BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN MINH THỊNH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG,
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN MINH THỊNH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG,
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn hoá học
Mã số:
62.14.10.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Trường
HÀ NỘI – 2012
Lời cảm ơn
Luận án được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Xuân
Trường đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Lý luận và PPDH
hoá học, khoa Hoá học, phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
trường Cao đẳng Công nghiệp Hoá chất đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giảng viên ở nhiều trường
Đại học, Cao đẳng trên cả nước, các bạn bè đồng nghiệp, người thân đã động viên,
giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án.
Trần Minh Thịnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Minh Thịnh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3
7. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ
DẠY NGHỀ
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.2. Giáo dục chuyên nghiệp và xu hướng phát triển ..................................................... 5
1.3. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp – cơ sở của giáo dục chuyên nghiệp ........................... 6
1.3.1. Vị trí, vai trò của nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp ..................................... 6
1.3.2. Bản chất và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục kĩ thuật tổng hợp ............................ 7
1.4. Phương pháp phân tích nghề Dacum ...................................................................... 8
1.5. Đổi mới PPDH ở trường Cao đẳng, Trung cấp
chuyên nghiệp và Dạy nghề theo hướng dạy học tích cực.............................................. 9
1.5.1. Những xu hướng đổi mới PPDH .......................................................................... 9
1.5.2. Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình
dạy học hợp tác hai chiều ............................................................................................. 13
1.5.3. Đổi mới PPDH hóa học ở trường Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề theo hướng dạy học tích cực ......................... 14
1.5.4. PPDH tích cực .................................................................................................... 18
1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ở trường
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề ...................................................... 45
1.6.1. Phần mềm dạy học ............................................................................................. 45
1.6.2. Giáo án điện tử, bài giảng điện tử, học liệu điện tử ........................................... 48
1.7. Đổi mới việc kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học ở trường Cao đằng,
Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề ........................................................................ 50
1.7.1. Các hình thức đánh giá........................................................................................ 50
1.7.2. Các công đoạn của việc kiểm tra - đánh giá ...................................................... 50
1.7.3. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra - đánh giá ...................................... 50
1.7.4. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................ 50
1.8. Thực trạng dạy học môn hoá học phân tích hiện nay ở các trường Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ......................................................................... 51
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 55
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC HÓA HỌC PHÂN TÍCH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
2.1. Sơ lược chương trình môn học hoá học phân tích công nghiệp ............................ 56
2.1.1. Mục tiêu của môn học ......................................................................................... 56
2.1.2. Nội dung môn học............................................................................................... 57
2.2. Yêu cầu và phương hướng chung ......................................................................... 59
2.2.1. Quán triệt nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong đào tạo nghề .............. 59
2.2.2. Dạy học tích hợp trong giáo dục chuyên nghiệp................................................. 60
2.2.3. Đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực...................................................... 61
2.2.4. Đổi mới cách thiết kế giáo án dạy học................................................................ 61
2.3. Sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống với
các PPDH hiện đại ....................................................................................................... 62
2.3.1. Biện pháp 1: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......................................... 62
2.3.2. Biện pháp 2: Dạy học theo dự án ....................................................................... 66
2.3.3. Biện pháp 3: Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ............................... 80
2.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy cho bài học
