Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua các đoạn trích truyện kiều tại trường THPT bá thước 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.55 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

TRANG

1. Mở đầu

2

1.1 Lý do chọn đề tài

2

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm

3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3



2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2.1 Thuận lợi

4

2.2.2 Khó khăn

4

2.3 các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

4

2.3.1 Lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống

4

2.3.2 Cách thức tiến hành giảng dạy lồng ghép giáo dục KNS

5

2.3.2.1 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Trao duyên

5

2.3.2.2 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Nỗi thương mình


11

2.3.2.3 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Chí khí anh hùng

14

2.3.2.1 Giáo giục kĩ năng sống trong đoạn trích Thề nguyền

18

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

3 Kết luận, kiến nghị

20

3.1 Kết luận

20

3.2 Kiến nghị

20

4 Tài liệu tham khảo

20


5 Phụ lục

20

I. Mở đầu
-1-


1.1. Lí do chọn đề tài.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như : nghiện hút,
bạo lực học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, bỏ học, sống thiên về hưởng
thụ…[1]. Nguyên nhân chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết
như: kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng
thương lượng, kỹ năng giao tiếp... Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu
thiếu kỹ năng sống, các em dễ sa vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển
lệch lạc về nhân cách.
Kĩ năng sống được hình thành dần trong qua trình học tập, khám phá, lĩnh hội và
rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và
ngoài hệ thống giáo dục. Tuy vậy học sinh THPT là thời điểm quan trọng để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc giáo kĩ năng sống cho học sinh không
chỉ tập trung ở các chương trình ngoại khóa mà ngay trong các môn học cũng có
thể lồng ghép một cách hợp lí, nhất là các môn khoa học xã hội.
Ngữ văn là môn học có nhiều lợi thế để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Nhiều tác phẩm văn học gửi gắm nhiều tư tưởng, tình cảm lớn của các thế hệ
cha anh đi trước. Đặc biệt là những tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn

Du càng gửi gắm trong tác phẩm nhiều bài học lớn về triết lí nhân sinh. Tuy
nhiên khi tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại lớp 10 nói chung và Truyện
Kiều nới riêng học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong nắm bắt nội dung văn bản
do rào cản ngôn ngữ, do sự khác biệt trong tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm
mĩ nên các em ít vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn
Xuất phát từ tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường
THPT là đề cao vai trò chủ động, tích cực và phát huy năng lực cảm thụ và vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân tôi xin nêu lên một vài
kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 qua các đoạn trích
Truyện Kiều tại trường THPT Bá Thước 3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua sáng kiến nhằm chia sẻ với đồng nghiệp cách tiếp cận tác phẩm văn học
theo hướng phát huy tính tích cực của người học, vận dụng sáng tạo kiến thức
vào thực tiễn. Qua đó khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các đoạn trích tác phẩm truyện Kiều trong chương trình lớp 10 ban cơ bản
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

-2-


Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống
với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh mà trước đây con người chưa gặp, chưa trãi
nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện
trước đây, nhưng nó chưa phúc tạp, khó khăn và đầy thách thức như trog xã hội
hiện đại nên con người dễ hành động heo cảm tính và không tránh khỏi rủi do.

Nói cách khác để dến bến bời thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con
người sống tron xã hội trước đây ít gặp những rủi do và thách thức như con
người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người sống trong xã hội hiện
đại cần phải có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc
sống …[2]
Mặt khác lứa tuổi học sinh đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo...Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và co chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan
xen của các yếu tố tích cực, tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống,
nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối sống ích kỉ,
lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệnh lạc về nhân cách.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 29 NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục đào tạo xác định giáo dục cần “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về
chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và
làm việc hiệu quả”.
Để đạt được mục tiêu này mỗi môn học cần trang bị cho học sinh không chỉ kiến
thức mà cần có cả những kỹ năng cần thiết để sống tốt và làm việc hiệu quả.
“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh
chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”Nhà tâm lý học Ba Lan
Krytyna Skarzyska và "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ
thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử
thế của người đó" Kinixti - Học giả Mỹ. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân
phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và
phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc
sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn
luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là

“sống” chứ không là “tồn tại”.
Ngữ văn là môn học nhằm định hướng cho học sinh những giá trị thẩm mĩ cao
đẹp, hướng các em đến với các giá trị của cuộc sống: Chân- Thiện- Mĩ. Chính vì
thế khi giảng dạy các tác phẩm văn học, nhất là các áng văn chương kiệt xuất
như Truyện Kiều thì việc việc định hướng các em khám phá chiều sâu của tác
phẩm, tìm thấy ở mỗi đoạn thơ những bài học bổ ích cho bản thân là yêu cầu cần
thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
-3-


2.2.1.Thuận lợi:
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giáo dục toàn diện cho học sinh
trong nhà trường. Nhóm chuyên môn có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức
các buổi họp nhóm chuyên môn, tập trung làm rõ những vấn đề khó, những
phương pháp tiếp cận bài học hiệu quả.
- Đội ngũ giáo viên trong nhóm chuyên môn chủ yếu là người địa phương nhiệt
tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh; am hiểu bản sắc văn hóa địa
phương. Luôn trau dồi kiến thức, thường xuyên đổi mới trong phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
- Đa số học sinh chăm ngoan, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
2.2. 2. Khó khăn:
- Trường THPT Bá Thước 3 đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn của huyện Bá
Thước. Hơn 98% học sinh là con em dân tộc, các em còn yếu về trình độ nhận
thức và thiếu về kỹ năng sống, nhất là các kiến thức về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tư duy sáng
tạo....Việc trang bị cho các em các KNS vừa giúp cho kiến thức được khắc sâu
hơn, đồng thời phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường
- Trình độ học sinh trong nhà trường nhìn chung còn thấp. Học sinh được tuyển
vào lớp 10 trong các năm học đa số điểm văn dưới trung bình.

