Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Mở rộng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh bình định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.56 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM ANH TUẤN

MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – 2013


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO tháng 11/2006 đã tạo ra nhiều cơ hội lớn và thách thức không
nhỏ cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó có
ngành Tài chính – Ngân hàng. Hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các ngân hàng trong nước thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ
hội cho ngành ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế
trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối,
thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Vì thế uy tín và vị thế của hệ
thống ngân hàng sẽ được nâng lên, ít nhất là trên thị trường khu vực. Mặt
khác, việc các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt
Nam, với năng lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt và qui
trình nghiệp vụ chuẩn mực, tiên tiến, công nghệ hiện đại sẽ là thách thức
lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc giữ vững thị
trường hoạt động trong nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Đối với tỉnh Bình Định, hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã góp
phần giải phóng sức sản xuất, đóng vai trò lớn trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo
… Tuy nhiên, trên bàn tỉnh hiện nay, số lượng tổ chức tín dụng khá lớn
khiến cho hoạt động ngân hàng tại địa bàn bàn ngày càng trở nên cạnh
tranh hơn.
Hiện tại, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Bình Định đối với các doanh nghiệp còn rất hạn
chế, nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về đối tượng, đơn điệu về hình
thức, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng cho vay chưa cao, còn tiềm

ẩn nhiều yếu tố rủi ro, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp,
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trên địa


2
bàn và sự phát triển của kinh tế địa phương. Vì vậy, đối với Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, để đảm bảo
mục tiêu tăng trưởng thì việc mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp
là vô cùng cần thiết.
Việc tìm ra giải pháp để giải quyết các tồn tại nêu trên, từ đó đưa
ra giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp đang là câu hỏi
lớn đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Bình Định. Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Bình Định” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, tín
dụng doanh nghiệp và mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định.
- Đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Công tác tín dụng doanh nghiệp của Ngân
hàng thương mại.
- Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Bình Định.

- Phạm vi về thời gian: số liệu nghiên cứu qua các năm 20102012. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong các năm tiếp theo.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Nội dung lý luận của mở rộng tín dụng doanh nghiệp và các tiêu


3
chí đánh giá kết quả công tác mở rộng tín dụng doanh nghiệp là gì?
- Những vấn đề khó khăn, trở ngại cần giải quyết trong quá trình
mở rộng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh là gì?
- Những giải pháp chủ yếu nào để mở rộng tín dụng doanh
nghiệp tại chi nhánh?
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở
vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:
phương pháp phân tích; phương pháp thống kê, tổng hợp; phương pháp
so sánh.
5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp và mở rộng
tín dụng doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định.
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Về lý thuyết:
+ Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội –
của tác giả David Cox.
+Quản trị Ngân hàng thương mại - NXB Tài chính, Hà Nội – của tác
giả Peter S.Rose.

+ Tín dụng ngân hàng - NXB Thống Kê Hà Nội – của tác giả Hồ
Diệu.
+ Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng - NXB Tài Chính – của
tác giả Nguyễn Minh Kiều.
+ Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - NXB


4
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – của tác giả Trương Quang
Thông.
+ Tiền tệ và ngân hàng - NXB Thống Kê – của tác giả PGS.TS. Lê
Văn Tề.
+ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - NXB Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh – của tác giả Nguyễn Đăng Dờn.
- Về thực tiễn:
i. Luận văn thạc sĩ của tác giả Điền Nguyên về “Mở rộng hoạt
động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Gia Lai” - Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012.
ii. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tấn Lộc về “Mở rộng tín
dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Gia Lai” - Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012.
iii. Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Duy Bình về “Mở rộng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng công thương Đà Nẵng”
– Trường Đại học Đà Nẵng năm 2011.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VÀ
MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất là một tổ

chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng
hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.
1.1.2. Vai trò của Doanh nghiệp đối với nền kinh tế:
- Có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo.
- Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.