hoá học phân tích ......................................................................................................... 94
2.3.5. Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy thực hành, thí nghiệm
Hóa học phân tích bằng phương pháp Spickler .......................................................... 114
2.3.6. Biện pháp 6: Algorit thao tác thực hành .......................................................... 127
2.3.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện
dạy học hiện đại ......................................................................................................... 137
Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 149
Chương 3: THỰC NGHIỆP SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................... 150
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................................ 150
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 150
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 151
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................................... 151
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm........................................................................ 151
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 152
3.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm .................................................................... 153
3.4.1. Tính các tham số đặc trưng .............................................................................. 153
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 155
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 182
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 184
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................185
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .......................................................................187
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 188
PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................... 198
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BG:
Bài giảng
2. BGĐT:
Bài giảng điện tử
3. CĐ:
Cao đẳng
4. CĐ, TCCN và DN
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề
5. CNHH:
Công nghệ hóa học
6. CNTT:
Công nghệ thông tin
7. dd
Dung dịch
8. DH:
Dạy học
9. DN:
Dạy nghề
10. DHDA:
Dạy học dự án
11. ĐC:
Đối chứng
12. ĐG:
Đánh giá
13. ĐH:
Đại học
14. ĐHCN TP HCM:
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
15. ĐHSP:
Đại học Sư phạm
16. ĐPT:
Đa phương tiện
17. ĐVHT:
Đơn vị học trình
18. GAĐT:
Giáo án điện tử
19. GATN:
Giáo án thực nghiệm
20. GDCN:
Giáo dục chuyên nghiệp
21. GDKTTH:
Giáo dục kĩ thuật tổng hợp
22. GQVĐ:
Giải quyết vấn đề
23. GV:
Giảng viên
24. HHPT:
Hoá học phân tích
25. HĐH:
Hiện đại hóa
26. HS:
Học sinh
27. HSSV:
Học sinh, sinh viên
28. IQT:
Ít quan trọng
29. KL:
Kết luận
30. KT-ĐG:
Kiểm tra - Đánh giá
31. KHKT:
Khoa học kỹ thuật
32. MO:
Metyldacam
33. MR:
Metylđỏ
34. PM:
Phần mềm
35. PMDH:
Phần mềm dạy học
36. PP:
Phennolftalein
37. PPDH:
PPDH
38. PPTC:
Phương pháp tích cực
39. PT HH:
Phương trình hoá học
40. PTDH:
Phương tiện dạy học
41. PTPƯ:
Phương trình phản ứng
42. QT:
Quan trọng
43. RQT:
Rất quan trọng
44. SV:
Sinh viên
45. TN:
Thực nghiệm
46. TNKQ:
Trắc nghiệm khách quan
47. TTC:
Tính tích cực
48. TNHH:
Thí nghiệm hóa học
49. TN:
Thực nghiệm
50. TNSP:
Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
TT
SƠ ĐỒ
Trang
1
Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ tích cực với sự biểu hiện cấp độ của nó
20
2
Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ giữa động cơ và hứng thú học tập
20
3
Sơ đồ 1.3. Học tích cực theo 4 H
22
4
Sơ đồ 1.4. Chia theo chỗ ngồi
31
5
Sơ đồ 1.5. Quy trình tổ chức hợp tác theo nhóm nhỏ
35
TT
BẢNG
Trang
1
Bảng 1.1. Hai mô hình dạy học
13
2
Bảng 1.2. Sự phát triển mô hình dạy học
14
3
Bảng thống kê các trường thực nghiệm sư phạm
151
4
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 1
năm học 2009 - 2010 (giáo án số 1)
156
5
Bảng 3.2. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 1)
156
6
Bảng 3.3. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 1)
157
7
Bảng 3.4. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 1)
157
8
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 1)
157
9
Bảng 3.6. Kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 2
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 1)
158
10
Bảng 3.7. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 1)
158
11
Bảng 3.8. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 1)
159
12
Bảng 3.9. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 1)
159
13
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 2 năm học
160
2010 - 2011 (giáo án số 1)
14
Bảng 3.11. Kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 1
năm học 2009 - 2010 (giáo án số 3)
160
15
Bảng 3.12. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC
vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 3)
161
16
Bảng 3.13. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 3)
161
17
Bảng 3.14. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 3)
161
18
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 1 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 3)
162
19
Bảng 3.16. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 2
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 3)
162
20
Bảng 3.17. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 3)
