Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích quy định Luật sư tố giác thân chủ trong BLHS 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) dưới góc độ pháp luật liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.3 KB, 23 trang )

Hoa Thủy Tinh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1. Khái quát chung..........................................................................................4
1.1. Khái quát chung về tố cáo, tố giác tội phạm theo quy định của pháp
luật........................................................................................................................ 4
1.2. Khái quát chung về quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật
Hình sự có hiệu lực từ 1/1/2018..........................................................................4
2. Phân tích quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật Hình sự có hiệu
lực từ 1/1/2018 dưới góc độ của pháp luật hình sự...........................................5
3. Phân tích quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật hình sự có hiệu
lực từ 1/1/2018 dưới góc độ các quy định pháp luật có liên quan....................8
3.1. Phân tích theo quy định của pháp luật Việt Nam..............................8
3.1.1. Mâu thuẫn với nguyên tắc “suy đoán vô tội”...............................9
3.1.2. Mâu thuẫn với nguyên tắc “đảm bảo quyền bào chữa của người bị
buộc tội”.............................................................................................................. 11
3.1.3. Mâu thuẫn với “nguyên tắc tranh tụng”, nghĩa vụ của cơ quan,
người tiến hành tố tụng với luật sư ..................................................................12
3.1.4. Mâu thuẫn với quy tắc “giữ bí mật thông tin khách hàng”……14
3.1.5. Gây khó khăn cho việc hành nghề và phát triển của nghề luật
sư……..………………………………………………………………………….16
3.2. Quy định của pháp luật nước ngoài về việc luật sư tố giác thân
chủ……………………………………………………………………………….18
4. Góp ý về quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật hình sự có hiệu
lực từ 1/1/2018....................................................................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................23
1


Hoa Thủy Tinh



LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi ngành nghề có một đặc thù riêng và nghề luật sư cũng vậy. Khi hành nghề
luật sư nói chung và thực hiện công việc bào chữa cho thân chủ nói riêng, luật sư
phải chịu sự điều chỉnh bởi Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư và các pháp luật liên quan.
Quy định về “luật sư tố giác thân chủ” trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa
đổi bổ sung năm 2017 gần đây đã tạo nên một làn sóng tranh luận gay gắt giữa
nhiều quan điểm khác nhau khi đứng dưới góc nhìn qua lăng kính của Bộ luật Hình
sự, của Hiến pháp, của Bộ luật tố tụng Hình sự, của Luật Luật sư, của Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Trong bài tiểu luận này, em chỉ đề cập đến vấn đề: “Phân tích quy định pháp
luật có liên quan về việc Luật sư tố cáo thân chủ trong Bộ luật hình sự 2015 (hiệu
lực 1/1/2018)”. Vì sự hiểu biết còn hạn chế nên mong cô thông cảm và góp ý để em
có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn.

2


Hoa Thủy Tinh

PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát chung
1.1. Khái quát chung về tố cáo, tố giác tội phạm theo quy định của pháp
luật
Theo giải thích tại thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA- BQP- BTCBNN&PTNT- VKSNDTC thì: “Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi
có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ
quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết”. Như vậy, việc tố giác được
hiểu là việc một người cung cấp cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền về hành vi có
dấu hiệu tội phạm của người khác. Đối tượng của việc tố giác phải là những hành vi

vi phạm có dấu hiệu tội phạm, tức là hành vi vi phạm pháp luật đó phải cấu thành
tội phạm.
Khác với tố giác, tố cáo lại là “việc công dân theo thủ tục do Luật này quy
định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức” 1 Có thể hiểu, đối tượng của tố cáo rộng hơn so với tố giác. Đối tượng của
việc tố cáo có thể là bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào thuộc bất cứ lĩnh vực nào:
hành chính, dân sự…, không kể tính chất, mức độ vi phạm. Như vậy, trong khía
cạnh này thì khái niệm tố cáo bao gồm cả tố giác tội phạm. Tuy nhiên, việc tố giác
tội phạm có tính đặc thù riêng, nên nó chịu điểu chỉnh bởi pháp luật hình sự, pháp
luật tố tụng hình sự.
Nếu như tố cáo là quyền của công dân thì tố giác tội phạm lại là nghĩa vụ. Bởi
việc không tố giác tội phạm sẽ bị các chế tài xử lý, cụ thể tùy trường hợp luật định,
nếu một người biết rõ cá nhân nào đó đang chuẩn bị, đang hay đã thực hiện hành vi
tội phạm mà không tố giác tội phạm thì sẽ người đó phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội “Không tố giác tội phạm” theo quy định của Bộ luật hình sự.

