾN
Lớp
: K55 XÃ HỘI HỌC
MSSV
: 10030957

Hà Nội, 01/2013


THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
(Nghiên cứu tại trường Đại học Xây Dựng Hà Nội và Đại học Kinh tế
Quốc dân)

I.


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất
nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục
đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này
đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong
gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ
hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng
chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng
góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn
đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công
trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những
tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên
con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những
người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên
trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một
cuộc sống hữu ích.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị
gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của
người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động
của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam
đã được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất
nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và
gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ

cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) -


cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế
giới; số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.
Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ
33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới
gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong
công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược,
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới
(kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do
phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004.... Đây là những con
số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển.
Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định
phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và
tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình
thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc
biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn
bộ 64 tỉnh, thành phố. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp
luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ
XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ
chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ
Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của
đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực
lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng
tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát

triển theo xu thế chung của nhân loại”
Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt
Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã
hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá
vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế
thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm
nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia
vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị
trường lao động v.v… Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát
triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được
nâng cao. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng
ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về


mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ
có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà
ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và
không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan
đến vai trò, vị trí về giới của mình. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói
trên, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn
còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người
phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền
của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất
cả các thành viên trong gia đình và xã hội.” . Khi ở vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát
huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế
mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua.
2.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :


Thái độ của sinh viên về vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội
nhập như thế nào?

Những nhân tố nào tác động đến thái độ của sinh viên về vai trò cảu người
phụ nữ trong xu thế hội nhập?
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN :
3.1. Ý nghĩa khoa học
Trong khuôn khổ những vấn đề được đề cập đến, đề tài nghiên cứu mang một ý nghĩa
khoa học nhất định. Từ cách tiếp cận Xã hội học với tư cách là một bộ môn khoa học
nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, quá trình xã hội hóa cá nhân, đề tài này vận dụng hệ
thống lý thuyết chủ đạo là thuyết nữ quyền, ngoài ra chúng tôi còn vận dụng lý thuyết nhận
thức của tác giả Leon Ficter để lý giải thích những thái độ của sinh viên về vị trí của người
phụ nữ trong xu thế hội nhập hiện nay
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận điểm bổ sung cho lý thuyết xã hội
học và làm rõ chúng trong những phát hiện bằng nghiên cứu thực nghiệm của bài tiểu luận.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với những kết quả nghiên cứu về thái độ của sinh viên về vấn đề về vị trí phụ nữ trong quá
trình hội nhập hiện nay. Đề tài sẽ làm sáng rõ thái độ của sinh viên về vị trí của người phụ
nữ trong quá trình hội nhập. Đồng thời đánh giá về mức độ những nhân tố tác động tới
thái độ của sinh viên về việc nữ giới làm chủ hộ. Qua đó tôi cũng đề cập đến những vấn đề
về bình đẳng giới trong gia đình nói chung và xã hội nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm giàu cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà hoạch
định chính sách và quản lý có cái nhìn xác thực hơn, từ đó có thể đưa ra những chính sách
phù hợp giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới hiện nay trong xã hội cũng như nâng cao vai
trò vị thế của người phụ nữ trong quá trình hội nhập hiện nay.


4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
4.1. Mục đích nghiên cứu.


Tìm hiểu thái độ của sinh viên về vấn đề vị trí của người phụ nữ trong quá
trình hội nhập

Tìm hiểu những nhân tố tác động tới thái độ của sinh viên về vấn đề

Từ nghiên cứu trên đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thay đổi
một số quan điểm/ thái độ của sinh viên về bình đẳng giới nói chung và trong vấn
đề vị trí người phụ nữ trong xã hội nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với vấn đề vị trí người phụ nữ trong quá
trình hội nhập (ủng hộ, không ủng hộ; đồng ý, không đồng ý )
5. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng: Thái độ của sinh viên về việc vị trí người phụ nữ trong quá trình hội
nhập hiện nay.

Khách thể: Sinh viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội và ĐH kinh tế quốc dân
Hà Nội.



Thời gian nghiên cứu: 11/6 – 25/6 năm 2012

Phạm vi nghiên cứu: trường ĐHXD và ĐHKTQD

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phân tích tài liệu (Sách, báo, tài liệu trên internet)
Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu và thu thập những tài liệu từ các nghiên cứu
trước có liên quan như : vấn đề nghiên cứu quá trình phát triển vị thế của người phụ

nữ,nghiên cứu về xã hội học gia đình, nghiên cứu bình đẳng giới...
Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi có sử dụng nguồn số liệu và thông tin từ internet như
Vietbao.vn, Vnexpress.net, khoahoc-giaoduc.edu.vn,...và một số kiến thức từ trong sách
giáo trình và sách tham khảo thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, và một số tài liệu về “vai trò
của phụ nữ trong giai đoạn phát triển kinh tế” của một số đề tài nghiên cứu trước để từ đó
chúng ta có thêm những tài liệu cơ bản trong quá trình nghiên cứu chuyên ngành Xã hội
học nhằm có được cách nhìn nhận và đánh giá khách quan, tổng hợp và toàn diện hơn về
vấn đề.
Các thư viện ; thư viện trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, phòng tư liệu
khoa Xã hội học, khoa Tâm lý học
6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến ,phỏng vấn bằng bảng hỏi
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể thu thập thông tin của một nghiên cứu xã hội học thông
qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu
thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào mục
tiêu và đối tượng thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành hai phương pháp phỏng vấn là
phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu cá nhân.


Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu thập những thông tin về thái
độ của sinh viên với việc nữ giới là chủ gia đình hay những tác động ảnh hưởng đến thái
độ của sinh viên với việc vị trí người phụ nữ trong xu thế hội nhập hay tìm hiểu về một số
giải pháp trong việc bình đẳng giới.
Phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để đưa ra các câu
hỏi và ghi nhận lại thông tin từ người trả lời. Đây là phương pháp điều tra chủ yếu được sử
dụng với đối tượng là những người dân, những sinh viên ở hai trường Đại Học. Bảng hỏi
được xây dựng cho 10 khách thể, được kết cấu thành 3 phần với nội dung chủ yếu xoay
quanh các vấn đề như: Quan điểm về chủ hộ, thái độ của sinh viên với việc nữ làm chủ hộ,
những nhân tố tác động tới thái độ của sinh viên về việc nữ giới trong xu thế hội nhập
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu. ( 4 mẫu phỏng vấn sâu chia đều cho hai trường)
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng 4 mẫu. Tiến hành phỏng vấn các bạn

sinh viên ở hai trường khác nhau. Nội dung phỏng vấn xoay quanh vấn đề như quan điểm
về vị thế người phụ nữ trong quá trình hội nhập, từ đó đưa ra một số các giải pháp nhằm
thay đổi quan điểm thái độ về bình đẳng giới.
Phương pháp này nhằm thu thập được những thông tin, nhằm làm sáng rõ và cụ thể hóa
những vấn đề mà bẳng hỏi không trả lời được
Phương pháp này rất có giá trị cho nghiên cứu định tính mà phương pháp định lượng
không thực hiện được, phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin
định tính như lấy ý kiến của những sinh viên ở 2 trường Đại học xây dựng và Đại học kinh
tế quốc dân.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

Trong xã hội hiện nay với những thay đổi trong nhận thức trong rất nhiều lĩnh vực
trong đó có việc nữ giới tham gia các công tác xã hội, nắm những vị trí trong xã hội hiện
nay đã được rất nhiều bạn sinh viên đã có thái độ ủng hộ đồng ý với việc nữ giới làm chủ
hộ gia đình song bên cạnh đó cũng có những bạn sinh viên không đồng tình với việc nữ
giới nắm những vị trí trong xu thế hội nhập của đất nước.

Trong các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên trong việc nữ
giới nắm vị trí trong xã hội thì có năm yếu tố tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng nhiều đến
thái độ của sinh viên trong việc nữ giới nắm các vị trí trong xã hội :tư tưởng văn hóa, quan
niệm truyền thống, quan điểm hiện đại và môi trường sống, xu thế bình đẳng giới trên thế
giới

Với việc nữ giới nắm các vị trí trong xã hội sẽ làm cho việc bất bình đẳng giới ngày
càng thu hẹp và phụ nữ có nhiều cơ hội điều kiện để tự khẳng định mình với gia đình cũng
như xã hội.


8. KHUNG LÝ THUYẾT:


Điều kiện kinh tế
xã hội

Đặc điểm nhân
khẩu(tuổi, giới tính,
ngành học...)

