Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾ TOÁN Một số kinh nghiệm của kế toán trong công tác tiền lương và các khoản trích theo lương các khoản thu chi tại đơn vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.79 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU
LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Ngân
Năm sinh: 1985
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐH kế toán
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Nhân viên kế toán.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG:
1.Thực trạng:
Trải qua nhiều năm đổi mới, đơn vị từng là đơn vị nhỏvàng xa nhất của
huyện Tháp Mười, hiện tại đơn vị có 29 lao động, trong đó có 11 lao động nữ, việc
giải quyết chế độ ốm đau thai sản theo đúng chế độ. Mặt quản lý tài chính có sự
thay đổi sâu sắc đã có tác động lớn đến hoạt động trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Trong năm đơn vị là đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ
trong hạch toán kinh phí. Muốn thực hiện được điều đó đơn vị cần phải có cơ chế
quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp.Trong đó
tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm.
Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các
đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với
gia đình, cơ quan và xã hội. Trong khi giáo viên, nhân viên tập trung nghiên cứu
vào công tác giảng dạy, hoạt động hành chánh , khoản thù lao và quyền lợi của bản
thân bộ phận kế toán xẽ phụ trách gốm phần thù lao cho giáo viên, nhân viên được
an tâm trong công tác của mình. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách
nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thỏa đáng. Tiền lương là một vấn đề
thiết thật ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được
qui định một cách đúng đắn, kế toán tiền lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích


thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí
tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung thực
năng lực lao động của cán bộ, công nhân viên chức.
Đầu năm khi nhận được dự toán cấp trên giao về trường, kế toán tiến hành
tham mưu với ban giám hiệu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chi tiết, tiến hành
họp hội đồng trường và thông qua trước họi đồng sư phạm, thống nhất các nội
dung trong quy chế, quy định những khoản chi cho con người, các khoản trích theo


quy định, chi các hoạt động tại đơn vị, trong quá trình quản lý tài chính kế toán chi
phải đúng định quy chê đặc ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Một
số kinh nghiêm của kế toán trong công tác tiền lương, các khoản trích theo
lương và các khoản thu chi tại đơn vị trương THCS Thạnh Lợi”
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1 Tên đề tài sáng kiến “ Một số kinh nghiêm của kế toán trong công
tác tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản thu chi tại đơn vị
trương THCS Thạnh Lợi”
2.2 Lĩnh vực áp dụng:
Căn cứ vào biên chế tại đơn vị, căn cứ vào dự toán cấp trên cấp, hoạt động
thu chi tại đơn vị và thực hiện chính sách luật lao động, luật BHXH thực hiện
quyền lợi về BH của lao động trong đơn vị trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến.
+ Tiền lương
Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là biểu hiện bằng
tiền của sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích
tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao
động của họ.
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc đã chết, trên cơ sở
đóng vào quĩ bảo hiểm xã hội.
Nguồn hình thành quĩ bảo hiểm xã hội chủ yếu do các đơn vị có sử dụng lao
động trích một tỷ lệ nhất định trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiễm xã hội
của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Người sử dụng lao động được góp 18% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng
bảo hiểm xã hội của
+ Người lao động đóng góp bằng 8% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu
trí và tử tuất;
+ Bảo hiểm ytế (BHYT)
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình được mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc.
Nhưng cuộc sống luôn có những rủi ro bất ngờ như: ốm đau,bệnh tật... không thể
tránh khỏi. Để có những chủ động trong vấn đề tài chính thì mỗi người đều có
những biện pháp riêng để tháo gỡ giải quyết. Bảo hiểm ytế ra đời nhằm giúp đỡ
mọi người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro: Chi trả cho người lao động khi bị
ốm đau điều trị tại bệnh viện và các cơ sở ytế về tiền thuốc men...
Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành chủ yếu do các đơn vi sử dụng lao động
trích một tỷ lệ % nhất định. Theo qui định hiện nay thì mức trích là 4,5% trên quỹ
lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 3% Nhà nước cấp;
1,5% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên chức.
+ Bảo hiểm thất nghiệp


Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành chủ yếu do các đơn vi sử dụng lao động
trích theo tỷ lệ 2%, trong đó 1% nhà nước cấp, 1% khấu trừ vào lương của cán bộ
công nhân viên chức.
+ Kinh phí công đoàn
Để có nguồn kinh phí chi cho hoạt động công đoàn, hằng tháng đơn vị trích
theo tỷ lệ qui định hiện nay là trích 3% trên quĩ lương cơ bản và các khoản phụ cấp
chức vụ thường xuyên. Trong đó 2% ngân sách nhà nước cấp;1% khấu trừ vào

