Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phát huy giá trị đạo đức truyền thống việt nam trong lối sống thanh niên hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.52 KB, 22 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang
diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các
nước. Cải cách kinh tế được nhiều nước đang phát triển chọn lựa để
tham gia toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chiến
lược hầu hết các quốc gia đều dựa trên cơ sở vận dụng sát với các
điều kiện cụ thể của nước mình theo những nguyên tắc riêng.
Việt Nam trong quá trình đổi mới để thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng ta chủ trương
thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa
vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra. Sau hơn hai thập kỷ thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế
Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt: thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
(vốn, nhân lực, tài nguyên…); kích thích tính năng động sáng tạo của
các chủ thể kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội; ổn định và
tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể… bên cạnh
những kết quả đạt được như trên, kinh tế thị trường cũng bộc lộ một
số hạn chế nhất định như phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, một
số tệ nạn gia tăng: tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, mại dâm, ma tuý,
đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, nhất là những giá trị về đạo đạo đức
truyền thống.
Điều này, thể hiện rõ ở một bộ phận người dân, đặc biệt là ở
lứa tuổi thanh niên. Dường như việc họ thờ ơ trước những cái xấu
và hành vi vô đạo đức, cũng như bất chấp đạo lý, xem nhẹ tình
nghĩa là một điều hiển nhiên. Lối sống thực dụng, sống gấp và
thiếu lý tưởng, đề cao lợi ích cá nhân, giá trị vật chất, tôn thờ đồng


tiền được họ tôn sùng. Như C.Mác đã nói “ Cái đang tồn tại đối
với tôi nhờ có tiền, cái tôi có thể trả tiền, nghĩa là cái mà tiền có
thể mua được đó là bản thân tôi, người có tiền, sức mạnh của tiền
lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi cũng lớn bấy nhiêu… tôi là
người xấu, không thật thà, không có lương tâm ngu ngốc, nhưng


2

tiền được tôn thờ, người có tiền được tôn thờ. Tiền là cái tốt nhất
thì người có nó cũng tốt” [7, tr.212].
Những năm đổi mới vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực
văn hoá tinh thần. Là một trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội năng
động của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều kênh
thông tin và cũng chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hoá khác
nhau, nhất là sự bùng nổ của cách mạng thông tin đã khiến cho quá
trình giao lưu văn hóa ngày càng phức tạp. Điều này làm cho đời
sống tinh thần của một bộ phân thanh niên vừa phong phú vừa phức
tạp, nhiều xu hướng mới nảy sinh nhưng đồng thời bị lệch chuẩn về
mặt đạo đức trong lối sống, đòi hỏi bức xúc cần giải quyết. Theo
Lênin thì nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa,
chính là là nhiệm vụ của Thanh niên. Thanh niên là thế hệ tương lai
của đất nước; nếu chúng ta không kịp thời ra tay, ngăn chặn thì nguy
cơ sẽ rất lớn.
Thấy được vai trò, vị trí, khả năng to lớn ấy của thanh niên,
chúng ta cần phải đào tạo ra những thế hệ trẻ vừa có đức, tài, vừa biết
kết hợp hài hoà giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để làm tròn sứ
mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, phát huy giá trị đạo đức truyền thống
trong lối sống thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh là một trong

những nhân tố quan trọng góp phần hình thành một thế hệ những con
người Thành phố đạt tới những chỉ số phát triển về vật chất và tinh
thần đáp ứng sự phát triển của đất nước và Thành phố.
Hiện tượng suy thoái, xuống cấp về đạo đức nói chung, đạo
đức truyền thống nói riêng ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhiều tầng
lớp xã hội, đặc biệt trong lối sống thanh niên cả nước nói chung,
thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong đó có thanh niên
huyện Hóc Môn đang trở thành mối quan tâm của toàn đảng, toàn
dân, toàn xã hộ; không chỉ vì nó có vị trí quan trọng, mà có thể xem
đây là mặt trận mới có ý nghĩa thử thách đối với tất cả mọi người,
mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó nhà trường và gia đình đóng vai
trò quan trọng. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Phát huy giá trị đạo
đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết
học.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan mà mỗi dân tộc, dù
muốn hay không, cũng đều chịu sự tác động của nó. Việt Nam là
nước đang phát triển, quá trình toàn cầu hoá tạo cho chúng ta những
thời cơ thuận lợi có thể đi tắt đón đầu để phát triển nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức. Thách thức đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái, đặc
biệt là suy thoái về đạo đức, đạo đức truyền thống, lối sống con
người Việt nam hiện nay. Vấn đề này đã và đang thu hút được sự
quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trên nhiều lĩnh vực, có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu như:
Huỳnh khái Vinh (chủ biên) (2001), “Một số vấn đề về lối

sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, gồm một số nội dung quan
trọng như: Sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu
hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; kế thừa và
phát triển nếp sống đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc và
cách mạng… tác giả đề ra phương hướng, quan điểm và giải pháp
xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002)
“Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”
công trình đã đề cập đến một số nội dung quan trọng: “Các giá trị
truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối
cảnh toàn cầu hoá”; “Một số suy nghĩ về giữ gìn và phát huy giá trị
đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay”; “Giá trị truyền thống
Việt Nam nội dung và vị thế của nó trong giá trị nhân loại”...
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) (2003)
“Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay”, tác giả đã phân tích một số nội dung quan trọng: “Kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay và những biến đổi trong lĩnh vực đạo
đức”; “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối
cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”; “Quan hệ giữa các giá trị
truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức…
Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999) “Sự thay đổi cuả thang giá
trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức
mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, tác giả đã đưa ra một số


4

vấn đề cơ bản như: Đạo đức mới trong cơ chế thị trường; sự biến đổi
của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó xây dựng đạo đức mới, đưa ra phương
hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới.
Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê (1994) “Các giá trị truyền
thống của con người Việt Nam hiện nay” Chương trình KHCN cấp
nhà nước KX 07-02, công trình đã đề cập đến một số nội dung: “Một
số suy nghĩ về quá trình hình thành và biến đổi của truyền thống yêu
nước Việt Nam”; “Con người Việt Nam hiện tại trong mối quan hệ
với các giá trị và phản giá trị của truyền thống”, v.v...
Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2006) “Chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam hiện nay”, tác giả đã khái quát một cách hệ thống
chuẩn mực đạo đức truyền thống của con người Việt Nam và dưới sự
biến đổi của nền kinh tế thị trường tác động đến chuẩn mực đạo đức,
tác giả đưa ra những chuẩn mực chủ yếu của con người Việt Nam
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã bàn
đến các nội dung: Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức
truyền thống theo chuẩn giá trị chân thiện mỹ trong bối cảnh toàn
cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường, tạp chí triết học số 4;
Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động
của toàn cầu hoá, tạp chí triết học số 12; Võ Văn Thắng (2005), Một
số mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện
nay, tạp chí triết học số 8; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Toàn
cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối lối con người Việt Nam
hiện nay, tạp chí triết học số 2, Cao Thu Hằng (2003), Giáo dục các
giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay, tạp chí triết
học số 11,… và một số tài liệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” do Ban tư tưởng văn hóa trung ương soạn thảo.
Mỗi công trình, đề tài là một góc nhìn riêng của tác giả, là
tiếng nói hiện thực của từng nhà nghiên cứu góp phần xây dựng bức
tranh thêm hài hòa về hành vi, lối sống con người và đất nước Việt

nam trong bối cảnh hội nhập thế giới. Đây là nguồn tư liệu tham khảo
quý giá cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích là Làm rõ nội dung quan điểm triết học Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức truyền thống. Làm
rõ những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, xem
xét thực trạng về đạo đức lối sống của thanh niên huyện Hóc Môn
hiện nay và đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc phát huy giá
trị truyền thống đạo đức dân tộc tốt đẹp.
Trên cơ sở mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm rõ một số giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cơ bản
và vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích thực trạng những giá trị đạo truyền thống trong lối
sống thanh niên huyện Hóc Môn. Từ đó, đề ra những giải pháp phát
huy giá trị đạo đức truyền thống thiết thực phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên huyện Hóc Môn thành
phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản của đạo đức
truyền thống dân tộc Việt Nam; phát huy giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam trong lối sống thanh niên cùng với việc kết hợp hài hoà giá
trị hiện đại; số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu tính từ năm
2007 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Triết học duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; Các quan điểm của tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy và kế thừa
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vấn đề xây dựng đạo đức
mới trong lối sống thanh niên.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung
nhất của luận văn là các nguyên tắc, phương pháp luận của triết học
duy vật biện chứng. Trong đó chú trọng phương pháp thống nhất lịch
sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bên
cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, so sánh, đối


6

chiếu và sử dụng những số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn
và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hóc Môn Thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thứa và phát
huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống
đạo đức mới cho thanh niên.
- Luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các tổ chức chính
trị xã hội trong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên
huyện Hóc Môn.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những
người quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 2 chương, 6 tiết, phần mở đầu, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo.



