Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỂ DỤC 6 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học Đội Hình Đội Ngũ lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.06 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Văn Nhường
Năm sinh: 1978
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại Học Giáo Dục Thể Chất.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy Lớp.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một môn học với nhiều chủ
đề khác nhau, trong đó có chủ đề “Đội hình đội ngũ”của lớp 6 là phần tương đối
khó, vì khẩu lệnh khô cứng gây khó khăn trong việc phát khẩu lệnh của học sinh, từ
đó học sinh khó học thuộc một cách chính xác, ít trò chơi, học sinh dễ nhàm chán.
Khi nói đến “Đội hình đội ngũ” thì không phải là vấn đế mới, các em đã được học
ở các lớp tiểu học. Đặc biệt là ở lứa tuổi của các em học sinh Trung học cơ sở, cụ
thể là học sinh khối lớp 6 thì chưa phải là người lớn, cũng không phải trẻ con. Các
nội dung đội hình đội ngũ ở lớp 6 tương đối nhiều, học sinh chưa nắm chính xác
các khẩu lệnh, nhưng hầu hết học sinh đã được học ở tiểu học. Tuy nhiên mức độ
yêu cầu thực hiện các kĩ năng đòi hỏi chính xác hơn. Các em thường ngần ngại khi
phát các khẩu lệnh, và ít trò chơi nên dễ chán. Để khắc phục những hạn chế nêu
trên từ kinh nghiệm giảng dạy của những năm trước, tôi mạnh dạn hệ thống hóa các
“Khẩu lệnh” và đưa thêm trò chơi vào khi giảng dạy nội dung “Đội hình đội ngũ”
lớp 6. Từ đó giúp các em hứng thu tiếp thu kiến thức, giúp các em thực sự vui tươi,
phấn khởi và tin tưởng vào bản thân mình hơn và tiếp tục phấn đấu để đạt thành
tích cao hơn, giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật, yêu thích luyện tập


thể dục thể thao, yêu thích môn học.
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh theo
các tiêu chí “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng tốt hơn, phù hợp
hơn, kết quả đạt cao hơn. Cho nên việc hệ thống hóa các khẩu lệnh và tìm thêm trò
chơi bổ trợ cho “Đội hình đội ngũ” là biện pháp phù hợp, nhẹ nhàng mang tính
giáo dục và tính khích lệ cao.


2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học “Đội Hình Đội Ngũ” lớp 6
trường THCS Thạnh Lợi.
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Dạy học “Đội Hình Đội Ngũ” cho học sinh lớp 6 trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
a/ Thuận lợi:
- Đa số học sinh nhà gần trường cùng thuộc một địa phương; nhìn chung có
nhiều điểm tương đồng.
- Học sinh có tính kỉ luật, ngoan hiền, lễ phép, tích cực tham gia các phong
trào, hoạt động của trường.
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương, các mạnh
thường quân, hội khuyến học, …
- Ban giám hiệu trường quan tâm sâu sắc.
- Giáo viên bộ môn nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh học sinh.
b/ Khó khăn:
- Đa số học sinh từ các trường tiểu học mới chuyển tới.
- Sân chơi bãy tập cho các trường tiểu học thường nhỏ hẹp khó thực hiện hết
các khẩu lệnh của Đội hình đội ngũ, khó tổ chức được các trò chơi về đội hình đội
ngũ.

- Một số học sinh chưa quan tâm đến bộ môn.
- Các nội dung đội hình đội ngũ ở lớp 6 tương đối nhiều, học sinh không nắm
chính xác các khẩu lệnh, nhưng hầu hết học sinh đã được học ở tiểu học. Tuy nhiên
mức độ yêu cầu thực hiện các kĩ năng đòi hỏi chính xác hơn.
- Nội dung đơn điệu dễ nhàm chán, ít trò chơi nên không thu hút được người
học.
- Không gian dạy học loãng nhiều tạp âm phân tán chú ý của người học.
- Xã hội thì muôn màu muôn sắc, khi trẻ ra khỏi nhà là gặp nhiều cám dỗ như:
tiệm game, chat, hàng quán và bao thứ quyến rũ khác…..v…v.
- Học sinh e ngại khi được gọi lên phát khẩu lệnh vì các em sợ sai, vì các khẩu
lệnh phải đúng chính xác. Nên việc luyện tập thêm ở nhà cho nội dung “Đội hình
Đội ngũ” khó thực hiện. Từ đó tôi mạnh dạng đế ra một số giải pháp sau:
3.1 Hệ thống hóa các khẩu lệnh.
- Có thể soạn sẵn các khẩu lệnh thuộc đội hình đội ngũ lớp 6, cho học sinh
học hoặc chép lại để học các khẩu lệnh đó.
- Từ đó học sinh có thể so sánh sự giống, khác nhau giữa hàng dọc và hàng
ngang,…v…vv. Học sinh tự tin khi phát khẩu lệnh để tự tập ở nhà, không bị nhầm
lẫn giữa các khẩu lệnh, hoặc ghép các khẩu lệnh, hay hô sai khẩu lệnh.
- Ví dụ: như học sinh chưa phân biệt được dàn hàng dọc và dàn hàng ngang
mặc dù hai khẩu lệnh khá khác nhau.


