Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---o0o---

TRẦN NGỌC TUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 201

5TP.HCM – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trần Ngọc Tuyền
Sinh ngày 19/05/1990 tại Quảng Nam
Quê quán: Quảng Nam
Hiện công tác tại: Công ty Cổ phần Vận tải Chuyên Nghiệp
Là học viên cao học K22, lớp Đêm 5 của Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Đề tài: “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam”.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Thân Thị Thu Thủy.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Thân Thị Thu Thủy. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên
cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới
thời điểm hiện nay.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tp.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2016
Tác giả

Trần Ngọc Tuyền


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
4.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 2
5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG .................................. 4
1.1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái thực đa phương ............................................... 4
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái ........................................................................... 4
1.1.2.Phân loại tỷ giá hối đoái .................................................................................. 4
1.1.3. Tỷ giá hối đoái thực đa phương ..................................................................... 5
1.1.3.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái thực đa phương ............................................. 5
1.1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ giá hối đoái thực đa phương ...................................... 6
1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực đa phương
.................................................................................................................................. 6

1.2.1. Chênh lệch năng lực sản xuất (Difference in productivity - PROD) ............. 6
1.2.2 Tỷ lệ mậu dịch (Terms of trade - TOT) .......................................................... 7
1.2.3 Chi tiêu chính phủ (Government expenditure - GEXP).................................. 8
1.2.4. Độ mở cửa của nền kinh tế (Openness of economy - OPEN) ....................... 9
1.2.5 Tài sản nước ngoài ròng (Net foreign assets - NFA) .................................... 10


1.3 Các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô
lên tỷ giá hối đoái.................................................................................................. 11
1.3.1. Nghiên cứu của Balassa (1964) và Samuelson (1964) ................................ 11
1.3.2. Nghiên cứu của Williamson (1994) ............................................................. 12
1.3.3. Nghiên cứu của Clark và Macdonald (1998) ............................................... 12
1.3.4. Nghiên cứu của Yue Ma, Angelos Kanas (1999) ........................................ 14
1.3.5. Nghiên cứu của Tang và Jizhong Zhou (2012) ............................................ 16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM ... 19
2.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam ......................... 19
2.1.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại Việt Nam .................................... 19
2.1.2. Thực trạng tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam ............................ 23
2.1.2.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam ......................... 24
2.1.2.2. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa đa phương tại Việt Nam ............................................................................... 25
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái
thực đa phương tại Việt Nam .............................................................................. 26
2.2.1. Chênh lệch năng lực sản xuất (PROD) ........................................................ 26
2.2.2. Tỷ lệ mậu dịch (TOT) .................................................................................. 28
2.2.3. Chi tiêu chính phủ (GEXP) .......................................................................... 29
2.2.4. Độ mở cửa nền kinh tế (OPEN) ................................................................... 29
2.2.5. Tài sản nước ngoài ròng (NFA) ................................................................... 31
2.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái

thực đa phương tại Việt Nam .............................................................................. 32
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32
2.3.2. Thuật toán kỳ vọng có điều kiện luân phiên (Automatic Content Extraction
– ACE).................................................................................................................... 33
2.3.3. Mô tả dữ liệu ................................................................................................ 35
2.3.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................... 35


2.3.4.1. Kiểm định đồng liên kết tuyến tính các biến gốc ...................................... 35
2.3.4.2. Kiểm định đồng liên kết phi tuyến tính các biến gốc ............................... 39
2.3.4.3. Kiểm định các giả thuyết mô hình ............................................................ 44
2.3.4.4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 46
2.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên tỷ giá hối đoái thực đa
phương tại Việt Nam ............................................................................................ 47
2.4.1. Chênh lệch năng lực sản xuất (PROD) ........................................................ 47
2.4.2. Tỷ lệ mậu dịch (TOT) .................................................................................. 48
2.4.3. Chi tiêu chính phủ (GEXP) .......................................................................... 49
2.4.4. Độ mở cửa của nền kinh tế (OPEN) ............................................................ 50
2.4.5. Tài sản nước ngoài ròng (NFA) ................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ TÍCH CỰC NHẰM ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................... 53
3.1. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tích cực
nhằm ổn định tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ........................................................ 53
3.1.1. Tăng cường hội nhập kinh tế đi đôi với ổn định nền kinh tế ....................... 53
3.1.1.1. Khuyến khích xuất khẩu bền vững............................................................ 53
3.1.1.2. Tăng cường ổn định kinh tế ...................................................................... 55
3.1.2. Nâng cao năng suất sản xuất đi kèm với tăng thu nhập của người dân ....... 56
3.1.3. Thu hút tài sản nước ngoài phù hợp với phát triển kinh tế .......................... 58

3.2. Các giải pháp hỗ trợ ...................................................................................... 59
3.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ....................................................................... 59
3.2.2. Đối với Chính phủ ........................................................................................ 62
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

