Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sang kien kinh nghiem Thực trạng và một số biện pháp nhằm nang cao giao duc dao duc hoc sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.84 KB, 13 trang )

Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về cơ sở lý luận
- Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn”,
nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất,
nhưng do mơi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính cách, tính tình
khác nhau.
Mạnh Tử nhìn con người từ khía cạnh xã hội học, cho rằng con người được
sinh ra trong cộng đồng, có tình thương của cha mẹ, anh em, bè bạn nên bản tính
ban đầu lương thiện, nhưng khi tiếp xúc, học tập trong các điều kiện xã hội khác
nhau thì tính tình ắt sẽ khác nhau. Từ đó có thể khẳng định qua mọi thời đại, giáo
dục chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đến con người, nhất là sự hình thành
nhân cách con người.
Luật Giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là
giúp cho học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm cơng dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Mục tiêu của giáo dục đã chỉ rõ là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo
đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để
con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. “Cao cả thay cái chức vị
làm người trên trái đất”(M.Gorki), vậy cái gì đã làm nên hai chữ “cao cả ” trong
chức vị làm người ? Phải chăng đó chính là cái tài, cái tâm, cái đức ? Xưa, Đại thi
hào Nguyễn Du nói : “Chữ tâm kia mới bàng ba chữ tài”. Nay Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà
khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và các luận điểm đã nêu trong Luật Giáo dục, một trong những
mục tiêu giáo dục đã đề ra trong năm học này là : Tạo chuyển biến thật sự về chất
lượng giáo dục tồn diện cho học sinh các cấp, các ngành học cả về văn hóa, đạo


đức, lối sống, nếp sống. Tăng tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi, học sinh có hạnh
kiểm tốt; giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém, học sinh có hạnh kiểm trung
bình, hạnh kiểm yếu. Xây dựng mơi trường giáo dục trong và ngồi nhà trường
trong sạch, lành mạnh. Từng nhà trường xây dựng được nề nếp giáo dục tốt, tổ
chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có chất lượng, hiệu quả…….
Nhiệm vụ trọng tâm: -Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Hai
khơng”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
1


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

tích cực”. ………….
Trong đó cần chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm tạo mơi trường giáo
dục lành mạnh, khuyến khích học sinh thi đua rèn đức, luyện tài, nhằm đào tạo
thế hệ học sinh phát triển tồn diện : trí - đức - thể -mỹ - nghề.
Về cơ sở thực tiễn
Hội nhập kinh tế Quốc tế ngồi mặt tích cực của nó còn làm phát sinh
những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội
nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn,
reo rắc lối sống tự do bng thả khơng phù hợp với những giá trị đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu
sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức
trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển,
khơng có tính tự chủ dễ bị lơi cuốn vào những việc xấu, thiếu ý chí vươn lên và
thiếu niềm tin vào cuộc sống.

Trong nhà trường phổ thơng nói chung và ....nói riêng, số học sinh vi phạm
đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành “nhóm" bạo hành
trong trường học đáng được báo động. Một số bộ phận giáo viên chú trọng đến
việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ mơn GDCD, thờ ơ khơng chú ý đến việc
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Về quan điểm cá nhân
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào cơng tác giáo dục
đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc
vận động, phong trào thi đua của trường, lớp.. ..Từ thực tiễn cơng tác hoạt động
Đồn và giảng dạy học sinh ở trường , tơi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề
ra biện pháp về cơng tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng của người giáo viên. Tơi thiết nghĩ: Đối với mỗi nhà trường, điều
cần giáo dục học sinh trước hết phải coi trọng: “Tiên học lễ, hậu học văn”.Đó là
lý do tại sao tơi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng của cơng tác giáo dục đạo đức học sinh ở
trường , thơng qua đó đề ra biện pháp giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu
quả giúp cho các em trở thành những người cơng dân tốt trong xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về cơng tác giáo dục rèn luyện đạo đức học sinh ở trường
THPT.

