Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những biến đổi trong hình thức tổ chức đám cưới ở miền Bắc nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.24 KB, 12 trang )

Họ và tên: Vũ Diệu Linh
MSSV :10032138

BÀI CUỐI KÌ
MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Đề tài: Những biến đổi trong hình thức tổ chức đám cưới ở miền Bắc nước ta hiện
nay.
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời một con người.Nó
đánh dấu sự gắn kết giữa hai con người khác giới cả về vật chất, tinh thần lẫn thể
xác.Khái niệm hôn nhân được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Với những
người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn nhân như sau: Hôn
nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người khác giới với
nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nòi giống. Còn những người theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: Hôn nhân trước hết là một quy chế xã
hội và sau đó mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Theo quan điểm
của xã hội học thì hôn nhân lại là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nhằm chung sống và cùng nhau có trách nhiệm
xây dựng gia đình. Sự thừa nhận về mặt pháp lý biểu hiện ở giấy chứng nhận kết hôn
do chính quyền địa phương cấp. Tính chất pháp lý còn thể hiện ở chỗ, từ nay cuộc
hôn nhân, cuộc sống gia đình, quyền lợi của vợ chồng, cha mẹ, con cái sẽ được chính
quyền bảo vệ.
Từ sự định định nghĩa trên ta thấy rằng, sự liên kết giữa nam và nữ để thành
vợ thành chồng, thành gia đình là một nhu cầu xã hội, tiếp đến mới là nhu cầu sinh
học. Hay nói một cách khác, hôn nhân không phải do trời cho mà nó xuất hiện và hình
thành trong quá trình phát triển của loài người, và nó cũng biến đổi theo sự văn minh
của con người. Và ở dù bất cứ xã hội nào thì hôn nhân cũng là một mối quan hệ được
xã hội thừa nhận giữa hai người khác giới.
Hôn nhân không phải việc riêng của hai người mà là việc chung của gia đình,
mở rộng ra là giữa hai dòng họ khi chính thức đặt quan hệ thông gia với nhau. Hôn
nhân chứa đựng trong nó những giá trị văn hoá mà từ ngàn đời nay đã được các thế hệ


lưu giữ truyền lại.Và lễ cưới chính là cột mốc đánh dấu quan trọng đầu tiên trong hôn
nhân của mỗi con người, là ngày lễ chính thức để người nam và người nữ trở thành vợ
chồng.Cưới hỏi là một nghi lễ phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh dấu sự
gắn kết của hai con người và bắt đầu một cuộc sống gia đình mới. Mỗi quốc gia, dân
tộc đều có những phong tục tập quán cưới hỏi riêng như là một phần quan trọng trong
bản sắc văn hoá của dân tộc đó. Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đám
cưới là một sự kiện hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, là ngày lễ thiêng liêng và
vui mừng nhất. Có thể khẳng định rằng, từ lâu, việc tổ chức lễ cưới đã trở thành một
phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng người Việt, mà ý nghĩa xã hội
của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hoá. Lễ cưới là ghi
nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ sau quá trính yêu đương tìm
hiểu nhau.Nó chứng tỏ sự thừa nhận của xã hội đối với tình yêu lứa đôi, đánh dấu sự


thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm của hai người.Lễ cưới còn là sự công bố
trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đăng kí kết hôn, bởi sự ra đời
của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.Lễ cưới, bên cạnh
đó, còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để chúc mừng cho hạnh phúc
của cặp vợ chồng trẻ. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm
quen với nhau, tăng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đối với người
Việt Nam, đến với đám cưới là tham gia một sinh hoạt văn hoá lành mạnh của cộng
đồng.
Ở Việt Nam, nghi lễ cưới hỏi truyền thống được đánh giá là tương đối cầu kỳ
và phức tạp.Trải qua gần một thế kỷ với nhiều biến đổi sâu sắc trong xã hội, mô hình
cưới hỏi của người Việt Nam cho tới nay đã có nhiều đổi thay khác biệt.Đặc biệt, sự
giao lưu văn hoá và hoà nhập với thế giới đã mang lại cho nền văn hoá Việt nhiều
điều mới lạ, pha trộn và tổng hoà của những bản sắc truyền thống và hiện đại, trong
đó có cả văn hoá cưới hỏi – hình thức tổ chức đám cưới ở nước ta. Đáng chú ý hơn
nữa là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển của dịch vụ cưới hỏi,
không chỉ là hệ quả của các biến đổi kinh tế - xã hội, mà bản thân nó đã có tác động

không nhỏ tới những thay đổi trong hình thức tổ chức lễ cưới của người dân Việt
Nam.
Thực tế trên đã đem lại không ít những câu hỏi, thắc mắc về sự biến đổi trong
hình thức tổ chức cưới hỏi cũng như nhận thức của người dân về các loại hình đám
cưới ngày nay. Mong muốn giải đáp những vấn đề trên là lý do tôi lựa chọn đề tài:
Những biến đổi trong hình thức tổ chức đám cưới của người dân miền Bắc nước ta
hiện nay.