- Một số em từ cấp THCS đã khá cá biệt hay vi phạm nội quy nhà trường, bên
cạnh đó có em lại khá nhút nhát, ít hòa đồng khi chuyển sang môi trường mới.
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sông qua
các môn học mà chỉ tập trung truyền đạt kiến thức bộ môn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục KNS:
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần lựa chọn phù hợp và thiết
thực, đồng thời không làm nặng thêm chương trình học tập của học sinh. Giáo
viên nên lựa chọn những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng
ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,
những tình huống của cuộc sống. Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự
tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tạo ra động lực cho học sinh, giúp hình
thành kỹ năng sống nói chung và làm cho học sinh tham gia một cách tích cực
vào quá trình học tập.
Trong bài dạy về các đoạn trích Truyện Kiều, bản thân tôi đã lựa chọn những
KNS và phương pháp dạy học cụ thể như sau:
TT
Tên bài
Những KNS cơ bản
Phương pháp/ kĩ thuật dạy
học tích cực có thể sử dụng
1
Trao duyên - Giao tiếp: cách giao - Trao đổi thảo luận: Cách
tiếp đạt hiệu quả
thuyết phục em khôn khéo,
tế nhị của Kiều.
- Kĩ năng ứng phó với - Làm việc theo nhóm
căng thẳng
-4-



- Kĩ năng thể hiện sự - Trình bày 1 phút: điều gì
cảm thông.
em ấn tượng nhất trong
đoạn trích.
2
Nỗi thương - Giao tiếp trình bày suy - Trao đổi thảo luận nhóm
mình
nghĩ, thể hiện sụ cảm về nỗi đau đớn, dày vò
thông với cảnh ngộ và giằng xé của nàng Kiều
tâm tư của nhưng con trong cảnh lâu xanh từ đó
người đang sống trong liên hệ với cuộc sống hôm
cảnh éo le, trác trở.
nay để nhận ra và đồng
cảm, sẻ chia với những
người chẳng may bị rơi
vào cuộc ấy.
- Tư duy sáng tạo: cảm - Động não: suy nghĩ về trị
nhận về giá trị nội dung nội dung của đoạn trích
đoạn trích
rút ra nững suy nghĩ của cá
nhân về số phận người phụ
nữ trong xã cũ.
3
Chí khí anh - Kĩ năng đặt mục tiêu - Hỏi và trả lời: GV lần
hùng
rõ ràng, có quyết tâm và lượt đưa các vấn đề để học
niềm tin sắt đá ở ngày sinh trả lời
mai

- Tư duy phê phán: bình - Động não: thu thập các
luận về người anh hùng thông tin về Từ Hải, so
Từ Hải
sánh đối chiếu và xác định
bản chất vấn đề
4
Thề nguyền - Tự nhận thức, xác định - Trao đổi thảo luận: GV
giá trị qua việc khẳng đưa ra các tình huống để
định khát vọng tình yêu, HS thảo luận
hạnh phúc và sự chân
thành, thủy chung
- Giao tiếp: trình bày - Nêu vấn đề: định hướng
suy nghĩ về hành động những giá trị sống tích cực
của nàng Kiều.
2.3.2. Cách thức tiến hành giảng dạy lồng ghép KNS
2.3.2.1 Giáo dục kĩ năng sống trong đoạn trích Trao duyên
Tiết: 82+82
Đọc văn
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
+ Kiến thức: Hiểu được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được bi
kịch tình yêu sâu nặng và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều trong đêm trao
duyên.
-5-


– Nắm được nghệ thuật đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách sử
dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Kỹ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ

tình trong thơ trung đại.
+ Thái độ: Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn.
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách thuyết phục em một cách khôn khéo của
Thúy Kiều.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: trong bi kịch tình yêu và cuộc đời của Kiều
III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1 Động não: HS suy nghĩ, phát hiện những thành công trong giao tiếp của Kiều
2 Trao đổi tại lớp: HS trao đổi, thảo luận, liên hệ với cuộc sống bản thân.
3. Trình bày 1 phút: HS nêu ấn tượng của mình về những gì thu được qua đoạn
trích.
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giấy khổ to để thảo luận nhóm, phiếu học tập
V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày một số sáng tác chính trong sự nghiệp
văn học của Nguyễn Du?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
I. Tìm hiểu chung:
phần tiểu dẫn:
– Đoạn trích nằm từ câu 723 – 756
GV gọi học sinh nêu vị trí và bố cục đoạn
-Nội dung : Đoạn trích miêu tả tình
trích
cảnh trớ trêu và bi kịch tình yêu của
+Phần 1 : 12 câu thơ đầu: Thúy Kiều thuyết Kiều khi phải trao duyên cho em.
phục em.

-Bố cục : Ba phần
+Phần 2 : 14 câu thơ tiếp : Kiều trao kỉ vật
và dặn dò thêm cho Thúy Vân.
+Phần 3 : 8 câu cuối : Kiều đối diện với
thực tại và lời nhắn gửi cho Kim Trọng
GV thuyết trình về các đoạn trích trước đó
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích.
III. Đọc – Hiểu văn bản.
-Thao tác 1: phần 1 đoạn trích
1. Kiều thuyết phục trao duyên
GV thuyết trình: Tìm cách xóa kí ức về
cho Thúy Vân (12 câu đầu).
một cuộc tình đã là khó, đem tình yêu của
a. Hai câu đầu:
mình trao cho người khác lại còn khó khăn
hơn nhiều. Vậy mà trong hoàn cảnh phải
bán mình chuộc cha và phụ tình với Kim
Trọng quyết định rao duyên cho em của
Thúy Kiều là một hành động đầy trách
nhiệm và cao đẹp.
-6-


- Kiều đã lựa chọn cách nói và hành động
ra sao để e gái lắng nghe và tin tưởng
mình ?
+ GV gợi ý: Em có suy nghĩ gì về hai câu
đầu khi Kiều ngỏ lời như vậy? “Cậy”,
“chịu” có nghĩa như thế nào? Có thể thay
bằng những từ khác đồng nghĩa không?

+ HS trả lời
- Trong lúc đau khổ, tâm trạng rối như tơ
vò để thuyết phục em mình. Tại sao Kiều
phải lạy em?
+ Gọi HS trả lời
+ GV chốt lại các ý cơ bản
- Để thuyết phục Thúy Vân, Thúy Kiều đã
dùng những lời lẽ như thế nào ?

Gợi ý +Mối tơ thừa: cách nói nhún mình vì
nàng hiểu sự thiệt thòi của em.
+Mặc em: phó mặc, ủy thác; vừa có ý
mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân
phải nhận lời
- Những lời lẽ như trên có tác dụng như thế
nào đến Thúy Vân?

