Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ TÀI Thực trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật ở xã Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 19 trang )

Mục lục
Trang
I. Lời nói đầu:…………………………………………………………………01
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………01
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………………………..02
3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...02
II. Phần nội dung:……………………………………………………………...02
1. Tình hình chung:…………………………………………………………….02
1.1 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………...02
1.2 Dân số và trình độ dân trí:…………………………………………………..03
1.3 Về kinh tế - xã hội…………………………………………………………..04
1.4 Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật………………………………..06
2. Thực trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2011………………………….07
2.1 Nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền nơi nghiên cứu thực tế……………...07
2.2 Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật……………………………………….08
2.3 Kết quả xử lý………………………………………………………………..09
3. Đánh giá chung……………………………………………………………...10
3.1 Những kết quả đạt được…………………………………………………...10
3.2 Khuyết điểm………………………………………………………………..11
3.3 Nguyên nhân………………………………………………………………..12
4. Phương hướng và giải pháp………………………………………………...13
III. Kết luận…………………………………………………………………….17
1. Kết luận:……………………………………………………………………..17
2. Kiến nghị:……………………………………………………………………18


I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 65 năm Cách mạng tháng Tám thành công, hơn 35 năm thống nhất, đất
nước Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt từ kinh tế, xã hội, văn


hóa, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, nước ta càng có cơ hội để phát huy
tiềm lực của mình. Trong tình hình chung đó, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp cũng đạt được nhiều kết quả tốt. Bộ mặt của xã trong nhiều năm qua được
đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải
thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có ý thức hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi, ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tích cực đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập sâu rộng và toàn diện với
quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là tình hình
tội phạm trong những năm gần đây diễn ra phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng
gia tăng. Đời sống kinh tế được nâng cao đi cùng với đó là những mặt trái của nó. Trước
tình hình đó công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm được đặt ra cấp bách, đòi hỏi
các cấp, ngành cùng nhân dân phải tích cực góp phần vào công tác bảo vệ trật tự an toàn
xã hội, trật tự an ninh trên địa bàn.
Muốn giảm bớt và tiến tới loại trừ các hành vi phạm tội trong đời sống xã hội đòi
hỏi chúng ta phải biết tận gốc rễ của vấn đề, nắm bắt được nguyên nhân, điều kiện phạm


tội, thực trạng để từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
có hiệu quả. Nhận thức được vấn đề này nên em chọn đề tài: “ Thực trạng trẻ em vị
thành niên vi phạm pháp luật ở xã Thạnh Lợi …năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2011”
để làm báo cáo thực tế của mình.
2. Đối tượng, phạm vi, nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu về “Thực trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật ở xã
Thạnh Lợi …năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2011”
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận Mác Lênin
- Nghiên cứu dữ liệu
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp
- Thống kê
II – NỘI DUNG
1. Tình hình chung:
* Đặc điểm tình hình xã Thạnh Lợi:
1.1 Điều kiện tự nhiên:
Thạnh Lợi là một xã đầu nguồn của huyện Tháp Mười, được thành lập vào tháng
10 năm 1997 thuộc hai phần đất của xã Vĩnh Châu A thuộc tỉnh Long An và xã Hưng
Thạnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Có hai mùa rõ rệt trong đó có sáu tháng nước và sáu
tháng khô, mùa nước nhân dân sống chủ yếu bằng nghề câu, lưới…để nuôi sống gia
đình và kiếm thêm thu nhập. Mùa khô nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp
chủ yếu là cây lúa, làm thuê, mua bán nhỏ nên đa số đời sống nhân dân trong xã còn
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, xã Thạnh Lợi có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.
- Phía tây giáp xã Hòa Bình, Phú Cường, huyện Tam Nông.
- Phía nam giáp xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười.


- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
- Diện tích đất tự nhiên là: 4627,5 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp là: 4040,4 ha.
- Diện tích đất tràm là: 146,44 ha.
1.2 Dân số và trình độ dân trí:

Toàn xã có 05 ấp, dân số đông nhất tập trung ở ấp I và ấp V. Hiện nay nhân hộ
khẩu toàn xã là: 1203 hộ; 4248 nhân khẩu; trong đó: 2064 nhân khẩu nữ; 3171 nhân
khẩu 14 tuổi trở lên, đa số là dân tộc kinh. Về vấn đề tôn giáo tương đối ổn định chủ
yếu theo đạo phật thờ cúng tại nhà.
Xã có địa hình phức tạp, toàn xã có trên 32 km đường giao thông và được trải
nhựa 13 km số còn lại được trải đal và đường đất. Tuy vậy việc lưu thông có nhiều
thuận lợi với các xã khác trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 toàn xã còn 112 hộ
chiếm 9,31%.
Xã Thạnh Lợi có 01 bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 18 gia đình liệt sĩ, 20 thương
binh, 01gia đình có công với cách mạng. Đây là vấn đề đặt ra cho đảng bộ và chính
quyền trong việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa và các chính sách xã hội khác.
Tình hình thời tiết diễn biến thất thường đã tác động đến sản xuất và đời sống của
nhân dân. Giá cả hàng hóa nông sản không ổn định, chi phí đầu tư sản xuất tăng cao,
các loại dịch bệnh trên cây trồng thường xuyên xuất hiện đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, điều kiện phát triển kinh tế còn chậm, sản xuất
hàng hóa chưa mang tính cạnh tranh cao, còn hình thức nhỏ lẽ. Trình độ dân trí thấp,
năng lực của đội ngủ đảng viên chưa đồng đều, đã ảnh hưởng đến công tác chung của
xã.
Về dân trí, khi mới thành lập xã, qua điều tra cơ bản có đến trên 35% người trong
độ tuổi 15-35 chưa biết chữ hoặc biết chữ nhưng chưa đạt mức 3; chỉ có 60% trẻ 11-14
tuổi tốt nghiệp TH. 14 năm qua kể từ ngày thành lập xã, tuy vẫn còn không ít khó khăn
nhưng địa phương đã có những bước chuyển biến rõ nét về kinh tế - xã hội.


1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Phát huy thế mạnh là cây lúa, UBND xã tập trung lãnh đạo vận động nhân dân
làm thuỷ lợi, xây dựng, gia cố, tôn cao các tuyến đê bao để đảm bảo về diện tích sản
xuất lúa 2 vụ và từng bước nâng lên 3 vụ ở những khu vực đủ điều kiện. Năm 2004 diện
tích sản xuất lúa 2 vụ là 6.800 ha, năng suất bình quân là 5 tấn/ha, sản lượng lúa đạt

32.000 tấn. Đến năm 2010 diện tích sản xuất lúa 2 vụ là 7.538 ha (trong đó có 800 ha
sản xuất lúa 3 vụ) năng suất bình quân là 6,37 tấn/ha, sản lượng lúa đạt 47.730,4 tấn.
Chuyển dịch cây trồng: diện tích trồng cây màu tuy có tăng nhưng không đáng
kể, diện tích là 28 ha trong đó sen là 16,8 ha, dưa hấu 10 ha, ớt 1,2 ha.
Chăn nuôi: được duy trì và tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi có sự kiểm
soát chặt chẽ của cơ quan thú y. Đàn bò có 50 con, đàn heo có 450 con, đàn gia cầm có
trên 1.572 con. Chăn nuôi cá từng bước phát triển tận dụng khai thác lợi thế mùa lũ để
nuôi cá, diện dích là 2,8 ha chủ yếu là nuôi trong ao hầm, lồng bè.
Về điện khí hoá: Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ II, UBND xã
xác định phải hoàn thành hệ thống tưới tiêu bằng điện để phục vụ sản xuất là nhiệm vụ
trọng tâm. Xã đã xây dựng được 09 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho 1.450,3 ha
chiếm 38,7% diện tích sản xuất toàn xã.
Về cơ giới hoá: Qua triển khai chương trình cơ giới hóa đã có 45% diện tích sản
xuất thu hoạch bằng máy, góp phần tích cực vào giảm giá thành sản xuất, hạ tỷ lệ hao
hụt, từng bước nâng cao chất lượng lúa. Hiện nay toàn xã có 11 cái máy gặt đập liên
hợp, 25 cái máy xếp dãy, 32 cái máy suốt lúa, 05 lò xấy lúa, 45 công cụ xạ hàng.
Về giao thông xây dựng cơ bản: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát
triển khá, trong những năm qua bằng nguồn vốn của Trung ương, Tỉnh, Huyện và các
thành phần kinh tế, xã đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, trọng
tâm tập trung trên các lĩnh vực như: giao thong, thủy lợi, điện, đường, trường học, y tế,
chợ và các công trình phục vụ dân sinh… đã tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
của xã.