2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội

-

Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về biến đổi xã hội nhằm tìm hiểu và lý giải
các hiện tượng nghiên cứu.Mọi xã hội, cũng giống như giới tự nhiên, luôn không
ngừng vận động và biến đổi.Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, thực tế
nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn
hoá nào, cho dù có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa, cũng phải tuân theo quy
luật biến đổi này.
Biến đổi xã hội, trong chiều cạnh xã hội học, được hiểu là một quá trình qua
đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội
và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian (Hoàng Bá Thịnh,
1997:275). Biến đổi xã hội có một số đặc điểm sau:
Đây là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội. Điều
này có nghĩa, trong những điều kiện khác nhau, các xã hội biến đổi theo những chiều
hướng khác nhau, với nhịp độ nhanh, chậm khác nhau (Hoàng Bá Thịnh, 1997:277).
Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi chỉ diễn ra trong
một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Nhưng cũng có những biến đổi
kéo dài hàng nghìn năm và để lại tác động sâu sắc. Ảnh hưởng của biến đổi xã hội
khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ và phạm vi của sự biến đổi đó. Những ảnh

hưởng này có thể tích cực cũng có thể tiêu cực (Hoàng Bá Thịnh, 1997).


- Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. Đây là tính hai mặt của

-

-

sự biến đổi. Nói cách khác, những biến đổi xã hội do con người tạo nên đều xuất phát
từ tính tự giác, chủ động của con người, do đó, có thể kiểm soát được. Song, đồng
thời, con người cũng khó lòng kiểm soát ngay chính những biến đổi do bản thân mình
tạo ra. Hơn nữa, những biến đổi xã hội do tự nhiên gây nên lại càng khó kiểm soát
hơn bởi tính phi kế hoạch của thiên nhiên.
Biến đổi xã hội có thể được tiếp cận từ quan điểm tiến hóa, xung đột hoặc theo chu
kỳ. Tuy nhiên, những quan điểm hiện đại gần đây tỏ ra muốn tiến tới một cách tiếp
cận tổng hợp, trong đó biến đổi xã hội được coi là kết quả của sự tương tác phức tạp
giữa nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này có thể
là môi trường vật chất, công nghệ, sức ép dân số, giao lưu văn hóa, xung đột xã hội,…
Trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, một số yếu tố này đôi lúc có thể
ảnh hưởng nhiều hơn một số yếu tố khác.
Biến đổi xã hội có thể được tiếp cận từ quan điểm tiến hóa, xung đột hoặc theo chu
kỳ. Tuy nhiên, những quan điểm hiện đại gần đây tỏ ra muốn tiến tới một cách tiếp
cận tổng hợp, trong đó biến đổi xã hội được coi là kết quả của sự tương tác phức tạp
giữa nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này có thể
là môi trường vật chất, công nghệ, sức ép dân số, giao lưu văn hóa, xung đột xã hội,…
Trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, một số yếu tố này đôi lúc có thể
ảnh hưởng nhiều hơn một số yếu tố khác.
2.2. Lý thuyết xung đột giá trị
Giá trị được xác định là cái có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và

tinh thần (Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXB VH-TT, 1999). Theo đó, giá
trị là một phạm trù thuộc về văn hoá được xã hội chấp nhận và cho là phù hợp; ứng
xử theo giá trị là ứng xử theo cái chung, cái chuẩn mực, ngược lại là không chuẩn
mực và không phù hợp với quan niệm chung của cộng đồng. Giá trị thay đổi theo thời
gian, trong quá trình đó nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột giá trị mới và giá trị cũ.
Đây chính là các xung đột giá trị.
Vận dụng vào đề tài này, ta tạm coi những nghi lễ cổ truyền trong đám cưới
như lễ ăn hỏi, thách cưới,… và quan niệm “các thủ tục cưới hỏi tuy có phức tạp tốn
kém nhưng không được bỏ qua” là các quan niệm, giá trị văn hoá truyền thống và việc
quy định tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới theo khuynh hướng tiết kiệm, đơn giản
là các giá trị của xã hội hiện đại. Mâu thuẫn giữa các giá trị trên đang đóng vai trò là
một nhân tố tạo ra những khó khăn trong việc triển khai thực hiện nếp sống mới hay
cụ thể là việc tổ chức đám cưới trong xã hội nước ta ngày nay.
2.3. Lý thuyết trao đổi của Homans
Theo quan điểm của Homans thông qua các định đề thắng lợi (mọi cá nhân
đều có xu hướng lựa chọn những hành vi mang lại phần thưởng cho mình), định đề
giá trị (kết quả của một hành động càng có giá trị cao thì cá nhân càng có xu hướng
lặp lại hành động đó), mọi cá nhân khi hành động đều lựa chọn các hành động mang
lại phần thưởng cho mình dựa trên các giá trị, các lợi ích, sở thích… của bản thân.
Hành động nào càng được ban thưởng nhiều cá nhân đó càng có xu hướng thực hiện
hành động đó.Tương tự, trong điều kiện kết quả của một hành động càng có giá trị
cao, cá nhân càng có xu hướng lập lại các giá trị đó. Đồng thời trong quá trình lựa


chọn hành động, thông thường cá nhân hành động mà anh ta cho là hợp lí để đạt tới
kết quả mình mong đợi.
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài, việc lựa chọn thực hiện tổ chức đám cưới
theo kiểu truyền thống hoặc hiện đại của người dân là hành động mà theo họ là hợp lí
trong quá trình trao đổi.
2.4. Lý thuyết nhu cầu.

