Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ NHỮNG ĐÓNG góp của NGUYỄN ái QUỐC về KINH tế CHÍNH TRỊ mác xít TRONG tác PHẨM bản án CHẾ độ THỰC dân PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.93 KB, 21 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC XÍT TRONG TÁC PHẨM
BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP
MỞ ĐẦU
Cách đây gần 100 năm, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Ngay sau khi tác phẩm ra đời đã gây một tiếng vang lớn và gây sự chú ý
của dư luận Pháp và các thuộc địa của pháp, trước hết là trong Đảng Cộng sản
Pháp, trong những người Việt Nam yêu nước ở Pháp và ở Việt Nam.
Từ đó đến nay, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được in lại
nhiều lần bằng tiếng Pháp (cả ở Pháp và Việt Nam), dịch ra tiếng Việt và một
số tiếng nước khác, nhằm đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc, không phải
chỉ nhằm cung cấp một tác phẩm có giá trị lịch sử văn học, mà trước hết là vì
ý nghĩa chính trị có tính chất thời sự của nó trong cuộc đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên thế giới.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” ra đời ở Pari, sào huyệt của
thực dân Pháp, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó là một đòn tiến công mãnh
liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp, trực tiếp tuyên chiến với cương lĩnh khai thác
thuộc địa của tập đoàn tư bản lũng đoạn Pháp bắt đầu triển khai. Nó đánh mạnh
vào chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa chủng tộc mà đại biểu là Đảng Xã hội ra sức
bênh vực chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm còn góp phần thức tỉnh những người
Pháp dân chủ, tiến bộ có lương tri nhưng chưa hiểu chế độ thực dân Pháp.
Đối với Đảng Cộng sản Pháp, tác phẩm là một đóng góp quý báu vào
quá trình đấu tranh để “Bônsêvích hóa”, tẩy trừ những ảnh hưởng của chủ
nghĩa cơ hội và đặt vấn đề liên minh các dân tộc thuộc địa của Pháp với giai
cấp vô sản Pháp, nhằm tiến hành cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ

2


nghĩa đế quốc. Tác phẩm đã góp phần chỉ ra phương hướng đấu tranh cho các


dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân.
Đối với cách mạng nước ta, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” ra
đời vào lúc Việt Nam đã có dấu hiệu xuất hiện một cao trào cách mạng của
công nông chống đế quốc, phong kiến và vấn đề đặt ra trước mắt là phải có
đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo thì cách mạng Việt Nam mới
đi đúng xu thế của thời đại và mới có thể đi đến thắng lợi. Vì vậy, tác phẩm
ra đời và sau đó cùng với tác phẩm “Đường cách mệnh” chính là những văn
kiện quan trọng để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam và chuẩn
bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Tác phẩm này là nội dung nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học (văn
học, sử học,…). Dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, nghiên cứu tác
phẩm này, thấy được bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với thuộc
địa và những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc về kinh tế chính trị mác - xít;
đồng thời, góp phần sáng tỏ di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Bản án chế độ thực dân pháp không chỉ có giá trị tố cáo, lên án chủ
nghĩa thực dân cũ mà còn có giá trị tố cáo chủ nghĩa thực dân mới đã gây biết
bao đau thương cho các dân tộc bị áp bức. Điểm nổi bật của chủ nghĩa thực
dân mới là hết sức lợi dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại
để gây tội ác và duy trì sự thống trị của chúng, kết hợp các biện pháp thô bạo
với tinh vi, công khai với dấu mặt, phát triển lên trình độ cao tất cả những thủ
đoạn mà chủ nghĩa thực dân cũ đã thi hành trước đây.
Ngày nay, mặc dù chủ nghĩa tư bản đang có những điều chỉnh thích nghi
quan trọng cả vể lực lượng sản xuất và cả về quan hệ sản xuất nhưng bản chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì không hề thay đổi.

3


Vì vậy, việc nghiên cứu những thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa thực dân

pháp trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” có ý nghĩa to lớn cả về lý
luận và thực tiễn.
NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Nhằm mục đích tố cáo, lên án chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã viết
nhiều tác phẩm, như:
Viết trước tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Tâm địa thực dân
(1919), Tội ác của chủ nghĩa thực dân (1921), Sự quái đản của công cuộc khai
hóa (1921), Dưới cuộc khai hóa cao cả (1922), Những kẻ đi khai hóa (1922),
Khai hóa giết người (1922), Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp (1922),
Văn minh Pháp và phụ nữ ở các thuộc địa (1925), Chủ nghĩa đế quốc Pháp ở
viễn Đông - Varen và Đông Dương (1925),…
Viết sau tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Văn minh Pháp ở
Đông Dương (1927), Sự thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương (1927),…
Trong các tác phẩm viết về chế độ thực dân, thì “Bản án chế độ thực dân
Pháp” là tác phẩm tương đối hoàn chỉnh của Nguyễn Ái Quốc. Sự hoàn chỉnh
được thể hiện trên những vấn đề sau:
Tác phẩm phân tích sâu sắc và có hệ thống tội ác của thực dân Pháp đối
với các nước thuộc địa
Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng thuộc địa khỏi ách áp bức, bóc
lột của chủ nghĩa thực dân
Tác phẩm đề cập nhiều nội dung về kinh tế - chính trị, được coi như tác
phẩm kế tục và phát triển kinh tế chính trị mác - xít trong chế độ thực dân.
Thời điểm ra đời của tác phẩm:
Do Nguyễn Ái Quốc viết, được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp tại

