Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hanbok Trang phục truyền thống của Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.26 KB, 30 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM
1.

Nguyễn Thị Xuân Lộc 0765111

2.

Bùi Thị Lư

0765113

3.

Lưu Thị Bích Ngọc

0765133

4.

Nguyễn Như Quỳnh

0765182

Phân công công việc
Chương I + II : Nguyễn Thị Xuân Lộc
Chương III : Bùi Thị Lư
Chương IV : Lưu Thị Bích Ngọc
Phần Kết luận + Powerpoint : Nguyễn Như Quỳnh
Các phần còn lại : Tất cả các thành viên trong nhóm cùng làm.

1




PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Tự hào với chiều dài lịch sử hơn 5000 năm, văn hóa Hàn Quốc đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong khối văn hóa phát triển rực rỡ ở khu vực Đông
Bắc Á. Hàn Quốc là một trong những số ít quốc gia có nền văn hóa truyền thống
được lưu giữ khá nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Điều đó được thể hiện trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống người dân Hàn Quốc trong thời hiện đại, như về
lối kiến trúc nhà cửa, về phong cách ẩm thực, trang phục, về các phong tục, nghi
thức, lễ hội… Song, để có một cách nhìn sâu sắc và cụ thể nhất thì cách tiếp cận
văn hóa Hàn Quốc thông qua việc tìm hiểu văn hóa trang phục của Hàn Quốc là
một trong những hướng đi hiệu quả và rõ nét hơn cả. Như chúng ta đã biết, trang
phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở). Đây là sản phẩm
văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Và nó cũng là một trong những nét đặc
trưng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của một dân tộc.
Với lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là : Hanbok –
Trang phục truyền thống của Hàn Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trang phục truyền thống của Hàn Quốc được nghiên cứu phong phú dưới
nhiều góc độ, đa dạng ở nhiều hình thức. Có người nghiên cứu về tiền thân của
Hanbok và lịch sử phát triển của nó, có người viết về cách mặc, cũng có người
nghiên cứu về chất lượng màu sắc kiểu dáng... Trong đề tài này, chúng tôi có thể
sẽ không kể hết được những đôc đáo và đặc sắc của Hanbok nhưng cũng xin đưa
ra một vài ý kiến về Hanbok để cùng nhau tìm hiểu thêm về bộ trang phục thú vị
này. Bằng những thông tin thu thập được kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân,
chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu nhỏ này có được sự ủng hộ và được phát
triển phong phú hơn.

2



3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về Hanbok - bộ trang phục truyền thống của
người Hàn Quốc.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu : Phân tích để làm rõ sự giống và khác
nhau giữa áo dài và Hanbok để từ đó rút ra sự hoà quyện về văn hoá của Việt Nam
và Hàn Quốc qua hai trang phục này.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu : Nghiên cứu dựa vào những tài liệu,
thông tin, sách vở sưu tập được cùng với nhứng suy nghĩ, ý kiến chủ quan của bản
thân.
c. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nói trên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số
các phương pháp nghiên cứu sau đây :
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát tài liệu, thoâng tin.
- Phương pháp viết.
4. Bố cục đề tài
Đề tài này gồm : Phần dẫn nhập, 4 chương nội dung chính, Phần kết luận và
Tài liệu tham khảo. Bốn chương nội dung chính bao gồm :
Chương I : Cơ sở lý luận.
Chương II : Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Hanbok.
Chương III : Tổng quan về Hanbok.
Chương IV : Phân loại Hanbok.

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Văn hóa là gì ?
Thuật ngữ văn hóa bao hàm nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái
niệm có nội hàm hết sức đa dạng. Trong các công trình nghiên cứu, dưới nhiều góc
độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo tiếng Latinh văn hóa ban đầu được hiểu là sự tự khai hoang, trồng trọt
và chăm sóc cây lương thực. Sau đó, nó được hiểu với nghĩa bóng là sự chăm
nom, giáo dục, đào tạo khả năng con người về mọi mặt. Như vậy, phạm trù văn
hóa được dùng để phản ánh về con người trong sự phát triển của nó và văn hóa
được hiểu trên cấp độ rộng hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, văn hóa là trình độ
phát triển lịch sử nhất định của một xã hội, sức sáng tạo và năng lực của con người
trong xã hội ấy, biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hoạt
động, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra( Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000:277).
Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết
với nhau bởi văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động xã hội,
thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Vì văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn
định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương diện cần thiết để đối phó với
môi trường tự nhiên và xã hội.
Trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, con người luôn bị chi phối bởi
sự điều chỉnh định hướng, sự phán xét của các chuẩn mực văn hóa và hệ thống giá
trị xã hội. Hệ thống giá trị xã hội rất rộng và toàn diện, giá trị của tự nhiên, giá trị
kinh tế, giá trị thẩm mỹ, giáo dục. Hệ thống giá trị văn hóa là tổng hòa các giá trị
vất chất và tinh thần, là cơ sở để tạo nên văn hóa vất chất và văn hóa tinh thần,

4



trong đó con người là giá tốt đẹp nhất. Hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra
văn hóa, văn hóa mang tính nhân sinh.
Vì vậy, “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần
Ngọc Thêm 2001:23).
Với định nghĩa trên đã chỉ ra hệ tọa độ ba chiều mà trong đó văn hóa luôn
tồn tại, con người là chủ thể văn hóa, môi trường tự nhiên và xã hội là không gian
văn hóa, quá trình lao động là thời gian văn hóa. Trong quá trình vận động và phát
triển xã hội, văn hóa với tư cách là đối tượng bao trùm môi trương hoạt động xã
hội, trở thành động lực, vừa là hệ điều tiết, vừa là mục tiêu của phát triển bền
vững.
 Văn hóa mặc là gì ?
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất thì hầu như chưa có một khái niệm
gì về mặc cả. Thời bấy giờ người ta chỉ chú ý dến vấn đề ăn, làm sao để kiếm được
nhiều thức ăn, làm sao để có thể dự trữ lượng thức ăn lớn cho mùa đông….Nhưng
đến khi con người biết sống thành từng bầy đàn, và hình thức săn bắn cũng khiến
họ có điều kiện để tiếp xúc với định nghĩa “mặc” mà có thể khi đó họ cũng không
biết đến nó. Đó là kết quả của những lần săn bắn, sau khi đã chia nhau phần thịt
động vật rồi, còn lại phần da, họ đem phơi khô và xử lý chúng thành những tấm
vải che thân đơn sơ. Đó chính là những bước đầu hình thành nên trang phục của
con người. Trong khoảng thời gian đó họ mặc những tấm da thú không chỉ giúp họ
bảo vệ được, cơ thể, thể hiện được vị trí, vai trò của họ trong bộ tộc, bộ lạc… Mà
nó còn cho thấy được nhận thức của con người lúc bấy giờ đã biết ý thức về cái
đẹp. Dần dần qua thời gian, trải qua một thời kỳ lịch sử khá dài từ khi hình thành
nên xã hội có nhà nước đến các quá trình thay đổi hình thái kinh tế xã hội và cho
tận đến ngày nay thì trang phục đóng vai trò rất rất quan trọng trong đời sống con
người. Từ những quan niệm đầu tiên về mặc chỉ là để che thân, ứng phó với những
biến đổi của thời tiết, khi nóng khi lạnh, khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lựt
5