2


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng đạo đức học sinh THPT cũng như cơng tác giáo

dục đạo đức học sinh, ngun nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến cơng tác
giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
trong giai đoạn hiện nay.
5. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của
trường THPT .... Tân Trào- huyện Sơn Dương - tỉnh Tun Quang năm học 2016
– 2017.
B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I
Thực trạng đạo đức của học sinh THPT hiện nay
I. Thực trạng chung về đạo đức của học sinh hiện nay
1.Đặc điểm
1.1 Nói văng tục, chửi thề:
Hiện nay, hiện tượng học sinh chửi thề, nói tục khơng còn là cá biệt xảy ra ở
bất cứ nơi nào dù là trường học hay bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Phật ý một chút
là chửi, bạn bè khơng nghe theo mình cũng chửi và cũng khơng hiếm những học
sinh chửi cả những người lớn hơn mình. Một số ít học sinh thêm vào đầu những
câu nói của mình những chữ văng tục chỉ để bạn bè thấy mình oai hơn, nổi trội
hơn.
Hiện tượng này phổ biến một phần là nghe từ gia đình hay hàng xóm, một phần
là do các bạn cùng lớp chửi thề, nói tục nếu khơng nói như họ, sẽ bị lạc lõng,
khơng hòa nhập, một phần do phim ảnh bạo lực.
1.2 u sớm
Dù ở xã hội nào hay thời nào đi chăng nữa, đối với cái tuổi còn cắp sách
đến trường thì hầu như còn q sớm để có thể hiểu được nghĩ của hai chữ “tình
u” và có suy nghĩ lệch lạc về nó. Thế nhưng “u sớm” lại trở thành một loại
“mốt” rất được học sinh THPT ưa chuộng và đơi khi một số học sinh lại nhận
thức rất sai lệch về tình u. Các em nghĩ : ''Đã u là phải u hết mình” mà
khơng hề nghĩ đến hậu quả sau này. Có bạn còn lập luận: “Học khơng u phí

hồi tuổi trẻ” nên đã u hết mình với tình u tuổi trẻ.
1.3 Kém ý thức:
Tình trạng học sinh đi học muộn, bỏ học khơng lý do ngày càng tăng.
Thêm vào đó là các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, trộm xe, trộm đồ của bạn, chơi
game….là tiếng chng cảnh báo ý thức, đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp
trầm trọng.
Bên cạnh đó, các khu du lịch, trường học, con đường là nơi học sinh có thể
tự do xả rác. Trong lớp học, dù là nam hay nữ đều có thể ăn q một cách thản
nhiên, vơ tư như khơng có chuyện gì. Có rất nhiều bạn khi ăn xong khơng chịu
3


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

đem rác đi bỏ vào thùng mà vứt ngay sân trường hoặc lớp học.
1.4 Đụng và đánh
Đây là hiện tượng mà người ta vẫn cho rằng là bình thường ở các nam sinh
đang bước vào tuổi mới lớn. Thế nhưng thật khơng bình thường khi các bạn gái
cũng khơng là ngoại lệ. Chỉ cần có một người “chảnh” hay kênh kiệu một chút thì
cho dù hai người khơng thù khơng ốn, họ cũng đập nốt với lý do: “Đập cho bỏ
ghét”, hay chỉ cần một cơ gái tươi cười, nói chuyện, comment thường xun trên
blog của bạn trai mình, họ liền rủ băng nhóm của họ đến: ''Đập cho chừa''. Những
người đi đường khơng dám can ngăn vì sợ bị vạ lây, một số học sinh khác lại hơ
hò, cỗ vũ để tăng thêm khí thế.
1.5 Đua xe, đi qn hát:
Học sinh tụ tập lại đua xe cũng khơng phải hiếm. Những nam sinh được gia
đình trang bị cho xe máy, xe đạp điện, xe điện đắt tiền chở bạn gái lạng lách,
đánh võng ngồi đường, thậm chí tiếng còi xe rất là ghê rợn.
Hằng đêm trong những qn Karaoke cuồng quay tiếng nhạc ầm ĩ khơng hề thiếu

bóng những khn mặt non choẹt đang đốt thời gian và tiền của tại nơi làm cho
con người dễ sa ngã, nhất là học sinh chưa có bản lĩnh trong cuộc sống.
1.6 Nói xấu nhau:
Nói xấu nhau là một tính xấu mà hầu hết học sinh đều mắc phải. Chỉ cần có
một bạn xinh đẹp, năng động hay giỏi giang hơn mình thì liền đâm ra ghét, nói
xấu người đó. Đó là biểu hiện của sự ghen tị.
Hiện tượng này hầu như là do được gia đình nng chiều từ nhỏ, nên cái
''tơi'' rất lớn nên khơng chấp nhận có người hơn mình.
2. Kết quả
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
Nội dung khảo sát