Thái độ của sinh viên

Ủng hộ

Không ủng
hộ

Chấp
nhận

Không
chấp nhận

Vị trí người phụ nữ
trong xu thế hội nhập

II. NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học
1.1.1.Lý thuyết nữ quyền.
*Thuyết nữ quyền :
Xã hội càng phát triển, quyền bình đẳng con người càng được đề cao, đặc biệt là bình

đẳng giới. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới mà từ lâu trong lịch sử những vấn đề
bình đẳng giới thể hiện qua các phong trào giải phóng phụ nữ, các tư tưởng, quan điểm đòi
quyền lợi cho phụ nữ và sau này đã phát triển lên thành các phong trào về giới, lồng ghép
giới vào phát triển đã được nhiều trường phái, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị quan
tâm. Điều này thể hiện rõ nét ở hệ thống các lý thuyết nữ quyền.
Trước hết, nữ quyền nghĩa là những người đấu tranh cho quyền của phụ nữ. Những ai tìm
cách chấm dứt sự phụ thuộc của phụ nữ. Chủ nghĩa nữ quyền bao gồm các lý thuyết xã hội
khác nhau, giải thích nguyên nhân của việc phụ nữ bị áp bức trong xã hội và phong trào nữ
quyền là một lực lượng xã hội để thay đổi quan hệ giới nhằm nâng cao địa vị của người
phụ nữ .
Trong thuyết nữ quyền thì thuyết nữ quyền tự do chiếm một vị trí thứ yếu , nhưng đồng
thời nó là cách tiếp cận được phổ biến rộng rãi nhất trong phong trào phụ nữ đương thời
Mỹ.
*Thuyết nữ quyền tự do (Liberal feminism):


Chủ nghĩa nữ quyền tự do có truyền thống đấu tranh đòi bình đẳng về quyền và cơ hội từ
thế kỷ 18. Các nhà nữ quyền tự do tranh luận về quyền tự nhiên vào thế kỷ 18 và quyền
bình đẳng dưới luật vào thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, với sự phát triển của lý thuyết tự do về
nhà nước phúc lợi , họ đã đòi hỏi những cơ hội bình đẳng . Thuyết này dựa trên hai cách
tiếp cận con người và trí tuệ , nhấn mạnh cải cách xã hội và pháp luật qua các chính sách
được xây dựng để tạo nên những cơ hội bình đẳng cho phụ nữ . Hơn nữa thuyết nữ quyền
tự do nhấn mạnh sự xã hội hóa giới như là nguồn gốc của những khác biệt giới , do đó
thuyết này cho rằng những biến đổi trong thực tiễn xã hội hóa và giáo dục xã hội hóa công
cộng sẽ dẫn đến tự do hơn cho các quan hệ bình đẳng giới.Những người theo thuyết nữ
quyền cho rằng học vấn là yếu tố quan trọng giúp cho phụ nữ tiếp cận được sự công bằng
xã hội và các quyền bình đẳng khác. Khi tiếp cận được sự công bằng thì hai giới có những
lợi ích xã hội như nhau. Thuyết này cho rằng để đạt được mục đích công bằng giữa nam và
nữ giới không cần có một cuộc cách mạng xã hội nào mà chỉ cần làm sao hợp nhất, hòa
hợp phụ nữ vào vai trò các lĩnh vực mới với sự bình đẳng có nghĩa hơn

Những người khởi đầu của thuyết nữ quyền tự do là Mary Wollstonecraft và John Stuart
Mill với tác phẩm “sự bị trị của phụ nữ”.
Thuyết nữ quyền tự do có nội dung chủ yếu đấu tranh đòi quyền bình đẳng và cơ hội cho
người phụ nữ từ thế kỷ XVIII. Vào thế kỷ thứ XX, sự phát triển của lý thuyết tự do về nhà
nước phúc lợi, những người theo thuyết nữ quyền tự do đòi hỏi những có hội bình đẳng.
Cách tiếp cận của thuyết này dựa trên hai cách tiếp cận con người và trí tuệ, nhân mạnh cải
cách xã hội và pháp luật qua các chính sách được xây dựng để tạo nên những cơ hội bình
đẳng cho phụ nữ .
Theo như thuyết nữ quyền tự do thì sự bị trị của phụ nữ là có nguồn gốc về tập quán và
pháp lí. Những ràng buộc ngăn cản phụ nữ tham gia vào và thành công trong những nơi
được gọi là thế giới công cộng.
“Do xã hội tin tưởng rằng một cách sai lầm rằng do bản chất của mình mà phụ nữ kém
năng lực hơn nam giới về trí tuệ và (hoặc) thể chất, xã hội đã gạt bỏ phụ nữ ra khỏi hàn
lâm viện, các diễn đàn và thương trường.”
Và cũng do chính sách gạt bỏ, tiềm năng đích thực của người phụ nữ không được bộc lô.
Họ cho rằng công bằng phải đòi hỏi phải:
1/ Làm cho các quy luật của cuộc chơi đẹp và công bằng.
2/ Đảm bảo chắc chắn rằng không ai trong số những người dự cuộc đua tranh vì những
điều tốt lành và phụng sự xã hội lâm vào tình trạng thiệt thòi một cách có hệ thống. Người
ta tin rằng gần như mỗi phụ nữ đều có thể tự giải phóng mình với tư cách bác bỏ các vai
trò giới tính trong gia đình truyền thống
Những người theo thuyết nữ quyền cho rằng học vấn là yếu tố quan trọng giúp cho phụ
nữ tiếp cận được sự công bằng xã hội và các quyền bình đẳng khác. Khi tiếp cận được sự
công bằng thì hai giới có những lợi ích xã hội như nhau. Thuyết này cho rằng để đạt được
mục đích công bằng giữa nam và nữ giới không cần có một cuộc cách mạng xã hội nào mà
chỉ cần làm sao hợp nhất, hòa hợp phụ nữ vào vai trò các lĩnh vực mới với sự bình đẳng có
nghĩa hơn
*Ứng dụng vào nghiên cứu: Nghiên cứu này vận dụng thuyết nữ quyền tự do để giải thích
ở hai khía cạnh sau (ở góc độ nhìn nhận vai trò, giá trị của người phụ nữ)



 Có thể qua đây thấy được, vì sao vị trí và vai trò người phụ nữ trong xã hội hội nhập
ngày nay không được đảm bảo. Sự ảnh hưởng từ hệ tư duy, văn hóa, ảnh hưởng từ lối sống
đá khiến người phụ nữ không có điều kiện để phát huy hết những giá trị, phẩm chất của họ
mà trong thực tế. Sự trênh lệch về khả năg, trí tuệ giữa hai giới nam và nữ gần như không
đáng kể, có thể coi là không có sự trênh lệch này.
 Và cũng chính điều đó tác đông đến sinh viên về vấn đề vai trò người phụ nữ trong xu
thế hội nhập của đất nước.
Có thể thấy về vai trò và vị trí người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên vẫn chưa thể gọi sự bình đẳng về giới theo đúng ý nghĩa của nó.
 Giải thích tại sao phụ nữ có thể nắm những vai trò vị trí trong xã hội hiện nay:
Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát
huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về
giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng
xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt:
- Có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ
nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống.
Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy
tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở
thành rào cản cho những người không biết sử dụng.
- Có ý thức cầu tiến, độc lập
- Sống có mục đích
- Có khả năng giao kết thân thiện. Một số nghiên cứu hiện nay thừa nhận mối quan
hệ giữa sự tham gia tích cực của phụ nữ vào đời sống xã hội với sự giảm bớt mức độ tham
nhũng
- Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực,
biết chăm sóc bản thân …
Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức,
đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ…Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích
lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội.

Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm
sóc sức khoẻ cho bản thân.
1.1.2. Lí thuyết về Định kiến xã hội.
Theo J.P. Charlin định kiến là thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trên cơ sở của
các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ
hoặc cách ứng xử tương tự đối với người khác.
Theo nhà tâm lí học xã hội Fisher cho rằng “định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự
đánh giá một một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác


tuy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ”. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt
đối xử bao gồm hai thành tố chính là nhận thức và ứng xử”1
Ứng dụng vào đề tài nghiên cứu:
Thái độ của sinh viên trong việc vị trí và vai trò người phụ nữ trong xu thế hội nhập hiện
nay có thể bị ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng bởi bởi tư tưởng văn hóa.
Vì thế, Sinh viên chịu ảnh hưởng từ tư tưởng truyền thống có thể có thái độ tích cực, hình
thành những định kiến, không ủng hộ, đồng ý đối với việc nữ giới nắm các vị trí trong xã
hội hiện nay.
Và trường hợp sinh viên chịu ảnh hưởng từ tư tưởng hiện đại và sự thay đổi của môi
trường kinh tế - xã hội (Truyền thông, tuyên truyền thúc đẩy bình đẳng giới,…) sẽ có thái
độ tích cực như ủng hộ hoặc đồng ý với việc phụ nữ nắm các vị trí trong xã hội.
Thái độ của sinh viên về việc phụ nữ nắm các vị trí trong xã hội hiện nay của sinh viên là
do tác động từ các định kiến khác nhau.
Những sinh viên ủng hộ việc phụ nữ có thể nắm các vị trí quan trọng trong xã hội hiện nay
có thể tiếp thu, chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng hiện đại của Đảng và Nhà nước (chỉ thị,
nghị quyết, chính sách về bình đẳng giới …).
Những sinh viên không đồng tình với việc phụ nắm các vị trí quan trọng trong xã hội hiện
nay có thể chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng truyến thống xưa, do nền kinh tế xã hội lệch
lạc, ảnh hưởng của Nho giáo nên họ vẫn còn giưa định kiến tiêu cực về phụ nữ. Chính bởi
có thái độ này mà có thể sau này người có thể nắm các vị trí cao trong xã hội cũng vẫn sẽ

