Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN và ý NGHĨA TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 19 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và ý
nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới ca ngợi Hồ Chí Minh,
công nhận tư tưởng Hồ Chí Minh đã có vai trò quyết định đối với sự phát triển của
cách mạng Việt Nam và góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh chung của các dân
tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: ''Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân,
của khối đại đoàn kết dân tộc''
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm rất phong phú, bao
quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về kinh tế. Tư tưởng kinh tế Hồ
Chí Minh là một hệ thống những quan điểm tư tưởng cơ bản về những vấn đề kinh tế
của chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về bản chất
bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân, về những vấn đề kinh tế trong điều kiện chiến
tranh, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết kinh tế Mác - lênin
vào điều kiện cụ thể ở nước ta.
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm tư tưởng cơ bản sau: Một
là, vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân. Hai là, sự lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa và bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Ba là, những vấn đề
kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ CNXH ở Việt Nam. Bốn là, sử dụng các đòn bẩy
kinh tế. Năm là, quan hệ kinh tế đối ngoại. Sáu là, những vấn đề kinh tế quân sự. Học


tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
lớn. Vì vậy, bản thân chọn chủ đề; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay” làm chủ đề thu hoạch.


Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thống các luận điểm được hình thành
trên cơ sở tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo các luận điểm kinh tế của chủ nghĩa
Mác - Lênin, những tinh hoa tư tưởng kinh tế của nhân loại. Thời đại HCM lớn lên và
hoạt động cũng là thời đại chủ nghĩa đế quốc thực dân bành trướng mạnh mẽ, tranh
cướp thuộc địa, thị trường, dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới, tàn sát hàng trăm
triệu người. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản càng mở rộng; mâu thuẫn giữa
các tập đoàn tư bản và đế quốc chủ nghĩa với nhau càng phát triển; mâu thuẫn giữa
nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, thực dân
ngày càng gay gắt.
Từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, đã xuất hiện mâu thuẫn mới
mâu thuẫn giữa nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Thế
giới bước vào thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,
thời đại của cách mạng vô sản, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu
tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một nước phong kiến, nông nghiệp
lạc hậu ở phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch. Việt Nam vốn là
một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết nhân ái, có nền văn hiến lâu đời. Từ
khi Pháp xâm lược phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các tầng lớp
nhân dân diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng con đường cứu nước chưa có lối ra.
Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã một mặt
khẳng định tính chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết kinh tế của
chủ nghĩa Mác nói riêng; mặt khác, trong khi tìm hiểu và vận dụng những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn xã hội Việt Nam và các nước phương Đông
HCM đã sớm phát hiện ở các nước phương Đông có những đặc điểm khác với các
nước phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiện nghiên cứu. Từ đó Hồ Chí Minh đã


bổ sung và phát triển học thuyết kinh tế Mác bằng những luận điểm mới rất quan
trọng.
Tuy nhiên, một số điểm cần lưu khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh

tế đó là. Hoàn cảnh lịch sử hình thành tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh: Những năm
1954-1969 nằm trong giai đoạn mà nước ta phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ cách
mạng: Miền Bắc tiến lên CNXH và miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ. Bởi vậy, việc sản xuất ở miền Bắc không chỉ hướng vào việc xây dựng tiền
đề vật chất - kỹ thuật cho CNXH và nâng cao đời sống của nhân dân mà còn làm cơ
sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Trên trường quốc tế lúc đó hệ thống XHCN thế giới còn tồn tại và lớn mạnh, đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật; so sánh lực lượng trên
thế giới có lợi cho CNXH và mô hình CNXH theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chưa
bộc lộ các khuyết tật của nó, vẫn đang còn sức hấp dẫn các nước đi sau trong đó có
Việt Nam. Trong một số bài nói và viết Hồ Chí Minh đã nhận định hệ thống XHCN
lớn mạnh hơn hệ thống TBCN về nhiều mặt; CNXH đã thắng và thắng một cách
quyết định. Bởi vậy, tư tưởng của Người hoàn toàn là chân lí trong bối cảnh đó,
nhưng ngày nay lại không còn phù hợp nữa.
Những tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh thường được diễn đạt bằng những
ngôn từ mộc mạc, giản dị, để ngay cả những người dân bình thường cũng hiểu được.
Do đó cần tránh sa vào tranh luận từng chữ, từng câu của Người, mà phải cố gắng
nắm lấy bản chất tư tưởng vấn đề nghiên cứu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tập trung
vào một số nội dung sau. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn; Các giải pháp phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện;
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; Tăng cường sự giúp đỡ, hỗ
trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Thứ nhất, vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Chỉ vài tháng sau khi giành
được độc lập trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11-4-1946, Người đã


viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông
làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào lòng dân,
trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông

nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh"1. Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vẫn nhắc: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc sản
xuất nông nghiệp làm gốc, làm chính" 2. Đặc biệt là, trong bài phát biểu khai mạc Hội
nghị BCH TW lần thứ 7 (Khóa III), hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp,
Người vẫn nói: "Phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng" 3. Không phải ngẫu
nhiễn mà khi bàn về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nhất là trong một
hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, về công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh lại luôn nhắc đến vai trò quan trọng của nông nghiệp!
Sau này, trong nhiều lần khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói đến vai trò quan
trọng của nông nghiệp, coi nông nghiệp cùng với công nghiệp như hai chân của nền
kinh tế. "Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của một con người, Hai chân có
mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp không phát
triển được..."4.
Nhưng đoạn trích sau đây được Người nói trong hội nghị cán bộ Trung ương về
cải tiến quản lý hợp tác xã năm 1963, chúng tôi mới cho là dẫn chứng mang tính khái
quát tư tưởng coi trọng nông nghiệp của Người: "Có gì sung sướng bằng được góp
phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế
XHCN"5. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi ai cũng nói công nghiệp; nhất là
công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế thì việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
"Phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế XHCN" rõ ràng thể hiện một
tư duy sáng tạo nổi bật
1

HCM, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 4, tr 215
Sđd, tập 10, tr 180.
3
Sđd, tập 10, tr 543.
4
Sđd, tập 10, tr 619

5
Sđd, tập 11, tr 612
2


Trên quan điểm đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên theo
sát chỉ đạo mọi ngành, mọi cấp, mọi người thực hiện nhiều biện pháp ra sức phát triển
nông nghiệp. Người nhắc nhở: "Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn
diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao
thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v... Các ngành này phải lấy phục vụ nông
nghiệp làm trung tâm"6.
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu bảo đảm nhu
cầu ăn, mặc, ở cho toàn xã hội. Nước ta là nước nông nghiệp, đại đa số dân cư sống ở
nông thôn, phần lớn lao động làm nông nghiệp, bởi vậy HCM luôn coi nông nghiệp là
ngành SX chính, là cơ sở để phát triển KT đất nước. Trong thư gửi Điền chủ nông gia
VN, Bác viết: “VN là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh
nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông
dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu.
Nông nghiệp ta thịch thì nước ta thịnh”7.
HCM cho rằng nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm nhu cầu,
ăn, mặc, ở của nhân dân. Về vấn đề ăn: Thấu hiểu nạn đói năm 1945, Bác nhắc lại: “
Việt Nam ta có câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo”. Trung Quốc cũng có câu tục
ngữ “Dân dĩ thực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản nhưng rất đúng lẽ. Muốn nâng
cao đời sống nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc
và các vấn đề khác). Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ
lương thực”8. Do vậy, Bác luôn nhắc nhở các tầng lớp nhân dân phải đẩy mạnh tăng
gia SX, trồng nhiều cây lương thực, hoa màu, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Về vấn đề mặc: Người chỉ rõ chính quyền mới phải “Làm cho dân có mặc”9.
Về vấn đề ở: Người cho rằng đây là một mặt của vấn đề dân sinh, là vấn đề rất
quan trọng. Người đánh giá: “Nông thôn của ta, nhà ở của đồng bào phần nhiều đang