Về giáo dục và đào tạo: giáo dục và đào tạo từng bước phát triển ổn định, mạng
lưới trường lớp được xây dựng đều khắp các ấp, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học
tập. Trong toàn xã có 01 trường Trung học cơ sở xây dựng mới đưa vào sử dụng năm
học 2010 - 2011, 02 trường Tiểu học, 01 Trường Mẫu giáo. Tỷ lệ huy động học sinh ra
lớp hàng năm đều tăng và đạt chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh tốt
nghiệp các cấp luôn ổn định và đạt ở mức cao. Công tác chống tiêu cực và bệnh thành

tích trong giáo dục bước đầu đạt được kết quả quan trọng, đang tiếp tục triển khai công
tác này và hướng vào bốn nội dung theo chỉ đạo của của Bộ giáo dục và đào tạo: “ Nói
không với tiêu cực trong thi cư và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. Thực hiện công tác vận động học sinh ra lớp ở các cấp
học, thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung, duy trì sỉ số học sinh ở các
cấp học, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và công tác phổ cập trung học cơ sở,
duy trì chuẩn trung học cơ sở.
Về chăm sóc sức khoẻ nhân dân: xã có 01 Trạm y tế với 01 bác sĩ, 02 y sĩ, 01
dược sĩ trung học, 01 hộ sinh, 01 điều dưỡng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có
nhiều tiến bộ mạng lưới y tế cơ sở được tập trung củng cố và kiện toàn.
1.4 Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật:
Giải quyết việc làm, giảm nghèo: Tăng cường công tác dạy nghề cho lao động
thất nghiệp, không có việc làm ổn định, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lạo động trên
địa bàn xã đang có yêu cầu về việc làm ở các công ty trong và ngoài tỉnh được các
ngành, các ấp triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp.
Vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá, vận động đăng ký gia đình văn hoá, gia đình thể thao, thực
hiện tốt việc rẻn luyện thể dục thân thể, thể luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm
nâng cao sức khoẻ phục vụ sản xuất. Đảm bảo phát thanh ngày 02 buổi, viết và đưa tin,
cộng tác với đài huyện, phản ảnh kịp thời những sự kiện ở địa phương, duy trì tốt công
tác cổ động trực quan, đặc biệt là phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc. Xây dựng gia
đình văn hóa, xóm ấp văn hóa.


2. Thực trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật ở xã Thạnh Lợi năm
2009 đến 6 tháng đầu năm 2011:
Nhằm kéo giảm tình hình thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn cũng
như giảm tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy… Công an xã tham mưu cho cấp Ủy, Ủy
ban xã chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể phối hợp tổ chức, triển khai kế hoạch tập trung
phòng ngừa, tấn công, trấn áp tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và tăng cường quản lý,

kiểm tra, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ trên địa bàn xã đã đạt được một số
kết quả đáng kể.
Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 lực lượng Công an xã đã tham mưu cho cấp
Ủy, Ủy ban xã chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể phối hợp tổ chức, triển khai kế hoạch
tập trung phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, bảo vệ an ninh
trật tự, an toàn xã hội trong dịp tết, phối hợp với quân sự tuần tra 35 cuộc có 104 lượt
đồng chí tham gia trong quá trình tuần tra đã phát hiện và xử lý 53 trường hợp vi phạm
ATGT, tạm giữ 15 xe máy, 07 giấy đăng ký xe xử lý vi phạm hành chính với tổng số
tiền là 9.100.000đ.
Tham mưu cấp Ủy, Ủy ban xã phối hợp cùng các ban, ngành đoàn thể tổ chức
triển khai, quán triệt cho toàn bộ cán bộ chiến sĩ từ xã đến ấp nắm được nội dung và tinh
thần kế hoạch để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, đảm bảo tốt công tác trực 24/24.
Phối hợp HLHPN xã thực hiện có hiệu quả kế hoạch quản lý con em trong gia
đình không phạm tội và tệ nạn xã hội.
Kết hợp công an viên phụ trách ấp và tổ dân phòng rà soát lên danh sách các đối
tượng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật trong đợt 02 đã mời được 11 đối tượng về trụ
sở để tuyên truyền các văn bản pháp luật và cho các đối tượng làm cam kết, lên danh
sách 86 đối tượng là thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập đêm khuya có nguy cơ vi
phạm pháp luật. Từ đó số vụ việc giảm dần so với thời gian trước.
Công an xã Thạnh Lợi phối hợp cùng các đội nghiệp vụ Công an Huyện cùng các
ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền phát động phong trào được 04 cuộc có 205 lượt
người dân tham dự, nội dung tuyên truyền các văn bản vi phạm pháp luật phương thức