- Kiều mở lời đặt vấn đề bằng
những lời hàm ý hi vọng tha thiết,
tựa nương, vật nài, tin tưởng nơi
quan hệ ruột thịt (cậy, chịu)
+ Thanh trắc là âm điệu nặng nề gợi
sự quằn quại, đau đớn, khó nói .
- Tiếp theo là hành động lễ nghi,
trang trọng khác hẳn với lệ thường.
Điều đó ẩn chứa một việc hệ trọng
mà Kiều sắp chia sẻ.
b Sáu câu tiếp theo: Tâm sự với
em về mối tình của mình.
- Kiều kể cho em về mối tình của

mình với chàng Kim.
+Hình ảnh “quạt ước”, “chén thề”,
điệp từ “khi”: tình yêu thắm thiết,
sâu sắc.
+ “Đứt gánh tương tư”, “sóng gió
bất kì”: diễn tả mối tình mong
manh, tan vỡ đột ngột, bất ngờ.
– Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa
để trả nghĩa cho chàng Kim.

- Giãi bày tâm sự về hoàn cảnh của
mình để Thúy Vân thấu hiểu và
cảm thông chia sẻ với mình.
- Để thuyết phục em, Kiều còn đưa ra
c. Bốn câu tiếp theo: Thuyết phục
những lí do nào ở 4 câu tiếp?
Thúy Vân
+ Ngày xuân – còn trẻ
+ Tình máu mủ – vì chị em
- Trong bốn câu thơ này Nguyễn Du đã sử
+ Chín suối – lấy cái chết để làm tin
dụng những thành ngữ nào?
+ Thành ngữ “ngậm cười chín suối”,
– HS đứng dậy phát biểu.
“thịt nát xương mòn” gợi đến cái
chết như một lời chăng chối của
*Vận dụng: Giáo viên lồng ghép giáo dục Thúy Kiều trước khi ra đi. Vin đến
kĩ năng giao tiếp.
cái chết để gửi gắm tình duyên cho
- Qua đoạn thơ, em thấy Kiều đã thuyết em.

phục được em thay mình kết duyên cùng
Kim Trọng. Vậy em ấn tượng nhất điều gì
trong nghệ thuật giao tiếp của Kiều?
+ Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Sự kết
-7-


hợp giữa lời nói và cử chỉ tạo hiệu qủa giao
tiếp
+ GV nhận xét thêm: qua cách nói, lập luận
chặt chẽ, thấu tình đạt lý, qua hành động
đoan trang, tế nhị ta thấy Kiều luôn bình
tĩnh, khôn khéo, sâu sắc ngay cả trong bi
kịch lớn nhất của đời mình. Nàng luôn nghĩ
cho người khác: Kiều lạy Thúy Vân là lạy
đức hy sinh cao cả của nàng, bởi rồi đây
Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình
không yêu; tình duyên ấy có thể đẹp với chị
nhưng chắc gì đã đẹp với em. Vân có thể bị
phật ý, thấy xấu hổ, thậm chí là cảm thấy bị
xúc phạm, coi thường thì sao. Hiểu được
hoàn cảnh khó xử, tế nhị của em nên Kiều
phải khẩn khoản van nài, phải tâm sự giải
bày mọi nhẽ. Kiều phải vin đến tình máu
mủ và cả sự nhắn gửi cuối cùng của người
sắp ra đi mãi mãi.
- Em rút ra cho mình kinh nghiệm gì cho
bản thân khi giao tiếp?
+Học sinh trả lời đọc lập: Kết hợp lời nói
và của chỉ, chú ý cách dùng từ, tôn trọng

người tham gia giao tiếp
+ Giáo viên chốt lại nội dung giáo dục kĩ
năng giao tiếp: Để giao tiếp hiệu quả nhân
vật giao tiếp phải biết lắng nghe, tôn trọng
ý kiến người khác; luôn cởi mở bảy tỏ suy
nghĩ cảm xúc nhưng không làm tổn thương
người khác; Luôn biết cách tìm kiếm sự
giúp đỡ, kiểm soát cảm xúc; kết hợp lời nói
với cử chỉ hành động cụ thể...
– Gọi HS trả lời.
GV gợi dẫn: Qua những lời trao duyên
đầy khó khăn, Thúy Kiều trao cho Thúy
Vân những kỷ vật mà Kim Trọng và Thúy
Kiều đã trao cho nhau làm hẹn ước, chứng
minh cho mối tình sâu đậm của mình.
- Thúy Kiều đã trao những kỷ vật nào cho
Thúy Vân?
+ GV gọi HS trả lời theo chú giải SGK
trang “Bức tờ mây” , “Chiếc vành”, “Phím
đàn”, “Mảnh hương nguyền”, ngày xưa khi
-8-

=> Mười hai câu đầu đoạn trích, ta
nhận ra dù trong hoàn cảnh tan nát
lòng thì Thúy Kiều vẫn dùng những
lời lẽ đoan trang tế nhị

2. Thúy Kiều trao kỷ vật tình yêu
(14 câu tiếp theo)


Kỷ vật tình yêu:
+ Chiếc vành, bức tờ mây: gợi tình
cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng
liêng của Kim- Kiều.
+ Phím đàn, mảnh hương nguyền:


thề nguyền người ta hay đốt lò hương lên.
=> Trao kỷ vật, đó là mâu thuẫn giữa hoàn
cảnh bắt buộc và nội tâm của Kiều. Điều đó
khẳng định giữa tình cảm và lý trí, nhân
cách và thân phận của Kiều. Kiều hình
dung ra viễn cảnh đối lập nhau. Một bên là
cảnh sum họp giữa Thúy Vân và Kim
Trọng, còn một bên là oan hồn bạc mệnh
của nàng. Nhưng dù có chết thì mối tình
giữa nàng và chàng Kim thì vẫn còn nặng.

trở thành ngày xưa, quá khứ.
->Những kỷ vật đơn sơ nhưng lại
thiêng liêng nó minh chứng cho tình
yêu đẹp đẽ.

