Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

ĐẶC điểm NGÔN NGỮ báo CHÍ TRUYỀN HÌNH tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.67 KB, 100 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ có từ rất lâu, chậm nhất là vào nửa cuối thế kỉ IV trước Công
nguyên. Những tài liệu ngôn ngữ học cổ nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Hi Lạp và
Ảrập. Cuộc sống không thể phát triển hiện đại nếu như thiếu đi sự xuất hiện, tồn
tại và phát triển của ngôn ngữ. Ban đầu là ngôn ngữ giao tiếp cơ bản thông thường,
về sau là ngôn ngữ viết.
Báo chí ra đời và phát triển mạnh mẽ cũng chính là nhờ sự phát triển của
ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là nền tảng cho thể loại báo in ra đời, thể loại báo chí ra
đời và phát triển sớm nhất nhằm mang đến cho con người những thông tin về sự
kiện. Hiện nay có rất nhiều loại hình báo chí khác nhau, nhưng không một loại
hình báo chí nào không sử dụng đến ngôn ngữ. Báo phát thanh truyền tải thông tin
đến công chúng qua ngôn ngữ nói, báo truyền hình truyền tải thông tin đến công
chúng qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ âm thanh và cả ngôn ngữ hình
ảnh, báo mạng điện tử truyền tải thông tin đến công chúng của ngôn ngữ viết là
chủ yếu.
Mỗi loại hình báo chí đều có một thể loại ngôn ngữ riêng phù hợp với đặc
thù của mình. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, sức ảnh hưởng của
báo chí là vô cùng lớn, bởi thế là nó được mệnh danh là “quyền lực thứ tư” trong
xã hội. Trong thời đại bùng nổ thông tin mạnh mẽ như ngày nay, vấn đề ngôn ngữ
báo chí không còn là một vấn đề mới, nó cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
đào sâu theo từng góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề ngôn ngữ của báo chí
truyền hình lại là một đề tài khá mới mẻ và được nhiều người quan tâm bởi không
ai có thể phủ nhận sức ảnh hưởng cực kỳ lớn của báo truyền hình.


CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1.

Khái quát về ngôn ngữ:

1.1.



Khái niệm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao
thiệp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng
một hệ thống như vậy. Ngành khoa học nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ được gọi
là ngôn ngữ học.
Theo cách hiểu thông thường, người ta có thể sử dụng từ ngôn ngữ để chỉ
một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó. Thí
dụ: ngôn ngữ điện ảnh là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật được các nhà làm
phim sử dụng để phản ánh hiện thực; ngôn ngữ hội họa là toàn bộ những đường
nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới; ngôn ngữ của loài
ong là toàn bộ những "vũ điệu" mà loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn
có hoa và lượng hoa...Ðôi khi người ta còn dùng từ ngôn ngữ để chỉ đặc điểm khái
quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi
hoặc một phong cách ngôn ngữ cụ thể. Thí dụ: ngôn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ
em, ngôn ngữ báo chí... Tuy nhiên, theo cách hiểu phổ biến và chủ yếu nhất, ngôn
ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống những âm, những từ và những quy tắc
kết hợp các từ mà những người trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương
tiện để giao tiếp với nhau. Thí dụ: tiếng Nga, tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau.
Theo lối duy danh định nghĩa, người ta có thể hiểu ngôn ngữ là một hiện
tượng xã hội gồm hai mặt: ngôn và ngữ.
- Ngôn là lời nói do các cá nhân trong xã hội nói ra mà ta nghe được.
Lời nói được tạo ra bởi các âm, các thanh và chứa đựng nội dung thông tin, có thể
gồm một hoặc nhiều câu nói. Ở các xã hội đã phát triển, đã có chữ viết, lời nói có
thể được ghi lại dưới dạng lời viết.


- Ngữ là phần trừu tượng tồn tại trong trí óc của một cộng đồng xã hội
thường là một tộc người. Ðấy là một kho tàng được thực tế nói năng của những

người cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại.
1.2.

Bản chất của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, ngôn ngữ được hình thành, tồn tại và
phát triển trong xã hội loài người. Thế giới loài vật không có ngôn ngữ. Những
tiếng kêu của động vật khi gọi bầy, khi âu yếm, khi tranh giành... chỉ là những
tiếng kêu có tính bản năng, lẻ tẻ, không hệ thống, do đó không phải là ngôn ngữ
thật sự. Pavlop gọi chúng là hệ thống tín hiệu thứ nhất; còn ngôn ngữ con người là
hệ thống tín hiệu cấp cao - hệ thống tín hiệu thứ hai.
Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Trong quá trình phát triển, con ngưòi đã hợp tác với
nhau trong lao động và hình thành ngôn ngữ. Mỗi tập thể khác hhau, có thể có một
ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ đó sẽ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của tập thể xã hội ấy. Khi tập thể xã hội ấy không
còn, ngôn ngữ cũng dần bị mai một và biến mất. Ðiển hình là bên cạnh những sinh
ngữ cũng có rất nhiều tử ngữ mà nay chỉ còn tồn tại trên sách vở. Và tương tự, bắt
một người đã trưởng thành nào đó rời xa quê hương và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ,
đến một thời gian nào đó, ngôn ngữ mẹ đẻ đó cũng sẽ dần bị lãng quên để nhường
chỗ cho sự hoạt động của ngôn ngữ gắn với tập thể mà họ đang sống.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội còn vì nó phục vụ xã hội với tư cách là
phương tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội. Mỗi tập thể khác nhau
có một phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư khác nhau, và theo đó các từ
ngữ để gọi tên các khái niệm tương ứng cũng khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy,
những từ ngữ ấy sẽ không được sử dụng và thậm chí không còn tồn tại nữa. Người
ta đã bàn đến những nhân tố dân tộc, nhân tố văn hóa, nhân tố truyền thống trong
ngôn ngữ. Chúng xuất phát chính từ điểm này. Chẳng thế mà thông qua ngôn ngữ,



người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy. Trong cuốn Hệ tư tưởng
Ðứïc, Mác và Ăng ghen đã viết: Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ
cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho
bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết
phải giao dịch với người khác.
1.3.

