Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà giang từ 1945 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

TÔ THỊ HỒNG LIÊN

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGƯỜI PÀ THẺN HUYỆN QUANG BÌNH,
TỈNH HÀ GIANG TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Đàm Thị Uyên.Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả

Tô Thị Hồng Liên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
trong khoa lịch sử- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ đó tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến
đóng góp và nhận xét quý báu của quý thầy cô thông qua buổi bải vệ đề cương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đàm Thị Uyên đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận văn.
Trên hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực
hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng
nghiệp luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù dã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn
bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả

Tô Thị Hồng Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


ii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các biểu đồ, hình ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................5
6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ..........9
1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên..............................................................................9
1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Quang Bình .................................................12
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình .......................14
1.3.1. Các thành phần dân tộc ......................................................................................14
1.3.2. Dân tộc Pà Thẻn .................................................................................................19
1.4. Khái quát về kinh tế - xã hội của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình ...............22
Chương 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI PÀ THẺN Ở HUYỆN
QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 1945 ĐẾN 2013 ............................29
2.1. Tổ chức làng bản ...................................................................................................29

2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư .................................................................................29
2.1.2. Nhà ở ..................................................................................................................31
2.2. Mối quan hệ cộng đồng, thôn bản ........................................................................36
2.2.1. Mối quan hệ đồng tộc ........................................................................................36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


2.2.2. Mối quan hệ với các tộc người khác ở địa phương ...........................................40
2.3. Tổ chức gia đình và dòng họ ................................................................................44
2.3.1. Tổ chức gia đình ................................................................................................44
2.3.2. Tổ chức dòng họ ................................................................................................53
2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội và các thể thức xử phạt vi phạm ...................56
2.4.1. Quy định về sử dụng đất, bảo vệ rừng và nguồn nước ......................................56
2.4.2. Một số luật tục trong ứng xử xã hội...................................................................61
Chương 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI PÀ THẺN Ở
HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG ..........................................................64
3.1. Tín ngưỡng dân gian .............................................................................................64
3.1.1. Thờ cúng các thế lực siêu nhiên ........................................................................64
3.1.2. Thờ cúng tổ tiên .................................................................................................72
3.1.3. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp ...............................................77
3.1.4. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới .............................................................83
3.1.5. Tục nhảy lửa ......................................................................................................87
3.2. Tôn giáo ................................................................................................................91
KẾT LUẬN .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 101
TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ ............................................................................................... 105

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN

: Công nghiệp

CP

: Chính phủ

DTGT

: Diện tích gieo trồng

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư


Th.s

: Thạc sĩ

TS

: Tiến sĩ

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khí hậu ở huyện Quang Bình năm 2013 .......................................... 10
Bảng 1.2: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm Huyện Quang Bình
năm 2010- 2012 ................................................................................. 11
Bảng 1.3: Các dân tộc huyện Quang Bình năm 2013 ....................................... 18
Bảng 2.1: Hệ thống thuật ngữ tên gọi trong quan hệ gia đình của người Pà Thẻn .... 49
Bảng 2.2: Thống kê số dòng họ của người Pà Thẻn tại thôn Nậm Xú, Xã
Tân Bắc.............................................................................................. 53
Bảng 2.3: Cách đặt tên của người Pà Thẻn ....................................................... 56


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân tộc huyện Quang Bình .........................................................15
Biểu đồ 1.2: Quy mô dân số người Pà Thẻn từ năm 1979 đến 2009 ...........................21
Hình 2.1: Mô hình nhà ở có kết cấu giá chiêng ở giữa ................................................32
Hình 2.2: Mặt bằng sinh hoạt gia đình bà Sìn Thị Tả, thôn Nậm Xú, xã Tân Bắc .....34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Giang là một tỉnh biên giới miền núi phía Bắc của Việt Nam, đây là địa
điểm cộng cư của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Pà Thẻn,
Pu Péo… Các dân tộc này sinh sống xen kẽ nhau tạo thành một khối đoàn kết thống
nhất mang đến cho Hà Giang một nền văn hoá tộc người đa dạng, đặc sắc.
Trong số các dân tộc cư trú ở Hà Giang thì dân tộc Pà Thẻn chiếm 0,8% dân
số. Đây là một dân tộc có số dân ít và hiện nay chỉ cư trú tập trung chủ yếu ở hai tỉnh:
Hà Giang và Tuyên Quang. Ở Hà Giang dân tộc Pà Thẻn chỉ cư trú ở một vài xã của
hai huyện: Bắc Quang và Quang Bình, trong đó tập trung nhiều ở huyện Quang Bình.