7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
1.1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Hồ Chí Minh về giá trị đạo đức truyền thống
1.1.1. Quan điềm của triết học Mác-Lênin về giá trị đạo đức
truyền thống.
Đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và
bị quy định bởi tồn tại xã hội. Nó là biểu hiện của một trạng thái, một
trình độ phát triển nhất định những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội. Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng, về thực chất và xét đến
cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng
qua chỉ là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế và
cùng với tính quy định của yếu tố thời đại, đạo đức còn bị chi phối
bởi những yếu tố mang tính dân tộc. Nhìn nhận tính độc đáo và sự
khác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức,
cặp khái niệm thiện ác, Ăngghen chỉ ra sự biến đổi của chúng qua các
thời đại và dân tộc “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này
sang thời đại khác, những quan niệm thiện ác đã biến đổi nhiều đến
mức chúng thành trái ngược nhau”. Luận điểm này của Ăngghen có ý
nghĩa rất lớn trong việc xóa bỏ thành kiến dân tộc đối với những đặc
điểm về đời sống đạo đức và những phong tục tập quán không giống
với các dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có những cách thức riêng biệt trong tổ chức đời
sống, trong những nghi lễ cuới xin, ma chay, trong lối xã giao, quy tắc
mời chào, thăm viếng.. Những truyền thống, tập quán ấy được hình
thành, phát triển, biến đổi và cải biến dần dần cho mỗi ngày một thích

hợp hơn với sự tiến bộ lịch sử và lợi ích của nhân dân. Trong quan hệ
gần gũi giữa dân tộc này và dân tộc khác, những truyền thống, tập
quán đạo đức ấy thường có sự giao lưu và được bổ sung thêm.
Chủ nghĩa Mác không đánh giá đạo đức theo những phong tục


8

tập quán khác nhau của các dân tộc như thế, mà đánh giá đạo đức con
người ở chỗ những hành vi nào đó có phù hợp hay không phù hợp
với sự tiến bộ của lịch sử và hạnh phúc của nhân dân. Nếu không
nhận thức được sự biện chứng ấy của giá trị đạo đức nói chung và giá
trị đạo đức truyền thống nói riêng mà khư khư giữ những giá trị lỗi
thời, thì nhất định sẽ lạc lõng trong xã hội mới.
Như vậy, khi bàn về đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống
nói riêng Mác, Ăngghen, Lênin đã luôn luôn sử dụng những khái
niệm cũ, như thiện, ác, vinh dự, lương tâm, chủ nghĩa vị tha và chủ
nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa hưởng lạc… Nhưng đi
sâu vào những khái niệm này, chúng ta thấy Mác, Ăngghen, Lênin
trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử đánh giá lại toàn bộ những tư tưởng đạo đức từ xưa đến nay,
đặt nền móng cho một đạo đức khoa học nhất và nêu lên những nét
cơ bản của đạo đức Cộng sản Chủ nghĩa.
1.1.2. Quan điểm Đảng cộng sản Việt Nam về giá trị đạo đức
truyền thống
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII,
Đảng ta đã khẳng định Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam “Bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn,

ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân với gia đình làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung trọng tình nghĩa, đạo
lý, đức tính cần cù, sáng tạo ttong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống” [17, tr.56]. Tất cả những yếu tố đó
cần được kế thừa và phát huy để cùng với việc học tập những tinh
hoa văn hoá của nhân loại, không ngừng sáng tạo những giá trị
mới, chúng ta có thể xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, tự tin hội nhập quốc tế.
Đảng ta khẳng định nguyên tắc của việc phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc khi “Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao
lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những
tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị
truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất
mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao của người khác” [23, tr.109];


9

cần phải "đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, kế
thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự
hào dân tộc".
Đảng và Nhà nước đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá
truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng
nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương
thân", đức tính cần cù,...".
1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về giá trị đạo đức truyền thống
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực cho sự phát huy những
giá trị truyền thống của cha ông ta. Người đã không sử dụng nguyên
xi những giá trị cũ, mà có sự đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại. Người nói rằng: “Nhân dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao
động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Chúng ta cần phát huy truyền thống và tinh thần ấy” [48, tr.349].
Theo Người, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
nhân loại nói chung, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nói
riêng cần phải thực hiện theo phương thức: "Đời sống mới không
phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà
xấu thì phải bỏ...cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải
sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm...Cái
gì mới mà hay thì ta phải làm"
Theo Người, đạo đức là cái gốc của xã hội, của con người; đạo
đức là nền tảng để hình thành và xây dựng lối sống mới của con
người mới trong xã hội mới. Người cho rằng, đạo đức là những quy
tắc, những chuẩn mực phù hợp với cuộc sống, được con người và
cộng đồng thừa nhận nhằm điều hoà quan hệ giữa người với người
trong quá trình phát triển xã hội. Và những chuẩn mực, những khuôn
mẫu đạo đức khi đã trở thành nếp, thành thói quen, tập quán, tập
quán xã hội thì đó chính là lối sống của một cộng đồng, một cá nhân
Người chính là sự kết tinh của những giá trị tinh thần đạo đức
Việt, lối sống Việt trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, gắn liền với những phẩm chất cao quý nhất của giai cấp công
nhân trong thời đại ngày nay. Những thành tố của đạo đức truyền
thống dân tộc và phương đông cùng đạo đức của người cộng sản theo
nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin đã làm nên bản lĩnh và năng