lội, giông bão… cho đến ngày nay người ta quan niệm mặc là để làm đẹp bản
thân, để thể hiện địa vị trong xã hội, hay cũng là để thể hiện con người mình…
Chính vì quan mà thông qua việc ăn mặc của con người ta có thể hiểu hơn không
chỉ về con người đó mà còn hiểu hơn về xã hội đó. Điều này đã tạo nên một giá trị
văn hóa độc đáo trong xã hội mà ta có thể gọi là văn hóa mặc. Hay nói một cách
khác, văn hóa mặc là một nét văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên , giữa con người với con người.
CHƯƠNG II : LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
HANBOK
1. Lịch sử ra đời của Hanbok
Theo truyền thuyết, năm 2333 trước Công nguyên, một á thần tên là Tangun lập nên một vương quốc gọi là Choson trên bán đảo Hàn Quốc. Người Hàn
Quốc coi đó là năm lập quốc của mình. Trong hơn 4000 năm kể từ đó, dân tộc Hàn
là một mẫu mực về sự kiên trì trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống
nhưng vẫn thích ứng nhanh chóng và tài tình với những biến đổi không ngừng của
hoàn cảnh sống. Hanbok qua thời gian cũng có nhiều cải tiến liên tục cho phù hợp
với khí hậu và điều kiện sinh hoạt trong từng thời kì lịch sử.
Mặc dù có một vài chi tiết của áo Hanbok ngày nay được xuất hiện từ thời
xa xưa song kiểu áo hai bộ phận (áo và váy hoặc quần) như ngày nay mới chỉ bắt
đầu có từ thời Tam quốc (năm 57 trước công nguyên – năm 668 sau công nguyên)
khi các vương quốc Koguryo, Baekche và Silla thống trị bán đảo Triều Tiên. Điều
này đã được thể hiện rõ ràng trên các bức tường đá tại các khu lăng mộ ở Susani;
Ssangyeong-chong thời Koguryo từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI. Qua nhiều khảo
nghiệm, các nhà văn hoá đã rút ra những nét chung trong trang phục trên nhiều
bức hoạ đó. Phụ nữ mặc váy có nhiều màu sắc sặc sỡ, áo dài qua hông, vạt bên
phải áo gấp sang phía bên trái, cổ và đường viền tay áo có hoa văn sắc sảo. Đặc
biệt cũng ở thời kỳ này có giai đoạn phụ nữ còn mặc thêm một chiếc quần dài bên
6



trong váy và một áo khoác bên ngoài. Nam giới thì mặc áo dài quá hông, tay dài
và quần dài, trang phục cũng được trang trí với nhiều hoa văn. Ngoài ra cả nam
giới và nữ giới đều đi giày theo kiểu giày ống bây giờ. Kiểu mẫu như thế có thể do
ảnh hưởng của khí hậu và địa hình khắc nghiệt phương Bắc cùng cuộc sống du
mục với trung tâm là lưng ngựa tạo nên. Hơn nữa, theo các nhân tố địa lý và văn
hoá, trang phục này còn chịu nhiều ảnh hưởng của kiểu áo Trung Quốc.
Tại vương quốc Baekche và Silla cùng thời đều có kiểu trang phục tương tự
nhau. Phục chế theo các bức tường đất được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ cho
thấy thời kì này phụ nữ mặc Jeogori có tay hẹp, váy nhiều nếp gấp, có nơ buộc
thắt lại ở ngực. Sau đó, áo choàng lụa kiểu Trung Quốc du nhập vào Triều Tiên từ
nước láng giềng này, dần dần được giới quý tộc và thượng lưu chấp nhận từ năm
648 thời Silla - vương quốc đã thống nhất bán đảo từ tam quốc thành một quốc gia
thống nhất năm 668 (với kinh đô là kyongju). Áo choàng này được mặc bên ngoài
bộ y phục truyền thống dân tộc. Phụ nữ quý tộc bắt đầu mặc quần – váy dài kín
người, áo choàng tay dài, được thắt lại bằng ruy băng ở eo. Còn đàn ông mặc quần
ống rộng, hẹp ở mắt cá chân và một áo choàng bó ở cổ tay và thắt ở eo. Như vậy,
cấu thành một bộ Hanbok nữ thời kỳ này gồm có: váy dài kín người bên trong
(Ch’ima), áo khoác ngắn ( Jeogori )có một dải ruy băng thắt nơ ở ngực phía bên
trái và áo choàng ( P’o ) mặc bên ngoài trông rất thanh lịch. Còn đàn ông mặc
Magoja (áo trên) và Joggi (áo và quần dài rộng rãi, đồng bộ, mặc bên trong) với áo
khoác ngắn Jeogori.
2. Quá trình phát triển của Hanbok
• Hanbok trong thời kì Koryo và Choson:
Khi thời đại Koryo ( 918 - 1392) trở thành một vùng đất lệ thuộc đế chế
Mông Cổ, thời trang Mông Cổ trở nên có ảnh hưởng khi vua Koryo cưới hoàng
hậu Mông Cổ và chính quyền chấp nhận thời trang Mông Cổ. Như là kết quả của
ảnh hưởng này, chiếc váy được làm ngắn và là chiếc áo Jeogori, được kéo lên phía
trên eo và thắt ở ngực bằng một dải lụa rộng dài thay vì thắt và tay áo có những
đường cong mảnh mai.