4



Pari (Pháp), năm 1925. Ở Việt Nam, tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên
bằng tiếng Pháp năm 1946. Năm 1960, Nhà xuất bản Sự Thật đã dịch ra tiếng
Việt, in trong Hồ Chí Minh Tuyển tập. Năm 1980, Nhà xuất bản Sự Thật đã
hiệu đính lại và in trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1. Tiếp đó, được đưa vào
tập 2 trong “Hồ Chí Minh toàn tập” do Nxb.CTQG phát hành năm 1995 và
các lần tái bản sau đó (năm 2000, 2002).
Tình hình thế giới:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc đẩy mạnh bóc lột
thuộc địa nhằm bù đắp tổn thất trong chiến tranh (trong đó có thực dân Pháp)
bằng nhiều thủ đoạn để thu lợi nhuận tối đa, trong đó thẳng tay tước đoạt và
bần cùng hóa nông dân, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên, nắm các mạch
máu kinh tế ở thuộc địa, nắm độc quyền trong công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp chế biến rượu, kìm hãm công nghiệp nặng, hạn chế công nghiệp nhẹ ở
các nước thuộc địa, độc chiếm thị trường, tăng cường cho vay nặng lãi; đồng
hóa kinh tế thuộc địa vào kinh tế của Pháp, biến kinh tế thuộc địa thành khâu
khăng khít trong sợi dây chuyền của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, bộ
máy tuyên truyền của chúng lại cho rằng đó là “sự khai hóa văn minh”, “mẫu
quốc”, “sự bảo hộ”,…
Cách mạng tháng Mười Nga thành công vào năm 1917, mở ra một thời
đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tác động sâu sắc đến phong trào cách
mạng thế giới và nhận thức về con đường giải phóng thuộc địa của tác giả
(được tác giả đề cập trong tác phẩm).
Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản nói chung và
phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa nói riêng phát triển mạnh
mẽ. Đại hội II của Quốc tế Cộng sản được tiến hành (từ 19/7-7/8/1920), Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê nin được trình bày tại đại hội,

5



được sự nhất trí cao của Đại hội và ảnh hưởng sâu sắc tới đồng chí Nguyễn Ái
Quốc. Nhiều tổ chức cách mạng quốc tế được thành lập: Quốc tế nông dân, Tổ
chức Công đoàn ở thuộc địa; Hội liên hiệp thuộc địa,…
Tình hình Việt Nam:
Ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (từ 1958-1918, nặng về thương mại, chú trọng xuất khẩu hàng hóa hơn là
xuất khẩu tư bản; đầu tư chủ yếu là cho vay nặng lãi; phương thức kinh doanh
phong kiến), cuộc khai thác thuộc địa lần này chú ý xuất khẩu tư bản hơn là xuất
khẩu hàng hóa và tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa theo phương thức kinh
doanh tư bản chủ nghĩa (đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,…). Tuy nhiên, trong tác
phẩm này chủ yếu đề cập cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Phong trào đấu tranh của nhân dân ta đang dâng lên mạnh mẽ. Kế tiếp
phong trào Cần Vương là khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám
lãnh đạo. Tiếp theo đó là các phong trào Duy Tân do Phan Bội Châu khởi
xướng và phong trào theo con đường tư sản do Phan Chu Trinh, Khởi nghĩa
Yên bái theo con đường tư sản do Lương Văn Can chủ trương, khởi nghĩa của
binh lính ở Thái Nguyên do Nguyễn Thái Học phát động,... Tuy nhiên, các
phong trào và các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại và cách mạng Việt Nam
đang đứng trước cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước (cách mạng Việt
Nam như đêm tối không tìm thấy đường ra).
Quá trình hoạt động của đồng chí Nguyến Ái Quốc dẫn tới sự ra đời của
tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”:
Khâm phục tinh thần đấu tranh yêu nước của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can… nhưng không đồng ý đi theo con đường
của một người nào.
Từ năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, Người đã bôn ba ở nhiều nước