Tính chất đặc biệt của ngôn ngữ:

1.3.1. Tính kí hiệu của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ có đầy đủ những đặc điểm của kí hiệu, bởi:
-

Ngôn ngữ có mặt vật chất là âm thanh. Nhờ nó mà ta có thể nghe

được và truyền tin được cho nhau.
-

Ngôn ngữ cũng có mặt nội dung hay ý nghĩa. Một từ hay một câu nào

đó đều mang một nội dung nhất định về cuộc sống. Âm vị tuy chưa mang nội dung
thông tin nhưng có chức năng tổ chức những đơn vị có khả năng thông tin.
-

Các kí hiệu ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng thuộc một hệ thống

nhất định. Các từ đều thuộc hệ thống từ vựng, các quy tắc ngữ pháp họp lại thành
một hệ thống ngữ pháp. Chúng chi phối, quy định nhau và làm nên giá trị cho từng
kí hiệu. Mỗi ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu khác nhau. Và các kí hiệu ấy chỉ có
giá trị trong một hệ thống ngôn ngữ nhất định. Thoát khỏi hệ thống, các từ ngữ trở

nên vô nghĩa.
1.3.2. Tính hệ thống của ngôn ngữ:
Người ta nói ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu bởi nó có đầy đủ
những đặc điểm của kí hiệu và những đặc điểm của hệ thống. Tính hệ thống của
ngôn ngữ biểu hiện ở các mặt sau:
-

Ngôn ngữ là một chỉnh thể hay cấu trúc, bao gồm rất nhiều tiểu hệ

thống và các đơn vị kết hợp lại. Các tiểu hệ thống có thể nói đến là: hệ thống ngữ
âm, hệ thống từ vựng, hệ thống ngữ pháp.


-

Trong từng tiểu hệ thống nói trên lại bao gồm rất nhiều nhóm được

cấu tạo từ các đơn vị cụ thể khác nhau.
Trong tiểu hệ thống ngữ âm, có các loại: nguyên âm, phụ âm và thanh điệu.
Nguyên âm, phụ âm lại bao gồm các nhóm nhỏ với những đặc điểm khác nhau:
nguyên âm hàng trước, hàng sau, tròn môi, không tròn môi, phụ âm tắc, xát, rung;
phụ âm vang, ồn...
Tương tự, hệ thống từ vựng bao gồm các tiểu hệ thống từ và thành ngữ.
Theo các tiêu chí khảo sát khác nhau, ta có thể nói đến các hệ thống nhỏ hơn khác
nhau. Dựa vào tiêu chí cấu tạo, ta có các hệ thống từ đơn, từ ghép, từ láy. Dựa vào
các tiêu chí ngữ nghĩa, ta có thể nói đến các nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc
đồng âm...
1.3.3. Ngôn ngữ còn mang tính hình tuyến:
Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta phải nói lần lượt từng đơn vị nối
tiếp nhau, và người nghe cũng vậy, phải tiếp nhận các đơn vị lần lượt theo trục thời

gian. Người nói không thể phát ra nhiều đơn vị đồng loạt ở một thời điểm. Theo đó
người nghe cũng không thể tiếp nhận cùng một lúc nhiều đơn vị như đối với nhiều
loại tín hiệu khác (âm nhạc, hội họa, tín hiệu giao thông ở ngã tư đường...).
1.3.4. Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ phức tạp nhất trong mọi hệ thống kí
hiệu:
Theo André Martinet, kí hiệu ngôn ngữ có thể được phân thành hai bậc: bậc
khu biệt nghĩa và bậc mang nghĩa. Trong khi mỗi thông tin trong các hệ thống kí
hiệu khác là một thể hoàn chỉnh, không phân tích được và cũng không thể tổng hợp
được thì các đơn vị ngôn ngữ thường không thông báo một thông tin hoàn chỉnh;
chúng chỉ làm chất liệu để tạo nên các kết cấu ngữ pháp làm chức năng thông báo
(câu, phát ngôn).
1.3.5. Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ mang tính vạn năng và vô hạn:


Các hệ thống kí hiệu khác chỉ có thể dùng trong một hoặc một số phạm vi
nhất định trong cuộc sống. Hệ thống kí hiệu để giao tiếp giữa tàu, thuyền trên sông
biển sẽ không thể dùng để giao tiếp trong ngành đường sắt. Ngôn ngữ Pascal với
các ấn bản (version) khác nhau dùng lập trình trong tin học không thể dùng trong
sinh hoạt gia đình... Riêng ngôn ngữ có thể dùng trong bất cứ lĩnh vực nào. Chỉ có
những trường hợp con người không muốn dùng ngôn ngữ chứ không có những
trường hợp không thể dùng ngôn ngữ .
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu phức tạp nhất so với các hệ thống kí hiệu
do quy ước mà có; nhưng đối với người bản ngữ, nó lại rất quen thuộc và dường
như là một cái gì đó khá đơn giản; nó có từ lâu đời cũng như ý thức. Con người
sinh ra và lớn lên là có thể tự nhiên có nó nếu không bị tách ra khỏi cuộc sống của
cộng đồng.
1.4. Chức năng của ngôn ngữ :
1.4.1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp:
I.4.1.1.
Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội để
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và để bày tỏ thái độ của bản thân với thế
giới xung quanh.
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu đặc
biệt thiết yếu với con người. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi có con người và xã
hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển của con
người và xã hội. Con người và xã hội không thể thiếu hoạt động giao tiếp. Nhờ có
hoạt động giao tiếp, con người mới dần trưởng thành để có được những đặc trưng
xã hội và xã hội loài người mới dần hình thành và phát triển. Ðặc điểm của hoạt
động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định, với những
phương tiện nhất định và nhắm một mục tiêu nhất định.
I.4.1.2.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất


Về các công cụ giao tiếp xã hội không phải là ngôn ngữ: Loài người
đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều loại công cụ. Nhưng những công cụ này dù có
những ưu điểm mà ngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể
quan trọng bằng ngôn ngữ.
Cử chỉ, nét mặt, dáng điệu là những phương tiện giao tiếp quan trọng.
Nhưng so với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế. Không một cử chỉ nét
mặt nào có thể diễn đạt một nội dung chẳng hạn Thế nào là giao tiếp bằng ngôn
ngữ? Hơn nữa nhiều cử chỉ có ý nghĩa không rõ ràng, chính xác. Người tạo cử chỉ
nghĩ một đằng, người tiếp thu nó hiểu một cách khác.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người: Ta đã
biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, có khả năng biểu hiện đến độ vạn
năng và vô hạn; tuy phức tạp nhưng đối với người bản ngữ, để nói được, lại tự
nhiên, giản đơn lạ kì nếu họ sống bình thường trong xã hội. Chính vì vậy, ngôn ngữ
là phương tiện được dùng phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc trong sinh hoạt xã hội. Tất

cả các ngành hoạt động ngoài hệ thống kí hiệu dùng riêng cho mình vẫn phải dùng
ngôn ngữ làm công cụ chung, chủ yếu để giao tiếp. Không dùng ngôn ngữ, lập tức
hoạt động giao tiếp sẽ bị kém hiệu quả hoặc ngưng trệ. Cũng vì vậy, hầu hết kho
tàng trí tuệ, tư tưởng, tình cảm đồ sộ của loài người đã được ngôn ngữ lưu trữ,
truyền đi và phát huy tác dụng to lớn của nó. Trong lao động, ngôn ngữ là công cụ
đấu tranh sản xuất. Nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng giúp con
người giành được tri thức trong sản xuất, giúp con người hợp tác tốt với nhau để
làm cho sức sản xuất ngày càng phát triển to lớn. Trong xã hội, ngôn ngữ là công
cụ đấu tranh giai cấp. Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng các giai cấp lại dùng
nó như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Nếu không có ngôn ngữ, chỉ có các công cụ
giao tiếp khác thì chắc chắn xã hội không thể đạt tới trình độ phát triển như hiện
nay được. Nhận rõ chức năng công cụ giao tiếp quan trọng của ngôn ngữ, Ðảng và
Chính phủ ta, trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, đã luôn coi trọng việc


xây dựng tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ của các dân tộc anh em trên đất nước
Việt Nam để chúng không ngừng phát triển và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp cứu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
I.4.1.3.

Vai trò của các yếu tố ngôn ngữ khi thực hiện chức năng

giao tiếp:
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa người với người. Ðiều đó không có
nghĩa là các yếu tố các đơn vị ngôn ngữ tham gia như nhau vào quá trình giao tiếp.
Trong thực tế, các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp xã hội
một cách khác nhau. Từ, cụm từ có chức năng định danh, gọi tên sự vật, được dùng
để tạo câu, tạo đơn vị có chức năng thông báo. Câu, văn bản làm được chức năng
thông báo, tham gia trực tiếp vào việc giao tiếp. Còn âm vị, hình vị chỉ gián tiếp
tham gia vào hoạt động giao tiếp. Chúng chỉ là chất liệu để tạo nên các đơn vị kể

trên.
Tóm lại, chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là làm công cụ chủ yếu
cho hoạt động giao tiếp xã hội. Tất cả các phương tiện giao tiếp khác dù có những
ưu điểm nhất định chỉ là các phương tiện giao tiếp bổ sung quan trọng mà thôi.
I.4.2. 1.4.2. Chức năng công cụ tư duy:
I.4.2.1.
Khái niệm tư duy:
Trong quá trình tác động vào thế giới xung quanh, con người đồng thời nhận
thức các mặt khác nhau của nó. Việc này diễn ra dưới dạng những cảm giác, tri
giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí. Những cảm giác, tri giác, biểu
tượng cho phép ta nhận thức được một cách cảm tính các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng. Ở giai đoạn nhận thức này, con người không nhận biết được mối liên
hệ có tính quy luật, tất yếu giữa các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng và giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau. Ðó là giai đoạn nhận thức cảm tính mà cả loài
người và loài vật đều có tuy không giống nhau về mức độ. Trên cơ sở nhận thức
cảm tính, loài người còn nhận thức thế giới thông qua tư duy. Ðây là giai đoạn


nhận thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát, là giai đoạn nhận thức
lí tính. Ở giai đoạn này của quá trình nhận thức, trí tuệ con người hình thành các
khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiến hành các suy luận về
chúng. Như vậy, quá trình nhận thức có hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính
và giai đoạn nhận thức lí tính. Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính, nhận thức gián
tiếp, khái quát. Hình thức của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lí; chúng liên hệ
mật thiết với ngôn ngữ.
1.4.2.2. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy:
Tư duy định hình nhờ ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện vật chất của tư
duy. Các khái niệm, phán đoán, suy lí, các tư tưởng của chúng ta bao giờ cũng
được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ. Các nhận thức cảm tính có thể tồn tại dưới
dạng các cảm giác, tri giác, biểu tượng, còn các tư tưởng về các thuộc tính, các mối

quan hệ của sự vật, hiện tượng mà ta tri giác được bao giờ cũng tồn tại trong các từ
ngữ tương ứng. Mọi khái niệm đều tồn tại dưới dạng từ ngữ. Mọi phán đoán đều
xuất hiện dưới dạng các câu ngữ pháp.
Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là công cụ để diễn đạt các kết quả tư duy.
Ngôn ngữ và tư duy là hai mặt của một chính thể gắn bó khăng khít với nhau.
Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển và tư duy càng phát triển thì ngôn
ngữ cũng càng phát triển. Không thể có ý tưởng tồn tại ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ
là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ngôn ngữ không có tư tưởng thì không thể tồn
tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất tự nhiên của ngôn ngữ. (Mác, Hệ
tư tưởng Ðức) .
Tư duy không phải là ngôn ngữ. Ta đã thấy mặt thống nhất giữa ngôn ngữ và
tư duy. Nhưng tư duy và ngôn ngữ không phải là một. Chúng khác nhau về nhiều
mặt, đó là về bản chất, về chức năng, về hệ thống sản phẩm và về quy luật hoạt
động.
2.