7


Kiểu dáng của trang phục được phát triển trong suốt triều đại vua Yi. Triều
đại này được thiết lập bởi Yi Song Gye (Lý Thành Quế) nhưng ông ta đổi tên lại là
Vương quốc Choson “ vùng đất của buổi sáng bình yên ”. Triều đại vua Yi đã phát
triển hình dáng và kiểu cách của trang phục với tầm quan trọng tuyệt đối của nó
trên những nghi thức và cách cư xử. Quyền lực trong cung điện triều đại này được
biểu hiện bởi chiều dài và màu sắc của áo choàng, chiều rộng của áo không có tay
và những kiểu dệt trên vải lụa.
Vào thời kỳ đầu của thời Choson cùng với sự phát triển của đạo Khổng
thời đó, việc sử dụng cotton làm chất liệu đã trở nên khá phổ biến trên cả nước. Do
đó, trang phục thời Choson giữ vai trò phản ánh địa vị xã hội những quy tắc cần
nhất mực tuân theo của Khổng giáo lễ nghi. Y phục truyền thống của các học giả
Khổng giáo có lớp áo ngoài khá dài nhưng không chạm đất. Bên trong lớp áo ấy là
những lớp áo dày đặc khác, với tay áo mở rộng đung đưa lên xuống, những học
giả da sạm thường chưng diện với cái nón vành rộng lam bằng lông ngựa.
Vào thế kỷ XV, phụ nữ bắt đầu mặc những chiếc váy dài có nếp gấp để có
thể che đậy những đường cong cơ thể và chiếc áo khoác dài.
Vào thời đại Choson, Jeogori của Hanbok phụ nữ từng bước một trở nên
chặt và ngắn hơn. Vào thế kỷ XVI, Jeogori được phồng ra và dài tận eo, nhưng tới
cuối thời đại Choson, vào thế kỷ XIX, Jeogori được làm ngắn tới chỗ mà nó không
thể che kín ngực, vì vậy nên một mảnh vải khác đã được dùng để che kín ngực.
Đồng thời đến cuối thế kỷ XIX , Daewon – gun mang đến HQ Magoja – một chiếc
áo kiểu Mãn Châu mà thường được mặc cùng với Hanbok ngày hôm nay.
Cuối thời Choson, những người phụ nữ thời mặc Hanbok với dây thắt lưng
màu trắng, Jeogori biểu lộ đường nét của bộ ngực và nhiều lớp áo bên trong lồng
vào nhau. Vẻ đẹp gợi cảm của những lớp áo mang một ít đặc điểm, quy tắc của
văn hóa truyền thống Khổng giáo. Ngược lại, trang phục nam chủ yếu chịu ảnh

hưởng từ nước ngoài, những cải cách chính trị, siêu ngoại quốc và nhà truyền giáo
phương Tây.
• Trang phục Hanbok từ thời chiến tranh Triều Tiên:

8


Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều
Tiên (1950 – 1953). Sự tiêu biến trang phục truyền thống trong suốt quá trình hiện
đại hóa được giải thích như một kết quả của nền kinh tế phát triển. Ở Hàn Quốc,
Hanbok dần biến mất trong cuộc sống hàng ngày từ thời kỳ công nghiệp hóa mạnh
mẽ những năm 1960 và 1970 và trở thành những trang phục chỉ dùng trong các dịp
lễ hội đặc biệt. Trang phục lễ nghi như được sống lại chỉ trong các dịp lễ cưới hay
tang lễ.
• Trang phục Hanbok thời hiện đại
Thời gian gần đây, Hanbok dường như đang quay lại. Một điển hình đó là
vào năm 1996, một làn sóng được tạo ra để tái phổ biến Hanbok khi ngày thứ Bảy
đầu tiên của mỗi tháng được tuyên bố là “Ngày mặc Hàn phục”. Ngày nay, những
chiếc váy được mặc phổ biến có chiều rộng bằng 2,5 bộ đồ. Tuy nhiên, trang phục
ngày nay rộng gấp hai lần ngày xưa. Hầu hết váy ngày nay đều có sợi dây ở vai để
mặc cho dễ dàng hơn. Nếu mặc đúng quy cách thì váy nên được kéo chặt để có thể
ôm lấy ngực phẳng và cái đường xẻ nên đặt dưới xương vai . Phía bên trái của váy
cần được giũ khi đi bộ để tránh bay phất lên làm lộ ra đồ lót bên trong. Những
người phụ nữ thường nắm váy ở phía ngực trái.
Trang phục Hanbok luôn được xem là một nét truyền thống văn hóa lâu đời
của Hàn Quốc. Nó mang một nét đẹp kín đáo, huyền bí, vô cùng duyên dáng của
người phụ nữ Hàn cũng như vẻ đẹp lịch lãm, nam tính của đàn ông nơi đây.
Trang phục truyền thống luôn gợi cho người khác một cảm giác nhẹ nhàng,
thuần khiết và rất mộc mạc. Mặc dù sự biến động xu thế thời trang luôn thay đổi
từng ngày, nhưng trang phục Hanbok chưa bao giờ bị lãng quên, nó vẫn được tôn

sùng trong những lễ, tết, cưới hỏi, hội hè, mừng lục tuần của dân xứ Hàn. Và thậm
chí, Hanbok còn xuất hiện cả trên những thảm đỏ mà rất nhiều nữ minh tinh xứ
Hàn đã diện trong lễ tạ ơn ngày 14-9 hàng năm.
Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều
Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ những năm 1960 và
1970, người ta coi Hanbok không phù hợp vì trang phục này rất rườm rà, nên
9


không thông dụng như trước. Nhưng gần đây, những người yêu thích Hanbok đã
vận động cư dân mặc lại trang phục này và đã tạo ra những cách điệu mới để thuận
tiện hơn khi mặc. Nhiều nhà thiết kế đã có ý tưởng cách tân Hanbok như là cuộc
cách mạng trong ngành thời trang. Những nhà thiết kế tên tuổi của Hàn Quốc đã
cách điệu trang phục Hanbok với những kiểu dáng trẻ trung, gợi cảm, hiện đại,
phù hợp hơn với cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, không vì vậy mà làm mất đi sự
kín đáo và vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó. Có thể nói, đây là một trong những
kiệt tác thành công của ngành thời trang Hàn Quốc. Khác với trang phục Hanbok
truyền thống kín đáo, nghiêm nghị (thường được sử dụng trong cung đình, các gia
đình danh giá và tuân thủ theo quy luật về màu sắc, chất liệu phân biệt tầng lớp)
thì trang phục cách tân với các thiết kế phá cách ở phần cổ để lộ bờ vai trần, hay
làm ngắn chân váy để lộ đôi chân thon, chất liệu, màu sắc tươi mới hơn… giúp
cho Hanbok gần gũi và phù hợp với mọi người dân và không hề thua kém trang
phục hiện đại ở vẻ gợi cảm, quyễn rũ. Hanbok cách tân thuận tiện hơn cho phụ nữ
khi tay áo dài nhỏ ôm sát cổ tay và váy thắt lưng cao thon, gọn. Tuy nhiên về cơ
bản thì Hanbok vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó.
Hanbok đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, với kiểu dáng hầu như ít thay
đổi, ngoại trừ chiều dài và chiều rộng của jeogori và chima. Chiêm ngưỡng
Hanbok, người ta thấy chính con người Hàn Quốc cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ HANBOK
 Giới thiệu sơ nét về Hanbok

Tên Triều Tiên
Hangeul (한한)

HAN: Hàn Quốc
BOK: Trang phục

한한 hay 한한한

HANBOK : HÀN
Hanja (한한)

한한 hay 한한한

McCune-R.:

Hanbok hay Chosŏn-ot

Romaja quốc ngữ:

Hanbok hay Joseon-ot

PHỤC

10


Hàn Quốc thì gọi là Hanbok còn ở Bắc Triều Tiên thì gọi là Chosŏn-ot. Bộ
trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không
có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn Phục, ngày nay từ hanbok thường chỉ đề cập đến
trang phục bán chính thức hay chính thức theo phong cách Triều Tiên và được mặc

trong các dịp lễ hội.
1. Hanbok của nam:

Gat (갓) : Nón đàn ông
Turumagi ( 갓 갓 갓 갓 ): là một chiếc áo khoác
ngoài truyền thống được mặc trong những dịp
đặc biệt bên ngoài áo kh trong và quần dài.
Pachi ( 갓 갓 ) : được nhắc đến là phần dưới
trong bộ Hanbok của đàn ông. So với quần
Tây nó không đủ chặt.Đặc tính rộng rãi,
thoáng mát của vải nhờ vào một thiết kế định
hướng cho ý tưởng làm ra vải để ngồi dưới
sàn.
Kkotsin ( 갓 갓 ) : được nhắc đến đôi giày lụa
mà được thêu những mẫu hoa.Chúng đóng vai
trò quan trọng trong việc hoàn thành đường
nét uyển chuyển của mép dưới váy.

11


2. Hanbok của nữ:



Jogori (갓갓갓) : làm nên phần trên cùng của Hanbok. Jeogori của nam rộng
hơn và đơn giản hóa trong khi jeogori của nữ thì ngắn hơn và được đặc trưng
bằng những đường cong và trang trí khéo léo.




Dongjeong (갓갓): được nhắc đến là một chiếc cổ áo màu trắng kết dính dọc
theo viền cổ. Nó đối lập và hài hòa với toàn bộ đường cong của cổ.



Otgoreum (갓갓갓) : dây vải là một trang trí được treo bắt chéo trứơc váy.



Baerae (갓갓) : Tay áo Jeogori The Baerae được nhắc đến là những đường thấp
hơn của Jeogori (áo khoác truyền thống) hay Magoja (áo phía ngoài). Nét đặc

12


biệt là đường vòng quanh, tương tự như đường của mái chìa những ngôi nhà
Hàn Quốc cổ.


Chima ( 갓 갓 ) : là chiếc váy ngoài của phụ nữ. Có nhiều loại Chima khác
nhau:1 lớp, 2 lớp, và may chần. Pul-chima được cho là loại váy với phía sau
tách rời, trong khi tong-chima lai có phần lưng may nổi.



Patterns (갓갓) : kiểu dáng truyền thống có những đường nét duyên dáng và
sự kết hợp sắc màu làm nổi lên vẻ đẹp của Hanbok. Cây cối, động vật hay
những hình khác của thiên nhiên được đính vào mép váy, khu vực bao vay cổ,
vai áo ngoài.




Poson ( 갓갓): giống một đôi vớ hiện đại. Mặc dù hình dạng của Poson không
phản ánh bất kì sự khác biệt nào về giới tính của ngừơi sử dụng, Poson của
nam được đặc trưng bởi đường may thẳng.
3. Chất liệu trang phục
Chính điều kiện tự nhiên và khí hậu của Hàn Quốc là một trong những

nhân tố tác làm cho trang phục Hàn Quốc trở lên đa dạng về chất liệu. Ở Hàn
Quốc, có những vùng khác nhau nổi tiếng về loại vải riêng của mình. Hansan, ở
phía Nam tỉnh Ch'ungch'ong, đã dệt nên loại vải gai trắng nổi tiếng đến mức đã
được tiến cống sang nhà Đường trong suốt thời Koryo (918-1392). Vải làm bằng
sợi gai dầu ở tỉnh Andong cũng từng rất được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu.
Chất liệu vải để may Hanbok cho cả đàn ông và phụ nữ ở Hàn Quốc là giống
nhau. Và tùy vào điều kiện thời tiết thay đổi mà người Hàn Quốc chọn mặc những
quần áo được làm từ những chất liệu khác nhau như: quần áo được làm từ cây gai,
cây gai dầu, vải cotton muxơlin, tơ tằm hay vải satanh. Vào mùa đông, người ta
chọn vải gấm lụa hay vải satanh. Những mùa ấm hơn, người ta chọn lụa nhẹ, khi
thời tiết mát mẻ hơn đòi hỏi vải dày, nặng hơn với đường viền lông mao và điều
này khá phổ biến ở những vùng phía Bắc. Trong khi những trang phục ngày hè sử
dụng vải mỏng hơn, vải được dệt tay và được hồ cứng trước khi may, giúp người

13


mặc cảm thấy mát mẻ hơn. Vào mùa thu, nhiều phụ nữ thích mặc những trang
phục mỏng như tơ vì nó tạo ra những tiếng sột soạt khi bước đi giống như đang
giẫm lên chiếc lá khô.
4. Màu sắc trang phục và ý nghĩa của màu sắc

Về màu sắc, người Hàn Quốc đặc biệt thích màu trắng vì màu trắng tượng
trưng cho sự thanh khiết, trọn vẹn và sự trong trắng và là màu cơ bản cho những
trang phục thường. Do đó một thời gian dài dân tộc Hàn Quốc còn được gọi là
“Bạch y dân tộc”. Nhất là ở nông thôn người Hàn Quốc thường mặc vải cotton
trắng, mùa đông thì lót vải thêm cho ấm. Màu sắc trong bộ Hanbok xuất phát từ
nhiều màu cây cỏ thực vật và cả nhiều màu có tính chất thần bí tuyệt vời.
Nam giới thì mặc Jeogori và Pachi màu xám nhạt, xanh nhạt.
Những cô gái trẻ mặc Jeogori màu vàng, Chima màu đỏ hay xanh là những
gam màu rất nóng, có tay bằng ngang đủ màu trước khi kết hôn.
Những người mới cưới thì mặc áo hồng để thông báo tin vui đó cho mọi
người biết; váy đỏ và áo khoác xanh sau khi kết hôn và quỳ lại cha mẹ chồng để
thể hiện sự tôn trọng của mình trong tuần trăng mật.
Tuy nhiên ngày nay, phụ nữ thường mặc Hanbok màu hồng vào ngày kết
hôn, và sau lễ cưới; khi quỳ lại cha mẹ chồng sau tuần trăng mật thì thường mặc
bộ Hanbok truyền thống với váy đỏ áo khoác xanh và những kiểu váy mang phong
cách phương tây. Trong những dịp khác, họ mặc Hanbok với bất cứ màu và vải
nào bao gồm vải thêu, dệt bằng tay, lụa chỉ vàng, nhưng màu trắng chỉ dành cho
người già và dành cho những bộ tang phục.
Những người phụ nữ trung niên thường mặc váy xanh và áo khoác vàng
hoặc xanh sáng với đường viền đủ màu sắc.
Phụ nữ lớn tuổi mặc váy xanh lợt hoặc xám lợt và áo khoác xanh với đường
viền vàng nhiều màu.