- Tâm trạng của Kiều chứa đầy mâu
thuẫn giữa hành động và lời nói, lý
trí và tình cảm.
- Tình yêu đã mất, Kiều xem như đã
chết, cái chết trống trải khi không có
- 8 câu cuối Thúy Kiều đã nhắn gửi những tình yêu, đó là cái chết của tâm hồn.
lời tha thiết với ai?

- Tiếng nói thương thân xót phận
* Kiều thể hiện tâm trạng như thế nào khi
của một con người tha thiết với tình
nghĩ về Kim Trọng?
yêu.
+HS trả lời
3. Lời từ giã, độc thoại với Kim
+ GV nhận xét và diễn giảng thêm:Thúy Trọng (8 câu cuối)
Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, – Kiều chuyển sang nói với mình,
giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng
nói với người yêu
Kim. Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều
– Ý thức về hiện tại: sự tan vỡ, dở
quên đi sự có mặt của em. Đang độc thoại, dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình
nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với
duyên và số phận. Nỗi đau đớn,
Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau
tuyệt vọng đến mê sảng của Kiều.
đến mê sảng. Từ giọng đau đớn chuyển
– Kiều nhận lỗi lầm về mình, tự cho
thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mình là người phụ bạc. Đây là phẩm
mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới
chất cao quý của Kiều.
chớm nỡ đã tan vỡ.
*Vận dụng: Giáo viên lồng ghép giáo dục
kĩ năng: Kiểm soát cảm xúc và thể hiện sự Hành động
Tâm trạng
cảm thông qua một số hoạt động
Khóc đến khuya Rối bời vì lựa
+ Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành hai

chọn hiếu và tình
nhóm: Nhóm 1 liệt kê những nỗi niềm đau Lạy em
Cảm thông, trân
đớn, đắng cay trong đêm trao duyên của
trọng em
Kiều
Thuyết phục em Bình tĩnh, sắc sảo
Nhóm 2: Liệt kê những cử chỉ, hành Trao kỷ vật
Đau đớn, xót xa
động và nhận xét.
Nói với chính
Bi kịch không lối
- Học sinh trả lời bằng cách trình bày mình
thoát- cái chết
trên khổ giấy A0
Ngất đi
Đỉnh đểm của nỗi
- GV tổng kết:
đau đớn, uất
nghẹn
=> Dù tâm trạng vô cùng đau đớn,
xót xa và ngày càng bị đẩy đến đỉnh
điểm nhưng những cử chỉ, hành
-9-


động của Kiều vẫn luôn đoan trang,
tinh tế và sâu sắc. Qua đây ta thấy
trong cuộc sống để đạt được mục
đích giao tiếp cần biết kiềm chế cảm

xúc của mình
– Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và
2/2/2/2, như một nhát cắt, một tiếng
nấc nghẹn ngào của thân phân nàng.
Đau đớn khi chia lìa.
Hoạt động 3: Tổng kết
=>Kiều quên đi nỗi đau của mình
Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật
mà nghĩ nhiều đến người khác, đó
+ Giáo viên đặt câu hỏi tình huống thứ hai: chính là đức hy sinh cao quý.
Nếu em là Thúy Vân trong hoàn cảnh ấy
của Thúy Kiều, em sẽ suy nghĩ và hành III. Tổng kết
động như thế nào:
1. Nội dung
- HS có thể đưa ra một số ý kiến: (Khóc – Nhân cách trong sáng, biết hy sinh
thương cho chị và nhận tình duyên của chị; vì người mình yêu và người thân.
Cùng chị bàn cách báo tin cho Kim Trọng; – Nguyễn Du đã thấu hiểu tâm lý
Đồng cảm, mong sớm có tin của chi và hứa con người, đồng cảm sâu sắc với
sẽ đi tìm chị khi có thể...)
nhân vật.
- GV Khẳng định trong hoàn cảnh đau đớn
như vậy, Kiều rất cần sự động viên an ủi 2. Nghệ thuật
của người thân, nhất là hoàn cảnh bế tắc có – Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lý
thể khiến cho thiếu sáng suốt trong hành nhân vật từ đối thoại đấn độc thoại
động. Thúy Vân còn thơ ngây chưa hiểu và nội tâm.
chia sẻ cùng chị, nhưng sự có mặt của Thúy – Ngôn ngữ độc thoại sinh động. Sự
Vân (mặc dù không nói) vẫn là một sự kết hợp của ngôn ngữ dân gian và
động viên cần thiết nhất là kiều đau đớn ngôn ngữ bác học.
đến ngất đi. Vì vậy trong cuộc sống phải – Ghi nhớ(Sgk/106
luôn tế nhị lắng nghe và thấu hiểu để chia

sẻ với những người xung quanh mình nhất
là người thân để góp phần vơi đi nỗi đau
của họ.
2.3.2.2 Giáo dục kĩ năng sống qua đoạn trích Nỗi thương mình.
Tiết 83 Đọc thêm
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích "Truyện Kiều")
-Nguyễn DuI. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- 10 -


+ Kiến thức: Cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở lầu xanh
và ý thức về thân phận của nàng.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc diễn tả tâm
trạng nhân vật.
+ Kỹ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ
tình trong thơ trung đại.
+ Thái độ: Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn.
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, thể hiện sụ cảm thông với cảnh ngộ và tâm tư
của nhưng con người đang sống trong cảnh éo le, trác trở.
- Tư duy sáng tạo: cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Trao đổi thảo luận nhóm về nỗi đau đớn, dày vò giằng xé của nàng Kiều trong
cảnh lâu xanh từ đó liên hệ với cuộc sống hôm nay để nhận ra và đồng cảm, sẻ
chia với những người chẳng may bị rơi vào cuộc ấy.
- Động não: suy nghĩ về trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích rút ra nững
suy ngĩ của cá nhân về số phận người phụ nữ trong xã cũ.
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Giấy khổ to để thảo luận nhóm, phiếu học tập
V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1
Ổn định tổ chức lớp:
2
Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày một số sáng tác chính trong sự
nghiệp văn học của Nguyễn Du?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu đoạn trích.
-Giáo viên giới thiệu về các sự kiện
xảy ra trước đoạn trích (SGK trang
107).
-Câu hỏi : Em hãy nêu vị trí, nội dung,
bố cục của đoạn trích?
-Giáo viên cho học sinh thử chia đoạn
trích.
+Phần 1 : 10 câu đầu : Cảnh sống ô
nhục ở lầu xanh và tâm trạng của Thúy
Kiều.
+Phần 2 : Còn lại : Thái độ của Thúy
Kiều trước cảnh sống ô nhục, qua đó
thể hiện ý thức về nhân phẩm của
mình.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung và
phân tích đoạn trích.