Abraham Maslow (1908 – 1970), một nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây
dựng học thuyết về thứ bậc nhu cầu con người và phát triển thuyết này vào những
năm 50 của thế kỷ XX. Theo Maslow, nhu cầu của con người là một chuỗi liên tiếp
các nhu cầu từ bậc thấp đến các bậc cao hơn.

TỰ THỂ
HIỆN
HIỆN

TÔN TRỌNG
XÃ HỘI
AN TOÀN
VẬT CHẤT

Nhu cầu về vật chất – nhu cầu cơ bản của sự tồn tại: Bậc đầu tiên trong hệ
thống thứ bậc nhu cầu này rất cơ bản, rõ ràng và đặc biệt quan trọng, bao gồm: thức
ăn đầy đủ, nước uống, sưởi ấm, nhà ở và y tế cơ bản. Thiếu nhu cầu này, con người
khó có thể tồn tại chứ chưa nói đến việc có nhu cầu cao hơn.
Nhu cầu an toàn: An toàn là môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát
triển và lành mạnh, thể hiện bằng sự an toàn nghề nghiệp, việc tiếp nhận các dịch vụ y
tế và bảo vệ thân thể.
Nhu cầu xã hội – nhu cầu được công nhận (yêu thương và chấp nhận): Con
người chúng ta theo bản chất, luôn luôn tìm kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu
thương. Nếu không có cảm giác được giao tiếp và quan hệ với mọi người thì chúng ta
khó có thể tồn tại được.
Nhu cầu tôn trọng: Đây là thứ bậc thức tư trong thang bậc nhu cầu của
Maslow. Tôn trọng là sự nhìn nhận đúng đắn về nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức”.
Cũng nên có một sự cân bằng giữa mức độ chúng ta cho phép bản thân tự đánh giá
dựa trên những công nhận hay phê bình từ bên ngoài và những giá trị phát sinh từ bên
trọng mỗi chúng ta.

Nhu cầu tự thể hiện: Bậc cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu
của Maslow có tác động lớn nhất đến sự phát triển tâm lý và là bậc phức tạp nhất. Đó
là nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân –
quá trình tự hoàn thiện mình, có thể nói, là tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho
con người nhằm nâng cao năng lực cá nhân năng lực trí tuệ và phát triển toàn diện
tiềm năng.


3. Các khái niệm công cụ
3.1. Hôn nhân
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), hôn nhân chỉ việc nam nữ
chính thức lấy nhau làm vợ chồng.Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ
biên, 1998), hôn nhân là việc kết hôn giữa nam và nữ.
Trong xã hội học, hôn nhân có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, nó chỉ quá trình
chung sống trong hôn thú của cặp vợ chồng, với nghĩa này, hôn nhân là một thiết chế
gắn liền với thiết chế gia đình. Nghĩa thứ hai tương đối trùng với từ điển tiếng Việt,
chỉ việc kết hôn hay quá trình dẫn đến hôn nhân và hôn lễ như một trong những
nhiệm vụ hết sức quan trọng của gia đình và cá nhân.
3.2. Cưới hỏi – Đám cưới/ Lễ cưới
Theo đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 1998), cưới hỏi là làm
làm các thủ tục và mọi việc có tính nghi lễ để tổ chức đám cưới nói chung. Từ điển
mờ Wikipedia định nghĩa lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn
nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về
cuộc hôn nhân.Với ý nghĩa này, lễ cưới còn được gọi là lễ thành hôn.
Trong phong tục của người Việt Nam, lễ cưới hay đám cưới là đỉnh điểm của
cả quy trình tiến tới hôn nhân. Trước lễ cưới, hai bên gia đình thường tiến hành một
số lễ thức cần thiết nhằm đánh dấu quan hệ của đôi nam nữ và thể hiện trách nhiệm
của hai bên gia đình đối với hôn nhân của con cái, tạo điều kiện để đôi nam nữ chóng
đi tới hôn nhân như lễ chạm ngõ, thách cưới, ăn hỏi, v.v… Quan hệ của đôi nam nữ
lúc này về căn bản là quan hệ tình cảm tự nguyện giữa các cá nhân hoặc giữa hai bên