5
1.2. TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ bằng tiền hoặc tài sản giữa một bên
cho vay là ngân hàng với một bên đi vay là các chủ thể khác của nền kinh
tế như nhà nước, các tổ chức xã hội, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc
vay có hoàn trả. Trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên
đi vay sử dụng, sau một thời gian nhất định bên đi vay hoàn trả vốn gốc
cộng thêm một phần lãi đã thỏa thuận với nhau từ trước.
b. Đặc điểm tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một số tài sản có thời hạn.
Thứ ba, tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Thứ tư, tín dụng phải trên cơ sở là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao
cho ngân hàng.
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.
c. Bản chất của tín dụng ngân hàng
Chính là việc khơi thông dòng chu chuyển vốn tiền tệ trong nền
kinh tế, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nền kinh tế
xã hội.
d. Một số hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu trong nền

kinh tế
- Tín dụng bổ sung vốn lưu động
- Cho vay đầu tư tài sản hoặc dự án
- Bảo lãnh
1.2.2. Đặc điểm và đối tượng của tín dụng doanh nghiệp
a. Đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp
Chủ thể kinh tế được cấp tín dụng rất phong phú về loại hình tổ
chức, về trình độ phát triển, hoạt động ở mọi ngành nghề. Số lượng


6
món vay nhiều nên đã tạo ra nguồn thu khá lớn cho ngân hàng, đồng
thời qua đó cũng phân tán được rủi ro. Khách hàng là doanh nghiệp
phân tán trên những khu vực thị trường khác nhau. Nhu cầu của doanh
nghiệp rất đa dạng cả về quy mô vốn tín dụng, hình thức tín dụng và
thời điểm có nhu cầu vốn tín dụng.
b. Đối tượng của tín dụng doanh nghiệp
Đối tượng của tín dụng doanh nghiệp là các vật tư hàng hóa, máy
móc, thiết bị…, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng nằm trong tổng giá trị
lô hàng và các khoản chi phí để doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu
tư, phương án sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Vai trò của tín dụng doanh nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế xã hội
a. Đối với các doanh nghiệp
§ Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các
doanh nghiệp được liên tục.
§ Vốn tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và trang trải những chi phí cần thiết
phục vụ cho quá trình tái sản xuất và phát triển.
§ Góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp.
§ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
b. Đối với Ngân hàng Thương mại
Hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại là hoạt
động tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của quản lý
ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín
dụng của cộng đồng.
Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền
gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi,
chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.


7
c. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có chức năng trung gian tín dụng, đây là chức năng
đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại và có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại
đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã
hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
Tín dụng có hai chức năng là phân phối lại vốn và thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu
quả tài chính được đặt lên hàng đầu và việc tính toán sử dụng vốn bao
giờ cũng gắn liền với chi phí, kể cả chi phí cơ hội. Nhờ có tín dụng,
việc điều hòa vốn hay phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi
thiếu có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, tín
dụng có chức năng phân phối lại vốn và qua đó góp phần thúc đẩy sản
xuất kinh doanh và phát triển.
1.2.4. Các hình thức tín dụng doanh nghiệp tại NHTM

* Phân loại theo thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn; Tín dụng
trung hạn; Tín dụng dài hạn.
* Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng: Tín dụng
không đảm bảo; Tín dụng có đảm bảo.
* Phân loại căn cứ vào rủi ro: Tín dụng lành mạnh; Tín dụng
có vấn đề; Nợ quá hạn có khả năng thu hồi; Nợ quá hạn khó đòi.
* Phân loại căn cứ vào xuất xứ tín dụng:Cho vay trực tiếp; Cho
vay gián tiếp.
* Phân loại căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu
động; Tín dụng vốn cố định.


8
1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.3.1. Nội dung mở rộng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM
Mở rộng tín dụng doanh nghiệp của NHTM là tất cả mọi hoạt
động của ngân hàng nhằm gia tăng số lượng khách hàng vay là doanh
nghiệp và gia tăng quy mô cho vay đối với doanh nghiệp, thể hiện qua
việc tăng trưởng dư nợ cho vay.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng tín dụng doanh
nghiệp tại NHTM
a. Mở rộng số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Các chỉ tiêu đánh giá:
* Mức tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp:
Msl = St – S(t-1)
Trong đó:
Msl: là mức tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp
St: là số lượng khách hàng là doanh nghiệp năm thứ t
S(t-1): là số lượng khách hàng là doanh nghiệp năm thứ t-1
*Tỉ lệ tăng số lượng khách hàng là Doanh nghiệp .