Pà Thẻn là một trong những nhóm thuộc cộng đồng người Dao, gần gũi về nguồn gốc
với người Dao. Trước đây họ sống ở những vùng núi cao và chỉ di cư xuống những
vùng thấp vào khoảng cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Ngày
nay, người Pà Thẻn sống tập trung thành những bản làng, dân tộc Pà Thẻn có một
kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo, giàu bản sắc. Vì
lẽ đó mà các giá trị văn hoá cũng như tình hình về kinh tế, chính trị, xã hội của đồng
bào Pà Thẻn đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành và một số nhà khoa
học dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà Thẻn ở huyện
Quang Bình (Hà Giang) một cách cụ thể và có hệ thống.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, nhiều giá trị văn
hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.Do vậy, “ bản sắc dân tộc” là
một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình xây dựng, đổi
mới đất nước. Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người
Pà Thẻn là cần thiết, bởi nó góp phần bảo tồn và giữ gìn những nét văn hoá truyền
thống của người Pà Thẻn nói riêng và của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam nói
chung, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “ xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm
cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng” như Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII mà
Đảng ta đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà Thẻn
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổn quát hơn về người Pà Thẻn trong các lĩnh vực: Văn

hoá, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo… Nhìn nhận vai trò của tộc người này trong
lịch sử phát triển của dân tộc. Đây chính là cơ sở để tăng cường tính đoàn kết của các
dân tộc trong cùng một địa phương và cao hơn là sự gắn bó giữa các dân tộc trong
một quốc gia, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước.
Với những lí do trên, tôi chọn “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của
người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà giang từ 1945 đến năm 2013” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Pà Thẻn là chủ đề đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến các vấn đề
khác nhau.
Trong bài viết Pà Thẻn và mối quan hệ Mèo- Dao ở Việt Namcủa tác giả Phan
Hữu Dật, trong Thông báo khoa học sử học, năm 1973, đã so sánh 3 tộc người Pà
Thẻn, Mèo, Daotrên các phương diện: tên tự gọi, tiếng nói và văn hóa. Trong bài viết
Người Pà Thẻn và mối quan hệ giữa họ với người Mèo, người Daotrong tạp chí dân
tộc học số 3, xuất bản năm1974, Việt Bàng và cộng sự đã giới thiệu những nét khái
quát từ địa vực cư trú, tên gọi và kí ức về nguồn gốc của người Pà Thẻn. Tác giả đưa
ra sự so sánh về ngôn ngữ và mối quan hệ thân thiết, tình cảm của người Pà Thẻn với
người H’Mông, đồng thời so sánh các thành tố trang phục của phụ nữ, các mô típ
trang trí và kỹ thuật dệt hoa văn giữa người Pà Thẻn và người Dao.
Với bài viết Người Pà Thẻn, đăng trên Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 342001, tác giả Tố Oanh đã giới thiệu sơ lược về tộc danh, địa bàn cư trú và những tộc
người cận cư có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Pà Thẻn.
Năm 2002, Đỗ Đức Lợi trong cuốn sách Tập tục chu kì đời người của các tộc
người - ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, tác giả đã
nghiên cứu từ nguồn gốc lịch sử đến hoạt động kinh tế, môi trường, đặc trưng văn
hóa của các tộc người H’Mông, Dao, Pà Thẻn. Tác giả tập trung giới thiệu, phân tích,
lý giải về các tập tục liên quan đến sinh đẻ, nuôi dạy con cái, đánh dấu sự trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2


