Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG: Gia đình và thân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.92 KB, 9 trang )

Gia đình và Thân tộc
I/ Gia Đình
Khái niệm: Gia đình là một trong những tổ chức cơ bản trong đời sống cộng
đồng của con người, một thiết chế xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát
triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
giáo dục… giữa các thành viên.
Các hình thái gia đình
 Hình thái gia đình được phân chia theo đặc tính khác biệt về cấu trúc, thành
phần và hình thức cư trú
 Gia đình huyết tộc: QHHN xây dựng theo thế hệ tạo thành nhóm hôn nhân
nhất định mà chỉ trong giới hạn đó mới cho phép quan hệ tính giao (cấm
QHTG trực hệ)
 Gia đình Punaluan: QHTG hạn chế hơn GĐ huyết tộc (cấm QHTG trực hệ
và giữa AET với CEG trong cùng 1 gia đình)
* Trong chế độ quần hôn: không xác định được cha của đứa trẻ/vai trò của
PN trong xh rất lớn: LĐ, qđịnh vấn đề quan trọng  thị tộc mẫu quyền
 GĐ đối ngẫu:
 thu hẹp phạm vi tính giao trong nhóm [cấm giữa AET và CEG do
cùng 1 mẹ sinh ra  cấm ACE họ hàng chú bác và những người họ
hàng xa khác]
 Trong GĐ đối ngẫu: mỗi người đàn bà, hoặc người đàn ông chọn cho
mình một người đàn ông và người đàn bà khác làm “vợ -chồng” hay
gọi là hôn nhân theo từng cặp.
 HN đối ngẫu chưa tồn tại là 1 đơn vị kinh tế độc lập, chỉ là đơn vị hôn
phối  thị tộc vẫn là đơn vị kt toàn bộ.
1


 GĐ một vợ một chồng:
 HN 1 vợ 1 chồng: dựa trên cơ sở kt là xuất hiện chế độ tư hữu  GĐ
đối ngẫu trở thành 1 đơn vị kt độc lập trong thị tộc





chế độ thị tộc

tan rã.
 gia đình gia trưởng
 gia đình cá thể: con lấy họ cha, thừa kế tài sản của người cha





mẫu quyền thay thế = CĐ phụ quyền
 một vợ một chồng chỉ đối với đàn bà, không đối với đàn ông
 Gia đình hạt nhân
 Tổ chức theo QH giữa vợ chồng và các con
 Kiểu GĐ gắn chặt với đơn vị độc lập
 có tính năng động và di chuyển  phù hợp với xh săn bắt, hái lượm,
xh CNH
 Gia đình mở rộng
 Đa dạng hơn về thể loại so với gia đình hạt nhân
 Dựa trên cơ sở QH họ hàng hoặc huyết thống được mở rộng từ ba thế hệ
trở lên, gồm con cháu của họ sống trong một ngôi nhà và dưới quyền của
một người đứng đầu.
 Có sự gắn kết bền chặt về QH họ hàng và dòng máu
 Tổ chức dưới dạng GĐ mẫu hệ (Ê-đê, Gia rai…), GĐ phụ hệ (Kinh, Hoa,
Hmong, Dao…)
CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH
1. Chức năng sản xuất ra con người

 Chức năng cơ bản
2


 Tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng và nâng cao thể lực, trí lực đảm
bảo tái sản xuất nguồn lao động cho xã hội
 Hoạt động sinh đẻ con người: xuất phát từ nhu cầu tồn tại của con người và
xh, đáp ứng nhu cầu tự nhiên chính đáng của con người
2. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
 Chức năng cơ bản của gia đình
 Hoạt động kinh doanh, tiêu dùng của gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn,
mặc, ở, đi lại của các thành viên trong gia đình
 Tạo tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống xã hội của gia đình
3. Chức năng giáo dục
 Nội dung GD toàn diện, bao gồm:
 tri thức
 kinh nghiệm
 đạo đức và lối sống
 nhân cách
 thẩm mỹ
 ý thức cộng đồng
 Phương pháp đa dạng / nêu gương, thuyết phục
 Là bộ phận và có qh hỗ trợ, hoàn thiện cho gd nhà trường và xã hội
 Là thành tố của GD XH nói chung
4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm-sinh lý, tình cảm của gia đình
 Đặc biệt quan trọng, tạo khả năng thực tế xd GĐ hạnh phúc
 Hiểu biết, cảm thông, chia sẻ, đáp ứng nhu cầu tâm-sinh lý vợ và chồng, cha
mẹ và con cái  sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần
3