+ Học sinh thường đọc sai khẩu lệnh là: “em a làm chuẩn cự li dãn cách …..
một sãy tay” thay vì khẩu lệnh phải phát đúng là:
Khẩu lệnh dàn hàng ngang là “Em A làm chuẩn, cách 1 (sải) tay….dàn hàng!”.
Khẩu lệnh dàn hàng dọc là “Em A làm chuẩn, cự li 1 (sải) tay….giãn hàng!”.
+ Hoặc học sinh hay ghép 2 khẩu lệnh thành 1 như “ Thành 1 hàng dọc
….trước thằng”. Nếu đúng phải là khẩu lệnh tập hợp “(Nhóm, Lớp, tổ) Thành 1..
(2,3,4) hàng dọc… tập hợp!” và khẩu lệnh Dóng hàng dọc Là “Nhìn trước…
thẳng !”.

Nhận thấy được nguyên nhân sai của học sinh, bản thân tôi mạnh dạn xây
dựng bảng hệ thống các khẩu lệnh khó nhớ và dễ nhằm lẫn sau đó có thể phô tô
hoặc hướng dẫn học sinh học đúng các khẩu lệnh và cho học sinh học hoặc cho học
sinh chép lại các khẩu lệnh lại. Để học sinh học thêm ở nhà.
TT
01
02
03

Nội dung
Tập hợp hàng dọc

Khẩu lệnh
“Thành 1.2,3,4 hàng dọc..tập hợp!”

Dóng hàng dọc

“ Nhìn trước ... thẳng!”

Điểm số từ 1 đến hết

04

Điểm số 1-2,1-2….đến hết

05
06
07
08


Quay phải
Quay trái
Quay đằng sau
Dàn hàng ngang

09

Dàn hàng dọc

10

Dồn hàng

11
12
13
14
15

Tập hợp hàng ngang

“Từng tổ (hoặc cả lớp) từ 1 đến hết …
điểm số!”
“Từng tổ (hoặc cả lớp) Theo 1-2,1-2 …
điểm số!”
“Bên phải….quay!”
“Bên trái….quay!”
“Đằng sau …..quay!”
“Em A làm chuẩn, cách một sải (cánh)
tay…dàn hàng!”

“Em A làm chuẩn, cự li một sải (cánh)
tay…giãn hàng!”
“Em A làm chuẩn, (HS a giơ tay và hô có)
…dồn hàng!”
“Thành 1.2,3,4 hàng ngang ..tập hợp!”

Dóng hàng ngang

“ Nhìn phải (trái) ... thẳng!”

Giậm chân tại chổ
Đi đều
Đứng lại

“Giậm chân tại chổ….giậm!”
“Đi đều…bước!”
“Đứng lại ….đứng!”

Khi học sinh đã nắm vững các khẩu lệnh, học sinh sẽ tự tin khi phát các khẩu
lệnh và không bị nhầm lẫn khi thực hiện các khẩu lệnh. Việc thực hiện theo các
khẩu lệnh được triển khai nhanh chóng giúp cho giáo viên đỡ tốn thời gian và nhắc
nhỡ học sinh sau mỗi khẩu lệnh. Khi học sinh tự tin thực hiện các khẩu lệnh tôi lại
kích thích học sinh bằng cách thực hiện giải pháp tiếp theo.


3.2 Đưa thêm trò chơi vào bài học “Đội hình đội ngũ”.
- Thông thường trong sách thể dục lớp 6 có rất ít trò chơi về “Đội hình đội
ngũ”. Nên học sinh dễ nhàm chán, chưa kích thích tính đối kháng thi đua học tập
của học sinh. Nên việc đưa thêm trò chơi vào bài học là một việc hết sức cần thiết
giúp học sinh ham thích học tập và khắc sâu cách thực hiện cũng như ghi nhớ khẩu

