Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 để phòng chống HIVAIDS qua bài 6 thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01122003 của tác giả cô phi an nan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.84 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TUYÊN TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH LỚP 12 ĐỂ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUA BÀI 6:
“THƠNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS
1/12/2003” CỦA TÁC GIẢ CÔ-PHI-AN-NAN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực mơn: Ngữ văn

THANH HĨA, NĂM 2017


MỤC LỤC
Mở đầu

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….……….1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..…….2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….….……2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….……3
II. NỘI DUNG…………..……………………………………………..…….…...4
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………….…...4
2.Thực trạng………………………………………………………………........5
3.Các giải pháp thực hiện………….……………………………………….….7


4. Hiệu quả………….…………………………………………………….......15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………….………………………….16
1. Kết luận ……………………………………………………………..……16
2. Kiến nghị……………….……………………………………………........16


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong mỗi một mơn học đều có ý nghĩa to lớn góp phần vào việc hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh, trong đó mơn Ngữ văn được coi là mơn học
quan trọng góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho học
sinh từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thơng thậm chí là những cấp học sau
này. So với các môn học khác, môn Ngữ văn cung cấp cho học sinh những kiến
thức tồn diện về q trình phát triển của nền văn học nước nhà qua đó giáo dục
học sinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tình cảm gắn bó u
thương giữa người với người, mơn Ngữ văn chính là mơn dạy đạo đức và nhân
cách cho các em học sinh. Nếu không học Văn các em sẽ không thể nào biết được
những tấm gương anh hùng bất khuất sẵn sàng hi sinh xả thân vì đất nước trong
những bài thơ, bài văn. Thông qua môn Ngữ văn còn giáo dục cho học sinh về lối
sống, cách đối nhân xử thế, học cách làm người cách sống văn minh và đạo đức,
đồng thời còn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng nội dung bài học
để có lối ứng xử và hành vi đúng đắn ngồi xã hội.
Hiện nay đất nước ta đang có những thay đổi kì diệu về mọi mặt như kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng, giáo dục, y tế…giúp cho cuộc sống
của nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước những thay đổi đó chúng ta cịn gặp
khơng ít những khó khăn phức tạp mà cuộc sống hơm nay địi hỏi sự thử thách và
rèn luyện của mỗi con người. Cùng với sự thay đổi của đất nước thì những hàng
loạt những tệ nạn xã hội nổi lên như cờ bạc, ma túy, mại dâm,…trong đó ma túy,
mại dâm là những con đường ngắn nhất dẫn đến bị nhiễm căn bệnh thế kỉ
HIV/AIDS. Nhiễm HIV/AIDS đã trở thành đại dịch trên tồn cầu, nó đang trở

thành hiểm họa đối với dân tộc Việt Nam, nó như những liều thuốc độc đang tàn
phá, hủy hoại con người, hủy hoại những điều tốt đẹp mà chúng ta đã và đang xây
dựng. Thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt là thế hệ học sinh, lứa tuổi phát triển mạnh mẽ
về nhân cách như học sinh cấp ba thì cần nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm
để đấu tranh và tránh xa căn bệnh thế kỷ nguy hiểm này. Là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn Ngữ văn tôi tự nhận thức cần phải tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ
tác hại của HIV/AIDS, đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh thông
qua bài học nhằm hướng cho các em có một cuộc sống lành mạnh, trong sáng được
sống trong môi trường đầy tình u thương và hạnh phúc. Chính vì vậy tơi mạnh
dạn xin chọn đề tài “Tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12
để phòng chống căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS qua bài 6: Thông điệp nhân ngày
thế giới phòng chống AIDS 1- 12- 2003”của tác giả Cô-Phi-An-Nan.


2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung quan trọng nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản để thích ứng với cuộc sống. Giáo dục kĩ năng
sống giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng,
đối phó với những sức ép của cuộc sống, phịng ngừa những hành vi có hại cho thể
chất và tinh thần của các em.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một bài học trong chương trình
Ngữ văn khơng chỉ giúp các em hiểu một cách sâu sắc nội dung tư tưởng tác phẩm
đang học, rèn luyện được tư duy sáng tạo cùng những kĩ năng lập luận quan trong
của bộ môn mà hơn hết là thơng qua bài học đó giáo dục được cho học sinh kĩ năng
sống lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và
thể chất của các em. Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt các tình
huống trong cuộc sống hàng ngày, có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có
trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng. Có nhu cầu rèn luyện kĩ
năng sống trong cuộc sống hàng ngày, ưa thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê
phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực tự tin tham gia các hoạt

động, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi
nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua mỗi tác phẩm văn học là rất
cần thiết. Đây cũng là cơ sở để tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm giảng dạy trong
q trình cơng tác nhiều năm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hiện nay việc tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT về vấn
đề phòng chống căn bệnh thế kỉ HIV- AIDS là nội dung rất cần thiết trong môi
trường học đường. HIV/AIDS hiện nay đang là mối lo ngại mang tính chất toàn
cầu, hủy diệt sự sống của loài người, xuất phát từ việc sống buông thả, cá nhân đã
xa vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, mại dâm… đến những hành vi dùng
chung bơm, kim tiêm, tiêm chích ma túy … đã dẫn tới thảm họa HIV/AIDS có mặt
ở tất cả các châu lục và hầu hết các nước trên thế giới, có mặt ở mọi màu da sắc
thịt,cả nam giới và nữ giới, có mặt ở tất cả các độ tuổi từ trẻ em mới sinh cho tới
người già. HIV/AIDS đã gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của
họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Chính vì vậy việc đấu tranh phòng
chống HIV/AIDS đã thực sư trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới.
Tệ nạn ma tuý đang trở thành hiểm hoạ của cả nước. Nó đang len lỏi vào
các nhà trường. Sự phát triển nhanh chóng tệ nạn ma tuý trong trường học đang là
nỗi lo lắng của mỗi gia đình của mỗi người và cả chính phủ. Ma tuý làm cho người
mắc phải dễ sa vào vịng nghiện hút, hít, suy thối nhân cách, từ đó làm tan nát
hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế – xã hội. Nghiêm trọng


hơn, tiêm chích ma t cịn là một tác nhân chủ yếu thúc đẩy đại dịch HIV, AIDS ở
nước ta, đe doạ làm huỷ hoại cả giống nòi.
Theo luật phòng, chống ma t có hiệu lực 1/6/2001 thì ma t được hiểu: Chất
ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần:
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác. Nếu sử

dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định
trong danh mục của bộ Y tế ban hành. Nếu sử dụng không đúng liều, thời gian bừa
bãi sẽ gây ra thay đổi chức năng tâm, sinh lý trong cơ thể người. Dùng nhiều lần sẽ
quen và trở thành nghiện.
- Khi đã nghiện là rất khó cai, số người tái nghiện sau cai là rất cao.
- Để góp phần làm giảm tệ nạn ma tuý biện pháp tun truyền là rất hiệu quả.
Chính vì vậy mà trong Nghị quyết số 06/CP ngày 29/1/1993 có chỉ ra: Tuyên
truyền, giáo dục rộng rãi để mọi người, trước hết là thanh thiếu niên thấy được tác
hại của tệ nạn ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội; đưa vấn đề phòng chống
tệ nạn ma tuý vào chương trình giáo dục ở các trường học.
Kế hoạch liên ngành giữa các Bộ, ngành Trung Ương số 1413/LN ngày 15/10/1996
nêu lên mục đích là: Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cha mẹ
học sinh và toàn dân thấy rõ tác hại và ảnh hưởng của ma tuý đối với bản thân, gia
đình và xã hội để tích cực chủ động phịng chống ma t.
Vì những lí do bức thiết trên tôi muốn thông qua bài học của môn Ngữ văn để
tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 12 lứa tuổi phát triển
mạnh mẽ về nhân cách cần phải có những cách giáo dục phù hợp và cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết để tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một bài
học cần phải vận dụng nhiều phương pháp mang tính thực tế.Trong đề tài nghiên
cứu này tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong đề tài này tôi sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ
sở lý thuyết. Đây là phương pháp rất cần thiết khi xây dựng một đề tài khoa học.


Trước hết cần phải có cơ sở lý thuyết mang tính đứng đắn và chặt chẽ về vấn đề
đang được triển khai trong đề tài nghiên cứu khoa học rồi căn cứ vào cơ sở lý
thuyết để từ đó mới có thể áp dụng các phương pháp tiếp theo một cách logic và có
trình tự. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu xây

