Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao an ngu van 8 Tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.63 KB, 17 trang )

Tuần 1
Ngày dạy
……………………..
……………………..
…………………….

Lớp dạy
8A8
8A9
8A10
Tiết 1

TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu
trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị
trữ tình man mác của Thanh Tịnh. Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong
đoạn trích Tôi đi học. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ thơ ở tuổi đến trường trong
một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc , cảm thụ văn bản, kĩ năng viết văn tự sự, MT, BC.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính
trong ngày đầu tiên đi học.
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản
thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội
dung nghệ thuật của văn bản
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm chân thành với bạn bè, trường lớp, thầy cô.


B. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên:
- Tư liệu tham khảo: Sách GV, Sách Thiết kế Bài giảng Ngữ văn 8 Tập I, Sách
Chuẩn KTKN, Bài văn nghị luận về tác phẩm này.
2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu vào vở soạn.
C – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Kiểm tra kiến thức cu: Kiểm tra tập vở soạn, sách giáo khoa ,viết của học
sinh.
2. Giảng kiến thức mới :
Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn 7, khi học bài Cổng trường mở ra,
chắc hẳn các em không thể quên tình cản của người mẹ khi chuẩn bị cho đứa con
lần đầu tiên đến trường. Mỗi chúng ta không quên được tấm lòng người mẹ biết
bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu tiên con mình đi học. Còn hôm nay chúng ta
sẽ được tìm hiểu tâm trạng của một tác giả nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình.


Hoạt động của giáo viên và HS
Hướng dẫn đọc : Văn bản “Tôi đi học” diễn tả cảm xúc của
nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường. Vì thế khi đọc
các em phải thể hiện được nỗi niềm bâng khuâng, cùng những
rung động nhẹ nhàng, trong sáng như cùng tác giả trở về ngày
đầu tiên đi học
GV gọi HS đọc văn bản.
HS : đọc theo hướng dẫn của GV
Em hãy cho biết đôi nét về nhà văn Thanh Tịnh?
Cho HS quan sát chân dung nhà văn.
HS: đọc phần chú thích SGK
GV: giới thiệu thêm về tác giả: Thanh Tịnh bút danh Trần
Văn Ninh. Trước cách mạng ông vừa dạy học vừa viết văn.
Sau cách mạng ông làm công tác văn hóa, văn nghệ trong

quân đội.
Vị trí của đọan trích, thời gian sáng tác?
GV gọi HS tóm tắt VB
HS:Tóm tắt VB
“Hằng năm… tựu trường”: từ hiện tại, nhân vật “tôi” nhớ
về dĩ vãng, những biến chuyển của trời đất cuối thu cùng
hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi
đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại mình ngày ấy cùng
những kỉ niệm trong sáng. Những kỉ niệm ấy được nhà văn
diễn tả theo ba trình tự không gian và thời gian, đó là: trên
đường đến trường, lúc ở sân trường và trong lớp học
Em hãy phân chia bố cục của văn bản ?
HS: Chia làm 3 phần
- P1: tâm trạng khi cùng mẹ đến trường
- P2: tâm trạng khi đứng trước ngơi trường, tâm trạng khi
nghe gọi tên, tâm trạng khi vào lớp học.
- P3: tâm trạng khi ngồi trong lớp học
GV: Nhận xét giải thích thêm.

Nội dung
I . Đọc-hiểu VB
1. Tác giả .
- Thanh Tịnh là nhà
văn có sáng tác từ
trước CMT8; sáng
tác của TT toát lên
vẻ đẹp đằm thắm,
tình cảm êm dịu,
trong trẻo.


Em hãy cho biết tình huống nào dẫn đến việc tác giả nhớ
về buổi tựu trường đầu tiên?
HS: Tình hướng dẫn đến truyện là là những chi tiết chuyển
biến của đất trời vào dịp cuối thu “Hằng năm, cứ vào cuối
thu, lá ngoài đường rụng nhiều......của buổi tựu trường.”
Hãy tìm những câu văn thể hiện đúng cảm xúc của nhà
văn và nhận xét về cách viết của tác giả?( NT?)

