Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của đoàn THANH NIÊN CỘNG sản hồ CHÍ MINH TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 114 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

Ban thường vụ

BTV

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH,HĐH

Đoàn viên thanh niên

ĐVTN

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

ĐTNCSHCM

Hệ thống chính trị

HTCT

Kinh tế - xã hội


KT-XH

Nông thôn mới

NTM

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

3

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên

11

Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới.

1.2. Thực trạng vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

11

Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay
Chương 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

25

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
VĨNH PHÚC HIỆN NAY
2.1. Phương hướng phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên

57

Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới
ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Đoàn

57

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


65
90
92
97


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đến nay, nước ta về cơ
bản vẫn là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ 68,25% [17, tr.59] và
sống chủ yếu ở nông thôn. Do đó, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
luôn gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ trương, nhiệm vụ rất quan trọng
trong phương hướng đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, trong đó Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò
rất quan trọng, Đoàn Thanh niên là một tổ chức chính trị - xã hội có tính
đặc thù trong hệ thống chính trị; là lực lượng xung kích, đi đầu trong các
hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Do đó, phát huy
mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia thực hiện
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng,
thiết thực, cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và
Nhà nước về xây dựng NTM ở nước ta hiện nay.
Vĩnh Phúc có 3 loại địa hình chính đó là: Địa hình miền núi, địa hình
vùng đồi và địa hình vùng đồng bằng [62, tr.23]. Vĩnh Phúc là tỉnh trung du
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhưng vẫn là một tỉnh có cơ cấu sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nông dân chiếm 66,7%. Do đó,
phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM là vấn đề được các cấp ủy
đảng, chính quyền, các cấp các ngành ở địa phương luôn quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
KT-XH, củng cố QP-AN của địa phương, đưa diện mạo của tỉnh Vĩnh
Phúc ngày càng “thay da đổi thịt”. Những kết quả trong thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, xây dựng NTM nói riêng ở
tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động được vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng.
Trong đó, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được đảng


bộ, chính quyền địa phương rất coi trọng, thường xuyên phát huy và đã
đạt được hiệu quả thiết thực trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, có lúc, có
nơi vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng NTM chưa được phát huy
tối đa, chưa tương xứng với tiềm năng, tính xung kích của tổ chức này.
Biểu hiện chủ yếu ở kết quả tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và
hiệu quả một số phong trào xây dựng NTM của Đoàn Thanh niên ở cấp cơ
sở chưa cao, có phong trào còn mang tính hình thức... Do đó, để xây dựng
NTM ở tỉnh Vĩnh Phúc một cách toàn diện, hiệu quả, vấn đề có ý nghĩa
chiến lược, cần thiết, lâu dài là phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò
xung kích, tình nguyện của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng NTM do đảng bộ,
chính quyền tỉnh đã đề ra. Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên, tác giả
chọn vấn đề “Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững và
xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng, Nhà nước, chính
quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
đặc biệt. Đảng ta xác định: “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là vấn
đề cơ bản, có tầm chiến lược của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất
nước. Xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân,

nông thôn trong sự nghiệp phát triển đất nước, Chính phủ đã ra Quyết
định số: 800/QĐ-TTg (04/06/2010), “Quyết định phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” [30].
Đây là chủ trương đúng đắn, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả
các tổ chức, lực lượng nhất là của nông dân.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, vấn đề xây dựng NTM luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội.


* Nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có các công trình:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn thế giới: Phát triển nông thôn bền
vững - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới do Trần Ngọc Ngoạn
chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; Chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nông dân của Hunggari trong quá trình chuyển đổi kinh
tế và vận dụng cho Việt Nam, của Lê Du Phong, Nxb CTQG, H, 2010 [5];
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc, của Phùng Hữu Phú, Nxb CTQG, H, 2009 [15]. Từ
nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về XDNT theo hướng phát triển
bền vững của các nước trên thế giới và chính sách xây dựng “tam nông” của
Trung Quốc, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của
Hunggari, các tác giả nêu lên mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và vai trò quan trọng của nó trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội
và đề xuất các phương hướng, giải pháp để xây dựng nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Việt Nam phát triển bền vững.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta, của Hoàng Ngọc Hòa, Nxb CTQG, H, 2008 [16]. Tác giả làm rõ lý luận
và thực tiễn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn, từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục thực hiện ở