thủ đoạn của các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy đồng thời vận động bà con giao
nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ đang giữ trái phép những đồ chơi độc hại, văn
hóa phẩm đồi trụy… Bên cạnh đó ngành còn phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự xã tiến
hành thu giữ, tiếp nhận các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ phát hiện hoặc do
nhân dân giao nộp.
Kết hợp đài truyền thanh xã cùng nhà trường tuyên truyền Nghị định 163/CP; NQ

32/CP; NĐ 146/CP; CV 1207/2007/BCA; NQ 09/CP; chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm…
Xây dưng các cơ sở bí mật được rãi khắp 5 ấp nhằm giúp cho lực lượng công an
xã kịp thời nắm bắt được nguồn tin có giá trị, thời gian qua đã tiếp nhận hơn 15 tin báo
của nhân dân chủ yếu là chạy xe quá tốc độ, thanh, thiếu niên gây rối đánh nhau, đá gà,
đánh bạc…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức,
các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân về các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm, hậu quả do tội phạm gây ra và sự cần thiết phải tăng cường công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan
tuyên truyền, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; hiệu quả phòng,
ngừa tội phạm. Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội
phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ
chức, các loại tội phạm về ma tuý, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà
nước ...Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; bảo đảm
tính thống nhất giữa các đề án và dự án của chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm tra,
đôn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện.
Các ban, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, từng bước loại bỏ
nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển tội phạm, tập trung đấu tranh trấn áp mạnh
các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước
ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về môi trường, tội phạm trong thanh,


thiếu niên; phối hợp chặt chẽ trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xử lý nghiêm khắc
các hành vi vi phạm pháp luật.
Chỉ đạo Công an tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm, công tác nghiệp vụ
cơ bản, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý chặt chẽ di biến
động nhân khẩu trên địa bàn không để tội phạm lợi dụng hoạt động, đẩy mạnh cải cách
hành chính; phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, gia đình, nhà trường và xã hội huy

động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tổ chức quần chúng và nhân dân trong
phòng, chống tội phạm. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ
an ninh Tổ quốc; củng cố và tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh
nhân dân, nhất là những địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm. Vận động nhân dân tích
cực tham gia các hoạt động tấn công, trấn áp tội phạm, truy bắt các đối tượng bị truy nã.
Xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên,
học sinh, sinh viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, giáo dục,
cải tạo người phạm tội, người bị tạm giam, tạm giữ, người chấp hành quyết định đưa
vào cơ sở giáo dục.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham
gia phòng ngừa và trấn áp tội phạm; tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên
tiến trong công tác phòng, chống tội phạm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng
trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực trọng yếu.
Đồng thời, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, tiến hành thống kê,
lên danh sách các đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, thường xuyên gọi hỏi, kiểm điểm,
răn đe, giáo dục đối với các đối tượng thuộc diện quản lý. Đưa ra kiểm điểm trước dân
15 lượt đối tượng, giáo dục tại xã 17 đối tượng... Cùng với đó, mở 08 đợt cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm trên địa bàn xã; bắt được 03 tụ điểm đánh bạc, đá gà với hình
thức ăn thua bằng tiền, lập được 03 hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo
dưỡng.