- 11 -

I.Tìm hiểu chung.
-Vị trí : Từ câu 1229 đến 1248.

-Nội dung : Miêu tả tâm trạng của
Thúy Kiều ở lầu xanh với cảnh sống
ô nhục.
-Bố cục : 2 phần :

II.Đọc-hiểu :
1. Cảnh sống ô nhục ở lầu xanh và
tâm trạng của Thúy Kiều (10 câu


-Cuộc sống lầu xanh đã được tác giả
diễn tả qua những từ ngữ, chi tiết nào?
+ Học sinh phát hiện và liệt kê các từ
ngữ, chi tiết.

- Em cảm nhận được gì về tâm trạng
của Thúy Kiều?
+ Học sinh nêu cảm nhận.
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật như thế nào để diễn tả tâm
trạng của Kiều?
-Học sinh nêu các biện pháp nghệ
thuật, rút ra nội dung và ý nghĩa từ các
biện pháp đó.
Câu hỏi : Nỗi thương mình của Thúy
Kiều có ý nghĩa gi?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên bổ sung,chốt lại kiến thức.

Nhìn bề ngoài cảnh sống chốn lầu

xanh hiện ra như thế nào?

- 12 -

thơ đầu)
*Bốn câu đầu : Cảnh sống ở lầu
xanh :
->Cuộc sống xô bồ, trác táng.
->Bút pháp ước lệ với hình ảnh ẩn
dụ,diễn tả cuộc sống nhộn nhịp, ồn
ào, nhơ nhớp, cái cười khả ố của
những kẻ phóng đãng, điên loạn.
-Nghệ thuât triết tự từ: sáng tạo
thành ngữ , Đối xứng cho thấy
người kĩ nữ phải tiếp khách bốn
phương. Trong khung cảnh ấy mặc
dù Kiều không xuất hiện trực tiếp
nhưng vẫn là trung tâm của cuộc
vui. Tác giả sử dụng tả thực nhưng
vẫn giữ được hình ảnh của Kiều.
*Sáu câu tiếp theo :Tâm trạng của
Thúy Kiều
-Khung cảnh: Đêm tàn canh tại lầu
xanh, lúc đã vắng vẻ, cô liêu.
->Thúy Kiều giật mình nhận ra sự
cô đơn,nhục nhã của mình trong
cảnh sống nhơ nhớp, lúc đó nàng ý
thức sâu sắc về nhân phẩm của
mình.
-Nghệ thuật :

+Câu 1 : Nhịp thơ 3/3, gợi tả bước
đi của thời gian.
+Câu 2 : Nhịp thay đổi đột ngột
2/4/2.
->Thấy được tâm trạng thảng thốt
giật mình, xót xa đau đớn, bẽ bàng,
nhục nhã cho thân phận của Kiều .
=>Nỗi thương mình của Thúy Kiều
cho thấy ý thức về phẩm giá, nhân
cách bản thân, ý thức về quyền sống
của mình. Thương cho chính mình
xót xa, đau đớn về thay đổi thân
phận mình, giá trị con người nhưng
không thể làm khác được
2.Thái độ và nhân phẩm của Kiều
trước cảnh sống ô nhục (10 câu
thơ cuối)


- Thái độ của Kiều trước cuộc sống
thực tại?

- Thái độ của tác giả khi Kiều sống
trong lầu xanh nhơ nhớp ấy?
* Vận dụng: Liên hệ với cuộc sống
hiện nay và nêu lên thái độ của mình
trước tình cảnh éo le mà người phụ nữ
không may bị sa chân vào nhà chứa?
+ Thân phận của kiếp sống trong
các thanh lâu, nhà chứa thời nào cũng

vậy, họ đều bị vùi dập, bị trà đạp phủ
phàng. Chắc chắn rằng họ cũng gặp
bao đau đớn, xót xa cho thân phận, cho
tuổi xuân của mình. Có người sau khi
thoát khỏi động quỷ ấy họ còn đối diện
cái nhìn miệt thị cuả cộng đồng. Họ rất
cần sự động viên chia sẻ đặc biệt là
cảm thông cho một lần lầm lỡ
- Nhận thức của bản thân về những lí
do mà các cô gái sa chân vào tệ nạn
mại dâm? Rút ra bài hóc cho bản thân?
+ Hiện nay cũng có nhiều cô gái vì
nhẹ dạ cả tin nghe theo lời dụ dỗ của
bạn bè, người thân, người yêu đã bị
bán vào các nhà chứa. Thủ đoạn của
những kẻ buôn thịt bán người rất tinh
vi. Chúng thường dựa vào các mối
quan hệ thân thiết, hứa hẹn nhũng
công việc hấp dẫn, những chuyến du
- 13 -

-Cảnh thiên nhiên :
có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt;
thiên nhiên luôn gần gũi với con
người.
-Các thú vui : Cầm, kì, thi, họa.>Cho thấy cuộc sống bên ngoài của
người kĩ nữ thanh tao, lịch lãm.
Thúy Kiều biết tất cả các thú vui đó,
nhưng nàng thờ ơ, không quan tâm.
*Tâm trạng :

-Thúy Kiều không vui, phó mặc cho
khách làng chơi, thể hiện sự chán
chường, mệt mỏi, ghê rợn, nhục nhã
khi bị đẩy vào cuộc sống hiện tại.
Thúy kiều ý thức được nhân phẩm
của mình bị chà đạp, vùi dập, không
chấp nhận cảnh sống thực tại cũng
là thể hiện sự phản kháng với hoàn
cảnh. Đây là điều mà chúng ta cần
phải trân trọng ở Thúy Kiều.
=>Đây là tiếng kêu cứu của một con
người có tài sắc, có tình cảm, có ý
thức khi nhân phẩm bị đẩy lùi trong
hoàn cảnh trớ trêu, bất hạnh.
*Thái độ của tác giả :
-Tác giả cảm thông với hoàn cảnh
sống của Thúy Kiều, trân trọng
những phẩm giá cao đẹp của nàng.
-Tố cáo, phê phán chế độ phong
kiến và xã hội đồng tiền đã khiíen
con người đau khổ.
-Đòi quyền sống tự do,chính đáng
cho con người.
III.Tổng kết.
1.Nội dung :
-Đoạn trích diễn tả tâm trạng đau
đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn, ê chề
của Thúy Kiều.
-Qua đó ta thấy được Thúy Kiều là
một người phụ nữ có tâm hồn trong

sáng, cao thượng, bất chấp việc phải
sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn
nhơ.


