Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ các CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA của CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.18 KB, 28 trang )

1

Chuyên dề
CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1. Khái niệm
Có thể hiểu, các công ty xuyên quốc gia trên các dấu hiệu cơ bản sau:
là công ty tư bản độc quyền, hầu hết chúng có qui mô tầm cỡ quốc tế, được
hình thành từ công ty quốc gia (tức là mang một quốc tịch nếu xem xét ở công
ty mẹ). Ngày nay, xuyên quốc gia hoá trong sản xuất kinh doanh trở thành xu
hướng chung của thời đại. Do vậy, không chỉ có công ty xuyên quốc gia của
các nước tư bản phát triển mà hầu hết các quốc gia đều có công ty xuyên quốc
gia. Một công ty xuyên quốc gia có cơ cấu hai bộ phận chủ yếu: công ty mẹ
(Parent Company) và công ty chi nhánh (Subsidiray, Branch) Công ty mẹ có trụ
sở ở nước mẹ.
Công ty chi nhánh là toàn bộ các hãng, xí nghiệp, công ty ở ngoài nước
mẹ (không phân biệt thứ bậc phụ thuộc đối với công ty mẹ). Nước có chi nhánh
ngoại quốc của công ty xuyên quốc gia được gọi là nước chủ nhà (Host
Country). Các chi nhánh thường có nhiều thứ bậc khác nhau nên có thể dùng
thuật ngữ công ty con, công ty cháuhoặc công ty chi nhánh cấp 1, 2, 3để chỉ
chúng.
Giữa công ty mẹ (hoặc còn gọi là công ty gốc) với các công ty chi nhánh có
mối quan hệ phụ thuộc rất phức tạp tuỳ theo mô hình quản lý mà công ty đó lựa
chọn. Song về cơ bản các công ty mẹ đóng vai trò chủ đạo về chiến lược tài chính,
công nghệ, nhân sự, còn mỗi công ty chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập. Tất
cả công ty mẹ và chi nhánh hợp thành một hệ thống thống nhất đầy mâu thuẫn.
Dựa vào các dấu hiệu trên có thể đưa ra định nghĩa chung về công ty xuyên
quốc gia như sau: Công ty xuyên quốc gia (Trans National Corporations - TNC)

1




2

là những công ty của một quốc gia thực hiện việc sản xuất kinh doanh quốc tế
thông qua việc thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm thực hiện
việc mở rộng thị trường và nguồn thu lợi nhuận.
Trên cơ sở khái niệm này có thể định nghĩa các công ty xuyên quốc gia
của chủ nghĩa tư bản hiện đại như sau: Công ty xuyên quốc gia của chủ nghiã
tư bản hiện đại là những công ty tư bản độc quyền của một quốc gia, thực
hiện việc bành trướng quốc tế bằng hình thức thiết lập một hệ thống chi
nhánh ở nước ngoài nhằm phân chia thị trường thế giới và tìm kiếm lợi
nhuận độc quyền. Vậy các TNC được hình thành như thế nào ?
2. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia
2.1. Tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh tất yếu dẫn đến sự
hình thành các công ty xuyên quốc gia
Trước đây, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự đoán rằng tích tụ và tập trung tư
bản tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những xí nghiệp TBCN có quy mô lớn. Đồng
thời chế độ tín dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển các lực lượng sản xuất vật chất
và sự hình thành một thị trường thế giới.
Và trên thức tế ở thời kỳ đó, độc quyền đã xuất hiện ở một số ngành của
một vài nước tư bản phát triển nhất, chẳng hạn tơrớt kiềm của Anh (United
Alkati Trust) thâu tóm toàn bộ ngành sản xuất amoniac của nước Anh.
Kế thừa và phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.ăngghen, và bằng
việc phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn cuối thế kỷ 19
đầu 20, V.I.Lênin đã rút ra kết luận hết sức quan trọng việc tập trung sản xuất
đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ
bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản.
Về mặt lịch sử các tổ chức độc quyền quốc tế đã tồn tại ngay trong thời
kỳ tư bản tự do cạnh tranh, tức là trước CNTB độc quyền, có thể nói cách đây

trên 200 năm và xuất phát từ các nước Châu Âu. Trong đó Anh, Hà Lan,

2


3

Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những nước chủ yếu (ví dụ các công ty
Đông Ấn của Anh, Hà Lan). Điều đó bắt nguồn từ tính tất yếu nội tại của
phương thức sản xuất là phải có một thị trường ngày nay càng rộng lớn hơn.
Song chỉ đến giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản, khi các tổ chức
độc quyền quốc gia ra đời từ quá trình tích tụ tập trung sản xuất và cùng với
quá trình tích tụ tập trung đó được đẩy mạnh hơn nữa, các độc quyền quốc gia
lớn mạnh và vượt biên giới ra ngoài, thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế
thì lịch sử hình thành các độc quyền quốc tế mới thực sự bắt đầu.
Sở dĩ như vậy là vì: (1) Chính quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã
tạo tiền đề vật chất cho sự bành trướng, giúp cho các tập đoàn tư bản có khả
năng vượt biên giới quốc gia; (2) Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cách mạng thông tin đã tạo
ra những điều kiện tiền đề cần thiết, thuận lợi cho quá trình bành trướng của
tư bản độc quyền như: Quản lý từ xa; rút ngắn thời gian hao mòn vô hình của
tư bản cố định; làm xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới,
đòi hỏi vốn lớn và sự hiệp tác nghiên cứu và triển khai, đồng thời hứa hẹn
nhiều thuận lợi
Đồng thời, chính điều này đã đặt ra yêu cầu phải chuyển dịch ngành
truyền thống sang các nước đang phát triển, giải phóng tư bản đã hao mòn vô
hình, tập trung vào những ngành có sức cạnh tranh và hiệu quả. Từ đó dẫn
đến sự ra đời của các công ty mang quốc tịch của một hay nhiều quốc gia
nhưng lại có chi nhánh trên nhiều quốc gia khác. Nếu một công ty mang quốc
tịch của nhiều quốc gia thì gọi là công ty đa quốc gia (Multi National

Corporations MNC).
2.2. Những nguyên nhân khác
- Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia là một biện pháp kinh tế
nhằm nắm lại những thuộc đại đã mất (thức hiện chính sách thực dân mới).