gia đình.Mối quan hệ dó hoàn toàn có thể thay đổi mà không có bất cứ sự ràng buộc
nào về pháp lý.Khi đôi nam nữ yêu nhau hoặc ưng thuận nhau, họ có thể hứa hẹn sẽ
cưới nhau và trao nhau những vật kỷ niệm.Như vậy là họ đã hứa hôn hay đính hôn.Sự
hứa hôn hay đính hôn của họ có thể không cần bất cần cứ một người thứ ba nào chứng
kiến.Trong lễ cưới, đôi nam nữ được gọi là chú rể và cô dâu.Sau lễ cưới, cô dâu trở
thành vợ và chú rể trở thành chồng.Vợ và chồng tạo thành một quan hệ xã hội mới.
Khác với việc hứa hôn và các nghi lễ trước hôn nhân chỉ là sự thỏa thuận giữa hai cá
nhân hoặc giữa hai gia đình, lễ cưới hay đám cưới là hình thức “công khai hóa” và
“hợp thức hóa” rộng rãi nhất cho sự chung sống chính thức của đôi nam nữ. Ngày
nay, ở nước ta, lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền chính quyền cấp
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
• Hình thức tổ chức.
Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 1998), hình thức có hai
nghĩa: thứ nhất là cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung, và nghĩa thứ hai là cách thức
tiến hành. Tổ chức được định nghĩa là việc sắp xếp bố trí để là cho có trật tự, nền nếp,
hoặc tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào đó.
Trong trường hợp này, hình thức tổ chức đám cưới được xác định là cách thức
tiến hành các công việc mang tính chất chiêu đãi đối với những người tham dự đám
cưới và lưu giữ hình ảnh đám cưới của cặp vợ chồng.
• Dịch vụ - dịch vụ cưới hỏi
Dịch vụ,theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 1998), được
định nghĩa là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng. Trên góc độ kinh tế, dịch vụ


là các chức năng hoặc các nhiệm vụ được thưc hiện mà người ta có cầu và do đó tạo
ra giá cả từ đó hình thành nên một thị trường thích hợp.
Dịch vụ cưới hỏi, được hiểu gần với định nghĩa “dịch vụ” mang tính kinh tế,
nghĩa là những loại hình dịch vụ tổ chức cưới hỏi xuất hiện do người dân có nhu cầu
và tạo ra giá cả, từ dó hình thành nên một thị trường riêng.


4. Giải quyết vấn đề
4.1. Quan niệm và cách tổ chức đám cưới trong xã hội Việt Nam (ở

-

miền Bắc) truyền thống
Việc cưới xin truyền thống tuân theo những phong tục cổ truyền từ xa xưa để
lại, bao gồm hệ thống sáu nghi thức (lục lễ). Đó là:
Lễ nạp thái: nhà trai, nhà gái đính ước với nhau.
Lễ vấn danh: nhà trai hỏi tên, tuổi cô gái để so tuổi xem có hợp nhau không, đồng thời
cũng là buổi để cô dâu chú rể tương lai biết mặt nhau, vì trước đó việc cưới xin chỉ là
chuyện của hai bên gia đình còn đôi trẻ chưa hề gặp gỡ.
Lễ nạp cát: sau khi so tuổi, nếu hợp, nhà trai báo cho nhà gái biết điềm lành để tiếp
tục công việc.
Lễ nạp tệ (hay còn gọi là lễ nạp tài): nhà trai mang sính lễ đến nhà gái ăn hỏi, trong
buổi lễ có bàn đến việc thách cưới và số tiền chi phí cho việc cỗ bàn sau đó.
Lễ thỉnh kỳ: nhà trai báo cho nhà gái đã chọn được ngày lành tháng tốt để chuẩn bị lễ
cưới.
Lễ thân nghênh (lễ nghênh hôn): tức lễ cưới.
Một đám cưới truyền thống của Việt Nam được diễn ra vô cùng cầu kỳ, phức
tạp và được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận ngay từ những bước đầu. Đám cưới chính thức
thường được diễn ra vào buổi chiều theo trình tự các lễ tục từ nhà trai đến nhà gái như
sau:
+ Lễ xin dâu.
+ Lễ đón rước dâu.
+ Tục chăng dây, đóng cổng làng, cổng ngõ.
+ Lễ rước và đón dâu.
+ Lễ cưới bên nhà trai.
+ Lễ gia tiên.
+ Tiệc mừng (ăn uống).

+ Lễ nhập phòng.
Sau lễ cưới, vẫn còn có một nghi lễ không thể thiếu và rất quan trọng đối với
quan niệm của người Việt Nam, đó chính là lễ lại mặt: Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng
đưa nhau về thăm cha mẹ vợ, lễ vật gồm 1 mâm xôi, 1 thủ lợn, 1 chai rượu và cau
trầu. Đi cùng có bố mẹ chồng, 1 vài người con cháu trong gia đình đi để mang lễ vật.
Bố mẹ nhận lễ thắp hương cúng tổ tiên.Nhà gái làm cỗ sẵn mời nhà trai.
Nhìn chung, toàn bộ các nghi lễ này là bắt buộc trong việc dựng vợ gả chồng
và nó cần phải được ghi nhớ trong mọi cuộc hôn nhân.Một số nghi thức, xét trên khía
cạnh nào đó cũng thể hiện được những ý nghĩa tâm linh nhất định.Nó thể hiện được
bản sắc dân tộc của con người Việt Nam.Đối với người Việt Nam truyền thống, đám
cưới là một dịp thể hiện nề nếp, gia phong hoặc sự danh giá và phú quý của gia đình,
ngoài ra đó còn là dịp để xum họp gia đình, gặp mặt họ hàng. Đây là nhu cầu tất yếu