Khái quát về ngôn ngữ báo chí:


2.1.

Khái niệm ngôn ngữ báo chí:

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước
và quốc tế, phản ánh chính kiến của cơ quan báo chí đó và dư luận quần chúng,
nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội.
Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở nhiều thể loại báo chí như bản tin, phóng
sự, bài phản ánh. . .
2.2.


Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí:

Tính thông
tin sự kiện

Đặc trưng cơ
bản của ngôn
ngữ báo chí

Tính ngắn
gọn nhưng
biểu cảm

Tính hấp dẫn
nhưng thuyết
phục

2.2.1.

Tính thông tin sự kiện:

-

Tính thông tin thể hiện ở chỗ phải cập nhật nhanh, chính xác và

đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng định hướng dư luận.


-


Ngôn ngữ phải mang tính sự kiện ở chỗ cập nhật tin tức nóng hổi,

mới mẻ nhưng không được phép sai. Nếu sai phải có cải chính.
2.2.2.

Tính ngắn gọn:

-

Ngôn ngữ diễn đạt trong báo chí phải ngắn gọn, xúc tích, tránh

dàn trải làm xa đà nội dung chính.
-

Tuy nhiên phải phải chứa đựng được hàm lượng thông tin cao

nhất, nhiều nhất để truyền tải đến công chúng.
2.2.3.

Tính sinh động, hấp dẫn:

-

Bên cạnh việc truyền tải đầy đủ thông tin chính xác nhất đến công

chúng, ngôn ngữ báo chí cần phải thể hiện được sự sinh động trong cách dung từ,
cách đặt câu kích thích sự tò mò để công chúng cảm nhận được cái hay trong mỗi
tác phẩm báo chí.
-


Với mỗi tác phẩm báo chí, sự hấp dẫn sẽ khiến cho công chúng

thích thú và quan tâm đến các tác phẩm của cơ quan, tòa soạn báo đó hơn.
2.3.

Chức năng của ngôn ngữ báo chí:

Chức năng ngôn ngữ báo chí

Chức năng thông tin

Chức năng định hướng dư luận

Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng
2.3.1.

Chức năng thông tin:


-

Đây là chức năng vô cùng quan trọng của báo chí. Đối với bất cứ

một tác phẩm báo chí nào cũng phải có thông tin để chuyển tải tới khán giả. Do đó,
báo chí phải luôn đảm bảo sự thật, đảm bảo tính khách quan trong đưa tin để báo
chí luôn là nguồn thức ăn tinh thần cho công chúng.
-

Trên thực tế hiện nay có nhiều bài báo đưa tin nhưng là các tin


nhảm nhí và không có giá trị. Điều này ta thấy xuất hiện nhiều trên những trang
báo mạng như bài báo với cá title “ Góc khuất tê tái của nữ diễn viên lùn nhất
showbiz

Việt”

( />
showbiz-viet-20141215120147063.htm ) nhưng thực tế, bài báo chỉ đơn giản thuật
lại 1 ngày theo chân cô diễn viên này. Một đề tài rất tầm thường, không có yếu tố
mới lạ, hấp dẫn và không hề sắc sảo bởi không có vấn đề để nói. Vậy là nghe cái
title làm người xem thấy giật mình và liên tưởng đến một thứ nhạy cảm hơn. Còn
trên truyền hình thì những tin tức ít có giá trị hầu như không có. Tuy nhiên, trong
chương trình Chuyện đêm muộn phát sóng lúc 23 giờ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
trên kênh VTV3 thì lại có một chút. Đây là chương trình không dành cho đối tượng
dưới 18 tuổi, chủ đề thường nói về những vấn đề nhạy cảm một chút, ví dụ như
chủ đề Hậu ly dị ( ) với khách
mời Lương Hoàng Anh, cả chương trình kéo dài gần 30 phút tuy có mang lại
những nội dung thông tin nhất định nhưng nhiều lúc dường như là nói chuyện
phiếm khá là thừa và không có tác dụng nhiều với những công chúng muốn tiếp
nhận nhiều thông tin.


2.3.2.

Chức năng định hướng dư luận:

-

Vai trò định hướng dự luận được thể hiện trong báo chí rất lớn.


Người ta đọc báo, xem truyền hình để tiếp nhận thông tin bởi họ không thể có mặt
ở nhiều khu vực,nhiều quốc gia và ở nhiều thời điểm để nắm bắt được những sự
kiện đó xảy ra như thế nào. Bởi vậy, họ xem báo chí và tin tưởng vào sự thật mà
báo chí mang lại.
-

Qua báo chí, nhà báo muốn gửi gắm thông điệp theo cách mình

viết, muốn gửi lời muốn nói qua những câu chữ mình viết, từ cách viết ấy sẽ hướng
công chúng theo một suy nghĩ nhất định. Bởi vậy, mọi thông tin đưa trên báo chí
phải luôn đúng đắn để có tác dụng định hướng đúng, nếu không nó sẽ gây ra phản
ứng ngược.
-

Ví dụ như Chuyển động 24 giờ phát sóng lúc 11h15 phút và

18h30 phút trên kênh VTV1 gần đây đã đưa ra nghi án Đi tìm tuổi thật của Công
Phượng và hàng loạt các chứng cứ để xác minh về sự thật này. Đây có thể coi là


một lỗi lớn của chương trình và đã gây ra ý kiến phản hồi của dư luận mạnh mẽ.
Sự thật chưa được ai khẳng định, nhưng Chuyển động 24 giờ với những lời nói,
hình ảnh trong lỗi dẫn hay phóng sự gần như đã khẳng định nghi án mình đưa ra là
đúng và điều này đã định hướng dư luận theo chiều hướng đó. Nhưng kết quả
không đi đến đâu bởi sau đó, họ đã dừng vấn đề này lại và chưa có ý kiến rõ ràng
gửi tới công chúng.