3


4

Với sự hình thành tư bản tài chính, xu hướng bành trướng trở thành phổ
biến và xuất khẩu tư bản trở thành một tất yếu kinh tế. Nhưng tình hình thế
giới nửa cuối thế kỷ 20, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có
những thay đổi cơ bản, trong đó có phong trào giải phóng dân tộc ở các lục
địa Á - Phi Mỹ La tinh phát triển mạnh mẽ đưa đến sự ra đời hàng loạt nước
độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm phá sản
chủ nghĩa tư bản cũ. Do vậy, để thực hiện việc nắm lại những khu vực đã mất,
chủ nghĩa đế quốc thực hiện nhiều biện pháp, trong đó sự thâm nhập bằng
cách thông qua hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
Thông qua hoạt động chi nhánh, các công ty tư bản có thể tận dụng
được một số lợi thế của nước chủ nhà, như: giá nhân công rẻ, nguồn nguyên
liệu dồi dào, thị trường tại chỗ hoặc lân cậnđồng thời lại tiết kiệm được phí
vận chuyển, có điều kiện thuận lợi giải quyết những khó khăn về hàng rào
thuế quan, phi thuế quanTất cả những nhân tố đó góp phần làm giảm chi phí
sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
- Sự điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước với quá trình
kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia thật
sự được sinh ra từ chính sách của Nhà nước và Nhà nước có một ý nghĩa không
thể thiếu được đối với sự ra đời của các TNC. Sự điều tiết kinh tế của chủ nghiã
tư bản độc quyền đã có những tác động mạnh đến kinh tế đội ngoại của các nước

tư bản chủ nghiã thông qua việc: hỗ trợ thông tin, ưu đãi tín dụng, thuế, thông
qua ngoại giao kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty xuyên quốc gia
vượt biên giới quốc gia, thực hiện kinh doanh quốc tế.
Vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành các công ty xuyên quốc gia
biểu hiện rõ nhất đối với các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Chẳng hạn: Với Mỹ và Tây Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai lợi
dụng tình hình khó khăn của Tây Âu, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Marshall, qua

4


5

đó các công ty Mỹ đầu tư ồ ạt vào khu vực này, thiết lập các công ty chi
nhánh.
Với Nhật Bản, cũng từ sau CTTG 2, Nhà nước Nhật đã có rất nhiều
chính sách hỗ trợ khuyến khích các công ty của Mình đầu tư ra nước ngoài,
đặc biệt là việc Chính phủ Nhật bản sử dụng các khoản viện trợ ODA là chất
dẫn cho sự bành trướng của các công ty Nhật ra thế giới.
2.3. Một số trường hợp cụ thể
* Ở tầm quốc gia:
Có thể nói các công ty xuyên quốc gia Châu âu là những công ty có lịch
sử lâu đời. Nếu chỉ xét trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản thì
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các công ty Bayer (CHLBĐức); L’Ailiquede
(Pháp) đã có các chi nhánh của mình ở Nga và Châu Mỹ La Tinh. Sau cách
mạng Tháng Mười Nga các công ty Châu Âu ở Nga đã bị quốc hữu hoá. Sau
đó, những năm 1950, 1960 các Công ty của Nhật, rồi các công ty của NICs Châu
ácũng thực hiện xuyên quốc gia hoá, trở thành các công ty xuyên quốc gia. Ngày
nay, hầu hết các quốc gia đều ít nhiều có các công ty xuyên quốc gia của mình.
* Ở góc độ ngành: Đối với các ngành cũng có lịch sử hình thành các

công ty xuyên quốc gia khác nhau.
Trước hết là xuyên quốc gia trong các ngành dầu lửa, vào năm 1870,
Công ty Standard Oil, Getty Oil của Mỹ đã có chi nhánh ở Trung Đông. Sau
đó là các Công ty của Châu âu.
Đối với ngành chế tạo xe hơi: Daimler Benz là một trong những công ty
thực hiện xuyên quốc gia sớm. Ngay từ năm 1890 hãng này đã có đại lý bán
hàng ở Anh sau đó năm 1899 lập xưởng lắp ráp ở Viên (áo). Fiát Motor cũng là
một trong những công ty thực hiện xuyên quốc gia hoá sớm, ngay từ năm 1907 đã
có chi nhánh ở viên và năm 1912 có xưởng chế tạo ở Nga. Cũng ở thời kỳ này,

5


6

Ford Motor với chi nhánh ở Canada, năm 1911 ở Anh, năm 1913 ở PhápSau này là
các hãng của các quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản và NIEs.
Đối với các ngành khác cũng có lịch sử hình thành riêng. Chẳng hạn với sản
phẩm dầu thực vật thì Unilever và P&G cũng là những công ty lâu đời. Mc Donals
cũng là công ty kinh doanh ngành thực phẩm ăn uống nổi tiếng thế giới và có hệ
thống chi nhánh khắp thế giới. Ra đời từ năm 1948 đến nay Mc Donalt đã có trên
7.900 điểm bán hàng ở Mỹ và các nước khác, chiếm 19% thị trường thức ăn nhanh
với doanh số 8,7 tỷ USD (năm 1996).
Đối với ngành phần mềm máy tính, Microsoft với sự hợp tác giữa
Wiliam Gates và Paul Allen được thành lập năm 1975. Sau đó lập chi nhánh ở
New Mexico, năm 1984 Microsoft đã bán phần mềm máy tính cho 200 hãng
sản xuất máy tính cá nhân.
Năm 1990 Microsoft trở thành công ty phần mềm máy tính có tên tuổi
đầu tiên, với doanh thu 1 tỷ USD/năm. Giữa những năm 1990 công ty bắt đầu
mở rộng hoạt động vào lĩnh vực truyền thông đại chúng, giải trí, cung cấp

thông tin trên mạng Internet. Năm 1996, Microsoft đã liên minh với National
Broadcasting Company (NBC) thành MNBC với các kênh truyền hình phát
24 giờ trong ngày.
3. Các loại hình công ty xuyên quốc gia
Cho đến nay có nhiều cách phân loại công ty xuyên quốc gia song có
thể nói có ba cách phân loại thường được đề cập. Đó là:
3.1. Cách phân loại dựa trên cơ sở phân loại độc quyền quốc gia
Theo cách phân loại này có các công ty xuyên quốc gia thuộc các cácten,
xanhđica, tơrớt, concern và conglomerate. Đó là những nấc thang của sự liên kết từ
đơn giản đến phức tạp. Trong đó loại hình tiêu biểu của các công ty xuyên quốc gia
hiện nay là concern và conglomerate.
Giữa hai loại này có những đặc điểm chung, đó là kinh doanh đa ngành, do

6


7

đó sản phẩm mang tính đa dạng, song chúng có sự khác nhau, chủ yếu là mức độ
đa ngành và đa dạng sản phẩm.
Với các concern, mặc dù kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm khác
nhau song vẫn tìm thấy ngành hạt nhân cơ bản và sản phẩm chủ yếu (ví dụ
Công ty Daimler Benz (CHLB Đức) tuy sản xuất kinh doanh rất nhiều ngành,
song sản phẩm động cơ vẫn chủ yếu);
Trong khi với các conglomerate thì điều đó khó xác định bởi tính hỗn
tạp của nó, đồng thời xu hướng đi vào kinh doanh trên các thị trường chứng
khoán ngày càng biểu hiện rõ (ví dụ: ITT nguyên là công ty hàng đầu trong
lĩnh vực thông tin liên lạc song đã chuyển hướng sang kinh doanh khách sạn,
thực phẩm và thị trường chứng khoán; Nippond nguyên là công ty sản xuất
thép, đóng tàu đã chuyển sang kinh doanh phần mềm máy tính, dịch vụ, thị

trường chứng khoán). Tuy nhiên sự phân định này vẫn còn mang ý nghĩa
tương đối.
3.2. Cách phân loại các công ty xuyên quốc gia căn cứ vào quá trình
vận động và phát triển của chúng
Theo cách này, người ta phân chia các công ty xuyên quốc gia thành
bốn loại.
Loại hình công ty xuyên quốc gia khai thác nguyên liệu. Đây là những công
ty xuyên quốc gia có ngay từ thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh. Các công ty này
thường hoạt động trong những ngành nông nghiệp, khai khoáng với mục đích khai
thác nguyên liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa. Đó là
những công ty Đông ấn của Anh, Hà lan hay Goodrich, Good Year, Delmonte
Loại hình công ty xuyên quốc gia thương mại, bao gồm những công ty mà
những chi nhánh nước ngoài chủ yếu là những trạm trung gian thực hiện việc xuất
nhập khẩu, hàng hoá, hoặc lắp ráp để thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Ví dụ Công ty
Renault, vào những năm 1980, có tới 10.000 điểm bán hàng nước ngoài.