 Tạo tiền đề cần thiết cho thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình
và xã hội
II/ Thân tộc
 Con người trong tất cả các xã hội trên thế giới sống trong một mạng lưới các
mối quan hệ xã hội. Mỗi người đều tự coi mình có mối liên hệ với một số
người theo những cách khác nhau, đồng thời không có liên hệ gì với một số
người khác.
 Các nhà nhân học coi sự kết nối xã hội giữa một số người với nhau trong xã
hội là mối quan hệ hay quan hệ xã hội. Trong một xã hội, có rất nhiều loại
quan hệ xã hội, dựa trên các thể loại khác nhau: bạn bè, tình yêu, hôn nhân,
dòng tộc, cư trú, nghề nghiệp, v.v. Một trong các mối quan hệ xã hội quan
trọng nhất là quan hệ thân tộc, vốn đã được các nhà nhân học quan tâm
nghiên cứu từ thế kỷ 19 khi ngành nhân học mới ra đời.
Khái niệm thân tộc
 Thân tộc được định nghĩa là các mối quan hệ giữa con người với nhau dựa
trên cơ sở huyết thống và hôn nhân. Nghĩa là quan hệ thân tộc có hai loại,
một loại được thiết lập trên cơ sở hôn nhân (vợ với chống) và một loại được
thiết lập trên cơ sở huyết thống (bố mẹ và con cái, v.v.).
 Trong các xã hội khác nhau, quan hệ thân tộc có vai trò không giống nhau
trong việc tạo nên cơ sở cho các cấu trúc xã hội, kinh tế và chính trị.
 các quan hệ thân tộc nhìn chung bao hàm ý tưởng về các quyền lợi và bổn
phận giữa những người có quan hệ thân tộc với nhau. Một số quyền lợi này
được thể hiện trong luật pháp của nhà nước, chẳng hạn như khi một người
mất đi mà không để lại di chúc thì ai sẽ được thừa hưởng tài sản của người
đẫ mất.
4


 thân tộc không chỉ bao gồm các mối quan hệ thông qua máu mủ, hôn nhân,

các quyền và nghĩa vụ, mà nó còn bao hàm các ý tưởng văn hóa về việc con
người được sinh ra như thế nào, ý nghĩa và bản chất của các mối quan hệ của
một người với những người khác trong xã hội
 Bên cạnh khái niệm thân tộc còn có hàng loạt các thuật ngữ về thân tộc mà
chúng ta cần chú ý, như: Dòng tộc, hôn nhân, gia đình.
 Quan hệ thân tộc không chỉ có ở con người mà còn tìm thấy ở nhiều loài
động vật. Các nghiên cứu nhân học về các loài linh trưởng, đặc biệt là ở tinh
tinh, cho thấy nhiều bằng chứng về sự nhận biết họ hàng của chúng và
những kẻ không thuộc họ hàng trong các loài vật này. Loài tinh tinh thường
nhận biết và ứng xử với họ hàng của chúng khác với những con tinh tinh
không thuộc cùng thân tộc. Nhưng chúng nhận biết họ hàng của mình như
thế nào, hay nói cách khác bằng cách nào mà chúng nhận biết được họ hàng
của mình, đang còn là vấn đề bỏ ngỏ đối với chúng ta.
Mã thân tộc
 Nghiên cứu về thân tộc là một trong các vấn đề thú vị trong nhân học. Để
tiến hành nghiên cứu của mình, các nhà nhân học đã mã hóa các biểu tượng
thân tộc nhằm sơ đồ hóa các mối quan hệ thân tộc phức tạp trong các xã hội
được nghiên cứu.
Cấu trúc thân tộc
 Tài liệu dân tộc học hiện có cho chúng ta thấy một số nhóm dòng tộc sau:
Dòng phụ hệ, dòng mẫu hệ và một số dòng tộc ít phổ biến khác.
 Nhóm dòng tộc có vị trí quan trọng trong hầu hết các hệ thân tộc. Một nhóm
dòng tộc bao gồm những người có chung bản sắc và cùng có một nguồn gốc
tổ tiên
5