ọp ẹp, tối tăm, chẳng ra sao, chẳng có hàng lối gì… Khi trước nhà nào lo làm nhà ấy,
6

Sđd, tập 11, tr. 396
Sđd, tập 4, tr 215.
8
Sđd, tập 10, tr 543 – 544.
9
Sđd, tập 4, tr 152.
7


làm thế nào cũng được. Nhưng bây giờ không phải như thế. Bây giờ mình phải đổi
mới nông thôn. Nông thôn mình phải quang đãng sạch sẽ” 10. HCM luôn quan tâm và
lo cho dân từ những việc làm cụ thể, Người thường xuyên vận động nhân dân trồng
cây gây rừng để vừa có gỗ, tre làm nhà vừa bảo vệ môi trường sinh thái: “Mùa xuân là
tết trồng cây; Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân
khác. Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Người
nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp đối với công nghiệp: “Sản xuất nông nghiệp…
cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công
nghiệp và cung cấp nông thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài”11.
Thứ hai, phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế quốc dân thống
nhất. HCM nhận thức rất rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa nông nghiệp, công
nghiệp và các ngành KT khác. Người nối: “Người thì có hai chân. Kinh tế một nước
thì có hai bộ phận chính: nông nghiệp và công nghiệp. Người không thể thiếu một
chân, thì nước không thể thiếu một bộ phận kinh tế” 12. Bác còn nhấn mạnh: “Nông
nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được” 13. HCM chỉ ra
mối quan hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, ba mặt này có mối
quan hệ khăng khít tác động lẫn nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Trong tạp chí sinh hoạt Thương nghiệp, năm 1956, người viết: “ Về nhiệm vụ thì phải
hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: Nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái
khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp”14.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhấn mạnh nông nghiệp là chính, là mặt trận
cơ bản, là mặt trận hàng đầu: “Mặt trận kinh tế gồm có công nghệ, buôn bán, nông
nghiệp. Nghành nào cũng quan trọng. Nhưng lúc này, quan trọng nhất là nông nghiệp,
10

Sđd, tập 10, tr 446.
Sđd, tập 8, tr 91
12
Sđd, tập 8, tr 77
13
Sđd, tập 10, tr 619.
14
Sđd, tập 8, tr 174
11


vì “có thực mới vực được đạo”. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp lương
thực cho nhân dân, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản để
xuất khẩu. Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết
cho nhân dân, trước hết là cho nông dân, cung cấp máy bơm, phân bón, thuốc trừ
sâu… để đẩy mạnh nông nghiệp. “Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát
triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ nhau và cùng nhau phát
triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước mới nhanh và nhanh chóng đi đến
mục đích. Thế thì mới thực hiện được liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng đời sống ấm lo, sung sướng cho nhân dân”15.
Nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp. Nông

nghiệp phát triển, nông dân sẽ có nhiều hàng hóa đưa ra thị trường do đó lại thúc đẩy
thương nghiệp phát triển. Người chỉ rõ: “Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn
phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu
dùng”16.
Nếu chúng ta nhìn lại, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi mọi người
luôn nhấn mạnh vai trò của công nghiệp, cho rằng công nghiệp nặng có vai trò nền
tảng của nền kinh tế thì mới thấy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của
nông nghiệp là rất táo bạo, rất sáng tạo. Sự chỉ đạo tập trung phát triển nông nghiệp
của Người là hoàn toàn chính xác. Nhận thức đó thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo
hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình, nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn,
không câu nệ như những lý thuyết gia thông thường. Tiếc rằng chúng ta chưa thực
hiện đầy đủ những lời chỉ bảo quý báu đó của Người
Thứ ba, các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển lực
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Cùng với việc nhấn
mạnh vai trò của nông nghiệp, nhưng HCM vẫn khẳng định về chiến lược lâu dài là
phải phát triển công nghiệp để tạo ra phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu, hàng tiêu
dùng cần thiết phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Người chỉ rõ: “Quan
15
16