163
21
Bảng 3.18. Bảng tần suất của lớp và lớp ĐC vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 3)
163
22
Bảng 3.19. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 3)
164
23
Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 3)
164
24
Bảng 3.21. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 1
năm học 2009 - 2010 (giáo án số 4)
165
25
Bảng 3.22. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 4)
165
26
Bảng 3.23. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 4)
166
27
Bảng 3.24. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC
166
28
Bảng 3.25. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 4)
166
29
Bảng 3.26. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 2
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 4)
167
30
Bảng 3.27. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
167
31
Bảng 3.28. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 4)
168
32
Bảng 3.29. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp và lớp
ĐC vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 4)
168
33
Bảng 3.30. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 4)
169
34
Bảng 3.31. Kết quả điểm kiểm tra của lớp và lớp ĐC vòng 1 năm
học 2009 - 2010 (giáo án số 6)
169
35
Bảng 3.32. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 6)
170
36
Bảng 3.33. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học
2009 - 2010 (giáo án số 6)
171
37
Bảng 3.34. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 - 2010 (giáo án số 6)
171
38
Bảng 3.35. Tổng hợp các tham số đặc trưng vòng 1 năm học 2009
- 2010 (giáo án số 6)
171
39
Bảng 3.36. Kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC vòng 2
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 6)
172
40
Bảng 3.37. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 6)
172
41
Bảng 3.38. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 6)
173
42
Bảng 3.39. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và lớp
ĐC vòng 2 năm học 2010 - 2011 (giáo án số 6)
173
43
Bảng 3.40. Tổng hợp các tham số đặc trưng ĐC vòng 2 năm học
2010 - 2011 (giáo án số 6)
173
44
Bảng 3.41. Kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC năm học
2009 - 2010 (giáo án số 9)
174
45
Bảng 3.42. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2009 - 2010 (giáo án số 9)
174
46
Bảng 3.43. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC năm học
2009 - 2010 (giáo án số 9)
175
47
Bảng 3.44. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và lớp
ĐC năm học 2009 - 2010 (giáo án số 9)
175
48
Bảng 3.45. Tổng hợp các tham số đặc trưng năm học 2010 - 2011
(giáo án số 9)
176
49
Bảng 3.46. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC năm học
2009 - 2010 (giáo án số 15)
176
50
Bảng 3.47. Phân loại kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 9)
176
51
Bảng 3.48. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC năm học 2010 2011 (giáo án số 9)
177
52
Bảng 3.49. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC năm học 2010 - 2011 (giáo án số 9)
177
53
Bảng 3.50. Tổng hợp các tham số đặc trưng năm học 2010 - 2011
(giáo án số 9)
178
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
Bảng 3.51. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC năm học
2009 - 2010 (giáo án số 19)
Bảng 3.52. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2009 - 2010 (giáo án số 19)
Bảng 3.53. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC năm học 2009 2010 (giáo án số 19)
Bảng 3.54. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC năm học 2009 -2010 (giáo án số 19)
Bảng 3.55. Tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2010 - 2011 (giáo án số 19)
Bảng 3.56. Kết quả điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm (TN)
và đối chứng (ĐC) năm học 2010 - 2011 (giáo án số 19)
Bảng 3.57. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.58. Bảng tần suất của lớp TN và lớp ĐC năm học 2010 2011 (giáo án số 19)
Bảng 3.59. Bảng % số SV đạt điểm Xi trở xuống của lớp TN và
lớp ĐC năm học 2010 - 2011 (giáo án số 19)
Bảng 3.60. Tổng hợp các tham số đặc trưng năm học 2010 - 2011
(giáo án số 19)
178
179
180
180
180
181
181
182
182
183
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
TT
BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
TRANG
1
Hình 3.1. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 1)
156
2
Hình 3.2. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 1)
156
3
Hình 3.3. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và ĐC
vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 1)
157
4
Hình 3.4. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 1)
158
5
Hình 3.5. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 1)
159
6
Hình 3.6. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và ĐC
vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 1)
159
7
Hình 3.7. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 3)
160
8
Hình 3.8. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 3)
161
9
Hình 3.9. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp ĐC
vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 3)
162
10
Hình 3.10. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 3)
163
11
Hình 3.11. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 3)
163
12
Hình 3.12. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp và lớp ĐC
vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 3)
164
13