10

lựccủa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.2. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.2.1. Khái niệm đạo đức truyền thống
Đạo đức là một hình thái ý thức - xã hội bao gồm những

nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự
tiến bộ xã hội trong quan quan hệ người - người.
Nhờ có đạo đức và thông qua đạo đức, những chuẩn mực xã hội
mới phát huy hết chức năng điều chỉnh hành vi, chế định hoạt động
giao tiếp và hành vi ứng xử của con người nhằm đảm bảo sự thống
nhất cần thiết giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể và lợi ích cộng
đồng. Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người, nó có vai
trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Không thể có sự tồn tại xã hội
nếu không có đạo đức. Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức - xã
hội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó
con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh
phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan quan hệ người - người.
Đạo đức truyền thống, nó vừa là cái giữ thế ổn định, đồng thời
là cái chỉ đạo tư tưởng và hành động, củng cố và phát triển ý chí và
bản lĩnh dân tộc. Nó là sức mạnh vốn có để một dân tộc, một đất
nước tồn tại và phát triển. Một dân tộc có bản sắc đậm đà, có các giá
trị truyền thống mạnh mẽ, sẽ không bao giờ bị thôn tính, bị hoà tan
hay xoá nhoà bởi những lực lượng xâm lược bên ngoài mạnh hơn.
Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các giá trị hợp lý từ bên ngoài, bổ
sung cho những cái bên trong mà nó đang thiếu hụt, giá trị truyền
thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội, cho sự phát
triển của đất nước và dân tộc.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu giá trị đạo đức truyền thống
là những tiêu chuẩn truyền thống chung nhất, mang tính ổn định,
được con người lựa chọn và được sự đánh giá, thẩm định nghiêm
ngặt của thời gian, của cộng đồng qua những gia đoạn lịch sử
nhất định.
Khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống mang bản sắc Việt
Nam, chúng ta có thể nhắc đến: Thương nước, thương nhà, thương



11

người, đoàn kết, anh dũng, kiên cường bất khuất, lao động cần cù,
sáng tạo, lòng khoan dung...
1.2.2. Những giá trị đạo đức truyền thống chủ yếu
Tinh thần yêu nước: Trong các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị cao nhất, là sợ chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến đương đại, là một trong
những tình cảm thiêng liêng nhất của con người, nó trở thành một
truyền thống vô giá và được lưu truyền.
Yêu nước là yêu nhân dân lao động, mưu cầu hạnh phúc cho
nhân dân, là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và quyết tâm xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Tất cả những giá trị này được đặt trong
sự kết hợp hài hoà, trong mối liên hệ biện chứng đã tạo nên những
sắc thái độc đáo, bền vững, tạo nên sức mạnh tinh thần của một dân
tộc trường tồn trong lịch sử với những chiến công hiển hách. Chính
lịch sử này đã hun đúc nên một tinh thần dân tộc quật cường mà biết
bao thế hệ đã kế thừa để rồi đọng lại những tư tưởng quân sự quý giá
và hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc, là cơ sở đưa chúng ta
đến những hệ giá trị mới.
Lòng Thương người: Đối với người Việt Nam, lòng thương
người đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức
thường nhật không thể thiếu. Lòng thương người là thái độ khát vọng
và hành động tận tuỵ vì con người và tình yêu đối với con người.
Đồng thời còn hàm chứa cả thái độ căm thù và khinh ghét những thói
xấu xa, ăn bám, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, của tập thể và tự
do của những người lao động.
Lòng thương người là một đặc tính nổi bật của người Việt

Nam. Vì đó là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, là mục đích tự
thân, là điều kiện cao nhất, đồng thời nó cũng là phương tiện, là điều
kiện cho hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm: Là một giá trị nổi bật
trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Để làm ra của cải vật chất thì
bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, trong đó yếu tố đầu tiên của
lao động đã buộc con người phải cần cù, chịu đựng gian khổ. Lao
động là điều kiện tiên quyết của mỗi thời đại, mỗi quốc gia. Bất kỳ
một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển giàu mạnh không thể