Quan hệ thân tộc theo đằng cha
 Hình thức dòng tộc này bao gồm đặt tên họ theo cha, thừa kế cho con trai,
cư trú bên nhà chồng, v.v. Trong các xã hội có dòng tộc phụ hệ, nam giới có

vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo. Các tài liệu dân tộc
học cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa dòng phụ hệ và hình thức cư trú
bên nhà chồng. Linda Stone lý giải điều này bằng cách cho rằng kiểu cư trú
đằng nhà chồng quy định dòng tộc phụ hệ
 Một trong những chức năng chính của dòng phụ hệ được nhiều nhà nghiên
cứu đồng thuận là nhằm giữ gìn tài sản do nam giới sở hữu & quản lý. Đây
là hình thức dòng tộc phổ biến nhất trên thế giới.
 Trong các XH có quan hệ dòng tộc phụ hệ, dòng họ thường là các nhóm lâu
bền, chặt & cố kết cao. Tham gia vào dòng họ tạo các cá nhân những vị trí &
vai trò nhất định trong nhóm thân tộc. Kể cả khi đã kết hôn & chuyển cư đi
nơi khác, các địa vị & vai trò đó vẫn không mất đi. Đôi khi, hình thức nhận
con nuôi cũng xảy ra.
Quan hệ dòng tộc theo đằng mẹ
 Có các hình thức mẫu hệ khác nhau. Trong một số ít xã hội, dòng tộc mẫu hệ
bao gồm cả việc nối dõi theo đằng mẹ, cư trú bên đằng vợ & thừa kế cho
người con gái (hay cho con trai của người chị gái). Trong nhiều trường hợp
khác, đây chỉ đơn thuần là sự nối dõi theo đằng mẹ mà thôi. Người đàn ông
vẫn có quyền lực kinh tế lớn, có địa vị xã hội & chính trị quan trọng trong
gia đình cũng như ngoài xã hội, có quyền thừa kế. Không có bằng chứng nào
cho thấy trong các xã hội dòng tộc mẫu hệ, phụ nữ nắm giữ các vị trí quan
trọng về quyền lực chính trị, kinh tế, tôn giáo như kiểu xã hội theo dòng phụ
hệ

6


 Các nhóm dòng tộc khác, gồm có hình thức dòng tộc nổi bật nhất là dòng tộc
lưỡng tuyến. Trong kiểu dòng tộc này, một cá nhân thừa nhận quan hệ máu
mủ họ hàng với cả đằng cha và đằng mẹ. Con cái, dù trai hay gái, đều được
thừa kế một cách công bằng. Như vậy, cùng một lúc, một cá nhân thuộc về

hai nhóm: nhóm đằng cha và nhóm đằng mẹ.
Chức năng của thân tộc
 Các nhà nhân học thu thập các thông tin chi tiết về thân tộc & gia đình ở
hàng trăm nền VH khác nhau. Dù các quan hệ thân tộc cụ thể khác nhau,
mục tiêu của thân tộc hầu như giống nhau trên toàn thế giới.
 Như chúng ta biết, thân tộc là kết qủa của các mối quan hệ huyết thống và
hôn nhân phức tạp của mỗi xã hội; vì thế, thân tộc quy định cách ứng xử của
con người với nhau trong một xã hội.
Hai cách phân tích chức năng của thân tộc
I/ Cách một là xác định 3 chức năng chính đối với các thành viên trong một xã
hội.
 Chức năng thứ nhất: thân tộc có chức năng tập hợp con người trong xã hội
thành các nhóm, gọi là các nhóm thân tộc, hay chính xác hơn là các tổ chức
thân tộc.
 Chức năng thứ hai: thân tộc điều chỉnh ứng xử của các thành viên trong xã
hội. Vì mỗi cá nhân trong xã hội đều phải ứng xử phù hợp với vai của mình
trong xã hội & đặc biệt là trong một tổ chức thân tộc.
 Ứng xử theo vai trò là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tầp lớp, giai cấp trong
một hệ thống thân tộc. Chẳng hạn, người mẹ đẻ là người phụ nữ đã sinh con,
có vai trò đối với con mình khi còn trẻ là phải chăm sóc, thương yêu. Ngược

