Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tập chương 1 hình lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.44 KB, 2 trang )

BÀI TẬP
Câu 1: Cho hình H gồm một hình chữ nhật ABCD (khác hình vuông) và đường chéo AC. Khi đó hình H :
A. Có một trục đối xứng

B. Có hai trục đối xứng

C. Có ba trục đối xứng

D. Không có trục đối xứng

Câu 2: Hình gồm hai đường tròn không đồng tâm có bán kính khác nhau có mấy trục đối xứng:
A. 1

B. 0

C. 2

D. vô số

Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x +3y - 6= 0. Ảnh của đường thẳng d
qua phép đối xứng trục Oy có phương trình:
A. 2x +3y +6 = 0

B. 2x + 3y – 6 = 0

C. 2x – 3y – 6 = 0

D. 2x – 3y + 6 = 0

Câu 4. Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M(3; –5). Tọa độ điểm N là ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox.
A. (3; 5)



B. (–3; –5)

C. (–3; 5)

D. (5; 3)

Câu 5. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d: 3x + 2y – 6 = 0. Viết phương trình đường thẳng d’ là ảnh
của d qua phép đối xứng trục Oy:
A. –3x + 2y – 6 = 0

B. 3x – 2y – 6 = 0

C. 3x + 2y + 6 = 0

D. 2x + 3y – 6 = 0

Câu 6. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x² + y² – 2x – 4y – 4 = 0. Viết phương trình đường tròn
(C’) là ảnh của (C) qua phép đối xứng trục Ox.
A. (x + 1)² + (y – 2)² = 3

B. (x – 1)² + (y + 2)² = 3

C. (x + 1)² + (y – 2)² = 9

D. (x – 1)² + (y + 2)² = 9

Câu 7. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d: x – 5y + 7 = 0 và đường thẳng d’: 5x – y – 13 = 0. Phép
đối xứng trục biến d thành d’ có thể là
A. phép đối xứng trục Δ: x – y – 2 = 0


B. phép đối xứng trục Δ: x + y – 1 = 0

C. phép đối xứng trục Δ: x + y – 5 = 0

D. phép đối xứng trục Δ: x – y + 1 = 0

Câu 8. Hình nào sau đây có ít trục đối xứng nhất?
A. Hình chữ nhật

B. Tam giác đều

C. Hình thang cân

D. Hình thoi

Câu 9. Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm M(1; 2) và N(3; 4). Gọi F1 là phép tịnh tiến biến điểm M thành
điểm N và F2 là phép đối xứng trục biến điểm M thành điểm N. Gọi M1 = F1(M); M2 = F2(M); N1 = F1(N); N2
= F2(N); P1 = F2(M1); P2 = F1(M2); Q1 = F2(N1); Q2 = F1(N2). Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Hai điểm P1 và Q1 trùng nhau
B. Hai điểm P2 và Q2 trùng nhau
C. Các điểm M1, M2, N1, N2 không có hai điểm nào trùng nhau
D. Các điểm P1, P2, Q1, Q2 không có hai điểm nào trùng nhau
Câu 10. Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm A(5; –1), B(0; 3), C(0; –3). Gọi F là phép đối xứng trục d biến
điểm A thành C. Gọi D là ảnh của B qua phép biến hình F. Tọa độ giao điểm của AC và BD là
A. (0; 1)

B. (1; 0)

C. (0; 2)


D. (2; 0)


Câu 11. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x² + y² – 4x + 6y – 3 = 0. Trục đối xứng của đường tròn
song song với đường tròn Δ: x – y = 0 có phương trình là
A. x – y + 5 = 0

B. x – y – 5 = 0

C. x – y + 1 = 0

D. x – y – 1 = 0

Câu 12. Trong mặt phẳng Oxy, cho A(2; 0), B(7; 3), C(0; 2). Gọi d là đường phân giác của góc BCA. Gọi D
là ảnh của B qua phép đối xứng trục d. Tọa độ điểm D là
A. (5; –3)

B. (3; –5)

C. (3; –2)

D. (2; –3)

Câu 13: Cho M(2;3). Hỏi điểm nào trong các điểm sau là ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox
A. N(3;

-

2)


B. S( - 2;3)

C. Q(2; - 3)

D. P(3;2)

Câu 14: Cho đường thẳng d: 2x - y = 0 phép đối xứng trục Oy sẽ biến d thành đường thẳng nào
A. 2x + y =0

B. 2x+y -1=0

C. 2x+y - 2=0

D. 4x - y =0

Câu 15: Phép nào dưới đây không phải phép biến hình
A. Phép dựng điểm M cách điểm A cố định cho trước một đoạn 5cm.
B. Phép quay điểm M quanh tâm O một góc 00.
C. Phép dựng hình chiếu vuông góc M’ của điểm M lên đường thẳng d.
D. Phép quay quanh tâm I bất kỳ không trùng với gốc tọa độ một góc 300
Câu 16: Tam giác đều có bao nhiêu trục đối xứng:
A.3

B.1

C.0

D.vô số


Câu 17: Trong mp Oxy cho điểm M(7; 0) Ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox là:
A. M’(- 7; 0)

B. M’(7; 0)

C. M’(7; 3)

D. M’(3; 7) .

Câu 18.Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Cho phép đối xứng trục Ox, phép đối xứng trục Ox biến
đường thẳng d: x + y –2 = 0 thành đường thẳng d/ có phương trình là:
A. x – y –2 = 0

B. x + y +2 = 0

C. – x + y –2 = 0

D. x – y +2 = 0

Câu 19.Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Cho phép đối xứng trục Ox, phép đối xứng trục Ox biến
đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 2)2 = 4 thành đường tròn (C/ ) có phương trình là:
A. (x+ 1)2 + (y + 2)2 = 4

B. (x – 1)2+ (y + 2)2 = 4

C. (x – 1)2 + (y – 2)2 = 4

D . (x + 1)2 + (y + 2)2 = 4

Câu 20: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Cho phép đối xứng trục d: y – x = 0. Phép đối xứng trục d

biến đường tròn (C): (x+ 1)2 + (y – 4)2 = 1 thành đường tròn (C/ ) có phương trình là:
A. (x+ 1)2 + (y – 4)2 = 1

B. (x– 4)2 + (y+ 1)2 = 1

C. (x+ 4)2 + (y – 1)2 = 1

D. (x+ 4)2 + (y + 1)2 = 1



×