của mỗi cá nhân, sau các nhu cầu cơ bản ăn no mặc ấm, cá nhân có nhu cầu được thể
hiện bản thân, ở đây là nhu cầu được đánh dấu một sự kiện trọng đại nhất trong cuộc
đời – kết hôn và thành lập gia đình mới. Sở dĩ có nhiều thủ tục rườm rà là do mỗi gia
đình đều mong muốn sẽ có được con dâu – con rể hợp tuổi, môn đăng hộ đối, sinh
được nhiều con cháu sau này để nối dõi tông đường, vẹn toàn về mọi mặt. Người xưa
có niềm tin tuyệt đối vào tâm linh, bói toán, nên việc lựa chọn, suy tính mọi thứ cho
việc kết hôn của con cái là hết sức kỹ càng, cẩn thận, âu cũng là nhu cầu chính đáng,
với niềm mong ước gia đình hạnh phúc, con cháu sum vầy. Theo lý thuyết trao đổi, cá
nhân chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí lớn, có thể nói là dành tối đa kinh tế của bản
thân để chi trả cho lễ cưới, mong muốn sẽ nhận được sự kính nể của mọi người, lời
chúc phúc cũng như quà mừng của người thân. Đây là một quá trình dài cẩn thận tính
toán chi tiết và tốn khá nhiều công sức, song mỗi cá nhân cũng đều lường trước được
“phần thưởng hoặc hình phạt” mà mình sẽ có thể nhận được. Bên cạnh đó, đám cưới
đã trở thành một hình thức văn hoá cộng đồng, có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc
củng cố tinh thần cộng đồng, chính vì thế mà cỗ cưới là một phần có thể nói là quan
trọng nhất và không thế thiếu được trong mỗi đám cưới của người Việt, dù cho hoàn

cảnh gia đình như thế nào thì mỗi một lễ cưới đều phải có đầy đủ mâm cao cỗ đầy.
Những năm đầu thế kỷ, cỗ cưới thường được tiến hành quy mô với số lượng mâm
tương đối lớn, người xưa quan niệm “việc ăn chung không chỉ có ý nghĩa thoả mãn
nhu cầu sinh học mà còn như một cơ hội để tăng cường sự cố kết cộng đồng” (Lê
Ngọc Văn, 2000:20). Qua đây, ta có thể thấy việc cưới xin xưa không chỉ liên quan
đến cô dâu, chú rể mà còn là công việc của cả gia đình và họ tộc. Hôn nhân truyền
thống ở Việt Nam là hôn nhân trước hết vì quyền lợi của gia tộc (1. Xác lập quan hệ
giữa hai gia tộc; 2. Là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát
triển nguồn nhân lực), sau đó phải đáp ứng quyền lợi của làng xã (cỗ cưới là một hình
thức củng cố tinh thần cộng động làng xã), và cuối cùng, khi các quyền lợi của cộng
đồng đã được đáp ứng, lúc ấy hôn nhân mới mang nghĩa đáp ứng nhu cầu riêng tư
(Trần Ngọc Thêm, 1999:143-146). Hơn nữa, tính chất quyết định của gia đình đối với
hôn nhân trong thời kì này là một đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng tới hình thức tổ
chức đám cưới.Khi hôn nhân được quyết định hoàn toàn bởi gia đình hay bởi cá nhân
với sự trợ giúp của gia đình thì các nghi thức truyền thống có xu hướng được thực
hiện một cách đầy đủ, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi cá nhân trong gia đình
(Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012:170).
Qua các tục lệ hôn nhân cổ truyền của người Việt cho thấy vị trí quan trọng
của hôn nhân trong cuộc đời mỗi người nói riêng và đời sống văn hoá của làng xã
người Việt hàng ngàn năm qua.Lễ thành hôn của người Việt xưa mang đậm tính chất
phong kiến, chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và các lễ giáo phong kiến của
Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chủ yếu ảnh hưởng tới vùng thị thành và tầng lớp trên, còn
vùng nông thôn và tầng lớp bình dân vẫn giữ được nét truyền thống và chính điều đó
đã làm lên phong tục tập quán, nếp sống, là biểu trưng của bản sắc dân tộc, giá trị
truyền thống văn hoá của người Việt.

4.2.

Những biến đổi trong hình thức và quan niệm cưới hỏi trong xã
hội Việt Nam (miền Bắc) hiện đại