Sđd, tập 10, tr 544 – 545.
Sđd, tập 8, tr 174.


trọng nhất trong đời sống của nhân dân là vấn đề ăn. Để giải quyết vấn đề ăn thì lương
thực phải dồi dào. Muốn vậy thì công nghiệp phải giúp nông nghiệp có nhiều máy
móc làm thủy lợi, máy cầy, máy bừa, nhiều phân hóa học…” 17. Người chỉ ra rằng:
muốn ấm no thực sự thì phải phát triển công nghiệp, phải công nghiệp hóa đất nước.
Năm 1960, trong bài viết Con đường phía trước, Bác vạch rõ: “Nước ta vốn là nước
nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta. Ngay đến năm ngoái, trong

SX của miền Bắc, công nghiệp mới chỉ chiếm không đầy 2 phần, còn nông nghiệp và
thủ công nghiệp chiếm đến tám phần, Mấy triệu nông dân và ngót một nửa triệu thợ
thủ công là những người đang cung cấp phần lớn thức ăn, vật dùng cho nhân dân, hiện
vẫn dùng những đồ rất thô sơ để sản xuất. Như vậy thì làm sao làm cho đời sống nhân
dân thật dồi dòa được.
Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta sử dụng máy móc để
SX một cách thực sự rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông
nghiệp. Máy sẽ chắp thêm cánh tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm,
nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy móc thì phải
mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy móc, ra gang, thép, than, dầu… đó là
con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà.
Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, vì muốn mở mang công
nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu. Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấn no thực sự của nhân dân ta”18.
Xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp phải đa dạng hóa các hình
thức sở hữu ruộng đất trong nông nghiệp. Trước 1945, nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thuộc địa, mạng nặng tính chất sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, đồng thời
có yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa. Thực dân Pháp thi hành chính sách độc quyền kinh tế
như độc quyền chiếm ruộng đất, độc quyền ngoại thương để vơ vét, bóc lột nhân dân
ta…Nhận thức rõ điều đó, HCM đã hình thành tư tưởng về một nền kinh tế độc lập,
dân chủ định hướng XHCN sẽ được xây dựng sau khi đánh đổ thực dân phong kiến,
17
18

Sđd, tập 11, tr 352.
Sđd, tập 10, tr 40 - 41.


giành độc lập cho dân tộc. Theo Bác nền kinh tế dân chủ: “Sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính

phủ công nông hòa bình quản lý. Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa, lãnh chúa
chia cho dân cầy nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cầy nghèo. Mở mang công nghiệp và
nông nghiệp”19.
Từ 1945 - 1954, khi CMT8 thành công và bước vào kháng chiến chống Pháp,
chính phủ CM và Chính phủ kháng chiến thực hiện nhiều chính sách dân chủ đem lại
quyền lợi thiết thực cho nhân dân, đặc biệt là nông dân, như tịch thu ruộng đất của địa
chủ thực dân và địa chủ việt gian chia cho nông dân không có ruộng đất hoặc có ít
ruộng đất. Đến cuối 1958, giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, khẩu hiệu
“ruộng đất về tay dân cầy” cơ bản được thực hiện.
Trong thời gian kháng chiến, ở vùng giải phóng, HCM đã đưa ra quan điểm sử
dụng nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu đa dạng. Theo Bác, nền
kinh tế dân chủ ở nước ta (vùng tự do), trong kháng chiến chống thực dân Pháp có các
thành phần kinh tế sau: Kinh tế của địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; Kinh tế quốc
doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội; Kinh tế hợp tác xã (hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác
xã cung cấp và các hội đổi công của nông dân) có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội;
Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc
lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần xây dựng kinh tế; Kinh tế tư bản
quốc gia (Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do nhà nước lãnh đạo.
Trong thành phần kinh tế này, tư bản của tư nhận là chủ nghĩa tư bản, tư bản của nhà
nước là chủ nghĩa xã hội)”20.
Trong thời kỳ từ 1954 - 1969, HCM luận giải nhiều về CNXH, nhất là tư tưởng
về xây dựng nền kinh tế dân chủ. Bác phân tích nhiều về vấn đề xây dựng hợp tác xã
trong nông nghiệp. Theo Bác, tiến lên CNXH, tất yếu phải tổ chức hợp tác hóa nông
nghiệp. Cuối tháng 10 - 1955, trong bài nói chuyện tại Hội nghị giảm tô và cải cách
ruộng đất, Người chỉ rõ, nông thôn không chỉ dừng lại ở cải cách ruộng đất mà còn
19
20

