Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT mường lát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.53 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN...............................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................3
2.1.1. Phương pháp dạy học.........................................................................3
2.3.1. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12...............................................................................7
a. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng...................................................7
b. Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ ĐẠT LOẠI C TRỞ LÊN

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
M. Gorki từng nói “văn học là nhân học”. Giá trị giáo dục con người từ
môn Văn là rất lớn. Mỗi tác phẩm văn học đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Giá
trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người
những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt
đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ
nhận thức đúng đắn về cuộc sống.
Tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống thông qua
các hình tượng nghệ thuật. Vì thế, nó sinh động và hấp dẫn hơn so với các môn
học khác. Nó giúp người đọc nhận thức, lý giải hiện thực cuộc sống quanh mình,


hiểu những vấn đề muôn thuở của con người, hiểu chính mình và cả những vấn


đề phức tạp của đời sống hiện đại, qua đó giáo dục con người hướng tới chânthiện - mĩ. Tuy nhiên, hiện nay, đa số giờ dạy Văn trong trường phổ thông chưa
phát huy được hết vai trò của nó. Học sinh chưa thực sự rung động trước cái hay,
cái đẹp của tác phẩm và trước tài năng của nhà văn. Các em ít có chiêm nghiệm
sâu sắc về những vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Từ đó dẫn đến kiến
thức xã hội của các em non kém, kĩ năng sống thiếu hụt, sống thờ ơ, vô cảm với
mọi vấn đề của đời sống xã hội quanh mình, thiếu ý thức cộng đồng.
Tác phẩm văn học vốn là những minh hoạ đơn giản cho những gì diễn ra
ngoài cuộc đời. Nhưng qua thực tế lên lớp và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy
việc giảng dạy môn Ngữ văn còn nhiều cứng nhắc, bất cập. Giáo viên lên lớp chỉ
lo dạy kiến thức để kịp chương trình mà quên đi giáo dục nhận thức đời sống
thực tiễn cho các em. Những liên hệ thực tế của giáo viên trở nên khiên cưỡng,
thiếu sinh động. Giờ văn trở thành giờ đạo đức giáo điều mà trong khi nhận thức
về đời sống xung quanh của học sinh Mường Lát còn rất hạn chế. Bởi thế, Giáo
dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua tác phẩm văn học là một
phương pháp dạy học tích cực vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương đáp
ứng yêu cầu của kì thi THPT Quốc gia 2017 vừa giúp học sinh hình thành những
kĩ năng sống phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Từ những lí do trên, tôi
quyết định chọn đề tài “Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông
qua một số tác phẩm văn học lớp 12 ở trường THPT Mường Lát” làm đối
tượng nghiên cứu với mong muốn góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả
giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, giúp học sinh nhận thấy sâu sắc hơn
giá trị của môn Văn trong xã hội hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp dạy học tích cực một số tác
phẩm Văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 vừa nhằm phát huy
năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống
phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là một số tác phẩm Văn học Việt Nam trong chương trình
sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản, cụ thể: Tây Tiến - Quang Dũng, Đoạn trích

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Chiếc thuyền ngoài
xa - Nguyễn Minh Châu, trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang
Vũ.
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học
sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành
được thế giới quan và năng lực [Nguồn ].
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục - đào tạo ở bậc THPT; đặc biệt theo tinh
thần Nghị quyết TW 4 khóa 12 đào tạo những học sinh trở thành con người có
năng lực, năng động, sáng tạo, tiếp thu được những tri thức, công nghệ hiện đại
vận dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy, các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng cần phải
thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Qua thực tiễn dạy học Văn, tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo kiểu
đọc - chép đã không còn tạo hứng thú cho học sinh bởi người học rơi vào lối học
thụ động - 1 chiều vì thế cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động cho các em. Dạy học văn gắn với cuộc sống qua đó giáo dục
học sinh nhận thức về đời sống thực tiễn. Đây có thể xem là phương pháp dạy
học trực quan sinh động, lồng ghép, gắn lí luận với thực tiễn giúp các em nhận
thức sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm văn học. Thực chất mục đích của phương

pháp dạy học này là giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh trước khi bước
ra cuộc sống bên ngoài.
2.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.
Đời sống ở đây có thể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học
sinh, rộng hơn thực tiễn là những gì xảy ra xung quanh các em [Nguồn
]. Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông
qua các tác phẩm văn học tức là từ cuộc sống con người trong tác phẩm làm cho
học sinh hiểu rõ con người và thực tế bên ngoài, trong quá khứ, hiện tại cũng
như tương lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới; từ góc nhìn nhỏ soi
chiếu vào cuộc đời lớn. Đồng thời, người học có thể vận dụng những hiểu biết
bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải đời sống trong tác phẩm văn học nhằm đáp
3


ứng nhu cầu khác nhau của thực tiễn. Từ đó, các em có thể hiểu nhân vật, hiểu
con người và hiểu chính mình để hình thành kĩ năng sống trong cộng đồng.
Từ bao đời nay, văn học và đời sống luôn có mối quan hệ hữu cơ gắn kết
không thể tách rời như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Cuộc đời chính là nơi xuất phát
cũng là nơi đi tới của văn học” [Nguồn ]. Văn học là
một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ để thể hiện
với chức năng phản ánh và tái tạo cuộc sống trên quan điểm thẩm mĩ qua lăng
kính mang tính chủ quan của tác giả.
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua từ ngữ, hình ảnh, bút pháp
nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cuộc sống bao la,
diệu kì với bao trăn trở, suy tư này lại là chất liệu vô giá, phong phú và trở thành
nơi xuất phát cho văn học bởi văn học thực chất là “chuyện đời” (Tố Hữu).
Văn học phản ánh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Do đó,
nhà văn khi sáng tác phải xây dựng những hình tượng điển hình để khái quát bản
chất của hiện thực, phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống. Vì vậy, khi dạy
học văn chúng ta nên “đưa văn về với đời, gắn lý luận với thực tiễn đời sống” để