II – TÌM HIỂU
VĂN BẢN

2.Tác phẩm.
- Tôi đi học in trong
tập Quê mẹ, xuất
bản năm 1941

3. Bố cục: chia làm
3 phần

1. Tâm trạng nhân
vật Tôi trên đường
đến trường
- “Con đường ......


HS: Câu văn “ Lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man
của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được...như mấy cành
hoa tươi...quang đãng”. Tg ngay mấy dòng đầu đã so sánh
một cách ấn tượng. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn
người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc,những con

người, những cung bậc tâm tư tình cảm, đẹp đẽ, trong sáng...
Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi”
gắn liền với khoảng thời gian nào và ở đâu?
HS:thời gian: một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
Tình huống nào dẫn đến những kỉ niệm của nhân vật tôi?
HS: Sự chuyển biến cuối mùa thu, những em nhỏ theo mẹ đến
trường.
Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi
trên con đường cùng mẹ tới trường?
HS: Hình ảnh lá rơi cuối thu, mẹ dắt tay tôi đến trường đi trên
con đường làng dài và hẹp……….thấy lạ.
- Cảnh vật chung…… thay đổi.
- Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn ...quyển vở mới trên
tay ...thấy nặng...muốn thử sức
Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?
HS: Tác giả để cho nhân vật tôi tự kể chuyện, trong lời kể có
kết hợp các ytố MT, TS, BC .
Vì sao nhân vật tôi lại thấy cảnh vật đều thay đổi?
HS:Vì thấy có sự thay đổi trong lòng mình
“Con đường này… thấy lạ”, cảm giác quen mà lạ của
nhân vật “tôi có ý nghĩa gì”?
HS: báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức, tự thấy mình đã lớn
và cần phải nghiêm túc hơn trong việc học hành
- Có ý chí học tập ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc
học tập, muốn được chững chạc như bạn, không muốn thua
kém bạn
- Đề cao việc học tập của con người là rất quan trọng.
GV: Đó là dấu hiệu của sự thay đổi trong tình cảm và nhận
thức của một cậu bé trong ngày đầu đến trường, cảm thấy

mình đang có sự thay đổi, con đường cũng trở nên quan trọng
hơn, cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé khi bước chân đến
trường. Em thấy mình lớn hẳn lên và rất tự hào.
GV kết lại các ý vừa phân tích bằng BTTN
1.Câu văn “Tôi quên...như mấy cành hoa...quang đãng” sử

đã ... lần này tự
nhiên thấy lạ”
- Cảnh vật chung
quanh đều thay đổi
vì chính lòng tôi
đang có sự thay
đổi...đi học”
=> Cảm giác nôn
nao, khó tả. Cảm
nhận được sự thay
đổi của cảnh vật
trong ngày đầu tiên
được đi học
- Cảm thấy mình
trang trọng, đứng
đắn ...quyển vở mới
trên tay ...thấy
nặng...muốn thử sức
(TS, MT, BC)
⇒ Cảm thấy hãnh
diện khi được đến
trường, cảm thấy
mình trang trọng
đứng đắn, lúng túng,

muốn khẳng định
mình


dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa; B. So sánh; C. Hoán dụ ( Đáp án B)
2. Đoan văn bản vừa phân tích có nội dung gì?
A. Tâm trạng hồi hộp ; B. cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi
trong buổi tựu trường đầu tiên; C. Cả A,B đều đúng. (đ/a C)
3.Củng cố bài giảng:
Nhắc lại nội dung bài học.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
HS nắm vững nội dung văn bản đã học. Chuẩn bị phần văn bản còn lại cho tiết sau.
Cần chú ý phân tích tâm trạng nhân vật tôi khi đến trương, hình ảnh những người
có liên quan trong ngày tựu trường...
D.RÚT KINH NGHIỆM


Tuần 1
Ngày dạy
……………………..
……………………..
…………………….