Tiểu học

THCS

THPT

Tỉ lệ đi học khơng đúng giờ (%)

20

21

58

Tỉ lệ quay cóp

8


55

60

Tỉ lệ nói dối cha mẹ

22

50

64

Tỉ lệ khơng chấp hành luật giao thơng

4

35

70

Kết quả điều tra nghiên cứu đạo đức HSSV của Viện Nghiên cứu Giáo dục
4


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT
Biểu hiện vi phạm đạo đức

Lớp 5


Lớp 9

Lớp 10

ĐH

Nói tục

6%

34%

43%

68%

Xả rác

0%

3%

8%

80%

Đánh bạc

0%


33%

59%

41%

Nói dối

0%

0%

3%

83%

Kết quả khảo sát học sinh đầu năm học 2016 – 2017 tại Trường THPT .... Tân
Trào.
Lớp

HẠNH KIỂM

Tổng số HS
Tốt

Khá

TB

Yếu


10

250

86

67

84

13

11

222

83

63

68

8

12

161

81


49

26

5

Cộng

633

250

179

178

26

II. Thực trạng đạo đức của học sinh Trường THPT .... Tân Trào
1.Đặc điểm
+ Học sinh bỏ học với nhiều lý do có xu thế gia tăng, chủ yếu là do sự thiếu quan
tâm của gia đình hay chơi bời dẫn đến học yếu rồi bỏ học.
+ Tình trạng học sinh đi học muộn từ đầu năm đến nay đáng báo động. Hầu như
lớp học nào đầu giờ cũng có học sinh đi học muộn, nhất là những ngày trời mưa.
Và những học sinh đi học muộn thì khơng về nhà mà đứng trước cổng trường tìm
cơ hội để được vào lớp mà khơng bị GVCN phát hiện hoặc lang thang ngồi qn
“giết” thời gian chờ giờ trường tan học.
+ Tình trạng học sinh “đam mê” điện tử q mức, chơi lơ đề dẫn đến “cắm” xe,
bỏ học, dối trá gia đình, trộm đồ của bạn…

+ “ Bạo lực học đường” trở thành một vấn đề nóng trong tồn xã hội, nó len lỏi
đến khắp mọi nơi. ....khơng là một ngoại lệ. Đây là một vấn đề báo động về “tính
hiếu chiến” trong học sinh.
+ Hiện tượng học sinh quan hệ chơi bời với những phần tử xấu ngồi trường và
các học sinh hư ở các trường khác trong huyện. Những học sinh giao du với phần
tử ngồi trường thường là những học sinh lười học, ham chơi, thích sành điệu,
đua đòi, học mốt ngơi sao, u sớm, …

5


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

+ Một số học sinh còn mải mê u đương mà bỏ bê việc học hành. Các em quan
niệm: Học sinh cấp ba mà khơng u thì “cổ hủ”, lạc hậu, khơng “âu hóa”. Có
những học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba đã tự hào mình từng trải qua vài ba mối
tình rồi và có những học sinh đang học đã xin phép được nghỉ học để ở nhà đi lấy
chồng …..
+ Hiện tượng mang điện thoại vào trong giờ học khá phổ biến, thậm chí sử dụng
cả khi làm bài thi và kiểm tra….
+ Tình trạng học sinh văng tục, chửi thề khơng phải là “hĩ hữu”, đa phần rơi vào
học sinh cá biệt. Có những học sinh hùng hổ phát biếu rằng dùng từ “nóng” mới
“sành điệu”, mới “người lớn”.
+ Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp còn kém, vẫn còn hiện tượng học sinh vừa
học vưa ăn q bỏ rác ra lớp học, ngồi lên bàn học.
III. Ngun nhân
Thứ nhất: Sự thiếu quan tâm của gia đình, một số bậc phụ huynh cũng vì lo toan
cuộc sống mưu sinh đi làm cơng ty để con tự ở nhà một minh mà coi nhẹ việc
giáo dục con cái, vì thế họ thường có tâm lý phó mặc cho Nhà trường; bạo lực