-

Xã hội biến đổi và ngày một phát triển đã kéo theo những thay đổi không nhỏ
trong hình thức tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Nhìn chung sự thay đổi lớn nhất so với
trước là nhiều “hủ tục” cổ truyền đã được bãi bỏ, nhiều tục lệ được cải tạo, với xu
hướng phục hồi trở lại hình thức cưới xin truyền thống trong môi trường văn hoá mới,
xã hội mới và dân trí cao. Các tập tục hôn nhân mới tiếp tục hình thành trên nền tảng,
sự kết hợp giữa tinh thần dân tộc và tính thời đại. Cách tổ chức hôn lễ ngày nay có sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, theo chiều hướng “nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghi thức, nghi lễ cưới ở miền Bắc trước kia có quy định rất nghiêm ngặt hơn
cả những vùng miền khác, song trải qua một thời gian nay nghi thức đó cũng đã thay
đổi và đơn giản hoá dần theo sự tiến bộ của xã hội, nhờ đó việc tổ chức một đám cưới
cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, khác biệt hơn so với trước đây.
Thay đổi về nghi lễ
Nếu như một đám cưới truyền thống ngày xưa phải đẩm bảo đầy đủ sáu nghi
lễ cầu kỳ, công phu, thì nay đã được rút bớt chỉ còn lại ba lễ tục cơ bản – là những
nghi lễ không thể thiếu đã trở thành một phần của văn hoá cưới hỏi Việt Nam. Đó là:
Lễ nạp thái  lễ chạm ngõ.
Lễ nạp tệ  lễ ăn hỏi.
Lễ thân nghinh  lễ cưới.
Mặc dù lễ nạp thái vẫn được giữ nguyên nhưng ý nghĩa của nó đã thay
đổi.Không cần phải có sự mai mối của bất cứ ai, trai gái được tự do tìm hiểu và lựa
chọn thời gian để hai gia đình gặp nhau. Tuy nhiên, trải qua bao năm tháng, gia đình
vẫn giữ một vị trí trung tâm quan trọng trong việc hệ trọng này. Bởi mỗi cá nhân đều
hiểu rằng được gia đình lo liệu cho đám cưới của mình vẫn là hạnh phúc mà mọi
người không phải ai cũng có được, đó vẫn là một giá trị được trân trọng một cách đặc
biệt.

Trong đề tài nghiên cứu vềNhững biến đổi phong tục và nghi lễ liên quan
đến việc cưới hỏi ở Hà Nội…đã đưa ra số liệu minh chứng cho mức độ thực hiện các
nghi lễ cưới hỏi như sau:
Bảng 3: Mức độ thực hiện các lễ cưới xin.
Các nghi lễ
Có thực hiện
Lễ xem mặt
15,5
Lễ dạm ngõ
69,8
Lễ ăn hỏi
86,9
Lễ xin dâu
77,7
Lễ cưới
99,3
Lễ lại mặt
52,1
Lễ khác
1,0
(Nguồn: Những biến đổi phong tục và nghi lễ liên quan đến việc cưới hỏi ở Hà Nội)
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên có thể thấy các nghi lễ cưới xin truyền thống
vẫn tiếp tục được duy trì ở những mức độ khác nhau, trong đó cao nhất là lễ cưới
(chiếm 99,3%), tiếp sau là lễ ăn hỏi (86,9%), mức độ thực hiện lễ xin dâu cao hơn lễ


chạm ngõ với mức độ tương ứng 77,7% và 69,8%. Cuối cùng thấp nhất là lễ xem mặt
với 15,5%.
Theo đó, cũng cùng đề tài nghiên cứu, tác giả đã phân chia mức độ thực hiện
cac nghi lễ cưới xin theo nhóm khu vực cư trú, giới tính, độ tuổi, và năm kết hôn để

chỉ rõ xu hướng tổ chức đám cưới hiện nay.
Bảng 4: Nghi lễ cưới xin theo nhóm xã hội (%)
Các nhóm xã hội
Lễ xem mặt Dạm ngõ
Ăn hỏi Xin dâu
Cưới
Nội thành
18,8
69,3
89,3
74,3
98,5
Giáp
nội
Khu vực
14,5
67,9
84
76,9
99,7
thành
cư trú
Xa
nội
14,4
72,9
87,3
81,9
99,5
thành

Nam
11,8
68
87,2
79
99
Giới tính
Nữ
18,9
71,7
86,6
76,8
99,4
Dưới
40
21,7
80,3
93,4
90,2
100
tuổi
41 – 50 tuổi 16,3
74,4
91,2
82,7
99,2
Độ tuổi
51 – 60 tuổi 10,5
63,3
83,1

73,4
99,2
61 tuổi trở
12
51,4
72,4
52,9
98,1
lên
1945 – 1975 12,6
57,1
74,2
60,4
98,8
1976 – 1986 13,1
65,9
85,2
76,8
99,7
Năm kết 1987 – 1994 16,2
75,8
90,8
83,3
99,2
hôn
1995 – 2004 22
77,5
95,8
88
99

80,4
2005 – 2010 31,1
94,1
91,6
100
(Nguồn: Những biến đổi phong tục và nghi lễ liên quan đến việc cưới hỏi ở Hà Nội)
Theo bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy mức độ thực hiện các nghi lễ cưới
xin có sự khác biệt nhất là giữa các nhóm tuổi và năm kết hôn.Nhóm tuổi càng trẻ và
năm kết hôn sau thời kỳ đổi mới thì mức độ thực hiện càng cao. Sở dĩ có sự khác biệt
này là bởi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, mọi người đều được trang bị học
vấn đàng hoàng, nên có nhận thức cao và có điều kiện để tổ chức một đám cưới tốt
nhất có thể, và từ đây các đám cưới cũng ngày càng được chú trọng hơn về hình thức,
chất lượng của các nghi lễ.
Tuy nhiên, dù có thay đổi hay giản hoá đến đâu, đám cưới của người Việt vẫn
phải giữ được ba nghi lễ quan trọng này. Đây là điều dễ hiểubởi, áp dụng lý thuyết
xung đột, đây là các quan niệm, giá trị văn hoá truyền thống đã được bảo tồn và phát
huy qua bao đời nay, sự du nhập của văn hoá phương Tây tuy đã làm cho các phong
tục ấy trở nên đơn giản và ngắn gọn hơn, phù hợp với sự thay đổi của xã hội, song
vẫn không thể xoá bỏ được hoàn toàn quan niệm, suy nghĩ của người Việt Nam ngàn
đời nay vốn có đời sống tâm linh phong phú về tầm quan trọng của một lễ cưới, do đó
mà nó vẫn phải được tiến hành theo cách mà nó vốn có.
Thay đổi về sính lễ
Không chỉ cắt bỏ một số thủ tục tổ chức cưới hỏi, ngay cả đồ sính lễ trong đám
cưới cũng được đơn giản hoá đi rất nhiều. Sự thay đổi này theo ý kiến của đại đa số