Consumer Price Index

DNNN Doanh nghiệp nhà nước
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GEXP

Chi tiêu chính phủ

Government expenditure

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa


Nominal effective exchange

phương

rate

NEER

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song
NER

phương

Bilateral nominal exchange rate

NFA

Tài sản nước ngoài ròng

Net foreign assets

NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
OPEN

Độ mở cửa của nền kinh tế

Openness of economy


PROD

Chênh lệch năng lực sản xuất

Difference in productivity

REER

Tỷ giá hối đoái thực đa phương

Real effective exchange rate

RER

Tỷ giá hối đoái thực song phương

Bilateral real exchange rate

TOT

Tỷ lệ mậu dịch

Terms of trade

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

Federal Reserve System


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF các biến gốc và sai phân bậc 135
Bảng 2.2: Kết quả độ trễ được lựa chọn cho mô hình ARDL các biến gốc .......... 37
Bảng 2.3: Kết quả ước lượng mô hình ARDL các biến gốc .................................. 37
Bảng 2. 4: Kết quả kiểm định WALD cho biến gốc .............................................. 39
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF các biến chuyển đổi và sai phân
bậc 1 ....................................................................................................................... 41
Bảng 2.6: Kết quả độ trễ được lựa chọn cho mô hình ARDL các biến chuyển đổi42
Bảng 2.7: Kết quả ước lượng mô hình ARDL các biến chuyển đổi ...................... 42
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định WALD các biến chuyển đổi ................................... 44
Bảng 2.9. Mô hình hồi quy..................................................................................... 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại Việt Nam giai đoạn 20002015 ........................................................................................................................ 19
Biểu đồ 2.2: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam giai đoạn
2000-2015............................................................................................................... 24
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa đa phương tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ............................................. 25
Biểu đồ 2.4: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và chênh lệch năng lực sản
xuất tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ................................................................. 27
Biểu đồ 2.5: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ lệ mậu dịch tại Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2015 ................................................................................... 28
Biểu đồ 2.6: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và chi tiêu chính phủ tại
Việt Nam giai đoạn 2000-2015 .............................................................................. 29
Biểu đồ 2.7: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và độ mở cửa nền kinh tế
tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 ......................................................................... 30
Biểu đồ 2.8: Biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương và tài sản nước ngoài ròng
giai đoạn 2000-2015 ............................................................................................... 31
Biểu đồ 2.9: Sự phân tán của biến gốc và biến chuyển đổi .................................. 40
Biểu đồ 2.10: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ ................................... 45
Biểu đồ 2.11: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .. 48


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỷ giá hối đoái ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một
quốc gia. Cũng giống như giá cả, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những
biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Nó có thể làm thay đổi vị thế kinh tế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế
quốc tế. Từ đó cho thấy sự biến động tỷ giá hối đoái luôn đóng một vai trò then
chốt trong việc quyết định đến tình trạng ổn định kinh tế mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó tỷ giá là một công cụ kinh tế quan trọng để thực hiện các mục tiêu
về tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán
cân thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nhìn nhận vấn đề xuất nhập
khẩu… của một quốc gia. Mặc khác, tỷ giá hối đoái cũng chịu ảnh hưởng của các
nhân tố kinh tế vĩ mô như: tỷ lệ mậu dịch, chi tiêu chính phủ, chính sách điều hành
tỷ giá, chênh lệch năng suất sản xuất, tài sản nước ngoài ròng...
Thấy điều đó đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối
đoái tại Việt Nam” muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh

giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại Việt Nam từ đó
đưa ra giải pháp nhằm gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, hạn chế ảnh
hưởng của các nhân tố tiêu cực để ổn định tỷ giá tại Việt Nam.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Có nhiều loại tỷ giá hối đoái nhưng luận văn chỉ tìm
hiểu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái thực đa phương
tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đồng tiền của 10 quốc gia là đối tác mậu dịch lớn nhất
của Việt Nam thay đổi trong từng thời kỳ: Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,
Malaysia, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Hồng Kông.
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2000-2015
- Nguồn dữ liệu: dữ liệu được lấy theo quý từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF,
Bloombeg, World Bank, Tổng cục thổng kê.


2

3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu về tỷ
giá hối đoái thực đa phương và các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đế tỷ giá hối
đoái thực đa phương tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam sử dụng
phần mềm Eview 6 và phần mềm thống kê R kết hợp thuật toán kỳ vọng có điều
kiện luân phiên ACE để chuyển đổi biến.
4.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực đa
phương tại Việt Nam
- Phân tích, kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố này đến tỷ giá thực đa

phương của Việt Nam.
- Từ kết quả kiểm định, đề xuất giải pháp nhằm gia tăng các nhân tố tích cực,
giảm thiểu các nhân tố tiêu cực nhằm ổn định tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố kinh tế vĩ mô nào quyết định tỷ giá hối đoái thực đa phương.
- Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá thực đa phương
tại Việt Nam thì kết quả thu được là gì.
- Làm gì để tăng các nhân tố tích cực, giảm thiểu các nhân tố tiêu cực nhằm ổn
định tỷ giá hối đoái tại Việt Nam
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối
đoái thực đa phương
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối
đoái thực đa phương tại Việt Nam