1 Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011

3


Hoa Thủy Tinh
1.2. Khái quát chung về quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật
Hình sự có hiệu lực từ 1/1/2018
Tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa XIII thì Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016. Tuy nhiên, do quá nhiều
sai sót nên hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự năm 2015 đã bị hoãn lại. Ngày
20/6/2017, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ

luật hình sự số 100/2015/QH13.
Quy định về việc luật sư tố giác thân chủ đã xuất hiện trong Bộ luật hình sự
năm 2015, cụ thể là tại khoản 3 điều 19: “Người bào chữa không phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác
tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực
hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp
không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Sau đó, quy định này qua nhiều Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015
thì được Quốc hội thông qua. Theo đó, quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự 2015 đã sửa đổi khoản 3 điều 19 như sau: “Người không tố giác là người
bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này,
trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này
hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa
đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi
thực hiện việc bào chữa.”
Mặc dù trước đó đã xuất hiện quy định mới về việc luật sư tố giác thân chủ,
nhưng đến khi họp Quốc hội để trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
năm 2015 thì mới tạo nên một làn sóng tranh luận trong suốt thời gian từ khi dự
thảo chưa được thông qua cho đến nay.
2. Phân tích quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật Hình sự có
hiệu lực từ 1/1/2018 dưới góc độ của pháp luật hình sự

4


Hoa Thủy Tinh
Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
“3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy

định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã
thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”
Trước hết, về chủ thể bị điều chỉnh bởi quy định trên. Đó là “người bào chữa”.
Theo quy định tại Khoản 1 điều 72 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015: “người bào
chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.” Cũng theo quy định tại điều này thì người bào
chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân
dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được
trợ giúp pháp lý. Như vậy, luật sư là một trong những chủ thể chịu sự điều chỉnh của
khoản 3 điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tiếp theo, về nội dung quy định thì luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự khi
không tố giác tội phạm thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện
hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Khoản 1 điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định
như sau: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.”
Từ quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 19 trên, ta có thể thấy có 5 điều kiện
cần và đủ khi luật sư tố giác thân chủ:
(1) Người bị tố giác là người được bào chữa (thân chủ) của luật sư
(2) Luật sư phải biết rõ hành vi phạm tội thuộc trường hợp phải tố giác của thân chủ
(3) Thân chủ phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng
(4) Việc tố giác thực hiện khi luật sư đang thực hiện việc bào chữa cho thân chủ
(5) Khi tội phạm đang chuẩn bị; đang được thực hiện; đã thực hiện
5



Hoa Thủy Tinh
Thứ nhất, người bị tố giác là thân chủ của luật sư. Như vậy, quan hệ giữa luật
sư và thân chủ xuất phát bởi một trong hai trường hợp: giữa họ có ký kết hợp đồng
dịch vụ pháp lý hoặc luật sư bào chữa cho thân chủ theo trường hợp được chỉ định.
Thứ hai, việc luật sư “biết rõ” hành vi phạm tội của thân chủ đang chuẩn bị,
đang thực hiện, đã thực hiện phải hiểu như thế nào? Theo em, sự “biết rõ” đó phải
là: có chứng cứ xác thực về hành vi phạm tội đó, mà không được chỉ dựa theo lời
khai nhận của thân chủ. Bởi không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật, cũng
hiểu được hành vi của họ là vi phạm pháp luật nên có thể xảy ra trường hợp họ ngộ
nhận về hành vi của mình đang chuẩn bị làm, đang làm hay đã làm là tội phạm. Mặt
khác, kể cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải có chứng cứ, bằng chứng xác thực
thì mới có thể buộc tội người khác, huống hồ gì luật sư?
Ví dụ: A là người được luật sư X bào chữa cho tội “cố ý gây thương tích”. Một
hôm, anh A uống rượu say và lái xe ô tô. Khi đến đoạn đường có con hẻm, A thấy
có chiếc xe máy do B điều khiển lao nhanh từ hẻm ra. A thắng xe. Xe của B té
xuống cạnh xe của A. B chết. Nhưng qua giám định thì B chết do đau tim, không
phải do tai nạn giao thông. Nhưng A không biết và vẫn nghĩ mình đã đâm chết B.
Trong quá trình luật sư chuẩn bị các thủ tục để bào chữa cho A thì A khai nhận với
luật sư về việc mình đã đâm chết người. Như vậy, luật sư chỉ mới biết về vụ việc
của A, nhưng không hề có bằng chứng xác thực mà chỉ qua lời kể của A thì không
thể nào luật sư tố giác A. Mặt khác, nếu không có bằng chứng buộc tội thân chủ mà
tố cáo thân chủ thì chẳng khác nào luật sư
Thứ ba, về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng. Tội
xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong chương XIII của Bộ luật hình sự
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 gồm 14 điều, từ điều 108 đến điều 121. Còn tội
đặc biệt nghiêm trọng thì nằm rải rác trong các tội khác. Nhìn chung, so với quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015 chưa sửa đổi bổ sung thì số tội nằm trong trường
hợp mà luật sư phải tố giác thân chủ đã có sự mở rộng hơn, ko chỉ còn bó hẹp trong
các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định trong điều 389 nữa.