Lớp dạy
8A8
8A9
8A10
Tiết 2


TÔI ĐI HỌC (tt)
Thanh Tịnh
A – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật
“tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất
thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự
kiện trong đoạn trích Tôi đi học, nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ thơ ở tuổi đến trường
trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc , cảm thụ văn bản, kĩ năng viết văn tự sự, MT, BC.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính
trong ngày đầu tiên đi học.
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung
nghệ thuật của văn bản
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm chân thành với bạn bè , trường lớp, thầy cô.
B – CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên:
-Tư liệu tham khảo: Sách GV, Sách Thiết kế Bài giảng Ngữ văn 8 Tập I, Sách
Chuẩn KTKN, Bài văn nghị luận về tác phẩm này.
2.Học sinh:
- Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc Hiểu Sgk vào vở soạn.
C – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Kiểm tra kiến thức cu: Nhắc lại tâm trạng nhân vật Tôi ngày đầu tiên đi
học?
2. Giảng kiến thức mới:
Vào bài : Giáo viên cho HS nhắc lại kiến thức ở tiết 1



Hoạt động của giáo viên và HS
GV: Cho HS đọc lại Phần còn lại
HS: đọc bài
Cảm nhận của tác giả về ngôi trường Mĩ Lí lúc chưa
đi học và trong ngày đầu đến trường có gì khác
nhau?
HS: dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ,
gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa
- Lúc chưa đi học, trường là một nơi xa lạ, cao ráo và
sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Lần đầu đến trường,
trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái
đình làng Hòa Ấp khiến “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”
Tại sao tác giả lại so sánh trường học với đình làng?
HS: đình làng là nơi thờ cúng, tế lễ, nơi thiêng liêng cất
giấu những điều bí ẩn. So sánh trường học với đình làng:
thể hiện cảm xúc trang nghiêm của tác giả với ngôi
trường đồng thời đề cao tri thức mà con người sẽ học
được trong trường học, chắc chắn đó sẽ là một chân trời
mới với nhiều điều bí ẩn và lí thú
Tại sao khi nhìn ngôi trường lòng “tôi lại đâm ra lo
sợ vẩn vơ”?
HS: Vì ngôi trường lúc này có vẻ to lớn, oai nghiêm còn
mình thì nhỏ bé
Khi tả những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến
trường, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào?
HS: Tác giả so sánh qua hình ảnh những chú chim non
đứng bên tổ...
Ý nghĩa của hình ảnh so sánh ấy ?
HS: Phát biểu cảm nhận của mình
Em có suy nghĩ gì qua các chi tiết “mây cậu học

trò……chân run run theo nhịp bước….”?
HS: đó là cảm giác lúng túng vụng về, sợ sệt khi lần đầu
tiên xa người thân tự mình bước vào lớp
GV liên hệ tới bài hát “ngày đầu tiên đi học”
Khi nghe gọi đến tên mình nhân vật tôi đã có cảm
giác ntn?
HS: Giật mình lung túng… như xa cách mẹ hơn.
GV: Các em như bước vào một thế giới khác. Những
tiếng khóc nức nở thút thít….
Theo em vì sao các em nhỏ lại khóc? Cách miêu tả

Nội dung
2. Tâm trạng nhân vật
tôi lúc ở sân trường,
khi nghe gọi tên.

- Sân trường dày đặc
cả người, ai cũng áo
quần sạch sẽ, gương
mặt vui tươi sáng sủa
- Thấy ngôi trường vừa
xinh xắn, vừa oai
nghiêm như cái đình
làng...đâm ra lo sợ vẩn
vơ.