6



phương Tây, (Anh, Pháp, Mỹ…), thấy được tính chất dã man, tàn bạo, thối nát của
chủ nghĩa tư bản.
Năm 1917, Người trở về Pháp, lập Hội những người Việt Nam yêu nước để
tập hợp Việt Kiều yêu nước ở Pháp; năm 1918, vào Đảng xã hội Pháp; năm 1919,
nhân danh những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc - xây (các
nước tư bản thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất họp nhau ở Véc - xây)
tám yêu cầu đòi tự do, dân chủ và bình đẳng dân tộc cho nhân dân Việt Nam (mặc
dù không được chấp nhận, nhưng có tiếng vang lớn); tham gia cuộc tranh luận
trong Đảng xã hội Pháp về vấn đề nên theo Quốc tế II (cơ hội cải lương) hay Quốc
tế III (cách mạng) và cuối cùng rút ra: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Chỉ có chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Tháng 12/1920, Đại hội lần thứ 18 của đảng xã hội Pháp, Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp
(đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản).
Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người
cùng khổ; năm 1922, Người tham gia Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng
sản Pháp; năm 1923, Người tham dự Đại hội nông dân quốc tế ở Matcơva và được
bầu là ủy viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế nông dân; năm 1924, Người
tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa cách
mạng vô sản ở các nước đế quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa (quan hệ chặt chẽ với nhau như hai cái cánh của một con chim).
Quá trình hoạt động đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Người tiếp cận với
thực tế, tài liệu phong phú để viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
2. Kết cấu của tác phẩm


7


Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục:
Chương 1- “Thuế máu”, tố cáo thực dân Pháp bắt thanh niên thuộc địa
đi lính làm bia đỡ đạn dưới chiêu bài “bảo vệ công lý” trong chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất
Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên
quê hương đất nước mình nữa! Tác giả cho rằng đây là một thứ thuế đối với
thuộc địa - “Thuế máu”.
Chương 2- “Việc đầu độc người bản xứ”, tố cáo thực dân Pháp đã
không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi và tội ác nhất, trong
đặc biệt là đầu độc bằng rượu, cưỡng bức người dân bản xứ phải mua rượu.
Chương 3- “Các quan thống đốc”, giới thiệu “chân dung” một số quan
thống đốc tiêu biểu (người đứng đầu bộ máy cai trị ở các nước thuộc địa) về
tội hối lộ, tham nhũng và tàn bạo đối với người dân thuộc địa.
Chương IV- “Các quan cai trị”, giới thiệu “chân dung” một số quan cai
trị chuyên ăn hối lộ, tham nhũng, đối xử tàn bạo đối với người dân thuộc địa.
Chương V- “Những nhà khai hóa”, tố cáo tội ác, đặc quyền đặc lợi của
những tên thực dân có màu da trắng là quý phái, là thuộc chủng tộc thượng
đẳng. Khi người ta có màu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai
hoá. Mà khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc
dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất. Đánh người bản xứ vô cớ, Quịt tiền
công người bản xứ, Bắt người bản xứ lạy chào khi gặp trên đường, Quịt tiền
khi mua hàng của người bản xứ, Coi rẻ mạng người bản xứ, bắn giết vô cớ.
Chương VI- “Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị”, tố cáo tệ tham nhũng
trong bộ máy cai trị thuộc địa của thực dân Pháp: phung phí đồng tiền mà người
dân An Nam khốn khổ đã phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được. Các quan
cai trị đều là những ông vua con. Họ muốn xung quanh mình cái gì cũng xa hoa
tráng lệ, và nói rằng, có thế mới nâng cao được uy tín của họ đối với người bản


8


xứ. Tiền nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do công quỹ đài thọ cả.
Chương VII- “Bóc lột người bản xứ”, tố cáo, vạch trần các thủ đoạn,
bản chất bóc lột của thực dân pháp theo kiểu thời trung cổ; thực dân Pháp
không từ thủ đoạn nào: cướp bóc, siu cao thuế nặng đối với người bản xứ, bắt
mua công trái,...
Chương VIII- “Công lý”, tố cáo chế độ thực dân không có công lý cho
người dân thuộc địa, người dân thuộc địa bị phân biệt đối xử.
Chương IX- “Chính sách ngu dân”, tố cáo thực dân Pháp thi hành chính
sách ngu dân triệt để: kiểm duyệt báo chí, bưng bít thông tin, không mở mang
trường học, học phí cao, …làm hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu
trường. Ngoài ra, chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không
cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, vì sợ nhiễm phải chủ nghĩa
cộng sản. mục đích là "Làm cho dân ngu để dễ trị".
Chương X- “Chủ nghĩa giáo hội”, tố cáo sự câu kết giữa chủ nghĩa thực
dân và giáo hội trong việc áp bức, bóc lột người dân thuộc địa.
Chương XI- “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”, tố cáo dưới chế độ thực
dân: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược”.
Chương XII - “Nô lệ thức tỉnh”, trình bày phong trào đấu tranh của nhân
dân thuộc địa ở Đông Dương; tuyên truyền về cách mạng Tháng Mười Nga,
sự ưu việt của chế độ xô - viết, sự giúp đỡ của cách mạng Nga đối với cách
mạng các nước thuộc địa; giới thiệu Tuyên ngôn của Ban Chấp hành Quốc tế
thứ ba đối với vô sản và nông dân các thuộc địa; giới thiệu bản hiệu triệu của
Quốc tế nông dân gửi nông dân lao động các thuộc địa, kêu gọi họ đấu tranh;
giới thiệu chương trình hành động của Tổ chức Công đoàn ở thuộc địa; giới
thiệu tuyên ngôn của tổ chức này, kêu gọi các nước thuộc địa đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân.