dựng cơ sở lý thuyết cho mục đích và đối tượng nghiên cứu . Cụ thể là nêu lên tầm
quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đối với bộ mơn Ngữ văn
nói chung và thơng qua một bài học nói riêng, đi liền với giáo dục kĩ năng sống là
phần lý thuyết nói về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS đang là mối lo ngại của rất nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, tôi sẽ áp dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông
tin và phương pháp thống kê xử lý số liệu. Đây là phương pháp quan trọng thể hiện
được tính thực tế của đề tài, nhất là khi áp dụng phương pháp trong việc khảo sát
thực tế, thu thập thông tin và xử lý số liệu về thực trạng trước và sau khi áp dụng đề
tài đối với từng đối tượng học sinh, có lập bảng đối chiếu so sánh cụ thể. Tiếp đến
là phân tích cụ thể hiện trạng của vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS bằng các số liệu
thông kê cụ thể, thu thập những thông tin quan trọng về quá trình diễn biến của
dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Khi viết đề tài này,bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều về tính chất nguy hiểm của
đại dịch đối với sự sống của tồn nhân loại nói chung và đối với q trình phát triển
và hồn thiện nhân cách nói riêng của học sinh THPT, trong đó việc tuyên truyền
và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để phòng chống HIV/AIDS là rất quan trọng
và cần thiết để học sinh không chỉ nắm chắc nội dung bài học mà qua đó còn rèn
luyện cho học sinh lối sống và suy nghĩ tích cực lành mạnh để tránh xa tệ nạn xã
hội và cùng chung tay đoàn kết giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS để họ
hòa nhập với cộng đồng và có niềm tin vào cuộc sống. Vậy hiện nay trong mấy
năm trở lại đây đại dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp như nào thì trong đề tài
này tơi có trích dẫn cụ thể nguồn tài liệu thơng kê lấy từ trang mang như sau:
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc hiện nay trên thế giới có gần 40 triệu
người bị nhiễm HIV/AIDS. Ở Việt Nam trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên
được phát hiện vào cuối tháng 12/1990, cho đến ngày 31/5/2015 số người nhiễm
HIV phát hiện mới là 3.204 người, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn
AIDS là 1.326 người, số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là 438 người. HIV còn

sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố
Hồ Chí Minh là 54.705 người, thành phố Hà Nội là 21.316 người, tỉnh Thái


Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326 người, thành phố Hải Phòng là 7.282
người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người, tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa
là 5.493 người, tỉnh An Giang là 5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người.
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân, tỉnh
Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước
(883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là tỉnh Thái
Nguyên (652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai Châu (535
người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn 641 (người), tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ (419
người),...Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ gia
tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao, (12.000 người nhiễm HIV mới, 2.000-3.000 người
nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có trên 226.000 người nhiễm HIV cần được chăm
sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp, khó can
thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước. Tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới đa số
thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường
quan hệ tình dục. Nhằm chặn đứng, đẩy lùi HIV/AIDS Đảng và nhà nước đã kịp
thời đưa ra những biện pháp có tính pháp lệnh. Ngày 31/5/1995 đưa ra pháp lệnh
phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS).
Ở điều 1 có u cầu: phịng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách
nhiệm của mỗi người, của mỗi gia đình và của tồn xã hội…
 Trong Bộ luật hình sự 1999 điều 118 về tội cố ý truyền HIV cho
người khác.Khoản 1 “ Người nào cố ý truyền HIV cho người
khác…, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 15 năm…”
Bộ GD & ĐT cũng đã hướng dân các địa phương, trường học đẩy mạnh hoạt
động nội khóa và ngoại khóa nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia

đình và xã hội tiến tới xây dựng một xã hội trong sạch, văn minh.


Đứng trước những thực trạng hết sức đau lòng do tệ nạn xã hội gây ra nhất là
những học sinh, sinh viên còn quá trong trắng, ngây thơ cả tương lai đang chờ đón
ở phía trước vậy mà chỉ một phút sa ngã mà hủy hoại cả cuộc sống, tương lai. Bản
thân tôi là một giáo viên THPT, trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. Do vậy tơi xác
định rõ mình phải có trách nhiệm giáo dục các em học sinh trở thành những cơng
dân có ích, hồn thiện bản thân về mọi mặt, tránh xa căn bệnh HIV/AIDS là hiểm
họa của loài người.
2. Thực trạng


- Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, đặc biệt là nước ta gia
nhập WTO cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trên toàn cầu đã và đang
đặt ra những thuận lợi là khó khăn, những nhiệm vụ và thách thức mới cả cho người
dạy và người học. Bởi ngày nay, cả thầy và trị khơng thể “ Dạy chay”, “Học chay”
như trước nữa. Các em học sinh ngày nay không thụ động tiếp thu kiến thức của
thầy, cô giáo truyền đạt trên lớp và có sẵn trong sách giáo khoa. Các em được tiếp
thu với nhiều công nghệ thông tin khác nhau qua các phương tiện thông tin đại
chúng như: báo, đài , truyền hình, Internet… đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn
cho người giáo viên trong q trình giảng dạy, truyền đạt tri thức, giáo dục cho học
sinh. Thuận lợi vì như thế các em có nhiều kiến thức và có điều kiện tìm hiểu tri
thức sâu hơn, rộng hơn ngồi những gì thầy, cơ giáo đã truyền đạt. Nhưng đồng thời
cũng gây ra những khó khăn nhất định. Bởi bên cạnh những thơng tin có nội dung
chính xác, trong sáng, lành mạnh, cịn có những thơng tin có nội dung sai lệch, thiếu
lành mạnh có hại cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.
- Học sinh trung học phổ thông đang ở độ tuổi hay tìm hiểu, tị mị, muốn khám
phá và chứng tỏ mình là người lớn, hành động nơng nổi. Vì vậy việc giáo dục các
em chu đáo, kết hợp giữa lí thuyết, thực tế và những đồ dùng trực quan sinh động là