lịch miễn phí để lừa bán ra nước ngoài 2.Nghệ thuật :
mà đa phần là vào các nhà chứa. Qua -Đoạn trích có hình thức độc thoại
đây các bạn nữ nên cảnh giác những nội tâm tinh tế,sâu sắc.
cạm bẫy của cuộc sống. Nhất là những -Vận dụng sáng tạo các thành ngữ
lời dụ dỗ của người lạ có khi là bạn bè, trong văn hóa dân gian.
người thân. Phải luôn đặt ra cho mình -Kết hợp hài hòa lời kể của tác giả
những câu hỏi, những tình huống có với lời độc thoại nội tâm nhân vật.
thể xảy ra, chứ không chỉ bằng sự tin
tưởng cảm tính, mù quáng.
E.Củng cố,dặn dò.
2. 3.2.3 Đối với bài dạy đoạn trích Chí khí anh hùng:
Tiết: 85
Đọc văn
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
+ Kiến thức:
- Ước mơ công lí của ND gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có
phẩm chất và chí khí phi thường.
- Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải.
+ Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.
+ Thái độ: Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn.
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng đặt mục tiêu rõ ràng, có quyết tâm và niềm tin sắt đá ở ngày mai
- Tư duy phê phán: bình luận về người anh hùng Từ Hải

III PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hỏi và trả lời: GV lần lượt đưa các vấn đề để học sinh trả lời
- Động não: thu thập các thông tin về Từ Hải, so sánh đối chiếu và xác định bản
chất vấn đề
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình ảnh về Từ Hải, phiếu học tập
V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu
dẫn.
- GV: Em hãy cho biết vị trí của
đoạn trích? Nêu hiểu bết của em
về các sự việc trước đoạn trích
này?
+HS trả lời

I Tiểu dẫn
-Vị trí đoạn trích
-Vị trí: Từ câu 2213 đến câu 2230
*Bố cục: 3 phần

- 14 -


+ GV bổ sung, mở rộng
-GV: Theo em đoạn trích này nên
chia làm mấy phần? Nội dung

chính của từng phần?
HS: Trả lời
+ Phần 1: 4 câu thơ đầu
+ Phần 2: 12 câu thơ tiếp:
+ Phần 3: 2 câu thơ cuối:
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV có thể tiến hành kĩ thuật hỏi
đáp và thảo luận nhóm để lông
ghép Kĩ năng sông: Kĩ năng đặt
mục tiêu trong cuộc sống
+ Hoàn cảnh trước khi Từ Hải ra đi
như thế nào?

+ Hoàn cảnh ấy gây nên những
khó khăn, thử thách nào?
+ Đối diện với những thử thách ấy,
Từ Hải hành động như thế nào ?

+ Qua đây, em cảm phục điều gì
ở nhân vật này
HS: Trả lời:
GV chốt lại các nội dung chính

- Tư thế lên đường của Từ Hải
được miêu tả như thế nào, gửi gắm
quan niện gì của tác giả?
HS: Trả lời
GV mở rộng: Người phương Đông
xưa quan niệm: thiên nhiên có mối
giao hòa, giao cảm với con người

bởi con người là một "tiểu vũ trụ"

II Đọc– hiểu chi tiết
1.Khát vọng lên đường của Từ Hải.
+ Hoàn cảnh trước khi Từ Hải ra đi: Với
Kiều, tình cảm vợ chồng, tình người tri
kỉ đang nồng nàn, say đắm. Hạnh phúc
mới khởi phát một thời gian ngắn “nửa
năm” so với quảng đời đằng đẳng lưu
lạc của Kiều. Với Từ Hải ra đi khi “trời
bể mênh mang”- bao khó khăn thử
thách phía trước, chưa biết sẽ đi về đâu.
Ra đi trong sự cô độc
+Hoàn cảnh ấy gây nên những khó
khăn, thử thách: tình nghĩa vợ chồng
lưu luyến, bịn rịn; thử thách ý chí, lòng
quyết tâm của người anh hùng.
+ Từ Hải hành động một cách cương
quyêt, dứt khoát: Khi nghĩ đến công
danh sự nghiệp chàng liền lên đường
thẳng rong, ở đây xét theo kết cấu đoạn
thơ ta có thể thấy Từ Hải lên ngựa rồi
nói với Kiều
+Qua đây, HS nêu cảm phục ở
nhân vật này: Luôn đặt cho mình mục
tiêu cụ thể, rõ ràng; Luôn kiên định với
mục đích lí tưởng đã chọn dù cho cuộc
sống có nhiều khó khăn thử thách, dù
cho tình cảm còn nhiều vương vấn, bịn
rịn

- Cách miêu tả: đặt nhân vật sánh ngang
với không gian trời bể mênh mang.
=> Một tư thế đẹp, ra đi hiên ngang, độc
lập, không vướng bận. Từ Hải không
phải là một con người của những đam
mê thong thường, mà là con người của
khát vọng, công danh.