TLsl =

M sl
* 100%
S t -1

Trong đó:
TLsl: Tốc độ tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp

M sl : Là mức tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp.
S t -1 : Là số lượng khách hàng là doanh nghiệp năm thứ t-1
* Tỉ trọng số lượng khách hàng Doanh nghiệp.
Si
TTsl =
* 100%
S
Trong đó:
TTsl: Tỷ trọng số lượng khách hàng là doanh nghiệp


9
Si: Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NH
S: Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với NH.
b. Mở rộng dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp
Các chỉ tiêu đánh giá:
►Mức tăng dư nợ tín dụng:
MDoanh nghiệp= Doanh nghiệp(t)- Doanh nghiệp(t-1)
MDoanh nghiệp: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp(t): Dư nợ tín dụng năm t đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp(t-1): Dư nợ tín dụng năm t-1 đối với doanh nghiệp

►Tỷ trọng dư nợ cho vay:
Doanh nghiệp(I)
TTDoanh nghiệp =
* 100%
Dư nợ
Trong đó:
Doanh nghiệp(I): Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp.
Dư nợ: Tổng dư nợ ngân hàng
TTDoanh nghiệp:Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp.
c. Nâng cao chất lượng cho vay
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng
doanh nghiệp
a. Những nhân tố chủ quan
* Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp có liên quan đến
việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục
tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó.
* Công tác tổ chức ngân hàng
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín
dụng đối với doanh nghiệp thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từ trên xuống, từ ban lãnh đạo


10
đến cán bộ công nhân viên.
* Thông tin tín dụng
Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả
cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho
công tác này.
* Chất lượng đào tạo cán bộ ngân hàng

Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất" để thực hiện những kế
hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và
có nhiều biến động như hiện nay.
* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát
Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh
được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát.
b. Những nhân tố khách quan
Khách hàng vừa là đại diện cho bên cung ứng vốn tín dụng, vừa
là đại diện cho bên cầu vốn tín dụng. Với tư cách là người cung ứng
vốn tín dụng, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi
vay từ tiền gửi hay các dịch vụ thanh toán tiện lợi, do đó sự tín nhiệm
của ngân hàng đối với khách hàng sẽ tăng thêm tính ổn định của
nguồn vốn huy động. Với tư cách là người vay, họ mong muốn được
đáp ứng đầy đủ vốn, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, có thời hạn vay
và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng.
* Yếu tố con người
Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu
kinh doanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay...
* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng
Ngân hàng sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được
khả năng tài chính và khả năng trả nợ của mình đối với ngân hàng.
* Tính khả thi của dự án vay vốn
Khi dự án có tính khả thi thì các cán bộ sẽ dựa vào đó để quyết


11
định cho vay, quy mô tín dụng sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế

Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt
động tín dụng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền
kinh tế ổn định.
Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm
quyền ở mỗi ngành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Môi trường Xã hội - Chính trị
Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế đất nước. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh
hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều
đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
* Môi trường pháp lý
Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp
lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế.
* Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay
của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố chủ quan, khách
quan khác như: thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang
thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết,
bệnh dịch...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp và mở rộng
tín dụng doanh nghiệp, cho thấy, mở rộng tín dụng doanh nghiệp là
một trong những hoạt động quan trọng trong tín dụng ngân hàng.


12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
a. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - chi nhánh Bình Định
Đơn vị: Triệu Đồng
2010
Chỉ tiêu
Tổng NV huy động
Tiền gửi TK
Tiền gửi của các TCTD
Tiền gửi của các TCKT
Tiền gửi khác

Số tiền
751.653
520.820
3.007
209.561
18.265

2011

2012


So sánh

Tỷ
Tỷ
Tỷ
2011/ 2012/
trọng Số tiền
trọng
Số tiền trọng
2010 2011
(%)
(%)
(%)
100,00 1.048.378
1,00 1.177.076 1,00 139,48 112,28
69,29 659.953 62,95 707.658 60,12 126,71 107,23
0,40
4.089
0,39
39.667 3,37 135,99 970,18
27,88 374.061 35,68 421.982 35,85 178,50 112,81
2,43
10.274
0,98
7.769 0,66 56,25 75,61

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi

nhưng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - chi nhánh Bình Định vẫn duy trì ổn định, đáp ứng đủ vốn
cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng.