điều vơ cùng cần thiết để kích thích các em chủ động lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là
có nhận thức đúng đắn về sự nguy hiểm của các tệ nạn xã hội nói chung, bệnh
HIV/AIDS nói riêng là vô cùng cần thiết, cấp bách trong sự phát triển chung của xã
hội ngày nay.
- Từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12
tôi mong muốn được cùng quý đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm của mình
trong việc tuyên truyền và giáo dục các em việc phòng chống tệ nạn xã hội mà cụ
thể là bài 6: Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS 1/12/2003. Góp phần
nhỏ bé của mình cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS,
mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho mọi nhà, mọi người.
Trước khi nghiên cứu và rút ra những kinh nghiệm của đề tài này tôi đã tiến
hành khảo sát các tiết dạy và học ở bài 6 trong chương trình Ngữ văn 12 đối với
những lớp 12B1, 12B2, 12B3, 12B4 như sau:
Khối
lớp

HS có nhận thức đúng HS có nhận thức sơ sài HS chưa hiểu biết về
TS học về HIV/AIDS
về HIV/AIDS
HIV/AIDS
sinh
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %

12B1 30

12

40%


10

33,3%

8

26.7%

12B2 45

15

33,3%

21

46,7%

9

20%


12B3 36

12

33,3%


16

44,4%

8

22,2%

12B4 37

12

32,4%

18

48,6%

7

18,9%

Như vậy nhìn vào bảng thống kê khảo sát về mức độ hiểu biết của học sinh thì
phần lớn các em học sinh kém hiểu biết về HIV/AIDS, nếu để tình trạng như vậy
các em sẽ khơng thể có được những kĩ năng sống quan trọng để giải quyết những
vấn đề gặp phải hằng ngày. Thông qua giảng dạy ở nhiều lớp vẫn còn tồn tại nhiều
mặt hạn chế, nhất là khi các em đã hiểu bài nhưng mức độ áp dụng vào thực tế cuộc
sống lại quá kém. Vì vậy trong đề tài này tơi mạnh dạn đưa ra những giải pháp tuyên
truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
thông qua một bài học cụ thể.

3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm phòng
chống HIV/AIDS qua bài 6: Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS
1/12/2003. Đây chính là giải pháp quan trọng để học sinh không chỉ nắm vững nội
dung trọng tâm mà qua đó cịn giáo dục cho học sinh những kĩ năng cần thiết đế áp
dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trước hết cần phải cho học sinh hiểu được khái
niệm HIV/AIDS là gì?Tầm quan trọng cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh
đối với loài người.Song song với những câu hỏi giáo viên sẽ đưa ra những tình
huống thực tế trong đời sống hằng ngày liên quan đến căn bệnh để học sinh có kĩ
năng giữa lý thuyết và liên hệ thực tế và những tranh ảnh để học sinh hiểu rõ hơn về
căn bệnh này. Một số tranh ảnh cụ thể như sau:


(Cơ thể khơng cịn khả năng miễn dịch – Giai đoạn cuối)

Để tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về phòng chống HIV/AIDS
cần phải nhấn mạnh cho học sinh biết rằng đừng vì sự nguy hiểm và lây lan mà
chúng ta lánh xa những người bị mắc bệnh, một yếu tố quan trọng nhất góp phần
đầy lùi dịch bệnh chính là sự quan tâm chung tay của cộng đồng khơng kì thị mà
phải biết hịa nhập, giúp đỡ những người bị nhiễm bệnh để mang lại niềm tin cho
họ trong cuộc sống.
Giải pháp 2: Tích hợp với các môn học : Giáo dục công dân, địa lí, sinh
học… Căn cứ vào tình hình thực tế và trình độ hiểu biết của học sinh về
HIV/AIDS và nguyên nhân dẫn đến thực tiễn, để giúp học sinh có những hiểu
biết đúng đắn và đầy đủ về HIV/AIDS tôi đã tiến hành giải pháp tích hợp các
mơn học vào tiết dạy của bài 6: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS. Cụ thể một tiết dạy như sau:
BÀI 6:
THƠNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS 1/12/2003
CƠ-PHI-AN-NAN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
– Tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm hoạ HIV/ AIDS.
Chống lại HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi quốc gia và mỗi con người.