học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm [Nguồn
].
2.1.3. Tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong việc giáo dục học sinh nhận
thức hiện thực đời sống.
Giáo dục học sinh nhận thức hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn
học không phải là một phương pháp mới mẻ. Ngay từ đợt cải cách chương trình
sách giáo khoa lần thứ hai của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào năm 1956
thì quan niệm “Dạy học văn gắn với đời sống” là quan niệm cơ bản chi phối
hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông. Đây là một
phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích vừa phát huy năng lực cảm thụ
văn chương vừa giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp với mục
tiêu giáo dục của nước ta hiện nay.
Văn học có thể mang tới cho người đọc nhận thức mới mẻ và sâu rộng về
nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác
nhau. Những tác phẩm như Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Những đứa con trong gia
đình, Chiếc thuyền ngoài xa, … mở ra trước mắt người đọc bao hiểu biết phong
phú về cuộc sống trên đất nước mình với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến đấu,
sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh xã hội… ; lại có tác phẩm đẫn
4


người đọc tới những miền đất xa lạ nào đó trên thế giới (Ông già và biển cả, Số
phận con người, Thuốc, …). Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn
học. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều nhân vật khác nhau được thể
hiện trong các tác phẩm, văn học giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất
của con người nói chung (Đâu là mục đích, đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng
và sức mạnh…). Đồng thời chính từ cuộc đời của nhân vật, mỗi người đọc có
thể “soi” mình vào trong đó để hiểu chính bản thân mình hơn với. Đó chính là
quá trình tự nhận thức mà văn học mang lại cho mỗi người. Như vậy, văn học
vừa có vai trò giáo dục nhận thức vừa giúp con người tự nhận thức [2; Tr185].

Thông qua việc giảng dạy các tác phẩm văn học gắn liền với đời sống
thực tiễn giúp học sinh có hứng thú với môn Văn đồng thời phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống cụ thể của thực tiễn đời sống hàng ngày. Người dạy chú trọng
khai thác kinh nghiệm vốn có của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát triển khả
năng tự khám phá, tự trải nghiệm, tạo điều kiện cho các em thích ứng, hòa nhập
với cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những vấn đề có tính thời sự xã hội.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn khoa
học cung cấp kiến thức cơ bản ở trường THPT. Tuy nhiên, hiện nay đang xuất
hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn . Đa số học sinh
THPT tỏ ra không có hứng thú với những giờ học Văn trong nhà trường, mà
thường xác định là chỉ cần học để đối phó với các kì thi. Học sinh thờ ơ với
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác
giả ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái
hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Mặt khác, những năm gần đây, giáo dục kĩ
năng sống cũng đã được lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động
giáo dục trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, trên thực tế
giáo viên chưa thực hiện nhiều. Là giáo viên dạy văn với kinh nghiệm đứng lớp
gần 10 năm, tôi nhận thấy hiện nay giờ dạy văn vẫn còn khá nặng về khai thác
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người dạy chưa dành nhiều thời gian để
liên hệ giáo dục kĩ năng sống từ tác phẩm văn học giúp người học nhận thấy sự
gần gũi và giá trị từ các tác phẩm văn học.

5


Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận thức
của học sinh về vấn đề học tập, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai , sự bất

cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử…
Trong đó còn có một nguyên nhân khác là phần lớn giờ dạy Văn trong nhà
trường chưa thực sự tạo được sức cuốn hút, nếu không muốn nói đa phần là
nhàm chán, đơn điệu và cứng nhắc đối với học sinh. Từ thực tế giảng dạy của
bản thân và một số tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy các giờ dạy văn dường
như đã được rập khuôn, giáo viên lên lớp là phải thực hiện đầy đủ các bước: Từ
việc kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, lời dẫn vào bài, giảng bài cho đến củng cố
bài và hướng dẫn bài mới, thiếu một bước xem như tiết học không thành công.
Quy trình dạy học này đảm bảo sự kĩ lưỡng, chỉn chu cho tiết dạy. Nhưng nó lại
làm giảm khả năng sáng tạo, hạn chế sự thăng hoa của người học. Nếu cứ dạy
tác phẩm văn học bình thường như lâu nay chúng ta vẫn làm thì học sinh sẽ thấy
nhàm chán vì tiết dạy còn “nặng” về lí thuyết.
Trường THPT Mường Lát đóng trên địa bàn huyện Mường Lát - một
huyện vùng cao xa xôi thuộc phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng đầu vào thấp.
Học sinh đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng nói và viết tiếng
Việt còn chưa sỏi, các em ít có điều kiện tiếp xúc với sách báo và thông tin xã
hội. Mặt khác, một số hộ gia đình bỏ mặc con em ở nhà để đi làm ăn xa khiến
chúng thiếu đi sự chăm sóc và giáo dục từ gia đình. Chính những điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục nhận thức đời sống cho con em họ. Vì
những lẽ trên, bắt buộc người giáo viên khi đứng trên bục giảng phải lựa chọn
cho mình phương pháp dạy học tối ưu nhất. Trong một tiết dạy chúng tôi vừa
dạy kiến thức trong sách vở vừa lồng ghép bài học vào thực tiễn đời sống để
giáo dục các em.
Năm học 2016-2017, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công trực
tiếp giảng dạy Ngữ văn 3 trong tổng số 6 lớp 12 cụ thể: 12B, 12E và 12G. Qua
các buổi thảo luận chuyên đề ở tiết Tự chọn, tôi thấy hầu hết học sinh đều không
nắm được kĩ năng sống dù là cơ bản nhất. Cũng trong thời gian vừa qua, Đoàn
trường THPT Mường Lát tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” chào mừng 86
năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2017), khi
tới phần câu hỏi hiểu biết kiến thức xã hội, mặc dù là những câu rất dễ như:

“Phía Tây của huyện Mường Lát giáp với nước nào?”, “sông Mã chảy qua
những tỉnh nào của nước ta?” hay “Huyện Mường Lát có bao nhiêu xã và bao
nhiêu dân tộc sinh sống?”… thế nhưng đa số các em học sinh khối lớp 12 tham
6


gia Hội thi không trả lời được. Từ thực tiễn giảng dạy và hoạt động, tôi nhận
thấy học sinh khối 12 nói riêng và học sinh trường THPT Mường Lát nói chung
còn thiếu hụt vốn sống thực tế rất nhiều trong khi cuộc sống thì muôn màu.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12.
Trước khi đi vào việc giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống qua
từng tác phẩm, tôi định hướng cho các em tìm hiểu khái quát về giá trị nội dung
và nghệ thuật. Đây có thể xem là bước đầu tiên giúp người học nắm chắc được
phần kiến thức cơ bản mà chúng tôi gọi là phần “lý luận” để sau đó các em đi
vào “thực tiễn” dễ dàng, đúng trọng tâm, không bị rối và không mơ hồ.
a. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
* Về tác giả và hoàn cảnh sáng tác
Khi dạy bài Tây Tiến nếu không tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
thì các em khó có thể hiểu hết từng ý thơ, hình ảnh thơ trong đó. Sau khi Cách
mạng Tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham
gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ Đại đội trưởng. Tây Tiến là đơn vị bộ đội
thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở, đèo cao dốc sâu, vực
thẳm, nhiều thú dữ. Quang Dũng cùng đồng đội chiến đấu trong những hoàn
cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì
súng đạn. Khi người lính ngã xuống không đủ manh chiếu để liệm nên trong bài
thơ mới có hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “áo bào thay chiếu”. Chính
Quang Dũng đã tận tay chôn cất cho nhiều đồng đội của mình chết vì bệnh tật,
vì sốt rét, vì chiến tranh. Chắc chắn dù chưa tận mắt chứng kiến, nếm trải chiến

tranh và những gian khổ ấy nhưng chính sự tái hiện chân thực cuộc sống đã làm
cho các em xúc động thấm thía. Mỗi hình ảnh thơ: “rừng núi”, “sương lấp”,
“đoàn quân mỏi”, “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “heo hút cồn mây”,
… trở nên sống động, chân thực hơn. Học sinh không chỉ hình dung cuộc sống
của những người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp như thế nào mà còn có
thể cảm thông với bao gian khổ thiếu thốn các anh phải chịu đựng trong những
tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc - mảnh đất ngày nay các em đang sống.
* Trọng tâm kiến thức
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ
những chặng đường hành quân với bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà
7


vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội anh hùng… Qua
đó, tác giả khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào
hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Tổ quốc.
Chất lãng mạn bi tráng chính là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách
mạng trong thơ Quang Dũng.
b. Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
* Hoàn cảnh sáng tác
Khi dạy đoạn trích Đất nước, tôi cung cấp cho học sinh tư liệu từ đời sống
thực và cảm xúc thật của tác giả khi cầm bút trong hoàn cảnh đặc biệt - chiến
tranh ác liệt. Trường ca mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn
thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đầu năm 1971,
phong trào học sinh, sinh viên trong các đô thị miền nam đang rất sôi nổi. Tinh
thần yêu nước bùng cháy khắp nơi. Tác giả viết chương Đất nước trong những
ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52
dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt, cảm xúc của tác giả được
cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Ông nói: “Tôi viết về
những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở

trong thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em”. Từ những cảm xúc chân
thực của tác giả, các em sẽ yêu quý, trân trọng và xúc động hơn khi học bài thơ.
* Trọng tâm cơ bản
Vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ, vừa trực tiếp cầm bút lại vừa cầm súng
trên chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận sâu sắc: Đất nước là của những
người vô danh, của nhân dân. Qua đó giúp học sinh nhận ra: Đất nước là một giá
trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ,
được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên: “Khi ta lớn lên đất nước đã
có rồi!”. Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa hiện hữu, cụ thể, rõ ràng,
thân thuộc. Khi giảng, tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần
gũi nhất để các em dễ hiểu và đúng với tư tưởng của nhà thơ:“Đất nước có
trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể/ Đất nước bắt đầu với
miếng trầu bây giờ bà ăn”. Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc “Cái
kèo cái cột thành tên”, “hạt gạo một nắng hai sương”,… và tình yêu Đất nước
bắt đầu từ đó. Bố cục đoạn trích gồm:
- Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành và phát triển của Đất
Nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng của thế hệ con người
Việt Nam với nhân dân, Đất Nước.
8


- Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm
nhận về Đất Nước: không gian địa lí, thời gian lịch sử và bản sắc văn hóa. Qua
đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình
dựng nước và giữ nước.
* Ý nghĩa tác phẩm: Thể hiện một cách cảm nhận về Đất Nước, qua đó khơi dậy
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
c. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi dài ngày của Tô Hoài cùng bộ
đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Ông được sống và gắn bó với người dân

nơi đây, được tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của họ. Câu chuyện Vợ
chồng A Phủ là hoàn toàn có thực ở ngoài đời sống. Khi tác giả trên đường đi
công tác đến Sơn La đã gặp một cặp vợ chồng người dân tộc Mông. Anh chồng
kể cho ông nghe về số phận của mình, của chị vợ và cuộc đời của hai vợ chồng
sau khi lấy nhau. Câu chuyện của đôi vợ chồng ấy cộng với vốn hiểu biết về đời
sống người Mông từ tác giả khiến cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần.
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của hai thanh niên người dân tộc H’Mông
(Mèo): Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống,
yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau mà
Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất là làm nô lệ không công cho
nhà thống lí. Kể từ khi bước chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những tháng
ngày tăm tối, bị đày đọa về thể xác, bị giày đạp về tinh thần. Mị phải lao động
quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết nhưng sợ liên luỵ đến
bố mẹ đành thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi mất
tuổi thanh xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ như chiếc
bóng, “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức,
tiếng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm
hồn cô niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo váy đi
chơi xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa
bùng lên đó. A Sử bước vào buồng, thản nhiên trói Mị vào cột nhà. Cũng trong
đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Ỷ
vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả
nợ. Một lần, vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lí, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn
và bị trói đứng vào trong góc nhà suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh
ngộ, Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến
Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ, dìu
9


dắt, cả hai lần lượt trở thành du kích, tham gia sự nghiệp đấu tranh chống thực

dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng bản thân, quê hương mình.
d. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
* Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa.
Nguyễn Minh Châu sinh ra ở vùng biển miền Trung đầy cát và nắng.
Cuộc sống của người dân nơi đây còn khó khăn, vất vả, quanh năm chống chọi
với thiên tai bão lụt và đói nghèo. Chính môi trường sống ấy đã tạo nên những
con người lao động cần cù, chất phác giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Phải
nhận thấy rằng, Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất tinh tế và tài năng trong việc
khai thác những khía cạnh khác nhau của đời sống hiện thực và con người để
đưa vào tác phẩm. Ông quan tâm tới đời sống và số phận của những con người
sống quanh mình; nhạy cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của những con người
bình thường. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng
sáng tác đó.
* Trọng tâm kiến thức
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, theo lời đề
nghị của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng đi tới một vùng biển đã từng là
chiến trường cũ của anh thời chống Mỹ. Sau mấy buổi sáng “phục kích”, anh đã
“chộp” được một cảnh “đắt” trời cho: Cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong làn
sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Thế nhưng ngay sau đó, Phùng lại
chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình. Những ngày sau, cảnh bạo lực đó lại tiếp
diễn. không thể nén chịu được, Phùng đã xông ra ngăn cản người đàn ông, bị lão
đánh trả nên anh bị thương. Ở tòa án huyện, người đàn bà hàng chài đuộc Đẩu chánh án huyện - mời đến, anh khuyên người đàn bà bỏ chồng để khỏi bị hành
hạ. nhưng khi nghe câu chuyện và những lý lẽ của người đàn bà hàng chài thì
Phùng và Đẩu mới vỡ lẽ ra nhiều điều.
Những tấm ảnh Phùng chụp đã được chọn cho bộ lịch nghệ thuật. Mỗi lần
ngắm bức ảnh ấy, Phùng lại thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và
người đàn bà hàng chài thô kệch
e. Trích đoạn vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Trương Ba là một người đàn ông 60 tuổi, ông là một người làm vườn tốt
bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, thần Nam Tào gạch bừa trúng tên Trương

Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của
Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở
làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại.
10


Kể từ khi sống nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền
toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày
càng khốn đốn. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm
nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Khó khăn nhất là lúc
chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Tên Lí
trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn
lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu
nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô cùng đau khổ. Trước nghịch cảnh ấy, cuối
cùng Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận
nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
2.3.2. Giáo dục học sinh nhận thức thực tiễn đời sống thông qua một số tác
phẩm văn học.
Tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên bộ
môn Ngữ văn phải là người hướng dẫn các em tìm và khám phá những cái hay,
cái đẹp của cuộc sống, cái xấu xa của xã hội. Qua tác phẩm, giúp các em nhận
thức được hiện thực cuộc sống thông qua tính cách và số phận nhân vật. Bản
thân các em tự nhận thấy và bồi dưỡng kiến thức xã hội cho chính bản thân qua
từng tác phẩm. Học sinh tự khẳng định phẩm chất tốt, xấu và những điều nên
làm hay những điều cần xa lánh.
Trong dạy học theo định hướng năng lực, đánh giá kết quả học tập của
học sinh không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện thông tin đã biết làm trọng
tâm mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống
cụ thể. Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên chọn lọc nội dung và đưa ra
những câu hỏi gợi dẫn giúp học sinh liên hệ tới những vấn đề tác giả đề cập

trong tác phẩm với thực tế đời sống, đặc biệt là những vấn đề “thời sự nóng hổi”
của xã hội hiện đại.
a. Dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
Bài thơ tái hiện những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến
ngay chính tại vùng đất mà đa số học sinh trường THPT Mường Lát sinh sống.
Đặc biệt là những em sống ở bản Sài Khao (Mường Lý - Mường Lát). Nắm bắt
được thực tế đó, tôi đã vận dụng vào bài dạy cho các em.
Tây Tiến có thể coi là một trong những bông hoa tươi thắm nhất của chùm
hoa thơ viết về anh bộ đội cụ Hồ trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ
ngay từ khi ra đời đã tạo một sức sống hết sức mạnh mẽ và bền bỉ trong lòng
người đọc. Sức sống ấy có được là nhờ ngòi bút của Quang Dũng đã từ những
11


cảm hứng vừa hiện thực, vừa bay bổng lãng mạn khi khắc hoạ hình tượng người
chiến sĩ vệ quốc như một khúc ca bi tráng vang lên giữa một bản đại hùng ca
của toàn dân tộc trong những tháng năm bảo vệ đất nước mình. Hình tượng
người lính với sự hoà trộn các sắc màu vừa hiện thực vừa lãng mạn đã được hiện
ra ngay từ phần thứ nhất của bài thơ, phần mô tả vẻ đẹp của người lính gắn liền
với những chặng đường hành quân của họ.
(?) Từ con đường hàng ngày đến trường và lên nương rẫy của mình, em có liên
tưởng gì về chặng đường hành quân của người lính Tây tiến như thế nào?
- HS1: Gợi ra chặng đường hành quân vất vả, gian khổ của người lính tây Tiến.
- HS 2: Đường đi chỉ rừng rậm, đèo dốc hiểm trở, núi cao, vực sâu.
- HS 3: Người lính ngã xuống trên chặng đường hành quân và bệnh sốt rét nhiều
hơn là chết vì chiến tranh.