nước ta hiện nay; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và
mai sau, của Đặng Kim Sơn, Nxb CTQG, H, 2008 [33]. Tác giả làm rõ thực
trạng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong hơn 20 năm đổi
mới (1986 - 2007), từ đó đề xuất phương hướng, kiến nghị các chính sách
nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam;
Giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng của nước ta
hiện nay, của PGS. TS Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb CTQG, H, 2008 [19]; Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá, của
Nguyễn Thị Thơm, Nxb CTQG, H, 2009 [34]. Các công trình đã nghiên cứu
làm rõ thực trạng việc làm, thu nhập của nông dân dưới tác động của kinh tế


thị trường, quá trình đô thị hóa... Từ đó đề xuất những giải pháp căn bản
nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
* Nghiên cứu về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc:
Trong bài Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng dài lâu của
Đảng và nhân dân ta, của Hồ Xuân Hùng, Tạp chí Cộng sản, số: 818 (2011)
[17]. Tác giả nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nông thôn, đề xuất các giải
pháp phát huy vai trò các chủ thể trong xây dựng NTM ở nước ta; Xây dựng
nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn, của Vũ Văn Phúc, Nxb
CTQG, H, 2012 [31]. Từ nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế về xây
dựng NTM, tác giả đề xuất những giải pháp tổ chức thực hiện ở Việt Nam
hiện nay; Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản
lý mới, bước đi mới, của Tô Xuân Dân, Nxb NN, H, 2013 [6]. Công trình đề
cập tới nội dung, yêu cầu xây dựng NTM gắn liền với quá trình CNH, HĐH
đất nước, chỉ ra những nhiệm vụ và cách thức tổ chức xây dựng NTM hiện
nay; Các Tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay,
của Nguyễn Thị Tố Uyên, Nxb CTQG, H, 2013 [60]. Tác giả phân tích

những thay đổi về nông nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ
năm 2001 đến nay, chỉ rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân
các tỉnh trong tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Về luận văn, luận án: Vai trò của nông dân tỉnh Bình Dương trong xây
dựng nông thôn mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2011, của Cao
Thanh Quỳnh [32]; Vai trò của Hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng
nông thôn mới ở Bình Dương hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2012, của
Nguyễn Văn Thuận [37]; Vai trò nông dân Nam Định trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Luận văn thạc sĩ
triết học, HN, 2010, của Nguyễn Xuân Đại [7]; Nông dân Hà Nội trong phát
triển nông nghiệp bền vững, Luận văn thạc sĩ triết học, H, 2010, của Nguyễn
Kim Tôn [39]; Nông dân tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng nông thôn mới hiện


nay, Luận văn thạc sĩ triết học, HN, 2013, của Đinh Thị Bình. Những tác giả
trên bước đầu nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò của các chủ thể trong thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong phát triển nền nông nghiệp bền
vững và xây dựng NTM, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ
bản phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM ở các địa
phương trên.
* Nghiên cứu về vai trò của Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới
Về vai trò của Đoàn Thanh niên, có cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, của Trần Quy Nhơn, Nxb
Thanh niên, H, 2004 [28]. Tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của Thanh niên Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử và luôn khẳng định
“thanh niên là rường cột của nước nhà”. Khái quát hệ thống quan điểm
của Người về giáo dục, đào tạo, rèn luyện, đoàn kết tập hợp thanh niên
nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổ chức ĐTN, xây dựng tổ chức đoàn vững
mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đoàn tham gia xây dựng