9


Phụ lục - “Gửi thanh niên An Nam”, kêu gọi thanh niên An Nam đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân, chấn hưng nước nhà.
II. NHỮNG THỦ ĐOẠN BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA THỰC
DÂN PHÁP TRONG TÁC PHẨM.
Nội dung này chủ yếu được trình bày ở Chương VII - “Bóc lột người bản
xứ”, (sử dụng phương pháp thống kê, đưa ra số liệu, so sánh (toàn bộ tác phẩm
dài khoảng 100 tr. A4, đưa ra trên 150 số liệu, đó là những con số biết nói).
Khi nghiên cứu những đặc điểm kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản ở
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã từng vạch trần sự bóc lột tàn nhẫn
của chủ nghĩa tư bản đói với các dân tộc thuộc địa: “Ai nấy đều biết rằng
người ta đã dùng súng và lưỡi lê để chiếm các thuộc địa. Người ta đối đãi dã
man với dân cư các thuộc địa, người ta đã dùng trăm phương ngàn kế (bằng
cách xuất khẩu tư bản, bằng những tô nhượng,…bằng cách lừa dối khi bán
hàng hóa cho họ, bằng cách bắt họ phải phụ thuộc vào bọn cầm quyền của
dân tộc “thống trị” và v.v…) để bóc lột dân cư thuộc địa”. Nghiên cứu thực
chất cái gọi là “Khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc
địa, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: “…Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản
quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu
cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt
cho đội quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ
cho các đạo quân phản cách mạng của nó”.
Như vậy, rõ ràng chủ nghĩa tư bản đã xây dựng nên sự “phồn vinh” của
nó bằng máu và mô hôi của người dân lao động ở các nước thuộc địa.
Vấn đề đặt ra cho những người cộng sản và các Đảng cách mạng chân
chính ở đầu những năm của thế kỷ XX là phải vạch trần bộ mặt thật của chủ
nghĩa thực dân, để công luận thấy rõ chân tướng của chúng, từ đó có thái độ


10


và hành động cách mạng đúng đắn. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp”
ra đời chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết đó của lịch sử.
Đúng với nhan đề của nó, bẵng những chứng cứ không thể chối cãi, tác
phẩm đã vạch trần những tội ác của chủ nghĩa thực dân trên mọi phương diện,
trong đó việc khái quát những thủ đoạn bóc lột của chúng là một trong những
nội dung nổi bật, không chỉ thuần túy là sự bóc lột về kinh tế mà còn là sự áp
bức hết sức tàn bạo về thể xác, chính trị và tinh thần. Sự bóc lột đó được thể
hiện dưới những hình thức sau:
1. Kết hợp lối cướp bóc của chủ nghĩa đế quốc với các hình thức bóc
lột kiểu phong kiến trung cổ
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” đã vạch ra rằng: Sự kết hợp
lối cướp bóc của chủ nghĩa đế quốc với các hình thức bóc lột kiểu phong kiến
trung cổ là thủ đoạn bóc lột điển hình của chủ nghĩa thực dân đối với các
nước thuộc địa trong đó có Việt Nam.
Thực tế lịch sử cho thấy việc xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa vào các thuộc địa được diễn ra ngay sau khi bọn đế quốc chiếm các
xứ này. Chúng xây dựng ở đây một số công trình điện, nước, đường giao
thông phục vụ cho việc khai thác tài nguyên. Bên cạnh đó, chúng tiến hành
cướp đoạt ruộng đất của nông dân thuộc địa và lập nên các đồn điền để kinh
doanh kiếm lời và bóc lột nhân công bản xứ. Hậu quả của quá trình này đã
làm người nông dân thuộc địa mất ruộng đất – Tư liệu sản xuất chính, nên
không còn con đường sống nào khác nếu họ không vào làm thuê trong các
đồn điền, hầm mỏ và các xí nghiệp của bọn thực dân.
Chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng trong tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân pháp” quá trình diễn biến trên đây, “ Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược,
dân cày Việt Nam - cũng như những người Andatxo năm 1870, - đã bỏ ruộng