6


Hoa Thủy Tinh
Thứ tư, việc tố giác thực hiện khi luật sư đang thực hiện việc bào chữa cho
thân chủ. Theo quy định tại điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì luật sư (người
bào chữa) tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Như vậy, từ khi tham gia giai đoạn
khởi tố bị can đến khi tham gia phiên tòa xét xử bị can, bị cáo mà luật sư nhận
nhiệm vụ bào chữa thì nếu xảy ra các trường hợp luật định phải tố giác thân chủ thì
luật sư phải thực hiện đúng quy định đó.
Thứ năm, hành vi phạm tội bị tố giác có thể đang chuẩn bị, đang thực hiện, đã
thực hiện, tương ứng với các giai đoạn tội phạm: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai
đoạn phạm tội chưa đạt, giai đoạn phạm tội hoàn thành. Có nghĩa là dù hành vi đó
nằm ở bất cứ giai đoạn nào của tội phạm thì khi biết được, luật sư phải có nghĩa vụ
tố giác với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác.
Như vậy, so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009, dường như nếu chỉ xét trên góc độ pháp luật hình sự thì Bộ luật Hình sự sắp
có hiệu lực thi hành này có vẻ đã loại trừ trách nhiệm tố giác của luật sư trong một
số trường hợp nhất định. Với cách quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi
bổ sung năm 2009, ta có thể hiểu bất cứ “người nào” cũng có nghĩa vụ tố giác tội
phạm và luật sư cũng không nằm ngoài nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, khi suy xét quy
định tại khoản 3 điều 19 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
dưới nhiều góc độ của quy định pháp luật có liên quan thì tạo nên góc nhìn mới
hơn, đa chiều hơn. Điều này sẽ được phân tích trong mục 3 của bài.
3. Phân tích quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật hình sự có
hiệu lực từ 1/1/2018 dưới góc độ các quy định pháp luật có liên quan
3.1. Phân tích theo quy định của pháp luật Việt Nam
Khi luật sư và người phạm tội không có sự ràng buộc bởi giao dịch pháp lý thì
luật sư khi ấy cũng là một công dân. Đã là công dân thì phải có nghĩa vụ đối với
việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Vì vậy, khi biết về việc người nào đó

có hành vi phạm tội thì dù là tội phạm nào thì luật sư dưới nghĩa vụ của một công
dân phải tố giác tội phạm. Nếu không tố giác tội phạm thì luật sư cũng chịu trách
nhiệm hình sự về tội “không tố giác tội phạm” như những công dân khác.
7


Hoa Thủy Tinh
Nhưng khi đặt mối quan hệ giữa luật sư- thân chủ, bị ràng buộc bởi giao dịch
pháp lý thì khi ấy, việc tố giác tội phạm (chính thân chủ của mình) phải nhìn theo
hướng khác đi dưới quy định pháp luật khác có liên quan. Bởi khi hành nghề luật sư
nói chung và thực hiện công việc bào chữa cho thân chủ nói riêng, luật sư phải chịu
sự điều chỉnh bởi Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và
các pháp luật liên quan.
Quy định về “luật sư tố giác thân chủ” đã tạo nên nhiều tranh cãi, nhiều quan
điểm khác nhau khi đứng dưới góc nhìn qua lăng kính của Hiến pháp, của Bộ luật tố
tụng Hình sự, của Luật Luật sư, của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Riêng quan điểm em về quy định này như sau: quy định “luật sư tố giác thân chủ”
đã tạo nên nhiều sự mâu thuẫn trong quy định của pháp luật, cụ thể:
(1)
Mâu thuẫn với nguyên tắc “suy đoán vô tội”
(2)
Mâu thuẫn với nguyên tắc “tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa”
(3) Mâu thuẫn với trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, luật sư
(4)
Mâu thuẫn với quy tắc “giữ bí mật thông tin khách hàng”
(5) Gây khó khăn cho sự phát triển của nghề luật sư
3.1.1. Mâu thuẫn với nguyên tắc “suy đoán vô tội”
Nguyên tắc này đã được quy định trong công ước quốc tế về quyền con người
và nó đã được công nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam,
cụ thể trong khoản 1 điều 31 của Hiến pháp năm 2013 và điều 13 Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh
theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”
“Điều 13. Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật.”
Với tinh thần áp dụng của nguyên tắc trên thì trong suốt quá trình giải quyết
vụ án hình sự cho đến trước khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật
8


Hoa Thủy Tinh
thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn được coi là không có tội. Quy tắc này bảo vệ
quyền con người, lợi ích chính đáng của những người bị buộc tội khi chưa có bản
án có hiệu lực pháp luật. Bởi việc người này có tội hay không thì phải qua quá trình
điều tra, thu thập chứng cứ, đánh giá, xem xét toàn diện, khách quan. Nếu như
không có bằng chứng, chứng cứ để chứng minh họ có tội thì những cơ quan có thẩm
quyền phải tuyên họ vô tội.
Nguyên tắc “suy đoán vô tội” cũng là một quyền của con người, đi cùng với
quyền đó là “quyền im lặng” của người bị buộc tội. Bị can, bị cáo có quyền không
buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Hơn nữa, việc chứng minh người nào có tội là trách nhiệm từ phía cơ quan tiến
hành tố tụng. Luật sư, hơn ai hết phải tin rằng thân chủ của mình không có tội để có
thể tìm ra tình tiết gỡ tội, tình tiết giảm nhẹ tội cho thân chủ thì mới thực hiện được
nghĩa vụ của một người luật sư đến cùng.
Nếu như áp dụng khoản 3 điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017 thì luật sư phải tố giác thân chủ khi biết rõ thân chủ phạm tội
thuộc trường hợp phải tố giác. Mà luật sư cũng chỉ là một bên tham gia tố tụng, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình không lẽ lại phải đi chứng
minh cho việc phạm tội của thân chủ? Luật sư dựa vào đâu để chứng minh cho sự
“biết rõ” của mình? Không thể nào chỉ nghe qua lời nói của thân chủ mà đã vội kết
luận họ có tội để mà tố giác. Cũng không thể nào chỉ dựa vào cáo trạng của Viện
kiểm sát để quy thân chủ có tội hay không. Đã có rất nhiều vụ án trải qua nhiều
phiên tòa xét xử nhưng vẫn oan sai. Hơn nữa, luật sư được thân chủ cung cấp thông
tin nhưng không có điều kiện đi điều tra, xác minh mà lại đi tố giác thân chủ thì
chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu như vậy rất dễ làm gia tăng thêm án oan sai. Mặt khác,
thiên chức của một người luật sư không phải để buộc tội thân chủ. Như vậy, với
cách quy định “luật sư tố giác thân chủ” thì ngay cả chính luật sư cũng buộc tội thân
chủ thì liệu rằng có xâm phạm đến quyền của bị can, bị cáo không bị coi là có tội
khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án không? Như vậy, rõ ràng có sự mâu thuẫn
ở đây.