7


8

Loại hình công ty xuyên quốc gia sản xuất.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây mới chính là công ty xuyên quốc gia
thực thụ vì nó phản ánh một cách khá đầy đủ đặc điểm cơ bản của quá trình
quốc tế hoá. Hầu hết các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn hiện nay đều thực hiện
phân công chuyên môn hoá sản xuất bằng cách chia quy trình công nghệ thành
nhiều công đoạn và mỗi chi nhánh thường chỉ thực hiện một vài công đoạn có
hiệu quả nhất (như sự phân công chuyên môn hoá của Công ty Toyota đối với
việc sản xuất xe hơi ở Châu á, hay việc phân công chuyên môn hoá sản xuất
sản phẩm bán dẫn điện tử của Sony, Toshiba

Loại hình công ty xuyên quốc gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, tài
chính, kỹ thuật. Đây là những công ty có tiềm lực khoa học- công nghệ mạnh và
thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp công nghiệp- ngân hàng trong các độc
quyền tài chính xuyên quốc gia. Ví dụ: Tổng hợp công nghiệp ngân hàng trong
tập đoàn tài chính Rốccơphenlơ gồm các công ty xuyên quốc gia công nghiệp
tầm cỡ như IBM, Exxon, McDonalt Douglasvà các Ngân hàng Manhatan Chase
3.3. Cách phân loại theo tính chất phức tạp của sản phẩm
Theo cách phân loại này, có các công ty xuyên quốc gia thuộc loại A,
B, C, D . Tuỳ theo tính chất đơn hoặc đa sản phẩm.
Ngoài các cách phân loại trên có tài liệu còn phân chia ra các công ty
xuyên quốc gia thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự để phân biệt với loại kinh
doanh dân sự, hoặc phân chia các công ty xuyên quốc gia theo lĩnh vực ngành
kinh doanh, như công ty xuyên quốc gia kinh doanh công nghiệp, ngân hàng,
dịch vụTrong công nghiệp lại chia nhỏ theo các ngành như viễn thông, công
nghiệp chế biến, công nghiệp dược phẩm.
Tuy nhiên, sự phân loại trên không mang ý nghĩa tuyệt đối. Một công ty
xuyên quốc gia cũng có thể thuộc nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách phân loại. Do
vậy cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách phân loại thích hợp.

8


9

4. Đặc trưng cắm nhánh nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia.
4.1. Hình thức cắm nhánh
Để thực hiện cắm nhánh, các công ty xuyên quốc gia thường sử dụng
nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu là 2 hình thức sau đây:
Hình thức đầu tư 100% vốn. Đây là hình thức cắm nhánh cổ truyền,
trong đó công ty xuyên quốc gia được hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh theo

luật đầu tư của nước chủ nhà mà không sợ thất thoát về bí quyết công nghệ và
quản lý hoặc chia sẻ bạn hàng. Hình thức này đã có ngay từ thời kỳ đầu tiên
khi các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào nền kinh tế các nước. Ngày
nay, có thể nói hầu hết trong 500 công ty hàng đầu thế giới đều sử dụng hình
thức này.
Tuy nhiên, các công ty xuyên quốc gia phải chịu sự kiểm soát của nước
chủ nhà, sự kiểm soát đó cũng theo những phương thức và mức độ khác nhau.
Mặt khác với xí nghiệp 100% vốn của mình các công ty xuyên quốc gia
không tránh khỏi những khó khăn trong việc khai thông các mối quan hệ với
các cơ quan quản lý, cũng như việc tìm hiểu thị trường nước chủ nhà. Đó là
chưa kể đến trường hợp cá biệt ở một số nước.
Ví dụ: Nhật Bản, các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài còn gặp một số khó
khăn khi tuyển dụng công nhân, nhất là tuyển dụng cán bộ quản lý vì về mặt tâm
lý họ không muốn làm thuê cho người nước ngoài. Chính do một số khó khăn
nêu trên nên nhiều công ty xuyên quốc gia đã lựa chọn hình thức liên doanh.
Hình thức liên doanh. Đây là một trong những hình thức phổ biến trong
giai đoạn hiện nay mà các công ty xuyên quốc gia đã và đang sử dụng. Để
thực hiện liên doanh, các công ty xuyên quốc gia thường sử dụng một số biện
pháp như tham gia cổ phần đối với xí nghiệp mới xây dựng, lập ra xí nghiệp
mới có sự tham gia của đối tác nước chủ nhà, mà công ty mẹ nắm giữ số cổ
phần khống chế hoặc mua cổ phiếu của công ty đang hoạt động

9


10

Chẳng hạn, trường hợp liên doanh giữa Công ty GMC (Mỹ) với công ty
Isuzu (Nhật Bản) vào thập kỷ 80 đã diễn ra như sau: Isuzu bán 34% cổ phần của
mình cho GMC, vì đang gặp khó khăn trong việc chuyển từ sản xuất xe tải, xe buýt

sang xe con. Còn với GMC nếu mua được cổ phần của Isuzu sẽ giúp cho việc thâm
nhập vào thị trường Nhật Bản, củng cố được mặt hàng của mình.
Trường hợp liên doanh giữa hãng Meck (một hãng kinh doanh dược
phẩm của Mỹ) với hãng Baryu (Nhật Bản) là một trường hợp điển hình trong
lịch sử công nghiệp Nhật Bản, vì chưa bao giờ một hãng Nhật Bản lớn lại có
nhiều cổ phần do nước ngoài nắm giữ. Sau khi Meck liên doanh với Baryu, lại
thực hiện mua tiếp cổ phần của hãng dược phẩm Tory (một công ty dược
phẩm Nhật Bản lâu đời đang gặp khó khăn) do vậy Meck đã có vị trí nhất
định ở thị trường nước này.
Trường hợp giữa Dunlop và Pirelli (của Anh và Italia) là một ví dụ
khác. Trong đó Dunlop có 128 nhà máy với 162 nghìn lao động, còn Pirelli có
82 nhà máy và 66 nghìn lao động. Hai hãng này đã thực hiện liên doanh theo
tỷ lệ cổ phần 51% và 49%, đồng thời có sự trao đổi cổ phần ở một số chi
nhánh khác và chúng trở thành người kiểm soát cổ phần lẫn của nhau.
Cụ thể là Pirelli đã nhường 20% số cổ phần đối với các xí nghiệp chi
nhánh ngoài EC cho Dunlop. Về phần mình, Dunlop cũng làm như vậy đối
với Pirelli. Hình thức trao đổi cổ phần như vậy được gọi là hình thức liên
doanh không chính thức hay là liên minh từng phần.
Hiện nay, hình thức liên doanh thường chiếm tỷ trọng lớn (60%-70%
thậm chí có trường hợp 85% tổng số dự án đầu tư nước ngoài), vì hình thức
này có rất nhiều nhân tố làm tăng hiệu suất của tư bản. Trước hết thông qua
hình thức liên doanh, liên kết, các công ty xuyên quốc gia có thể khắc phục
được tình hình quốc hữu hoá, chia sẻ được rủi ro với đối tác nước chủ nhà (ví
dụ những rủi ro không nắm bắt được thị hiếu, thị trường).