12

không nhờ vào sự quyết tâm lao động của mỗi thành viên trong xã
hội. Nếu mỗi cá nhân xem thường vai trò lao động hoặc lao động một
cách bất chính thì cá nhân đó không thể phát triển bền vững hoặc sẽ
rơi vào nghèo đói. Trần Văn Giàu đã khẳng định rằng: Trước sau như
một, nay còn hơn xưa, “Cần” là đức tính lớn của dân tộc, là giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng: là một trong những
giá trị đạo đức, một trong những nguồn gốc tạo nên sức mạnh của người
Việt để chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt, chiến thắng được giặc
ngoại xâm hung dữ, xảo quyệt, một giá trị tinh thần bền vững, một điều
kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển trường tồn của dân tộc.
Ngày nay, tinh thần cộng đồng và tính đoàn kết cần phải được
phát huy mạnh mẽ, nhất là đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia
đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp
nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xậy dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh.
Tinh thần khoan dung: là nét rất đặc sắc của giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam. Khoan dung là sự kết hợp giữa lý và tình trong
các quan hệ văn hóa. Khoan dung là sự đối thoại các gia trị chứ không
phải là sự phớt lờ các phản giá trị và chấp nhận các phản giá trị.
Tinh thần khoan dung không phải là nét riêng của dân tộc này
hay dân tộc khác mà nó mang tính phổ biến toàn nhân loại, tùy vào sự
hình và phát triển của mỗi dân tộc mà tinh thần khoan dung mang
những đặc trưng riêng. Với dân tộc Việt Nam, khoan dung không chỉ
thể hiện tính cách đã được thử thách qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước mà được nâng lên thành văn hóa khoan dung. Văn hóa ấy
hình thành trong hệ thống ứng xử, tổ chức đời sống xã hội, đường lối
chính trị, xử lý văn hóa, và ngày càng trở nên giá trị phổ biến. Lịch sử
dân tộc thời đại nhà Trần đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong
những minh chứng sống động cho văn hóa Khoan dung Việt Nam.
Với tinh thần ấy, ngày nay Đảng luôn nêu cao tinh thần “sẵn
sàng làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị”
và chủ trương “hòa nhập nhưng không hòa tan”, mở cửa, giao lưu
tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác nhưng kiên quyết chống lại


13

những gì không phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
1.3. Vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội Việt Nam
hiện nay
Đạo đức truyền thống sẽ là nhân tố quan trọng để giữ gìn bản sắc
dân tộc, là chìa khoá để mở cánh cửa hội nhập thành công trong quá
trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đời sống văn

hoá và hệ giá trị tinh thần của mỗi dân tộc là dấu hiệu đánh giá nền văn
hoá đó ở trình độ nào. Đó còn là biểu hiện cụ thể của tinh thần dân tộc, ý
thức giữ gìn những gì cốt lỗi của dân tộc. Việc đánh mất bản sắc riêng
đồng nghĩa với việc đánh mất dân tộc. Do đó trong quá trình hội nhập,
chúng ta tiếp thu những thành tựu văn minh, tiến bộ, nhân văn của thế
giới, song đồng thời phải luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mình.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển, nếu chúng ta biết
phát huy đúng đắn vai trò quy phạm và hướng dẫn của đạo đức
trong mọi lĩnh vực thì không những giá trị đạo đức truyền thống
không cảng trở sự phát triển kinh tế mà trái lại, nó sẽ góp phần thúc
đẩy việc hợp lý hoá các hành vi kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh
kinh tế đất nước.
Các giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nhân tố
giá trị tinh thần không thể thiếu khi đất nước ta đang tiến đến quốc tế
hoá, toàn cầu hoá. Đó là nét văn hoá đặc trưng mang đậm bản sắc dân
tộc. Nếu chúng ta biết kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống và các
giá trị hiện đại thì đây là động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, con người sẽ tự hoàn thiện bản thân, vươn tới giá trị
chân thiện mỹ, họ thấy nhận được quy luật của cuộc sống rằng muốn
đạt tới một cái gì thì con người ta phải có cái tâm, cái đức, cái tài, chỉ
cần thiếu một trong số các mặt đó thì không thể hoặc rất khó thành
công. Đồng thời nó vừa đóng vai trò động lực, vừa là một tiêu cho sự
phát triển kinh tế đất nước. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển hài
hoà giữa cái lợi, cái thiện, cái đẹp - sự phát triển cân đối, toàn diện
của kinh tế và xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Chính nhờ những giá trị truyền thống này ăn sâu vào nếp nghĩ,
cách sống mà Việt Nam không bao giờ bị thôn tính, bị hoà tan hay
xoá nhoà bởi những lực lượng xâm lược bên ngoài mạnh hơn. Với
sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các giá trị hợp lý bên ngoài, bổ sung



14

cho những cái bên trong mà nó đang thiếu hụt, giá trị truyền thống sẽ
là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội, cho sự phát triển của
đất nước và của dân tộc.