- 15 -


có quan hệ tương thông tương cảm
với "đại vũ trụ"- thiên nhiên ngoại
giới. Quan niệm vũ trụ trong văn
học ta gắn liền với những quan
niệm thần bí, tướng số. Cho nên,
đặc biệt đối với những nhân vật
xuất chúng, tác giả thường miêu tả
thành những con người dị tướng,
phi thường, hun đúc một sức mạnh
nào đó của vũ trụ. Đó là những con
người “chịu mệnh trời”. Từ Hải
chính là nhân vật được Nguyễn Du
xây dựng mang cảm hứng về một
2. Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải.
anh hùng lí tưởng của thời đại.
-“Phận gái chữ tòng”: Bổn phận người
vợ phải theo chồng.
GV: Những từ ngữ nào cho thấy
“Một lòng xin đi”: Quyết tâm theo Từ

thái độ, tâm lí của Thúy Kiều trước Hải.
quyết định của Từ Hải?
=>Kiều không chỉ ý thức được bổn
HS: Trả lời
phận của người vợ, thể hiện tình yêu với
Vậy qua đó còn thấy Kiều là một
chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính
người như thế nào?
trọng Từ Hải.
HS: Trả lời
- Thái độ của Từ Hải
+ Coi Kiều là tri kỉ của mình, hiểu
Từ Hải hơn ai hết, hơn hẳn người vợ
GV: Tuy vậy, Từ Hải đã đáp lời
bình thường – tầm thường.
Kiều như thế nào?
+ Khuyên Kiều vượt lên tình cảm
HS: Trả lời
thông thường để xứng đáng làm vợ một
GV: Vì sao Từ Hải lại khéo trách
anh hùng.
Kiều “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi
=>Từ chối mong muốn của Kiều và
thường tình?”. Từ Hải mong muốn mong muốn Kiều là tri âm, tri kỉ xứng
điều gì ở Kiều?
đáng nhất.
HS: Trả lời
GV bình: Lời trách khéo của Từ
Hải cũng là lời khẳng định và nâng
vị thế của Thúy Kiều (một kĩ nữ

lầu xanh) lên ngang tầm với mình -Chí khí anh hùng
(một đấng anh hùng. Đằng sau lời
+ niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai,
trách ấy là ý chí dứt khoát, kiên
sự nghiệp.
quyết không bị níu kéo bởi thê nhi.
+ quyết tâm tạo nên sự nghiệp xuất
GV: Bốn câu thơ tiếp theo nói lên
chúng, phi thường
điều gì về chí khí của Từ Hải?
+ Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”.
HS: Trả lời
Một lời hứa sẽ cho Thúy Kiều một cuộc
sống có danh phận, viên mãn bên người
- 16 -


GV: Em có nhận xét gì về Từ Hải
qua lời hứa với Thúy Kiều?
HS: Trả lời
HS: Trả lờiGV mở rộng: “Nghi
gia” trong Kinh thi có nghĩa là
“nên cửa nên nhà”, người chồng
đón vợ về nhà. Hay đó còn là
những nghi thức trang trọng, chu
đáo đón người con gái về làm vợ,
làm dâu. Đây chính là lời hứa, là
sự khẳng định tình cảm thủy chung
của Từ với Thúy Kiều. Một lời
hứa đầy hào khí anh hùng

GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ
trong câu thơ cuối cùng? Hiệu quả
biểu đạt của biện pháp nghệ thuật?
HS: Trả lời

chồng thành công trong sự nghiệp.

=>Từ Hải là người anh hùng có chí khí,
thống nhất giữa khát vọng phi thường
và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.
3.Từ Hải dứt áo ra đi
-Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát,
không hề do dự, không để tình cảm bịn
rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của
người anh hùng.
-Ẩn dụ: “Chim bằng”: Tượng trưng về
người anh hùng có lí tưởng cao đẹp,
hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc
vũ trụ.
=>Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ
cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du
muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc
anh hùng cái thế, có tầm vóc phi
thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ.
III Tổng kết

1. Nội dung
* Vận dụng: GV tổng kết bài lồng Qua hình tượng nhân vật Từ Hải,
ghép rèn luyện kĩ năng tư duy phê Nguyễn Du thể hiện quan niệm về
phán qua những thông tin đa dạng, người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước

phức tạp:
mơ công lí.
+ GV gợi dẫn: Nhân vật Từ Hải
trong Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân là một nho
sinh, thi hỏng, môt nhà buôn, nhà 2. Nghệ thuật
sư, một tướng cướp...Theo quan *Bút pháp xây dựng nhân vật lí tưởng
điểm Nho giáo, Từ Hải là kẻ phản hóa:
nghịch dám chống lại triều -Từ ngữ: “Trượng phu”,…
đình...Em hãy nêu suy nghĩ của -Hình ảnh: Kì vĩ, ước lệ: “lòng bốn
mình về về người anh hùng Từ phướng”, “trời bể”,…
Hải?
- 17 -


+ Học sinh có thể nêu lên
được các ý kiến đánh giá khác
nhau về Từ Hải,
- GV: Theo em, Nguyễn Du đã
gửi gắm điều gì qua nhân vật Từ
Hải?
HS: Trả lời
GV nhấn mạnh lại nội dung bài
học:
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
2.3.2.4 Giáo dục kĩ năng sống qua bài Thề nguyền
Đây là bài đọc thêm, qua bài học để học sinh hiểu tình yêu lãng mạn,
thiêng liêng và khát vọng tự do yêu đương của Thúy Kiều. Qua đó người đọc
hiểu được quan niệm tiến bộ, mới mẻ, táo bạo về tình yêu của Nguyễn Du.
Đối với bài này GV có thể dựa vào các câu hỏi phần hướng dẫn đọc thêm

để giúp học sinh nắm được nội dung đoạn thơ
HS nhận xét về hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng trong hai câu đầu?
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du
miêu tả như thế nào?
+Các từ vội, xăm xăm, băng trong hai câu đầu không chỉ diễn tả hành động vội
vã, khẩn trương mà còn diễn tả tâm trạng lo lắng, mong muốn vượt lên hoàn
cảnh để khẳng định tình yêu của mình.
+ Không gian thơ mộng với khung cảnh đêm trăng hư ảo, cảnh vật tĩnh lặng.
Con người đang say trong tinh yêu đẹp
Khung cảnh thiêng liêng thể hiện trong cách ứng xử, trong lời nói đầy chủ động
của Kiều và đặc biệt là nghi thức thề nguyền tuy giản dị mà trang trọng của Kim
Trọng và Thúy Kiều.
- GV lồng ghép kĩ năng sống: kĩ năng kiểm soát cảm xúc và giao tiếp qua
câu hỏi cuối bài học để học sinh trình bày 1 phút: suy nghĩ của em về hành động
của nàng Kiều trong đoạn trích.
HS có thể nêu các quan niệm khác nhau của mình:
+ Hành động của Kiều đáng được ngợi ca, trân trọng khi nàng đã chủ động vượt
lên trên tất cả nỗi lo sợ (gia đình, lễ giáo, số phận) để đến với tình yêu đích thực
của mình. Đó cũng là sự khẳng định, đề cao vai trò của người phụ nữ, thể hiện
khát vọng được tự do trong tình yêu hạnh phúc của mình.
+ Hành động của Kiều là không phù hợp với vai trò người phụ nữ: Kiều còn trẻ
(15 tuổi), Kiều chủ động đến nhà Kim Trọng trong khung cảnh đêm trăng thanh
vắng mà chưa lường hết sự việc có thể xảy ra vì trước đó Kim trong đã có lần
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong câu chuyện có chiều lả lơi”
GV chốt lại và định hướng kĩ năng sống xác định giá trị: Đúng là hành
động của Kiều khá bạo dạn, chủ động nhất là việc xang nhà người yêu trong
hoàn cảnh đêm thanh vắng như vậy, trong khi cả hai đều có tình cảm với nhau
khi ấy rất dễ đi quá giới hạn và thực tế hiện nay có nhiều bạn trẻ không kiềm chế
- 18 -