Cuộc trò chuyện xung quanh nghi án tuổi của Công Phượng giữa Nhà văn
Quang Vinh ( bên trái màn hình) và BTV Ngọc Trinh ( bên phải màn hình)
( )

2.3.3. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng:
-

Chức năng này được thể hiện ở việc nhờ ngôn ngữ báo chí và sức

mạng tinh thần có thể là cơ sở để hợp thành nguồn sức mạnh vật chất. Báo chí với
chức năng định hướng dư luận của mình sẽ hướng dư luận theo một định hướng
chúng, một cách nghĩ chung.


-

Ví dụ như báo chí thời chiến tranh. Nhưng bài báo viết về giặc Pháp,

giặc Mỹ, về nỗi đau của nhân dân ta sẽ có tác dụng tăng lòng căm thù giặc sâu sắc
trong nhân dân, từ đó tạo thành nguồn sức mạnh tinh thần ghê gớm hướng về một
kẻ thù và chỉ có một mục tiêu.
2.4.

Đặc điểm ngôn ngữ báo chí:
Đặc điểm ngôn ngữ
báo chí

Tính
chính
xác

Tính cụ
thể


Tính
ngắn
gọn

Tính đại
chúng

Tính
biểu
cảm

Tính
khuôn
mẫu

2.4.1. Tính chính xác:
-

Báo chí có chức năng vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông

tin cho công chúng. Ở bất cứ thể loại báo chí nào cũng vậy, báo chí luôn phải tôn
trọng sự thật, phải thể hiện được sự thật, không có yếu tố bịa đặt, thêm bớt hay mơ
hồ khi truyền tải thông tin tới công chúng.
-

Tính chính xác cần được thể hiện tối đa nhất nhưng trong nhiều

trường hợp, nhà báo phải có tính nhân văn khi đưa tin. Với những sự việc nhạy
cảm, đau lòng không nên đưa tin thẳng mà phải thật dựa trên sự khéo léo, nói giảm
nói tránh để tránh gây tổn thương cho nhân vật và thể hiện được sự tôn trọng khán

giả.
2.4.2. Tính cụ thể:
-

Một tác phẩm báo chi luôn đòi hỏi phải cụ thể để công chúng tiếp

nhận được nhiều thông tin nhất. Với một sự việc xảy ra, công chúng cần phải biết


cụ thể về thời gian, địa điểm xảy ra ở đâu, ai là người tham gia, diễn biến sự việc
như thế nào, nguyên nhân của nó ra sao.
-

Với sự cụ thể về thông tin, công chúng sẽ có những quyết định phù

hợp với mục đích của mình. Công chúng không thể có mặt ở nhiều nơi và ở nhiều
thời điểm để có thể nắm được mọi thông tin xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, bởi vậy
chỉ có thể qua báo chí để nắm được những sự việc xảy ra trên hành tinh này vào
ngày hôm nay. Bởi vậy mà một câu trúc của tin quy định phải có đủ thông tin bao
gồm 5W + 1H.
2.4.3. Tính ngắn gọn:
-

Báo chí cần tránh dài dòng, cần viết ngắn gọn xúc tích nhưng phải đầy

đủ thông tin để công chúng nắm được những thông tin chính một cách nhanh nhất.
-

Báo chí đưa tin ngắn gọn sẽ phù hợp với thời gian biểu hiện nay của


công chúng ở độ tuổi đi học hay đi làm không có nhiều thời gian để xem báo, đưa
tin ngắn gọn sẽ giúp công chúng năm bắt thông tin nhanh. Việc đưa tin dài nhiều
khi lan man ra những vấn đề ngoài lề, đây là điều không cần thiết vì nó sẽ gây ra
sự loãng thông tin đến người đọc.
2.4.4. Tính đại chúng:
-

Báo chí là của toàn dân nên cần phải mang tính đại chúng. Đại chúng

ở đây được hiểu là phổ biến với toàn dân, nhiều người hiểu được và phục vụ được
cho nhiều người. Đặc biệt tính đại chúng phải được thể hiện trên đài truyền hình
quốc gia hay báo chí quốc gia để phần lớn dân cư hiểu.
-

Trên những trang báo địa phương có thể được sử dụng tiếng lóng,

tiếng địa phương bởi đó là địa chúng với địa phương đó. Việc sử dụng tiếng địa
phương trên kênh báo chí quốc gia sẽ khiến cho nhân dân không hiểu được hết ý
nghĩa nhà báo muốn truyền tải và nhiều khi còn hiểu sai nghĩa gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.
2.4.5. Tính biểu cảm:


-

Tin tức cần phải đưa ngắn gọn, xúc tích nhưng khong vì thế là khô

khan. Việc đưa tin khô khan sẽ khiến cho công chúng cảm thấy chán và thiếu đi sự
hấp dẫn.
-


Tính biểu cảm sẽ khiến cho báo chí trở nên hấp dẫn và gần gũi với

công chúng hơn, khiến cho công chúng thích thú đọc hơn và mang đến hiệu quả
tiếp nhận cao hơn. Tính biểu cảm được thể hiện ở việc mượn chất liệu văn học, sử
dụng từ phiên âm, sử dụng ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ. . . với mục đích làm
phong phú hơn cho tác phẩm nhưng không được vi phạm các đặc điểm trên.
2.4.6. Tính khuôn mẫu:
-