đất của mình lánh sang những vùng còn tư do. Khi trở về thì ruộng vườn của

11


họ đã “biến thành đồn điền” mất rồi ”. Đó là cách lối cướp đoạt ruộng đất của
nông dân một cách trắng trợn. Ngoài ra, người nông dân còn bị chiếm đoạt
ruộng đất bởi chế độ cho vay với lãi xuất cắt cổ, và bởi nhiều mánh khóe của
“ các nhà khai hóa” hoặc của giáo hội và nhà chung…
Với những kiểu chiếm đoạt như vậy, “ Người ta cấp cho những người
Âu chỉ có cái bụng phệ và màu da trắng những đồn điền có khi rộng trên
20.000 héc ta”. Và ở Marốc, sau 10 năm “ bảo hộ ” Người ta đã cướp không
397.000 hec ta đất trồng trọt, để rồi với cái đà ấy, người nông dân ở đây cũng
như các thuộc địa khác “sẽ không còn lấy một tấc đất tự do nào để trồng trọt
và sinh sống trên tổ quốc mình mà không chịu cái ách bóc lột và nô dịch của
chủ nghĩa thực dân” . Họ trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của chúng.
Bóc lôt giá trị thặng dư là lối bóc lột điển hình của chủ nghĩa tư bản. Ở
các thuộc đia, bọn chủ đồn điền không chỉ “ được cấp không ruộng đất”
chúng còn được “ nhà nước bảo hộ” cung cấp “một số tù khổ sai làm không
công hoặc dùng uy quyền để mộ nhân công cho chúng với một đồng lương
chết đói”. Trong các đồn điền tư bản cũng như trong các hầm mỏ và các xí
nghiệp, người công nhân thuộc địa phải làm việc trong điều kiện kỹ thuật thấp
kém, với chế độ quản lý kiểu nông nô. Vì vậy, sức lực và nhân phẩm của họ bị
bị bòn rút và bị đối xử rất thậm tệ. Họ bị “xua cả từng làng đến công trường
để làm phu phen tạp dịch, bất chấp cả công việc mùa màng bận rộn; họ phải
sống trong điều kiện không có mảy may vệ sinh; không có tổ chức y tế …
Bệnh hoạn cực nhọc hành hạ đẫ gây nên chết chóc khủng khiếp”.
Những hành động trên không phải là gì khác hình thức phát lưu và gia
nô trá hình được che đậy dưới những câu châm ngôn lý tưởng về “bình đẳng”,
“bác ái”, và “khai hóa văn minh”.

2. Bóc lột thông qua chế độ thuế khóa nặng nề

12


Chế độ thuế khóa nặng nề là biểu hiện cụ thể của sự kết hợp giữa hai
hình thức bóc lột tư bản và phong kiến.
Cần phải nói rằng, thuế là một hình thức mà nhà nước nào cũng thực
hiện nhằm bổ sung cho nguồn thu nhập. Nhưng thu những loại thuế gì, thu
đến mức nào và đặc biệt là nhằm phục vụ cho mục đích gì là điều thể hiện rõ
nét nhất bản chất của một chế độ xã hội.
Cũng như ở “chính quốc”, việc “nhà nước bảo hộ” thu thuế ở các thuộc
địa trước hết là nhằm cho vệc duy trì bộ máy cai trị khổng lồ như quân đội,
cảnh sát, tòa án và các cơ quan hành chính khác. Thuế ở đây còn nhằm phục
vụ cuộc sống đế vương và sự tham lam tàn bạo của các quan chức thực dân
cai trị thuộc địa. Hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo được quy định đã
trở thành gánh nặng “oằn lưng” cho các tầng lớp nhân dân lao động. Đó là
thuế ruộng đất – loại thuế trực thu thời phong kiến – thu bằng hiện vật. Tác
phẩm đã cho chúng ta thấy: “ Từ năm 1890 đến năm 1896 thuế trực thu tăng
gấp đôi, từ năm 1986 đến năm 1988 lại tăng lên gấp rưỡi”. Để thu được nhiều
thuế hơn, bộ máy cai trị các thuộc địa đã làm cái việc ti tiện là rút bớt đơn vị
đo đạc thông dụng và quy định đơn vị đo đạc mới “ non hơn tất cả” đơn vị đo
đạc cũ. Bằng việc làm này, nhà nước thuộc địa đã làm thuế tăng 1/2, 1/3 hoặc
2/3 tùy từng địa phương. Tệ hại hơn nữa là bằng những “nét bút thần kỳ”
ruộng xấu có thể biến thành ruộng tốt. Vì vậy, mặc dù ruộng không được bổ
sung cho các làng nhưng thuế cứ thế mà tăng lên và người nông dân cứ phải
nai lưng ra mà gánh “có kêu cũng chẳng ai thèm nghe”. “Làng nào bị tăng
thuế cũng cắn răng mà chịu; hỏi còn biết kêu vào đâu? Được thể các ngài
công sứ càng làm già. Nhiều người Pháp coi việc các làng ngoan ngoãn đóng
thuế như vậy là một bằng chứng rõ ràng rằng mức thuế không có gì là quá