lệnh.
- Ví dụ: Tùy vào số lượng học sinh của mỗi tổ mà có thể cho xếp thành các
hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật…… để các tổ thi đấu với nhau xem tổ
nào xếp nhanh và đẹp, qua trò chơi có thể giáo dục tính kỉ luật và tính thẩm mĩ cho
cho học sinh.
- Cụ thể trò chơi như sau:
3.2.1 Tên trò chơi: “Xếp hình nhanh”
- Chuẩn bị: Nếu mỗi tổ có 12 HS thì xếp hình vuông,10 HS thì xếp hình chữ
nhật, nếu 9 học sinh thì xếp hình tam giác,…..
- Cách chơi: Sau khi trọng tài thổi còi các tổ nhanh chóng di chuyển đến vị
trí qui định xếp thành hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, …… xung quanh
cây cờ (ghế). Tổ nào hoàn thành trước và các cạnh của hình thẳng và đẹp, đúng cự
li là tổ đó thắng cuộc.
+Có thể nâng dần độ khó của tró chơi lên như Khoảng cách 1 (sải), (chống),
(cánh) tay. Nhằm kích thích hứng thú cho học sinh.
- Ý nghĩa của trò chơi này giúp các em có ý thức kỉ luật và tăng tính “Đoàn
kết” trong quá trình tập hợp…..
3.2.2 Tên trò chơi: “Hình vuông (Tròn, Tam giác) … di động”
- Chuẩn bị: Kẽ hai vạch cách nhau từ 5 đến 10m, tùy theo số lượng học sinh
tham gia và đội tham gia chơi để cắm 2 – 4 lá cờ. Học sinh tập hợp thành các hình
vuông, tròn, tam giác dứng ngay lá cờ hoặc vạch Xuất phát.
- Cách chơi: Sau khi trọng tài thổi còi các tổ nhanh chóng di chuyển hình
vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, của tổ đến vị trí qui định …… xung quanh
cây cờ (ghế). Tổ nào hoàn thành trước và các cạnh của hình thẳng và đẹp, đúng cự
li là tổ đó thắng cuộc. trong quá trình di chuyển hình không bị tách rời hoặc bị thay
đồi.
- Ý nghĩa của trò chơi này giúp các em có ý thức kỉ luật và tăng tính đồng
đều trong quá trình di chuyển có thể bổ trợ tốt cho nội dung đi đều…..
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:

Ngoài các giải pháp cơ bản trên còn có rất nhiều giải pháp khác. Nhưng với
tôi, trong thời gian qua đã áp dụng hai giải pháp nêu trên một cách đồng bộ và dể
dàng vì nó không tốn nhiều kinh phí và thời gian nhưng hiệu quả mang lại là hết
sức khả quan. Kết quả kiểm tra trên học sinh của mình bản thân nhận thấy học sinh
khối 6 năm học 2015 – 2016 của trường THCS Thạnh Lợi rất thích học môn Thề
dục, nhất là những tiết có nội dung “Đội hình đội ngũ” những giải pháp nêu trên


phần nào góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy “Đội hình đội ngũ”
cho học sinh khối 6. Tăng thêm hứng thú học tập nội dung “Đội hình Đội ngũ” nói
riêng, giúp các em yêu thích học bộ môn thể dục nói chung và thích luyện tập thề
dục thể thao góp phần tích cực trong giáo dục đạo đức hình thành nhân cách tốt cho
học sinh của trường trong thời gian qua. Tạo thuận lợi trong việc đổi mới phương
pháp giảng dạy của bộ môn.
4.2. Phạm vi áp dụng:
Bước đầu đã áp dụng cho khối 6 ở trường THCS Thạnh Lợi trong năm học
2015 – 2016 đạt kết quả khả quan, từ đó tạo sư thuận lợi cho người giáo viên trong
công tác đổi mới phương pháp giảng dạy vì giáo viên có thể kiểm soát được thời
gian triển khai đội hình tập luyện. Có thể nhân rộng ra áp dụng cho nhiều trường
trong huyện Tháp Mười, kể cả các trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1 Về phía học sinh:
- Học sinh hứng thú học tập trong những tiết có phần Đội hình đội ngũ nói
riêng, tiết học thể dục nói chung, tăng tính kỉ luật, ý thức đạo đức tốt và có nhiều
tiến bộ trong học tập.
- Học sinh có động cơ học tập và mục tiêu học tập đúng đắn.
- Học sinh ngoan, hiền, lễ phép.
- Học sinh biết tôn trọng, quý mến thầy cô xem thầy cô như một tấm gương
để học tập, noi theo.
- Tích cực luyện tập trong giờ học “Đội hình đội ngũ” và môn thể dục, biết

yêu thương quan tâm giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
- Kết quả kiểm tra học sinh phần “Đội hình đội ngũ” học sinh lớp 6 năm học
2015 – 2016 của trường có 100% học sinh được xếp loại “Đạt” từ mức khá trở lên.
5.2 Về phía giáo viên:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Tạo được sự tín nhiệm, tin yêu và tôn trọng của học sinh, gia đình và nhà
trường. Đồng thời nó là tiền đề để chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy được dễ dàng hơn trong các năm tiếp theo bởi vì trong giảng dạy tất cả các
khối các lớp và các nội dung đều phải sử dụng đội hình đội ngũ để triển khai. Chính
vì có triển khai hiệu quả đội hình tập luyện giúp cho người giáo viên tự tin quản lí
thời gian bị động trên tiết dạy.
5.2 Về phía nhà trường:
- Nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục. Hình thành nhân cách đạo đức tốt
cho học sinh.
- Khắc phục tình trạng học sinh nhàm chán , không có động cơ học tập đúng
đắn, tiết học sinh động hơn.


Những giải pháp nêu trên đã dể dàng áp dụng được ở trường THCS Thạnh
Lợi trong thời gian qua. Nếu được nhân rộng trong toàn huyện Tháp Mười sẽ góp
phần tích cực trong công tác đổi mới phương pháp giãng dạy ở các năm tiếp theo.
Đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn, tăng thêm tinh thần đoàn kết tốt trong học
sinh.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới của bản thân tôi trong
năm 2015 – 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)


Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo

Nguyễn Văn Nhường



×