Sđd, tập 3, tr 1-2.
Sđd, tập 7, tr 221.



phải tổ chức hợp tác xã nông nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, quản lý dân
chủ và cùng có lợi, “xã hội hóa nông nghiệp”21.
Tiếp theo, quản lý và phân phối phải được tiến hành công khai, minh bạch.
HCM khẳng định trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần với nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò lãnh
đạo, làm nền tảng cho xã hội mới. Từ việc nhận thức nhiều hình thức sở hữu đến tất
yếu thừa nhận nhiều hình thức quản lý và phân phối khác nhau: “Từ làm chủ tư liệu
sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ phân phối sản phẩm lao
động”22; “Một xã hội bình đảng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao
động”23.
Người chỉ rõ, CNXH là công bằng, hợp lý, nhưng sự công bằng hợp lý đó phải
theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng,
những người già yếu, bệnh tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm non. Trên cơ sở những
nguyên tắc phân phối của CNXH. Người cho rằng “Chế độ khoán là một điều kiện
của CNXH”24; theo Bác: “Làm khoán là ích chung mà lại lợi riêng… làm khoán tốt,
thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”25.
Thứ tư, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. HCM luôn quan tâm xây
dựng một nền nông nghiệp toàn diện. Chỉ phát triển nền nông nghiệp toàn diện mới
khai thác một cách hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày một
tăng và đa dạng của sản xuất cũng như tiêu dùng. Ở nông thôn phải xây dựng một cơ
cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là phải phát triển cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp;
trong nông nghiệp lại phải phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ…
Về thăm nông dân tỉnh Hưng Yên, Người phát biểu: “Sản xuất phải toàn diện, sản
xuất thóc là chính, đồng thời phải rất coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp,
chăn nuôi, thả cá và nghề phụ”26; tại hội nghị tổng kết cuộc vận động HTX nông
21

Sđd, tập 8, tr 76.

Sđd, tập 12, tr 568.
23
Sđd, tập 9, tr 23
24
18, 19, Sđd, tập 8, tr 341.
22

25
26

20, 21, Sđd, tập 10, trang 397, 418.


nghiệp ở các tỉnh miền núi, Bác nhấn mạnh: “Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương
thực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy
mạnh chăn nuôi, vì miền núi có nhiều khả năng chăn nuôi” 27. Theo HCM, một nền
nông nghiệp toàn diện là: Có ngành trồng trọt phát triển toàn diện; Có ngành chăn
nuôi phát triển toàn diện; Có ngành lâm nghiệp phát triển toàn diện; Có ngành ngư
nghiệp phát triển toàn diện; Có các ngành nghề phụ phát triển.
“Miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để
tăng thu nhập” và Người nhắc nhở: “Phát triển thích đáng kinh tế phụ gia đình của xã
viên”28 Có quy hoạch, kế hoạch phát triển.“Trong kế hoạch 5 năm, còn nói đến việc
bắt đầu khoanh vùng nông nghiệp. Như nơi nào SX lúa nhiều và tốt thì nơi đó thành
vùng SX lúa chính, nơi nào SX chè nhiều và tốt thì nơi đó thành vùng SX chè là
chính, v.v. Làm như vậy thì sẽ sử dụng một cách hợp lý và có lợi nhất của cải giàu có
của đất nước ta và sức lao động dồi dào của nhân dân ta. Làm như vậy thì sau này
dùng máy móc cũng dễ và tiện”29.
Thứ năm, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Phải quan tâm
đến phát triển thủy lợi đảm bảo việc tưới, tiêu nước kịp thời. Nông nghiệp nước ta là
nền SX lúa nước, bởi vậy vấn đề thủy lợi được đặt lên hàng đầu. Người nói: “Làm