là nam giới.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học xây dựng Hà Nội và trường Kinh tế quốc dân Hà Nội đều nằm trên đường
Giải phóng Hà Nội. Với mục đích đào tạo là khác nhau và vì đặc thù của hai môi trường
học nên số lượng nam sinh trong trường ĐHXD và KTQD có sự trênh lệch nhau rất lớn.
Chính vì điều đó nên tôi chọn hai trường đại học trên làm địa bàn nghiên cứu để lấy số
liệu lập bản đề tài này.
1.2.2 Vài nét về vị trí người phụ nữ trong một số nước Phương Đông
*/ Vị trí vai trò của người phụ nữ Nhật Bản :
Vị trí của người phụ nữ Nhật Bản thay đổi rất nhiều trong quá trình lịch sử. Những nghiên
cứu về lịch sử phụ nữ cho thấy, ít nhất là trước thế kỷ 11, phụ nữ Nhật Bản luôn đóng vai
trò trung tâm trong gia đình, giống như nhiều xã hội mẫu hệ. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có
ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với tôn giáo và chính trị. Trong thế kỷ 7 và thế kỷ 8, một vài
người phụ nữ trở thành Nữ hoàng, ví dụ như các nữ hoàng Suiko, Saimei, Jito và Koken…
Từ thế kỷ 6 trở về sau, cùng với sự du nhập của đạo Khổng và Phật giáo, xã hội chuyển
dần sang cơ cấu gia trưởng. Tuy nhiên, những phụ nữ tầng lớp thượng lưu vẫn thường là
những người có học cao và có những quyền quan trọng như quyền thừa kế gia tài, cho đến
khi họ bị tước mất những quyền này trong thời kỳ chuyển sang kinh tế phong kiến theo
hướng phục vụ chiến tranh, bắt đầu từ thế kỷ 12. Mấy trăm năm tương đối hòa bình trong
thời Edo (1600-1868) dường như càng củng cố cơ cấu gia trưởng và đẩy người phụ nữ vào
1

Trích Giáo trình tâm lí học xã hội, trang 25


vai trò phụ thuộc. Chỉ từ thời Minh Trị (1869-1912) trở đi, nhất là từ sau Thế chiến 2, khi
có nhiều cơ hội công ăn việc làm cũng như giáo dục, cùng với nhiều cải thiện về pháp luật,
phụ nữ Nhật Bản mới phần nào có vị trí xứng đáng.
Sau Minh Trị Duy Tân năm 1868, việc áp dụng giáo dục phổ cập vào năm 1873 có nghĩa là

ngày càng nhiều trẻ em gái được đến trường, ít nhất cũng hết bậc tiểu học. Song việc giáo
dục cho các em gái bị tụt hậu so với việc giáo dục cho các em trai, và chính sách của chính
phủ nêu rõ rằng, nên đào tạo sao cho các em gái trở thành người nội trợ giỏi, giữ truyền
thống coi phụ nữ là “những người vợ đảm và những bà mẹ thông minh”, tiếng Nhật gọi là
ryosai kembo.
Một số phụ nữ cũng tham gia các cuộc đấu tranh dẫn đến Minh Trị Duy Tân, nhưng Luật
Dân sự Minh Trị năm 1898 chỉ dành cho họ những quyền hạn chế như quyền li dị và quyền
sở hữu tài sản, lại bắt buộc phải có sự đồng ý của người chồng trong hầu hết các vụ kiện
pháp lý.
Khi Thế chiến 2 kết thúc, lực lượng chiếm đóng lấy cơ cấu dân chủ của Mỹ làm hình mẫu
nên các đạo luật về phụ nữ ở Nhật Bản nói chung cũng tương tự như các đạo luật của Mỹ.
Hiến pháp năm 1947 cấm phân biệt giới tính trong chính trị, kinh tế, quan hệ xã hội, đồng
thời khẳng định các đạo luật được ban hành trên cơ sở bình đẳng giới tính và tôn trọng
nhân phẩm của cá nhân. Luật Dân sự cũng khẳng định sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Các
tòa án gia đình can thiệp vào những vấn đề như tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Song
thực tế, không phải các quy định trong luật luôn được thực thi nên xã hội gia trưởng của
Nhật Bản vẫn là một chủ đề được nói đến rất nhiều, trong khi nước Nhật hiện đại đang
chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới.


Ở Nhật Bản, theo truyền thống vợ và chồng hầu như có thế giới riêng và thực tế này hiện
vẫn khá phổ biến, tuy có xu hướng tiến tới quan hệ chặt chẽ và trao đổi với nhau nhiều
hơn. Cuộc sống của người chồng tập trung vào công việc, dành nhiều thời gian rỗi với các
đồng sự nam giới của mình trong mối quan hệ xã hội không có sự tham gia của vợ. Còn
cuộc sống của người vợ tập trung vào gia đình, con cái và hàng xóm. Ở nhà, người vợ có
quyền to lớn vì thường là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành ngân sách
của gia đình và luôn quyết định về những việc liên quan đến con cái. Nói chung người vợ ở
Nhật Bản không đề nghị và không trông đợi chồng giúp đỡ các công việc nhà, thậm chí
ngay cả khi bản thân người vợ phải đi làm.
Trong những năm thịnh vượng vào thập kỷ 60, số cuộc kết hôn tăng mạnh. Nhưng gần đây,

tuổi lập gia đình trung bình đã tăng lên. Theo số liệu năm 1997, tuổi kết hôn lần đầu trung
bình của nam là 28,5 và của nữ là 26,6. Số lượng phụ nữ không lấy chồng cũng tăng lên vì
trình độ học vấn cao và cơ hội nghề nghiệp đã tạo nên sự độc lập về kinh tế.
Số lượng nữ thanh niên học lên cao sau khi tốt nghiệp phổ thông tăng dần mỗi năm kể từ
Thế chiến 2. Năm 1989, tỉ lệ nữ giới vào đại học và cao đẳng là 36,8%, lần đầu tiên vượt tỉ
lệ của nam giới (35,8%). Vào năm 1997, tỉ lệ này lên tới mức kỷ lục là 46,8% trong khi tỉ
lệ của nam giới giảm xuống còn 34,5%.


Kể từ khi phụ nữ Nhật Bản được quyền đi bỏ phiếu vào năm 1945, hầu như trong cuộc bầu
cử nào số cử tri nữ cũng cao hơn cử tri nam giới. Tuy nhiên, đại diện của phái nữ trong
cuộc sống chính trị vẫn quá ít. Năm 1950, họ chỉ có 3,4% đại diện trong lưỡng viện quốc
hội. Tỉ lệ này tăng không đáng kể cho tới tận năm 1986 và vào năm 1999, tức là 52 năm
sau khi có những nữ nghị sĩ đầu tiên, quốc hội cũng mới chỉ có 67 nữ thượng và hạ nghị sĩ,
chiếm 8,9%. Trong chính phủ trung ương, phụ nữ nói chung chỉ nắm giữ các chức vụ cao
trong các ủy ban hoặc vụ liên quan đến các vấn đề phụ nữ hoặc giáo dục. Trường hợp bà
bộ trưởng bưu chính viễn thông Noda Seiko trong chính phủ của thủ tướng Obuchi là rất
hiếm hoi.
Tỉ lệ tham gia của phụ nữ trong các ủy ban và hội đồng cố vấn quốc gia vào năm 1975 chỉ
có 2,4%, đến tháng 9/1998 tăng gấp hơn 7 lần nhưng cũng mới chỉ đạt 18,3%.
Số lượng phụ nữ nắm giữ chức vụ cao trong các cơ quan chính quyền đang tăng lên, tuy
còn ít ỏi. Vào tháng 12/1998, có 4 nữ thị trưởng và 9 phó tỉnh trưởng nữ. Nhật Bản cũng có
7 nữ đại sứ và 5 phụ nữ nắm giữ các chức vụ cao tại LHQ. Bà Ogata Sadako là người Nhật
Bản đầu tiên được bầu làm Cao ủy LHQ phụ trách người tị nạn. Bà từng nắm giữ những
chức vụ quan trọng khác như giám đốc nhân sự UNESCO, cố vấn phó tổng thư ký LHQ về
các vấn đề kinh tế và xã hội, v,v…
Vị trí của người phụ nữ Nhật Bản trong xã hội đã thay đổi đáng kể nhưng về căn bản, có
thể nói Nhật vẫn đi chậm hơn nhiều nước trên thế giới về vấn đề giải phóng phụ nữ, và lĩnh
vực rõ nhất cho thấy “bình đẳng nam nữ” chưa hoàn toàn được tôn trọng chính là trong lao
động.