3

Chương 3: Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tích cực
nhằm ổn định tỷ giá hối đoái tại Việt Nam


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG
1.1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái thực đa phương
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) là giá cả của một đồng tiền này tính bằng đồng

tiền khác hoặc số lượng một đồng tiền có thể đem ra trao đổi lấy 1 đơn vị đồng
tiền khác.
1.1.2.Phân loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều căn cứ để phân loại tỷ giá hối đoái. Tùy vào mỗi căn cứ, tỷ giá hối
đoái lại có thể phân loại thành nhiều cách khác nhau.
- Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
+ Tỷ giá chính thức (Official Rate): Là tỷ giá do NHTW mỗi nước công bố, nó
phản ánh chính thức về giá của của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng
để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính
thức.
+ Tỷ giá cố định (Fixed Rate): Là tỷ giá do NHTW công bố, cố định trong một
biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố
định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối
của quốc gia thay đổi.
+ Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate): Là tỷ giá được hình thành
hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
+ Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate): Là tỷ giá được thả nổi,
nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền
kinh tế.
- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại
+ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (Bilateral nominal exchange rate):
NER là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến
chênh lệch lạm phát giữa hai nước.


5

+ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (Nominal effective exchange rate):
NEER được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và
tính tỷ giá hối đoái trung bình tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các đồng tiền có

tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá hối đoái tương ứng.
+ Tỷ giá hối đoái thực song phương (Bilateral real exchange rate): RER là tỷ
giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước,
nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể
xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc
gia so với một quốc gia khác.
+ Tỷ giá hối đoái thực đa phương (Real effective exchange rate): Ngày nay,
quan hệ mậu dịch là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước
trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết
được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia khác có
quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao biết được tương quan sức mua
hàng hóa của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động
của tỷ giá hối đoái đối với cán cân mậu dịch quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện
hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác mậu dịch khác
người ta dùng tỷ giá hối đoái thực đa phương. REER được tính toán để định ra giá
trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ).
1.1.3. Tỷ giá hối đoái thực đa phương
1.1.3.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái thực đa phương
Tỷ giá hối đoái thực đa phương được tính bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái
theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác mậu dịch, ta sẽ
có tỷ giá hối đoái thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định
quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá hối đoái thực thông qua tỷ trọng mậu
dịch của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER).
REER là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là
cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này cho phép đánh
giá và dự báo tỷ giá hối đoái thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại thực tế


6


của đồng tiền quốc gia và sự tác động đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của quốc
gia đó. Chỉ số này dựa vào một năm cơ sở và một rổ đồng tiền của các đối tác mậu
dịch.
1.1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ giá hối đoái thực đa phương
REER xác định tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ trên mỗi đơn vị đồng nội tệ,
do đó một sự tăng thêm trong giá trị của nó có nghĩa như một sự giảm giá trị của
đồng nội tệ. Yết giá trực tiếp 1 ngoại tệ (rổ tiền tệ) bằng bao nhiêu nội tệ.

(1.1)
Trong đó:
- t :thời gian theo quý.
- n: số nước đối tác mậu dịch chính của nước chủ nhà.
- ejt: tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nước j so với nước chủ nhà
- Pt: chỉ số giá hàng hóa trong nước.
- Pjt: chỉ số giá hàng hóa nước j.
- wjt: tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng với tỷ trọng
thương mại của nước j trong tổng kim ngạch mậu dịch của nước nhà với các nước
được chọn.
1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực đa phương
1.2.1. Chênh lệch năng lực sản xuất (Difference in productivity - PROD)
Lý thuyết kinh điển Balassa-Samuelson (Balassa, 1964; Samuelson, 1964)
phân tích những ảnh hưởng của chênh lệch năng lực sản xuất tác động đến tỷ giá
hối đoái thực, dự báo rằng một sự gia tăng trong năng lực sản xuất của hàng hóa
mậu dịch của nền kinh tế dẫn theo sự nâng giá trị thực đồng tiền của quốc gia đó
(REER giảm), bởi sự gia tăng nhanh của giá cả hàng hóa phi mậu dịch so với giá
cả hàng hóa mậu dịch. Cụ thể, sự gia tăng của năng lực sản xuất làm tăng cầu về
lao động trong nước trong ngành sản xuất hàng mậu dịch. Dưới điều kiện về việc
làm đầy đủ, lao động sẽ bị hút từ khu vực hàng mậu dịch sang khu vực hàng phi