15

Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TRONG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM CHO THANH NIÊN
HUYỆN HÓC MÔN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối
sống thanh niên huyện Hóc Môn giai đoạn hiện nay
2.1.1. Khái quát về lịch sử - kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn
Hóc Môn là một huyện ngoại thành giàu truyền thống cách
mạng, từ thế kỷ XIX đến ngày 30/4/1975, Hóc Môn là một quận của
tỉnh Gia Định. năm 1975 Hóc Môn là một huyện ngoại thành của
thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích tự nhiên 109,261 km2, dân số
có 330.724 người (năm 2009), có 11 xã và 01 thị trấn.
- Về lịch sử: Hóc Môn là huyện ngoại thành giàu truyền thống
cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ
và nhân dân Hóc Môn đã bùng lên mạnh mẽ, kiên cường chiến đấu
bám đất, bám làng với quyết tâm “một tất không đi, một ly không
rời”, kiên quyết đấu tranh, lớp này ngã xuống thì có lớp khác tiếp nối
đấu tranh viết lên những trang sử mới, đầy hào hùng trong lịch sử
phát triển của mình. Gắn liền với cuộc chiến ấy là những địa danh,

những anh hùng dân tộc đi vào lịch sử mà thế hệ trẻ Hóc Môn hôm
này rất tự hào đó là “Mười tám thôn vườn trầu”, “Thượng tướng
Phan Trung Kiên, Đồng chí Nguyễn Văn Lốt...”
- Về kinh tế: Ngay sau ngày giải phóng, Đảng bộ tập trung
giải quyết vấn đề ổn định đời sống nhân dân, khôi phục lại sản xuất
và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Giai
đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình
17,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở Hóc Môn là 29.112
triệu đồng/người/ năm (2008). Huyện đã hoàn thành công tác xoá
đói, giảm nghèo giai đoạn 2 (2008), năm 2009 đã đưa 1.256 hộ ra
khỏi diện hộ nghèo, hiện còn 10.834 hộ nghèo chiếm 12,29% số hộ
toàn huyện. [26, tr.14-15].


16

- Về văn hoá - xã hội: Thành phần dân tộc của huyện khá
thuần nhất, trên 90% là người kinh. Các dân tộc sống trên địa bàn
huyện từ lâu đời đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ
lẫn nhau. Hầu hết có phong tục cúng ông bà tổ tiên.
2.1.2. Thực trạng giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong
lối sống thanh niên huyện Hóc Môn giai đoạn hiện nay
Lối sống trong chừng mực nhất định, là cách ứng xử của
những người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi
trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện
khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con
người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư.
Là một huyện nghèo ngoại thành, chủ yếu phát triển về nông
nghiệp nên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá
Hóc Môn còn chậm hơn so với các quận, huyện nội thành. Tuy nhiên,

quá trình hội nhập một mặt tạo điều kiện cho các thế hệ thanh niên
huyện năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đi đến những
nơi khó khăn, nguy hiểm… để đảm nhận những khó khăn, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Một khác làm cho các tệ nạn xã
hội bùng phát, và đang âm ỉ những mối nguy cơ huỷ hoại những giá
trị xã hội, đặc biệt làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống
trong lối sống thanh niên trên địa bàn Hóc Môn. Như một số thanh
niên sống thiếu trách nhiệm, bàng quang trước vai trò, nhiệm vụ của
mình với gia đình, xã hội. Họ thờ ơ với thời cuộc, thiếu động cơ phấn
đấu và lý tưởng mờ nhạt, kém ý thức tự lập, phụ thuộc gia đình, sống
xa hoa, đua đòi, hưởng thụ,..Theo thống kế, tệ nạn xã hội (ma túy, cờ
bạc...) có chiều hướng gia tăng; tỷ lệ nạo, phá thái trong thanh thiếu
niên cao; tỷ lệ thanh niên vi phạm pháp luật còn chiếm tỷ lệ cao
72,8% / tổng số đối tượng phạm pháp [35].
Đảng khẳng định: “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những
giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ
đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không ít trường
hợp vì đồng tiền và danh lợi mà chà đập lên tình nghĩa gia đình, quan
hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, buôn lậu, tham nhũng phát triển.
Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn khác đang gia tăng” [17, tr. 46] nhất là
thanh niên, thậm chí cả nhóm thanh niên thuộc tầng lớp tri thức của
xã hội - lớp người kỳ vọng của xã hội. Họ xa rời nguồn gốc dân tộc,