http://www. lrc.tnu.edu.vn/


thành, cưới xin, ma chay. Người Pà Thẻn có sự ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn
hóa với hai tộc người H’Mông, Dao.
Trong cuốn Văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn, Nhà xuất bản Văn hóa dân
tộc, năm 2004, Nông Quốc Tuấn cùng cộng sự đã giới thiệu lịch sử tộc người, hoạt
động kinh tế, văn hóa vật chất, xã hội, tinh thần và một số tri thức dân gian của người
Pà Thẻn. Trong đó, tác giả dành 6 trang để giới thiệu sơ lược các yếu tố y phục nữ, y
phục thầy cúng và đồ trang sức.
Trong cuốn Văn hóa phong tục người Pà Thẻn- bảo tồn và phát huy, Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc, năm 2006, tác giả Ninh Văn Hiệp và cộng sự đã phân tích khá
kĩ về văn hóa vật chất, tinh thần, văn học nghệ thuật, trang phục và những tri thức
dân gian của người Pà Thẻn.
Năm 2010, Nhà xuất bản Thế giới đã cho phát hành cuốn sách Văn hóa truyền
thống dân tộc Pà Thẻn ở Tuyên Quang do Nguyễn Việt Thanh chủ biên. Cuốn sách
gồm có 4 chương, trong đó giới thiệu tổng quát về nguồn gốc lịch sử của cộng đồng
người Pà Thẻn, văn hóa vật thể và phi vật thể của người Pà Thẻn ở Chiêm Hóa,
Tuyên Quang. Một trong các nội dung của sách còn đề ra nhiệm vụ và giải pháp bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Pà Thẻn ở
Tuyên Quang.
Bài viết Sinh kế của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, năm
2011, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 6- 2011, tác giả Trần Hồng Hạnh đã đề cập đến
các hình thức sinh kế của người Pà Thẻn như trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình,
chiếm đoạt tự nhiên và trao đổi mua bán. Trong đó dệt thổ cẩm bán cho khách du lịch và
dệt trang phục cổ truyền để trưng bày ở bảo tàng đã góp phần gìn giữ nghề dệt cổ truyền
ở địa phương nói riêng và văn hóa phong tục của người Pà Thẻn nói chung.
Cuốn sách ảnh Người Pà Thẻn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thông Tấn, Năm
2013 do Vũ Quốc Khánh chủ biên đã giới thiệu về nguồn gốc lịch sử, sự phân bố dân

cư, bản làng, nhà ở, những nét tiêu biểu, đặc sắc trong văn hoá Pà Thẻn qua những
bức ảnh nghệ thuật.
Năm 2014, Đặng Thị Quang và các cộng sự cho ra đời cuốn Vănhóa dân gian
dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Cuốn sách gồm hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


quyển, chia làm 11 chương, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá tổng quát về
người Pà Thẻn. Trong đó: Quyển 1: Tìm hiểu địa bàn sinh sống, các nghề thủ công, văn
hoá ẩm thực và cung cách ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày của người Pà Thẻn ở nước
ta. Quyển 2: Tìm hiểu về nghệ thuật dân gian Pà Thẻn, phong tục tập quán liên quan
đến chu kì đời người, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng của người Pà Thẻn.
Ngoài ra, liên quan đến dân tộc Pà Thẻn còn có một số nghiên cứu ở những
khía cạnh khác nhau, có thể giúp tác giả luận văn có thêm nhận thức trong quá trình
thực hiện luận văn của mình. Có thể kể đến các nghiên cứu: Đề tài cấp trường Tìm
hiểu những tục lệ liên quan đến chu kì đời người của dân tộc Pà Thẻn (Xã Tân Trịnh
-huyện Quang Bình - Hà Giang) của tác giả Nguyễn Thị Toán, Trường Đại học văn
hoá Hà Nội, năm 2007.
Luận văn Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Pà Thẻn ở Hà Giang của tác
giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2011.
Luận văn Bước đầu tìm hiểu từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pà Thẻn, tác giả
Nguyễn Thu Quỳnh, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2013.
Luận văn Tập quán ăn uống của người Pà Thẻn qua khảo sát tại huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Lâm Thị Trang Nguyên, Trường Đại học Văn hoá
Hà Nội, năm 2014.
Luận văn Thơ ca của người Pà Thẻn của tác giả Chảo Thị Tâm, Trường Đại

học sư phạm Hà Nội, Năm 2010.
Các tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã ít
nhiều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, các giá trị
văn hoá vật thể và phi vật thể, một số hình thức tôn giáo, tín ngưỡng… của dân tộc Pà
Thẻn nói chung, tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu cụ thể về tổ
chức xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của người Pà Thẻn ở một huyện của tỉnh Hà
Giang- huyện Quang Bình .Đó là nhiệm vụ đặt ra cho tác giả luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu về tổ chức xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của người Pà
Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở nghiên cứu, đồng thời góp
phần bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và
nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Hà Giang cũng như tại Đại học Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức xã hội, tổ chức làng bản, dòng họ, gia đình và tín ngưỡng, tôn giáo
của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình , tỉnh Hà Giang từ năm 1945 đến năm 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang hiện nay gồm
thị trấn Yên Bình và 14 xã: Bản Rịa, Bằng Lang, Hương Sơn, Nà Khương, Tân Bắc,
Tân Nam, Tân Trịnh, Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành, Tiên Yên, Tiên
Nguyên, Vĩ Thượng.
Phạm vi thời gian: Từ năm 1945 đến năm 2013.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu thành văn: Bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các học giả đã công
bố và xuất bản, tạp chí dân tộc học, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng là nguồn tư
liệu để tác giả kế thừa và sử dụng cho đề tài.
Tư liệu địa phương: Gồm các nghị quyết của Đảng bộ huyện Quang Bình; các
báo cáo, các sách, các thống kê của huyện Quang Bình.
Tư liệu điền dã: Quá trình đi thực tế tại địa phương, tiếp xúc với các cụ cao
niên để khai thác nguồn tư liệu truyền miệng, các bài ca thơ ca, tham dự vào các hoạt
động tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Pà Thẻn ở địa phương… Trên cơ sở đó có
được cái nhìn sâu sắc, toàn diện về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
Pà Thẻn ở huyện Quang Bình , tỉnh Hà Giang.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên nghành khoa học lịch sử gồm phương pháp lịch sử và
phương pháp logic được vận dụng để nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, khách quan.
Trong nghiên cứu về huyện Quang Bình, luận văn còn sử dụng phương pháp
hệ thống- cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ
thống gồm những yếu tố hợp thành nhằm làm rõ các yếu tố như: làng bản và nhà cửa,
ăn uống, các tục lệ, tín ngưỡng, tôn giáo… Từ đó rút ra được những mối liên hệ
tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa
hai thời điểm lịch sử.Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh về tổ chức xã hội và quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình của người Pà Thẻn trước và sau năm 1960.
Trong quá trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu

thập và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, tổng hợp
bằng hệ thống các bảng biểu, phương pháp điền dã, phân tích, mô tả…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu các mặt của tổ chức xã hội người Pà Thẻn ở địa phương
cụ thể (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) từ năm 1945 đến nay, qua đó làm rõ thêm
đặc điểm về tổ chức xã hội, tổ chức làng bản của người Pà Thẻn ở Hà Giang nói riêng
và Việt Nam nói chung.
Luận văn nghiên cứu một cách cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo của người Pà
Thẻn ở huyện Quang Bình từ năm 1945 đến nay.
Bên cạnh đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử địa phương và tộc người.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Pà Thẻn ở Quang Bình, tỉnh Hà Giang từ
1945 đến nay
Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Pà Thẻn ở Quang Bình, tỉnh Hà
Giang từ 1945 đến nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN QUANG BÌNH

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG
1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang nằm ở vị trí địa lý 22°02’13’’- 22°34’41”
vi ̃ độ Bắ c 22°12’13’’ - 22°34’41’’ kinh độ Đông, cách trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang
85 km về phía Tây Nam, cách cửa khẩu Thanh Thủy của tỉnh Hà Giang 110 km, cách
cửa khẩu Hà Khẩu của tỉnh Lào Cai 120 km, phía Bắc giáp huyện Xín Mần và huyện
Hoàng Su Phì, phía Đông giáp huyện Bắc Quang và tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích đất tự nhên là 79.188,04 ha[4, tr10].
Là huyện vùng núi thấp nhưng cấu trúc địa hình của huyện Quang Bình tương
đối phức tạp với ba loại địa hình chính:

Vùng núi cao có độ cao trung bình từ 900m- 1.700m so với mặt nước biển,
gồm các xã: Xuân Minh, Tân Bắc, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa,
vùng này địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn (trên 25°), dạng địa hình này thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâm nghiệp, cây dược liệu và phát
triển chè shan tuyết…
Khu vực đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 150m- 900 gồm hầu hết các xã,
trấn vùng thấp như: Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hương Sơn, Tiên
Yên, Vỹ Thượng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao… địa hình vùng này có
dạng bát úp hoặc lượn sóng tương đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cam, quýt…
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có diện tích đất bằng phẳng nằm trong các thung
lung gồm các dải đất bằng, thoải và những cánh đồng ven sông, suối của hầu hết các
xã vùng thấp của huyện, thuận lợi cho hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm và
nuôi trồng thủy sản.
Thời tiết, khí hậu ở huyện Quang Bình mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió
mùa, tính chất nóng, ẩm với nhiệt độ trung bình từ 22°- 27°C, lượng mưa hàng huyện
Quang Bình chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình cả
năm khoảng 21,6°- 23,9°C. Nhiệt độ cao nhấ t khoảng 40°C vào tháng 6, 7; mùa khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


nhiệt độ thấ p nhấ t khoảng 4 đế n 5°C. Do địa hình chia cắt mạnh nên tạo ra các tiểu
vùng khí hậu khác nhau, ở các xã vùng cao như: Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Thành,
Xuân Minh, Tiên Nguyên, Bản Rịa, Tân Nam nhiệt độ thấp hơn các xã vùng thấp từ
2- 3°C, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng trên
địa bàn huyện. Bên cạnh đó, do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong

năm, 90% lượng mưa tập trung vào mùa hè đã dẫn đến tình trạng khô hạn vào mùa
đông, mưa lũ thường xảy ra vào mùa hè gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và
đời sống của nhân dân.
Bảng 1.1: Khí hậu ở huyện Quang Bình năm 2013
STT