9


Hoa Thủy Tinh
3.1.2. Mâu thuẫn với nguyên tắc “đảm bảo quyền bào chữa của người bị
buộc tội”
Nguyên tắc này đã được pháp luật đảm bảo thực hiện. Nó thể hiện rõ trong
khoản 4 điều 31 Hiến pháp năm 2013 và điều 16 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015
như sau:
“4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền
tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.”
“Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào
chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo,

giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ
quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”
“Quyền bào chữa” là tổng hợp tất cả các quyền mà pháp luật dành cho người
tạm giữ, bị can, bị cáo sử dụng để chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho họ. 2 Đó có thể là quyền tự đưa ra chứng cứ chứng minh vô tội
hoặc làm giảm nhẹ tội hoặc là quyền được luật sư, người khác bào chữa cho mình.
Tuy nhiên, với cách quy định “luật sư tố giác thân chủ” của Bộ luật Hình sự
sắp có hiệu lực tới đây thì liệu rằng bị can, bị cáo có an tâm để luật sư bào chữa cho
mình không? Bởi nếu họ khai ra thì họ sợ mình sẽ bị tố giác. Ngay chính người
mình tin tưởng nhất là luật sư sẽ gỡ tội cho mình mà giờ luật sư lại tố giác mình thì
từ đó sẽ dẫn đến tâm lý ngại tiếp cận dịch vụ pháp lý của luật sư và chỉ còn cách là
chạy tội, chạy án. Như vậy, sẽ làm gia tăng những tiêu cực trong xã hội. Người bị
buộc tội càng phải giấu tội, giấu thông tin của mình thì có thể gây khó khăn cho
công việc của chính luật sư, của cơ quan tiến hành tố tụng. Từ đó gây khó khăn hơn
2 Giáo trình luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012, Nhà xuất bản Hồng
Đức, tr.66

10


Hoa Thủy Tinh
trong việc giải quyết vụ án và càng khó có cơ hội để luật sư có thể động viên bị cáo
đầu thú, tìm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị can, bị cáo.
Không phải ai cũng có đủ hiểu biết về pháp luật để mà có thể tự bào chữa cho
mình, để có thể biết dùng quyền của mình một cách đúng đắn, hiệu quả để tự bảo vệ
quyền lơi của chính họ. Bởi vậy pháp luật mới cho phép họ quyền được nhờ luật sư
bào chữa. Như vậy, với cách quy định “luật sư tố giác thân chủ”, người bị buộc tội
càng không tin tưởng vào luật sư và họ sẽ không còn dám cho mình cái quyền được
nhờ luật sư bào chữa nữa. Đặc biệt là người bị buộc vào các tội xâm phạm an ninh
quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngược lại, luật sư cũng không dám bào chữa

cho các tội phạm này bởi chẳng luật sư nào muốn mình vướng phải vòng lao lý vì
tội “không tố giác tội phạm”. Việc này vô tình đã dẫn đến làm hạn chế quyền được
bào chữa bởi luật sư của bị can, bị cáo thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và
tội đặc biệt nghiêm trọng.
3.1.3. Mâu thuẫn với “nguyên tắc tranh tụng”, nghĩa vụ của cơ quan,
người tiến hành tố tụng với luật sư
Nguyên tắc tranh tụng và một trong những nghĩa vụ của cơ quan, người tiến
hành tố tụng, luật sư quy định trong điều 14, điều 26, điểm m khoản 1 điều 43 của
Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng….”
“Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên,
người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và
người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ,
đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để
xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ
11


Hoa Thủy Tinh
những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất
khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy
định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào
chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của
mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng,
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình

sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị
cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải
được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá
chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.”
“Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; …”
Từ các quy định, ta thấy trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ
quan tiến hành tố tụng. Bất kỳ một tội phạm nào cũng đều xâm hại đến một quan hệ
xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Do vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật là
các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng- đại diện cho quyền lực Nhà
nước có trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh tội phạm nhằm tìm ra người phạm tội để
giáo dục, trừng phạt, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm. 3 Còn luật sư với
trách nhiệm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, thực hiện
nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ, nhằm giúp thân chủ thoát tội hoặc giảm nhẹ tội.
Như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ví: Công tố- Tòa án- Luật
sư là cái kiềng ba chân của hệ thống tư pháp nước ta. Như vậu, Công tố- buộc tội,
Tòa án- phân xử, Luật sư- bào chữa. Theo nguyên tắc tranh tụng thì sẽ phân định rõ
3 />
12