– Thơng điệp quan trọng nhất gửi tồn thế giới: khơng thể giữ thái độ im lặng hay
kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/ AIDS.
– Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng. Biết cách tạo lập văn bản nhật
dụng.
3. Thái độ
– Tự nhận thức về tính chất nóng bỏng của cuộc chiến đấu phịng chống AIDS hiện
nay trên thế giới, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi cs nhân khi tham gia
vào cuộc chiến đấu này.
– Xây dựng cho mình thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong
cơng cuộc phịng chống HIV/ AIDS nói riêng và các vấn đề thiết thực của cuộc
sống nói chung.
II. CHUẨN BỊ:
– Tài liệu, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu….
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ
khoa học?
3 Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Vào bài: Hiện giờ, đại dịch HIV/AIDS đang hoành trên thế giới.
Chúng ta phải có thái độ ra sao trước tình hình đó, đặc biệt là trước những người
bị nhiễm căn bệnh này? Chúng ta sẽ có câu trả lời hợp lí thơng qua việc tìm hiểu
bài học hơm nay.

Hoạt động 2: Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
– Sử dụng kiến thức mơn Lịch Sử, Địa
Lí giúp học sinh hiểu về tiểu sử, đóng góp nổi
bật của tác giả Cô – phi An – nan và của tổ
chức Liên hiệp quốc.( Gv thuyết trình)
+ GV: Dựa vào SGK, em hãy trình bày một vài
nét về tác giả Cơ-phi An-nan?
+ HS: Phát biểu.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
– Sinh ngày 8 – 4 – 1938 tại
Ga-na (Châu Phi) .
– Năm 1997: là người thứ bảy
và là người châu Phi da đen
đầu tiên được bầu làm Tổng


thư kí Liên hợp quốc.
– Đảm nhiệm chức vụ này
trong hai nhiệm kì, từ tháng 1 –
1997 đến tháng 1 – 2007.
+ GV: Lúc đưa ra văn bản này, Cô -phi An –
nan có những hành động gì?
+ HS: Phát biểu.
GV: Khẳng định: Đây là mối quan tâm, là
nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp chính trị
của ơng

– Sử dụng kiến thức lịch sử để tái hiện quá
trình phát hiện, lây lan của HIV/AIDS và
hành động cộng đồng thế giới(Gv thuyết
trình)

– Hoạt động:
+ Ra lời kêu gọi hành động
gồm năm điều về đấu tranh
chống lại đại dịch HIV/AIDS

+ GV: Nêu lên hồn cảnh ra đời bức thơng
điệp?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Giới thiệu thể loại của văn bản:
o Văn bản nhật dụng: Nói về vấn đề có ý
nghĩa bức thiết của tồn nhân loại.
o Thơng điệp: Những thơng báo có ý nghĩa
quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia.
+ GV: Bản thơng điệp có ý nghĩa như thế nào?
+ HS: Phát biểu.

2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời:
Được viết và gởi nhân dân thế
giới nhân Ngày Thế giới phòng
chống AIDS 01/12/2003.

+ GV: Gọi học sinh đọc văn bản.
Yêu cầu đọc: Giọng khẩn thiết, thể hiện được
tâm huyết của tác giả.

+ GV: Bức thông điệp đề cập đến vấn đề gì?
– Sử dụng kiến thức sinh học để thuyết trình
về HIV/AIDS. Sử dụng kiến thức hoá học để
giúp hs nhận biết một số chất ma tuý và công
thức cấu tạo của các chất ma tuý thường
gặp(Gv thuyết trình).

+ Kêu gọi thành lập quỹ sức
khoẻ về AIDS toàn cầu
+ Kêu gọi chống khủng bố trên
toàn thế giới
– Được trao giải thưởng Nơben Hịa bình.

b. Thể loại: Văn bản nhật dụng
c. Ý nghĩa:
– Cảnh báo và kêu gọi thế giới
trước vấn nạn hiểm hoạ chung
tồn cầu, tồn nhân loại
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Đọc
2. Tìm hiểu nội dung:
a. Vấn đề được nêu trong bản
thông điệp:


+ GV: Tại sao phải đặt vấn đề này lên vị trí
hàng đầu?
+ HS: Trao đổi và trả lời theo những hiểu biết
của mình về hiện tượng.


– Vấn đề: phịng chống HIV /
AIDS
Đặt vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Nhiệm vụ cấp bách đặt ra
Kết luận

* Tìm hiểu tình hình cuộc chiến phịng chống
AIDS.
+ GV: Mở đầu bản thơng điệp, tác giả nhắc lại
vấn đề gì?
+ GV: Vấn đề này được thực hiện như thế nào?
+ GV: Tác giả đã công bố những kết quả mà
chúng ta đã đạt được là gì?
Sử dụng bảng biểu mơn địa lí để tim hiểu
AIDS – thảm họa của lồi người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Khơng có vacxin phịng và thuốc chữa.
+ Lây lan nhanh.
Năm