Trước kia, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động nông nghiệp của Nhật
Bản. Nhưng quá trình công nghiệp hóa sau Minh Trị Duy Tân năm 1868 đã kéo nhiều phụ
nữ vào ngành dệt – ngành chủ lực thu ngoại tệ của Nhật Bản khi đó. Tuy nhiên, hầu hết các
nữ công nhân này chỉ được nhận mức lương rẻ mạt, điều kiện làm việc hết sức tồi tệ trong
khi họ phải sống trong những cư xá đông đúc, chật chội.
Trước năm 1930, số lượng công nhân nữ luôn cao hơn số công nhân nam và đa phần là
công nhân ngành dệt. Tình hình suy thoái trên toàn thế giới trong thập niên 30 và việc chủ
nghĩa quân phiệt lớn mạnh ở Nhật Bản đã thúc đẩy những nỗ lực đảm bảo tự cung tự cấp
bằng cách mở rộng ngành công nghiệp nặng và quân đội. Ngành hóa chất trở thành nguồn
tuyển dụng nhiều lao động nữ. Phụ nữ cũng bắt đầu làm các công việc chế tạo và đòi hỏi
tay nghề cao vì nhiều nam giới phải đi lính.
Sau thế chiến 2, phong trào công đoàn dành ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho những nam giới
là lao động kiếm sống chính trong gia đình. Nhưng tình trạng nhiều phụ nữ độc thân và
nghèo khó do chiến tranh khiến vẫn có nhiều lao động nữ. Trước thế chiến 2, hầu hết các
lao động nữ ở Nhật Bản là thanh niên hoặc phụ nữ độc thân, nhưng do kinh tế phát triển
mạnh trong thập niên 60, nhiều công ty bắt đầu tuyển dụng lao động hợp đồng và số lượng
nhân viên nữ có gia đình tăng lên đáng kể.
Kể từ năm 1955, tỉ lệ phụ nữ có gia đình trong lực lượng lao động tăng gần gấp 3 lần, lên
tới 64,9% vào năm 1990, trong khi số lượng lao động nữ dưới 19 tuổi giảm đi vì ngày càng


nhiều nữ thanh niên tiếp tục học lên đại học hoặc cao đẳng sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Tuy nhiên, đa phần các phụ nữ chỉ làm các công việc mang tính chất không chuyên ngành
hoặc lao động giản đơn.
Một tình trạng xảy ra ở cả Nhật Bản và nhiều nước khác là chênh lệch nam-nữ về tỉ lệ
tham gia lực lượng lao động và mức thu nhập. Đặc biệt ở Nhật Bản, do định kiến đối với
phụ nữ, sự phân biệt đối xử thể hiện rõ hơn ở các nước phương Tây. Nhiều người giữ lối
suy nghĩ truyền thống cho rằng công việc chính của phụ nữ là phụng sự gia đình sau khi
kết hôn.
Luật tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản năm 1947 quy định phải trả mức lương bình đẳng

cho cùng một công việc nhưng thực ra điều này hiếm khi được chấp hành vì nhiều công ty
có xu hướng giao cho phụ nữ những công việc không có khả năng thăng tiến, gán cho công
việc tên gọi khác nhưng thực chất vẫn là những việc mà nam giới thường làm, và ưu đãi
nam giới hơn về thời gian thăng chức. Theo một cuộc thăm dò vào năm 1990, mức lương
tháng trung bình của phụ nữ chỉ bằng hơn 60% mức trả cho nam nhân viên.
Theo thống kê của Bộ lao động, vào năm 1997, mức chênh lệch nam-nữ về lương khi mới
vào công ty tương đối ít nhưng càng về sau càng tăng lên. Đối với những người chỉ tốt
nghiệp cấp 3, mức độ chênh lệch về lương lớn nhất là ở lứa tuổi 50-54. Nếu lấy tiêu chuẩn
lương của nam giới là 100 thì nữ chỉ là 71,8. Đối với những người tốt nghiệp đại học,
chênh lệch nhiều nhất từ 40-49 tuổi, trong đó lương của nam giới là 100 thì lương của nữ
giới chỉ là 81,8. Tình trạng chênh lệch lương ít lúc khởi điểm nhưng khoảng cách ngày
càng rộng được đặt cho cái tên là “tình trạng nằm lì” (tiếng Nhật là netakiri chingin), xuất
phát từ netakiri rojin, tức “người già nằm lì”.
Chênh lệch lương nam-nữ dẫn đến chênh lệch ngay cả giữa phụ nữ có gia đình không đi
làm và phụ nữ độc thân đi làm. Ví dụ trường hợp phụ nữ không đi làm nhưng chồng chết
vẫn nhận lương hưu nhiều hơn phụ nữ độc thân đi làm nhiều năm.
Sự chênh lệch giữa lương của nam và nữ ở Nhật Bản luôn lớn nhất trong số các nước công
nghiệp phát triển. Lý do chủ yếu là vì lâu nay Nhật Bản áp dụng chế độ thâm niên, đánh
giá cao những người làm việc suốt đời cho công ty. Trong khi đó, phụ nữ thường bị coi là
có học vấn thấp hơn nam giới, thời gian làm việc lại ngắn hơn. Rất ít phụ nữ được bổ
nhiệm vào các chức vụ cao trong kinh doanh và rất ít người được nhận trợ cấp nhà cửa hay
nuôi người phụ thuộc trong gia đình giống như các đồng nghiệp nam. Nhiều công ty hiện
vẫn có quan điểm chỉ tuyển lao động nữ vào các công việc tạm thời hoặc hạng thấp vì cho
rằng họ chỉ làm việc đến khi lập gia đình hoặc sinh con.
So sánh giữa nam giới và nữ giới trong lực lượng lao động, có thể thấy ở tất cả các nước, tỉ
lệ nữ giới làm việc văn phòng và dịch vụ đều cao hơn nam giới. Tỉ lệ nữ giới nắm giữ các
chức vụ quản lý ở tất cả các nước đều kém nam giới, song ở Nhật Bản, tỉ lệ này đặc biệt
thấp, chỉ là 9,3%, trong khi ở Đức là 26,6%, ở Na Uy là 30,6% và ở Mỹ là 44,3%.
Việc đấu tranh vận động đòi sự bình đẳng cho phụ nữ ở Nhật Bản đã diễn ra từ cuối thế kỷ
trước, khởi đầu bằng các cuộc đình công rồi tiến tới ra những tờ báo riêng và lập các tổ

chức của phụ nữ. Càng ngày phụ nữ Nhật Bản càng có tiếng nói hơn, khiến chính quyền
phải có những phản ứng đáp lại một cách tích cực.


Hiện nay, Hội đồng chỉ đạo khuyến khích bình đẳng giới tính, bao gồm toàn bộ nội các và
đích thân thủ tướng làm chủ tịch, đã tiến hành nhiều cuộc họp và đề ra Kế hoạch hành
động quốc gia hướng tới bình đẳng giới tính vào năm 2000, đồng thời khuyến khích chỉ
định phụ nữ vào các ủy ban và hội đồng cố vấn quốc gia để tăng từ tỉ lệ 18,3% vào cuối
năm 1998 lên 20% trước cuối tài khóa 2000. Chính phủ cũng tổ chức các diễn đàn bàn về
những biện pháp đối phó tình trạng bạo lực đối với phụ nữ hoặc tệ nạn quấy rối tình dục.
Bộ lao động đã quy định từ ngày 10 đến 16/4 hàng năm là “Tuần Phụ nữ”, đồng thời xúc
tiến giáo dục và tuyên truyền để nâng cao vị trị của phụ nữ. Bộ này đã thông báo chi tiết
cho các chủ công ty, các nhân viên và những bên liên quan về Luật bình đẳng cơ hội công
ăn việc làm cũng như nội dung các sửa đổi đối với Luật tiêu chuẩn lao động và Luật nghỉ
phép chăm sóc con cái và gia đình.
Một số điểm chính trong Luật bình đẳng cơ hội công ăn việc làm, mới sửa đổi từ tháng
4/1999, có nội dung như sau:
1. Cấm phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong việc tuyển dụng, bố trí công việc,
thăng chức, giáo dục – đào tạo, các chương trình phúc lợi, tuổi về hưu bắt buộc,
hưu trí, và bãi miễn.
2. Chính phủ trung ương sẽ cố vấn hoặc có các hình thức giúp đỡ cho những chủ
công ty đề ra các biện pháp năng động để xóa bỏ khác biệt giữa nam và nữ nhân
viên.
3. Cung cấp những chỉ dẫn hành chính cần thiết liên quan đến việc thi hành các
đạo luật.
4. Bắt buộc các chủ công ty phải có biện pháp cần thiết về quản lý nhân sự để
ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Trong khi đó, Luật tiêu chuẩn lao động được sửa đổi một phần mà điểm quan trọng nhất là
loại bỏ những quy định đối với nhân viên nữ về làm việc ngoài giờ, làm việc ngày nghỉ và
làm việc khuya nhằm mở rộng phạm vi nghề nghiệp cho nữ giới.

Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản hoan nghênh Luật bình đẳng cơ hội công ăn việc
làm nhưng đồng thời cũng chỉ ra thiếu sót của luật là chưa bảo đảm bình đẳng về kết quả
cuối cùng. Vì luật không có quy định trừng phạt các chủ công ty nên thực tế, khi thiếu lao
động thì họ sẵn sàng tuyển dụng nữ giới nhưng lúc kinh tế trì trệ thì phụ nữ là những người
đầu tiên bị giảm biên chế.
Những sửa đổi đối với Luật tiêu chuẩn lao động cũng tạo ra nhiều vấn đề. Luật cũ không
cho phép làm việc khuya để bảo vệ phụ nữ nhưng lại hạn chế công việc và cơ hội thăng
tiến của họ. Luật mới bãi bỏ hạn chế kể trên để tạo thuận lợi về công việc cho phái nữ
nhưng có thể dẫn đến khả năng phụ nữ phải làm việc quá giờ và làm việc vào ngày nghỉ,
chẳng khác gì nam giới. Nhật Bản không giống như châu Âu, nơi có quy định giờ làm việc
ít và bảo đảm đủ ngày nghỉ, nên sau khi áp dụng luật sửa đổi đã xảy ra tình trạng phụ nữ
làm việc quá nhiều. Điều này cho thấy không chỉ cần chủ trương bình đẳng nam nữ mà còn
phải cải thiện điều kiện làm việc nói chung ở Nhật.


Nếu nhìn vào những chênh lệch về tiền lương, cơ hội việc làm, tỉ lệ nữ nghị sĩ quốc hội,
v,v… thì rất dễ dàng so sánh địa vị của phụ nữ ở Nhật Bản với phụ nữ ở các nước khác.
Chính vì sự khác biệt rõ nét như vậy nên chính phủ trung ương và các chính quyền địa
phương của Nhật Bản đều cố gắng cải thiện tình trạng đó.
Hiện tại, phụ nữ Nhật tham gia tích cực vào các phong trào hòa bình, phong trào công dân,
tiêu dùng, v,v… và ở Nhật có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ tại các khu vực, có liên hệ
chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Xét về mặt luật pháp, nhất là những
bảo đảm bình đẳng trong hiến pháp, phụ nữ Nhật Bản còn được bảo đảm nhiều hơn so với
các nước khác. Vì thế, nói chung hiện nay các nhà hoạt động đòi quyền cho phụ nữ không
phải vận động để thay đổi luật liên quan đến phụ nữ mà để làm cho các luật đó được thực
thi nghiêm túc.
Tuy nhiên, những cố gắng của chính quyền sẽ chỉ là hình thức và những nỗ lực của phái nữ
sẽ không hiệu quả nếu chưa thể thay đổi lối suy nghĩ đánh giá thấp phụ nữ vẫn khá phổ
biến ở Nhật Bản. Để tạo nên sự thay đổi đó đòi hỏi sự tham gia của cả chính quyền, các cơ
quan đoàn thể, việc giáo dục trong nhà trường, gia đình, và bản thân từng người dân

*/ VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ MỸ TRONG LỰC LƯỢNG LAO
ĐỘNG
Ở Mỹ, đầu thế kỷ 20, phụ nữ được coi là những người chăm lo về vấn đề đạo đức và
thường là những người mềm mỏng hơn. Vai trò của phụ nữ thường không phải lả những
người lao động chính hoặc những người chịu trách nhiệm kiếm ra tiền. Họ giữ vị thế bị
động và chờ tới khi lập gia đình để đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ, và canh giữ truyền
thống gia đình. Trong thực tế, cuộc nội chiến đã thay đổi nước Mỹ rất nhiều và đồng thời
phụ nữ cũng có cơ hội học hành nhiều hơn. Tới năm 1900, 80% các trường đại học đã nhận
sinh viên nữ vào học. Đại chiến Thế giới lần thứ nhất do nhu cầu hàng hóa phục vụ chiến
tranh cho quân đội ở Châu Âu tăng cao, tạo nhiều công việc cho phụ nữ tham gia vào lực
lượng lao động. Điều này đã bắt đầu có tác động đến nền kinh tế - xã hội. Trong thời gian
đầu phụ nữ thường làm các công việc trong nhà máy, sau đó là các công việc trong công sở
như thư ký, văn phòng.
Đại chiến Thế giới lần thứ II tạo ra hàng triệu công việc cho phụ nữ. Nhiều phụ nữ gia
nhập quân đội và trực tiếp phục vụ ở tuyến sau. Họ thay thế nam giới làm các công việc ở
hậu phương và các vị trí không trực tiếp chiến đấu. Trong khoảng thời gian 1940 - 1945,
khoảng 16 triệu nam giới tham gia quân ngũ, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia thay
thế họ trong công việc.
Cuộc cách mạng thầm lặng
Sự lớn mạnh của phụ nữ trong lực lượng lao động đã thực sự tạo thành thế mạnh cho phụ nữ
từ cuối thế kỷ 19. Lúc đầu chỉ xuất phát từ tầng lớp lao động thực sự cần việc làm. Tuy nhiên
sau thời kỳ này, vai trò phụ nữ có sự chuyển biến theo 4 giai đoạn. Ba giai đoạn đầu rất chậm
mang tính tiến hóa, giai đoạn 4 được gọi là giai đoạn cách mạng vì nó bắt đầu nhanh và diễn
ra trong thời gian ngắn. Giai đoạn này được mệnh danh là quá trình cách mạng thầm lặng
của phụ nữ.


Giai đoạn đầu từ cuối thế kỷ 19 tới thế kỷ 20, được gọi là giai đoạn sinh ra thế hệ “Lao động
phụ nữ độc lập”. Đó là lực lượng phụ nữ trẻ, chưa có gia đình. Họ vừa làm vừa học. Khi họ
lấy chồng thì họ thôi làm việc. Vào cuối những năm 1920, giai đoạn 2 bắt đầu, tức là giai

đoạn những người phụ nữ có gia đình bỏ việc giảm dần. Năng suất công việc của lực lượng
này (phụ nữ có gia đình độ tuổi 35 - 40) tăng thêm 15.5% từ 10% lên 25%. Nhu cầu công
việc thư ký và số lượng nữ tốt nghiệp trung học tăng cao, và họ thực sự chiếm lĩnh các công
việc mang tính ổn định cao. Tới những năm 30 - 50, được gọi là thời kỳ quá độ, luật về Hôn
nhân, tức là luật không cho phép phụ nữ có gia đình tiếp tục làm việc bị bãi bỏ, và cho phép
phụ nữ độc thân và phụ nữ có gia đình tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, tại thời
điểm đó phụ nữ đi làm để hỗ trợ thêm thu nhập của chồng, chứ chưa phải lao động theo nhu
cầu cần làm việc của mình.
Vào giai đoạn thứ ba, được gọi là giai đoạn mầm mống cách mạng, bắt đầu khoảng giữa
những năm 1950 tới cuối thập kỷ 70, phong trào nữ quyền mang tính cách mạng hơn. Kỳ
vọng về công việc tương lai của phụ nữ đã thay đổi. Họ chủ động lấy bằng đại học và làm
việc khi đã lập gia đình và nhiều người đã lấy bằng cao học. Tuy vậy nhiều người thường
có giai đoạn nghỉ ở giữa để chăm sóc gia đình. Động cơ đi học cũng khác nhau: nhiều phụ
nữ đi học để có cơ hội tìm bạn đời của mình. Phụ nữ giai đoạn này còn chưa thưc sự nghĩ
tới sự nghiệp. Cho dù vậy, lực lượng nữ tham gia vào lực lượng lao động giai đoạn này
tăng đáng kể.
Giai đoạn bốn, được gọi là giai đoạn cách mạng thầm lặng bắt đầu cuối thập kỷ 70 và tiếp
tục đến hiện nay. Nữ sinh tràn ngập các trường đại học và sau đại học. Họ thưc sự xây
dựng sự nghiệp của họ trong các lĩnh vực y học, luật, doanh nghiệp, và nha khoa. Nhiều
phụ nữ lấy bằng đại học và kỳ vọng có sự nghiệp vào khoảng 35 tuổi. Điều này khác hẳn
với trước đây khi người phụ nữ sẽ nghỉ việc giữa chừng để chăm lo cho gia đình và con
cái. Do kỳ vọng có được sự nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, phụ nữ có lựa chọn vào
đại học khác nhau. Các trường sư phạm, vốn trước đây là lựa chọn cho số đông nữ sinh,
không còn là điểm đến của nữ sinh nữa. Thay vào đó nữ sinh đã lấn vào các lĩnh vực trước
đây dành cho nam giới. Họ tự mở rộng chân trời lựa chọn và khẳng định bản thân. Họ làm
việc trước khi xây dựng gia đình. Thậm chí, sau thập kỷ 70 nhiều người vẫn giữ họ của
mình sau khi lập gia đình. Điều này tuy rất nhỏ nhưng cũng có thể minh chứng sự độc lập
của phụ nữ nói chung và trong các nghề nghiệp chuyên môn nói riêng.
Nhiều nghiên cứu về các lý do có sự nhảy vọt sau thập kỷ 70, và ở Mỹ có hai lý do chính:
(1) Sự có mặt của các loại thuốc tránh thai giúp việc kế hoạch hóa gia đình tốt hơn. (2)

Điện khí hóa giúp công việc nhà của phụ nữ thuận lợi hơn và giúp họ có nhiều thời gian
đến trường hơn. Việc nhiều phụ nữ đến trường, học thêm, có hiệu ứng dây chuyền lặng lẽ,
ảnh hưởng khuyến khích những phụ nữ khác. Đó là lý do ở Mỹ - họ gọi giai đoạn này là
cuộc cách mạng thầm lặng. Nó không tạo ra sự thay đổi ầm ĩ, nhưng nó thúc đẩy sự thay
đổi nhanh và sâu.
Những rào cản chính hiện nay cho sự phát triển phụ nữ ở Mỹ:

quả?

