Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.49 KB, 6 trang )

Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN

Người thực hiện: P.GĐ - Phạm Thị Duyên1. Quan điểm dạy học tích hợp, liên môn
Trước yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một vấn đề khách quan và tất yếu. Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu
đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp
dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật
chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Đây là những vấn đề hết sức
lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên
cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng. Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ví đổi
mới giáo dục căn bản, toàn diện lần này giống như một “trận đánh” lớn. Do vậy để
giành được thắng lợi trong trận đánh này thì phải huy động một lực lượng đông
đảo không chỉ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp từ mầm non đến
đại học, trung học chuyên nghiệp, mà còn tất cả học sinh, học viên và phụ huynh,
có nghĩa là toàn xã hội.
Để thay đổi được nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh, toàn xã hội
về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách kiểm tra, đánh giá theo
hướng mới phải là cả một quá trình bền bỉ và quyết tâm lớn. Quan điểm chỉ đạo
của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số
29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) là “Chuyển quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất
người học”. Một trong những nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm
chất của người học đó là dạy học tích hợp, liên môn. Quan điểm dạy học tích hợp,
liên môn là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một
bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào
tạo con người có phẩm chất, tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.


Quan điểm tích hợp, liên môn bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống.
Chúng ta thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại
Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-1-


Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”
thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc
sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề
và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối
hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp
được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá
trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ
giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học
tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học viên so với việc các môn học, các mặt giáo
dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo
dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có
đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Có nhiều định nghĩa, khái niệm về dạy học tích hợp, liên môn. Ở đây, chúng
ta có thể hiểu: Dạy học tích hợp, liên môn là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác
nhau hoặc có thể chỉ là tích hợp các phần, các chương của bộ môn thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Trong quá trình dạy học tích hợp, liên môn, ngoài tích hợp kiến thức của các
môn học thì giáo viên còn tích hợp những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học như: Tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống,
giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…

2. Ưu điểm của dạy học tích hợp, liên môn
- Khi tiến hành dạy học tích hợp, liên môn là chúng ta đã xây dựng được các
chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học viên. Do đó tạo được
động cơ, hứng thú học tập cho học viên. Hơn nữa học viên được tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học viên không phải
học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc
học quá tải hay nhàm chán do học viên đã được học ở môn khác, nhờ đó cho

Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-2-


Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”
phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường
khối lượng và chất lượng thông tin.
- Trong dạy học tích hợp, liên môn thì kiến thức được được vận dụng từ các
môn học khác nhau, do vậy để có thể tiếp cận và hiểu sâu các chủ đề thì người học
phải tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phải tư duy tích cực, biết liên hệ và
mở rộng hơn so với cách học truyền thống. Do vậy mà người học sẽ có điều kiện
hiểu biết rộng hơn và cảm thấy tự tin hơn giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- Dạy học tích hợp, liên môn cũng giúp cho không khí giờ học trở nên sôi nổi,
sinh động hơn bởi tính liên hệ thực tiễn. Giữa các nhóm bộ môn có quan hệ gần
gũi với nhau như: Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh và khoa
học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, GDCD thì sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
hiểu bài học. VD như: Văn học sẽ hỗ trợ cho môn Lịch sử thấy được sức mạnh như
vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược qua câu văn của
Nguyễn Trãi trong bài Đại cáo Bình Ngô:
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ…
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học viên hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm
văn học. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ
của hoàn cảnh lịch sử, thời đại, là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng và
tâm huyết nhà văn trong một thời điểm nhất định. Vì vậy tìm hiểu hoàn cảnh lịch
sử ra đời của tác phẩm cũng là giúp cho học viên hiểu sâu và hiểu đúng tác phẩm
văn học.
- Dạy học tích hợp liên môn góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết, hợp tác, sự
chia sẻ giữa các giáo viên ở các môn học khác nhau. Đây cũng là cơ hội để giáo
viên học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho bản
thân.
Như vậy: Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn sẽ giúp học viên có năng
lực giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời rút ngắn
được thời gian dạy học mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về kiến thức.
3. Khó khăn của dạy học tích hợp, liên môn hiện nay
Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-3-


Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”
- Trong những năm gần đây, Bộ, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức tập huấn cho
giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, đặc biệt trong hè năm 2014, Sở GD&ĐT đã tổ chức
tập huấn cho giáo viên THPT về chủ đề tích hợp, liên môn. Mặc dù vậy, nhưng đội
ngũ giáo viên hiện nay lại được đào tạo theo đơn môn, việc vận dụng kiến thức
tích hợp, liên môn để xây thành một chủ đề dạy học là vấn đề mới nên bản thân các
giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng thậm chí không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng,
hoặc chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích
hợp, liên môn.

- Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên
ít có sự trao đổi chuyên môn giữa các môn “liên quan”. Do vậy khi dạy học tích
hợp, liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức
các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”.
- Việc lựa chọn các chủ đề trong dạy học tích hợp, liên môn ở từng môn học
cũng là vấn đề khó khăn, lựa chọn chủ đề nào? Dạy tích hợp vào thời gian nào thì
phù hợp, có sự đồng nhất giữa các môn? Ví dụ như lớp 10 môn Địa lý, trong bài
“Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất”. Theo hướng tích hợp, nội
dung này sẽ có kiến thức liên quan đến bài “Chuyển động tròn đều” của môn Vật
lý. Nhưng nội dung này, môn Vật lý học sau môn Địa lý một tháng. Nếu giáo viên
không hợp tác với nhau thì việc dạy học sẽ trùng lặp.
- Để thành công trong giờ học tích hợp liên môn không chỉ là sự chuẩn bị chu
đáo, sự linh hoạt, sáng tạo từ người thầy mà điều quan trọng là sự hợp tác từ phía
học viên. Nhưng đối tượng học viên Bổ túc THPT đa phần là các em học lực yếu,
chưa chăm học, ý thức tự học, tự chuẩn bị bài chưa chu đáo do vậy học viên thiếu
tính chủ động, tích cực khi tham gia vào bài học. Năng lực vận dụng từ bài học vào
thực tiễn cuộc sống còn nhiều hạn chế.
- Hiện tại chương trình sách giáo khoa được viết theo kiểu đơn môn nên đôi
khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên
quan”, giữa các cấp học, các lớp học.
4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp, liên môn
- Giáo viên phải tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học
tích hợp, liên môn. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình sách giáo khoa ở từng
khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học tích hợp, liên môn.

Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-4-


Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”

- Lựa chọn các chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với thực tiễn trong đời sống
và có tác dụng giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực của học viên. VD: Giáo dục
kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, ý thức chủ quyền quốc gia, biên giới, biển đảo,
giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, an toàn giao thông…
- Cần cân nhắc, lựa chọn các môn học phù hợp để góp phần làm sáng tỏ chủ
đề. Hiện tượng tích hợp quá nhiều môn trong cùng một chủ đề sẽ khiến cho bài học
trở nên loãng, rối, có thể có những phần liên hệ sẽ bị gượng ép, không đạt hiệu
quả.
- Giáo viên các môn “liên quan” cần tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến
thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt
động dạy học… Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các
hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.
- Biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng lặp, nặng
nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; phải biết lựa chọn lượng kiến thức tích hợp vào
bộ môn chính một cách phù hợp hiệu quả. Đảm bảo làm nổi bật được kiến thức
trọng tâm của môn học chính, tránh hiện tượng biến giờ học môn Sinh thành môn
Toán, Lý, Hóa hay ngược lại.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên phải tạo điều kiện
cho học viên gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp các
em mở rộng, phát triển được các kĩ năng.
- Tận dụng được sức mạnh hiệu quả của công nghệ thông tin vào quá trình
dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý sẽ có tác dụng lôi cuốn sự chú
ý của học viên qua các hệ thống các tranh ảnh, mô hình, bản đồ, biểu đồ, các Video
Clip hay các thí nghiệm ảo…
- Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối
tượng học viên, nội dung và mức độ dạy học tích hợp, liên môn đảm bảo thực hiện
được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học viên, hoạt
động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động.
- Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác, vận dụng các
kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo; đảm

bảo có được sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui và hứng thú cho học viên.
Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-5-


Hội thảo: “Dạy học tích hợp, liên môn”
- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, bàn bạc, trao đổi, thảo
luận về nội dung dạy học theo hướng tích hợp, liên môn, xây dựng các nội dung,
chủ đề dạy học tích hợp, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và
phương pháp tổ chức.
5. Kết luận
Dạy học tích hợp, liên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn
luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp cho người học. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ
cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng
nhiều nên kiến thức giữa các lĩnh vực càng có liên quan mật thiết với nhau. Đồng
thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải
quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các tình huống thì kiến
thức của một môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức
liên môn một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một
vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp, liên môn là
một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển
từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người
có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống./.

Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên - Tháng 11 năm 2014
-6-




×