13
b. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
1.Theo thời hạn vay
- Dư nợ NH
- Dư nợ T-DH
2.Theo ngành kinh tế
- Nông nghiệp
- CN, tiểu thủ CN
- Thương nghiệp DV

Năm
2010

2011

2012

1.590.956
1.590.956
1.268.676
322.280

1.590.956
65.469
305.978
1.219.509

1.799.130
1.799.130
1.483.075
316.055
1.799.130
92.992
351.667
1.354.470

1.635.170
1.635.170
1.331.312
303.858
1.635.170
82.444
310.877
1.239.708

So sánh
2011/
2012/
2010
2011
113,08 90,89
113,08 90,89

116,90 89,77
98,07 96,14
113,08 90,89
142,04 88,66
114,93 88,40
111,07 91,53

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

c. Các hoạt động khác: Hoạt động ngân hàng quốc tế; Phát triển
sản phẩm và dịch vụ.
d. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
I. Tổng thu nhập
1. Thu từ lãi
2. Thu từ hoạt động dịch vụ
3. Thu khác
II. Tổng chi phí
1. Chi phí lãi
2. Chi phí hoạt động khác
III. Chênh lệch TN-CP

Năm
2010

2011

2012


109.341
90.358
3.404
15.579
93.478
63.458
30.020
15.863

211.280
197.034
10.458
3.788
187.771
137.961
49.810
23.509

504.202
484.355
8.701
11.146
476.348
414.297
62.051
27.854

So sánh
2011/

2012/
2010
2011
193,23 238,64
218,06 245,82
307,23
83,20
24,31 294,24
200,87 253,69
217,41 300,30
165,92 124,58
148,20 118,48

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012


14
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Công tác mở rộng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh
trong thời gian qua
Những biện pháp cụ thể của chi nhánh nhằm đẩy mạnh tăng
trưởng tín dụng doanh nghiệp trong những năm qua, cụ thể như sau:
- Công tác xây dựng danh mục khách hàng.
- Công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới.
- Công tác chăm sóc khách hàng.
- Công tác nguồn nhân lực.
- Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
2.2.2. Tốc độ tăng trưởng số lượng Doanh nghiệp có quan hệ

tín dụng với chi nhánh
Bảng 2.4: Cơ cấu Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số
1. Doanh nghiệp lớn
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp NN
Công ty CP
Công ty TNHH
DN tư nhân

2010

2011

2012

155
11
144
1
42
60
52

161
12
149

2
50
66
43

173
9
164
2
55
68
48

So sánh
2011/
2012/
2010
2011
103,87 107,45
109,09
75,00
103,47 110,07
200,00 100,00
119,05 110,00
110,00 103,03
82,69 111,63

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định là chưa tương xứng
với tốc độ phát triển doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn và khả năng, quy
mô của chi nhánh.


15
2.2.3. Thực trạng tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Dư nợ Doanh nghiệp
Dư nợ đối tượng khác
Tỷ trọng (%) dư nợ DN

Năm 2010
1.590.956
829.479
761.477
52,14

Năm 2011
1.799.130
929.606
869.524
51,67

Năm 2012
1.635.170
806.044

829.126
49,29

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng dư nợ tín dụng từ năm 2010 đến
năm 2011 đối với doanh nghiệp có xu hướng tăng. Sang năm 2012 dư
nợ lại có xu hướng giảm.
2.2.4. Thực trạng biến động cơ cấu dư nợ
a. Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm

Đơn vị: %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu
Tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ

4%

3%

4%

Tỷ lệ cho vay có TSBĐ

96%

97%


96%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

b. Cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp theo kỳ hạn
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số
Ngắn hạn
Trung, dài hạn

2010

2011

2012

829.479
516.765
312.714

929.606
734.389
195.217

806.044
653.863
152.181


Đơn vị: triệu đồng
So sánh
2011/
2012/
2010
2011
112,07
86,71
142,11
89,03
62,43
77,95

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Ta thấy, dư nợ ngắn hạn khối doanh nghiệp của Ngân hàng


16
TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định luôn cao hơn dư
nợ trung dài hạn. Sở dĩ có hiện tượng này là do chi nhánh chủ yếu cho
vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp và đa số
các doanh nghiệp đều có nhu cầu chủ yếu về vốn ngắn hạn.
c. Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số

Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2010

2011

2012

829.479
101.279
728.200

929.606
102.257
827.349

806.044
97.531
708.513

So sánh
2011/ 2012/
2010
2011
112,07 86,71
100,97 95,38
113,62 85,64

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012


d. Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: triệu đồng
Năm

So sánh
2011/
2012/
2010
2011
2012
2010
2011
Tổng số
829.479
929.606 806.044 112,07
86,71
Doanh nghiệp NN
85.436
88.313
74.156 103,37
83,97
Công ty cổ phần
360.989
419.531 444.291 116,22 105,90
Công ty TNHH
265.433
242.999 139.768
91,55

57,52
DNTN
117.621
178.763 147.829 151,98
82,70
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012
Chỉ tiêu

DNNN có tỉ trọng dư nợ trong tổng dư nợ cho vay đối với doanh
nghiệp rất ít. Công ty TNHH dư nợ giảm, năm 2011 dư nợ là 242.999
triệu đồng chiếm 26,14% dư nợ doanh nghiệp nhưng sang năm 2012,
dư nợ chỉ còn chiếm 17,34% dư nợ doanh nghiệp. Nguyên nhân là do
các công ty TNHH chủ yếu là sản xuất thủ công mỹ nghệ, lương
thực, thực phẩm... giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động liên tục,


17
tăng giảm thất thường rất khó duy trì sản xuất... CTCP có tỷ trọng dư
nợ lớn nhất trong tổng dư nợ.
e. Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh tế
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số
Nông-lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Các ngành khác


2010

2011

2012

829.479
68.432
75.648
454.389
225.203
5.807

929.606
68.047
74.833
553.116
228.962
4.648

806.044
83.829
34.659
478.790
165.239
43.527

So sánh
2011/

2012/
2010
2011
112,07
86,71
99,44 123,19
98,92
46,32
121,73
86,56
101,67
72,17
80,05 936,45

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho thấy dư nợ ngành xây
dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dư nợ.
f. Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp theo phương thức cho vay
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo phương thức cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức
Cho vay theo dự án đầu tư

2010


2011

2012

829.479
468.573
295.792
65.114

929.606
492.319
364.963
72.324

806.044
421.883
285.743
98.418

So sánh
2011/
2012/
2010
2011
112,07
86,71
105,07
85,69
123,39
78,29

111,08 136,08

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bình
Định chủ yếu cung cấp phương thức cho vay từng lần và theo hạn mức,
hạn chế cho vay theo dự án đầu tư.


18
2.2.5. Thực trạng về chất lượng tín dụng doanh nghiệp
a. Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Thu nhập từ hoạt động
tín dụng doanh nghiệp

2010
109.341

Năm
2011
211.280

2012
504.202

41.474


92.961

225.692

So sánh
2011/2010 2012/2011
193,23
238,64
224,14

242,78

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Xem xét theo bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng
doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi
nhánh Bình Định liên tục tăng cao trong 3 năm gần đây.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp so với tổng thu
nhập cũng ngày càng tăng lên.
b. Thực trạng nợ xấu cho vay doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định đã tăng với
tỷ lệ đáng kể. Năm 2010 nợ xấu hơn 5.806 triệu đồng chiếm hơn 0,7%
nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 0,82% và năm 2012 đã
tăng mạnh lên 1,93%.
Bảng 2.13: Nợ xấu cho vay doanh nghiệp
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp

Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%)

Năm 2010
829.479
5.806
0,70

Năm 2011
929.606
7.623
0,82

Năm 2012
806.044
15.557
1,93

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012


19
Bảng 2.14: Chi tiết nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo nhóm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng nợ xấu cho vay
doanh nghiệp
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn


2010

Năm
2011

So sánh
2011/2010 2012/2011

2012

5.806

7.623

15.557

131,30

204,08

3.703
2.103

1.002
4.028
2.593

6.687
3.922

4.948

108,78
123,30

667,37
87,37
190,82

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Bình Định, 2010-2012

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng
tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh
Bình Định đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
BÌNH ĐỊNH
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chi nhánh Bình Định với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên
hàng đầu, đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm
năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo
chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả.
Tình hình hoạt động của Chi nhánh nói chung và tình hình tín
dụng đối với doanh nghiệp nói riêng có nhiều triển vọng tốt. Trong thời
kì mà nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp rất lớn thì Chi nhánh
đã hoàn thành tương đối tốt, làm thoả mãn được nhu cầu của khách
hàng. Song cũng không phải không có những hạn chế mà cần phải giải
quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo.
2.3.2. Hạn chế