Đường lên Sài Khao - Mường Lát
Quang Dũng tạo nên trong Tây Tiến một thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí
hiểm, vừa thơ mộng vừa khắc nghiệt như một cái nền làm nổi bật hình tượng

người lính. Niềm hoài niệm như ống kính quay phim làm hiện lên những chặng
đường đã qua của đoàn binh Tây Tiến với những địa danh, không phải không có
sự lựa chọn một cách kỳ công, gợi biết bao cảm giác về sự xa xôi hiểm trở.
(?) Bài thơ nhắc đến nhiều địa danh nổi tiếng. Những địa danh với người đọc
thuở ấy còn đầy bí hiểm, hoang sơ, thậm chí nó từng khiến nhiều nhà nghiên
cứu phê bình văn học tốn nhiều bút mực khi viết về chúng. Vậy ra, sức gợi tả
của các địa danh cũng đủ để có thể làm lay động trí tưởng tượng của người đọc.
Đó là những địa danh nào? Em đã từng đến nơi đó chưa?
12


- HS 1: Sài Khao, Mường Lí, Tây Tiến.
- HS 2: Pha Luông ở Sơn La - nơi có nhiều thung lũng đẹp chúng em thường lên
đó đi chơi Tết.
- HS 3: Mường Hịch giờ được gọi là Mai Hịch là địa danh du lịch mới mẻ cùng
với Mai Châu ở phía Tây Hòa Bình giáp với huyện Quan Hóa có bản Lác rất đẹp
nên chúng em thường sang chơi.
Bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến của Quang Dũng vô cùng đặc sắc
bởi nó được tạo nên từ những yếu tố ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Mô tả thiên
nhiên mà ta như thấy những bước chân quả cảm của đoàn binh Tây Tiến đang
đạp bằng mọi gian khổ mà thiên nhiên thử thách, mọi hiểm trở mà thiên nhiên
đe doạ. Ta không chỉ thấy một “Sài Khao sương lấp”, một “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi” mà còn thấy cả những chặng đường khúc khuỷu, cheo leo.
(?) Từ bài thơ, em thấy thiên nhiên Mường Lát như thế nào?
- HS: Thiên nhiên tuy hiểm trở, khắc nghiệt (đầu tháng tư đã xuất hiện gió Lào
nóng rát) nhưng cũng rất hùng vĩ, nên thơ bởi có núi non trùng điệp.
b. Dạy đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao
triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt
ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà, những vần thơ sâu lắng, thiết

tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân Việt Nam. Nhưng với Nguyễn Khoa
Điềm ta lại bắt gặp một cái nhìn toàn ven, tổng hợp từ nhiều bình diện khác
nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn và
cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua bài thơ, tác giả muốn
thức tỉnh ý thức trách nhiệm, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước
của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay trong đó có chúng ta.
(?) Theo em biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước là gì?
- HS: Những biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước là tình yêu quê hương, gia
(?) Là một người con của quê hương Mường Lát, em cần phải làm gì và có trách
nhiệm gì đối với quê hương mình?
- HS: Trách nhiệm cuả chúng em là phải bảo vệ và xây dựng quê hương ngày
một giàu đẹp, vững mạnh.
(?) Trong những năm gần đây, các em có biết sự kiện chính trị gì được cả nước
quan tâm theo dõi từng ngày, từng giờ không? Thái độ của em như thế nào trước
sự kiện ấy?

13


- HS 1: Sự kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam cụ thể là ở
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- HS 2: Em phản đối kịch liệt hành động sai trái của Trung Quốc bởi cha ông ta
đã chứng minh: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
- HS 3: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Sau khi
học xong lớp 12, em dự định sẽ xung phong đi lính.
c. Dạy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Khi dạy tác phẩm này, sau khi cho đọc văn bản, tôi yêu cầu các em tóm
tắt để nắm được nội dung cốt truyện. Truyện kể về đôi vợ chồng người Mèo vì
nghèo đói, vì hủ tục đã phải chịu cảnh sống nô lệ cho đến khi tìm đến với cách
mạng. Tác phẩm mang đậm màu sắc dân tộc. Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra ngay