Lại mặt
60,3
49,9
46,2
48,1

55
66,8
57,3
42,3
29,5
34,2
48,3
63,2
56
52,3


người dân là “tiến bộ hơn” và “hiện đại hơn”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi này là do nhà gái hiểu rõ đây là một gánh nặng cho con gái mình sau này,
nếu đòi hỏi quá khả năng đáp ứng của nhà trai thì không ai khác con gái họ sẽ phải là
người chịu trả nợ (báo ứng). Đây là một minh chứng tiêu biểu cho lý thuyết trao đổi
của Homans, con người, ở đây là gia đình nhà gái, đã biết tính toán, lường trước được
thưởng/ phạt sẽ nhận được khi quyết định đưa ra hành động cụ thể.
Thay đổi về hình thức tổ chức đám cưới
Hình thức tổ chức đám cưới trong xã hội Việt Nam hiện đại có sự thay đổi
đáng kể so với thời kỳ trước. Nơi diễn ra đám cưới nếu như trước đây chỉ được phép
trong phạm vi nhà riêng, thì nay địa điểm đã mở rộng ra ở các khách sạn hoặc hội
trường lớn. Khi đến dự đám cưới, khách mời thường mang theo quà cưới mừng cô
dâu, chú rể, có thể là phong bì tiền hoặc những vật dụng trong gia đình. Lễ cưới ngày
nay đã gói gọn lại chỉ trong một ngày, vào buổi trưa hoặc chiều tối.Buổi sáng hay
buổi trưa, nhà trai và nhà gái mới khách đến dự một bữa cơm thân mật tại nhà.Buổi
chiều, nhà trai đến nhà gái xin dâu vào một giờ tốt đã được lựa chọn cẩn thận từ trước,
rồi cô dâu chú rể lễ tổ tiên.Tiếp đó, tất cả mọi người đến hội trường – nơi tổ chức bữa
tiệc ngọt, hoặc đến một nhà hàng hay khách sạn lớn để ăn tiệc mặn. Ngày nay, tiệc
mặn là hình thức tổ chức chủ yếu trong đám cưới, ở thành thị, đặc biệt, tiệc mặn được

nấu nướng và bày biện theo phong cách rất tây, vẫn đủ mười món nhưng lại gọn nhẹ,
đơn giản. Người thành thị giờ đây đi ăn cưới chủ yếu là mừng cho cô dâu chú rể, chứ
không còn quan trọng chuyện ăn uống như ngày xưa, vì vậy mà bàn tiệc cưới đã phần
nào giản tiện đi khá nhiều. Theo thống kê được lấy từ đề tài nghiên cứu Những biến
đổi phong tục và nghi lễ liên quan đến việc cưới hỏi ở Hà Nội, tiệc mặn là hình
thức chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 80% trong các nhóm được hỏi. Tiệc ngọt chiếm tỷ lệ
rất nhỏ, cao nhất là 22,9% ở những người tái hôn ở độ tuổi 60 trở lên.Ngoài ra, các
hình thức khác như trà thuốc, báo hỷ hầu như không diễn ra. Sự khác biệt rõ rệt nhất
trong việc tổ chức đám cưới theo các hình thức này vẫn là ở các nhóm tuổi, những
người 40 tuổi trở xuống có tỷ lệ tổ chức tiệc mặn cao nhất (96,8%), giảm dần ở các
nhóm tuổi khác.
Bảng 5: Hình thức tổ chức đám cưới.
Các nhóm xã hội
Nội thành
Khu vực Giáp
nội
cư trú
thành
Xa nội thành
Nam
Giới tính
Nữ
Dưới 40 tuổi
41 – 50 tuổi
Độ tuổi
51 – 60 tuổi
61 tuổi trở
lên
Năm kết 1945 – 1975
hôn