thủy lợi thì phải khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời” và người chỉ
ra: “Làm thủy lợi cần phải kết hợp công trình lớn với công trình vừa và công trình
nhỏ; cần phải kết hợp việc giữ nước với việc dẫn nước và việc thoát nước”30. “Giặc lụt
là đồng minh của giặc đói; Muốn chống giặc đói thì phải chống giặc lụt; Muốn chống
giặc lụt thì phải kịp thời đắp đê, giữ đê”31.
Tiếp theo phải quan tâm đến phát triển điện và giao thông nông thôn. Giao
thông là mạch máu của nền kinh tế đất nước. Phát triển giao thông là góp phần thúc
đẩy nhanh phát triển kinh tế cũng như đời sống văn hóa của nông dân và nông thôn.
27
28

22, Sđd, tập 10, tr 352, 407.
Sđd, tập 10, tr 407, 408.
30
Sđd, tập 10, tr 397.
31
Sđd, tập 7, tr 532.
29


Bác nói: “Đắp đường lớn là do Trung ương phụ trách, Bộ giao thông chịu trách
nhiệm. Nhưng địa phương có thể làm những đường nhỏ, làng này qua làng khác, thì
xã tự động làm. Nhiều xã làm tốt. Nên làm cho đồng bào thấy rõ lợi ích của việc làm
thêm đường sá”32.
Phải quan tâm đến xây dựng nhà ở cho nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng của
C.Mác, HCM thường xuyên quan tâm đến các các vấn đề ăn, mặc, ở cho dân. Đối với
nông thôn người nói: “Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên
của nông thôm mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng”33.
Phải quan tâm đến phát triển giáo dục, y tế, nâng cao trình độ dân trí và sức
khỏe cho nhân dân. Bác nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm

năm phải trồng người”34.
Thứ sáu, tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân. Về chính sách giá cả: Người nêu phương châm định giá: “Giá
cả quy định là phải chăng, vừa lợi cho nhân dân, vừa lợi cho Chính phủ” 35; “Mua bán
phải theo giá cả thích đáng… Giá cả phải bảo đảm cho Nhà nước, hợp tác xã và xã
viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà”36.
Chính sách thuế nông nghiệp: Phải thực hiện chính sách thuế để khuyến khích
sản xuất, khuyến khích tăng năng suất lao động: “Thuế phải khuyến khích sản xuất.
Cho nên Nhà nước chỉ thu thuế những cây trồng chính. Trồng xen kẽ được miễn thuế.
Tăng vụ chưa quá ba năm, vỡ hoang chưa quá năm năm, đều chưa phải nộp thuế”37.
Một số chính sách giúp đỡ, hỗ trợ khác của Nhà nước như: hỗ trợ về vốn, giáo
dục đào tạo, khoa học - công nghệ, thị trường …v.v.
Nhìn lại việc phát triển nông nghiệp và xã hội hóa nông nghiệp ở nước ta từ
1955 đến nay có thể thấy đó là quá trình phát triển đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đặt
ra nhiều vấn đề tiếp tục giải quyết. Về phát triển nông nghiệp, Hội nghị Trung ương
32