Hình 3.13. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 4)
165
14
Hình 3.14. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 200 – 2010 (giáo án số 4)
165
15
Hình 3.15. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 4)
166
16
Hình 3.16. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN
và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 4)
167
17
Hình 3.17. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm
tra của lớp và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 –2011(giáo án số 11)
168
18
Hình 3.18. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 4)
169
19
Hình 3.19. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp TN
và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 6)
170
20
Hình 3.20. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 6)
170
21
Hình 3.21. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC vòng 1 năm học 2009 – 2010 (giáo án số 6)
171
22
Hình 3.22. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 – 2011 (giáo án số 6)
172
23
Hình 3.23. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra
của lớp TN và lớp ĐC vòng 2 năm học 2010 -2011 (giáo án số 6)
172
24
Hình 3.24. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC vòng 2 năm học 2010 -2011 (giáo án số 6)
173
25
Hình 3.25. Biểu đồ tần số biểu diễn kết qủa điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 9)
174
26
Hình 3.26. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết qủa điểm kiểm
tra của lớp TN và lớp ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 9)
175
27
Hình 3.27. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 9)
175
28
Hình 3.28. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và lớp ĐC năm học 2010 – 2011 (giáo án số 9)
176
29
Hình 3.29. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết qủa điểm kiểm
tra của lớp TN và lớp ĐC năm học 2010 – 2011 (giáo án số 9)
177
30
Hình 3.30. Đường lũy tích biểu diễn kết qủa của lớp TN và lớp
ĐC năm học 2010 – 2011 (giáo án số 9)
178
31
Hình 3.31. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
179
32
Hình 3.32. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm
tra của lớp TN và lớp ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
179
33
Hình 3.33. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
180
34
Hình 3.34. Biểu đồ tần số biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp
TN và ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
181
35
Hình 3.35. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm kiểm
tra của lớp TN và lớp ĐC năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
182
36
Hình 3.36. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2009 – 2010 (giáo án số 19)
183
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một
nội dung cốt lõi trong đường lối chiến lược hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước
ta, nhằm kết hợp một cách có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực trong nước với những
nguồn lực bên ngoài tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nói riêng là một
trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong
những nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ chính của dạy nghề là đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, nhất là dạy nghề trình độ cao
sẽ góp phần hết sức quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chủ trương, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công
nghệ thể hiện qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng
và nhanh vào thực tế buộc phải đổi mới cách dạy và cách học tại các trường Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề (CĐ,TCCN và DN)
Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh
hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh, sinh viên (HSSV) được tiếp nhận nhiều
nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều
hơn, linh hoạt và thực tế hơn. Trong học tập, họ không thỏa mãn với vai trò người
tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như
vậy sẽ nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri
thức và phát triển kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên phải đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH).
Đổi mới PPDH phải đi theo hướng của nền giáo dục hiện đại: Phát huy cao độ
tính tích cực (TTC), tính độc lập, sáng tạo của người học,... đó vừa là yêu cầu, vừa
2
là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi trường CĐ, TCCN và DN. Đổi
mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi
mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phù
hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phòng
học lý thuyết và ở phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, sản xuất, đổi mới việc đánh
giá kết quả dạy học.
Chất lượng dạy học tại các trường CĐ, TCCN và DN còn rất hạn chế và đang
trở thành bất cập so với yêu cầu trong giai đoạn mới. Các biện pháp đổi mới PPDH
áp dụng trong dạy học hóa học phân tích hiện nay ở nước ta còn mang tính tự phát,
nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống. Phần lớn các trường đang còn áp dụng phương
pháp, các phương tiện dạy học truyền thống, chậm đổi mới và lạc hậu. Để nâng cao
chất lượng dạy học hóa học nói chung và dạy học môn hóa học phân tích nói riêng
tại các trường CĐ, TCCN và DN thì cần phải giải quyết đồng bộ về nhiều mặt như:
nội dung dạy học, PPDH, hình thức tổ chức dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học,...