10


11


Đồng thời, qua liên doanh có thể sẽ từng bước khắc phục những khó
khăn trong quan hệ với các cơ quan, quan chức ở nước chủ nhàMặt khác,
chính nhờ liên doanh, các công ty xuyên quốc gia đã bổ sung được mặt hàng,
sử dụng thêm được công suất máy móc, có thêm điều kiện đa dạng hoá sản
phẩm mở rộng thị trường, thâm nhập vào các nền kinh tế một cách thuận lợi,
khai thác nguồn lực quốc tế.
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên, các công ty xuyên quốc gia còn thực
hiện các hình thức khác, như thông qua các hợp đồng gia công để chuyển
giao một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài nhằm thực hiện chuyên môn
hoá sản phẩm, tận dụng các lợi thế, như giá lao động, giá nguyên vật liệu rẻ,
khả năng khai thác thị trường nội địa và lân cận, tiết kiệm chi phí vận chuyển,
khắc phục khó khăn về thuế quan
Hiện nay, hầu hết các công ty xuyên quốc gia đều thực hiện cách này.
Người ta tính ra rằng trung bình 50-60% số lượng sản phẩm thuộc các ngành
điện tử, bán dẫn, xe hơiđược thực hiện dưới hình thức gia công. Có những
công ty như Ford Motor có tới 25.000 đơn vị sản xuất gia công ở khắp các
nước trên thế giới, các đơn vị này hàng năm cung cấp một số lượng linh kiện,
bán sản phẩm trị giá 5 tỷ USD với khoảng 1.500 chi tiết cần thiết cho việc sản
xuất ô tô.
4.2. Chiến lược cắm nhánh ngoại quốc của các công ty xuyên quốc gia
Để thực hiện cắm nhánh ngoại quốc, các công ty xuyên quốc gia sử
dụng chủ yếu việc đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức xí nghiệp 100%
vốn hoặc liên doanh, đồng thời sử dụng chiến lược hết sức linh hoạt nhằm
thâm nhập thị trường, tìm kiếm lợi nhuận. Trong đó đáng lưu ý tới 3 chiến
lược sau :
Một là: Chiến lược đối với khu vực địa lý. Đối với các công ty xuyên
quốc gia, khu vực địa lý mà chúng tập trung đầu tư cắm nhánh có sự thay đổi

11



12

tùy thuộc vào chiến lược của nhà nước mẹ và chiến lược của từng công ty.
Song nhìn chung chúng tập trung vào các nước phát triển. Theo số liệu thống
kê quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia
được tập trung chủ yếu vào khu vực này. Chẳng hạn, trong thập kỷ 80, các
công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã tập trung tới 73,6% số vốn đầu tư vào
nước thuộc OECD, trong khi đó phần của các nước đang phát triển chỉ chiếm
24,6%. Với các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, phần đầu tư vào Mỹ chiếm
tới 42,9% vào Tây âu chiếm 17,7% tức là đầu tư vào hai khu vực chủ yếu đã
chiếm tới 66,7% tổng luồng đầu tư.
Sở dĩ có xu hướng như vậy là vì trong điều kiện tác động của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã xuất hiện nhiều ngành mới, trong khi đó các
nước đang phát triển (trừ NICs) do trình độ lạc hậu nên không đủ điều kiện
tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các ngành được chuyển dịch sang các nước đang
phát triển là những ngành đã hao mòn vô hình, giá trị thấpcũng góp phần làm
cho tỷ trọng vốn giảm đi. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay lĩnh vực cạnh
tranh là những ngành hiện đại, trong khi đó các nước đang phát triển không
phải là đối thủ cạnh tranh, hơn nữa sức tiêu thụ những sản phẩm cao cấp còn
rất hạn chế do thu nhập thấp. Điều đó đã làm thay đổi hướng đầu tư của các
công ty xuyên quốc gia.
Hai là: Chiến lược đối với các ngành kinh doanh. Khảo sát sự hoạt
động của các công ty xuyên quốc gia người ta thấy rằng từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay việc đầu tư cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia có
sự thay đổi. Đó là tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng
có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mức độ giảm giữa các nước phát triển và đang
phát triển, giữa các công ty xuyên quốc gia của các nước khác nhau không
đồng đều.
Với các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, tỷ trọng vốn đầu tư để thực


12


13

hiện cắm nhánh vào ngành công nghiệp khai khoáng giảm nhiều nhất từ
19,1% thời kỳ 1951-1980 xuống còn 1,9% vào thập kỷ 90; trong khi với các
công ty xuyên quốc gia Cộng hoà liên bang Đức giảm từ 12,6% xuống còn
9,9% cùng kỳ.
Đối với ngành công nghiệp chế biến, vốn đầu tư có xu hướng tăng
không đều nhau. Ví dụ với các công ty xuyên quốc gia của Canada tỷ trọng
vốn đầu tư cắm nhánh vào các nước đang phát triển tăng từ 18,2% thập kỷ 80
lên 20,4% thập kỷ 90; còn với các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tỷ trọng đó
lần lượt là 19,1% và 25,7%.
Đối với ngành dịch vụ, tỷ trọng vốn đầu tư mà các công ty xuyên quốc
gia thực hiện thường tăng nhanh hơn cả, tăng trung bình 10% ở các nước tư
bản phát triển và 20% ở các nước đang phát triển trong thập kỷ 80 và 90. Với
các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, gần 2/3 tổng số vốn đầu tư vào các nước
đang phát triển được đưa vào ngành dịch vụ.
Chính xu hướng đầu tư cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia đối
với các ngành trên đã góp phần thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu ngành của nền
kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây.
Ba là: Chiến lược thôn tính và sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia.
Việc sáp nhập các công ty đã diễn ra rất sớm. Ngay từ những năm 1970 của
thế kỷ XIX, ở Tây Âu đã có sự hợp nhất 19 nhà máy sản xuất thuốc nổ thành
một công ty và năm 1980 công ty này sáp nhập với kẻ cạnh tranh lớn nhất của
nó thành công ty Phêrainíchtơ Côlônhơrốtvailơ Punvecphabriken. Song trong
thập kỷ gần đây, việc thực hiện thôn tính và sáp nhập biểu hiện khá đậm nét ở
hầu hết các công ty xuyên quốc gia, nhất là ở các nước tư bản phát triển.