Báo chí cần phải tuân thủ tính khuôn mẫu nhất định như cấu trúc của

tin thi phải bao hàm 5W+1H nhằm mang đến đầy đủ thông tin nhất tới công chúng.
Thêm vào đó, tính khuôn mẫu còn được thể hiện ở việc tin thì triển khai theo cách
nào, phóng sự , bình luận được triển khai theo cách nào, có đặc điểm gì đặc biệt để
công chúng dễ dàng nhận ra.
-

Tính khuôn mẫu còn được thể hiện ở việc khi thể hiện về đề tài nào

cần sử dụng từ ngữ nào đặc thù nhưng phải là đại chúng và dễ hiểu.
-

Tuy nhiên, tính khuôn mẫu chỉ là tương đối. Ví dụ như trong cấu trúc

của tin bắt buộc phải đủ 5W+1H nhưng không quy định yếu tố nào phải đứng đầu,
yếu tố nào phải đứng cuối, điều đó tùy thuộc vào tác giả.
3.

Ngôn ngữ báo truyền hình:


Trong ngôn ngữ báo chí nói chung có bao gồm các dạng ngôn ngữ đặc trưng
của các loại hình như báo in, báo phát thanh, báo mạng điện tử, báo truyền hình.
Trog phạm vi nghiên cứu của bài tập này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về các đặc
điểm của ngôn ngữ báo truyền hình. Ngôn ngữ báo truyền hình bên cạnh những
điểm chung của ngôn ngữ báo chí cũng có những đặc điểm riêng đặc thù của loại
hình này.
3.1.

Khái niệm ngôn ngữ truyền hình:


Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ dùng để truyền tải thông tin đến công
chúng qua màn hình bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ
âm thanh.
3.2.

Lịch sử vấn đề tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình:

Ngày nay, truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông mạnh mẽ và
quan trọng bậc nhất đối với công chúng khắp nơi trên thế giới. Chính truyền hình
đã tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và làm nên sự bùng nổ truyền thông bắt
đầu từ những năm nửa cuối thế kỷ XX. Truyền hình đã được nghiên cứu từ nhiều
góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau: về vai trò, vị trí của nó đối với
các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế; về phương thức, cách thức thông tin…Trong
khi tiếp cận nhiều vấn đề như vậy thì ngôn ngữ truyền hình là đề tài chưa được chú
trọng mặc dù vấn đề này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chất lượng sản phẩm
truyền hình.
Ở Việt Nam hiện nay tình hình trên cũng diễn ra tương tự, chưa có một công
trình nào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình một cách thấu đáo.

Nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình là địa hạt tương đối mới mẽ so với các
lĩnh vực nghiên cứu báo chí khác. Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước đều có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình như ở những góc độ liên quan
chứ chưa trực tiếp đi vào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình với tư cách là đối tượng
cụ thể. Công trình đầu tiên đáng chú ý phải kể đến là Media Writing của nhóm tác
giả W. Richard Whitaker, Janet E. Ramsay, Ronald D.Smith.
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có rải rác có các công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình nhưng chỉ kết cấu là một phần nhỏ trong các
công trình đó và bàn đến ngôn ngữ truyền hình một cách chung chung. Ngôn ngữ
báo chí –những vấn đề cơ bản của Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến đặc điểm của
ngôn ngữ truyền hình trong sự đối sánh với ngôn ngữ báo in và chỉ ra sự khác biệt
đó về cách tiếp thu, về từ ngữ, về ngữ pháp, về những con số.


3.3.

Đặc điểm ngôn ngữ truyền hình:

Ngôn ngữ báo truyền hình bao gồm các đặc điểm chính sau : Tính chính xác,
tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định hương, tình biểu cảm, tính
khuôn mẫu.

Tính
chính
xác

Đặc điểm
ngôn ngữ
truyền hình


Tính cụ
thể

Tính đại
chúng

Tính
ngắn
gọn

Tính
định
lượng

Tính
bình giá

Tính
biểu
cảm

Tính
khuôn
mẫu

3.3.1. Tính chính xác:
Không chí riêng với ngôn ngữ báo truyền hình mà ngôn ngữ báo chí nói
chung cũng rất đề cao sự chính xác. Tính chính xác là một yếu tố vô cùng quan
trọng đối với mỗi tác phẩm báo chí nói chung và tác phẩm báo chí truyền hình nói
riêng.

Báo chí có chức nắng định hướng xã hội, bởi vậy, chỉ một sơ xuất nhỏ về
ngôn ngữ sẽ có thể định hương dư luận xã hội theo một hướng khác. Với báo
truyền hình điều này lại càng quan trọng bởi hiện nay báo truyền hình được coi là
phổ biến và có nhiều công chúng theo dõi nhất, có sức ảnh hưởng lớn và rộng rãi
nhất.