- Cũng như tôi mấy cậu
học trò ...như con chim
non ngập ngừng, e sợ. (
hình ảnh so sánh tinh

tế).
-> Cảm giác sợ sệt,
lúng túng, e ngại.
=> Thể hiện khát vọng
của tác giả đối với
trường học.
- Khi nghe gọi tên giật
mình.....lúng túng.
- Một cậu ôm mặt
khĩc.....có vài tiếng thút
thít.( MT&BC)


của nhà văn ntn?
HS: Tâm trạng e sợ, vụng về khi lần đầu tiên xa người
thân tự mình vào lớp. Miêu tả cụ thể: ôm mặt khóc, nức
nở, thút thít.
Qua những chi tiết trên, em hãy cho biết về cảm nhận
của nhân vật tôi khi ở sân trường?
HS: Nhận ra sự thay đổi của trường trong ngày tựu
trường.. Cảm nhận được trách nhiệm, tấm lòng của gia
đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai

=> Tâm trạng e sợ,
vụng về khi lần đầu tiên
xa người thân tự mình
vào lớp.

GV: cho HS tìm hiểu phần “một mùi hương -> đi học”
HS: đọc thầm

Nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào khi bước
chân vào lớp?
HS:- Nhân vật “tôi” cảm thấy lạ và hay hay lớp học, một
môi trường hoàn toàn mới nhưng lại không hề cảm thấy
xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì đã bắt đầu ý thức được
những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình trong suốt
một năm học, một tình cảm rất tự nhiên và trong sáng
Chi tiết “Một con chim… cao”, theo em đó có phải là
một sự tình cờ hay không hay còn có dụng ý nào
khác?
HS: đó là hình ảnh gợi nhớ và nuối tiếc những ngày trẻ
thơ hoàn toàn chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào
một giai đoạn mới trong cuộc đời, giai đoạn làm học
sinh, bắt đầu tập làm người lớn.
Dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
HS: cách kết thúc bất ngờ, khép lại văn bản nhưng lại
mở ra một giai đoạn mới, một thế giới mới, một chân
trời mới trong cuộc đời của một đứa trẻ. Đó là niềm tự
hào hồn nhiên trong sáng của nhân vật tôi đồng thời
cũng gợi cho người đọc nhớ lại những kỉ niệm mơn man
của buổi tựu trường. Và dòng chữ “Tôi đi học” cũng
chính là chủ đề của tác phẩm.

3. Tâm trạng nhân vật
Tôi khi vào trong lớp
học.
- Một mùi hương lạ. ....
- Cảm thấy vừa xa lạ,
vừa gần gũi với mọi
vật, với người bạn ngồi

bên cạnh.
( kết thúc ngắn gọn,
hình ảnh đẹp giàu ý
nghĩa).
- Cảm giác vừa xa lạ
vừa ngỡ ngàng mà vừa
tự tin, nhân vật “tôi”
nghiêm trang bước vào
giờ học đầu tiên.

Em hãy tìm những hình ảnh thể hiện sự quan tâm
của người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đi
học?
- Mẹ: dẫn tới trường, chuẩn bị sách vở...
- Các bậc phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em ở

4. Các nhân vật khác:
-Mẹ dẫn tới trường,
chuẩn bị sách vở...
- Các bậc phụ huynh
chuẩn bị chu đáo cho


buổi tựu trường.
- Ông đốc: nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ...
- Thầy giáo trẻ: tươi cười đón chúng tôi
Qua đó các em thấy được họ là những người ntn đối
với chúng ta?
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở
buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ

quan trọng này. Có lẽ các vị ấy cũng đang lo lắng, hồi
hộp cùng con em mình.
- Ông đốc là hình ảnh một người thấy, một nhà lãnh đạo
nhà trường từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ dạy học sinh mới cũng là một người giàu
tình thương yêu.
Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của gia đình,
nhà trường đối với học sinh?
HS: đó là trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường
đối với thế hệ tương lai. Đó là một ngôi trường giáo dục
ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành

con em ở buổi tựu
trường.
- Ông đốc: nhìn chúng
tôi với cặp mắt hiền
từ...
- Thầy giáo trẻ: tươi
cười đón chúng tôi
=> Tất cả đều quan tâm,
có trách nhiệm đối với
thế hệ tương lai.

Ở lớp 6 và lớp 7 các em đã học các kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt như tự sư, miêu tả, biểu cảm.
Em hãy cho biết văn bản “Tôi đi học” sử dụng
phương thức biểu đạt nào?
HS: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Theo em, phương thức biểu đạt nào là nổi bật hơn
cả?