Luật bình đẳng chưa thực sự đi vào cuộc sống và việc áp dụng chưa thật sự hiệu




Tiếp cận nguồn vốn cho nữ vẫn còn khó khăn



Tiếp cận các cơ hội học hành



Sự phân biệt về giới trong công việc như mức lương, thăng tiến trong công việc



Sự phân biệt về giới trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo

Phụ nữ trong các ngành nghề khoa học khác nhau tại Mỹ
Trong thực tế phụ nữ đều có đóng góp trong các ngành khoa học dưạ vào tri thức nhưng

hoặc mức độ công nhận còn thấp hoặc sự nổi trội chưa cao. Mặc dù tỷ lệ nữ sinh vào các
trường đại học lớn nhưng vẫn có sự phân cách trong việc chọn ngành giữa sinh viên nữ và
nam. Ở Mỹ, nữ sinh vào các ngành tâm lý và khoa học xã hội nhiều hơn nhiều so với các
ngành máy tính, công nghệ hoặc liên quan đến toán học.
Phụ nữ trong ngành máy tính
Trong kỷ nguyên thông tin và công nghệ thông tin, phụ nữ có nhiều cơ hội việc làm trong
các ngành này nhưng tại Mỹ số lượng nữ trong ngành có xu hướng giảm. Năm 1990, số
cán bộ nữ làm trong ngành tính toán là 35.2% nhưng tới năm 2000 giảm xuống còn 28%.
Điều này đã trở thành đề tài được thảo luận trong các chính sách về nữ ở Mỹ với sự lo ngại
có những rào cản khác nhau còn tồn tại sự phân biệt giới trong ngành này. Tuy nhiên, có
nghiên cứu cho rằng, việc dạy cơ bản về ngành công nghệ thông tin trong các trường trung
học tạo sự hiểu lầm về bản chất của công nghệ thông tin, tạo tâm lý đó là ngành dành cho
các em nam.
Ở Mỹ con số thống kê cho thấy, trong những ngành công nghệ nặng như ngành mỏ hoặc
công nghệ, phụ nữ chiếm tỉ lệ khá thấp. Ví dụ trong ngành kỹ sư, năm 2001, có tới 20 %
bằng kỹ sư được trao cho phụ nữ, và bằng tiến sĩ về công nghệ được nâng cao đáng kể, tỷ
lệ phụ nữ làm việc trong các ngành này chỉ đạt khoảng 11%.
Nhằm có được các biện pháp thích ứng trợ giúp sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực
có nền tảng tri thức hoặc các công việc liên quan tới hàn lâm, khoa học, chính phủ Mỹ có
những khoản tài trợ khá cao cho các nghiên cứu định tính và định lượng xác định các biện
pháp về chính sách, tài chính, xã hội nhằm giảm thiểu các cản trở việc tham gia các công
việc bình đẳng với nam giới. Chương trình Nghiên cứu quốc gia về “Thích ứng, Thực hiện
và Phổ biến” do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ quản lý tài trợ các dự án nghiên cứu về
Chuyển đổi thể chế và các biện pháp gián tiếp giúp chuyển đổi thể chế, xác định các vấn đề
ưu tiên, đề xuất giải pháp về chính sách cho chính phủ, và thực hiện giúp công tác nữ tham
gia vào khoa học được tốt hơn. Năm 2009, Quỹ này tài trợ cho hàng loạt các đề tài nghiên
cứu về giới của các viện, các trường thuộc các ngành khác nhau. Những nỗ lực về chính
sách tuy khá chậm chạp, nhưng đều dựa vào các phân tích kỹ lưỡng về nhu cầu để đáp ứng
các vấn đề thực tế.



*/ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI TRI THỨC Ở THÁI LAN (MỘT NƯỚC CÓ
THU NHẬP TRUNG BÌNH)
Theo thống kê phụ nữ ở Thái Lan có được sự tiến bộ vượt trội trong các lĩnh vực xã hội tri
thức: Ví dụ việc sử dụng Internet, phụ nữ ở Thái vượt lên trên nam giới vào năm 2001 và
tiếp tục tăng từ năm đó. Xem bảng 1:
Bảng 1: Sử dụng Internet Thái Lan
1999

2000

2001

2002

2003

Nữ

34.9

49.2

51.2

51.7

52.6

Nam


65.1

50.8

48.8

48.3

47.4

Trong một nghiên cứu khác (NECTEC 2006), sự tham gia của phụ nữ trong các công việc
dựa trên tri thức độ tuổi 20 – 29, độ tuổi mà có các khả năng cải tiến sáng chế cao, đạt tới
53.2%. Trong lĩnh vực toán học và các lĩnh vực liên quan tới máy tính, nữ sinh tham gia
đại học có tỷ lệ phát triển gần bằng so với nam giới. Trong lĩnh vực kỹ sư công nghệ, phụ
nữ Thái Lan chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên cao hơn so với các nước khác và về căn bản càng
ngày càng tăng lên. Xem bảng 2.
Bảng 2: Tỷ lệ nữ/nam tham gia các trường đại học trong lĩnh vực liên quan tới toán
và máy tính, công nghệ tại Thái Lan 1995 - 2002
Năm

Các ngành liên quan tới toán
và máy tính

Các ngành liên quan tới công
nghệ

1995

0.78


0.16

1996

0.74

0.17

1997

0.76

0.18

1998

0.76

0.17

1999

0.75

0.20

2000

0.73


0.16

2001

0.83

0.20

2002

0.89

0.19

Những số liệu này cho thấy bức tranh tổng thể về việc phụ nữ sử dụng máy tính
trong kinh doanh hoặc công việc, trong các ngành đào tạo và trong khoa học công nghệ
khá tích cực và đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị
hoặc giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ còn khiêm tốn. Xem bảng 3:
Bảng 3: Tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí chính quyền


Phụ nữ trong các vị trí chính quyền

Tỷ lệ %

Nữ Bộ trưởng (2006)

5.7


Nữ giữ các vị trí quan trọng trong khu vực

6.7

Nữ giữ vị trí đứng đầu trong chính quyền tỉnh 2004

2.9

Nữ giữ vị trí trưởng thôn, làng 2004

4.6

Mặc dù chưa có được một chính sách bình đẳng giới tiến bộ như nhiều nước khác, kể cả
việc phụ nữ chưa hoàn toàn có được các vị trí cao, ở Thái Lan phụ nữ đã đi trước trong
việc sử dụng công nghệ thông tin. Ở Thái Lan, việc cần có những nghiên cứu định lượng
và định tính nhằm nâng cao sự bình đẳng về giới trong xã hội tri thức đang được khuyến
nghị nhằm giúp nhà nước đưa ra được các chính sách tốt hơn.
*/ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI TRI THỨC Ở HÀN QUỐC
Tổng quan tình hình chính sách về Phụ nữ ở Hàn Quốc
Sự thành công của nền kinh tế Hàn Quốc đã thu được nhiều thành tựu từ khi phụ nữ tham
gia vào nền công nghiệp sản xuất. Điều đó là không thể phủ nhận được, tuy nhiên, vẫn tồn
tại nhiều vấn đề trong việc phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong công việc ở Hàn Quốc.
Các chính sách cho phụ nữ ở Hàn Quốc là chậm hơn so với quá trình phát triển chung của
đất nước. Ở Hàn Quốc, các chính sách ra đời rất chậm và thường là dưới sức ép của các
phong trào phụ nữ khá tích cực ở nước này. Các nghiên cứu, điều tra, và các hội thảo mang
tính chuyên gia tạo ra nền tảng về số liệu và thông tin rộng rãi, trở thành công cụ giúp xây
dựng các chính sách về giới và phụ nữ. Do sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính sách nhân
sự được mở rộng tạo điều kiện cho các chính sách về giới và phụ nữ được thực hiện khá tốt.
Chính phủ Hàn Quốc coi trọng công tác vận động phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội.
Trong truyền thống gia đình ở Hàn Quốc, cũng như châu Á, nam giới được coi là trụ cột