Sđd, tập 11, tr 134.
Sđd, tập 10, tr 380.
34
Sđd, tập 9 tr 222.
35
Sđd, tập 8, tr 422.
36
Sđd, tập 10, tr 414.
37
Sđd, tập 10, tr 414, 415.
33



lần thứ 8 của Đảng, tháng 8 - 1955 đã nhấn mạnh “Sản xuất nông nghiệp là mấu chốt
của việc khôi phục kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn bộ công tác kinh tế tài chính
của chúng ta”. Phải đặc biệt chú trọng việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, bao gồm
sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp phải
dựa vào khôi phục sản xuất nông nghiệp để khôi phục các ngành khác, khôi phục cả
nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1956 đến năm 1959 nước ta được mùa liên tiếp cộng
với số gạo viện trợ đã dẫn tới tình hình đặc biệt là giá thóc gạo trên thị trường xuống
thấp hơn giá chỉ đạo của mậu dịch.
Nhưng từ năm 1960 lại xác định: Điểm mấu chốt trong công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Mặc dù sau này có thêm câu “trên
cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, nhưng trên thực tế đã coi nhẹ nông
nghiệp. Vì vậy, mà nước ta lâm vào tình trạng thiếu lương thực triền miên, buộc phải
bán gạo theo tem phiếu.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tháng 3 năm 1982, đã phát hiện thiếu
sót nói trên và đề ra chủ trương: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu…Nhưng việc thực hiện chưa triệt để nên sản xuất nông
nghiệp vẫn tăng rất chậm. Phải đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12
năm 1986, mới kiên quyết bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập
trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhờ đó, chỉ sau 4 năm, năm 1990 đã
đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân, có dự trữ và bắt đầu xuất khẩu gạo.
Qua các kỳ đại hội Đảng, đảng ta chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân. Đó là quá trình phát triển về nhận thức. Kết quả trong sản xuất nông
nghiệp đạt được nhiều thành tựu. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực có hạt ước
tính đạt gần 47 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa ước đạt 42, 3 triệu tấn, tăng 2, 3
triệu tấn so với năm 2010. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Các
doanh nghiệp trong nước cũng đã xuất khẩu được 7, 2 triệu tấn gạo với giá trị kim


ngạch 3, 6 tỷ USD. Sản lượng lúa năm 2011 đạt kỷ lục 42 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành
nông nghiệp chưa phát triển đúng tiềm năng.

Về hợp tác hóa nông nghiệp, do chủ quan, nóng vội, đã không tuân thủ nguyên
tắc đi dần từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, không coi trọng chất lượng mà phát động
phong trào hợp tác hóa theo kiểu chiến dịch, chạy theo số lượng.
Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) tháng 6 năm 1959 đã quy định: Nói chung phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp phải đi từ thấp đến cao và phải tiến theo ba bước: tổ đổi
công có mầm mống xã hội chủ nghĩa, hợp tác xã bậc thấp nửa xã hội chủ nghĩa và
hợp tác xã bậc cao hoàn toàn xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi hợp tác hóa nông nghiệp đã
thành cao trào thì có thể đi hai bước: Ví dụ: một số nông hộ từ tổ đổi công tiến thẳng
lên hợp tác xã bậc cao; hoặc một số nông hộ đang làm ăn riêng lẻ có thể tổ chức ngay
hợp tác xã bậc thấp hoặc bậc cao, không nhất thiết phải tuần tự theo ba bước.
Hợp tác hóa không hướng vào mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao
mức thu nhập để cải thiện đời sống của nhân dân mà lại chạy theo việc cải tạo quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất do nhận thức sai lầm rằng con người có thể chủ động sáng
tạo ra chủ nghĩa xã hội từ sản xuất nhỏ, phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác hóa
không chờ có đại công nghiệp, không chờ phải có lực lượng sản xuất cao, tạo ra một
lực lượng sản xuất mới bằng hợp tác hóa. Coi việc làm cách mạng về quan hệ sản
xuất là xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa (toàn dân và
tập thể), là biến sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn đại kỹ nghệ. Thậm chí coi việc thủ
tiêu chế độ tư hữu, xác lập ngay chế độ công hữu là thành tựu to lớn nhất. Do sai lầm
nói trên mà sản xuất nông nghiệp bị trì trệ.
Từ khi đổi mới, các hợp tác xã hoặc bị giải thể hoặc chuyển đổi nhưng rất ít
hợp tác xã nông nghiệp thích nghi được với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu
quả. Phần lớn hợp tác xã nông nghiệp hiện nay tồn tại theo kiểu hữu danh vô thực.
Gần 10 triệu hộ nông dân vẫn đang phải tự bơi trong làn sóng cạnh tranh gay gắt của
kinh tế thị trường.