14


Ngoài ra, người Hàn Quốc còn chọn màu sắc quần áo theo mùa. Mùa hè
người Hàn Quốc mặc Turumaki màu trắng còn màu đen thì dành cho mùa đông.
Những màu sắc này rất hợp với thời tiết Hàn Quốc.
Bộ Hanbok với nhiều màu nhiều kiểu khác nhau mặc trong nhiều dịp khác

nhau và cũng thể hiện vị trí xã hội của người mặc chúng. Bộ trang phục hoàng gia
thường được thiết kế với tông màu sáng, rất lộng lẫy và rực rỡ. Tầng lớp thượng
lưu và những nhân vật có tầm cỡ mặc trang phục đỏ, vàng, xanh và đen pha lẫn
màu trắng. Những màu này tượng trưng cho năm yếu tố truyền thống trong vũ trụ
học phương Đông (kim, thủy, mộc, hỏa, thổ).
Ngược lại, người dân thường thì bị hạn chế bởi luật lệ cũng như điều kiện
kinh tế nên chỉ có thể mặc màu trắng, hồng nhạt, xanh chuối, xám hoặc màu than.
5. Trang phục lót và những phụ kèm trang phục
1. Trang phục lót:
Mỗi bộ trang phục đều có bộ trang phục lót đính kèm, bao gồm áo lót, quần
lót và nhiều thứ khác. Những trang phục được đơn giản trong một kiểu chung và
ngày nay quần áo lót làm từ cotton được sử dụng rộng rãi hơn.
Sự thoải mái của trang phục truyền thống được tạo ra khi họ mặc trang
phục lót thích hợp. Phụ nữ Hàn Quốc mặc đồ lót gồm áo lót và quần lót trong nghi
lễ truyền thống. Khi họ ra ngoài, họ mặc quần dài túm lấy quần lót. Váy trong và
quần túm trong là đồ lót được mặc trong lễ hội. Sokchima –한한한 (váy lót dài trong)
giúp bộ Hanbok nữ giới trở nên đầy đặn hơn.
Ngày nay, đàn ông mặc quần lót trong bộ Hanbok và phụ nữ mặc váy
trong. Váy trong của phụ nữ thường ngắn hơn một chút so với váy ngoài. Khi
tham dự đại tiệc, váy trong được che bởi váy lót dài.
Áo lót và quần lót được làm từ vải mỏng có màu sáng và rộng, nó ngắn
hơn áo khoác và được mặc trong mùa hè.
2. Những phụ kèm trang phục:

15


Trang phục đính kèm trong trang phục truyền thống bao gồm: Poson –한한(vớ truyền thống của người Hàn Quốc ), Taenim (dải băng mắt cá), Kaktae (thắt
lưng), Kat (nón lông ngưạ), và Mokawa (giày ống).
 Vớ

Hanbok sẽ không đầy đủ nếu như không có vớ ngắn Hàn Quốc, Poson (vớ
truyền thống của người Hàn Quốc). Đôi vớ màu trắng, làm bằng lụa được mang
trong nhà và trong giày của họ. Vớ không có viền mang trong mùa hè, vớ có viền
mang trong mùa xuân và mùa thu, vớ độn bông mang trong mùa đông lạnh. Loại
vớ này vẫn được sử dụng đến ngày nay nhưng chỉ những người lớn tuổi mang
hoặc mang khi mặc Hanbok. Nó có hình giống như giày ống và có tác dụng bảo vệ
chân. Người Hàn Quốc quan tâm nhiều đến vẻ đẹp của bàn chân và việc mang vớ
đã trở thành thói quen của họ . Những đôi vớ mềm mại có trang trí được mang bởi
những em bé trong ngày sinh nhật đầu tiên của chúng, những đôi vớ này được
trang trí với những bông hoa màu sáng và quả cấu len màu đỏ đeo ở chân.
 Giày
Đi kèm với vớ là Gomooshin ( 한한한) - giày cao su . Giày có hình thuyền,
được bện từ rơm rạ hoặc các loại giày nhựa. Giày truyền thống Hàn Quốc được
chia thành Tanghye (giày được thêu những bông hoa bằng lụa), Chipsin ( 한한) giày rơm, giày da và Namakshin (guốc đi trong mùa mưa). Năm 1990, những đôi
giày này được làm từ da, có nguồn gốc từ Nhật. Trước năm 1932, giày cao su
chống nước ra đời và rất đặc biệt cho những người nông dân Hàn Quổc trong suốt
mùa mưa kéo dài. Sau đó chúng trở nên rất phổ biến. Loại giày cao su này rất
mềm vì thế người mang sẽ cảm thấy thoải mái khi mang chúng. Những đôi giày da
được mang sớm hơn thì được làm từ giấy hay cotton và da và được viền với lụa
hoặc da.
Ngày nay người Hàn Quốc thường mang giày da và giày cao su. Chỉ trong
những năm gần đây, những người Hàn Quốc mới bắt đầu mang vớ, thắt lưng da và
giày da. Vì người Hàn Quốc không thích những loại trang phục và trang phục đính
kèm được sử dụng vào dịp lễ, họ thích hoặc theo ý mình thích.
16




Trang sức và kẹp tóc


Norigae (những trang sức rẻ tiền), một dạng dây trang sức làm từ chỉ thêu
nhiều màu, (có thể đính thêm vào một miếng ngọc bội v.v...) đã trở thành một sở
thích khá phổ biến của những người phụ nữ đã kết hôn hoặc chưa kết hôn trong
hàng năm trời. Những thứ này được đính trên sợi dây của áo khoác và những kẹp
tóc khác nhau trên bện tóc của họ tùy theo sở thích của mỗi người. Họ cũng thích
Pinyo (kẹp tóc trang sức), được ấn mạnh xuyên qua búi tóc vừa như cái chốt vừa
là một vật trang trí. Chất liệu và độ dài của Pinyo có nhiều loại tùy thuộc vào giai
cấp và địa vị của người cài chúng. Sở dĩ như vậy là vì tài sản quý giá biểu hiện vị
trí của họ trong xã hội.
Ngày nay, phụ nữ Hàn Quốc không còn dùng Pinyo nữa.Vì vậy Pinyo và
những đồ trang sức khác được kếp hợp sử sụng với Pinyo không còn thấy nữa,
ngoại trừ một vài những trang sức rẻ tiền.
Để làm đẹp, cả bé trai lẫn bé gái đều tết tóc đuôi sam dài thả trên lưng cho
đến khi thành hôn. Lúc đó, mái tóc đàn ông được búi và có cắm thêm lông vũ –
Sangtu trên đỉnh đầu và phụ nữ lớn tuổi xếp gọn bím tóc và quấn thành chùm sau
gáy. Còn phụ nữ có chồng búi tóc bằng trâm cài. Đây là do ảnh hưởng của Mông
Cổ.
 Ví tiền
Một loại đồ dùng có thể xem là trang sức của người Hàn Quốc đó là túi
đựng tiền. Vì Hanbok không có túi nên cả đàn ông lẫn phụ nữ đều mang những
túi đựng tiền gọi là Jumeoni ( 한한한). Về cơ bản thì có hai loại: một loại tròn và
một loại hình tam giác có những nếp gấp cả hai đều được thắt bởi dây rút. Chúng
đều được làm đẹp thêm bởi những cái nơ được thắt khá tỉ mỉ hay những núm tua
đa dạng được quy định theo địa vị và giống túi của người đưa thư.
3. Cách mặc Hanbok
a. Cách mặc Hanbok của nam giới:

17



Hanbok nam gồm có quần dài, áo ngắn, áo vét hoặc áo khoác tay ngắn. Đặc
điểm của từng loại như sau : áo ngắn tới hông, tay dài, có hai sợi dây buộc hai tà
áo lại phía bên trái. Quần của Hanbok thường có ống rộng để suông, do đó người
ta dùng một sợi dây để bó ống cho gọn gàng. Bên ngoài Hanbok có thể mặc một
chiếc áo vét kiểu phương Tây hoặc là một chiếc áo khoác (hay còn gọi là áo
choàng) có tay ngắn. Chiếc áo này về kiểu dáng khá giống với áo ngắn mặc bên
trong nhưng có màu sắc khác đi mà thôi.Thứ tự mặc hanbok như sau :
Ban đầu người nam mặc áo ngắn trước, áo này thường có màu giống với
màu quần. Áo không có cúc như của Việt Nam mà được cột lại với nhau bằng hai
sợi dây, cổ áo hình chữ V ôm sát.
Tiếp đó là mặc quần, do đặc điểm của quần mà người ta phải bó ống của
chúng lại. Cách bó ống được coi là một bước quan trọng và dường như là khó nhất
khi mặc Hanbok. Trước khi bó ống người ta đi một đôi tất trắng dài, khá dày trông
giống như một chiếc giày. Khi làm vậy họ phải ngồi chứ đứng không làm được.


Phương pháp buộc ống quần gồm có 4 bước

Bước 1: Dùng tay giữ lấy một đầu kia của ống quần kéo ra làm sao cho nó
không bị nhăn lại.
Bước 2 : Từ từ lấy tay gập ống quần theo góc cạnh của nó tiếp giáp với chân
từ phải qua trái thành một vòng tròn nhỏ.
Bước 3: Dùng một sợi dây quấn quanh cổ chân, buộc chặt vòng tròn vừa
quấn được không cho nó tuột ra là được.
Bước 4: Dùng hai tay thắt chặt sợi dây lại và buộc ở mắt cá chân.
Như vậy là hoàn thành xong bước quan trọng nhất. Tuy có vẻ là đơn giản nhưng
nếu làm không đúng cách nó sẽ không được như vậy, thậm chí người ta có thể
đánh giá một người nam tính cách như thế nào qua việc mặc hanbok, đặc biệt là ở
cách buộc túm ống quần lại.

b. Cách mặc Hanbok của nữ giới:
Nếu như cách mặc Hanbok của nam quan trọng ở chỗ thắt ống quần ở eo
chân, thì bước quan trọng của Hanbok nữ chính là việc thắt hai dây của chiếc áo
18


thành một cái nơ. Nơ áo phải cân đối và có độ lệch vừa phải. Nếu như làm đúng
cách chiếc nơ áo còn là điểm nhấn cho bộ Hanbok. Khi nói về Hanbok và Kimono
một cô giáo người Nhật cũng đã nhận xét rằng: chiếc nơ áo ở trước ngực làm rộ rõ
vẻ đẹp của Hanbok, còn người Nhật lại thắt nơ ở eo đằng sau lưng áo để nói lên
cái đẹp tiềm ẩn của Kimono.
Một bộ Hanbok nữ bao gồm: váy dài, áo ngắn, áo khoác bên ngoài. Ngày
trước người phụ nữ thường mặc một bộ đồ lót bên trong trước khi mặc Hanbok,
nhưng ngày nay thì ít người còn mặc như vậy nữa. Sở dĩ họ mặc một bộ đồ mỏng
bên trong như vậy một phần là để giữ dáng áo cho Hanbok, nhưng nguyên nhân
sâu sa là do Hanbok là một tác phẩm văn hoá chịu nhiều ảnh hưởng của đạo
Khổng, đề cao sự kín đáo, tôn ti của người phụ nữ. Tiếp đó người Hàn mặc một
chiếc váy gọi là Ch’ima bên ngoài bộ quần áo lót bên trong. Đặc điểm của chiếc
váy này là cao tới tận ngực, chân váy dài sát gót chân, váy rộng tung bay trước gió
trông rất đẹp mắt. Bên ngoài người Hàn mặc một chiếc áo ngắn gọi là jeogori.
Jeogori có hai dải lụa dài buộc chặt vào nhau tạo thành cái nơ, nơ có độ lệch vừa
phải là đẹp. Jeogori thời Choson dài qua hông nhưng jeogori ngày nay được cải
tiến chỉ còn ngắn tới ngực và ôm khít ngực, vạt áo bên phải gấp sang bên trái, cổ
và đường viền tay áo thêu hoa văn. Những đường hoa văn này cũng rất phong phú,
có khi là những đường hoa mềm mại ở tay áo, có khi là năm đường viền tượng
trưng cho kim, thuỷ, hoả, thổ, mộc ở ống tay áo….Đây là một nét đặc trưng ảnh
hưởng của Khổng giáo. Ngoài ra ảnh hưởng của đạo Khổng còn trong cách người
mặc ngồi thế nào cho đúng. Phụ nữ mặc Hanbok khi ngồi co chân phải gập ra sau,
còn chân trái vắt lên phía trước, gập đầu gối giống như hình chữ ngũ, khác với đàn
ông có thể khoanh tròn một cách thoải mái.



Như vậy, một bộ hanbok nữ mặc đúng cách sẽ có 4 bước

Bước1:Mặc một bộ đồ lót mỏng bên trong hoặc mặc áo lót bên trong sao
cho vừa với một bộ Hanbok.
Bước 2: mặc váy dài (Chima), chỉnh váy sao cho cân với ngực.