còn bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình khơng êm ấm. Nhiều học sinh quậy
phá có ngun nhân từ tâm lý khơng ổn định, ở nhà khơng được quan tâm nhiều.
Chỉ đến khi có thơng báo về gia đình họp kỷ luật học sinh lúc đó phụ huynh mới
giật mình vì bất ngờ cho rằng ở nhà con cháu ngoan lắm!!!
Thứ hai: Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng
đang đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá
giả, được nng chiều thái q; khi con bảo cần tiền là cha mẹ sẵn sàng cho mà
khơng cần biết con dung làm gì hay con u cầu mua điện thoai là bố mẹ sẵn
sàng mua ln từ đó dẫn đến việc dùng đồng tiền vào những mục đích khơng
lành mạnh.
Thứ ba: Sự bùng nổ của thơng tin: Dưới sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, của
Điện thoại di động, của Internet, của phim ảnh, của các Website đen đã tác động
khơng nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh. Việc sử dụng
điện thoại di động của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập hại, vì mục tiêu
học tập thì ít mà cho “chát chít”, u đương thì nhiều. Mạng Internet, phim ảnh,
hệ thống chức năng thẻ nhớ trên Điện thoại di động cũng là những phương tiện
gián tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò, hiếu động của tuổi
trẻ…. và nhiều kênh thơng tin khác cũng khiến cho nhiều học sinh lao vào như
con thiêu thân. Việc học sinh mê game, chát ảnh hưởng từ phim: thích quen
"hồng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đơ vật kiểu
Mỹ… thường xun vơ lễ với thầy cơ. Nhiều học sinh chỉ chào thầy cơ trong
trường, còn ra đường thì coi như khơng quen biết cũng diễn ra như cơm bữa.
Thứ tư: Vẫn còn tấm gương và cách hành xử của một số người lớn, một số cán
bộ giáo viên chưa mẫu mực, chưa có tính giáo dục cao; nghiệp vụ sư phạm của
6


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT


một bộ phận cán bộ giáo viên còn chưa đổi mới, đặc biệt là đối với học sinh cá
biệt vẫn còn cứng nhắc, chưa lơi cuốn và thuyết phục được học sinh. Khoảng
cách vơ hình giữa thầy và trò còn q lớn. Có nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc
sống, học tập, học sinh khơng thể tâm sự chia sẻ với thầy cơ của mình, để lâu
ngày bị dồn nén, bột phát thành nhiều hành động xấu.
Thứ năm: Khu vực quanh trường có nhiều điểm Internet, qn giải khát. Nơi đây
có thể trở thành điểm tụ tập của học sinh trước và sau giờ học hoặc trong những
giờ trốn học. Đây đồng thời có thể là nơi bắt nguồn cho những xích mích, mâu
thuẫn dẫn đến giải quyết theo băng nhóm, bằng bạo lực.

Chương II
Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường
I. Các phương giáo dục
1. .Phương pháp thuyết phục
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây
dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy mơn Giáo dục cơng
dân, ngồi giờ lên lóp, hướng nghiệp cũng như trong các giờ học mơn khác, giờ
sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
Trên thực tế tính chất giáo dục học sinh trong các bộ mơn khoa học còn
hạn chế. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi 45 phút đa phần bộ phận giáo viên cố
truyền tải nội dung khoa học cơ bản mà để thiếu đi phần giáo dục đạo đức học
sinh.
Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khun bảo, uốn nắn những mặt
chưa tốt. Chủ yếu dựa trên cơng tác chủ nhiệm trong giờ hoặc ngồi giờ lên lớp,
sinh hoạt tập thể.
2. Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho
các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức

của các em thành hành động thực tế:
Thơng qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao
động, hoạt động xã hội đồn thể và sinh hoạt tập thể.
Thơng qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động
tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học
sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy
nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt
7