Từ trước đến nay, ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào về đổi mới PPDH
môn hóa học phân tích tại các trường CĐ, TCCN và DN. Với mong muốn góp phần
vào công cuộc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường CĐ,
TCCN và DN, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học môn hóa
học phân tích theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, sinh viên
tại trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học môn hóa học phân tích ở trường
CĐ, TCCN và DN nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HSSV, nâng cao
chất lượng đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường CĐ, TCCN và DN.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
hóa học phân tích theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HSSV ở trường
CĐ, TCCN và DN.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của HSSV trong học
tập sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn hoá học phân tích ở trường
CĐ, TCCN và DN, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới PPDH Hoá học ở trường
CĐ, TCCN và DN.
5.2. Nghiên cứu chương trình môn hóa học phân tích; đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường CĐ, TCCN và DN.
5.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các biện
pháp đã đề xuất đến việc tích cực hóa hoạt động học tập của HSSV ở trường CĐ,
TCCN và DN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan cơ sở lý luận của các vấn đề có liên quan đến đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra tình hình thực tế dạy học hóa học phân tích ở các trường CĐ, TCCN
và DN. Sử dụng các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, trao đổi kinh nghiệm
với các nhà giáo dục, GV giỏi, lấy ý kiến chuyên gia. Thực nghiệm sư phạm ở một
số trường ĐH, CĐ.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
4
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Làm rõ thực trạng việc dạy học môn hóa học phân tích ở các trường CĐ,
TCCN và DN.
7.2. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đổi mới PPDH môn hóa học phân tích ở các
trường CĐ, TCCN và DN.
7.3. Đề xuất các biện pháp phát huy TTC của HSSV trong dạy học môn hóa học
phân tích ở các trường CĐ, TCCN và DN.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới PPDH hoá học ở trường CĐ,
TCCN và DN.
Chương 2. Một số biện pháp đổi mới PPDH hóa học phân tích ở trường CĐ,
TCCN và DN.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG,
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đổi mới quá trình dạy học là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục. Cho
đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về những PPDH mới có tính hiệu quả và khả
năng áp dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện của giáo dục Việt Nam. Sử dụng các
biện pháp đổi mới PPDH trong dạy học cũng là hướng nghiên cứu mới và có tính
thực tiễn cao.
Đã có một số đề tài nghiên cứu về đổi mới PPDH hóa học, cụ thể như sau:
- Luận án Tiến sĩ Giáo dục học:“Tăng cường giáo dục phong cách công
nghiệp trong giảng dạy các môn hóa học công nghiệp cho học sinh ngành hóa
chất”, trường ĐHSP Hà Nội, của Nguyễn Quang Huỳnh, năm 1990.
- Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học
phần hóa phi kim trường trung học phổ thông với sự trợ giúp của công nghệ thông
tin”, trường ĐHSP Hà Nội, của Đào Việt Anh, năm 2009.
- Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ở trường
trung học phổ thông”, trường ĐHSP Hà Nội, của Trương Thị Thúy Vân, năm 2009.
- Hoặc một số luận án Tiến sĩ Giáo dục học khác về chuyên ngành lý luận và
PPDH bộ môn hóa học như: [9], [28], [29], [41], [68], [71], [82], [88],...
Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều,
đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu đổi mới PPDH môn hóa học phân tích
ở trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề.
1.2. Giáo dục chuyên nghiệp và xu hướng phát triển [2], [38], [56], [73], [101]
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ
trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề là [104]: Phát triển mạnh hệ thống
6
giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề
cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động và
tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của
khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, khuyến khích phát
triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt như dạy nghể ngoài công lập, tại
doanh nghiệp, tại làng nghề.
Nền giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) là một bộ phận của nền giáo dục xã hội,
do đó cũng thuộc về thượng tầng kiến trúc xã hội và chịu sự chi phối trực tiếp của
cơ sở kinh tế tức là của quan hệ sản xuất thống trị xã hội. Như vậy, chúng ta chỉ có
thể hiểu rõ quy luật phát triển của nền GDCN sau khi nắm vững cơ sở kinh tế - xã
hội của nó, nghĩa là nắm vững tác dụng chi phối và ảnh hưởng của các vấn đề kinh
tế - xã hội đối với nền GDCN.