7

mậu dịch. Do đó, mức lương ở khu vực phi mậu dịch sẽ tăng làm tăng giá hàng
phi mậu dịch. Kết quả là REER sẽ giảm.
Một phương pháp thường được sử dụng của hiệu ứng Balassa–Samuelson là
giá cả tương đối của hàng hóa phi mậu dịch trên hàng hóa mậu dịch, được đại diện
bởi tỷ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên chỉ số giá sản xuất (PPI) hoặc bởi GDP
bình quân đầu người. Chỉ số GDP bình quân đầu người đại diện cho chênh lệch
năng lực sản xuất, được tính bằng công thức sau:
(1.2)
Trong đó:
- PCGDPH: Thu nhập bình quân đầu người của nước chủ nhà H
- PCDGPi: Thu nhập bình quân đầu người của nước đối tác i
- WiH: Tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng kim ngạch mậu dịch của
chủ nhà với các nước được chọn
1.2.2 Tỷ lệ mậu dịch (Terms of trade - TOT)
Tỷ lệ mậu dịch được định nghĩa là giá trị tương đối của hàng xuất khẩu so với
nhập khẩu của một quốc gia và được tính bằng tỷ số giữa xuất khẩu so với nhập
khẩu. Theo Edwards (1988), Edwards và Wijnbergen (1987), tác động của TOT
đến REER phụ thuộc vào tác động của hiệu ứng thay thế (substitution effect) và
hiệu ứng thu nhập (income effect):
(1) Hiệu ứng thu nhập dự báo rằng khi tỷ lệ mậu dịch được cải thiện, thu nhập
từ xuất khẩu sẽ tăng, nhu cầu đối với hàng hóa phi mậu dịch sẽ tăng lên và do đó
giá cả của hàng hóa phi mậu dịch sẽ tăng lên, dẫn đến nâng giá đồng nội tệ (REER
giảm).
(2) Hiệu ứng thay thế dự báo rằng sự cải thiện của tỷ lệ mậu dịch có nghĩa là
hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn và ít nhất một phần nhu cầu hàng hóa nội địa phi
mậu dịch sẽ được thay thế bởi hàng nhập khẩu, do đó giá cả hàng hóa phi mậu
dịch sẽ giảm. Điều này dẫn đến kết quả là sự sụt giá của đồng nội tệ (REER tăng).
Do đó hiệu ứng nào chiếm ưu thế là một câu hỏi thực nghiệm.

Công thức để tính tỷ lệ mậu dịch là:


8

(1.3)
Trong đó:
- XVHt: Giá trị xuất khẩu nước chủ nhà H
- MVHt: Giá trị nhập khẩu nước chủ nhà H
- XVit: Giá trị xuất khẩu nước đối tác i
- MVit: Giá trị nhập khẩu nước đối tác i
1.2.3 Chi tiêu chính phủ (Government expenditure - GEXP)
Mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ và tỷ giá hối đoái thực từ lâu đã được
nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm của Frenkel, Razin và Yuen, 1996.
Chi tiêu của chính phủ cũng chịu tác động của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu
nhập:
(1) Hiệu ứng thay thế, vì chi tiêu của chính phủ chủ yếu bao gồm hàng hóa phi
mậu dịch nên hiệu ứng lấn át của chi tiêu chính phủ là thấp, vậy nên khi tăng chi
ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng cầu hàng hóa phi mậu dịch và kéo theo sự tăng
giá của các loại hàng hóa này, từ đó có thể dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng hay
nói cách khác là sự đánh giá cao đồng nội tệ (REER giảm).
(2) Hiệu ứng thu nhập, sự gia tăng chi tiêu của chính phủ được tài trợ bởi mức
thuế cao hơn làm giảm thu nhập khả dụng và cầu của hàng hóa phi mậu dịch, điều
này làm mất giá đồng nội tệ (REER tăng).
Hơn nữa, trong ngắn hạn và dài hạn, tác động của chính sách chi tiêu chính
phủ đến tỷ giá hối đoái thực có sự khác nhau. Tăng chi tiêu phi chính phủ không
được kỳ vọng sẽ có tác động rất mạnh đến tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, kéo dài tình trạng này sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền, vì mức
thuế cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tỷ giá hối đoái thực. Do
đó, chi tiêu chính phủ cao trong dài hạn có thể gây ra sự đánh giá thấp tỷ giá hối

đoái thực.
Biến số này được tính theo tỷ lệ của chi tiêu chính phủ với GDP danh nghĩa
bằng công thức sau đây:


9

(1.4)
Trong đó:
- GEXHt: mức chi tiêu tuyệt đối của chính phủ nước chủ nhà H
- GDPHt: tổng sản phẩm quốc gia nước chủ nhà H
- GEXit: mức chi tiêu tuyệt đối của chính phủ nước đối tác i
- GDPit: tổng sản phẩm quốc gia nước đối tác i
1.2.4. Độ mở cửa của nền kinh tế (Openness of economy - OPEN)
Về mặt lý thuyết, tác động của độ mở cửa nền kinh tế đối với tỷ giá hối đoái
thực là không chắc chắn và do đó không thể dự báo được. Độ mở cửa nền kinh tế
có thể thay đổi bằng việc giảm thuế quan, tăng hạn ngạch, hoặc giảm thuế xuất
khẩu. Giảm thuế quan hoặc tăng hạn ngạch có thể làm giảm giá cả hàng hóa mậu
dịch trong nước dẫn đến cả hiệu ứng thu nhập và thay thế:
(1) Hiệu ứng thay thế, giảm giá hàng mậu dịch sẽ kích thích sự gia tăng của
cầu hàng nhập khẩu, dẫn đến sự suy giảm trong cán cân mậu dịch, do đó dẫn đến
giảm giá đồng nội tệ (REER tăng).
(2) Hiệu ứng thu nhập đối với độ mở cửa của hàng hóa phi mậu dịch còn mơ
hồ, tùy thuộc vào xu hướng tiêu dùng nội địa hàng hóa mậu dịch hoặc phi mậu
dịch. Nếu thu nhập tăng nhờ chi tiêu nhiều đối với hàng hóa phi mậu dịch, thì nâng
giá trị đồng nội tệ (REER giảm).
Connolly và Devereux (1995) tranh luận rằng hiệu ứng thay thế đối với độ mở
cửa thường chi phối hiệu ứng thu nhập trong những trường hợp này. Do vậy, một
sự gia tăng mở cửa theo cách này có thể dẫn đến giảm giá đồng nội tệ thông qua
sự sụt giảm của cán cân mậu dịch. Nếu độ mở cửa nền kinh tế tăng thông qua giảm

thuế xuất khẩu, như lập luận của Connolly và Devereux (1995), hiệu ứng thu nhập
và thay thế sẽ có cùng khuynh hướng khi thay đổi xuất khẩu. Trong trường hợp
này, cán cân mậu dịch sẽ được cải thiện và do đó dẫn đến tăng giá đồng nội tệ.
Biến số OPEN đo lường mức độ mở cửa của nền kinh tế, được tính bằng tỷ số
của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP.
Công thức tính độ mở nền kinh tế như sau:


10

(1.5)
Trong đó:
- TFTHt: tổng giá trị ngoại thương của nước chủ nhà H
- GDPHt: tổng sản phẩm quốc gia của nước chủ nhà H
- TFTit : giá trị ngoại thương vơi đối tác mậu dịch nước ngoài thứ i
- GDPit: tổng sản phẩm quốc gia nước đối tác i
1.2.5 Tài sản nước ngoài ròng (Net foreign assets - NFA)
Tải sản nước ngoài ròng bằng tổng tài sản ở nước ngoài của một quốc gia trừ
đi tổng nợ nước ngoài.Theo Williamson (1994), sự thâm hụt trong tài khoản vãng
lai là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nợ nước ngoài ròng của một quốc gia được
tài trợ bởi dòng vốn quốc tế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu một
lợi tức cao hơn để bắt đầu những điều chỉnh cần thiết các danh mục đầu tư của họ.
Ở mức lãi suất nhất định, điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua sự giảm
giá đồng nội tệ. Ngoài ra, cán cân thanh toán được giả định bởi sự thâm hụt của tài
khoản vãng lai được trả lãi bằng tiền lãi thanh toán, được tài trợ bởi thặng dư mậu
dịch. Kết quả này đòi hỏi sự giảm giá đồng nội tệ, do đó khả năng cạnh tranh quốc
tế của quốc gia có thể được tăng cường và đạt được xuất khẩu ròng cao hơn. Do
đó, một vị thế vững chắc của tài sản nước ngoài ròng sẽ dẫn đến sự đánh giá cao
đồng nội tệ (REER giảm), trong khi một vị thế yếu dự kiến sẽ gắn liền với sự mất
giá đồng nội tệ (REER tăng).

Tài sản nước ngoài ròng được tính theo công thức sau đây:
(1.6)
Trong đó:
- TFAHt: tổng tài sản nước ngoài nước chủ nhà H
- TFLHt: tổng nợ nước ngoài nước chủ nhà H
- GDPHt: tổng sản phẩm quốc gia nước chủ nhà H
- TFAit: tổng tài sản nước ngoài nước đối tác i
- TFLit: tổng nợ nước ngoài nước đối tác i


11

- GDPit: tổng sản phẩm quốc gia nước đối tác i
1.3 Các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô
lên tỷ giá hối đoái
1.3.1. Nghiên cứu của Balassa (1964) và Samuelson (1964)
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân
tố kinh tế vĩ mô, khởi đầu với nghiên cứu Balassa (1964) và Samuelson (1964).
Balassa (1964) và Samuelson (1964), giả định mức lương nhân viên sản xuất
hàng hóa của khu vực mậu dịch và phi mậu dịch là như nhau. Theo luật một giá,
giá cả hàng hóa đối với hàng hóa mậu dịch là như nhau ở các nước, vì năng suất
lao động của nước phát triển cao hơn, dẫn đến lương ở các nước phát triển cao
hơn:

Trong đó:
-

: giá cả của hàng hóa mậu dịch ở nước phát triển

-


: giá cả của hàng hóa mậu dịch ở nước đang phát triển

-

: năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa mậu dịch ở nước phát triển

-

: năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa mậu dịch ở nước đang phát triển

Đối với sản xuất hàng hóa phi mậu dịch, năng suất lao động ở nước đang phát
triển và phát triển tương đương nhau:

=

. Vì định luật một giá không đúng

đối với hàng hóa phi mậu dịch, giá cả của hàng hóa này ở mỗi nước được quyết
định khác nhau:

Trong đó:
-

: giá cả của hàng hóa phi mậu dịch ở nước phát triển

-

: giá cả của hàng hóa phi mậu dịch ở nước đang phát triển


-

: năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa phi mậu dịch ở nước phát triển


12

-

: năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa phi mậu dịch ở nước đang phát

triển
Vì tốc độ tăng năng suất ở khu vực hàng hóa mậu dịch ở nước đang phát triển
cao hơn ở nước phát triển, giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch sẽ tăng ở nước
đang phát triển. Tỷ giá hối đoái thực dựa trên một chỉ số giá sẽ tăng khi nước đang
phát triển giàu hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng chênh lệch trong năng suất lao động có quan hệ mật
thiết đến tỷ giá của các quốc gia. Sự gia tăng trong khác biệt năng suất giữa hàng
hóa mậu dịch và phi mậu dịch sẽ dẫn đến sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực.
1.3.2. Nghiên cứu của Williamson (1994)
Williamson (1994) đã phát triển mô hình tỷ giá hối đoái cân bằng của năm
1985. Đây là phương pháp xác định tỷ giá cân bằng trong trung hạn với mô hình:
Trong đó:
- Kt:trạng thái của cán cân vốn trong trung hạn, chính là chênh lệch giữa mức
tiết kiệm và đầu tư mong muốn trong tương lai.
- Yd: tổng cầu hoặc tổng thu nhập quốc dân trong nước
- Yf : tổng cầu hoặc tổng thu nhập quốc dân nước ngoài
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ giá cân bằng FEER sẽ được xác lập khi mà nền kinh
tế đạt cả cân bằng bên trong lẫn cân bằng bên ngoài, tức là nền kinh tế đảm bảo
đầy đủ công ăn việc làm, giá cả ổn định, đồng thời trạng thái của cán cân vãng lai

ở mức cân bằng bền vững. Nói cách khác, FEER được xác định bởi một số điều
kiện kinh tế xác định bởi các biến kinh tế quan trọng, còn các yếu tố mang tính
chu kỳ trong ngắn hạn được loại bỏ.
1.3.3. Nghiên cứu của Clark và Macdonald (1998)
Clark và Macdonald (1998) giới thiệu mô hình tỷ giá hối đoái cân bằng theo
hành vi BEER (Behavioural Equilibrium Exchange Rate) là một khuôn khổ mới
cho các phân tích thực nghiệm. BEER không xem xét sự cân bằng kinh tế vĩ mô
(sự cân bằng bên trong và bên ngoài) và phân tích hành vi của tỷ giá hối đoái bằng


13

cách xem xét nguồn gốc của sự chuyển động theo chu kỳ và tạm thời của tỷ giá
hối đoái và sử dụng các giá trị hiện tại hơn là các giá trị ở mức toàn dụng lao động,
mô hình có dạng như sau:
REER = f (NFA, PROD,TOT,OPEN,GEXP, FDI, RR)
Trong đó:
- NFA: tài sản nước ngoài ròng
- PROD: chênh lệch năng suất
- TOT: tỷ lệ mậu dịch
- OPEN: độ mở của nền kinh tế
- GEXP: chi tiêu chính phủ
- FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài
- RR: chênh lệch lãi suất thực
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tài sản nước ngoài ròng, chênh lệnh năng
suất, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chênh lệnh lãi suất thực có tác động nghịch
biến với tỷ giá hối đoái thực trong khi độ mở nền kinh tế lại có tác động đồng biến
với tỷ giá hối đoái thực. Còn các biến tỷ lệ mậu dịch và chi tiêu chính phủ tác
động không rõ ràng.
Ngoài ra, kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cách tiếp cận BEER đã

xây dựng được phương pháp đo lường độ lệch của tỷ giá hối đoái thực và có
những ưu điểm vượt trội hơn so với FEER. Theo phương pháp tiếp cận BEER,
tổng độ lệch của tỷ giá hối đoái tại bất kỳ thời điểm nào có thể được phân tích
thành tác động của các nhân tố tạm thời, các biến động ngẫu nhiên, và độ lệch của
các các nhân tố kinh tế vĩ mô so với mức cân bằng của chúng. Trong khi FEER là
một phương thức tiếp cận tập trung riêng vào mối quan hệ trung và dài hạn,
phương pháp BEER có tính tổng hợp cao hơn và vì vậy có thể được áp dụng để
giải thích các biến động chu kỳ của tỷ giá hối đoái thực. Phương pháp BEER cũng
đủ linh hoạt để có thể áp dụng vào các nghiên cứu phức tạp tùy thuộc vào nhu cầu
của người sử dụng.