17

tự hạ thấp các giá trị vật chất tinh thần của dân tộc, tự biến mình trở
thành một ký sinh trùng của xã hội.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy quan niệm về giá trị đạo đức
truyền thống trong lối sống của thanh niên (độ tuổi: 16 đến 30 tuổi) tỷ lệ

thanh niên kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống chưa cao,
Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ trong thanh niên còn mơ hồ về
nguyên nhân làm suy thoái đạo đức truyền thống. Song ở mỗi thanh niên
vẫn thấy được tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong lối
sống, nhưng họ chưa biết chọn lọc những giá trị hiện đại và kế thừa, phát
huy giá trị truyền thống như thế nào trước sự hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, xã hội càng phát triển, bên cạnh mặt tăng trưởng kinh
tế thì mặt đạo đức xã hội cũng có mặt bị tha hoá, xuống cấp, khủng
hoảng. Cần từng bước giúp giới trẻ hình thành nên những tư duy mới,
cởi mở và phù hợp với tính cách người Việt Nam trong thời hiện đại.
2.2. Những yếu tố tác động đến các giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn
Thứ nhất trình độ nhận thức trong quan niệm sống và lối sống
của thế hệ trẻ. Ở đây vừa có tác động trực tiếp của nền kinh tế thị
trường vào các quan hệ xã hội giữa người với người, vừa có cả ảnh
hưởng do lối sống thiếu gương mẫu, thiếu trách nhiệm của người lớn
với lớp trẻ; sinh tâm lý sống thực dụng; những lệch lạc chuẩn mực
trong hành vi, ứng xử, những thói xấu đã ảnh hưởng và tập nhiễm
vào lớp trẻ. Tuy nhiên bản thân tuổi trẻ, tự nó vốn đã mang trong
mình một mâu thuẫn. Ấy là con người sinh lý của nó thường phát
triển vượt trước trong khi con người xã hội, những phẩm chất xã hội
trong sự trưởng thành của nó lại đi sau. Tuổi trẻ tiềm tàng khủng
hoảng tâm lý, tinh thần là vì vậy. Trong những thời điểm bước ngoặc
ấy, nếu họ không tìm được những điểm tựa tinh thần ở người lớn để
học hỏi, để noi theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp thì khoảng trống tinh
thần họ sẽ xuất hiện, sẽ làm lệch lạc, chệch hướng sự lựa chọn mẫu
nhân cách ở họ. Điều này sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Thứ hai trong mối quan hệ gia đình: Gia đình là cái gốc của
con người, nơi con người sinh ra và bắt đầu cuộc sống. Trong suốt
cuộc đời, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm,

là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống
của con người và cho xã hội.


18

Hiện nay, trong gia đình lại có không ít hiện tượng cha mẹ thờ
ơ với việc nuôi dạy con cái còn con cái hỗn láo bạc đãi cha mẹ, cũng
không ít những hiện tượng bất hoà và tranh chấp giữa anh em, chị
em. Các bậc cha mẹ ngày càng vô trách nhiệm, không những không
quan tâm chăm sóc mà còn làm hư hỏng con cái bởi sự hư hỏng của
chính mình; Thanh niên sau khi trải qua những biến đổi thể chất,
nhận thức và xã hội do tuổi dậy thì thường bối rối và tự đánh giá thấp
bản thân… Nên cần được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của gia đình;
Bạo lực trong gia đình, bố mẹ ly hôn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm
trọng tới việc giáo dục, hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của con
trẻ - nguồn lực cơ bản trong tương lai của xã hội.
Chúng ta thừa nhận gia đình có nhiệm vụ giáo dục những
phẩm chất đạo đức đầu tiên cho con người, để người con tốt trong gia
đình được chuẩn bị để thành người dân tốt trong xã hội.
Gia đình tạo môi trường tâm lý ổn định, tâm lý rất quan trọng
đối với đời sống con người. Đó cũng là sự bảo vệ vững chắc cho các
giá trị văn hoá quan trọng, không chỉ cho con người trong gia đình
mà cho cả xã hội.
Thứ ba yếu tố Nhà trường: Nhà trường giữ vai trò hết sức đặc
biệt, là thiết chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục tri thức,
nhân cách cho học sinh. Trong thời đại công nghệ và thông tin toàn cầu,
buộc phải xoay chuyển nền giáo dục sao cho mọi người có thể sống và
hòa mình trong xã hội thông tin.
Tuy nhiên, hiện nay một số giáo viên tha hóa, biến chất chạy theo

lợi nhuận do giáo dục mang lại mà quên đi chất lượng của việc “trồng
người”, ở họ thiếu sự tìm tòi, bổ sung những tri thức mới, khép kín trong
những bộ sách giáo khoa thiếu vận dụng thực tế, quên đi phương châm
“học đi đôi với hành”. lạm dụng tình dục trong mua bán điểm, bằng cấp
diễn ra rất nhiều... Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Thứ tư môi trường xã hội, là nơi thanh niên có thể thể hiện,
khẳng định bản thân mình. Song vấn đề, mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh
hưởng ở môi trường ấy như thế nào, đó là phụ thuộc vào nhân cách,
lối sống, nhận thức của mỗi người.