HS: biểu cảm, nhờ đó mà văn bản tuy là văn xuôi nhưng
rất giàu chất thơ và có sức truyền cảm nơi người đọc
Em hãy tìm và phân tích một số hình ảnh so sánh đặc
sắc trong bài?
- Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau
để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi. Đây là
các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn
với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình
- Nhờ các hình ảnh so sánh như thế mà cảm giác, ý nghĩ
của nhân vật tôi được người đọc cảm nhận cụ thể hơn.
Cũng nhờ chúng mà truyện ngắn thêm man mác chất trữ
tình trong trẻo.
Hãy nêu những nét cơ bản về nội dung , nghệ thuật III. Tổng kết
của truyện?


HS:Tóm tắt lại ND, NT vừa học.

a) Nghệ thuật:

Luyện tập.
GV: cho HS làm bài tập bài tập: Các em hãy tìm những
câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài và ghi ra
giấy. nhóm nào tìm được nhiều và nhanh nhất sẽ có điểm
tốt.
GV: Gợi ý cách làm bài cho HS và chia nhóm.
HS: Làm bài và đọc cho cả lớp cùng tham khảo.

- Miêu tả tinh tế, chân
thực biến tâm trạng của

ngày đầu đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ
giàu yếu tố biểu cảm
hình ảnh so sánhđộc
đáo ghi lại những dòng
hồi tưởng liên tưởng
của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình
trong sáng.
b) Nội dung: Buổi tựu
trường đầu tiên sẽ mãi
không thể nào quên
trong kí ức của nhà văn
Thanh Tịnh.
IV. Luyện tập.

3. Củng cố bài giảng:
Cho HS nghe Bài hát Ngày đầu tiên đi học.
- Cho HS nhắc lại nội dung, nghệ thuật văn bản đã học.
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
- Ghi lại những ấn tượng cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ
nhất.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Chuẩn bị bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. Yêu cầu đọc kĩ các câu hỏi
trong SGK.
D . RÚT KINH NGHIỆM.

Tuần 1
Ngày dạy


Lớp dạy


……………………..
……………………..
…………………….

8A8
8A9
8A10
Tiết 3

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp
độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận
thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng nghĩa của từ ngữ vào những tình huống cụ thể. Biết vận
dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc hiểu và tạo lập văn
bản. Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Ra
quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ, ý thức cẩn thân khi dùng từ, Rèn luyện tư duy lôgic
cho HS
B – CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Tư liệu tham khảo: Sách GV, Sách Thiết kế Bài giảng Ngữ văn 8 Tập
I, Sách Chuẩn KTKN,Bảng phụ ghi một số VD.
2. Học sinh: Đọc bài và trả lời các yêu cầu trong bài vào vở soạn.
C – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra kiến thức cu:
- Kiểm tra tập vở soạn , sách giáo khoa và bút, viết của học sinh

2. Giang kiến thức mới
Vào bài : Ở lớp 7 các em đã được học từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa là gì?
Vậy 2 bạn lên bảng , một bạn lấy cho cô VD về các cặp từ đồng nghĩa, một bạn
lấy VD về các cặp từ trái nghĩa.
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK. HD HS trả I – TỪ NGỮ NGHĨA
lời các câu hỏi
RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA
HS: Quan sát sơ đồ (SGK)
HẸP
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn Vẽ sơ đồ SGK trang 10
nghĩa của từ thú, chim, cá. Vì sao?
HS: Rộng hơn vì nghĩa của từ động vật bao hàm
nghĩa của từ thú, chim, cá
Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa
của từ voi, hươu ?
- Tương tự với từ chim, cá.
HS: rộng hơn vì thú không chỉ có voi, hươu mà


còn nhiều loại khác.
Cho HS giải thích tương tự với các từ còn lại.
Từ các VD trên, em có nhận xét gì về nghĩa của
từ?
HS: Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp
hơn nghĩa của từ ngữ khác
- Nghĩa của một từ có thể
rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa
Qua đó em hãy cho biết một từ được coi là của từ ngữ khác