gia đình và những người mẹ, người chị trong gia đình hy sinh sự phát triển cá nhân mình
cho sự tiến bộ của con trai, anh em trai khá phổ biến, đặc biệt trong thời kỳ thắt lưng buộc
bụng của Hàn Quốc thập niên 60 - 70. Trong thời kỳ này, các ngành xuất khẩu và dịch vụ
của Hàn quốc thu hút rất nhiều công nhân nữ trẻ, đặc biệt các phụ nữ chưa lập gia đình. Họ
làm việc trong những ngành không đòi hỏi kỹ năng cao và trình độ chuyên sâu. Thông
thường những người phụ nữ này làm việc và kiếm tiền cho con trai hoặc em trai đi học.
Đối với các phụ nữ đã có gia đình, ràng buộc công việc gia đình, thành kiến xã hội, và các
chính sách khắt khe tại các công ty vẫn là các cản trở chính để phụ nữ tham gia vào lực
lượng sản xuất.
Từ những năm 70 trở đi, điều kiện học tập mở mang hơn, Hàn Quốc chứng kiến thành
công về học tập của phụ nữ trong tất cả các bậc giáo dục. Riêng ở các chương trình thạc sỹ
và tiến sỹ, vẫn còn nhiều khoảng cách giữa nam và nữ. Những nắm gần đây, sinh viên nữ
tham gia các chương trình khoa học công nghệ có cao hơn. Tuy nhiên một vấn đề lớn ở


Hàn Quốc là đối với phụ nữ có học vấn cao, tìm việc làm mong muốn còn gặp nhiều khó
khăn.
Về mặt thể chế, các mốc quan trọng trong bốn thập kỷ qua bao gồm:
1948 Hiến pháp nước Cộng hòa Hàn Quốc đã tuyên bố sắc lệnh về cân bằng giới tính và sự
bình đảng của phụ nữ đến bỏ phiếu.
1960 - 1970: Chính sách đối với phụ nữ bị kìm hãm bởi các chính sách chú trọng phát triển
kinh tế, khí đốt, công nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cả ngành chiếm nhiều lao
động trẻ, đặc biệt là các lao động nữ chưa lập gia đình.
1975: Tuyến bố của Hội liên hiệp phụ nữ quốc tế năm 1975 và của Liên hiệp quốc cho phụ
nữ (1976 - 1985) bắt đầu có ảnh hưởng đến các quan điểm theo hướng cân bằng giới tính ở
Hàn Quốc và làm cơ sở cho tiến bộ của phụ nữ.
1987: Chính sách Bình đẳng lao động (EEA) ra đời đặc biệt trú trọng bình đẳng đối xử
trong tuyển dụng, việc làm và thăng tiến; Bình đẳng về chế độ lương cho chất lượng công
việc.
1991: Luật gia đình được xem xét lại cho phép người phụ nữ được chia tài sản và được

quyền nuôi con khi ly hôn.
1995: Luật Phát triển Phụ nữ ra đời, phản ánh sự biến đổi của mô hình trong chính sách
phụ nữ từ lợi ích của việc tăng cường sức khỏe tới việc thúc đẩy cân bằng giới tính. Luật
này cũng quy định trách nhiệm giải trình của các chính quyền địa phương và quốc gia đến
việc thi hành chính sách phụ nữ. Nhà nước thiết lập các kế hoạch về chính sách phụ nữ cho
từng giai đoạn 5 năm, và các tổ chức địa phương có trách nhiệm thi hành những chính sách
đó.
1997: Hoạt động ngăn chặn bạo lực gia đình và bảo vệ người tàn tật có hiệu lực và luật
thừa nhận bạo lực gia đình là một tội hình sự.
Chính phủ Hàn Quốc đã có rất nhiều tiến bộ trong chính sách để phát triển phụ nữ. Trong
những năm gần đây nhiều chính sách mới tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho phụ nữ
tham gia các công tác xã hội nói chung và đặc biệt đối với các nữ trí thức tham gia các
ngành chuyên môn cao và trong các vi trí quản lý. Từ khi nhận chức, tổng thống Hàn Quốc
hiện thời ông Kim Dae-jung đã thúc đẩy những chính sách ưu tiên cho phụ nữ, trong đó có
các quyết định về phong nhiệm vụ cho các nữ chuyên gia, và điều chỉnh chế độ chính sách
việc làm. Việc chính phủ hiện nay có tới ba vị trí bộ trưởng nữ trong bộ máy phản ánh sự
thừa nhận về sự tiến bộ của phụ nữ trong các giai đoạn phát triển qua.
Hàn Quốc cũng đưa ra chỉ tiêu cụ thể là trong lĩnh vực hành chính và công tác công, ví dự
tỷ lệ nữ giới phải đạt 20% trong năm 2002 so với 10% năm 1996. Kế hoạch tổng thể về các
chính sách về phụ nữ từ năm 1998 tới năm 2000 được thực hiện để thúc đẩy kinh tế và
năng lực làm việc của phụ nữ. Kết quả của các chính sách này là tới 2005 - 2006, tỷ lệ các
cán bộ nữ thi vào các ngành nâng lên rất cao, ví dụ ở Bộ Ngoại giao, có tới trên 45% thí
sinh dự thi là nữ.
Năm 1997, Quỹ phát triển phụ nữ được thành lập nhằm đỡ đầu các hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ những tổ chức làm việc vì sự tiến bộ của phụ nữ.


Năm 2005, Hàn Quốc bãi bỏ luật đăng ký gia đình với chủ hộ là nam giới. Đây được coi là
một bước tiến của phong trào phụ nữ ở Hàn Quốc.
Về mặt luật pháp cũng đạt được các thành tựu lớn trong lĩnh vực thúc đẩy sự tiến bộ của

phụ nữ:
1999: Luật Hỗ trợ các Doanh nhân nữ ra đời
2000: Luật cấm hành vi phân biệt về giới
2001: Luật chăm sóc trẻ em (điều chỉnh năm 2005)
2001: Xem xét điều chỉnh Luật bình đẳng giới
2001: Luật Hỗ trợ Phụ nữ trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp
2002: Luật Hỗ trợ Phụ nữ trong ngành Khoa học ra đời
2004: Luật trừng phạt tội mại dâm
2005: Bãi bỏ Luật về hệ thống người đứng đầu trong gia đình
Các cơ chế về thể chế chịu trách nhiệm về giới
-

Bộ các vấn đề chính trị (1988 - 1998)

-

Tiểu ban đặc biệt về phụ nữ tại Quốc hội (1994)

Ủy ban của Tổng thống về các vấn đề Phụ nữ và bình đẳng giới ở Hàn Quốc (1998
- 2001): Ủy ban này có các nhiệm vụ sau:
(1) Lên kế hoạch tổng thể và điều phổi các chính sách về phụ nữ và giám sát việc thực hiện
các chính sách này
(2) Ủy ban 15 thành viên bao gồm các thứ trưởng từ sáu bộ và 7 thành viên từ các tổ chức
phi chính phủ và các cơ quan hàn lâm
(3) Thành lập sáu phòng chính sách phụ nữ ở 6 bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Bộ Giáo dục, Bộ
Y tế và Phúc lợi, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Lâm nghiệp)
(4) Thành lập các văn phòng về phụ nữ tại các chính quyền địa phương
Bộ Bình đẳng Giới thành lập năm 2001:
-


Xây dựng và thực hiên các chính sách về giới

-

Xây dựng, điều phối, và hỗ trợ các chính sách về gia đình

-

Lên kế hoạch và thực hiện các chính sách về bảo về trẻ em

-

Phân tích và đánh giá các chính sách nhậy cảm về giới

Các chính sách trên đạt được đều có sự đóng góp mạnh mẽ của các tổ chức nghiên cứu, các
tổ chức phi chính phủ, và các phong trào về giới và phụ nữ. Các tổ chức này đóng vai trò
như các đối tác chính của chính phủ để phát triển các chính sách về giới. Có thể nhận thấy
các chính sách về giới và phụ nữ của Hàn Quốc có sự thay đổi từ việc các chính sách mang
tính ứng phó, bị động sang các chính sách chủ động mang tính hỗ trợ, thúc đẩy và tham
gia.


Hiện nay Hàn Quốc đối mặt với thách thức lớn là tỷ lệ sinh đẻ giảm thấp. Nếu những năm
70, tỷ lệ sinh đẻ từ 3.5 - 4.5% thì năm 2005, chỉ còn 1.08% (theo số liệu thống kê của Hàn
quốc).
Về công tác nữ hiện nay có sự phân công cụ thể về vấn đề giới và phụ nữ trong các bộ như
sau:

Bộ Lao động: Cải tiến công tác tuyển chọn, phân công, và thăng tiến về mặt giới
- Ngăn chặn việc bạo hành trong các nơi làm việc


Văn phòng chính phủ: Thực hiện công tác tuyển chọn cán bộ nữ làm việc trong
hệ thống hành chính công theo bắt buộc.