Nền GDCN cũng như nền giáo dục phổ thông có đối tượng là con người, đặc
biệt là thế hệ thanh niên nên không thể không quan tâm đến các vấn đề tâm lí - giáo
dục học. Tuy vậy, do có nhiệm vụ đào tạo những người lao động chuyên nghiệp,
hoạt động trong những ngành nghề cụ thể nên bên cạnh những vấn đề tâm lí - giáo
dục chung, nền GDCN phải nghiên cứu và giải quyết những vấn đề tâm lí - giáo dục
riêng, tức là những vấn đề tâm lí - giáo dục của GDCN.
Nền GDCN bao gồm một mạng lưới rộng lớn các trường chuyên nghiệp thuộc
đủ các hệ và có rất nhiều ngành học, giữa các hệ và các ngành lại có các mối quan
hệ với nhau. Nội dung và quy mô dào tạo của các trường chuyên nghiệp cũng khác
nhau. Vì vậy, vấn đề tổ chức - quản lí các cấp, các ngành học và nhất là các trường
chuyên nghiệp, cũng là một bộ phận quan trọng trong đối tượng nghiên cứu của
khoa học GDCN.
Như vậy chúng ta cần nghiên cứu nền GDCN trên ba mặt: Kinh tế - xã hội,
tâm lí - giáo dục, tổ chức - quản lí.
1.3. Giáo dục kĩ thuật tổng hợp – cơ sở của giáo dục chuyên nghiệp [56], [57], [73].
1.3.1. Vị trí, vai trò của nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp
7
+ Theo V.I.Lênin, bản chất của tư tưởng kĩ thuật tổng hợp là gắn liền việc đào
tạo với đời sống và lao động sản xuất, với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nguyên
tắc này đòi hỏi phát triển cao nhất những năng lực của con người. Giúp họ vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, hướng họ vào nền sản xuất xã hội, đòi hỏi ở họ tinh thần
sẵn sàng và có khả năng tham gia vào việc xây dựng đất nước.
+ Giáo dục kĩ thuật tổng hợp (GDKTTH) là nguyên tắc chủ đạo, cùng với nguyên
tắc phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa, nó chi phối cả mục đích và nội
dung của nền giáo dục phổ thông, cả phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đây
chính là nguyên lí giáo dục cơ bản của nhà trường xã hội chủ nghĩa: Học đi đôi với
hành - Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất - Nhà trường gắn với xã hội.
+ Nguyên tắc GDKTTH là cơ sở của việc giáo dục lao động, của việc giáo dục
hướng nghiệp và dạy nghề ở trường phổ thông.
+ Môn hóa học trong nhà trường phổ thông hoặc trong các trường chuyên
nghiệp là một nội dung trí dục giữ vai trò quan trọng nhất trong việc góp phần
GDKTTH – hướng nghiệp tốt nhất.
Tóm lại, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, cùng với giáo
dục phổ thông đều nhất thiết phải quán triệt tư tưởng kĩ thuật tổng hợp cả về nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì mới đạt được mục tiêu đào tạo
con người phát triển toàn diện.
1.3.2. Bản chất và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục kĩ thuật tổng hợp
+ “Giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp là thông qua toàn bộ quá trình
đào tạo, làm cho HSSV lĩnh hội được cả về lí thuyết lẫn thực hành, những cơ sở
khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến và nền kinh tế quốc dân
đang đổi mới; tổ chức cho HSSV tham gia lao động sản xuất; trên cơ sở đó giáo dục
hướng nghiệp, chuẩn bị tốt cho HSSV tự giác tích cực tự lực bước vào thế giới lao
động” [77, tr. 59].
+ GDKTTH đòi hỏi phải gắn liền thống nhất khoa học và kĩ thuật, kinh tế và
xã hội trong toàn bộ nội dung và phương pháp đào tạo nhằm thực hiện được mục
tiêu đào tạo toàn diện.
8
+ GDKTTH có ba nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Cho HSSV tìm hiểu cả lí thuyết và thực tiễn những nguyên tắc cơ sở của nền
sản xuất hiện đại.