Yếu tố

Trạm Hà Giang

1

Nhiệt độ bình quân năm (0°C)

21,6°C ~23,9 °C

2

Nhiệt độ tối cao tương đối

40°C

3

Nhiệt độ thấp tương đối

2,2°C

4


Lượng mưa bình quân năm (mm)

2400 mm

5

Số ngày mưa/năm

180-200 ngày

6

Lượng mưa cực đại trong ngày

4244 mm

7

Độ ẩm trung bình (%)

85%

8

Độ ẩm cực tiểu (%)

81%

9


Lượng bốc hơi (mm)

2345,2 mm
(Nguồn: Trạm khí tượng tỉnh Hà Giang)

Hệ thống sông suối ở Quang Bình phân bố tương đối đồng đều ở các xã, trong
đó có hai sông lớn là sông Chừng và sông Bạc. Sông Chừng bắt nguồn từ các xã Nà
Chí, Khuôn Lùng của huyện Xín Mần chảy qua các xã Tân Nam, Tân Bắc, Tân
Trịnh, Yên Hà và xã Hương Sơn. Sông Bạc bắt nguồn từ xã Thông Nguyên của
huyện Hoàng Su Phì, chảy qua các xã Xuân Minh, Tân Trịnh, ngoài ra còn có nhiều
suối nhỏ phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn. Hệ thống sông suối đa dạng là điều kiện
thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển
thuỷ điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình
phức tạp hầu hết các sông, suối trên địa bàn huyện có lòng hẹp, độ dốc và độ uốn
khúc lớn, dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


thủy và thường xuyên xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân [4, tr12].
Tổng diện tích đất tự nhiên ở huyện Quang Bình là 79.188,04 ha, trong đó đất
sản xuất nông, lâm nghiệp là 71.792,91 ha, chiếm 90,66%. Đất phi nông nghiệp là
2.946,2 ha, chiếm 3,72%.Đất chưa sử dụng 4.448,93 ha, chiếm 5,61%.Trong tổng
diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp là 59.876,56 ha,
chiếm 75,61%.Đất sản xuất nông nghiệp là 11.523,13 ha, chiếm 14,55%.Đất nuôi
trồng thủy sản là 339,52 ha, chiếm 0,42%. Đất đai ở Quang Bình gồm nhiều loại đất

phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, thích hợp cho các loại cây như: chè, cam, các
loài cây lâm nghiệp phục vụ cho công nghệ chế biến giấy và chăn nuôi đại gia súc
như: trâu, bò… Đây được coi là một trong những tiềm năng để người dân Quang
Bình vươn lên thoát nghèo. Lúa là cây trồng truyền thống và là cây trồng chủ lực của
huyện, chiếm 95% trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm. Hàng năm sản xuất đạt
khoảng 35 nghìn tấn thóc, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tiêu dùng của nhân
dân trong huyện, các vùng lân cận và tham gia xuất khẩu
Bảng 1.2: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm Huyện Quang Bình
năm 2010- 2012
Hạng
mục
Tổng
DTGT

Diện tích gieo trồng (ha)

Cơ cấu (%)

2010

2011

2012

2010

2011

2012


33,185

27,326

23,967

100

100

100

30,094

23,093

18,317

90,69

84,54

76,42

0,095

0,733

1,124


0,29

2,65

4,69

2,996

3,500

4,526

9,02

12,81

18,89

Cây
lương
thực
Hoa màu
Cây CN
ngắn
ngày
(Nguồn: Thống kê huyện Quang Bình, 2012)

Tài nguyên rừng của Quang Bình khá phong phú và đa dạng với diện tích đất
rừng là 40.796 ha, trong đó rừng sản xuất có 32.348 ha, rừng phòng hộ có 8.448 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