Số liệu thống kê cho thấy: Tổng số vụ sáp nhập vào năm 1998 đã đạt
tới 1.610 tỷ USD, tăng 78% so với năm 1997. Số vụ sáp nhập và thôn tính
trong thập kỷ 90 đạt quy mô lớn. Ví dụ: từ năm 1993 đến năm 1998 ở Mỹ có

13


14

2.492 vụ với giá trị trên 200 tỷ USD.
Ở Nhật Bản, làn sóng sáp nhập và thôn tính diễn ra mạnh nhất vào thập
kỷ 80. Chẳng hạn năm 1988 có 315 công ty. Riêng 6 tháng đầu năm 1989 số
công ty xuyên quốc gia nước ngoài bị các công ty xuyên quốc gia Nhật mua
lại và hợp nhất là 170 công ty (trong đó có 84 công ty Mỹ, 40 công ty Châu
Âu, 34 Công ty châu Á và Châu Đại Dương) còn vào những năm 1990 số vụ
sáp nhập, thôn tính đạt 908 vụ, bình quân mỗi vụ 86,7 triệu USD.
Hiện nay các vụ sáp nhập có đặc điểm là quy mô rất lớn. Chẳng hạn:
số vụ trị giá trên 1 tỷ USD tăng từ 35 vụ năm 1995 lên 45 vụ năm 1996 và 58
vụ năm 1997 với giá trị tổng cộng lần lượt là 59 tỷ USD (1995), 86 tỷ USD
(1996) và 161 tỷ USD (1997).
Các vụ sáp nhập trong các ngành hàng không, tài chính ngân hàng, xe
hơi diễn ra mạnh mẽ
Trong ngành hàng không, cách đây 10 năm cả thế giới mới có 10 liên minh
hàng không song vào năm 1986 con số này tăng lên 52 và vào năm 1997 là 350
liên minh, trong đó Star là một trong những liên minh hàng đầu gồm nhiều hãng
hàng không có tên tuổi như Lufthanse (Đức), United Airline (Mỹ), Thai Airways
(Thái Lan), Canada Air (Canada), Varig (Braxin) và SAS (Bắc Âu).
Trong ngành xe hơi, năm 1999 đã diễn ra sự sáp nhập của 9 tập đoàn
hàng đầu thế giới gồm For, GMC, BMW, Volswagen, Daimler Benz, Chrysler,
Volvo, Mazda, Toyota hình thành liên minh khổng lồ.

Trong ngành tài chính ngân hàng, nổi bật là sự sáp nhập của Citibank
với Salomon Smith Bartney thành Citicroup vào năm 1998. Sau đó Citicroup
lại tiếp tục sáp nhập với Travelers Group (một tập đoàn tài chính lớn của Mỹ)
hình thành nên Citigroup có mạng lưới bao trùm toàn cầu và trở thành công ty
dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản 70 tỷ USD. Chính sự
thôn tính và sáp nhật của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra những công ty

14


15

có quy mô khổng lồ. Theo thống kê quốc tế, vào cuối thế kỷ 90, số công ty có
vốn trên 60 tỷ USD là 50 công ty, trong đó có 14 công ty có số vốn trên 100
tỷ USD. Bằng sự sáp nhập, thôn tính như vậy, cạnh tranh sẽ diễn ra một cách
gay gắt hơn, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá sản xuất và chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa càng gay gắt và mang tính toàn cầu.
II. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Với khoảng 60.000 công ty mẹ và 500.000 công ty chi nhánh, các công
ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện
chúng đang kiểm soát 40% sản lượng công nghiệp, 60% ngoại thương, 80%
kỹ thuật mới của thế giới tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các công ty xuyên quốc
gia là lực lượng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chúng tác động mạnh
mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của thế giới. Vai trò đối với nền kinh tế thế
giới của các công ty xuyên quốc gia thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
1. Thực hiện sự phân công lao động quốc tế
Nét điển hình của quốc tế hoá đời sống kinh tế trên thế giới ngày nay là
sự phân công chuyên môn hoá mà các công ty xuyên quốc gia là lực lượng
thực hiện cơ bản. Đặc điểm của sự phân công này là chuyên môn hoá hẹp. Về
hình thức bề ngoài, giống như kiểu công trường thủ công của thế kỷ trước,

nhưng nội dung, hình thức và quy mô hoàn toàn mới.
- Quy trình công nghệ được phân chia thành những công đoạn và phân
công cho xí nghiệp, chi nhánh đóng tại các nước trên thế giới tuỳ theo điều
kiện cụ thể về trình độ lao động, nguyên liệu, thị trườngvà như vậy vị trí của
người công nhân bộ phận trong công trường thủ công cổ điển đã được thay
thế bằng cả một xí nghiệp chi nhánh nằm ở nước chủ nhà.
Thông thường, công ty mẹ và các công ty chi nhánh ở các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển đảm nhiệm những khâu đòi hỏi trình độ khoa học công
nghệ cao, công đoạn phức tạp của dây chuyền công nghệ cao, còn các chi

15


16

nhánh ở các nước đang phát triển tuỳ điều kiện cụ thể có thể đảm nhiệm các
khâu ít phức tạp hơn, hoặc chỉ đòi hỏi lao động giản đơn.
Ví dụ, trong việc sản xuất máy tính, điện tử hiện nay của các công ty
xuyên quốc gia Nhật, Mỹ, Cộng hoà liên bang Đức phần mềm, phần cứng và
việc lắp ráp các bộ phận đầu, cuối được thực hiện theo cách trên. Công ty
Honda, Kaoashaki, Yamaha, Mitshubishi, Suzuki (Nhật Bản) cũng thực hiện
việc phân công chuyên môn hoá theo cách đó đối với các nước chủ nhà ấn
Độ, Baraxin và các nước ASEAN. Trong ngành bán dẫn điện tử, tình hình
cũng diễn ra tương tự. Chẳng hạn Công ty Matsushita đã thực hiện việc phân
công chuyên môn hoá trong dây chuyền sản xuất Audio như sau: chi nhánh ở
Xingapho sản xuất các bộ phận điều khiển từ xa, động cơ, linh kiện điện, điện
tử, chi nhánh ở Đài Loan sản xuất ăngten, linh kiện điện tử.
Việc sản xuất tivi màu của hãng Thomson cũng diễn ra tương tự. Cụ thể là
chi nhánh ở Đài Loan sản xuất đèn hình, các bộ phận bằng kim loại, một số linh
kiện điện tử; chi nhánh ở Hàn Quốc sản xuất đèn hình; chi nhánh ở Indônexia

sản uất một số phụ kiện điện tử; chi nhánh ở Xingapho và chi nhánh ở Mailaixia
sản xuất mạch tổ hợp IC, các bộ phận bằng kim loại và nhựa. Với hãng IC, các
bộ phận bằng kim loại và nhựa. Với hãng Seagade trong việc sản xuất đầu video
có sự phân công như sau: Chi nhánh ở Nhật Bản sản xuất các bộ phận từ tính,
động cơ, đầu từ; các chi nhánh ở Hồng Kông sản xuất đầu từ; chi nhánh ở Thái
Lan sản xuất các linh kiện điện tử; chi nhánh ở Đài Loan sản xuất các bộ phận
bằng kim loại; chi nhánh ở Hàn Quốc sản xuất IC.
- Trong nội bộ của một tổng công ty xuyên quốc gia, việc thực hiện
chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế đã được chỉ đạo một cách
hết sức chặt chẽ, đặc biệt là bảo đảm tính nghiêm ngặt về kỹ thụât. Vì vậy sản
phẩm thường đạt chất lượng cao, năng suất lao động tăng và hoạt động kinh
doanh có hiệu quả, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng

16


17

thời thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng.
- Xu hướng phân công lao động của các TNC
Mặc dù mỗi công ty xuyên quốc gia đều có chiến lược riêng của mình
gắn với đặc điểm của nước mẹ và nước cắm nhánh, song xu hướng chung là
thực hiện phân công theo chiều ngang tức là, tập trung vào các ngành có
hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, và chuyển giao các ngành cổ truyền,
ngành mà hàm lượng lao động thủ công cao, đã gây ô nhiễm, kém hiệu quả
sang các nước phát triển.. Chẳng hạn, vào những năm 1970-1980 sau khi đã
xác đinh rõ những xu hướng phát triển của các ngành, các công ty xuyên quốc
gia Nhật Bản đã thực hiện chuyển giao các ngành công nghiệp trắng (giấy, gỗ,
diêm, mỳ chính, dệt may mặcsang các nước Đông á), tạo nên làn sóng công
nghiệp hoá theo đàn ngỗng bay trong khu vực.

- Ảnh hưởng của sự PCLĐ quốc tế của các TNC đối với thế giới
Việc phân công chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi thế giới là một
tiến bộ có tính chất lịch sử, nó đã khai thác được tiềm năng và thế mạnh của
từng nước, từng khu vực, tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và phản ánh
quá trình tất yếu kinh tế kỹ thuật. Song do phân công theo kiểu tư bản chủ
nghĩa với mục tiêu lợi nhuận là trên hết, nên không thể tránh khỏi những hậu
quả như: làm què quặt sự phát triển kinh tế của một số nước, tạo ra sự phụ
thuộc nặng nề, mà thực chất là các nước tư bản chủ nghĩa thực hiện khai thác
các nước đang phát triển để tăng hiệu suất của tư bản.
Về mặt nào đó, các nước đang phát triển cũng có lợi ích kinh tế trong
sự phân công này, như giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp, có thêm
nguồn thu ngoại tệ. Song nếu không có đường lối chiến lược đúng thì tất yếu
phải trả giá cao về sự tụt hậu và cái mất sẽ lớn hơn cái được. Do vậy, vấn đề
đặt ra là cần chấp nhận sự phân công này ở mức độ nào và biết cách chuyển
hoá để nắm những khâu công nghệ tiên tiến, khắc phục những tiêu cực do các

17


18

công ty xuyên quốc gia gây nên.
2. Đẩy mạnh quan hệ hàng hoá tiền tệ trên phạm vi quốc tế
Với hàng trăm nghìn chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các công ty
xuyên quốc gia trở thành một lực lượng đông đảo nắm giữ nguồn hàng hoá thế
giới. Hiện nay các công ty xuyên quốc gia đã kiểm soát 60% buôn bán quốc tế.
Trong nhiều ngành hàng, các công ty này đã kiểm soát hầu như toàn bộ buôn
bán quốc tế - chẳng hạn với một số nông sản phẩm như chè, cà phê, ca cao, các
công ty xuyên quốc gia đã kiểm soát tới 80%- 90% buôn bán quốc tế.
Với mạng lưới chi nhánh dày đặc, các công ty xuyên quốc gia đã khai

thác được mọi nguồn hàng tiềm tàng của thế giới và có thể nói mọi sản phẩm
của thế giới được chúng lôi cuốn vào thị trường và cùng với việc phân công
chuyên môn hoá, các công ty xuyên quốc gia đã khai thác được thị trường tại
chỗ, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành.
Cùng với những sản phẩm hàng hoá được bổ sung hàng loạt các mặt
hàng mới dưới tác động của các công ty xuyên quốc gia. Ngay cả tri thức con
người được thể hiện trong phát minh sáng chế cũng được trao đổi dưới hình
thức hàng hoá. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia thực hiện hàng hoá hoá
mọi sản phẩm, tạo ra sự đa dạng trong trao đổi trên phạm vi quốc tế.
Chẳng hạn như phương thức cho thuê các thiết bị và phương tiện kỹ
thuật mua bán nợ nước ngoàiđặc biệt là với những hàng hoá đa dạng, phong
phú, chất lượng cao, giá hạ đã chẳng khác gì những viên đạn trọng pháo bắn
thủng tất cả những bước vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài
ngoại một cách ngoan cường cũng phải hàng phục. Bằng cách đó chúng đã
phá bỏ những hàng rào biên giới quốc gia vốn đã từng kìm hãm quá trình
quốc tế hoá lưu thông. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển và nâng cao trình độ xã hội hoá.
Song điều không thể tránh khỏi là do quá chạy theo mục đích lợi nhuận,

18


19

các công ty xuyên quốc gia đã làm biến dạng mối quan hệ hàng hoá tiền tệ,
gây ra những hiện tượng tiêu cực với quy mô thế giới.
Cụ thể là dựa vào tiềm lực kinh tế to lớn, với hàng trăm tỷ đôla trong tay,
với những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào đặt dưới sự kiểm soát của
mình, các công ty xuyên quốc gia đã thực hiện những hoạt động đầu cơ, nâng
giá, trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh mà khối lượng trao đổi này thường rất

lớn, có khi chiếm tới 60% tổng khối lượng hàng hoá luan chuyển của các
công ty xuyên quốc gia.
Điều đó gây nên tình hình mất ổn định trong lưu thông hàng hoá, cũng
như nền tài chính- tiền tệ của thế giới. Người ta có nhận xét rằng các cuộc
khủng hoảng tài chính- tiền tệ, như khủng hoảng thi trường chứng khoán,
cũng như sự bùng nổ về nợ nần của thế giới thứ ba.,đều có nguyên nhân trực
tiếp hoặc gián tiếp từ sự lũng đoạn của các công ty xuyên quốc gia. Đặc biệt
trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, việc tự do đầu tư vào thị trường cổ phiếu,
một mặt giúp cho các nước chủ nhà có thêm nguồn vốn đầu tư lớn, song điều
rủi ro gặp phải là các công ty xuyên quốc gia rất dễ dàng thực hiện hành vi ảo
thuật trên thị trường này để kiếm lời. Ngay cả đối với cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ 1997 diễn ra ở các nước Châu á cũng không loại trừ nguyên
nhân đó. Chính vì vậy không những các nước đang phát triển mà ngay cả các
nước ta bản phát triển đều hết sức quan tâm đến việc đưa ra những luật lệ
ngăn cấm sự lộng hành của các công ty xuyên quốc gia, trong đó lĩnh vực lưu
thông hàng hoá và tiền tệ được nhấn mạnh nhiều nhất.
3. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển khoa
học công nghệ
Với mục đích cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận, với thế lực kinh tế và
tiềm lực khoa học công nghệ đã được tích luỹ trong nhiều thập kỷ, các công
ty xuyên quốc gia đang đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm những dây