Số
người
nhiễm HIV

Số người
mắc AIDS

2007


129.367

25.201

2008

135.249

29.103

2009

155.700

44.372

2010

164.197

58.205

6
tháng
đầu năm
2011

144.515

48.533


+ Thông tin về HIV/AIDS tình đến đầu năm

– Là vấn đề cần đặt lên vị trí
hàng đầu, vì:
+ Là vấn đề nóng bỏng, bức
thiết của toàn nhân loại và đe
doạ nghiêm trọng con người
+ Đang hoành hành, lây lan với
tốc độ đáng báo động và ít có
dấu hiệu suy giảm
+ Làm tuổi thọ con người bị
giảm sút nghiêm trọng, gây tỉ
lệ tử vong cao
+ Những cách thức cạnh tranh
khác không quan trọng bằng
vấn đề HIV/AIDS.

b. Cuộc chiến phòng chống
AIDS:
*.Diễn biến cuộc chiến:
– Các nước nhất trí để đánh bại
HIV/AIDS: cam kết, nguồn lực
và hành động.
– Đã có cam kết, nguồn lực đã
được tăng lên, nhưng hành
động cịn q ít so với u cầu


2014.

THẾ GIỚI:
– Ước tính có
trên 36,3 triệu
người nhiễm
HIV
– Tốc độ lây
nhiễm ước tính
khoảng 7000
người bị nhiễm
mới mỗi ngày
(trong đó có
1000 trẻ em)

thực tế
VIỆT NAM

– Ước tính có
223.130 người
nhiễm
HIV/AIDS (tính
đến 31/08/2014)
– Tốc độ lây
nhiễm:
1000
người nhiễm mới
/ 1 tháng.

– 6 tháng đầu năm 2014
+3.000 người mới nhiễm
+ 1388 người chuyển sang AIDS.

+ 462 người chết.
+ GV: Tác giả đã nêu những tồn tại nào của
tình hình phịng chống HIV/AIDS?
+ HS: Trả lời.
– 10 tỉnh thành có số người nhiễm HIV/
AIDS cao nhất:
+ Lai Châu: 113 người
+ Yên Bái: 114 người
+ Điện Biên: 136 người
+ Hà nội: 142 người.
+ Sơn La: 136 người.
+ Nghệ An: 118 người.
+ Đồng Nai: 88 người.
+ Đồng Thánp: 105 người.

*. Công bố một số kết quả đạt
được:
– Ngân sách cho phịng chống
AIDS tăng lên đáng kể
– Quỹ tồn cầu về phịng
chống AIDS, lao, sốt rét được
thơng qua
– Ngày càng nhiều cơng ty áp
dụng chính sách phịng chống
AIDS tại nơi làm việc
– Các nhóm từ thiện ln đi
đầu trong cuộc chiến chống
AIDS; có hoạt động tích cực,
phối hợp với chính phủ và các
tổ chức khác.


*. Nêu lên những mặt chưa
đạt được:
– Nạn dịch vẫn hồnh hành, có
ít dấu hiệu suy giảm
– Mỗi phút có khoảng 10 người
bị nhiễm HIV
– Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm
trọng.
– Tốc độ lây lan đáng báo động
ở phụ nữ
– Lây lan sang những trước
đây an tồn, đặc biệt là Đơng
Âu và tồn bộ châu Á


+ TP Hồ Chí minh: 380 người.
+ Kiên Giang: 95 người.
+ GV: Tác giả đã kêu gọi các quốc gia và tổ
chức phải có những hành động gì trong việc
phịng chống AIDS?
+ HS: Thảo luận chung và trả lời.
+ GV: Đối với mỗi người, tác giả kêu gọi và
nhắc nhở điều gì?
+ HS: Trả lời.
Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân:
– Xây dựng cho mình ý thức, thái độ và quan
điểm sống lành mạnh để tránh xa sự lây nhiễm
của AIDS.


– Cảnh báo về việc khơng hồn
thành mục tiêu vào năm 2005.

c. Lời kêu gọi phòng chống
AIDS:
– Các quốc gia và tổ chức:
+ Phải nỗ lực hơn nữa trong
hành động.
+ Phải đưa vấn đề AIDS lên vị
trí hàng đầu trong chương trình
nghị sự chính trị và hành động
thực tế.

– Có khả năng dùng những hiểu biết của mình
về AIDS để tuyên truyền với mọi người về sự
lây lan và những cái chết thầm lặng của căn
bệnh thế kỉ AIDS.

– Với mọi người:
+ Phải công khai lên tiếng về
AIDS, đối mặt với thực tế
không mấy dễ chịu này.

– Nắm được những chủ trương, đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc
ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa AIDS.

+ Khơng vội vàng phán xét
đồng loại mình


– Có những hành động thiết thực nhằm động
viên, giúp đỡ những số phận bất hạnh do AIDS
gây ra.

+ GV: Cách trình bày của tác giả còn như thế
nào để tác động trực tiếp đến người nghe?