Bộ Giáo dục: Nâng cao năng lực chuyên môn cho phụ nữ


việc

Bộ Lao động: Nâng cao năng lực cho lực lượng lao động nữ khi quay lại làm



Bộ Ngân sách và Kế hoạch: Nâng cao hệ thống chăm sóc trẻ em



Bộ Y tế và Phúc lợi: Hỗ trợ phụ nữ chưa có việc làm


Cục thống kê: Điều tra thống kê về phụ nữ chưa có việc làm, hoặc làm việc dưới
khả năng

Các cơ quan nghiên cứu và cung cấp thông tin số liệu cần thiết cho việc giám sát
và đánh giá việc thực thi các chính sách phát triển, trong đó có các chính sách về giới và
phụ nữ.
Các Viện Nghiên cứu của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau:
-- Viện Phát triển Phụ nữ Hàn quốc, 1983: Chịu trách nhiêm nghiên cứu các vấn đề
về phụ nữ, xây dựng các chính sách về phụ nữ và đánh giá ảnh hưởng của các chính sách,

nghiên cứu định lượng và định tính về chính sách, xây dựng niên giám về phụ nữ.
-- Viện Phát triển Hàn Quốc
-- Viện Nghiên cứu Giáo dục Hàn Quốc
-- Viện Các vấn đề Sức khỏe và Xã hội Hàn quốc
-- Viện Hưu trí Hàn quốc
-- Cục thống kê quốc gia
Theo định kỳ, các khảo sát điều tra được tiến hành là:
-

Khảo sát thống kê xã hội (hàng năm từ thập niên 70)

-

Khảo sát thống kê về sinh đẻ và sức khỏe gia đình

-

Khảo sát thống kê về tình trạng trẻ em

-

Niên giám về giáo dục hàng năm

-

Thống kê về chương trình đào tạo tại các cơ quan


-


Niên giám lao động

-

Các thống kê quan trọng

-

Điểu tra khảo sát hàng năm về sức khỏe và phúc lợi

-

Điều tra khảo sát về hưu trí và sức khỏe cộng đống

Các tổ chức phi chính phủ, các viên nghiên cứu, các trường đại học đều tham gia nghiên
cứu, lấy ý kiến người dân và giúp đỡ hoạt động các nhóm phụ nữ ở các cấp khác nhau. Các
tổ chức này cũng làm việc hợp tác với các tổ chức ở nước ngoài
Các chính sách phát triển của Hàn Quốc đều có các biện pháp đánh giá giám sát việc thực
hiện các chính sách về giới và phụ nữ. Các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện phải sử
dụng các số liệu và thông tin về giới và phụ nữ Hàn Quốc cũng áp dụng bắt buộc có sự
tham gia của phụ nữ vào quá trình xây dựng các chính sách liên quan có ảnh hưởng đến
phụ nữ.
Trong công tác xây dựng chính sách về giới và phụ nữ ở Hàn Quốc, công tác đánh giá và
giám sát thực hiện chính sách rất được coi trọng. Việc tiến hành các công tác này được làm
chuyên nghiệp, theo kế hoạch, tỷ mỉ để phản ánh các lợi ích do các chính sách đem lại cho
phụ nữ. Các kết quả được sử dụng cho việc xây dựng ngân sách cho công tác giới và phụ
nữ và các chương trình tiếp theo
Các bài học trong công tác giới và phụ nữ của Hàn Quốc do Viện Phát triển Phụ nữ Hàn
Quốc đưa ra là:
Sự thiếu hiểu biết về hệ thống đánh giá giữa các cán bộ nhà nước làm việc trong

lĩnh vực này đòi hỏi phải có các chương trình đào tạo về hệ thống đánh giá.
Cần nâng cao hơn nữa sự đối thoại giữa các cơ quan nhà nước để cung cấp các
thông tin và số liệu cần thiết giúp nâng cao sự hiểu biết về giới và phụ nữ.
Khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp và chính sách cho thấy cần có các số
liệu về giới ở các mức thật cụ thể.
Đặc biệt cần thiết áp dụng hệ thống hồi âm từ các đánh giá giám sát nhằm nâng
cao chất lượng của các chính sách và các chương trình.
-

Việc xây dựng ngân sách phải cân nhắc vấn đề giới và phụ nữ.

Các yếu tố chủ chốt giúp thực hiện hiệu quả các chính sách về giới và phụ nữ:
-

Cần ý chí chính trị để thực hiện các chính sách

-

Khung thể chế (các phòng ban ở cơ sở) được xây dựng và thực hiện

-

Nguồn tài chính để thực hiện, giám sát, đánh giá phải sẵn sàng

-

Cần có các chuyên gia sâu về lĩnh vực giới và phụ nữ tham gia

-


Các nguồn số liệu sẵn sàng phục vụ cho công việc đánh giá và giám sát

Cơ chế bắt buộc áp dụng các chính sách và các sáng kiến của hệ thống tư nhân
cần được khuyến khích


-

Việc đánh giá và giám sát phải do bên thứ ba đảm nhiệm

*/ SO SÁNH TƯƠNG ĐỐI VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NỮ TRÍ THỨC GIỮA CÁC NƯỚC MỸ,
HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN, ĐẶC BIỆT CÁC CHÍNH SÁCH TRONG THỜI KỲ TOÀN
CẦU HÓA VÀ TIN HỌC HÓA
Ba nước trên đều coi việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động chính thống như tiêu chí
quan trọng xác định sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới. Sự bình đẳng đó được xác định
theo các cơ hội được học hành, có công ăn việc làm, mức lương trả cho các công việc. Ở
Mỹ và Hàn quốc, không phân biệt ra nhóm nữ trí thức mà phân biệt theo việc phụ nữ tham
gia các ngành nghề khác nhau. Ở Thái Lan, xã hội tri thức được mặc định là xã hội sử dụng
công nghệ thông tin và internet, vì vậy việc đánh giá mức độ sử dụng và tham gia của phụ
nữ vào các ngành nghề này như một tiêu chí đánh giá về sự tiến bộ của phụ nữ.
Ở hai nước Mỹ và Hàn Quốc, việc nghiên cứu một cách hệ thống, bao gồm cả định tính và
định lượng về mọi khía cạnh liên quan đến giới và phụ nữ, được tiến hành bài bản và
chuyên nghiệp. Đặc biệt hệ thống chính sách và các biện pháp đưa ra đều dựa trên kết quả
nghiên cứu và khảo sát. Việc thực hiện các chính sách được giám sát và đánh giá kỹ lưỡng,
tạo nền tảng cho việc xây dựng các chính sách tiếp theo có hiệu quả.
Hệ thống thể chế chính sách về giới và phụ nữ phát triển khá lâu, như Hàn Quốc cũng trải
qua trên sáu mươi năm. Mỗi chính sách đi trước là viên gạch xây dựng các chính sách sau,
tạo nên sự vững chắc của hệ thống.
Các cơ quan chính phủ, các tổ chức dân sự, các tổ chức khoa học hoạt động nghiên cứu về
giới và phụ nữ rất phong phú và dày đặc, bổ xung cho nhau. Riêng về Thái lan, do các

nghiên cứu bằng tiếng Anh khá hạn chế, nên trong khuôn khổ bài này khó phân tích được.
Phụ nữ Mỹ và phụ nữ Hàn đều có tỷ lệ học vấn cao so với thế giới, tuy nhiên việc tham gia
vào công tác khoa học và công nghệ vẫn hạn chế. Cả hai nước vẫn đối mặt với sự bất bình
đẳng giữa nam và nữ khá sâu trong xã hội.
Công nghệ thông tin và toàn cầu hóa mở ra các cơ hội vượt bậc cho phụ nữ để tiến tới sự
bình đẳng thực sự trong công việc và xã hội. Các chính sách về nữ của các nước trên đếu
cân nhắc các khía cạnh này.
*.Những khái niệm công cụ.
*Khái niệm Thái độ:
- Theo Torangeau và Rasinki (1988) cho rằng: Thái độ là những mạng lưới của các niềm
tin liên kết, đan chéo nhau vốn được lưu trữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta và khi được
kích hoạt chúng ta gặp đối tượng của thái độ hoặc vấn đề liên quan.
- Theo Share (1977) Thái độ là một tâm thế ủng hộ hay phản đối với một nhóm đối tượng
nhất định
- Theo nhà tâm lý học xã hội Allport cho rằng thái độ là trạng thái sẵn sang về mặt tinh
thần và thần kinh được tổ chức thong qua kinh nghiệm sử dụng và điều chỉnh hoặc ảnh
hưởng năng động trong phản ứng của các cá nhân với tất cả khách thể và tình huống mà nó
có mối quan hệ2.
2

Tâm lý học xã hội - Trang 46


×