14

1.3.4. Nghiên cứu của Yue Ma, Angelos Kanas (1999)
Tuy có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ mật thiết của tỷ giá và các nhân
tố kinh tế vĩ mô, song vẫn có nhiều tranh cãi mối quan hệ này là tuyến tính hay
phi tuyến, cách lựa chọn phương pháp kinh tế lượng hay lựa chọn các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Về lý thuyết, có ba mối quan hệ tiềm năng giữa tỷ giá hối đoái thực và các
nhân tố kinh tế vĩ mô: đồng liên kết tuyến tính, đồng liên kết phi tuyến tính và
không có đồng liên kết. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây hiếm khi chú ý tới
trường hợp phi tuyến tính. Thực ra, không có học thuyết kinh tế nào đảm bảo rằng
mối quan hệ giữa các biến kinh tế phải là tuyến tính. Với việc bỏ qua các trường
hợp phi tuyến tính có thể dẫn đến các kết luận sai lệch rằng không có đồng liên kết
tồn tại giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế vĩ mô.
Có một nền tảng lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
các nhân tố kinh tế vĩ mô. Một số nghiên cứu về cách xác định tỷ giá hối đoái danh
nghĩa đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và
các nhân tố kinh tế vĩ mô. Ngược lại, các nghiên cứu khác xác định tỷ giá hối đoái

thực chỉ tập trung vào mối quan hệ tuyến tính. Mối quan hệ phi tuyến tính có thể
có giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế vĩ mô thì hầu như không được
thảo luận. Có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ của tỷ giá và các nhân
tố kinh tế vĩ mô không chỉ có quan hệ tuyến tính. Chẳng hạn như nghiên cứu của
Yue Ma, Angelos Kanas (1999).
Yue Ma, Angelos Kanas đã đề xuất hai thử nghiệm phi tham số để kiểm định
tính phi tuyến trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các các nhân tố kinh tế vĩ
mô.
Thử nghiệm đầu tiên là kiểm tra đồng liên kết phi tuyến (Granger và Hallman,
1991; Breiman và Friedman, 1985).
Thử nghiệm thứ hai là kiểm tra quan hệ nhân quả phi tuyến Granger. Để loại
bỏ tác động của các bong bóng trên thị trường bằng cách kiểm định sử dụng mô


15

hình ARFIMA. Nếu kết quả kiểm định cho thấy có mối quan hệ nhân quả phi
tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các các nhân tố kinh tế vĩ mô, thì đó là bằng chứng
chứng minh chúng có mối quan hệ phi tuyến dài hạn. Thử nghiệm thứ 2 này có 4
bước, trong đó 3 bước đầu là một chu trình, bao gồm :
Bước 1: Dùng kiểm định đơn vị để kiểm tra chuỗi không dừng. Nếu các chuỗi
là không dừng, nhóm tác giả tiếp tục chuyển sang bước hai. Ngược lại, chuyển
sang bước 4.
Bước 2: Kiểm tra tham số tuyến tính và đồng liên kết phi tham số sử dụng
phương pháp của Johansen (1998). Nếu kết quả cho thấy không có đồng liên kết,
nhóm tác giả chuyển sang bước ba. Ngược lại, chuyển sang bước 4.
Bước 3: Nếu không có liên kết tuyến tính thì kiểm tra đồng liên kết phi tuyến,
nếu thỏa mãn thì đây là bằng chứng cho mối quan hệ dài hạn. Ngược lại, nhóm
tác giả sẽ chuyển sang bước 4.
Bước 4: Dựa vào kết quả của ba bước đầu, nhóm tác giả đi ước lượng một mô

hình VAR cho các biến. Nếu kết quả kiểm định ở Bước 1 cho thấy các chuỗi là
dừng, hoặc tìm thấy quan hệ đồng liên kết tuyến tính tại Bước 2, sẽ đi ước lượng
một mô hình VAR với các chuỗi biến tại gốc (không lấy sai phân). Nếu kết quả
của Bước 3 cho thấy không có mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến, nhóm tác giả
sẽ ước lượng mô hình VAR với các chuỗi sai phân bậc 1. Áp dụng kiểm định nhân
quả phi tuyến Granger theo phương pháp của Baek và Brock (1992) cho chuỗi
phần dư từ mô hình VAR. Mục đích của việc kiểm định này là để loại bỏ tất cả các
cấu trúc tuyến tính trong mô hình. Nếu kiểm định cho thấy không có mối quan hệ
nhân quả, điều này có nghĩa là không có bằng chứng về tính chất phi tuyến. Sau đó
để loại bỏ các nhân tố phi tuyến gây ra bởi các bong bóng trên thị trường, nhóm
tác giả sử dụng mô hình ARFIMA để kiểm tra bậc liên kết không nguyên
(noninteger order of integration) cho các chuỗi số thời gian. Nếu bậc liên kết của
tỷ giá hối đoái không lớn hơn rõ rệt so với các chuỗi nhân tố kinh tế vĩ mô, có thể
loại bỏ sự tồn tại của các bong bóng.
Mô hình của nghiên cứu: EX = f(M,OP)