những sự việc diễn ra trong tác phẩm rất gần gũi với cuộc sống ở địa phương
mình. Đặc biệt, một số em có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của chính mình
trong đó. Từ đó, tôi hướng học sinh trả lời những câu hỏi gợi dẫn:
(?) Từ nội dung cốt truyện, tác phẩm đề cập đến những phong tục nào mà ngày
nay vẫn còn tồn tại ở bản làng chúng ta vào mỗi dịp tết đến xuân về?
- HS 1: Tục đi chơi, uống rượu ngày Tết
- HS 2: Tục bắt vợ, kéo vợ
- HS 3: Tục cúng ma, trình ma
- HS 4: Tục phạt vạ
=> GV: Đây là những phong tục tập quán mang nét đặc trưng của người miền
núi mà nếu xóa bỏ chúng đi, tác phẩm không còn sức hấp dẫn. Tuy nhiên, trong
thời đại ngày nay, những tập tục này lại trở nên lạc hậu, trái pháp luật và thậm
chí thiếu đi phần nào tính nhân văn đối với xã hội.
Khi đọc văn bản, một số học sinh người Dao, Thái, Kinh, Khơ mú trong lớp thắc
mắc: “Ngày trước Mị từng có người yêu và người ấy thường đeo nhẫn ở một
ngón tay nhưng sau này trong suốt quãng đời còn lại, cô không bao giờ gặp lại
người yêu nữa? Vậy anh ta đã đi đâu?”. Để giải đáp thắc mắc này, tôi đã hỏi trực
tiếp em học sinh người Mông:
(?) Em có biết người Mông quan niệm về tình yêu và hôn nhân như thế
nào không?
- Hs: Dù sống ở trên cao và còn nhiều hủ tục nhưng trai gái người Mông lại
được tự do tìm hiểu, yêu đương nhau. Vào mỗi dịp xuân về, chúng em rủ nhau
đi chơi ném còn, đánh pao, thổi sáo và múa khèn để tìm người yêu. Sau mỗi

14


cuộc chơi, ai ưng cái bụng của nhau thì hẹn hò rủ nhau đi chơi riêng, tìm hiểu
nhau và yêu nhau từ đó.
- GV: Như vậy, khi đi chơi Tết, Mị có tình cảm với một người nào đó trong

nhóm bạn chơi đánh pao với cô nhưng không phải là mặn mà, không thể nói là
hứa hẹn… nên sau này trong đêm tình mùa xuân, bồi hồi nghe tiếng sáo gọi bạn
yêu thì cũng không phải là Mị nhớ lại người có ngón tay đeo nhẫn ngày xưa.
(?) Khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị đau khổ tột cùng và cô đã có
phản ứng gì đầu tiên? Ngày nay, người dân tộc Mông có còn lựa chọn cách giải
quyết ấy mỗi khi lâm vào bế tắc không?
- HS 1: Mị định ăn lá ngón tự tử.
- HS 2: Thời gian qua, một số bạn học sinh trường THPT Mường Lát những khi
đau buồn trong tình yêu, bế tắc trong cuộc sống cũng lên rừng tìm lá ngón ăn
gây ra hậu quả đáng tiếc, đau lòng như trường hợp em Vàng Thị Cu lớp 12D, em
Hơ Thị Dính Lớp 10A, em Thao Văn Chính 12E (khóa học 2013 - 2016)…
- HS 3: Khi bị bố mẹ hay thầy cô trách mắng, một số bạn buồn rầu, chán nản
thậm chí bỏ học về phòng uống rượu say rồi đập phá đồ đạc, gây sự với bạn.
Khi dạy về hoàn cảnh, số phận nhân vật Mị, tôi nhấn mạnh chi tiết trong
tác phẩm và đồng thời liên hệ thực tế đối với học sinh người Mông. Bởi ở đây,
có nhiều em được sinh ra từ kết quả của tập tục này.
(?) Em có thể giới thiệu về tục bắt vợ của người Mông cho các bạn biết ?
- HS : Trước hết, tục bắt vợ là một nét đẹp văn hóa bởi nó được coi là một giải
pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải
trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, kế hoạch “kéo dâu” được bàn bạc bí mật, có sự
hỗ trợ của anh em, bạn bè, cô bác... Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất
hiện cùng bạn bè, kéo cô gái về làm vợ. Dù “nằm trong kế hoạch” nhưng cô gái
vẫn la hét, kêu cứu. Phía nhà trai sẽ bắt gà làm phép, rồi đưa cô gái vừa bị “bắt”
vào nhà. Xong xuôi, gia đình cô gái biết chuyện thì sự đã rồi, cha mẹ chỉ còn
biết bấm bụng chấp nhận. Bởi theo quan niệm của người Mông, nhà trai đã dùng
gà làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà họ, chết làm ma nhà họ rồi.
- GV định hướng: Ngày nay, người Mông vẫn còn duy trì tục bắt vợ. Tuy nhiên,
tập tục này trong nhiều trường hợp không còn phù hợp thậm chí trái pháp luật
bởi các cô gái bị bắt về làm vợ mới tròn 15 - 16 tuổi. Khi tuổi đời còn quá non
trẻ, các em đã phải làm vợ, làm mẹ việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất

lượng cuộc sống xã hội.

15


Ở Mường Lát, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, học sinh nam người dân tộc
Mông thường đi đến các bản làng hẻo lánh tìm người con gái mình thích “bắt”
về làm vợ. Sau Tết, nhiều em vắng nghỉ học lên tận Sơn La, Lai Châu để tìm bắt
vợ. Có nhiều em học sinh nữ trường THPT Mường Lát bị bắt về làm vợ phải bỏ
học giữa chừng như em Sùng Thị Sâu lớp 10D, em Vàng Thị Lan lớp 12D, em
Thao Thị Ly lớp 12C,... Tôi giảng giải cho các em hiểu: “Bắt vợ” là một nét đẹp
văn hóa của người dân tộc Mông. Phong tục ấy cần được phát huy và giữ gìn.
Tuy nhiên, các em đừng vì “quá yêu” mà vi phạm pháp luật (luật hôn nhân gia
đình) lấy vợ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi và cũng đừng làm biến tướng phong
tục ấy, bởi giờ đây, có nhiều kẻ xấu lợi dụng tập tục này để bắt giữ người trái
pháp luật, ép hôn, cưỡng hôn…