nghĩa rộng khi nào?
HS: khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi
nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Tương tự với từ chim, cá.
HS: rộng hơn vì thú không chỉ có voi, hươu mà
còn nhiều loại khác.
GV: Cho HS giải thích tương tự với các từ còn lại -Từ được coi là có nghĩa rộng
Từ các VD trên, em có nhận xét gì về nghĩa của khi phạm vi nghĩa của từ đó
từ?
bao hàm phạm vi nghĩa của
HS: Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp một số từ ngữ khác
hơn nghĩa của từ ngữ khác
-Từ được coi là có nghĩa hẹp
Qua đó em hãy cho biêt một từ được coi là khi phạm vi nghĩa của từ đó
nghĩa rộng khi nào?
được bao hàm trong phạm vi
HS: khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
nghĩa của một số từ ngữ khác
- Một từ có nghĩa rộng đối với
Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
từ ngữ này nhưng lại có nghĩa
HS: khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm hẹp đối với một từ ngữ khác
trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
Xét VD trên ta thấy , thú, chim cá có nghĩa
rộng hơn từ nào đồng thời hẹp hơn nghĩa của
từ nào?
HS: Động vât > thú > voi, khỉ…..
Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa
hẹp được không? Vì sao, cho ví dụ?
HS: Được vì một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ

ngữ này nhưng lại có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ
khác.
VD: hoa  hoa hồng  hoa hồng đỏ
GV: gọi HS
HS: đọc Ghi nhớ SGK


II. Luyện tập
BT1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của
nghĩa từ ngữ.
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài theo sơ đồ đã học
HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét -> KL

II: Luyện tập
BT1: a) Y phục
quần
áo
quần đùi, quần dài áo SM,dài
b)
vu khí

Súng
Bom
Súng trường,
bom bi.
đại bác
bom ba càng
BT2. Cho HS thảo luận tìm từ ngữ có nghĩa rộng BT2.
so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm

a. Chất đốt, nhiên liệu
A, xăng, dầu hỏa...
b. Nghệ thuật
B, hội họa, âm nhạc...
c. Thức ăn
C, canh, nem, rau xào...
d. Nhìn
D, liếc, ngắm...
e. đánh
E, đấm, đá,thụi...
HS thảo luận nhóm, lên bảng trình bày
BT3: Cho HS thảo luận theo nhóm tìm các từ có BT3:a) xe cộ: xe máy , xe đạp
nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa mỗi từ xe ô tô
ngữ sau:
b)Kim loại: vàng, bạc, đồng..
a. xe cộ; b. kim loại; c. hoa quả; d. họ hàng; e. c) Hoa quả: cam, quýt , nho,
mang

HS: thảo luận , lên bảng trình bày, nhóm khác d, họ hàng: cô, dì, cậu, mợ,
nhận xét, bổ sung.
ông, bà, chú, bác...
GV: KL chung
e, mang: vác, gánh, khiêng,
đeo, bưng, bê...
BT4: Cho HS đúng tại chỗ chỉ ra những từ ngữ BT4:
không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ A, thuốc lào
sau:
B, thủ quĩ
A, thuốc chữa bệnh...
C, bút điện

B, giáo viên:...
D, hoa tai
C, bút: bút bi, ...
D, Hoa: hoa hồng...
GV: Em hãy lấy 1VD về cấp độ khái quát của
nghĩa từ ngữ về đề tài trường học.
HS: Làm bài đọc cho cả lớp nghe và nhận xét. GV
chốt lại nội dung.


3. Củng cố bài giảng.
- Từ được coi là nghĩa rộng khi nào và ngược lại? Một từ có thể đóng vai trò vừa
là nghĩa rộng vừa là nghĩa hẹp khi nào?
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Tìm các từ ngữ thuộc cùng 1 phạm vi nghĩa trong 1 bài trong SGK ( sinh học, Vật
lí, Hóa học..) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
- HS nắm vững nội dung bài học. Về nhà làm bài tập 5 còn lại.
- Chuẩn bị bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”. Đọc kĩ các yêu cầu trong
bài học.
D.RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.....................................................................