Tình hình phát triển nông nghiệp-nông dân-nông thôn trong thời gian vừa qua
đã đạt được một số thành tựu sau; Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao
theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương

thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; trình độ khoa học-công
nghệ được nâng cao hơn; Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường,
nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay
đổi bộ mặt nông thôn; Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi
mới; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề,
góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu
người ở khu vực này tăng 2,7 lần so với năm 2000, đặc biệt là về cơ bản đã xoá được
đói, tỷ lệ hộ nghèo hạ xuống còn 18%; thành tựu này được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao. Đồng thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo
dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng được quan tâm và đẩy mạnh hơn.
Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ
sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra như; Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển
dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất ở
nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.


Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối
phó với thiên tai thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp,
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc…
Trước tình hình trên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ Đảng Cộng sản
Việt Nam khoá X tháng 7/2007 đã cụ thể hoá mục tiêu giải quyết tốt hơn những vấn
đề này và là bước phát triển mới đường lối của Đảng về nông nghiệp, nông dân và

nông thôn. Nghị quyết đã nêu rõ ba mục tiêu tổng quát:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hoà
giữa các vùng, đặc biệt tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn;
nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị giữ vai trò làm chủ nông thôn mới.
Thứ hai, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hoá, bền
vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Thứ ba, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên
minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững bảo đảm thực hiện thành
công sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là tăng tốc độ tăng trưởng nông lâm thuỷ sản đạt
3,5-4%/ năm, duy trì diện tích đất trồng lúa đủ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực
quốc gia trước mắt và lâu dài; kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và ngành


nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn
gấp 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong tổng lực
lượng lao động, tỷ lệ nông động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; đẩy mạnh giảm nghèo;
nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để
nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn
chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân vùng Đồng
bằng song Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị ngập lũ khác.

Trong thời gian tới cần thực hiện một sô vấn đề có tính chất định hướng, giải
pháp như sau; Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy
mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại
cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng
chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện
tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà
nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn.
Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả. 2. Xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị
Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến
và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo. Mở


rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế. Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó
khăn. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở
nông thôn. Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp
hoá nông thôn. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,
phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông
dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh
của các đoàn thể chính trị-xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân
Hoàn chỉnh việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đất đai, quy hoạch phát

triển nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, khu công nghiệp và qui hoạch chuyên
ngành theo vùng. Quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với phát triển đô thị.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách: Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Luật
Đất đai theo hướng tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống
nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để phân bổ và sử dụng có hiệu quả. Bổ sung,
hoàn thiện các chính sách về tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn. Mở
rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây
dựng nông thôn.
Tăng đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học-công
nghệ để sớm đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực. Thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân trong sản xuất kinh
doanh. Đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông
nghiệp, phòng chống thiên tai. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục
tiêu quốc gia trên địa bàn nông thôn, nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các huyện, xã có tỉ


lệ hộ nghèo trên 50%. Triển khai chương trình “xây dựng nông thôn mới”, trong đó
thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước một bước.
Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Nghiên cứu tư tưởng của người cho
chúng ta cơ sở phương pháp luận trong việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp
toàn diện, bền vững, hội nhập. Đồng thời trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng liên tục đổi
mới đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn nền nông nghiệp nước nhà.



×