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

phong trào này; hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt
động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được
dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh
hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lơi kéo trẻ ra ngồi những tác động có hại.
3. .Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức
bên ngồi ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong”
của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh:
Thơng qua những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những u cầu
với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tn
theo để có những hành vi đúng đắn theo u cầu của nhà trường.
Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh
làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các
em khác noi theo; xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác
động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để
răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và
những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, khơng được lạm dụng

phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết
điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh
sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng khơng có lời
nói, cử chỉ thơ bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể
học sinh.
II. Nhận xét
1. Mặt mạnh
Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức,
các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu
và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, khơng
có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức .
Về phía giáo viên ln trao dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự
học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ln là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo.
Về phía Đồn thanh niên tổ chức các chương trình ngoại khóa tun truyền
giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho ĐVTN.
2. Mặt yếu
Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức vẫn còn nhiều, một số
giáo viên chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức thơng qua bài học trên lớp,
còn thờ ơ vơ trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức.
Bên cạnh đó, cơng tác chủ đạo của Đồn thanh niên khơng đáp ứng hết, do
chủ yếu là kiêm nhiệm.

Chương III
8


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT


Một số biện pháp giáo dục đạo đức thực tế tích cực
trong giáo dục hiện nay
Dựa trên tình hình thực tế và những kết quả thu được trong cơng tác giáo
dục đạo đức học sinh THPT hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục khơng
phải là một vấn đề có thể thực hiện chỉ dựa trên một vài phương pháp truyền
thống. Thiết nghĩ, xã hội càng hiện đại, con người nhận thức càng cao thì cần
phải có những biện pháp hiện đại hơn để giáo dục học sinh. Nếu có sự kết hợp
hài hòa giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục hiện
đại thì việc nâng cao nhận thức học sinh về vấn đề đạo đức trở nên sinh động và
dễ dàng hơn nhiều.
Trong cuộc phỏng vấn với ơng Trần Đình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Ban
điều hành Dự án Sáng tạo Giáo dục đã phát biểu rằng: “Tham gia các Câu lạc bộ
sẽ giúp các em hình thành sự tự tin, có tác dụng giảm stress nảy sinh trong q
trình học tập, đồng thời giúp nâng cao sự hiểu biết xã hội, hình thành các giá trị
sống…để các em học tập tích cực, hiệu quả hơn”.
Dưới đây tơi xin đề xuất một vài biện pháp đưa học sinh vào trong hoạt
động giáo dục thực tế tích cực:
1) Thành lập các hội thi, câu lạc bộ
Thi nói tiếng Anh; Thi thuyết trình văn học; Thi nhiều bơng hoa điểm tốt;
Hình thức Hái hoa dân chủ.
Các hoạt động rèn luyện nền nếp, tác phong như: "Nói lời hay, làm việc
tốt". Các phong trào thi đua học tập đạt kết qủa tốt, phong trào tự học, phong trào
giúp đỡ nhau " Đơi bạn cùng tiến" hoặc phong trào “Vượt khó” .
Tổ chức các Câu lạc bộ như Tốn, Văn, Lý, Hóa...và các hoạt động ngoại
khóa khác.
Đọc sách báo, thi kể chuyện theo sách, báo. Đặc biệt, cho học sinh thi kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua hội thi: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Do vậy cần tổ chức (hướng
dẫn, giới thiệu) cho các em đọc, tránh cho các em đọc những cuốn khơng phù
hợp thị hiếu. Tương tự như video, games, học sinh rất đam mê nhưng chỉ mất thì

giờ, hao tổn thần kinh, sức lực.
Các hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực xã hội giúp cho các
em hồ nhập vào đời sống xã hội, rèn luyện những phẩm chất của người cơng dân
tương lai: Sống, làm việc theo pháp luật, đấu tranh chống những thói hư, tật xấu
trong đời sống xã hội (những hành vi phạm pháp). Hiểu và làm theo quyền và
nghĩa vụ của Đồn viên, Thanh niên trong tổ chức hoạt động các đội và trong
cộng đồng xã hội như :
Hoạt động trực tuần của Đội xung kích nhà trường, đội cờ đỏ (kiểm tra thi
đua hàng ngày về nề nếp đầu giờ học... sơ kết hàng tuần). Đội còn quản lý cơ sở
vật chất trường lớp, phát hiện các vụ vi phạm xảy ra.
9