19


20

chuyền công nghệ tiên tiến.
Nhiều sản phẩm mới đạt trình độ tiên tiến nhất, nhiều dạng năng lựợng,
nguyên liệu mới được nghiên cứu và áp dụng với từng mức độ, nhiều dây

chuyền công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu đã ra đời, phương pháp
tự động hoá sử dụng người máy, phương pháp điều khiển từ xa trong quản
lýđã được áp dụng ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số chi nhánh ở các
nước đang phát triển. Theo tính toán của các chuyên gia Liên hợp quốc, các
công ty xuyên quốc gia kiểm soát tới 80% các phát sinh sáng chế của thế giới.
Do vậy TNC trở thành người có vai trò ngày càng lớn trong việc thúc
đẩy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, làm cho các nước tư bản phát
triển có ưu thế trong cuộc cạnh tranh kinh tế, khoa học công nghệ hiện nay, và
thích nghi với điều kiện lịch sử mới. Đồng thời, chúng cũng chiếm giữ một vị
trí to lớn trong việc thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và quá
trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển.
Điều đó đòi hỏi các quốc gia này phải có chiến lược kinh tế đúng đắn để
sử dụng được thành tựu khoa học công nghệ của loài người mà phần chủ yếu
hiện đang nằm trong tay các công ty xuyên quốc gia, đồng thời tránh nguy cơ
tụt hậu, rút ngắn khoảng cách lịch sử trong cuộc chạy đua kinh tế. Nắm trong
tay lực lượng khoa học và công nghệ của thế giới, các công ty xuyên quốc gia
cũng buộc phải chấp nhận những tất yếu kinh tế, thực hiện sự chuyển giao
công nghệ sang các nước khác, mà chủ yếu là sang các nước đang phát triển.
Đứng trên góc độ đó, các công ty xuyên quốc gia đang đóng vai trò người trợ
thủ quan trọng trong sự phát triển khoa học công nghệ.
Đối với những nước lạc hậu, vai trò này được biểu hiện trên nhiều khía
cạnh như: thực hiện chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty chi
nhánh, cũng như từ nước mẹ sang các nước chủ nhà; thực hiện đào tạo cán bộ
quản lý và công nhân lành nghề. Hầu hết ở các công ty lớn như GMC, Nestlé,

20


21


GEC, GDCđều có các trường đại học riêng của mình làm công việc đào tạo
và những trung tâm nghiên cứu khoa học thực hiện triển khaichính vì vậy mà
chúng đã góp phần đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực có trí tuệ.
Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn tham gia vào việc thúc đẩy hợp
tác giữa các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học các nước. Nhiều công ty
lớn đã thực hiện tài trợ thông qua các quỹ của mình đối với một số dự án.
Trong số đó các công ty Ford, Toyota, Mitsubishi, Sumittomocó vai trò khá
nổi bật đối với nhiều nước Đông Nam á.
Tuy nhiên các công ty xuyên quốc gia thực hiện việc làm của mình với
mục đích và phương thức riêng nằm trong chiến lược chung của các nước mẹ.
Vì vậy, quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học công nghệ là
một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn và hậu quả mà các nước nhập khẩu
công nghệ phải gánh chịu không phải là nhỏ.
Thông thường các nước nhận chuyển giao phải chấp nhận kỹ thuật, công
nghệ hạng hai trong quá trình chuyển giao công nghệ và sử dụng công nghệ
chuyển giao, các công ty xuyên quốc gia ít quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường sinh thái (và bản thân công nghệ lạc hậu cũng là những nguyên nhân
dẫn tới hậu quả đó).
Đồng thời trong quá trình chuyển giao công nghệ, với những phương
thức riêng, mỗi công ty xuyên quốc gia cũng đã khống chế một phần kỹ thuật
công nghệ của nước chủ nhà. Chẳng hạn chuyển giao công nghệ nhưng với
những hợp đồng phụ kèm theo tạo ra sự phụ thuộc của nước chủ nhà, hoặc
giữ lại bí quyết để tiếp tục thao túng trình độ thấp hoặc trung bình, mà ngay
cả NIEs. Do vậy, A.Vernon chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về các công ty
xuyên quốc gia - đã cho rằng việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ của các
công ty xuyên quốc gia đã không làm tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ
của nước tiếp nhận, trừ trường hợp hết sức đặc biệt.

21



22

Mặc dù có đào tạo công nhân, bổ nhiệm cán bộ quản lý song sự đào tạo hết sức
phiến diện, phần lớn chỉ phục vụ những nhu cầu trước mắt chứ ít khi có tính chiến lược
lâu dài. Còn những chức vụ được bổ nhiệm cũng hầu hết chỉ dừng lại những vị trí thứ
yếu, với ý đồ tránh sự lớn mạnh của nước chủ nhà, ngăn chặn sự xuất hiện của những
đối thủ cạnh tranh mới. Đặc biệt trong hầu hết các ngành, các công ty xuyên quốc gia
từ chối việc thiết lập các trung tâm R &D ở nước chủ nhà, các trung tâm này thường
được đặt ở nước mẹ, còn ở các chi nhánh có chăng chỉ là những phòng thí nghiệm nhỏ
với nhiệm vụ kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra. Từ đó đặt ra vấn đề là các
nước chủ nhà cần phải có luật đầu tư chặt chẽ, chính sách khôn ngoan để hạn chế
những tiêu cực, và nhất là phái xây dựng chiến lược dài hạn với những hướng đi
thích hợp nhằm nâng cao các yếu tố bên trong, biến chúng thành nội lực để thu
hút có hiệu quả công nghệ chuyển giao, tránh những hậu quả xấu đối với nền kinh
tế đất nước, đặc biệt là tránh sự tụt hậu và những hậu quả khó lường về môi
trường sinh thái.
4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với việc làm và nâng
cao tay nghề
Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ (nói
chung là tay nghề) là vấn đề tất yếu đối với mọi doanh nghiệp, vì người lao
động là một yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất. Thiếu yếu tố đó hoặc có
những chất lượng kém thì hoặc là không có quá trình sản xuất diễn ra, hoặc
sản phẩm tạo ra sẽ không có sức cạnh. Do vậy các công ty xuyên quốc gia
luôn luôn quan tâm đến tay nghề của người lao động thông qua các hình thức
đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chính quy hoặc tại chức.
Về mặt cán bộ quản lý đã được các công ty xuyên quốc gia đặt lên vị trí
hàng đầu, nhất là những cán bộ quản lý ở cấp chiến lược. Song trong việc đào
tạo tay nghề cũng như phân bổ, bồi dưỡng cán bộ quản lý thường tồn tại trong
các xu hướng mâu thuẫn. Một mặt không đào tạo và bồi dưỡng có nghĩa là