11

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích rừng nguyên sinh với thảm thực
vật tương đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: lợn
rừng, hoẵng, khỉ, sơn dương, các loại bò sát, các loại gỗ quý như: nghiến, đinh, sến…
Rừng nguyên sinh vừa có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của sinh học, bảo vệ môi
trường sinh thái, chống xói mòn, sạt lở, đồng thời là tiềm năng để khai thác phát triển
du lịch sinh thái. Tuy nhiên, rừng ở các xã vùng thấp hiện nay chủ yếu là rừng tái
sinh, diện tích đất chưa có rừng còn lớn, việc khai thác lâm sản trái phép chưa được
giải quyết triệt để đã tác động tiêu cực đến thảm thực vật, ảnh hưởng không nhỏ đến
cảnh quan, môi trường sinh thái và biến đổi tiêu cực của khí hậu.
Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn điạ chấ t thì tài nguyên khoáng sản
của huyện Quang Bình hiện nay phân bố rải rác ở một số xã như: Mỏ Chì, Kem
̃ ở xã
Yên Thành, đang đươ ̣c đầ u tư khai thác với trữ lượng khoảng 1,3 triệu tấ n, ngoài ra
còn một số mỏ như mỏ Mê Ka ở xã Bản Ria,̣ mỏ Quặng sét ở xã Tân Bắ c, mỏ Vàng
sa khoáng ở xã Bằ ng Lang tuy nhiên do điề u kiện khó khăn nên chưa tiế n hành xúc
tiế n đầ u tư thăm dò khai thác. Ngoài ra trên điạ bàn còn có nguồ n vật liệu cát, sỏi, đá
xanh đang đươ ̣c khai thác đáp ứng một phầ n nhu cầ u về vật liệu xây dựng trên điạ
bàn huyện. Đây chính là tiề m năng phát triể n công nghiệp khai khoáng và công
nghiệp chế biế n trên điạ bàn huyện.
1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Quang Bình
Lịch sử hành chính của huyện Quang Bình cũng gắn liền với lịch sử của tỉnh
Hà Giang. Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc
gia Lạc Việt.Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ
lạc Tây Vu.

Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực
Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.
Từ năm 1075 (đời nhà Lý), miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.
Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang hiện nay, lúc đó gọi là châu Tuyên
Quang. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.
Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên
chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa
vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm 1707.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm
hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và
huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc
ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính
mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn
sông Lô là huyện Vị Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang
làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương
Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.
Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc
tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang vẫn theo đặt chức thổ
quan. Đến đời Tự Đức thì chế độ thổ quan bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.
Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887,
thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các
đạo quan binh.

Ngày 20/08/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và
huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).
Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm
của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba .
Ngày 17/09/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu
quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà
Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các
tổng Phương Độ và Tương Yên [46].
Ngày 28/04/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh
Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang.Đến thời điểm này, Hà
Giang đã được xác định ranh giới tương đối ổn định.
Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 01 thị xã (Bắc
Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang)
Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, dưới chính thể mới của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, ngày 30-04-1962, một số xã của Hoàng Su Phì được chia thành nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


xã nhỏ, trong đó xã Tụ Nhân chia thành 5 xã gồm: Tụ Nhân, Đản Ván, Thèn Chú
Phùng, Pố Lồ, Chiên Phố, xã Bản Máy chia thành 5 xã gồm: Bản Phùng, Bản Máy,
Bản Pắng, Nàn Xỉn, Thàng Tín; xã Chí Cà chia thành 2 xã: Chí Cà, Pà Vầy Sủ [49].
Đến ngày 13-12-1962, xã Thèn Chú Thùng đổi tên là Thèn Chu Phìn; đồng
thời chia các xã Trung Thịnh thành 6 xã: Việt Thái, Trung Thịnh, Ngán Chiên, Thu
Tà, Nàng Đôn, Pờ Ly Ngài; xã Chế Là thành 4 xã: Cốc Rế, Tả Nhìu, Chế Là, Nấm
Dẩn; xã Cốc Pài thành 3 xã: Cốc Pài, Nàn Ma, Bản Ngò.
Ngày 01/04/1965, Chính phủ ra Quyết định số 49-CP về việc chia tách huyện

Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần. theo đó 17 xã bao gồm: Cốc
Pài, Bản Máy, Nàn Xỉn, Xín Mần, Bản Díu, Chí Cà, Thèn Phàng, Pà Vầy Sủ, Ngán
Chiên, Cốc Rế, Tả Nhìu, Thu Tà, Nàn Ma, Bản Ngò, Chế Là, Nấm Dẩn, Tân Nam
của huyện Hoàng Su Phì tách thành huyện Xín Mần [50].
Ngày 18/11/1983, Quyết định số 136/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành
chính, theo đó các xã Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên của Bắc Quang đã tách
ra để sáp nhập vào huyện Xín Mần; tách các xã Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Xuân
Minh để sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì; tách các xã Thượng Sơn, Quảng Ngần,
Trung Thành, Bạch Ngọc, Việt Lâm và thị trấn nông trường Việt Lâm để sáp nhập
vào huyện Vị Xuyên [50].
Ngày 24 tháng 12 năm 2003 huyện Quang Bình được thành lập theo Nghị định
146/2003/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tách từ 11 xã của huyện Bắc Quang (Bản
Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng lang, Xuân Giang, Nà Khương , Yên Hà, Tiên Yên,
Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng), 2 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Tiên Nguyên,
Xuân Minh) và 1 xã thuộc huyện Xín Mần là Tân Nam. Huyện có 15 đơn vị hành
chính, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn [48].
1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình
1.3.1. Các thành phần dân tộc
Quang Bình là một huyện vùng núi thấp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà
Giang, có hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Kinh, Mông, Dao, Nùng, Pà
Thẻn, Sán Chay, Lô Lô, Mường,… Thuộc các nhóm ngôn ngữ: Tày - Thái, Tạng Miến, Mông - Dao, Ka - Đai. Có thể nói đây là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng
nhau sinh sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện Quang Bình tháng 9 năm 2013 thì