Tham mưu cho thường trực Đảng ủy, thường trực Ủy ban nhân dân xã và các
ngành cấp trên tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm, Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và
trẻ em đến năm 2020, phối hợp với các ngành đoàn thể tăng cường công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
toàn xã, tập trung đấu tranh phòng chống tội phạm, xâm phạm về quản lý kinh tế và

chức vụ, số đối tượng buôn lậu, thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất
lượng, hàng trốn thuế, tham nhũng…
Thường xuyên mở các đợt cao điểm tuần tra tấn công, trấn áp các loại tội phạm
giải quyết các loại tệ nạn xã hội trên các tuyến địa bàn trọng điểm. Lập các kế hoạch
bảo vệ an ninh trật tự các ngày lễ, tết và các điểm vui chơi, giải trí. Tập trung đấu tranh
chống các loại tội phạm trên địa bàn toàn xã nhất là tội phạm trộm, cướp, cố ý gât
thương tích, hiếp dâm và các băng nhóm lưu manh, côn đồ, thanh thiếu niên tựu tập
càng quấy, gây rối trật tự công cộng, tập trung phát hiện đề xuất xử lý các tội phạm về
ma tuý kết hợp giữa phòng ngừa nghiệp vụ không để hình thành các đường dây buôn
bán sử dụng ma tuý trên địa bàn toàn xã nhất là vào dịp tết Nguyên đán, bảo vệ tuyệt
đối an toàn bầu cử HĐND các cấp và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng khác
diễn ra trong năm 2011.
3. Đánh giá chung:
3.1 Những kết quả đạt được
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có những bước tiến rõ rệt, từng
bước giảm dần số tội phạm ở địa phương.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm thời gian qua, Công an xã đã đề ra những kế hoạch hết sức cụ thể, trong đó tập
trung triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ công an về
công tác phòng chống tội phạm. Gắn công tác phòng chống tội phạm với thực hiện
Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống tội phạm.


Thường xuyên kiểm tra bảo đảm thực hiện đúng quy định trong công tác bắt,
giam giữ và sử lý sai. Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào diện quản lý,
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở
chữa bệnh.
Tham mưu cho cấp trên kịp thời chấn chỉnh nâng cao chất lượng các mặt công tác
nghiệp vụ cơ bản đảm bảo công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn toàn xã.
3.2 Khuyết điểm:

Ngoài những kết quả đạt được ở trên địa phương còn những hạn chế: là một xã
vùng sâu, phương tiện đi lại rất khó khăn, nên xử lý các vụ việc xảy ra không kịp thời,
lực lượng còn mỏng nên nắm bắt tình hình còn chậm. Loại hình tội phạm xuyên quốc
gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện phương thức, thủ
đoạn tinh vi mới, như trong các vụ buôn bán trẻ em, phụ nữ. Tình trạng thanh thiếu niên
vi phạm pháp luật thời gian qua tuy có giảm, nhưng tính chất đặc biệt nghiêm trọng lại
có chiều hướng gia tăng.
Những khó khăn vướng mắc làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm cũng được chỉ ra là: Nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
của một số thành viên ban chỉ đạo, ban ngành đòan thể và nhân dân còn chưa cao, đa số
còn cho rằng đây là nhiệm vụ của công an. Do vậy, việc quan tâm chỉ đạo của xã chưa
thường xuyên, thiếu đeo bám quyết liệt, không có kế hoạch cụ thể.
Biên chế cho lực lượng công an phòng chống tội phạm còn thiếu. Kinh phí,
phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng
còn nhiều hạn chế.
Trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự chưa được thường xuyên quan tâm,
chưa đầu tư đúng mức. Có nơi, có lúc còn buông lỏng, chưa cớ biện pháp hữu hiệu
trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp
luật khác.
Công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, hội viên, học sinh,
sinh viên… trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể nhân dân… còn


chưa tốt. Sự phối kết hợp giữa các trường, các lực lượng xã hội trong phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm hiệu quả chưa cao. Việc quản lý, giáo dục con em trong các gia
đình còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện sống hiện đại.
Công tác quản lý Nhà nước về trật tự xã hội của xã, của các cơ quan chức năng
còn bất cập; chưa phát huy hết sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng,
chống tội phạm. Công tác nắm tình hình của MTTQ, các đoàn thể còn hạn chế; ý thức
phòng, chống tội phạm, cảnh giác của nhân dân chưa cao... Trong thời gian tới xã cần