+ Khơng kì thị và phân biệt đối
xử đối với người nhiễm bệnh.
+ Không ảo tưởng về sự bảo vệ
bằng cách dựng lên hàng rào
ngăn cách với người bị nhiễm
HIV
+ Hãy sát cánh cùng ông trong
cuộc chiến chống HIV/AIDS
2.4. Sức lay động của bản
thông điệp:
– Lập luận đầy sức thuyết phục
– Lí lẽ, tình cảm sâu sắc

+ GV: Cách tổng kết của bức thông điệp như

– Những câu văn cảm động:


thế nào? Hướng vào việc gì
*: Tổng kết
+ GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK
+ GV: Bản thơng điệp có ý nghĩa như thế nào?
– Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một

nguy cơ đe doạ cuộc sống của lồi người. Nó
thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần
trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu
sắc.
– Thông điệp giúp mọi người biết quan tâm tới
hiện tượng đời sống đang diến ra; biết chia sẻ,
không vô cảm trước nổi đau của con người.
– Em sẽ làm gì để hưởng ứng bản thơng điệp?
Gợi ý viết theo định hướng:
– Nhận thức như thế nào về đại dịch?
– Việc làm thiết thực, có ý nghĩa?
– Ước mơ về một tương lai cuộc sống của em
và mọi người sẽ tránh được hiểm hoạ.
Đáp án
– Gỉải thích cho Thuỷ hiểu về các con đường
lây nhiễm HIV / AIDS.

III. Tổng kết:
– Ghi nhớ (SGK).
– Bản thơng điệp khẳng định
phịng chống HIV/AIDS phải
là mối quan tâm hàng đầu của
toàn nhân loại, và những cố
gắng của con người về mặt này
vẫn còn chưa đủ.
– Tác giả tha thiết kêu gọi các
quốc gia và toàn thể nhân dân
thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại
dịch đó là cơng việc chính của
mình, hãy sát cánh bên nhau để

cùnh “đánh đổ các thành lũy
của sự im lặng, kì thị và phân
biệt đối xử” với những người
bị HIV/AIDS.
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Tình huống
Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi
nhân ngày sinh nhật của Huệ
Thuỷ nói: Cậu không biết là
chị của Huệ bị ốm à? Người ta
nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm,
nhỡ ây thì chết, tớ không đến
đâu!

– Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm
HIV / AIDS. Gần gũi, động viên, chia sẻ giúp
họ hồ nhập với cộng đồng.

Em có đồng tình với Thuỷ
khơng? Vì sao?

Đáp án
– Địa phương treo băng Zơn, khẩu hiệu tuyên
truyền HIV/ AIDS nhân ngày thế giới phòng
chống AIDS, 01/ 12.

2. Bài tập 2:
Dựa vào nội dung bài học các
nhóm vẽ tranh cổ động về
HIV/ AIDS.

3.Bài tập 3.
Hưởng hứng lời kêu gọi của

– Nhà trường tổ chức tuyên truyền HIV/ AIDS

Nếu em là Hiền thì trong
trường hợp đó em sẽ làm gì?


nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/ 12.
– Bản thân: Tích cực tham gia tuyên truyền về
HIV/ AIDS cho các thành viên trong gia đình
và làng xóm.

Cơ-phi An – nan, bản thân em
cũng như nhà trường và địa
phương em trong năm học này
đã có những hoạt động gì để
phịng chống HIV/AIDS?

Hoạt động 3: Củng cố
Viết một bài nghị luận bàn về thái độ của học sinh hiện nay với vấn đề HIV/AIDS
4. Hiệu quả
Sau khi thực hiện một tiết dạy có kết hợp các giải pháp như tuyên truyền giáo
dục kĩ năng sống và tích hợp với các mơn học khác, tôi thấy những nhận thức của
học sinh về vấn đề HIV/AIDS được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Khối
lớp

HS có nhận thức đúng HS có nhận thức sơ sài HS chưa hiểu biết

TS học về HIV/AIDS
về HIV/AIDS
về HIV/AIDS
sinh
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %

12B1 30

28

93,3%

2

6,7%

0

0

12B2 45

40

88.9%

5


11,1%

0

0

12B3 36

30

83,3%

6

16,7%

0

0

12B4 37

31

83,8%

6

16,2%


0

0

Như vậy chúng ta thấy sau khi áp dụng đề tài vào một tiết dạy môn Văn Bài
6: Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS 1/12/2003 đã có những kết
quả đáng mừng. Phần lớn các em đã có những nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS.
Từ đó các em sẽ có những thái độ, hành vi đúng đắn, tránh xa các tệ nạn xã hội,
góp phần đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS. Qua tiết dạy học sinh có thêm nhiều những
kĩ năng và kiến thức bổ ích khơng chỉ hiểu về khả năng lập luận chặt chẽ của tác
giả cũng như tâm tư tình cảm mà tác giả gửi gắm mà qua bài học các em học sinh
sẽ có thái độ và lối hành xử đúng mực với người bị nhiễm HIV/AIDS khơng kì thị,
khơng xa lánh mà cần lắm cái nắm tay của cả cộng đồng .
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN


Phần đông các em đã hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, có những hành
vi ứng xử phù hợp đối với những người mắc bệnh, từ đó có ý thức tích cực trong
việc phịng chống các tệ nạn xã hội gây nên bệnh HIV/AIDS. Việc lồng ghép các
vấn đề tuyên truyền và giáo dục kĩ năng sống trong một tiết dạy đặc thù của mơn
Văn về phịng chống HIV/AIDS là rất cần thiết, và phải được thực hiện thường
xuyên trong các bài học, tiết học để từ đó giáo dục kĩ năng sống cho các em về
những gì cần phải làm, những gì cần phải tránh, phân biệt rõ mặt tốt mặt xấu của tất
cả các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em để các em có thái độ và
hành vi đúng đắn.
Để thực hiện tốt một tiết dạy có kết hợp phần giáo dục kĩ năng sống và tích hợp
các mơn học khác trong mơn Ngữ văn địi hỏi giáo viên phải thực sự nhiệt tình, có
trình độ chun mơn vững am hiểu nhiều lĩnh vực của các mơn học, có óc sáng tạo,
quan trọng hơn là phải khơi dậy được niềm say mê và hứng thú của học sinh.

Thông qua tiết dạy, giáo viên thấy được tác dụng của việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh là rất quan trọng, từ đó tạo nên những cách tiếp thu có sáng tạo cho
học sinh, tránh được việc học vẹt, học chay,học một cách thụ động.
2.KIẾN NGHỊ
Để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và trang bị được kĩ năng
sống cho học sinh thì giáo viên phải ln tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học kết
hợp với việc lồng ghép các vấn đề tuyên truyền giáo dục cho học sinh để đạt hiệu
quả cao nhất. Muốn đạt được điều đó theo tơi điều quan trọng nhất là phải đổi mới
phương pháp dạy học, chú trọng quan tâm và hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh
để có những cách truyền đạt kiến thức phù hợp, góp phần vào việc hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh. Xuất phát từ quan điểm đó tơi xin đề xuất một số
kiến nghị sau:
Đối với cấp phường xã nên tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong
quần chúng nhân dân trong đó có cả học sinh về vấn đề phịng chống HIV/AIDS tại
địa phương, có sự đấu mối kết hợp giáo dục học sinh giữa địa phương gia đình và
nhà trường.
Đối với cấp trên kính mong Sở, phòng GD%ĐT tạo điều kiện cung cấp những tài
liệu tham khảo bổ ích để giáo viên có cơ hội bồi dưỡng chun mơn, góp phần vào
việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Đối với nhà trường và đồng nghiệp kính mong ban chun mơn nên có những
kế hoạch cụ thể để xây dựng những tiết thực hành ngoại khóa trong mơn Ngữ văn
để phát huy tính tích cực và say mê hứng thú của học sinh nhằm giáo dục kĩ năng
sống một cách phù hợp và cụ thể.


Hơn ai hết tơi thấy bản thân phải có trách nhiệm tuyên truyền và giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh để phòng chống HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ, là đại dịch
trong toàn cầu, là vấn đề bức xúc của toàn xã hội cần được tất cả mọi người chặn
đứng, đẩy lùi trên phạm vi toàn thế giới nhất là trong các trường học. Ý thức được
điều đó bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Ngữ văn có trách

nhiệm giáo dục các em trở thành những cơng dân hồn thiện về nhân cách đạo đức,
có lối sống trong sáng lành mạnh, là người có ích cho xã hội. Xuất phát từ ý tưởng
đó tơi mạnh dạn viết sáng kiến này đưa ra để cùng thực hiện nhằm giáo dục các em
tránh xa các tệ xã hội.
Tuy có nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi trình bày những cũng khơng thể tránh
khỏi những thếu xót, vậy kính mong cấp trên, các đồng nghiệp góp ý kiến để sáng
kiến này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 8 tháng 6 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY

Nguyễn Thị Hạnh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cuốn sách “Cuộc sống vẫn tiếp diễn” của nhà nhiếp ảnh Phạm Hoài Thanh.
2.Quyết định 2302/BYT-AIDS về việc tăng cường cơng tác truyề thơng phịng,
chống HIV/AIDS năm 2017
3. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ: Về tăng cường cơng tác phịng
chống HIV/AIDS.
4. Moodun THPT 35 “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”
của Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Phan Trọng Ngọ, NXB Đại học sư
phạm Hà Nội.
6. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: vietnamnet.vn
- Nguồn: vaac.gov.vn




×