toàn huyện có 13,736 hộ với 62,189 nhân khẩu, được phân bố theo các dân tộc như
trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân tộc huyện Quang Bình
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quang Bình, 2013)

Trên cơ sở tư liệu và khảo sát thực tế tại 14 xã và 1 thị trấn của huyện Quang
bình, có thể khái quát về các thành phần dân tộc của huyện như sau:
- Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày - Thái. Ở Hà Giang, dân
tộc Tày có khoảng 180.670 người, chiếm 23,19% dân số trong tỉnh. Người Tày ở Hà
Giang được chia làm 2 nhóm, nhóm Tày Đen (Tày Đăm) cư trú ở huyện Hoàng Su
Phì, Xín Mần, nhóm Tày Trắng (Tày Khao) cư trú ở huyện Bắc Quang, Quang Bình,
Vị Xuyên, Bắc Mê .
Tại Quang Bình dân tộc Tày có số lượng đông nhất (28.634 người) chiếm tới
46,01% dân số toàn huyện, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng thấp như: xã Xuân Giang
(4.550 người), thị trấn Yên Bình, xã Tiên Yên, xã Vĩ Thượng (trên 3.000 người) với
nguồn sống chính là trồng lúa và chăn nuôi hộ gia đình ven các sông, suối lớn, trên
những cánh đồng màu mỡ trong các thung lũng chân núi, đồng thời còn giỏi nghề thủ
công như: đan lát. Người Tày ở Quang Bình còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc
sắc và có nhiều tri thức dân gian còn được lưu truyền.
Dân tộc Tày ở Quang Bình có ba bộ phận hợp thành bao gồm: Tày bản địa
(Thổ), Tày gốc Kinh từ miền xuôi lên, Tày có nguồn gốc từ Trung Quốc (Ngạn).
Trong đó thì bộ phận Tày bản địa vẫn chiếm ưu thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15

http://www. lrc.tnu.edu.vn/



- Dân tộc Dao
Về lịch sử tộc người, hầu hết các nhóm Dao đều lưu truyền rộng rãi câu
chuyện huyền thoại về con long khuyển có tên Bàn Hồ là thủy tổ của người Dao mà
đến nay vẫn được thờ cúng tôn nghiêm trong mỗi gia đình. Qua các tư liệu cho ta biết
nguồn gốc của người Dao là từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam, quá trình di cư là
một thời kì dài bắt đầu từ khoảng thế kỉ XVIII cho đến những năm 40 của thế kỉ XX.
Ở Quang Bình dân tộc Dao chiếm 22% dân số, là dân tộc có số dân đông thứ
hai sau dân tộc Tày ở Quang Bình. Người Dao ở Quang Bình thuộc các nhóm: Dao
Tiền, Dao Đỏ và Dao Lô Giang. Nguồn sống chính của họ là nông nghiệp nương rẫy,
ruộng bậc thang, ngoài ra còn có nghề trồng bông, kéo sợi, nhuộm chàm… Người
Dao ở Quang Bình có mặt ở tất cả các xã, trong đó tập trung đông nhất ở 4 xã: Tiên
Nguyên, Xuân Minh, Bằng Lang, Bản Rịa.
Hiện nay người Dao ở Quang Bình vẫn lưu được những nét văn hóa truyền
thống như: các truyện cổ tích, những điệu hát dân ca trữ tình…
- Dân tộc Kinh
Tại Quang Bình, dân tộc Kinh có số dân đông thứ 3 sau dân tộc Tày và Dao về
dân số (chiếm 9% dân số toàn huyện) với 5.672 người, sinh sống ở tất cả các xã
nhưng đông nhất ở thị trấn Yên Bình và xã Vĩ Thượng.
Về nguồn gốc người Kinh ở Quang Bình có 4 bộ phận chính: Một là những
người lên buôn bán hoặc tham gia các sự nghiệp hành chính, người nghèo tha phương
cầu thực lên miền núi làm ăn. Hai là bộ phận là quan quân của triều đình phong kiến
được cử lên trấn giữ ở miền biên viễn xa xôi này, đặc biệt dưới thời Nguyễn với
chính sách lưu quan, một bộ phận quan lại khi lên đây đã mang cả gia quyến của
mình đi cùng và ở lại, lâu ngày con cháu trở thành bộ phận Tày bản địa. Ba là con,
cháu của các quan quân nhà Mạc bị thất thủ chạy lên Cao Bằng, một phần đã sang Hà
Giang lãnh nạn. Ngoài ra, trong cuộc vận động tiến tới tổng khởi nghĩa năm 1945 số
người Kinh lên Hà Giang ngày càng nhiều. Đó là những cán bộ, bộ đội đi tuyên
truyền vận động cách mạng, tổ chức khởi nghĩa vũ trang, tham gia chiến đấu. Bên
cạnh đó còn bộ phận những gia đình đi tản cư, rời bỏ vùng bị địch tạm chiếm lên Hà