Một ví dụ được đưa ra, chẳng hạn sau chuyến tháp tùng một quan chức cấp
cao sang thăm Lào, biên tập viên đài truyền hình biên tập lại câu nói của lãnh đạo
cấp cao nước ta “Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt –
Lào” . Rõ ràng là từ “với” không thể dung được trong trường hợp này vì nó sẽ làm
sai lệch nghĩa của câu nó này, nó biểu đạt ý nghĩa từ bỏ. Trường hợp này phải thay
từ “với” bằng từ “trong” .
Để sử dụng được ngôn ngữ chính xác, các nhà báo truyền hình, các biên tập
viên truyền hình, người dẫn chương trình truyền hình cần phải nắm chắc được
những yêu cầu cơ bản. Thứ nhất, họ phải là những người thông thạo tiếng mẹ đẻ,
có một vốn từ rộng, nắm vững được ngữ pháp Tiếng Việt và quan trọng là luôn
luôn trau dồi để thành thạo nhất về mặt ngữ âm, phong cách Tiếng Việt. Thứ hai,
họ phải là kiến thức về sự kiện có thực, không được them bớt tưởng tượng. Nếu
như giỏi ngôn ngữ mà lại xa rời hiện thực, làm giàu thêm cho yếu tố tưởng tượng
thì chắc chắn thông tin mang đến cho công chúng sẽ rỗng tuếch, không mang tính
thuyết phục cao. Thế nhưng ngược lại, có sự kiện, có thông tin nhưng lại không
giỏi ngôn ngữ thì sẽ không thể truyền tải đầy đủ nhất đến công chúng, thậm chí có
thể mắc lỗi lớn cho người khác hoặc cho xã hội.
Sự trung thực, chính xác trong thông tin của nhà báo là thế mạnh đặc biệt
của báo chí, phải chính xác từ bản chất đến nội dung và hình thức. Nhưng sự thật
đó phải mang tính xây dựng để tìm ra giải pháp tốt nhất và có kết quả cao nhất, chứ
không phải đề kiếm chác, trục lợi cho bản thân mình. Trong xã hội ngày nay, một
nền kinh tế thị trường đang không ngừng phát triển và hoàn thiện, vì vậy cần lắm
niềm đam mê gắn liền với trách nhiệm, 2 yếu tố này là hành trang vô cùng quý giá

để mỗi nhà báo biết tự bảo vệ mình. Mỗi nhà báo ngoài khả năng giao tiếp, chuẩn
bị hệ thống tư liệu tài liệu, hành trang kiến thức chuyên môn, thì cần phải thực sự
sống trong nhịp đập của thời cuộc và nhịp sống của nhân dân. Nhà báo phải xông
pha và bất chấp gian khổ bằng một trái tim yêu nghề và cống hiến cho nghề để có


được những thông tin phản ánh kịp thời. Một nhà báo có bản lĩnh, có phương pháp
tác nghiệp, có tác phong tốt, đưa thông tin sự thật chính xác, không chỉ đem lại
thắng lợi cho bài báo của mình, mà còn là phương pháp bảo vệ chính mình một
cách hữu hiệu nhất trước những cám dỗ và không sợ bất cứ mưu mô đe dọa từ mọi
đối tượng, cũng như không phải trông chờ vào sự can thiệp của pháp luật. Để có
được những bài báo hay, nóng hổi, phản ánh chính xác và kịp thời thì những người
viết báo chân chính thường phải chịu đựng nhiều hy sinh, mất mát, gian khổ để đi
tìm tòi và phản ánh lên sự thật. Bản lĩnh chính trị và sự dũng cảm của nhà báo
được thể hiện ngay trong mỗi tác phẩm báo chí. Mỗi nhà báo ngoài khả năng, kỹ
năng viết báo, còn phải là người trong sáng về lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và
phải có tinh thần trách nhiệm rất cao với cộng đồng xã hội.
Chân thật, chính xác của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được
nêu rõ bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người
nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh
nghiệm… Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí mà không lĩnh
vực nào có thể thay thế được. Tính chính xác của báo chí hoàn toàn khác với tính
hiện thực của văn học - nghệ thuật. Với tính chính xác, không cho phép người làm
báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy diễn… dù chỉ là chi
tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy của báo chí cách mạng
Việt Nam đã từng căn dặn người làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác
phẩm có nội dung chân thật và phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết
rõ sự thật: Việc đó ai làm, ở đâu? Ngày, tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa
nghiên cứu, chưa biết rõ thì chớ nói, chớ viết”. Tính chính xác của báo chí còn
được hiểu ở một khía cạnh quan trọng khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào

bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử… để bất
kì ai muốn viết gì, muốn nói gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính
giai cấp, chính trị của báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính


trị, không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật trên báo chí
trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, dân tộc. Người làm báo
phải ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng
có sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do phải giữ bí mật về chính trị, kinh
tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể nói ra, viết ra ngay được.


Trên thực tế truyền hình hiện nay, tính chính xác nhiều khi không

được đảm bảo. Gần đây dư luận đã lên tiếng rất nhiều về nghi án tuổi của Công
Phượng, một cầu thủ trẻ đầy tài năng của bóng đá nước nhà. VTV24 trong bản tin
Chuyển động 24 giờ đã liên tiếp đưa ra những bằng chứng về nghi án gian lận tuổi
của Công Phượng trong các bản tin trưa và tối các ngày 14, 15, 16, 17 tháng 11
năm 2014. Xung quanh nghi án này có rất nhiều lời bàn tán. VTV24 đã đặt ra nghi
vấn “Nghi án Công Phượng 19 hay 21 tuổi” và có được những bằng chứng chứng
minh Công Phượng sinh năm 1993, tức 21 tuổi. Bên cạnh đó, VFF cũng đã cử một
đoàn về điều tra và khẳng định không có sự cố nhầm lẫn gì ở đây, Công Phượng
đúng là 19 tuổi. Đỉnh điểm của chuỗi bản tin nói về nghi án tuổi của Công Phượng
vào ngày 15/11, đó là cuộc trò chuyện giữa Nhà văn Quang Vinh và BTV Ngọc
Trinh. Nhà văn Quang Vinh tỏ ra khá bức xúc với những gì VTV24 đưa ra và thể
hiện trực tiếp cảm xúc của mình. Còn với BTV Ngọc Trinh, cô cũng đã đưa ra
những bằng chứng, những nghi án nhầm lẫn để đối đáp lại nhà văn Quang Vinh và
cuộc trò chuyện này chưa thể đi đến kết thúc bởi vấn đề thời lượng chương trình.