đáng”
Các loại thuế lưu thông hàng hóa, thuế chợ, thuế sông nước, thuế đăng

13


ký trâu bò v.v… đến thuế đánh vào cả những em bé đánh giày hoặc vô nhân
đạo như thuế thân thực dân pháp cũng tìm đủ mọi cách để làm cho nó không
ngừng tăng lên.
Thuế gián thu: Là thứ thuế chủ yếu đánh vào người tiêu dùng đông đảo
tức là người dân thuộc địa. Thuế này bao gồm:
Thuế tiêu dùng (thuế lưu thông hàng hóa). Trong tác phẩm này, đã tố cáo
chế độ thực dân dùng nhiều thủ đoạn đánh thuế lưu thông hàng hóa nhiều lần:
“người ta cấp giấy phép lưu thông cho 150 kilôgam thuốc lá, sau đó lại bố trí
để đánh thuế được nhiều lần cũng món hàng đó mỗi khi nó chuyển sang tay
chủ khác, mỗi khi số 150 kilôgam ấy được phân phối cho ba, bốn khách mua?
Chẳng còn luật lệ nào khác ngoài sự tuỳ tiện của bọn nhà đoan. Bởi vậy,
người An Nam rất sợ bọn nhà đoan, cứ thoáng thấy chúng là họ vứt ngay giữa
đường những thúng muối, thúng cau, hoặc thuốc lá của họ: thà vứt của đi còn
hơn là phải đóng thuế hết khoản này đến khoản khác mãi mãi không thôi. Ở
một số vùng, nhân dân buộc lòng phải nhổ thuốc, chặt cau, để tránh những
phiền nhiễu vì thuế mới”.
Thuế độc quyền (quy định giá cả cao ở một số hàng hóa đặc biệt để thu
được số tiền thuế lớn).
Thuế quan (thuế đánh vào các hàng hóa xuất nhập khẩu).
Đây là những thứ thuế tiền – thuế gián thu của chủ nghĩa tư bản được
tiến hành đồng thời với việc duy trì các thứ thuế thời phong kiến trung cổ.
Không chỉ bắt người dân thuộc địa phải chịu thuế nặng nề, hà khắc, còn phải
chịu nhiều hình phạt khác như:
Hình phạt những người không đóng đủ thuế. Nhiều phụ nữ nghèo khổ

thảm thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không nộp nổi
thuế.
Không miễn thuế cho những địa phương bị lũ lụt, như “Tỉnh Bắc Ninh

14


(bị lũ lụt tàn phá, thế mà cũng phải nộp 500.000 đồng tiền thuế”.
Thêm vào nạn ăn cướp của chính quyền, là nạn ăn cướp của bọn chủ đồn
điền; chức sắc tôn giáo câu kết với chính quyền thực dân bóc lột người dân
thuộc địa. Chỉ riêng ở Nam Kỳ, hội thánh truyền đạo cũng đã độc chiếm đến
l/5 ruộng đất trong vùng.
3. Thông qua chiến tranh và bằng chiến tranh thực dân pháp đã bóc
lột thuộc địa bằng “thuế máu”
“ Bẩy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất pháp; và trong số ấy,
tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước
của mình nữa”. Với sự “hy sinh” ấy, họ đã làm tăng thêm uy quyền cho những
chiếc gậy của các “ngài thống chế” và làm rạng rở những “vòng nguyệt quế
của các cấp chỉ huy” để rồi sau đó họ mặc nhiên trở về với “giống người hèn
hạ”.
Bằng thuế máu để thu lợi nhuận, đó là một sự tính toán bỉ ổi của chủ
nghĩa thực dân. “ Giá trị 2 người lính bản xứ gần bằng 5 người lính Pháp”, đó
là chênh lệch giá để chúng làm giàu và chúng đã làm giàu bằng cách “bỏ đói
những người lính mộ khốn khổ”, bằng “gian lận, đầu cơ”.
Điều đáng nói hơn cả là bằng thuế máu, chủ nghĩa thực dân đã biến
những người lính bản xứ không những đã trở thành công cụ để đàn áp, bóc lột
các thuộc địa mà còn trở thành công cụ để chúng áp bức bóc lột nhân dân lao
động “ chính quốc”. Khái quát về vấn đề này, tác giả đã chỉ rõ “ ngày nay chủ
nghĩa đế quốc đã tiến tới một trình độ hoàn bị gần như là khoa học. Nó dùng
những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa.

Sau đó, lại dùng những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những
người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở
các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”.

15


Như vậy, một hành động đạt hai mục đích: thống trị, bóc lột và phá hoại
sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Nguy hiểm cho giai cấp vô sản là ở
chỗ đó và sự thâm độc, tinh vi của chủ nghĩa thực dân cũng là ở chỗ đó.
4. Đầu độc để bóc lột và bóc lột bằng đầu độc
Đây là một thủ đoạn xảo quyệt và thâm độc mà chủ nghĩa thực dân ưa
dùng và được coi là có hiệu quả cao ở các nước thuộc địa.
“ Làm cho dân ngu để dễ trị” – “ trị ” là đàn áp, “ trị ” là bóc lột, đó là
chính sách vô cùng tàn ác của chủ nghĩa thực dân. “ 1500 đại lý” bán lẻ rượu
và thuốc phiện cho 1.000 làng trong khi cũng số làng ấy chỉ có vẻn vẹn 10
trường học. Với hệ thống đại lý dầy đặc ấy, thực dân Pháp đã độc quyền bán
cho 12 triệu người dân thuộc địa, kể cả người già và con trẻ 15 vạn kg thuốc
phiện và 23 đến 24 vạn lít rượu trong một năm. Với số trường học ít ỏi đó thử
hỏi có bao nhiêu trẻ em được đến trường. Người ta rất dễ hình dung ra cái gọi
là “khai hóa văn minh” mà chủ nghĩa thực dân đã thực hiện ở các thuộc địa
như thế nào.
Nếu như dộc quyền kinh doanh những thứ “thuốc độc” này để thu lãi đã
là một tội ác thì việc “mở vòi nước lã pha thêm vào rượu để hàng năm lãi
thêm một món nho nhỏ 432.000 đồng hay 4 triệu phơrăng” thì thật là ti tiện và
bỉ ổi hết chỗ nói.
Một việc làm mà thực dân pháp một lần nữa - phạm thêm hai tội ác.
Chúng đã làm cho tinh thần và nòi giống của người dân thuộc địa suy nhược
và bòn rút, bóp nặn bằng chính việc kinh doanh ngay thứ hàng đã làm họ suy
nhược đó. Tác giả kết luận: “Văn minh tư bản là thế đó”.