22


23

không thể tồn tại, song mặt khác đào tạo, bồi dưỡng cũng có nghĩa là góp
phần tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình. Do vậy, các công ty xuyên
quốc gia luôn luôn có sự lựa chọn phương án thích hợp.
Thông thường đào tạo chủ yếu để giải quyết công việc ngày hôm nay,
còn việc đào tạo dài hạn phải hết sức cân nhắc và có những biện pháp bảo vệ
để tránh thất thoát. Đối với cán bộ quản lý, việc lựa chọn cũng được thực hiện
nghiêm ngặt, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt thường không để người có
quốc tịch của nước chủ nhà đảm nhận và việc đào tạo, bồi dưỡng bao giờ
cũng gắn liền với việc quản lý, tránh tình trạng chuyển sang các xí nghiệp
nước chủ nhà.
Cho đến nay, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra một khối lượng việc
làm tương đối lớn. Theo K. Sauvant, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra
khoảng 1% việc làm cho dân số trong độ tuổi lao động ở các nước đang phát
triển chỉ riêng 500 công ty hàng đầu tính đến năm 1996 đã tạo ra hơn 35,5
triệu lao động (Fortune Aug 4 1997, nhiều công ty có số lao động hàng trăm
nghìn người (chẳng hạn: năm 1996, GMC có số lao động lớn nhất là 647.000
người còn Ford Motor là 371 nghìn người, Unilever: 306 nghìn người, US
Postal Service: 887 nghìn người). Đặc biệt ở một số nước đang phát triển tỷ lệ
việc làm mà các công ty xuyên quốc gia tạo ra khá lớn, chẳng hạn năm 1999:
5,9% ở Malaixia, 8,67% ở Philippin và 54,6% ở Xingapo.
5. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với đầu tư trực tiếp và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các công ty xuyên quốc gia là lực lượng cơ bản trong việc thực hiện đầu tư
trực tiếp nước ngoài, hiện nay chúng chiếm 90% lượng FDI. Mặc dù tỷ lệ với

đầu tư trực tiếp trong tổng vốn đầu tư của từng nước chủ nhà không cao (khoảng
5%). Song đây là nguồn vốn quan trọng khó có thể thay thế vì nó tạo ra những
kết quả phát sinh khác, như chuyển giao công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển

23


24

dịch vụ và các nguồn thu phụ thêm (thuế các loại, sản phẩm được phân chia theo
hợp đồng, và các khoản thu khác). Tuy nhiên cũng phải thấy tính chất hai mặt
của đầu tư trực tiếp mà các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Một mặt, tăng
thêm nguồn vốn cho nước chủ nhà và các hệ quả lợi ích khác, song mặt khác nếu
không quản lý giỏi thì chính qua đó cũng để lại những hậu quả ngoài mong
muốn. Thực tế của các nước đã chứng minh điều đó.
Tác động của FDI đi liền với sự biến đổi cơ cấu kinh tế của nước chủ
nhà và nước nhận đầu tư: Nhìn chung, xu hướng đầu tư có sự biến đổi như sau:
đầu tư vào ngành dịch vụ tăng lên tương đối và tuyệt đối, đầu tư vào công
nghiệp chế biến tăng lên tuyệt đối và có chiều hướng giảm nhẹ về tương đối, còn
đầu tư vào nông nghiệp tăng tuyệt đối nhưng giảm đi tương đối. Việc biến đổi đó
đã dẫn đến làm biến đổi tỷ trọng và giá trị của các ngành trong nền kinh tế của
nước chủ nhà. Đồng thời sự tập trung cao vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp
chế biến đã tác động dây chuyền đến các ngành khác theo mối quan hệ liên
ngành, làm tăng tỷ trọng của xuất khẩu và làm cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi
theo.
Cùng với sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu vùng cũng
có sự biến đổi, trong đó có việc hình thành các trung tâm thương mại, công
nghiệp kỹ thuật cao, đồng thời đội ngũ lao động và cơ cấu nghề nghiệp cũng
biến đổi theo. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế có tác động lớn đối với quá trình
tăng trưởng kinh tế của các nước chủ nhà và nếu các nước này có được chiến

lược đúng đắn sử dụng được lợi thế của mình sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển
cơ cấu theo hướng tiến bộ mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra.
6. Vấn đề điều tiết nền kinh tế thế giới và tính chất vô chính phủ
trong hoạt động sản xuất, lưu thông dưới ảnh hưởng của các công ty
xuyên quốc gia
Đã có thời gian người ta tranh luận nhiều về vai trò của các công ty

24


25

xuyên quốc gia đối với vấn đề chương trình hoá nền kinh tế thế giới. Có
người cho rằng, với sự có mặt ở nhiều nước trên thế giới, thông qua chiến
lược cắm nhánh mà bản thân mỗi công ty xuyên quốc gia có tính kế hoạch rất
cao nên điều đó sẽ là tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch hoá kinh tế quốc tế.
Những ý kiến phản bác lại thì cho rằng, điều đó chỉ làm tăng thêm tính
vô chính phủ của nền kinh tế thế giới, bởi vì không có một sức mạnh nào hoặc
trung tâm nào có thể điều phối được hàng chục nghìn các công ty mẹ và hàng
trăm nghìn chi nhánh. Khi chúng đã vượt biên giới ra ngoài thì chúng trở
thành một lực lượng độc lập và chỉ có lợi nhuận mới là mục tiêu mà chúng
theo đuổi và phục tùng.
Các ý kiến trên đều có tính hợp lý, song không tránh khỏi tính cực đoan.
Thực tế cho thấy các TNC đã có vai trò không nhỏ đến việc điều tiết nền kinh
tế thế giới: Các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra những nhân tố mới trong
việc phát triển nền kinh tế thế giới theo những chương trình kế hoạch định
trước của mình và nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế các nước tư bản chủ
nghĩa nói riêng, đã có những bước tiến mới trong việc điều chỉnh hoạt động
theo hướng tháp hợp. Trước hết, mỗi công ty xuyên quốc gia là một phức hợp
gồm nhiều ngành khác nhau, hoạt động tại nhiều nước dưới sự điều chỉnh từ

một trung tâm, đó là công ty mẹ. Với những tiến bộ về thông tin và bằng
những phương pháp quản lý mới, các công ty xuyên quốc gia đã từng bước
điều khiển hoạt động của mình một cách có kế hoạch. Đây là nhân tố mới,
làm cân đối cục bộ nền kinh tế thế giới trong giai đoạn mà tính hoàn chỉnh
của thế giới đã được xác lập.
Cũng chính bằng hoạt động của mình các công ty xuyên quốc gia đã trở
thành người làm giảm áp lực của những cuộc khủng hoảng kinh tế từ trung
tâm. Thực tế đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp các công ty xuyên
quốc gia đã điều tiết sản phẩm thừa từ chính quốc sang chi nhánh, hoặc từ chi

25


×