7


lại, người con có vai trò là: kinh trọng, thương yêu & chăm sóc mẹ khi về
già.
 Một khía cạnh khác của chức năng này là thân tộc quy định ứng xử của con
người liên quan đến địa vị của một cá nhân trong xã hội. Bạn sinh ra trong
một nhóm thân tộc, & dĩ nhiên bạn sẽ có một vị trí trong nhóm đó. Các nhà
nhân học gọi đây là địa vị được gán cho. Các hình thức địa vị được gán cho

khác liên quan đến giới tính, tuổi, tộc người, v.v. VD: trong hầu hết các nền
VH, một cá nhân xuất thân từ một gia đình giàu có thể được xã hội đối xử
khác với một cá nhân xuất thân trong một gia đình nghèo;
 Chức năng thứ ba: quan hệ thân tộc đảm bảo an ninh cho các thành viên của
một nhóm thân tộc. An ninh này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: cho vay tiền khi cần, chia sẻ lương thực thực phẩm, giúp nhau thu
hoạch, giúp đỡ nhau trong các công việc hàng ngày như trông con, cháu,
giúp các việc nhà khác.
 Tổ chức thân tộc cũng tạo ra các hậu thuẫn và an ninh cho các thành viên
trong nhóm vào những dịp chuyển đổi quan trọng của cuộc đời: sinh, cưới,
ly dị, chết. Các chi tiết về các dạng an ninh này & các vai trò của mỗi người
trong một nhóm thân tộc khác nhau giữa các nhóm thân tộc & các nền văn
hóa.
II/ Cách phân tích thứ hai (của Linda Stone) cho rằng thân tộc có 4 chức năng
từ các góc độ hôn nhân, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Cụ thể là:
 Thứ nhất là chức năng quy định hôn nhân. Các quan hệ thân tộc quy định
một người có thể kết hôn với ai và không được phép kết hôn với ai.
 Thứ hai là chức năng kinh tế. Các thành viên trong dòng họ thường phải có
bổn phận giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn về kinh tế.

8


 VD: khi bị mất mùa, bị sa cơ lỡ vận trong làm ăn, v.v. Ở nhiều xã hội, nhất
là các xã hội trồng trọt & chăn nuôi, việc cưới đòi hỏi một nguồn tài chính
đáng kể, trong khi khả năng tích lũy thường lại thấp, vì thế các thành viên
trong một dòng họ thường giúp đỡ nhau về vật chất và sức lao động để tổ
chức đám cưới cho con cái.
 Thứ ba là chức năng chính trị. Trong nhiều xã hội, người cao tuổi, thủ lĩnh,
hay trưởng họ có vai trò quan trọng đối với các nhóm thân tộc do uy tín &

trách nhiệm của họ được dòng họ giao phó cho. Vì thế, một trong các chức
năng chính trị của quan hệ thân tộc là giải quyết chiến tranh, tranh chấp giữa
các thành viên trong nhóm hay giữa các thành viên của nhóm với thành viên
của nhóm khác. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc phân chia đất đai và các
tài sản khác của dòng họ.
 Khi nhà nhân học phân tích về các hệ thân tộc, họ thường nói về các hình
thức thân tộc lý tưởng hay phổ biến nhất trong XH. Nhưng trong thực tế vẫn
có những điều khác biệt. VD: trong XH của người Việt hiện đại, một nam
giới chỉ được phép có một vợ. Tuy nhiên, vẫn có những người có 2 vợ.
 Tóm lại, ngoài các đặc điểm phổ biến vẫn có các hiện tượng cá biệt, tạo nên
các nét đa dạng trong hệ thân tộc. Nghĩa là ít nhiều tồn tại sự khác biệt giữa
các hình thức thân tộc lý tưởng & các hình thức thân tộc trong thực tiễn XH.
 Thứ tư là chức năng tôn giáo. Một số dòng họ còn có tín ngưỡng hay tục thờ
tổ tiên riêng. Ví dụ, người Việt thờ tổ tiên và nhiều dòng họ có nhà thờ họ.

9



×