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

Tổ chức các cuộc thi "Tìm hiểu an tồn giao thơng", "Trẻ em với quyền
của trẻ em", "Bảo hiểm với chúng em", Tìm hiểu với tiêu đề “Sau làn khói độc”.
Thực hiện tốt Luật lệ giao thơng. (Vài nơi có thể tổ chức các nhóm bảo vệ
trật tự, an tồn giao thơng, phát hiện hành vi trộm cắp như "Đội xung kích học
đường", "Đội bảo vệ an tồn giao thơng").
Thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật xanh”: Mỗi tháng 1 ngày chủ nhật
các chi đồn thay nhau giữ vệ sinh trong khn viên nhà trường, khu di tích lịch
sử, khu dân cư nơi cư trú.
2) Tổ chức các hình thức hoạt động cơng ích xã hội (Mở rộng theo những nội
dung và hình thức phù hợp với tính phong phú, đa dạng về những khía cạnh ích
lợi trong đời sống xã hội) thể hiện tinh thần " Việc nhỏ nghĩa lớn" của Đồn viên
đối với q khứ, hiện tại và tương lai, giáo dục truyền thống chống ngoại xâm,
văn hóa dân tộc (phong trào “Về nguồn”, “Tiếp bước cha anh”).
Thăm hỏi và tặng q gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt nam anh

hùng nhằm giáo dục cho các em truyền thống anh hùng của dân tộc ta, biết kính
trọng và giúp đỡ các bạn học sinh là con em những gia đình có nhiều cống hiến
cho đất nước.
Đi tìm địa chỉ đỏ, tìm hiểu truyền thống địa phương.
Tìm hiểu truyền thống của Đồn,.. v.v.
3) Tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sống và xây dựng
mơi trường văn hóa lành mạnh ( phong trào “Mơi trường của chúng em”) .
Bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh gây bóng mát.
Giữ gìn vệ sinh trường lớp, (thu nhặt giấy vụn, giữ gìn trường lớp, làng
xóm sạch đẹp).
Bảo vệ cơng trình văn hố nghệ thuật, nghĩa trang, di tích lịch sử, bia
tưởng niệm.
4) Tổ chức hoạt động nhân đạo từ thiện
Các hình thức hoạt động thể hiện tình cảm u thương đùm bọc lẫn nhau,
giúp nhau cùng tiến bộ, góp phần giải quyết những khó khăn thiếu thốn của
ĐVTN, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo quyền được vui chơi, học hành của tuổi thơ.
Động viên những em nghèo, gặp khó khăn vươn lên đạt những thành tích xứng
đáng.
Xây dựng quĩ học bổng tặng học sinh học giỏi, hiếu học, cơng tác tốt.
Thành lập và duy trì hoạt động Hội Chữ thập đỏ của từng chi đồn biểu
hiện tình thương u, chăm sóc sức khoẻ cho nhau, giúp đỡ nhau lúc gặp khó
khăn, hoạn nạn; Tun truyền những tấm gương tiêu biểu, những chuyện người
thật, việc thật: hy sinh cứu bạn, bảo vệ trường lớp……………...
5) Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch
Các hình thức hoạt động dưới dạng sinh hoạt tập thể đáp ứng nhu cầu
nhiều mặt của tuổi thiếu niên, vui khoẻ - học tập tốt; Phát triển tài năng nhiều vẻ;
10


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo

đức học sinh THPT

Tạo điều kiện cho mối quan hệ giao lưu liên nhân cách được phát triển làm cho
đời sống tinh thần của trẻ thêm đa dạng.
Tìm hiểu cuộc sống thiên nhiên, du lịch, cắm trại.
Tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp cơ sở; Hội thi - hội thao, thi thể dục thể
thao...
Các hình thức sinh hoạt tập thể; Hoạt động ngày hè.
* Kết quả học sinh cuối năm học 2016 – 2017 tại Trường THPT .... Tân Trào.