Tuần 1
Ngày dạy
……………………..
……………………..

…………………….

Lớp dạy
8A8
8A9
8A10
Tiết 4

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA
VĂN BẢN
A – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và
duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập
trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
- Những thể hiện của chủ đề trong văn bản
2. Kĩ năng: – Đọc hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày 1 văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cá nhân
về chủ đề và tính thống nhất của VB.
- Suy nghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích đối chiếu VB để xác định chủ đề
và tính thống nhất của chủ đề.
3. Thái độ: Ý thức được vai trò của chủ đề trong văn bản để từ đó biết áp dụng vào
trong bài làm của mình.
B – CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: - TLTK: SGK, STKBG, SCKTKN, Bảng phụ ghi một số VD.
2.Học sinh: Đọc bài và trả lời các yêu cầu trong bài vào vở soạn
C – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra kiến thức cu:

- Kiểm tra tập vở soạn , sách giáo khoa và bút, viết của học sinh
2. Giảng kiến thức mới:
Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã được học thế nào là chủ đề của VB.Vậy
bạn nào có thể nhắc lại cho cô và cả lớp cùng nghe chủ đề của VB là gì?
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu VD để hiểu được I – CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
khái niệm chủ đề của vb: GV cho HS quan Văn bản: Tôi đi học
sát ngữ liệu đoạn trích Tôi đi học.
- chủ đề: tâm trạng hồi hộp, cảm


Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc
nào trong thời thơ ấu của mình?
HS:kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường
Những kỉ niệm ấy gợi lên những cảm
xúc gì trong lòng tác giả?
HS- tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ,
nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi
tựu trường
GV: tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ,
nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi
tựu trường cũng chính là chủ đề của văn
bản “Tôi đi học”
GV?Theo em, chủ đề của văn bản là gì?
HS tự trả lời chủ đề của văn bản là ý
đồ, ý kiến, cảm xúc của tg.

giác bỡ ngỡ, nao nức những kỉ niệm
mơn man của buổi tựu trường


- Chủ đề của văn bản là vấn đề
chính là ý đồ, ý kiền, cảm xúc của
tg được đề cập đến trong VB.

II –TÍNH THỐNG NHẤT VỀ
GV: cho HS đọc câu hỏi SGK về VB Tôi CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
đi học.
HS: đọc bài
Ví dụ: VB Tôi đi học
Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi
học” nói lên những kỉ niệm mơn man
của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
-HS: Căn cứ vào nhan đề VB, vào các từ
ngữ và các câu văn nói về tâm trạng nhân
vật “Tôi” , tập trung hồi tưởng lại tâm
trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân
vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
được diễn biến qua ba tâm trạng gắn liền
với ba khoảng thời gian khác nhau: trên
đường đến trường, trên sân trường và
trong lớp học
Em hãy tìm những từ ngữ, chi tiết nêu
bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của
nhân vật “tôi’ khi cùng mẹ đến trường,
lúc ở sân trường và trong lớp học?
HS:Hàng năm, cứ vào cuối thu...lòng tôi
lại náo nức...tôi quên thế nào được...lòng
tôi lại tưng bừng...con đường quen...nay
thấy lạ...ngập ngừng, e sợ, run run...lúng



túng...
GV? Tất cả những từ ngữ, hình ảnh, chi
tiết, tâm trạng ấy có liên quan đến nhau
không?
- HS: Tất cả các từ ngữ đó có mối liên kết
chặt chẽ, hòa hợp, gắn bó, tất cả nội dung
trong Vb đêu hướng tới chủ đề văn bản.
Sự liên quan ấy có tác dụng gì?
HS: liên kết các ý trong văn bản, làm cho
văn bản có tính mạch lạc, thống nhất,các
biện pháp này liên kết chặt chẽ với nhau,
hỗ trợ cho nhau, không lạc đề, không thừa,
không thiếu.
Điều đó gọi là tính thống nhất chủ đề
VB.Vậy em hãy cho biết VB có tính
thống nhất về chủ đề khi nào?
HS: Khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định,
không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Làm thế nào để bảo đảm tính thống
nhất đó?
HS: Xác định chủ đề được thể hiện ở nhan
đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần
của Vb và các từ ngữ then chốt thường lặp
đi lặp lại.chú ý nhan đề, từ ngữ và các câu
trong văn bản
GV:- gọi HS đọc Ghi nhớ
HS: đọc bài.
ILuyện tập