lương của công chức viên chức”(KP để lại đơn vị sử dụng).
+ Hoạt động: Hàng tháng kế toán tập hợp các chứng phát sinh tại đơn
vị gồn nhựng hóa đơn các bộ phận đề mua sắm về văn phòng phẩm, kèm đề nghị
bảng phân phối, hóa đơn điện nước đề nghị thanh toán theo quy định, Các chứng từ
chi về hội thi kèm danh sách, đề nghị, công tác phí gồm giấy đi đường giấy triệu
tập nếu có, kế toán tổng hợp lập danh sách chi tiết.
Sắp xếp thời gian họp lý như vào thời gian cuối tháng chuẩn bị các quyết
định, chế độ để thực hiện làm bảng lương, trích các khoản BHYT, BHXH, BHTN,
KPCĐ, thư thập các chứng từ đúng theo yêu cầu, vào đầu tháng tiến hành in hồ sơ,
lương các chứng từ chuyển khoản, các hồ sơ rút hoạt động. Khi đến lịch rút lương
thủ quỹ tiên hành đi rút lương và sau khi hoàn thành thủ tủc rút lương tiến hành bàn
giao các chứng từ rút tiền lại cho bộ phận kế toán lưu trữ, hàng tháng kế toán in các
phiếu thủ kẹp vào chứng từng rút, đối chiếu lại với thủ quỹ khi đã chi lương và các
hoạt động liên quan đến giáo viên, thủ quỹ nhập sổ và đối chiếu lại với kế toán và
lưu giữ chứng từ. Lưu ý chi phải dự quy chế chi tiêu nội bộ.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1 Khả năng áp dụng:
Dựa vào tình hình thực tế hàng tháng kế toán sẽ thu thập những chứng từ
phát sinh liên quan đến biên chế, lợi ích, thu nhập cũng như là đơn nghỉ phép, giấy
chứng nhận thai sản, quyết định nâng lương, nâng thâm niên hoặc quyết định
hưởng phụ cấp theo quy định của BTC và khoản trừ 8%BHXH, 4,5% BHYT, 1%
BHTN áp dụng cho cán bộ GV, CNV đơn vị mà tiến hành làm bảng chấm công,
bảng thanh toán tiền lương, bảng làm thêm giờ ( chỉ chi năm tài chính ). Trong
công việc làm bảng lương đòi hỏi phải chính sát từ hệ số lương, mức lương, phụ
cấp đúng đối tượng và đúng quy định. Giải pháp này tôi đã áp dụng tốt trong đơn
vị trường THCS Thạnh Lợi.
Kế toán tiến hành hoạch toán tài khoản
TK 334: Phải trả cho công chức viên chức
TK 46121: Kinh phí hoạt động
TK 66121: Chi hoạt động

Và các TK có liên quan như: TK 1111, TK 112...
Phương pháp kế toán tiền lương
- Khi tính ra tiền lương trả cán bộ công chức viên chức, kế toán lập bảng tiền
lương toàn trường hach toán:
Nợ TK 661


Có TK 334
- Khi có các khoản khấu trừ vào lương cán bộ công chức viên chức về khoản
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ số 3 hạch
toán:
Nợ TK 66121
Có TK 46121
- Khi thanh toán lương cho cán bộ công chưc viên chức, kế toán hạch toán:
Nợ TK 334
Có TK 1111.
- Khi thanh toán chi hoạt động
Nợ TK 66121
Có TK 1111
Trong các công tác làm lương là rất quan trọng giúp cho CB, GV,CNV an
tâm làm việc khi đó họ sẽ nhận khoản lương, các khoản phục cấp, quyền lợi thỏa
đáng mà họ đã bỏ công sức ra. Chi hoạt động đòi hỏi phải nắm vững về các mục
chi trong hệ thống mục lục ngân sách.
4.2 Phạm vi áp dụng:
Một số giải pháp trên đã được áp dụng trong năm học qua, đã đạt hiệu quản
trong quá trình quản lý, lưu trữ chứng từ, kiểm tra xét duyệt cuối và tiếp tực được
thực hiện tại đơn vị trường THCS Thạnh Lợi trong năm 2017.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi công nhân rộng sáng kiến:
Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là biểu hiện bằng
tiền của sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích

tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao
động của họ.
Xét trên một khía cạnh nào đó thì tiền lương là bằng chứng rõ ràng thể hiện
giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Nó thể
hiện sự đánh giá đúng năng lực và công lao của họ đối với sự phát triển của xã hội.
Bên cạch đó các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN đó là những
quyền lợi bảo vệ cho người lao động khi sảy ra những trường hợp không may nắm.
Thông qua bài nghiên cứu về cải cách tiền lương và các khoản trích theo lương
giúp cho người lạo động nhận biết được công sức của họ bỏ ra trong một tháng sẽ
nhận lại khoản thù lao tiền lương của một tháng đó, bên cạnh đó sẽ an tâm làm
việc hơn trong phạm vi bảo vệ của luật lao động, luật BHXH.
Chi các hoạt động cũng là một trong những công việc trọng tâm tại đơn vị
giúp thanh toán các khoản sinh hoạt phục vụ cho giáo viên, học sinh .
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới các đề án,
dự án của bản thân tôi trong năm 2017
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 13 tháng 03 năm 2017
Người báo cáo


Nguyễn Thị Tuyết Ngân





×