5. Bóc lột thông qua các hình thức lừa bịp
Tìm mọi cách để lừa bịp cũng là một thủ đoạn bóc lột mà thực dân Pháp
ưa thích. Bày đặt ra những tổ chức hữu danh vô thực kiểu “ Hội đồng quản

16


hạt nam kỳ”, những cuộc phát hành công trái hoặc tổ chức lạc quyên là những
biểu hiện cụ thể của ngón lừa bịp này.
Những cái gọi là “công trái chiến thắng”, lợi tức công trái ít nhiều cũng
đánh lừa hoặc câu được những người còn ngây thơ, khờ khạo ném tiền vào cái
“ruột két rộng thênh thang” của chính phủ thuộc địa. Việc “ xây dựng” chùa
chiền, nhà thờ cũng đã móc túi những người dân bản xứ để rồi sau đó đẩy họ
vào vòng mê tín dị đoan không tìm được lối ra. Việc giúp đỡ một cách “không
ngần ngại” cho việc “ cải thiện” giao thông ở vùng này, vùng nọ cũng đã hốt
tiền của những người dân thuộc địa. Đây chính là những hành động ăn cắp
được hợp lý hóa, và bằng cách này, những khoản tiền nhiều khi rất lớn đã chui
vào túi riêng của các nhà “khai hóa”, hoặc phục vụ cho mục đích thực dân của
chúng.
Biếu xén, lễ lạt là nỗi lo thường trực hàng ngày của người dân thuộc địa
nếu họ muốn được sống yên thân.
Cướp đoạt bẵng vũ lực không chỉ làm tăng thêm sự nghèo đói mà còn đe
dọa mạng sống của người dân thuộc địa.
Tệ tham nhũng, hà thu hạm bổ trong bộ máy cai trị cũng đục khoét, bòn
rút bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt của người dân lao động ở thuộc địa
v.v…và v.v…
Tác giả kết luận: “là người An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân, họ
bị tước đoạt. Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn đao phủ của họ lại
sống phè phỡn; họ bị cướp giật từ mọi phía, bằng mọi cách, bởi nhà nước, bởi
bọn phong kiến tân thời, bởi giáo hội Thiên chúa”.

Qua tác phẩm cho thấy, đối với các thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ còn rất què quặt
(do chính sách kìm hãm của thực dân), thì phương thức bóc lột thuộc địa của
chế độ thực dân là duy trì lối bóc lột phong kiến kết hợp với lối cướp bóc của

17


đế quốc là chủ yếu (phi kinh tế).
Với những thủ đoạn bóc lột ấy và với chính sách thống trị hà khắc, chủ
nghĩa thực dân đã “cắm” vào các thuộc địa “một chế độ đáng nguyền rủa”.
Người dân thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng không những bị đè
nặng “ bởi các hình thức bóc lột thời trung cổ” mà còn bằng “ lưỡi lê của nền
văn minh tư bản”, bằng “cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh chúa”.
Đây chính là nguyên nhân thổi bùng ngọn lửa đấu tranh giải phóng ở các
thuộc địa.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu những thủ đoạn bóc lột của thực dân
Pháp trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp”
Sẽ là không đầy đủ nếu như chỉ dừng lại ở việc điểm xem tác phẩm đã
vạch trần những thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc
thuộc địa như thế nào. Điều quan trọng hơn là hiểu được ý nghĩa lịch sử và
tác dụng thực tiễn của việc tố cáo đó.
Lê nin đã từng nhấn mạnh: “Những lời tố cáo về chính trị là lời tuyên
chiến với chính phủ, cũng như những lời tố cáo về kinh tế là lời tuyên chiến
với chủ xưởng”. Như vậy, có thể khẳng định nội dung của “Bản án chế độ
thực dân Pháp” trước hết là đòn tiến công trực diện vào kẻ thù ngay tại sào
huyệt của nó. Thông qua việc lột bộ mặt thật của chúng ở các nước thuộc địa,
thông qua việc vạch trần những tội ác của chúng trên mọi phương diện, tác
giả đã thực sự tuyên chiến một cách toàn diện và triệt để.
Dưới ảnh hưởng sâu rộng của tác phẩm, ta có thể khẳng định “Bản án

chế độ thực dân Pháp” không chỉ góp phần để giai cấp công nhân và nhân dân
lao động các thuộc địa nhận rõ kẻ thù của giai cấp và dân tộc mà hơn thế nữa,
còn làm cho họ ý thức được lực lượng của mình, trang bị cho họ vũ khí chính
trị, tinh thần mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của giai cấp và kẻ
thù dân tộc. C.Mác đã từng nói: cần phải dạy cho nhân dân biết khiếp sợ bản