Lớp

HẠNH KIỂM

Tổng số HS
Tốt

Khá

TB

Yếu

10

219

124

71


22

2

11

209

117

64

28

0

12

159

106

40

13

0

Cộng


587

347

175

63

2

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trong các nhà trường có
chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh là
một cơng tác hết sức quan trọng . Đây là một cơng tác có tính đặc biệt, u cầu
nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ
thể, rõ ràng để thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải trong một q trình lâu dài,
phức tạp, đòi hỏi sự cơng phu, kiên trì, liên tục ; có sự thống nhất, có sức mạnh
tổng hợp của nhiều lực lượng trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính,
hồn cảnh của từng đối tượng. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ,
sự tác động đồng thời của ba mơi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã
hội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh lứa tuổi thiếu niên cần thơng qua hai hình
thức cơ bản là:học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đồn thể. Chúng ta
cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến q
trình giáo dục thành q trình tự giáo dục.
Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục, chúng ta lại càng tâm đắc
và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkơ:
"Khơng có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, khơng có nhà sư phạm
11



Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành cơng. Sản phẩm của giáo
dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi
tác động của tồn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả
những yếu tố đó".
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1.Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo :
- Ngành giáo dục cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạo đức cần
trang bị cho học sinh ở từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thơng chặt chẽ.
Những giá trị đạo đức ấy được xây dựng trên cơ sở kết hợp những truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc với u cầu của đất nước thời kì đổi mới, hội nhập
quốc tế.
- Nội dung chương trình mơn giáo dục đạo đức - cơng dân cần xác định
theo hướng tập trung vào những chuẩn mực đạo đức đã xác định, phù hợp với
tâm lý, lứa tuổi học sinh, tránh ơm đồm q nhiều nội dung.
2.Đối với nhà trường :
Cần xác định : trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm
của tồn thể Hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên nhà trường chứ khơng phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì
thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác
phong mẫu mực của nhà giáo ; Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà
trường : giữa Ban Giám hiệu với giáo viên - nhân viên và ngược lại, giũa Ban
giám hiệu với Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường, giữa giáo
viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên, giữa Đồn thanh niên với Cơng
đồn trường và các tổ chun mơn. Việc giáo dục đạo đức học sinh phải được
thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xun, liên tục trong từng tiết

dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và
ngồi nhà trường. Trong đó có thể xác định giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
mơn GDCD và giáo viên các bộ mơn khác có nhiều điều kiện để gần gũi, giáo
dục học sinh hơn.
Phải ln quan tâm đến việc xây dựng mơi trường sư phạm từ cơ sở vật
chất đến tinh thần, khơng khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục
ngày càng cao. Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường, bảo đảm kỷ
cương nền nếp hoạt động có hiệu quả. Thưởng phạt nghiêm minh với học sinh
thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.
12


Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh THPT

Tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục ngồi giờ học tại lớp như : sinh
hoạt đầu tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, hoạt
động văn thể mỹ, cơng tác Đồn Đội, cơng tác xã hội. Tổ chức báo cáo các
chun đề về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý.
Tun truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục nội dung giáo dục
của nhà trường đến phụ huynh học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp
thường xun với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự
đồng thuận, chung sức trong q trình giáo dục học sinh.
3. Đối với địa phương :
Cần quan tâm thường xun đến tình hình an ninh trật tự, an tồn, mỹ quan
khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng qn kinh
doanh có thể có tác động khơng tốt đến học sinh.
Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học
sinh cá biệt ; giúp trường giải quyết những khó khăn ngồi thẩm quyền của
trường.

4.Đối với xã hội :
Tập chung tun truyền gương người tốt, việc tốt, qua đó xây dựng thái độ,
hành vi, cách ứng xử của bản thân phù hợp với chuẩn đạo đức và phù hợp với xã
hội.
Tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục. Quan tâm chăm lo cho Giáo
dục- Đào tạo nói chung và rèn luyện đạo đức cho học sinh nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn!
Minh Thanh, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Giáo viên

…………….

13



×