Cảnh bắt vợ của người H’Mông ở Mường Lát
d. Dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Đi qua chiến tranh, Nguyễn Minh Châu trở về cuộc sống đời thường với
bao suy tư trăn trở. Sau 1975, cảm hứng sáng tác của ông dần dần chuyển sang
tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản
chất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh
phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu
cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác
này. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người
cả ở những sự kiện bề nổi nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những
16



quy luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên, may rủi đầy bất trắc và khó lường trước
của đời sống.
Khi dạy HS về hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, GV có
thể gợi dẫn:
(?) Từ thực tế cuộc sống ở bản làng, các em đã bao giờ thấy một sự vật, hiện
tượng hay một con người mà vẻ bề ngoài và nội dung bên trong hoàn toàn trái
ngược nhau không? Hãy dẫn chứng?
- HS 1: Có những nhà từ thiện vẻ bề ngoài là những người có tấm lòng nhân
hậu, vì cộng đồng, sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Nhưng thực chất
bên trong là một đứa con bất hiếu, đuổi mẹ ra đường, không nuôi nấng, chăm
sóc. Hành động từ thiện kia chỉ là cái vỏ che đậy bên ngoài.
- HS 2: Có những người vẻ bề ngoài là tri thức, đạo mạo nhưng thực chất lại là
kẻ có lối sống sa đoạ, nghiện ngập, “người đội lốt thú”, không phù hợp với
những chuẩn mực văn hoá, đạo đức của xã hội.
Chính vì hiểu và cảm với cuộc sống con người nơi vùng biển này nên nhà
văn Nguyễn Minh Châu mới cảm thông với số phận của người đàn bà làng chài.
Dù nghèo đói, đông con, bị đánh đập, bà ta vẫn không bỏ chồng, vẫn muốn giữ
cái gia đình ấy. Hiện nay, ở bản làng các em sống có rất nhiều gia đình có hoàn
cảnh sống tương tự gia đình người đàn bà làng chài.
(?) Từ hành động đánh vợ của người đàn ông và tình cảnh của người đàn bà
hàng chài giúp em có liên hệ gì với cuộc sống quanh mình?
- HS: liên hệ với tình trạng bạo lực gia đình đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra
trong đời sống (ảnh minh họa).
(?) Từ cách ứng xử của thằng Phác với cha nó, em nhận thấy tình trạng bạo lực
gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?
- HS: Những đứa trẻ sống trong tình cảnh bạo lực sẽ thiếu sự chăm sóc, yêu
thương; hành vi, nhân cách không đuợc định hướng phát triển theo hướng tích
cực; dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có lối sống, cách hành xử ngang ngược, hay
thích dùng vũ lực để giải quyết vấn đề và ứng xử với người xung quanh.


17


Ảnh minh họa nạn bạo lực gia đình
Khi cho học sinh tìm hiểu về nhân vật người đàn bà tôi đưa ra một đoạn
văn: “… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người
ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói
với nhau họ đã nói hết, chẳng noi chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa
đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, rên rỉ đau đớn: “Mày chết
đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Người đàn bà với vẻ cam
chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng không tìm cách chạy trốn…”. Đó
là những nghịch cảnh éo le của cuộc sống. Khi đọc đoạn văn trên, tôi nhận thấy
sự bất bình, giận dữ hiện lên trong đôi mắt các em học sinh. Tôi giúp các em giải
quyết căng thẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở:
(?) Nguyên nhân vì sao mà người phụ nữ ấy lại không kêu la, không chống trả,
không tìm cách chạy trốn?
- HS: Vì đức hy sinh của người mẹ, vì tình thương con, vì cuộc sống khó khăn
bế tắc mà người phụ nữ phải cam chịu.
Không khí lớp dường như đã dịu trở lại trong đôi mắt các em không còn
nỗi bức xúc nữa. Tôi nhận ra trong các đôi mắt ấy có sự cảm thông xen lẫn niềm
xót xa thương cảm cho người phụ nữ nghèo. Từ đó, tôi liên tưởng lồng ghép kĩ
năng sống: Trong cuộc sống các em sẽ gặp không ít những khó khăn bế tắc và sự
căng thẳng. Lúc đó đòi hỏi các em cần sự tỉnh táo để xác định nguyên nhân, ứng
phó với sự việc sao cho ít gây tổn thương nhất cho người khác.
e. Dạy trích đoạn kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
18


Khi dạy vở kịch“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua hệ thống câu hỏi gợi

mở, tôi giúp học sinh tự nhận thức về giá trị chân chính của cuộc sống con người
được thể hiện trong vở kịch. Tự nhận thức là kĩ năng sống cần có của mỗi thanh
niên, học sinh trong thời kì hội nhập. Qua tác phẩm văn học kĩ năng sống sẽ đến
gần hơn với các em.
(?) Trong thực tế tình trạng con người không được sống là chính mình không
phải hiếm hoi. Em hãy lấy những dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết?
- HS 1: Ở trường mình có nhiều bạn HS bị bạn bè xấu rủ rê, ham chơi điện tử
cuối cùng bỏ bê học tập, thậm chí rơi vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện
ngập, cờ bạc… trượt dài trên con đường tội lỗi, không còn là chính mình.
- HS 2: Hiện nay, xuất hiện tình trạng nhiều bạn vì ham mê thần tượng (ca sĩ,
diễn viên trong nước hoặc nước ngoài) một cách mù quáng đã sống theo vẻ bề
ngoài hoặc tính cách của một thần tượng nào đó mà đánh mất đi chính bản thân
mình như mặc quần bò cào, mặc áo ngắn cũn cỡn, cắt tóc kiểu rồi nhuộm màu
đỏ, tím, đeo khuyên tai, vẽ móng tay, … không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
(?) Trương Ba rơi vào cảnh sống trớ trêu là do sự tắc trách, gạch tên nhầm của
Nam Tào, còn ở hạ giới tình trạng ấy có xảy ra không? Hãy nêu dẫn chứng?
- HS 1: Bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa Huyện mổ nhầm chân cho bệnh nhân, tiêm sai
thuốc dẫn đến chết người.
- HS 2: Ngày nay tình trạng quan liêu, tắc trách của những người đứng đầu cơ
quan Nhà nước và pháp luật đã đẩy nhiều người rơi vào vòng tội lỗi, nhiều gia
đình ly tán, tan nát. Ví dụ: xử không đúng người, đúng tội, nhiều người đi tù oan
khiến họ tuyệt vọng, bế tắc, không còn tin vào công lý nữa.
Từ khi trú nhờ thể xác của anh hàng thịt, Trương Ba không được sống là
chính mình. Điều đó khiến ông vô cùng đau khổ. Tâm hồn Trương Ba luôn day
dứt, dằn vặt. Dù biết mình đang có một cuộc sống đáng hổ thẹn nhưng ông không
có cách gì cưỡng lại được và đã bị sự dung tục đồng hóa, sai khiến, GV có thể tìm
hiểu đời sống tâm hồn của học sinh qua câu hỏi:
(?) Trong mỗi chúng ta, có bao giờ các em phải đấu tranh giữa lí trí, tâm hồn và
thể xác hay không?
- HS1: Dạ có thưa cô! Đó là khi em muốn đi ngủ, muốn được đi chơi, muốn xem