19


Bước 3: Mặc áo khoác ngắn ra bên ngoài Chima, kéo vạt bên phải vào
trong, vạt bên trái cho ra ngoài.
Bước 4: Thắt nơ cho Hanbok. Chiếc nơ nằm phía ngực bên trái của
Hanbok. Nó là một dải lụa mỏng nên rất mềm mại, vì vậy người mặc có thể thắt
những chiếc nơ theo ý mình một cách dễ dàng. Có thể nói rằng cách mặc Hanbok
của người Hàn Quốc phản ánh chính con người Hàn Quốc: cẩn thận, tỉ mỉ và chính
xác. Từ xưa tới nay cách mặc này vẫn không hề thay đổi.
CHƯƠNG IV : PHÂN LOẠI HANBOK
1. Trang phục thường ngày
 Trang phục nam giới
Bộ Hanbok của người đàn ông gồm: Pachi(quần), Jeogori(áo khoác).
Chúng còn đi kèm với Chokki (áo lót trong) và Turumaki (áo khoác ngoài) nhưng
cũng có khi Turumaki được thay bằng Makuja (áo khoác ngoài).
Jeogori là áo vét mỏng, mặc dài qua hông, tay dài. Nhìn chung, Jeogori của
nam giống kiểu của nữ, chúng cũng được thắt dây qua trước ngực.
Pachi là quần, rộng ở phía trên nhưng phía dưới lại hẹp. Trên lưng có dây
vải để thắt chặt lại, ống quần ở dưới mắt cá chân cũng có dây vải cột lại.
Kiểu Pachi trước kia thường có ống hẹp để thuận lợi cho việc săn bắn. Tuy
nhiên, việc ruộng đất buộc phải thiết kế ống rộng hơn để thuận tiện xắn lên khi

xuống đồng. Hơn nữa những cái quần rộng cũng tạo ra sự thoái mái hơn khi ngồi
trên sàn nhà hơn những cái quần chật.
Ngoài ra Jeogori và Chokki là áo khoác không tay giống như áo Ghilê.
Turumaki là áo tay dài được mặc bên ngoài, có dây thắt thành chiếc nơ
trước ngực. Những áo này là đồ mặc thêm trước khi ra ngoài.
• Các loại Hanbok của nam giới
Dop’o: là áo khoác của học giả được dùng từ giữa triều đại Choson (1392 –
1910), cũng là trang phục mà những người dân thường có thể mặc nó khi tham dự
các buổi lễ trong gia đìnhhay trong những dịp đặc biệt khác.
20


Hakch’angui: kiểu trang phục này được mặc bởi những người có học thức
suốt thời kì koryo (918-1392) và thời Choson(1392-1910). “Hak”có nghĩa là học,
và kiểu này tượng trưng cho sự siêu phàm, ý nghĩa quý phái.
Shimui: những trang phục này được mặc bởi những người tri thức khi họ
rãnh rỗi. Cái tên Shimui xuất phát từ cảm giác của một người khi xem bộ trang
phục này. “Shim” là trầm tư hay thưởng ngoạn một cái gì đó. Tương tự Hak’angui,
Shimui tượng trưng cho trạng thái tĩnh tại hơn là việc học.
T’eol Magoja: Magoja là trang phục của những ngừơi sống ở Manchurian.
Nó trở nên phổ biến ở Hàn Quốc từ sau khi Deawongun-một chính trị gia của cuối
triều đại Choson đã trở lại từ sự tách biệt của những người sống ở Mansextơ (Anh)
mặc loại trang phục này. Nó thường được mặc dể giữ cho cơ thể ấm áp và được
xem là sự quý phái.
Jignyeongp’o: trang phục này giống áo choàng xuất hiện đầu tiên trong
suốt thời kỳ Koryo(918-1392) và được mặc bởi các viên chức cấp thấp. Từ triều
đại Choson(1392-1910), những trang phục này thường dân cũng được mặc.


Trang phục phụ nữ


Hanbok chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ truyền thống Nho Giáo và vì thế nó rất
kính đáo. Điều đó thể hiện ở việc có rất nhiều lớp áo, đặc biệt là Hanbok nữ, màu
sắc lại rất tươi. Hanbok toát lên nét kín đáo, dịu dáng, khuôn phép của người phụ
nữ Hàn Quốc. Hanbok nữ gồm: Jeogori(váy), Turumaki, ở trong còn có quần lót
và Pachi(quần).
Jeogori nữ giống Jeogori nam nhưng ngắn hơn, chỉ dài đến ngực, khoảng
25-26 cm. Mặt khác, Jeogori của nữ thay đổi theo thời gian hơn Jeogori của nam
giới. Vào cuối thời Choson thì chỉ dài đến cổ tay với băng vải bao phủ phần ngực.
Dongchong (detachable paper collars) có tác dụng làm nổi bậc phần cổ của người
phụ nữ. Trên ngực có hai sợi dây dài để thắt thành hình chiếc nơ. Mùa đông lạnh
thì mặc Baeja không tay, trong áo có lót lông.
Gat – Jeogori lớn hơn một ít so với Jeogori thường, bên trong là vải lông
mao để giữ ấm cơ thể, phía ngoài là lớp vải lụa.
21


Chima: là váy gồm ba mảnh, phía trên ngực được may chặt lại, váy được
may dài đến mắt cá chân giúp che hoàn toàn đường cong cơ thể nữ giới. Đây chính
là một ảnh hưởng mạnh mẽ từ Khổng Giáo. Giống với quần của nam giới, Chima
được nâng lên giúp người mặc thoải mái khi ngồi xổm hoặc những vị trí khác khi
làm việc nhà. Có một cái cạp(dải vải tạo thành chỗ eo lưng được gấp và quấn
quanh với một khăn thắt lưng dài quanh người ở ngực phải dọc theo nách. Kể từ
khi váy được thiết kế để thích hợp cho tất cả các kích cỡ, nó phải được điều chỉnh
bởi khăn thắt lưng. Chiều dài của váy rất đa dạng. Váy còn có tác dụng làm cho
chân phụ nữ trong dài hơn nhờ vậy phụ nữ trong cao hơn khi họ mặc váy. Phụ nữ
cũng trong duyên dáng hơn trong bộ váy khi họ đứng ngồi hoặc đi.
Turumaki: là áo khoác mặc ở ngoài cùng , dài đến chân, có thắt nơ trước
ngực, thường để giữ ấm cho cơ thể khi những ngày lạnh. Mặc dù được mặc bởi
các nhà chức trách chính quyền và hoàng gia như trang phục ngày thường nhưng

người dân vẫn có thể được mặc chúng trong những dịp lễ đặc biệt.
Pachi: quần của nữ cũng giống của nam nhưng ngắn hơn. Cái váy rộng dài
đến tận mặt đất giúp cho người mặc có bước đi nhẹ nhàng tạo ra sự quý phái. Độ
dài của váy cho phép mặc bất kì loại đồ lót nào, hơn thế nữa nó lại rất có ích trong
mùa đông lạnh lẽo của Hàn Quốc và cả khi mang thai. Khi váy không được mặc,
nó được sử dụng như Bojagi- Grapper (áo choàng rộng), Dotjari-matwhen spread
out for sitting (phần vải được thiết kế rộng để dải rộng ra trước khi ngồi), Chait –
sun shade or bline (dú hay màn che), Podaegicoverlet (khăn phủ giường), jangot
headcover (khăn trùm đầu).
• Các loại Hanbok của nữ giới
Changot: phụ nữ tầng lớp quý tộc cuối thời Choson(1392-1910) mặc
Changot để che khuôn mặt của họ và cơ thể phía dưới mỗi khi đi ra ngoài những
nơi công cộng. Việc che giáu khuôn mặt càng tỏ vẻ thần bí. Changot được mặc bởi
những người phụ nữ tầng lớp thấp.
Ssukae Chima: Nữ giới mặc bộ đồ giống áo choàng không có tay này vào
thời Choson (1392-1910) mỗi khi đến những nơi công chúng. Dù hình dạng là
22


Chima nhưng nó ngắn hơn khoảng 30cm và hẹp hơn so với Chima. Tùy theo từng
mùa, có thể bao gồm hai lớp hoặc được vá thêm vào vải cotton. Cổ áo màu trắng
được túm lại mỗi khi gặp mặt người khác giới để che đi khuôn mặt của họ. Cũng
giống như Changot, Ssukae Chima được mặc bởi những người phụ nữ tầng lớp
thấp.