phát huy hơn nữa sức mạnh của hệ thống chính trị, của toàn dân trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Tiếp tục lồng ghép nội dung Nghị quyết 09 của Chính
phủ, các chỉ thị của Đảng về phòng, chống tội phạm với các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội của xã. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh
và phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chú trọng công tác
tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Trong thực hiện mô hình 'Năm trong một'. Lực lượng công an ngoài việc phát
huy tốt hơn nữa vai trò nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền về lĩnh
vực này cần tập trung điều tra, triệt phá các băng nhóm tội phạm, nhất là các loại tội
phạm nguy hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, buôn bán
phụ nữ, trẻ em, tội phạm lợi dụng công nghệ cao... Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn sự bình yên cho xã hội và cho nhân dân.
Đạo đức xã hội xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao do
bị tác động của lối sống thực dụng, tiền tệ hóa các quan hệ xã hội. Công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả chưa cao, chưa tạo ra được thói quen “sống và làm
việc theo Hiến pháp, pháp luật”, sống có văn hóa, tôn trọng kỷ cương, phép nước,
không phạm tội, không tệ nạn xã hội.
Hệ thống các quy phạm pháp luật phát triển chưa đầy đủ, chậm được sửa đổi, bổ
sung, chưa tạo đủ hành lang pháp lý cần thiết cho các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh


chống tội phạm, tệ nạn xã hội; chưa có chính sách thỏa đáng cho những người có công
trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Chất lượng phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và thi hành án hình sự chưa cao.
4. Phương hướng và giải pháp:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vận động nhân dân tích cực tham gia
phòng chống tội phạm bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, tập trung tuyên truyền cho người
dân ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng
ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công

trấn áp tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn và kìm chế sự gia tăng tội phạm trên địa
bàn.
Trên cơ sở đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng tình hình tội phạm, kết quả đã đạt
được, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, những bài học kinh nghiệm rút ra từ
việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình
quốc gia phòng, chống tội phạm, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, triển khai thực hiện các đề án, dự án mới
mang tính cấp bách, đột phá trong năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015,
Mặt khác, chủ động trong công tác nắm tình hình liên quan đến an ninh trật tự
trên địa bàn; tập trung lực lượng điều tra xác minh, giải quyết dứt điểm các vụ việc đang
thụ lý, tiếp tục đấu tranh các chuyên án đã xác lập; không ngừng nâng việc tập huấn
quân sự – võ thuật cho cán bộ chiến sĩ trong toàn lực lượng của đơn vị. Bên cánh đó,
duy trì nghiêm túc các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến đảm bảo quân số, vũ khí
trang bị sẵn sàng xử trí, đối phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra trên địa bàn.
- Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn
xã hội, đặc biệt là trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nguy hiểm và tội
phạm có tổ chức trong thời gian tới. Đồng thời nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ


hợp tác, trao đổi và liên hệ phối hợp chặt chẽ giữa hai lực lượng trong quá trình làm
nhiệm vụ hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nguy hiểm và tội phạm có tổ chức.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống
chính trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội
và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ
nạn xã hội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ
pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ sở Đảng, các cơ quan
nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị – xã hội. Xây dựng lực lượng công
an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để

thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo
dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công
tác quản lý giáo dục, bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa
nhập gia đình và cộng đồng xã hội.
- Đặt nhiệm vụ phòng, chống vi phạm, tội phạm Chương trình quốc gia có mục
tiêu và nội dung cụ thể, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác
phòng, ngừa, từng bước làm giảm tình hình vi phạm, tội phạm. Xây dựng môi trường
sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý
của Nhà nước. Trước mắt phải ngăn chặn kịp thời một số loại tội phạm nguy hiểm đẩy
lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm.
- Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng
ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực
hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng


cố các tổ dân phòng, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn
thể quần chúng ở xã, tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên.
- Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục
đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động
hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành
động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức
cần thiết.
- Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm,
tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và
khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi
phạm pháp luật; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã

hội.
- Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không
vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế
gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học
hành.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ
quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các em và phòng chống vi phạm pháp
luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo
dục học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các
quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học;
phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an
ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.


- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của
các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng
pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống tội phạm; thông qua các loại hình
văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp
thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những
hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện
tượng không lành mạnh.
+ Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng
cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là
các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của cơ
quan, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát
động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh
ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành tiến hành điều tra, truy tố,
xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất
chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

+ Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương
trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải
quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam
nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.
+ Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát giao thông nhằm kiềm chế và phát hiện
những trường hợp vi phạm giao thông và tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đêm khuya
gây rối …
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh tổ quốc, vận động gia đình quản lý giáo dục con, em họ không vi phạm pháp
luật, nâng cao trình độ cảnh giác đối với các loại tội phạm.


+ Lập kế hoạch cụ thể triệt xóa các tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn trong thời
gian tới.
III - KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả phải phát huy được sức mạnh của
cả hệ thống chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong triển
khai thực hiện cần quán triệt phương châm “Lấy phòng ngừa là chính. Tuyên truyền
giáo dục nêu cao nhận thức là cơ bản. Lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, xã phường
thôn ấp, cơ quan xí nghiệp, đơn vị, trường học làm điểm tựa, lưc lương công an làm
nòng cốt ”.
Bất cứ nơi đâu cũng có tội phạm phòng, để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã
hội cần thực hiện tốt Chương trình quốc gia chống tội phạm thời gian tới là vấn đề trọng
tâm. Xã hội ổn định, kinh tế phát triển tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo phòng
chống, kiểm soát tội phạm trong tình hình mới; chương trình hành động phòng, chống
buôn bán phụ nữ, trẻ em với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội của xã. Thực hiện đồng bộ các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm
nghèo. Xây dựng chương trình mục tiêu phòng, chống tội phạm giai đoạn 2010 - 2015.
Kiện toàn, đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm;

nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, đặc biệt là ở cơ sở. Tiếp tục đẩy
mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Bên cạnh đó mở
các đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm; tăng cường phối hợp với đoàn thể trong
công tác phòng, chống tội phạm...
Tăng cường lãnh đạo xây dựng phong trào bảo vệ An ninh tổ quốc và thực hiện
mô hình 'Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ', mô hình 'ba giỏi, hai vững mạnh' về an ninh trật
tự ở cơ sở, huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể và các tầng
lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tạo chuyển biến nhận thức, hành
động về vị trí, vai trò của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; hướng dẫn nhân
dân chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, hạn chế thấp nhất số người vi


phạm pháp luật, từng bước xây dựng xã hội lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn xã. Phong trào phát triển đồng đều cả bề rộng, chiều sâu, nhiều mô hình
đã và đang phát huy tác dụng ở cơ sở. Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an
ninh tôn giáo trên địa bàn xã được bảo đảm. Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng công
an với MTTQ, các tổ chức đoàn thể và các ngành được duy trì, củng cố. Khối đại đoàn
kết toàn dân được tăng cường thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn
vị, địa phương phát triển.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó, trong đó đặc biệt
là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, từng bước kiềm chế và hạn chế thấp nhất
hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn xã. Trong những năm qua, Công an xã
thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo
thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện có hiệu quả Chương
trình Quốc gia phòng chống tội phạm.
Đề nghị cấp trên có chính sách hổ trợ thất nghiệp cho lao động giúp họ ổn định
cuộc sống, nhân rộng nhiều ngành nghề truyền thống.
Xử lý các vụ việc còn tồn động vượt thẩm quyền ở địa phương, đặc biệt các đối
tượng phạm pháp hình sự như: trộm, đá gà, đánh bạc, số đề, mại dâm, buôn bán phụ

nữ.
Đặc biệt đối với các đội nghiệp vụ cần có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng trong
quần chúng nhân dân các văn bản vi phạm pháp luật mới.
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nhằm huy động sức
mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội ở những vùng, miền trọng điểm
về an ninh trật tự. Đề nghị Chính phủ cần có cơ chế để các khu dân cư hình thành các
mô hình tự quản đảm bảo an ninh, trật tự. Tăng cường kiểm tra giám sát dịch vụ trò chơi
internet, nhà hàng, vũ trường nơi dễ tác động đến lớp trẻ và tiềm ẩn nguy cơ phạm tội./.


TÀI KIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống trẻ em vị thành niên xã thạnh lợi vi phạm
pháp luật năm 2009 đến năm 2010.
2. Các tài liệu có liên quan đến công tác phòng chống trẻ em vị thành nỉên vi phạm
pháp luật.
3. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính.



×