BT1
GV: cho HS thảo luận BT1: VB Rừng cọ
quê tôi.
GV: Cho biết VB trên viết về đối tượng
nào và về vấn đề gì?
HS: Viết về rừng cọ ở vùng sông Thao.
Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và
vấn đề theo một trình tự nào? Theo em
có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được
không?Vì sao?
HS: Trình tự trình bày.

- VB có tính thống nhất về chủ đề
khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định,
không xa rời hay lạc sang chủ đề
khác.
- Để viết hoặc hiểu một VB, cần:
Xác định chủ đề được thể hiện ở
nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa
các phần của Vb và các từ ngữ then
chốt thường lặp đi lặp lại.chú ý
nhan đề, từ ngữ và các câu trong
văn bản.

III : Luyện tập
BT1
Văn bản: Rừng cọ quê tôi
Trình tự trình bày:
+ câu mở đầu tg tự hào giới thiệu
cảnh rừng cọ quê mình

+ Ba đoạn giữa tả cây cọ, rừng cọ
và lợi ích của cây cọ
+Phần cuối: Khẳng định tình cảm
thủy chung của người dân sông
Thao đối với rừng cọ.
-Khó có thể thay đổi trật tự sắp xếp


+ Câu mở đầu tg tự hào giới thiệu cảnh
rừng cọ.
+ Ba đoạn giữa tả cây cọ, rừng cọ và lợi
ích của cây cọ.
+ Phần cuối: Khẳng định tình cảm thủy
chung của người dân sông Thao đối với
rừng cọ.
- Khó có thể thay đổi trật tự săp xếp này
được vì các phần đã được bố tri theo một ý
đồ đã định, các ý đã rành mạch, liên tục.
Tìm hiểu các từ ngữ lặp lại? Chủ đề của
văn bản này là gì?
HS: thảo luận trình bày ý kiến theo nhóm
sau đó nhận xét bổ sung:
- Câu văn, từ ngữ lặp lại: rừng cọ, lá cọ,
trái cọ…
Chủ đề: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ
quê tôi, tình cảm gắn bó của người dân
sông Thao với rừng cọ quê hương mình
GV:->KL chung
Bài tập 2. GV treo bảng phụ ghi BT, cho
HS thảo luận nhóm xem ý nào sẽ làm cho

bài viết lạc đề
HS: Các ý cho bài viết lạc đề.
b. Văn chương lấy ngôn từ làm phương
tiện thể hiện.
d.Văn chương giúp ta thêm yêu cuộc sống,
yêu cái đẹp.

này được vì các phần đã được bố tri
theo một ý đồ đã định, các ý đã rành
mạch, liên tục

 Chủ đề: Vẻ đẹp và ý nghĩa của
rừng cọ quê tôi, tình cảm gắn bó của
người dân sông Thao với rừng cọ
quê hương mình.

Bài tập 2. Các ý cho bài viết lạc đề
b. Văn chương lấy ngôn từ làm
phương tiện thể hiện.
d.Văn chương giúp ta thêm yêu
cuộc sống, yêu cái đẹp.

3. Củng cố bài giảng.
Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Tính
thống nhất được thể hiện ở những phương diện nào?
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Làm BT 3 còn lại. Chuẩn bị bài “Trong lòng mẹ”, đọc bài và trả lời các câu hỏi
trong SGK. Tìm hiểu nhân vật bà cô, tâm trạng nhân vật Hồng trong VB.
D. RÚT KINH NGHIỆM.
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×