19

2.3. Một số giải pháp chủ yếu để phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn giai đoạn hiện nay
2.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước
- Quan điểm mới về chuẩn giá trị lối sống.
- Khuyến khích lối sống tích cực: Tự tôn, khẳng định cá nhân,
kết hợp hài hòa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại trong lối sống
- Hạn chế các yếu tố tiêu cực trong lối sống.
2.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế phát triển cao, đáp ứng với yêu cầ u
của đời sống trong xã hội hiện nay (huyện)
- Xây dựng con người vừa có tài vừa có đức.
- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
- Khuyến khích thanh niên làm kinh tế.
2.3.3. Nhóm giải pháp về giáo dục
- Giáo dục lý tưởng nghề nghiệp và môi trường nghề nghiệp,
hướng nghiệp.

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là nhiệm vụ thường
xuyên và ngày càng trở nên quan trọng.
- Giáo dục đạo đức truyền thống kết hợp đồng bộ nhà trường,
gia đình, xã hội.
- Kết hợp khen thưởng và phê bình là vũ khí đảm bảo sự thành
công của mỗi cá nhân khi sống trong tập thể, cũng như trong gia đình.
Tóm lại, trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay, sẽ có cả cái xấu, lẫn cái tốt do đó mỗi thanh niên phải đủ
mạnh, đủ tỉnh táo, sáng suốt, đủ điều kiện, trình độ để tiếp nhận cái
tốt, các giá trị đích thực và ngăn chặn, hạn chế các giá trị phản tiến
bộ. Phải hiểu thấu đáo vai trò các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc và phát huy, phát triển được các giá trị ấy trong những điều
kiện lịch sử mới của sự phát triển; Phải hiểu và đánh giá đúng, đầy đủ
những giá trị mới từ bên ngoài đưa đến xu hướng toàn cầu hóa. Có
như thế thanh niên chúng ta mới luôn chủ động giao lưu hội nhập
trong xu thế toàn cầu hóa - họ xứng đáng là người chủ thực sự của


20

đất nước mà Đảng và nhà nước đang mong đợi.


21

KẾT LUẬN
Trước thử thách của cuộc sống, diễn biến nhiều vẻ của các giá
trị truyền thống lẫn hiện đại, bản lĩnh của mỗi thanh niên trước hết
bộc lộ ở thái độ đánh giá và chọn các giá trị.
Trong các nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên cho các giá trị

cộng đồng hay nói cách khác việc đề cao các giá trị đạo đức truyền
thống là điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Thực tế
cũng đang ngày càng khẳng định vai trò vô cùng to lớn của đạo đức
truyền thống với sự phát triển xã hội hiện đại. Một quốc gia không
thể bền vững nếu thiếu một nền tảng văn hoá nội sinh, nếu các giá trị
văn hoá, đạo đức truyền thống bị mai một hoặc không phát huy đúng
đắn, có hiệu quả.
Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn huyện Hóc Môn, cần phải
chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo
đức, giác ngộ lý tưởng cách mạng, chống lối sống thực dụng, văn
hóa ngoại lai tiêu cực trong thanh niên. Đẩy mạnh hoạt động công
tác đoàn thu hút thanh niên tham gia. Đồng thời,cùng với nhà
trường, gia đình có vai trò to lớn trong việc giáo dục định hướng
các giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ, tạo cho thanh niên
có những định hướng đúng đắn cho tương lai, sống có mục đích,
có lý tưởng, có hoài bão, biết khẳng định mình và biết đối mặt với
những khó khăn, thách thức, có lối sống lành mạnh trọng tình,
trọng nghĩa, lên án và bài trừ cái xấu…và mỗi thanh niên cần phải
tự rèn luyện mình một cách bền bỉ, cần có sự hy sinh khổ luyện
trong cuộc sống, hoà mình phấn đấu rèn luyện trong tập thề, quần
chúng, cộng đồng để xây dựng một lối sống tốt đẹp, lành mạnh
“càng sáng càng trong”
Như vậy có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế theo
hướng phát triển kinh tế thị trường hiện nay, các giá trị đạo đức
truyền thống cần phải được thẩm định, định hướng theo hệ giá trị
chân, thiện, mỹ, mang đậm tính nhân văn trên cơ sở kế thừa và phát
huy những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc kết hợp với việc tiếp
thu có chọn lọc những những giá trị mang tính ngoại lai, tính thời đại.
Coi sự kết hợp này như một giải pháp mang tính định hướng, mỗi



22

thanh niên không chỉ phải chọn lọc, thẩm định các sản phẩm văn hoá
nước ngoài trước khi du nhập vào Việt Nam mà còn phải làm rõ ý
nghĩa thời đại, giá trị trường tồn của các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc, nó là cơ sở định hướng cho hoạt động đạo đức của cá
nhân, là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá hành vi, lối sống của mọi
người trong quá trình tự hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng,
phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
“Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc
tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân
tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và
lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới,
làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm
nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại,
lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo
lý, coi thường các giá trị nhân văn” [18, tr.111].



×