18


thân mình để truyền dũng khí vào cho họ, và khi đã hiểu rõ bản thân mình,
hiểu rõ kẻ thù của mình thì “người công nhân ấy sẽ muốn, sẽ muốn một cách
không gì cản lại được, và tự mình sẽ biết chống lại”
Bản án chế độ thực dân Pháp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết trong
khoảng thời gian từ 1921 đến 1925, thời gian mà người đã là một chiến sĩ
cộng sản và có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào công sản và công
nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Đây cũng là quá trình người
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và các thuộc địa khác. “ Bản
án chế độ thực dân Pháp” cũng nằm trong quá trình này. Nhưng trong tác
phẩm ta không thấy những khái niệm trừu tượng, những công thức, định luật
khó hiểu mà chỉ thấy những người thật, việc thật được diễn tả bằng lời văn
giản dị, dễ hiểu. Song như Lê nin đã nói: “Bao giờ cũng thế …việc tố cáo
những điều quá lạm…vẫn là điểm xuất phát để thức tỉnh ý thức giai cấp, mở
đầu đấu tranh nghiệp đoàn và phổ biến chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng “ Bản án chế độ thực dân
Pháp” là một tác phẩm truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin và góp phần
vào việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính
đảng vô sản ở Nước ta. Và đây cũng chính là ý nghĩa lịch sử và tác dụng thực
tiễn to lớn của tác phẩm trong tiến trình của cách mạng Việt Nam.

19



Kết luận
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời đã giáng đòn tiến công
quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, trước hết là đế quốc Pháp, vạch ra con
đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
Tác phẩm này là một cống hiến quan trọng của Nguyễn ái Quốc đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó đã góp phần tích cực vào việc
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa khác.
Góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, kinh tế chính trị
mác - xít nói riêng (lột tả tội ác của chủ nghĩa thực dân, bản chất bóc lột, bóc
lột biện pháp phi kinh tế, bóc lột thời trung cổ, nô lệ hiện đại). Tác phẩm có
giá trị như một cuốn lịch sử chính trị những tội ác của chủ nghĩa thực dân
pháp ở thế kỷ thứ XIX, chủ yếu là ở đầu thế kỷ XX.
Những tội ác của chủ nghĩa thực dân pháp được ghi lại theo thời gian
ngày càng tăng thêm chồng chất. Nhưng phương thức hoạt động của chủ
nghĩa thực dân, âm mưu và thủ đoạn của nó là nhất quán không hề thay đổi,
đã được tác giả trình bày trong cuốn sách này. Điều đó có giá trị thời sự sâu
sắc. Bởi vì chỉ cần thay đổi số liệu, địa điểm, tên nhân vật… là hình như tác
giả đang nói về chiến tranh thế giới thứ II, hay đang tố cáo những tội ác của
chủ nghĩa thực dân mới ở các thuộc địa kiểu mới.

20


Chủ nghĩa thực dân cũ tuy đã bị đánh bại, chủ nghĩa thực dân mới đã
xuất hiện, song ở từng lúc, từng nơi chúng vẫn tồn tại xen kẽ nhau. Chủ nghĩa
thực dân mới chẳng qua là sự trá hình của chủ nghĩa thực dân cũ trong điều
kiện lịch sử mới mà thôi. Thậm chí, nó còn tinh vi và xảo quyệt hơn chủ nghĩa
thực dân cũ bội phần. Nếu có những thay đổi (điều chỉnh thích nghi) thì chẳng

qua là một vài thủ đoạn mị dân hòng xoa dịu mâu thuẫn vốn có không thể
điều hòa được của nó, chứ hoàn toàn không phải theo hướng nhân đạo hóa.
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước nằm trong vòng cương
tỏa của chúng vẫn ngày ngày bị bóc lột nặng nề nhưng với những thủ đoạn và
biện pháp cũng ngày càng tinh vi. Như vậy, tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác
của chủ nghĩa thực dân cũ mà còn có giá trị tố cáo chủ nghĩa thực dân mới.
Những tư tưởng lớn của tác phẩm không chỉ soi đường cho cách mạng
Việt Nam và cách mạng các nước thuộc địa phụ thuộc nói chung trong nửa
thế kỷ qua mà ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với cách mạng nước ta
và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5

C. Mác và Ph. Ang-ghen, toàn tập, tập 23, NXB CTQG, Hà Nội – 1993.
C. Mác và Ph. Ang-ghen, toàn tập, tập 24, NXB CTQG, Hà Nội – 1994.
V.I. Lênin, toàn tập, tập 3, NXB Tiến Bộ, Mat-xcơ-va – 1976.
V.I. Lênin, toàn tập, tập 2, NXB Tiến Bộ, Mat-xcơ-va – 1974.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb. CTQG, H.2000, tác phẩm “Bản án

6

chế độ thực dân Pháp”.

Lịch sử kinh tế quốc dân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996, chương XI:

7

Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945).
Nghiên cứu tác phẩm bản án chế độ thực dân pháp, Viện xuất bản kinh
điển và văn kiện Đảng, NXB thông tin lý luận - 1987

22



×