16

Trong đó:
- M: cung tiền M1
- OP: Tổng sản phẩm sản xuất công nghiệp
Khi kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối
đoái đối với hai quốc gia Hà Lan và Đức, nhóm tác giả đã phát hiện ra đồng liên
kết phi tuyến giữa tiền, sản lượng và tỷ giá hối đoái cho Hà Lan và Đức và đây
cũng có thể được hiểu như là bằng chứng của một mối quan hệ phi tuyến dài hạn.
Đối với Pháp và Đức, các kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của
đồng liên kết phi tuyến. Nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
nhân quả phi tuyến Granger của đồng France đối với tỷ giá hối đoái FFr/DM.
Những phát hiện này có thể được hiểu như là bằng chứng về một mối quan hệ phi

tuyến linh hoạt (dynamic) và phù hợp với giả thuyết về sự chiếm ưu thế của đồng
tiền Đức. Trên cơ sở các mô hình ước tính phân đoạn ARIMA, Yue Ma, Angelos
Kanas bác bỏ những giả thuyết mà mối quan hệ phi tuyến được tạo ra do các bong
bóng trên thị trường.
1.3.5. Nghiên cứu của Tang và Jizhong Zhou (2012)
Trong nghiên cứu “Nonlinear relationship between the real exchange rate and
economic fundamentals: Evidence from China and Korea Xiaolie” của Tang và
Jizhong Zhou (2012) xem xét mối quan hệ phi tuyến tiềm năng giữa tỷ giá hối
đoái thực của hai loại tiền tệ (đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Won của
Hàn Quốc) với các nhân tố kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng số liệu theo quý trong
giai đoạn từ 1980Q1 tới 2009Q4. Nhóm tác giả sử dụng thuật toán Kỳ vọng có
điều kiện luân phiên (ACE) và kiểm định đồng liên kết ARDL để kiểm định mối
quan hệ phi tuyến giữa các biến có liên quan. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại mối quan
hệ đồng liên kết phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế vĩ mô ở
Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời phân tích độ co giãn cho thấy tác động của
các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái thực đa phương thay đổi qua thời
gian theo mối quan hệ phi tuyến ngược lại với mối quan hệ tuyến tính thông
thường.


17

Việc lựa chọn các nhân tố kinh tế vĩ mô được dựa chính vào nghiên cứu của
Montiel (1999). Cụ thể, những biến động của tỷ giá hối đoái thực đa phương
(REER) của đồng Nhân dân tệ và đồng Won được giả định để có thể xác định
được bởi một tập hợp các nhân tố kinh tế vĩ mô như sau:
REER = f(PROD; TOT; GEXP; OPEN; NFA)
Trong đó:
- PROD: sự tăng trưởng sản xuất
- TOT: tỷ lệ mậu dịch

- GEXP: chi tiêu chính phủ
- OPEN: độ mở cửa nền kinh tế
- NFA: tài sản nước ngoài ròng
Kiểm định thực nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng một thủ tục gồm hai
bước. Trước tiên, kiểm định đồng liên kết tuyến tính giữa các biến trong phương
trình. Nếu không tìm thấy bằng chứng về đồng liên kết tuyến tính, tiếp tục thực
hiện bước thứ hai để kiểm định đồng liên kết phi tuyến. Nếu kiểm định này không
cho thấy bất cứ bằng chứng nào về đồng liên kết phi tuyến, nhóm tác giả kết luận
rằng tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế vĩ mô không đồng liên kết, hoặc
tuyến tính hoặc phi tuyến.
Các thủ tục kiểm định được đề xuất bởi Granger và Hallman (1991) và Granger
(1991) thông qua hai bước. Quy trình kiểm định như sau: đầu tiên sử dụng thuật
toán ACE để chuyển đổi mối quan hệ phi tuyến thành một dạng tuyến tính và sau
đó phân tích mối quan hệ đồng liên kết tiềm năng giữa các biến được chuyển đổi.
Cuối cùng sử dụng phương pháp phân tích độ co giãn (tính tại 11 điểm phân vị để
so sánh).
Kết quả cho thấy rằng, tại Trung Quốc và Hàn Quốc mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái thực và các nhân tố kinh tế vĩ mô là phi tuyến mang ý nghĩa rất cao và
đem lại nhiều hàm ý đối với các nhà hoạch định chính sách.


×