Ngày hôm sau trong bản tin Chuyển động 24 giờ trưa ngày 16/11,

BTV Trần Việt đã đưa ra nói “Chuyển động 24 giờ sẽ cung cấp thêm những thông
tin để đi tìm sự thật” .


BTV Trần Việt trong Chuyển động 24 giờ ( )
Hàng loạt những bằng chứng khẳng định Công Phượng sinh năm 1993 được
đưa ra khi nhóm phóng viên của chương trình đã về tận quê của Công Phượng để
dò hỏi thông tin hàng xóm của em, trường cấp 1, cấp 2 em theo học, UBND xã và
UBND huyện. Tuy nhiên, BTV Trần Việt đã nói rằng chúng tôi không bao giờ
phán xét, chúng tôi là nhà báo và chúng tôi có trách nhiệm phải tìm ra sự thật. Tuy
nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì vụ lùm xum xung quanh Công Phượng đã
được lắng xuống bởi sức ép dư luận. Vẫn chưa có kết luận Công Phượng thực sự
sinh năm 1993 hay 1995. Như vậy, trong trường hợp này, các nhà báo đã đưa ra
nghi án khi những thông tin mình đang nắm giữ chưa thực sự chắc chắn và điều
này khiến cho dư luận hoang mang. Sức ảnh hưởng của báo chí rất lớn. Và thực tế
khi câu chuyện này được lên sóng thì Công Phượng và gia đình em đã phải chịu rất
nhiều sức ép. Đây là một ví dụ cho việc nếu đưa những thông tin chưa chính xác và
chưa có căn cứ thì điều này sẽ có tác dụng ngược lại rất xấu. Vẫn chưa có một bản


tin nào của VTV24 nhắc đến kết luận của nghi án này. Nếu nghi án đưa ra sai thì
chắc chắn Công Phượng, gia đình Công Phượng và dư luận cần một lời xin lỗi
công khai của VTV24.
3.3.2. Tính cụ thể:
Ngôn ngữ báo truyền hình mang tính cụ thể. Nó thể hiện ở chỗ mảng hiện
thực của từng sự kiện, vấn đề, hiện tượng phải được phóng viên, biên tập viên
miêu tả rất cụ thể, tường thuật lại chi tiết đến mức cặn kẽ để khán giả có thể đón
nhận thông tin một cách đầy đủ nhất, hình dung được sự kiện đúng hướng nhất và

như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện đó.
Mỗi tác phẩm báo truyền hình đều phải gắn liền với một không gian và thời
gian xác định, gắn với những con người thật có tên, có tuổi, có nghề nghiệp, giới
tính, nơi cư trú cụ thể và gắn với sự kiện cụ thể nhất. Trên báo truyền hình, phải
thật hạn chế sử dụng các từ mang tính chất mơ hồ như “hình như”, “người nào đó”,
“nơi nào đó” . . .Phải có những thông tin cụ thể như vậy thì tác phẩm mới có đủ
sức thuyết phục đến khán giả.


Ví dụ tin “ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân” được phát sóng trong

Chương trình Thời sự 19 giờ ngày 16/11/2014. “Ngày hôm nay Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự và chung
vui với nhân dân thôn Tân Lập – xã Tân Trào – huyện Tân Dương – tỉnh Tuyên
Quang trong ngày hội đoàn kết toàn dân tộc kỉ niệm 84 năm ngày thành lập Mặt
Trận dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11/1930 – 18/11/2014. Thực hiện cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây
dựng nông thôn mới, người dân thôn Tân Lập đã đoàn kết giúp nhau phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đến nay hầu hết các gia đình trong thôn đã có tivi, xe
gắn máy, trên 100 hộ có máy cày, trên 78% hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định,
không còn hộ ở nhà tạm, dột nát, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9 triệu
đồng năm 2011 lên hơn 16 triệu đồng một người một năm vừa qua. Phát biểu với


nhân dân thôn Tân Lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Mặt Trận Tô quốc Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao tinh thần đoàn kết tự lực, tích cực lao động sản
xuất của người dân cũng như sự quan tâm của các cấp chỉnh quyền tỉnh Tuyên
Quang đối với phong trào của Mặt Trận Tổ Quốc. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân
mong muốn sắp tới tỉnh Tuyên Quang sẽ có những bước phát triển mới từ mô hình
của xã Tân Trào trong việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư, xứng đáng là môt địa phương có di tích lịch sử
quốc gia đặc biệt, nơi Bác Hồ đã từng ở, làm việc và chỉ huy kháng chiến”. Tin
này đã thể hiện được tính cụ thể ở chỗ trả lời được đầy đủ các câu hỏi về:
-

When : ngày hôm nay, 16/11

-

Where : thôn Tập Lập, xã Tân Trào, huyện Tân Dương tỉnh Tuyên

Quang
-

Who: Chủ tích Ủy ban nhân dân Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và chính

quyền nhân dân xã Trân Trào
-

Why : thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới nhân kỉ niệm 84 năm ngày
thành lập Mặt Trận dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11/1930 – 18/11/2014.
-

What : Ngày hôm nay Chủ tịch Ủy ban nhân dân Mặt Trận Tổ quốc

Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự và chung vui với nhân dân thôn Tân
Lập – xã Tân Trào – huyện Tân Dương – tỉnh Tuyên Quang trong ngày hội đoàn
kết toàn dân tộc kỉ niệm 84 năm ngày thành lập Mặt Trận dân tộc thống nhất Việt

Nam
-

How : , Chủ tịch Ủy ban nhân dân Mặt Trận Tô quốc Việt Nam

Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao tinh thần đoàn kết tự lực, tích cực lao động sản
xuất của người dân cũng như sự quan tâm của các cấp chỉnh quyền tỉnh Tuyên
Quang đối với phong trào của Mặt Trận Tổ Quốc.
3.3.3. Tính đại chúng:


×