1976 – 1986

Tiệc mặn
78

Tiệc ngọt
17

Trà thuốc
4,3

Báo hỷ
0

Chỉ đăng kí kết hôn
0,8

89,2

6,8

3,5

0

0,5

89,1
85,1
85,7

96,8
96,2
80,6

5,0
8,8
3,5
2,0
6,0
14,5

5,5
5,7
3,5
1,2
3,0
4,0

0,2
0
0,1
0
0,3
0

0
0,2
0,6
0
0,5

0,8

63,3

22,9

12,9

0

0,5

67,5
81

21,3
12,3

10,4
6,1

0
0

0,4
0,6


1987 – 1994 94,2
3,6

1,7
0
0,6
1995 – 2004 96,2
3,1
0
0,5
0,6
2005 – 2010 99,3
0,7
0
0
0
(Nguồn: Những biến đổi phong tục và nghi lễ liên quan đến việc cưới hỏi ở Hà Nội)
Điều này có thể lý giải dựa vào nhu cầu của cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xã hội hiện đại với nền kinh tế phát triển, thúc đẩy nhu cầu của
con người lên cao hơn, vì vậy mà ai cũng muốn và cũng có điều kiện để tổ chức đám
cưới thật linh đình, vừa thể hiện được bản thân, hãnh diện với bạn bè người thân, vừa
thoả mãn mong muốn của bản thân, và chia vui với mọi người ngày vui chỉ có một lần
duy nhất trong cuộc đời. Hơn nữa, đây cũng là “phần thưởng” mà cá nhân nhận được
khi đầu tư hết tài lực vào việc tổ chức lễ cưới của mình.

5. Xu hướng của đám cưới trong thời đại ngày nay và trong tương lai
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, hình thức tổ chức đám cưới có sự thay đổi
đáng kể so với ngày xưa, theo xu hướng biến đổi và phát triển của xã hội và ảnh
hưởng của văn hoá ngoại lai. Tuy vậy phong tục cưới hỏi trên thực tế căn bản vẫn giữ
nguyên vài nghi lễ truyền thống xưa như đính hôn, ăn hỏi, cưới.So với hôn nhân
truyền thống, các nghi lễ của một đám cưới cũng có sự thay đổi lớn trong thời đại
ngày nay, nhưng vẫn dựa trên nền tảng của các nghi lễ hôn nhân truyền thống. Xu
hướng đối với trong thời đại ngày nay là xoá bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan,
đơn giản hoá các tục lệ, để phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình. Khi

hôn nhân được quyết định hoàn toàn bởi gia đình hay bởi cá nhân với sự trợ giúp của
gia đình thì các nghi thức truyền thống được thực hiện một cách đầy đủ. Sự tham gia
của các thiết chế xã hội dẫn đến xu hướng giảm thiểu hoặc đơn giản hoá lễ nghi thủ
tục (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012:170). Áp dụng lý thuyết xung đột ở đây, các cá
nhân, đặc biệt là những người trẻ, đều đang có suy nghĩ tổ chức một đám cưới hiện
đại nhanh gọn nhưng đầm ấm vui vẻ, song lại không thể từ bỏ được nguồn cội, truyền
thống của dân tộc mình.
Trong đám cưới ngày nay có thiếp mời, trao nhẫn, tiệc đứng… lễ xin cưới và
dẫn cưới cũng như truyền thống nhưng riêng vật thì ít hơn.Sau đám cưới thường có
tuần trăng mật cho tân cô dâu và chú rể. Trong tương lai các dịch vụ cưới hỏi sẽ xuất
hiện nhiều hơn nhằm phục vụ nhu cầu ngày một tăng cao của người dân có điều kiện
khá giả, mong muốn có một lễ cưới hoành tráng, hạnh phúc, vui vẻ, hãnh diện với bản
thân và mọi người.
Đám cưới là một sự kiện trọng đại, lành mạnh cho hai người, là sự cảm ơn cha
mẹ, nhưng trong thời đại ngày nay, và có thể là trong tương lai nữa, lại xuất hiện một


tư tưởng tiêu cực. Đó là người ta đã lợi dụng vào đám cưới và cho đó là một dịp để họ
có cơ hội khoe khoang của ải, uy thế gia đình, đòi nợ, trả nợ… làm nảy sinh một tâm
lý dở khóc, dở cười: người ta cảm thấy sợ hãi, lúng túng khi có giấy mời đi ăn cưới
đặc biệt là vào mùa cưới với sự dồn dập của các thiếp cưới.
Nhà nước ta đang tìm kiếm một mô hình đám cưới mới lành mạnh, vừa tiên
tiến, hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc và không mất đi ý nghĩa truyền thống. Nói
cách khác, một hôn lễ Việt Nam thời nay và tương lai nữa phải bảo lưu và phát huy
các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời phải gọn nhẹ, đơn giản, phù hợp với điều kiện
kinh tế cũng như nhu cầu của từng gia đình, tránh xa sự xa hoa lãng phí để tránh khỏi
một hậu quả xấu là sau mỗi đám cưới là những món nợ chồng chất.
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Văn (4-2012), Những biến đổi phong tục và nghi lễ liên quan đến việc cưới

hỏi ở Hà Nội, Báo Giáo dục và Giới số 22.
2. Đàm Thu Hằng (9-2006), Những biến đổi trong hình thức tổ chức đám cưới ở vùng
ven đô và quan niệm của người dân ở đây đối với các dịch vụ cưới hỏi hiện nay, Báo
cáo thực tập Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

3. Lê Thái Thị Băng Tâm (2012), Xã hội học Gia đình.
4. Minh Đường (2010), Nghi lễ hôn nhân, NXB Thời đại.



×