được bản thân đã trao cho nhau tất cả để rồi chẳng may có thai lúc ấy tình yêu
đẹp nhường chỗ cho sự lo lắng, nhiều bạn nữ đã buộc phải phá thai khi cơ thể
còn non nớt. Theo thống kê hàng năm Việt Nam có khoảng trên 6000 ca phá
thai là trẻ vị thành niên chiếm gần 30% ca nạo phá thai cả nước. Các chuyên gia
khuyến cáo việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên để lại nhiều hệ lụy và hậu quả
nặng nề. Vì lứa tuổi quá nhỏ, thể chất cũng như tinh thần chưa phát triển ổn
định, chưa sẵn sàng làm mẹ nên những em bé sinh ra từ những người mẹ vị
thành niên sẽ yếu hơn các trẻ khác. Còn với nạo pha thai khi còn nhỏ tuổi cũng
là mối đe dọa đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng vô sinh sau này.
Là người xuất thân từ gia đình đại quý tộc, hơn ai hết tác giả hiểu những chuẩn
mực khắt khe của lễ giáo phong kiến đối với người phụ nữ, và đặc biệt là sự
khẳng định đề cao phẩm giá đứa con tinh thần của mình, nên trong đoạn trích
này và cả phần gặp gỡ trước đó của Kiều với Kim Trọng ta đều thấy Kiều luôn
chủ trước hoàn cảnh, luôn biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân mình: Khi thấy
Kim Trọng “Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong câu chuyện có chiều lả
lơi” Thúy Kiều đã thẳng thắn nói rõ “Nàng rằng : “Đừng lấy làm chơi, Để cho
thưa hết một lời đã nao !Vẻ chi một đóa yêu đào,Vườn hồng đâu dám ngăn rào
chim xanh Đã cho vào bực bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, Ra
tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi, Phải điều ăn xổi ở
thì,Tiếc trăm năm cũng bỏ đi một ngày”. Hay như việc sang nhà Kim trọng để
thề nguyền và đính ước, Kiều cũng đã nói rõ mục đích của mình, mọi lời nói
hành động của nhân vật đều đoan chính làm cho khung cảnh vừa đẹp, vừa thiêng
liêng không làm mất đi phẩm giá cao đẹp của người con gái mà ngược lại càng
để lại sự trân trọng và yêu quý của Kim Trọng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua việc áp dụng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các bài học, hầu
hết học sinh hiểu bài, nắm chắc, khắc sâu kiến thức về tác phẩm.
Học sinh hứng thú khi được tranh luận các vấn đề mới, từ đó có thể vận

dụng tốt trong bài làm hoặc có nhưng phát hiện mẻ, sáng tạo trong giờ học, có
nhiều đánh giá, nhận định đúng đắn về nhân vật Thúy kiều. Qua đó tạo không
khí sôi nổi tích cực trong giờ học. Tỉ lệ học sinh phát biểu chính kiến của mình
một cách lưu loát, có chiều sâu tăng lên.
- Áp dụng làm các dạng bài tập về tác phẩm hiệu quả đặc biệt là với những đề
bài có tính phát hiện và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Cụ thể.
Nội dung
Lớp Sĩ
HS thuộc HS hiểu Học tập Bài viết
số
bài
bài
tích cực đạt giỏi
Lớp thực nghiệm 10A1 40
40/40
40/40
36/40
18/40
Lớp đối chứng
10A2 40
20/40
31/40
10/40
2/40
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận:

- 19 -



- Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm,
giáo dục kiến thức và kĩ năng cho người học. Việc lồng ghép này sẽ có tác dụng
nâng cao hiệu quả dạy của thầy và học của trò.
- Đề tài là một nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường giúp
học sinh hiểu sâu sắc hơn tác phẩm và hứng thú hơn trong giờ học. Tuy nhiên để
thực hiện một cách có hiệu qủa nội dung lồng ghép trên giáo viên cần có sự sáng
tạo, bố trí gian hợp lí cho bài giảng không nên khiêm cưỡng, áp đặt.
- Với điều kiện thời gian ngắn trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn
nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho
công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được
sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của các Thầy Cô giáo và bạn đọc.
3.2 Kiến nghị
- Nhà trường cần triển khai lồng ghép kĩ năng sống thông qua các môn học để
giáo dục toàn diện học sinh.
4.Tài liệu tham khảo.
- Kĩ năng Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10 (Nguyễn Kim Phong – chủ biên)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (Nguyễn Văn Đường – chủ biên)
- Nguôn Internet: Thư viên giáo án, Thu trang.edu.vn...
- Giáo dục Kĩ năng sống trong môn học Ngũ văn ở trường trung học phổ
thông (NXB Giáo dục)
- Mô đun THPT 35 “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
” của Bộ giáo dục và Đào tạo.
5 Phụ lục:
Một số chữ viết tắt: - KNS: Kĩ năng sống; GV: Giáo viên; HS: Học sinh
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.
Hoàng Văn Việt

- 20 -


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10
QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
TẠI TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3

Người thực hiện: Hoàng Văn Việt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Bá Thước 3
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2017

- 21 -


- 22 -




×