phim trong khi còn nhiều bài tập chưa làm mà ngày mai có tiết cô sẽ kiểm tra.
Nhiều khi trong cuộc đấu tranh đó, thể xác đã thắng thế. Sau khi ngủ dậy, em lại
dằn vặt, trách bản thân mình sao ngủ nhiều thế?

19


- HS2: Vào buổi sáng mùa đông, trời mưa lạnh đường đến trường lại xa và trơn
phải đi qua nhiều đồi dốc, em đành gọi điện nói dối cô bị ốm xin nghỉ học.
2.4. Kết quả thu được.
2.4.1. Qua quan sát trực tiếp
Không khí lớp học rất sôi nổi. Đặc biệt, khi các em kể về mẫu chuyện
“người thật việc thật” ở địa phương mình.
Học sinh hứng thú với tiết học, tham gia thảo luận tích cực và hiệu quả.
Sau khi học xong, những hình tượng, sự việc trong tác phẩm văn học đi
vào cả trong đời sống của các em.
Học sinh quan tâm và có ý thức tìm hiểu những vấn đề xã hội quanh mình
để suy ngẫm, liên hệ với vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
Bài học được ghi nhớ nhanh hơn.
2.4.2. Qua bài kiểm tra tự luận
Đề bài: Màu sắc Tây Bắc trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Thời gian kiểm tra: 90 phút
Kết quả bài kiểm tra ở 3 lớp sau khi làm bài kiểm tra
Lớp/ sĩ số
Điểm 8 - 9
Điểm 6 – 7
Điểm 5
Điểm dưới 5
12 B / 32
3 (9,4%)

15 (46,9%)
10 (31,2%)
4 (12,5%)
12 E/ 34
4 (11,8%)
19 (55,9%)
8 (23,5%)
3 (8,8%)
12 G/ 36
2 (5,6%)
15 (41,7%)
13 (36,1%)
6 (16,6%)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học văn theo hướng tích cực đang là vấn đề nan giải ở các trường
THPT nói chung và trường THPT Mường Lát nói riêng bởi do nhiều yếu tố có
cả khách quan và chủ quan.
Gắn đời sống với tác phẩm văn học là một trong những cách dạy học làm
cho giờ dạy Ngữ văn đạt hiệu quả cao nhưng không nên tuyệt đối nó. Dạy tác
phẩm văn học gắn với đời sống là rất cần thiết nhằm làm cho học sinh hiểu bài
sâu và thêm yêu cuộc sống hơn.
Muốn giờ dạy đạt hiệu quả thì trước hết người giáo viên cần tìm ra cho
mình một phương pháp tối ưu nhất và vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy
học để có thể vừa truyền tải được dung lượng kiến thức của bài học lại vừa lồng
ghép kiến thức xã hội cho các em. Ngoài ra, người dạy cần tìm hiểu, thu thập
nhiều tài liệu, đặc biệt kể các câu chuyện có trong đời sống mình đã từng nghe,
từng thấy để tiết dạy sinh động, hấp dẫn hơn. Học sinh cũng phải nỗ lực, cố
gắng hơn nữa trong hoạt động học tập bộ môn Ngữ văn.

20



Ban Giám hiệu và Tổ chuyên môn cần sát sao và khuyến khích các tổ viên
của mình đi đầu trong phương pháp đổi mới giờ dạy văn trong nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất
lượng dạy học một số tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn
12. Tuy nhiên đây chỉ là những ý kiến cá nhân được rút ra từ quá trình giảng dạy
ở trường THPT Mường Lát. Trong thực tế còn có rất nhiều các kinh nghiệm từ
các đồng nghiệp. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô!
HIỆU TRƯỞNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là skkn của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hà Minh Đức (1988), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[2]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1-2 (cơ bản), Nxb
Giáo dục.
[3]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo viên ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
[4]. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
[5]. Nguyễn Kim Phong (2008), Kĩ năng đọc - hiểu văn bản 12, Nxb Giáo dục.
[6]. Sử dụng nhiều nguồn tư liệu trên mạng Internet.
- Nguồn />- Nguồn
- Nguồn

21


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Linh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên.

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy và học môn
Ngữ Văn ở trường THPT
Mường Lát.
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học các tác
phẩm Văn học thời kì kháng
chiến chống Mĩ trong chương
trình Ngữ Văn 12

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,

Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở

C

2012-2013

Sở

C

2015-2016

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

22



×