- Tổ chức giáo dục lao động, lao động sản xuất và tham gia ở mức độ vừa sức
vào lao động xã hội của công, nông nghiệp.
- Giáo dục hướng nghiệp.
Ba nhiệm vụ cơ bản trên gắn bó khăng khít với nhau thành một thể hoàn
chỉnh, chúng thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau. Như vậy, GDKTTH bao gồm
việc dạy các kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ của sản xuất.
Do đó, áp dụng nguyên tắc GDKTTH là trang bị cho HSSV những kiến thức, kĩ
năng kĩ thuật cơ sở và công nghệ đại cương mà trong nội dung dạy học bao gồm
việc nghiên cứu các môn đó.
1.4. Phương pháp phân tích nghề Dacum [57]
Dacum là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Developing a curriculum” (phát
triển một chương trình giáo dục). Dacum được chính phủ Canađa tài trợ nghiên cứu
từ năm 1967. Năm 1968 một nhóm chuyên gia từ nhiều nước đã họp tại Vancouver
(Canađa) xác định sự cần thiết của kĩ thuật Dacum. Toàn bộ quá trình này gồm 4
giai đoạn riêng biệt:
- Phân tích nghề thành các nhiệm vụ và công việc.
- Phân tích các công việc ra các bước thực hiện.
- Phân tích quá trình dạy học, xây dựng chương trình đào tạo.
- Phân tích chức năng (biên soạn các tài liệu và lựa chọn phương tiện dạy học).
Tuy vậy, các nhà chuyên môn cho rằng Dacum có giá trị chủ yếu trong việc
phân tích nghề. Vì vậy, ngày nay khi nói đến Dacum mọi người đều hiểu nó với ý
nghĩa là một phương pháp phân tích nghề tiên tiến, một tiếp cận để gắn kết các
ngành công nghiệp với giáo dục - đào tạo.
Phương pháp phân tích nghề Dacum được hình thành và phát triển ở Canađa,
khu vực Bắc Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Ngày nay Dacum được coi là
một sự đổi mới trong kĩ thuật phân tích nghề để soạn thảo nội dung chương trình
9
đào tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu thiết thực của các ngành công nghiệp, thương
mại và dịch vụ xã hội. Đây là một phương pháp hiệu quả, nhanh, tiết kiệm, là công
cụ không thể thiếu được của các nhà soạn thảo nội dung chương trình hiện nay. Mặt
khác, các kết quả phân tích nghề theo phương pháp Dacum còn được sử dụng rộng
rãi trong việc tuyển dụng lao động và giới thiệu, quảng cáo về nghề nghiệp.
Phương pháp Dacum dựa trên các ý tưởng khoa học sau:
- Những người đang làm việc trực tiếp và thành công trong nghề có khả năng
mô tả đúng nhất về nghề của mình.
- Mọi hoạt động nghề nghiệp đều có thể mô tả bằng các nhiệm vụ và công việc.
- Từ các nhiệm vụ và công việc có thể xác định được kiến thức, kĩ năng và thái
độ cần thiết để hành nghề.
1.5. Đổi mới PPDH ở trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề
theo hướng dạy học tích cực
“Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ chức cho người học được học tập
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây
dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói
chung và PPDH nói riêng” [23, tr. 11].
1.5.1. Những xu hướng đối mới PPDH
1.5.1.1. Quan điểm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” [4], [45], [53], [61],
[67], [81].
Quan điểm dạy học "Lấy học sinh làm trung tâm" đặt người học vào vị trí
trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học, với những phẩm chất và
năng lực riêng của mỗi người, vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá
trình đó, phấn đấu cá thể hoá quá trình học tập, để cho tiềm năng của mỗi cá nhân
được phát triển tối ưu.
Muốn hiểu rõ hơn quan điểm dạy học "Lấy HS làm trung tâm" ta hãy so sánh
để thấy những điểm khác nhau giữa quan điểm dạy học (I) "Lấy GV làm trung tâm"
và quan điểm dạy học (II) "Lấy HS làm trung tâm".