Hoa Thủy Tinh
ràng bên "buộc tội" và bên "bào chữa - gỡ tội" tranh luận, phản biện, đối kháng
nhau trong vụ án hình sự để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nêu ra, phân tích
những chứng cứ buộc tội, gỡ tội và tòa án sẽ là trọng tài để phân định bên nào đúng,
bên nào sai và quyết định kết quả giải quyết vụ án, tăng cường tính dân chủ, công
bằng trong tố tụng hình sự... Đó là thành tựu trong công cuộc cải cách tư pháp. Bên
buộc tội là các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu là cơ quan điều tra, viện kiểm sát,

còn bên bào chữa là bên gỡ tội, duy nhất chức năng gỡ tội chứ không có chức năng
buộc tội. Pháp luật của chúng ta có ít nhất 3 cơ quan chuyên trách (điều tra, kiểm
sát, tòa án) để thực hiện chức năng buộc tội, trong khi có chỉ có một tổ chức xã hội
nghề nghiệp chuyên trách "gỡ tội" theo thiên chức của họ mà bắt họ phải đứng về
phía cơ quan buộc tội, phải "phản chủ" thì không ổn, sẽ thủ tiêu nguyên tắc tranh
tụng, kéo lùi sự phát triển của nghề luật sư và phá hỏng kết quả của công cuộc cải
cách tư pháp hiện nay.4
Thật vậy, với quy định “luật sư tố giác thân chủ” thì luật sư phải buộc tội thân
chủ và trở thành kẻ chống lại chính khách hàng mà mình bào chữa, từ bỏ chức năng
bào chữa của một luật sư để trở thành cánh tay trợ thủ đắc lực cho cơ quan buộc tội.
Như vậy việc tranh tụng của luật sư có còn đảm bảo không, khi mà luật sư lại phải
đứng trong hàng nhân chứng để buộc tội thân chủ ?!?
3.1.4. Mâu thuẫn với quy tắc “giữ bí mật thông tin khách hàng”
Nguyên tắc giữ bí mật thông tin khách hàng không chỉ là việc tuân theo pháp
luật mà nó còn là đạo đức của nghề luật sư. Nguyên tắc này được quy định tại điểm
e, g khoản 2 điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khoản 1 điều 25 Luật Luật sư
năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 và quy tắc 12 Quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư năm 2011 như sau:
“Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

4 />
13


Hoa Thủy Tinh
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa;
không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi
bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng
thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
“Điều 25. Bí mật thông tin
1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn
bản hoặc pháp luật có quy định khác.”
“Quy tắc 12. Giữ bí mật thông tin
Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ
pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý
hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp
có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà
họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Từ các quy định trên ta thấy, luật sư có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin của
khách hàng, cho dù đã kết thúc hợp đồng với khách hàng đó. Và nghĩa vụ này kéo
dài mãi mãi đối với luật sư. Đây là nguyên tắc mà hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều áp dụng và nó là đạo đức của một người luật sư. Nếu như tố giác thân chủ thì
cũng đồng nghĩa với việc tiết lộ thông tin vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết
khi bào chữa, làm trái với lương tâm và đạo đức nghề luật sư, phản bội lại niềm tin
của thân chủ dành cho Luật sư. Bởi quan hệ giữa luật sư- thân chủ được xây dựng
trên cơ sở tin tưởng. Thân chủ dù muốn hay không muốn, nhưng khi đã vướng vào
vòng lao lý, đứng dưới sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng thì khi họ đã nhờ
luật sư bào chữa cho mình, tức là họ đã trao cho Luật sư tất cả niềm tin của mình.
14


Hoa Thủy Tinh
Nhưng Luật sư lại đi tố giác ngược lại họ. Như vậy đã là sự bội tín, hơn nữa nó còn
vi phạm hợp đồng bởi luật sư đã không làm tròn nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của

khách hàng. Ngược lại, về hướng luật sư, nếu không tố giác thân chủ thì bị khép vào
tội danh “không tố giác tội phạm”, còn tố giác thân chủ thì lại trái với quy định của
pháp luật tố tụng hình sự, hơn nữa là trái với đạo đức nghề luật. Bởi đã không giúp
được khách hàng, không giúp cho tình trạng của khách hàng tốt hơn thì lại làm xấu
thêm tình trạng của khách hàng bằng việc tố giác họ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng: bảo mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ,
là đạo đức của người làm nghề luật sư. Thế nhưng, nghĩa vụ ấy nó có sự hạn chế và
ràng buộc bởi nghĩa vụ của công dân, trên hết là bảo vệ trật tự an ninh quốc gia,
đảm bảo việc hành nghề luật sư không ảnh hưởng đến sự an toàn của quốc gia,
không được phương hại đến lợi ích quốc gia. Với ý kiến của cá nhân em thì em chỉ
đồng tình với một phần của quan điểm trên. Theo em, việc tố giác thân chủ chỉ nên
thực hiện khi không có mối quan hệ luật sư- thân chủ, bởi khi đó luật sư là một
công dân thì phải thực hiện nghĩa vụ tố giác của một công dân. Việc tố giác thân
chủ của luật sư là việc khó khăn cho luật sư, cũng bởi chính sự chồng chéo, mâu
thuẫn giữa các quy định của pháp luật. Đẩy người luật sư vào tình thế khó xử! Tố
giác hay không tố giác đều vi phạm pháp luật cả.
3.1.5. Gây khó khăn cho việc hành nghề và phát triển của nghề luật sư
Quy định “luật sư tố giác thân chủ” đã tạo nên sự rủi ro nghề nghiệp hơn cho
luật sư, bởi chính nghề nghiệp luật sư đã là một nghề rủi ro. Nó giống như một cái
“thòng lọng” treo sẵn trên đầu luật sư.
Ở Việt Nam, Luật sư có hai hoạt động hành nghề chính: đó là tư vấn pháp luật
và tham gia tố tụng. Và với quy định “luật sư tố giác thân chủ” thì hai hoạt động
này cũng không thể nào tránh được rủi ro.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, điển hình là hoạt động tư vấn thường xuyên
cho doanh nghiệp, nếu một ngày nào đó lãnh đạo của doanh nghiệp đó bị khởi tố,
thì luật sư khó tránh khỏi khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi

15



Hoa Thủy Tinh
không tố giác tội phạm, bởi hoạt động của doanh nghiệp này luôn bảo đảm pháp lý
bằng sự tư vấn của luật sư.
Với lĩnh vực tố tụng, điển hình là hình sự, ví dụ rõ nét nhất mà luật sư có thể
bị khởi tố bất cứ lúc nào và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của cơ quan điều tra. Đó
là, khi đang bào chữa cho một bị can tại giai đoạn điều tra về một tội, nhưng quá
trình điều tra thì bị can này bị khởi tố bổ sung về một tội khác. Với hành vi mới bị
khởi tố, luật sư khó thoát khỏi sự liên quan. Theo đó, khi đảm nhận vụ án, để không
bị truy cứu trách nhiệm, luật sư buộc phải tố giác hết mọi hành vi của thân chủ cho
cơ quan điều tra, điều đó là có lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng trái với
thiên chức hành nghề, luật sư không thể làm xấu đi tình trạng của thân chủ. Bởi đơn
giản, sứ mạng của luật sư là gỡ tội.
Cả 2 ví dụ nói trên đều có chung một kết quả, sẽ không ai dám thuê luật sư
nữa và tương tự, có thuê luật sư cũng không dám nhận, vì không ai muốn tự đeo dây
thòng lọng vào cổ của mình. Điều đó ảnh hưởng ghê gớm đến môi trường kinh
doanh, đến các các số phận pháp lý trong các vụ án hình sự. Ai sẽ giúp doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường an toàn pháp lý, ai sẽ giúp bị can, bị cáo trong
các vụ án có dấu hiệu oan sai. Ai sẽ lực lượng phản biện, để thúc đẩy các chủ thể
trong cơ quan hành pháp làm việc tốt hơn.5
Như vậy, quy định “luật sư tố giác thân chủ” trước hết gây khó khăn trong việc
hành nghề của luật sư. Như đã phân tích ở các phần trên, nếu không tố giác thân chủ
thì luật sư bị khép vào tội danh “không tố giác tội phạm”, còn tố giác thân chủ thì
lại trái với quy định của pháp luật tố tụng hình sự, hơn nữa là trái với đạo đức nghề
luật. Dường như rủi ro nghề nghiệp ngày càng sẵn sằng treo cái sự tù tội với luật sư.
Mặt khác, nghề luật sư ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng đã có nhiều
dấu hiệu khả quan. Nhờ có luật sư mà nhiều vụ án oan sai đã được làm sáng tỏ như
vụ ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn…và còn nhiều vụ án oan khác. Với
sự hội nhập ngày càng sâu rộng thì Việt Nam có nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
nước ngoài hơn. Khi đó thì họ rất cần sử dụng dịch vụ pháp lý từ các tổ chức hành
5 />

16


Hoa Thủy Tinh
nghề luật sư. Thế nhưng đứng trước quy định “tố giác thân chủ” thì liệu họ có còn
tin tưởng để sử dụng dịch vụ pháp lý từ luật sư Việt Nam không?

3.2. Quy định của pháp luật nước ngoài về việc luật sư tố giác thân chủ
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư nhiều nước trên thế giới
đều quy định nghĩa vụ bảo mật của Luật sư đối với tất cả thông tin về khách hàng.
Chẳng hạn, khoản 2.3.2 quy tắc bảo mật trong Quy tắc ứng xử của Luật sư châu Âu
2002 (Code of Conduct for Lawyers in the European Union) quy định: “Luật sư
phải bảo mật tất cả các thông tin mà Luật sư biết được trong quá trình hành nghề”.
Dựa trên Quy tắc mẫu về ứng xử nghề nghiệp Luật sư của Hiệp hội Luật sư Mỹ
(ABA Model Rules of Professional Conduct), Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Luật
sư bang New York 2009 (New York Rules of Professional Conduct) cũng nêu:
“Nghĩa vụ bảo mật của Luật sư không chỉ áp dụng đối với các vấn đề khách hàng
truyền đạt trong sự bí mật, được bảo đảm bởi đặc quyền giữa khách hàng và Luật
sư, mà còn áp dụng đối với tất cả các thông tin mà Luật sư có được trong quá trình
đại diện cho khách hàng và liên quan đến quá trình đại diện, bất kể nguồn thông tin
đó từ đâu”6 Như vậy, nghĩa vụ bảo mật thông tin được hầu hết các quốc gia quy
định trong quy tắc đạo đức nghề luật của nước họ. Và các quy định này gần như
tương tự với quy định trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư năm
2011 của Việt Nam.
Trong các hệ thống tư pháp trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, thông tin
trao đổi giữa luật sư và khách hàng được bảo vệ bởi “đặc quyền của mối quan hệ
giữa luật sư và thân chủ” (attorney-client relationship). Đặc quyền này bắt buộc luật
sư phải bảo vệ thông tin của người khách một cách tuyệt đối.
Nguyên tắc bảo vệ tuyệt đối bí mật (confidentiality) về thông tin của khách
hàng còn là một quy tắc đạo đức của nghề luật sư. Để đảm bảo được nguyên tắc