Dư nợ cho vay doanh nghiệp chưa có tính ổn định, dư nợ cho vay


20
năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Các hình thức cho vay doanh
nghiệp chưa phong phú, chủ yếu là cho vay hạn mức và từng lần.
Mặt khác, chất lượng tín dụng chưa cao, nợ xấu chiếm tỷ lệ đáng
kể đã ảnh hưởng đến nguồn vốn để mở rộng tín dụng của các ngân
hàng.
Số lượng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp NVV
trong các khách hàng của chi nhánh còn hạn chế.
Các hình thức tín dụng chưa đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu
cầu vay vốn linh hoạt của doanh nghiệp. Đối tượng khách hàng chưa đa
dạng, số lượng khách hàng chưa nhiều, chất lượng mạng lưới khách
hàng chưa đồng đều.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân từ ngân hàng
- Chính sách tín dụng còn chặt chẽ, thiếu linh hoạt
- Yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo
- Công tác thẩm định còn nhiều hạn chế
- Thông tin còn thiếu sót, tính chính xác chưa cao
- Đội ngũ cán bộ tín dụng hoạt động chưa thực sự hiệu quả
- Hoạt động Marketing còn yếu kém, chưa được chú trọng
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Năng lực quản lý hạn chế.
- Chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán theo quy
định của pháp luật.
- Do một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích như đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Do thiếu vốn tự có nên các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn

lẫn nhau nên gây nợ dây dưa, khó đòi. Máy móc thiết bị lạc hậu nên các
doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm kém sức cạnh tranh với những
sản phẩm cùng loại trên thị trường, do đó hiệu quả không cao.


21
- Do doanh nghiệp phải sắp xếp lại tổ chức, quản lý và kinh
doanh nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
c. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế
Do môi trường pháp lý về kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với
doanh nghiệp chưa thật đầy đủ và đồng bộ ở việc ban hành và hướng
dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướng dẫn chưa thống nhất
giữa các liên ngành. Các quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn thi
hành của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam cũng chưa thật tập trung quan tâm đến các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG ĐỂ MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
3.1.1. Bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng
3.1.2. Mục tiêu chung của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
Bám sát định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngành,
định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của
thị trường. Trong những năm tới, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu,
mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho ngân hàng. Mở rộng tín dụng

và nâng cao chất lượng tín dụng sẽ tạo đà và mở đường cho phát triển
các dịch vụ ngân hàng trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể: tăng tốc độ dư nợ bình quân lên 20%/năm, trong
đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn bình quân lên 23%, tốc độ tăng


22
trưởng dư nợ trung dài hạn bình quân từ 15-17%/năm, số lượng khách
hàng tăng trưởng bình quân 10%/năm; chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ
lệ nợ xấu dưới 3%.
3.1.3. Chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định
Chi nhánh tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng.
- Đa dạng hoá các loại hình cấp tín dụng, nâng cao chất lượng
hoạt động của ngân hàng.
- Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện
công tác thẩm định, cho vay.
- Thực hiện tốt chính sách khách hàng, chiến lược marketing.
- Hiện đại hoá trang thiết bị ngân hàng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
3.2.1. Linh hoạt trong chính sách cho vay doanh nghiệp
a. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng doanh nghiệp
Bên cạnh các nghiệp vụ cho vay truyền thống, nên phát triển
thêm các hình thức cho vay mới như:
►Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng công ty.
►Linh hoạt các hình thức cho vay có bảo đảm.

► Xây dựng gói sản phẩm phù hợp
b. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
3.2.2. Thực hiện chính sách Marketing trong việc tiếp cận
doanh nghiệp
Hoạt động marketing có vai trò rất lớn trong kinh doanh nói
chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng… Trong thời gian tới chi


23
nhánh cần tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau:
- Chủ động tìm kiếm khách hàng
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin
Cán bộ tín dụng cần phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn
khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin cần thiết đảm bảo tránh
được rủi ro khi quyết định cho vay.
3.2.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn trong
kinh doanh
a. Nâng cao chất lượng thẩm định
b. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân
và sau khi cho vay
c. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
d. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương VN
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3



×