Giang. Sau năm 1954, một số cán bộ, bộ đội và những gia đình tản cư trở lại miền
xuôi, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ đã ở lại lập nghiệp trên mảnh đất Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

16

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


Giang. Trong quá trình sinh sống, người Kinh đã có ảnh hưởng ít nhiều bởi các dân
tộc thiểu số cùng cộng cư trên địa bàn, tuy nhiên vẫn bảo tồn được những nét văn hóa
của dân tộc mình, tiêu biểu là ngôn ngữ và một số tập quán.
- Dân tộc La Chí
Dân tộc La Chí tập trung chủ yếu ở tỉnh Hà Giang với 12.072 người, chiếm
91,7% tổng số người La Chí tại Việt Nam (theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009). Đây là dân tộc cư trú lâu đời ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Theo
truyền thuyết của người La Chí thì họ là con cháu của Hoàng Dân Thùng (một số
khác gọi là Hoàng Văn Đồng) là một tù trưởng ở xã Tụ Long, tỉnh Tuyên Quang từ
cuối thế kỉ XVIII.
Tại Quang Bình dân tộc La Chí có 3.111 người (chiếm 5% dân số toàn huyện),
tập trung ở các xã: Nà Khương, thị trấn Yên Bình, Yên Thành, Vĩ Thượng, Xuân
Giang, đặc điểm canh tác của người La Chí ở huyện Quang Bình là trồng lúa nước
trên ruộng bậc thang, trồng ngô và hoa màu trên nương. Ngoài ra còn lưu giữ các
nghề thủ công như: dệt vải bông, đan lát. Ở xã Yên Thành và xã Xuân Giang còn có
thêm nghề rèn. Người La Chí có đời sống tinh thần phong phú. Những ngày lễ tết trai
gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây và sử dụng lá cây làm đàn môi.
- Dân tộc Mông
Dân tộc Mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Mông - Dao. Trước
đây còn gọi là người Mèo, ở Trung Quốc Mông được gọi là người Miêu, ở Lào gọi là
người Mẹo.

Về nguồn gốc của người Mông ở Việt Nam, một số tài liệu cho rằng người
Mông đều di cư từ Trung Quốc sang chia thành nhiều đợt, trong đó có ba đợt chính.
Đợt thứ nhất: Vào đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc (cách đây trên 300 năm)
phong trào của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “cải tổ quy lưu” bị thất
bại, khoảng 100 hộ người Miêu đã đi từ Quý Châu đến khu vực các huyện Mèo Vạc,
Đồng Văn (Hà Giang). Từ đây, họ tiếp tục di cư vào sâu hơn các tỉnh ở Đông Bắc
Việt Nam. Đợt thứ hai: Cách đây trên 200 năm, phong trào khởi nghĩa của người
Miêu ở Quý Châu bị thất bại, một bộ phận người Miêu ở các tỉnh Quý Châu, Vân
Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) đã di cư sang Việt Nam với hai nhóm: một nhóm
khoảng trên 100 hộ đi vào khu vực Đồng Văn (Hà Giang). Một nhóm khác ít người
hơn đi vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai). Sau đó một số hộ lại tiếp tục di cư
đến các tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam. Đợt thứ ba: diễn ra vào khoảng thời gian
diễn ra phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có người Miêu tham gia chống
lại triều đình Mãn Thanh (1840 - 1868) nhưng bị thất bại nên phải di cư lánh nạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

17

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


×