này, khi được thân chủ chia sẻ những thông tin trong phạm vi mối quan hệ luật sư-

6 />
17


Hoa Thủy Tinh
thân chủ (attorney-client relationship), thì luật sư không bị bắt buộc phải tố cáo thân
chủ và không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc biết mà không tố giác tội phạm.
Mà ngược lại, luật sư có nghĩa vụ phải giữ bí mật tuyệt đối về những thông tin
đó. Nếu luật sư phá vỡ nguyên tắc này thì có thể phải đối mặt với việc bị luật sư
đoàn kỷ luật hoặc bị thân chủ khởi kiện dân sự.
Ở Mỹ, đặc quyền giữa luật sư và thân chủ chỉ có thể bị phá vỡ trong một số
trường hợp rất hạn hữu mà không bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không
bị luật sư đoàn khai trừ hay phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trường hợp thứ nhất, theo Điều 1.6 (b)(1) của Bộ quy tắc nghề nghiệp luật sư
do Luật sư đoàn Hoa Kỳ (American Bar Association) soạn thảo, thì luật sư có thể tự
giác thông báo đến cơ quan chức năng những thông tin về hành vi phạm pháp của
thân chủ, khi luật sư biết khả năng rất cao là nó sẽ chắc chắn xảy ra.
Nếu một luật sư biết chắc thân chủ của mình – là một tập đoàn lớn – có hành
vi xả thải trái phép vào một nguồn nước gây tác hại đến cho người dân và môi
trường trên một diện rộng, thì có thể báo với chính quyền mà không bị quy là vi
phạm đạo đức nghề nghiệp và phá vỡ nguyên tắc bảo đảm bí mật của thân chủ.
Tuy nhiên, nếu luật sư đó không báo với chính quyền thì cũng không thể bị
truy tố trách nhiệm hình sự về tội không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ. Luật
pháp chỉ truy cứu nếu luật sư là đồng phạm và thật sự tham dự vào hành vi phạm
pháp.
Chẳng hạn như trong ví dụ vừa nêu, nếu luật sư cùng bàn bạc và vạch ra kế
hoạch xả thải trái phép cùng với người khách của mình, thì lúc đó, luật sư là đồng
phạm và phải chịu chế tài của pháp luật.

Trường hợp thứ hai thường được gọi là “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm”
(crime-fraud prevention exception) trong Điều 1.6 (b)(2) của Luật sư đoàn Hoa Kỳ.
Khi luật sư, thông qua mối quan hệ luật sư và thân chủ mà biết được người thân chủ
của mình đã lên kế hoạch chuẩn bị phạm tội hình sự hoặc một tội lừa đảo, thì có thể

18


Hoa Thủy Tinh
phá vỡ nguyên tắc bảo đảm bí mật thân chủ và khai báo hành vi này với chính
quyền.
Nguyên tắc “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm” thông thường được áp dụng
trong những trường hợp của các tội đại hình (felony) đặc biệt nguy hiểm đến tính
mạng và tài sản của người khác. Và nó cũng chỉ là một ngoại lệ (exception to the
rule) cho nguyên tắc bảo mật chung của mối quan hệ luật sư-thân chủ.
Những ví dụ cho những thông tin mà luật sư có thể áp dụng ngoại lệ này để
thông báo với chính quyền có thể là tin tức về một nạn nhân đang bị mất tích trong
một vụ án, hay khi thân chủ đưa ra lời lẽ đe dọa đến tính mạng của người khác,
nhân viên điều tra, hay thẩm phán, nhân chứng của vụ án, v.v.
Trường hợp thứ 3 cũng dựa trên nguyên tắc “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội
phạm”. Luật sư trong quá trình đại diện, có thể tình cờ biết được thân chủ mình đã
từng thực hiện một tội hình sự hoặc lừa đảo nào khác, không nằm trong khuôn khổ
của mối quan hệ luật sư-thân chủ.
Ví dụ như đang nhận bào chữa một vụ án kinh tế nhưng luật sư lại biết được
thân chủ của mình đã mướn người mưu sát đối thủ thương trường của mình, và vụ
án mưu sát đó đã không có manh mối trong vài năm.
Tương tự như trên, nếu việc báo với chính quyền sẽ giúp giảm thiểu thương
vong hay thiệt hại cho nạn nhân hay thân nhân của họ, thì luật sư có thể làm điều
này mà không bị cáo buộc là đã phá vỡ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Trách nhiệm của luật sư trong những trường hợp kể trên, theo kiến nghị của