Trang phục trẻ em

Các gia đình thường may cho con cái của họ những bộ đồ màu sáng và vớ
bông mềm vào ngày sinh nhật đầu tiên còn gọi là thôi nôi Tol( 한). Những ngôn từ

và biểu tượng liên quan đến trẻ em được may trên nền vải. Màu sắc dùng trong
Hanbok của trẻ em là biểu tượng của tình cảm hài hòa và được tin rằng để bảo vệ
đứa trẻ khỏi bệnh tật, những điều không may và để đảm bảo cho chúng có một
cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Màu sắc cũng tượng trưng cho năm hướng: Đông,
Tây, Bắc, Nam và Trung tâm. Truyền thống này vẫn được duy trì đến tận bây giờ.
Những trang phục dùng trong ngày Tol gồm một Cheonbok (한한) - áo khoác không
tay màu xanh, dài - mặc phía trên Turumaki và đội trên đầu là Hageon ( 한한) hoặc
Bokgeon (한한) - nón lưỡi trai hay nón đen có đuôi dài. Bé gái thì mặc Dangui ( áo
khoác dạ tiệc ), bên dưới là Chima và Jeogori và một chiếc mũ vải không vành
được đính trang sức gọi là Jokduri. Nhưng thông thường những trang phục này chỉ
dành cho các bé trai, bé gái thuộc từng lớp Yanban ( 한한) - tầng lớp quý tộc ngày
xưa.
Những phong tục và kiểu trang phục này được truyền đến những tầng lớp
khác và trang phục của bé gái cũng với một kiểu khác.
Ngày nay các bé trai và bé gái mặc trang phục truyền thống trong ngày sinh
nhật đầu tiên Tol– Hanbok( 한한한) hay Tol-ot( 한한).
 Trang phục truyền thống của bé trai gồm:
• Topok: áo khoác không tay.
• Turumaki: áo khoác dài ở ngoài.

23


• Topok ngắn hơn Turumaki, phía trên áo có thắt nơ. Ngoài ra còn có
một cái mũ hình tam giác với hai tai dài đến vai.
 Trang phục truyền thống của bé gái:
• Jeogori màu vàng, Chima màu xanh, tay áo có nhiều màu sặc sỡ.
• Khi mặc đồ truyền thống, cả bé trai và bé gái đều mang giày cao su
nhưng giày bé gái khác với giày bé trai, giày bé gái có mũi nhọn cong
lên.

2. Trang phục nghi lễ
Hanbok được phân loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng chúng: thường
ngày, lễ hội và những dịp đặc biệt.


Trang phục cưới (Hollyebok) (혼혼혼)
Trang phục chú rể



Trang phục cưới truyền thống của chú rể Hàn Quốc gồm có:
• Samo: mũ có hai tai dài mà các quan lại trong triều ngày xưa thường
đội.
• Yebok: áo váy dài đến chân.
• Kaktae: thắt lưng.
• Mokhwa: giày ống.
Trên áo có mang phù hiệu (Hyung pe) trước ngực và sau lưng để biểu thị
tước vị. Thời Silla, trang phục này là trang phục thường ngày của tầng lớp quý tộc.
Cuối thời Koryo, đây là trang phục trong triều của bá quan văn võ. Đến cuối thời
Choson, nó trở thành đồ cưới của thường dân và cũng là đồ cưới truyền thống
ngày nay.
Trang phục cô dâu



Trang phục truyền thống của cô dâu Hàn Quốc gồm:


Jokturi: có dạng như chiếc vương miệng đội đầu.




Yongjam: trâm cài đầu.



Wonsam: áo váy gồm một váy màu xanh đỏ (Cho’onghongsam).
24


Trên áo trước và sau cĩ gắn phù hiệu như của chú rễ.
Trước khi mặc Wonsam, cô dâu mặc Chgori màu hồng hoặc màu vàng,
chima màu đỏ hoặc màu xanh. Trang phục này cũng chính là lễ phục của cơng cha
ngày xưa. Đặc biệt, ngày xưa các công chúa thường để tóc dài nhưng khi lấy
chồng thì bới lên và cài trâm. Đây là do ảnh hưởng của Mông Cổ. Hiện nay ở
miền quê Hàn Quốc vẫn còn phong tục này.
• Ham: là một chiếc hộp đựng vải xanh và đỏ để may đồ cưới. Nó

cũng có những món quà khác cho gia đình như: chăn, gối, tiền, thức ăn. Sau đó gia
đình sẽ tặng lại thức ăn và tiền đi lại cho người khuân Ham đến. Trong những năm
gần đây, truyền thống đã thay đổi nhiều, chú rễ và bạn bè của anh ta đòi hỏi một
khỏan tiền lớn cho việc mang Ham đến rồi dùng số tiền đó uống rượu.
 Trang phục tang lễ

 Tang phục nam
Tang phục nam gồm: Hulkwan (khăn đội đầu có dâu thừng buộc lại),
Peturumaki (áo khoác ngoài), Chepok (áo váy tang), poson (vớ truyền thống) và
Chipsin (giày rơm).
Tang phục nam chưa kết hôn gồm: Pokkon (mũ xô), Sangchepok (áo váy
tang), Poson (vớ truyền thống) và Chipsin (giày rơm). Bên trong còn mặc Jeogori

Pachi như đàn ông.
 Tang phục nữ
Trong tang lễ, phụ nữ Hàn Quốc thường mặc đầm và áo chòang màu trắng
hoặc đen. Cụ thể gồm:
Sujil (khăn đội đầu), Chepok (áo váy), Yotae (thắt lưng), Poson (vớ truyền
thống) và Gomoosin (giày cao su). Nữ thường mặc váy xô và Jeogori bằng vải
cotton và Chima bằng vải xô, không có áo khoác. Khăn đội đầu của nữ khác của
nam. Trên khăn đội đầu của nữ có gắn vài miếng vải xô còn tất cả nam đều đội
nón nhọn làm từ sợi gai dầu. Họ không được mặc tất cả những gì trang hoàng của

25


×