Luật sư đoàn Hoa Kỳ, là phải khuyến cáo thân chủ từ bỏ ý định phạm tội, kết thúc
hợp đồng đại diện nếu thân chủ kiên quyết không từ bỏ, và tuyệt đối không được
phép đưa ra lời khuyên hay giúp đỡ thân chủ thực hiện hành vi phạm pháp.
Trong cả ba trường hợp được nêu, việc tự giác thông báo đến chính quyền từ
phía luật sư đều không đồng nghĩa với việc luật sư có nghĩa vụ phải tố giác như
khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

19


Hoa Thủy Tinh
Tòa án cũng có thể sử dụng trát tòa (subpoena) để yêu cầu luật sư đưa ra lời
khai liên quan đến thông tin của thân chủ. Trong trường hợp đó, luật sư có thể đưa
ra thông báo với tòa (motion to the court) là thông tin mà mình cung khai có thể
nằm trong phạm vi của đặc quyền luật sư-thân chủ. Thẩm phán của phiên xử đó sẽ
phải đưa ra một phán quyết (ruling) là luật có cho phép luật sư đưa ra lời khai hay
không.
Nếu là có cho phép, luật sư phải tiếp tục thông báo đến người thân chủ của
mình vì thân chủ có quyền kháng cáo lên tòa cấp cao hơn (seeking judicial review
of an appeal court). Chỉ khi tất cả các thủ tục pháp lý đã được sử dụng và đều được
tòa phán là luật sư có thể phá vỡ nguyên tắc bảo mật trong trường hợp này, thì luật
sư có thể đưa ra lời khai. (Xem thêm tại Điều 1.6 (b)(6) về Quy tắc nghề nghiệp của
Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ).
Nếu đã có lệnh (order) của tòa yêu cầu đưa ra lời khai, mà luật sư vẫn kiên
quyết không cung cấp thông tìn về thân chủ, thì luật sư có thể phải đối mặt với việc
bị tòa phạt vạ vì đã “miệt thị tòa án” (contempt of court).
Tuy nhiên, vì nguyên tắc của nghề luật là phải đảm bảo bí mật của khách
hàng, trường hợp tòa án đưa ra phán quyết là luật sư có thể phá vỡ nó để khai ra
thông tin bất lợi với thân chủ cũng là việc rất hy hữu và phải có lý do hết sức
nghiêm trọng, ví dụ như tính mạng của một hoặc nhiều người đang gặp nguy hiểm.

Thông thường, thẩm phán chỉ cho phép luật sư đưa ra lời khai khi nội dung của nó
nằm trong phạm vi của “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm”.
Ngoài ra, khi người thân chủ cũ và luật sư có tranh chấp dân sự liên quan đến
một vụ việc mà luật sư đã đại diện trong quá khứ, thì luật sư cũng có quyền được
phá vỡ đặc quyền bảo mật. (Điều 1.6(b)(4),(5) về Quy tắc nghề nghiệp của Liên
đoàn luật sư Hoa Kỳ).7
4. Góp ý về quy định luật sư tố giác thân chủ trong Bộ luật hình sự có
hiệu lực từ 1/1/2018
7 />
20


Hoa Thủy Tinh
Bằng những phân tích ở trên, em có những góp ý về quy định luật sư tố giác
thân chủ như sau:
Một, nên có văn bản hướng dẫn về việc “biết rõ” hành vi phạm tội cần phải tố
giác của thân chủ.
Hai, nếu vẫn giữ quy định tại khoản 3 điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi
bổ sung 2017 thì nên sửa đổi các điều luật có liên quan về nghĩa vụ bảo mật thông
tin của luật sư tại điểm e, g khoản 2 điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khoản 1
điều 25 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 và quy tắc 12 Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2011 nhằm tránh sự chồng chéo giữa
các quy định. Có thể thêm vào sau mỗi quy định trên bằng: “trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”
Ba, nếu sửa đổi khoản 3 điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
thì có thể sửa theo hướng giảm bớt số tội mà luật sư phải tố giác.
Bốn, có thể bỏ luôn quy định này trong Bộ luật hình sự. Tức là vẫn giữ nguyên
như bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

21



Hoa Thủy Tinh

KẾT LUẬN
Một quy định pháp luật mới ban hành không thể nào không tránh khỏi sự tranh
luận. Quy định “luật sư tố giác thân chủ” trong Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ
1/1/2018 đã, đang và sẽ là vấn đề có nhiều tranh cãi cho đến khi Bộ luật này có hiệu
lực thi hành. Người viết hi vọng trong tương lai, Quốc hội sẽ sửa đổi quy định này
theo hướng hợp tình, hợp lý hơn. Từ đó, xây dựng bộ máy pháp quyền và một nền
tư pháp vững chắc hơn!

22


Hoa Thủy Tinh

DANH MỤC THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
8.1.
8.2.
8.3.
8.4.

8.5.

Hiến pháp năm 2013
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012
Luật Tố cáo năm 2011
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2011
Giáo trình luật tố tụng Hình sự Việt Nam, đại học Luật TP. HCM, nhà xuất
bản Hồng Đức năm 2012
Trang web






23



×