Đảng; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bồi dưỡng lý tưởng
xã hội chủ nghĩa cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Triết học, H, 2014, của Nguyễn Thành Chung [5]. Luận văn
đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng vai trò tổ chức đoàn trong
bồi dưỡng lý tưởng XHCN cho học viên, qua đó đề xuất những yêu cầu,
giải pháp phát huy vai trò tổ chức đoàn trong bồi dưỡng lý tưởng XHCN
cho học viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay.
Về vai trò Đoàn Thanh niên trong xây dựng nông thôn mới có các công
trình: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia góp phần tri thức
hóa thanh niên công nhân và nông dân, Báo cáo khoa học của Trần Văn
Miều (2007); Một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên tham
gia xây dựng nông thôn mới, Báo cáo khoa học mã số: KTN 2010 - 04, của
Phạm Huy Giang (2010) [15]; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp
cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện


nay của Nguyễn Đức Long, Luận văn thạc sĩ (2015). Các công trình trên đã
luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện trí thức hóa thanh niên
công nhân, nông dân, xây dựng NTM, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
huy vai trò của ĐTN trong thực hiện trí thức hóa công nhân, nông dân và xây
dựng NTM.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh
Vĩnh Phúc, tiêu biểu như:
Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2011) Quy
hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030, đề ra các mục tiêu, định hướng lớn cho cả thời kỳ phát triển
dài của toàn bộ ngành nông nghiệp; Hoàng Thị Ngọc Lan (2012), Phát huy
dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay (qua khảo sát một số xã ở huyện Yên Lạc và huyện Lập
Thạch), luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học; Ngô Thị Cẩm Linh

(2008), Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án kinh tế nông nghiệp. Tác giả Văn Châu
(2014) có bài viết “Thực trạng và giải pháp sau 3 năm xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, trong đó đã xác định vấn đề xây dựng
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và NTM là nhiệm vụ trọng yếu. Tỉnh cần
tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc,
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao
nhận thức và các giải pháp xây dựng NTM trên địa bàn Tỉnh. Các đề tài, bài
viết đã đề cập, luận giải trên các lĩnh vực như nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, lý luận và thực tiễn xây dựng NTM ở các góc độ khác nhau.
Những luận văn, luận án và bài viết trên đây mới chỉ trình bày những
định hướng, một số kết quả trong việc chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn dưới góc độ kinh tế chính trị hay xã hội
học mà chưa làm rõ được đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và
những vấn đề của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong tham gia xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.


Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình, đề tài và bài báo khoa học
nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM
được công bố. Song chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò
của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu
độc lập của tác giả, không trùng lặp với các công trình khoa học, luận án,
luận văn đã được công bố. Nhưng những kết quả nghiên cứu trên là một
trong những cơ sở khoa học để tác giả tiếp cận, kế thừa thông qua các tư liệu
và những gợi mở cần thiết trong quá trình viết luận văn.
3. Mục đính, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới; trên cơ sở đó đề
xuất yêu cầu và những giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá đúng thực trạng vai trò Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong tham gia thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới hiện nay; nguyên nhân của thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm.
- Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng NTM ở
tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu


Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu vai trò ĐTN Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới (từ khi có Nghị quyết số 03 - NQ/TU của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm
2020) đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, về xây dựng NTM và vai trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong
XDNTM.
* Cơ sở thực tiễn
Thực trạng hoạt động và phát huy vai trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng NTM qua số liệu thống kê, báo cáo của
các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả điều tra, khảo sát ở các huyện
Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên của tác giả từ năm 2016 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp
lôgíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên
gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai
trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng NTM; có
thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức đoàn trong thực hiện nhiệm vụ
xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến vai trò của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông


thôn và những vấn đề thuộc bộ môn CNXHKH trong các Học viện, nhà
trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới
* Quan niệm và vị trí, vai trò của nông thôn trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nông thôn Việt Nam truyền thống mang đậm dấu ấn của nền nông
nghiệp lúa nước, sản xuất nhỏ, lẻ, khép kín, tự cung, tự cấp; quan hệ chính trị
- xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa làng - xã và các quan hệ huyết
thống, dòng họ, tâm lý, tập quán vùng miền. Từ xưa đến nay, làng - xã có vị
trí, vai trò rất to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; đồng
thời là nơi sáng tạo và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân gian. Trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, làng - xã đã trở thành những pháo đài kiên cố,
chiến luỹ điệp trùng ngăn chặn bước tiến và đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
ủy ban nhân dân xã” [4, tr.1]. Theo đó, nông thôn nước ta hiện nay có
những đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, là vùng đất đai rộng lớn bao quanh các
đô thị, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng hơn đô thị, nhưng kết
cấu hạ tầng phục vụ dân sinh thấp hơn đô thị. Thứ hai, sản xuất nông
nghiệp là nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn; quá trình chuyển


dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm; sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hóa và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp đã
phát triển, nhưng còn chậm hơn đô thị. Thứ ba, mật độ dân cư thưa hơn đô
thị, trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, điều kiện giáo dục, y tế, đời

sống vật chất, tinh thần, cơ sở hạ tầng thấp kém hơn đô thị. Thứ tư, làng,
xã là đơn vị hành chính chủ yếu ở nông thôn với cộng đồng của những
người nông dân và các mối quan hệ cơ bản dựa trên cơ sở dòng họ nên
còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán và quan hệ xã hội tốt đẹp.
Như vậy, nông thôn ở nước ta hiện nay trước tiên không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và có những đặc trưng khác với nông thôn truyền
thống. Đó là những làng - xã đã phát triển sản xuất theo hướng kinh tế hàng
hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn ngày càng được
nâng cao; làng - xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng cơ sở ngày càng hiện đại;
truyền thống làng - xã, bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn và phát triển;
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn cơ bản ổn định, quyền dân
chủ của nhân dân ngày càng được phát huy.
Bàn về vị trí, vai trò của nông thôn và khả năng cách mạng của giai cấp
nông dân trong cách mạng XHCN, Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Người nông dân đều
là một nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng
chính trị” [21, tr.715]. Đây là vấn đề lớn, có tính chiến lược đối với cách
mạng XHCN ở một nước tiểu nông. Do đó, các Đảng Cộng sản phải đặt vấn
đề nông dân đúng vị trí và phải có chiến lược và sách lược đúng đắn trong
mỗi giai đoạn của cách mạng. Đồng thời, phải coi vấn về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn là vấn đề trọng yếu trong cương lĩnh của các Đảng Cộng sản,
một nội dung cơ bản trong hoạt động của chính quyền Nhà nước. Đặc biệt,
khi giai cấp công nhân giành được chính quyền, ở các nước lạc hậu, kém
phát triển việc giải quyết vấn đề nông thôn, nông dân càng có ý nghĩa quyết
định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.
V.I.Lênin đã từng khẳng định: phải bắt đầu từ nông dân, phải chấn hưng
nông nghiệp và xem đó là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách kinh
tế mới và chế độ hợp tác xã. Người xem đó là vấn đề trọng tâm, hàng đầu, là


chìa khóa để giải quyết những vấn đề quan trọng khác trong thời kỳ quá độ

lên CNXH từ một nước lạc hậu. Mặt khác, phải “Thu hút quần chúng nông
dân về phía mình, làm tê liệt tính dao động của giai cấp tư sản, đập tan và
đánh đổ chế độ chuyên chế” [20, tr.355-356].
Kế thừa, tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã khẳng định vị trí, vai trò hết
sức to lớn của sản xuất nông nghiệp, của nông dân đối với sự nghiệp giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công,
Người chỉ rõ: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta
lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu
thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [22, tr.215]. Do đó,
Người cho rằng: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung
phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” [25, tr.180]. Hồ Chí
Minh còn nhấn mạnh, muốn nâng cao đời sống nhân dân thì trước hết phải
giải quyết tốt vấn đề ăn, mặc rồi mới đến các vấn đề khác. Muốn giải quyết
tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đủ lương thực, mà lương thực do
nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan
trọng của Đảng, Nhà nước [25, tr.14-15]. Để phát triển nông nghiệp, cần phải
phát huy vai trò của giai cấp nông dân. Bởi lẽ, nông dân là nguồn lực dồi
dào, đông đảo và là lực lượng to lớn, luôn sẵn sàng cùng giai cấp công nhân
tiến hành cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của nông thôn, nông dân trong cách mạng XHCN là cơ sở lý luận để Đảng
Cộng sản Việt Nam vận dụng, giải quyết vấn đề nông thôn, nông dân trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuyên suốt trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta
luôn khẳng định: Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực
phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm
của khu vực thành thị hiện đại. Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên,
đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông



thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác,
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự
phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Vai trò của phát triển nông thôn
còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con
người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên và hình thành
những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa
dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
Trong tiến trình cách mạng, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ
yếu, trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân đã phát huy được những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, sớm hình thành những phẩm chất của người nông
dân thời đại mới. Những anh hùng, chiến sĩ thi đua trên mặt trận nông nghiệp
được tuyên dương qua từng chặng đường của đất nước đã minh chứng điều
đó.
Hiện nay, “nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái của đất nước” [10, tr.123-124].
* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới
ở nước ta hiện nay
Xây dựng NTM là chiến lược xuyên suốt trong các giai đoạn cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới (năm 1986)
đến đại hội X, Đảng ta xác định xây dựng NTM là nội dung chiến lược quan
trọng, là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KTXH, ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước. Đến Đại hội XI,
Đảng ta xác định cụ thể: “Triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới
phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong
từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp

của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông


nghiệp và nông thôn” [11, tr.197-198]. Như vậy, xây dựng NTM không
chỉ là “cuộc vận động lớn” mà còn là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa
như một cuộc cách mạng, giúp cho cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng
lòng xây dựng gia đình, thôn, xã, của mình giàu có, khang trang, sạch
đẹp; có đời sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn ổn định, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM có
kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, bản sắc văn
hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
HTCT ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [2, tr.2].
Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta khẳng định rõ vai trò: “Chủ thể của quá
trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là giai cấp nông
dân”[12, tr.161]. Quan điểm trên thể hiện phương châm của Đảng ta là xây
dựng và phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong xây dựng NTM
là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra
các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính
người dân ở thôn, bản bàn bạc dân chủ để quyết định tổ chức và thực hiện.
Xây dựng NTM được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương
trình từ mục tiêu Quốc gia, chương trình hỗ trợ và được gắn với các quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo AN, QP của mỗi địa phương.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả HTCT và toàn xã hội; cấp ủy Đảng,
chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ
chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức CT-XH vận động mọi
tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”. Trong đó, ĐTN Cộng sản Hồ

Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát huy các chủ thể.
* Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Theo Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ,
bộ tiêu chí quốc gia về NTM ở nước ta gồm 5 nhóm nội dung với 19 tiêu chí như
sau:


Nhóm 1, quy hoạch (1 tiêu chí): quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;
quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; quy hoạch phát triển
các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có;
Nhóm 2, hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí): giao thông; thủy lợi; điện;
trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư;
Nhóm 3, kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí): thu nhập; hộ nghèo; cơ
cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất;
Nhóm 4, văn hóa - xã hội - môi trường (4 tiêu chí): giáo dục; y tế; văn
hóa; môi trường;
Nhóm 5, Hệ thống chính trị (2 tiêu chí): hệ thống tổ chức chính trị - xã
hôi; an ninh trật tự xã hội [36, tr.2-6].
Theo 19 tiêu chí trên, Chính Phủ xác định mục tiêu phấn đấu đến năm
2015 có 20% số xã, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới;
huyện nông thôn mới có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới; tỉnh nông
thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới[36, tr.6].
Như vậy, thông qua những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta về NTM có thể hiểu: Nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý luôn gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; có môi trường sinh thái tốt; giữ vững an ninh - trật
tự; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xã hội nông thôn ổn định, dân
trí cao, quyền làm chủ của người dân không ngừng được mở rộng và phát

huy.
* Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thanh niên Việt Nam là một bộ phận trong xã hội có tính đặc thù, với
độ tuổi khoảng từ 16 đến 30 tuổi, có mặt ở mọi thành phần giai cấp, dân tộc,
tầng lớp xã hội. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, trí
tuệ và phẩm chất, nhân cách của một công dân, hình thành thế giới quan và
lý tưởng đạo đức cuộc sống; được quy tụ, tập hợp hành động cách mạng chủ


yếu trong tổ chức ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh. Điều lệ Đoàn nêu rõ: “Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp những
thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối
sống lành mạnh, cần kiệm trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao
động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên;
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước và Điều lệ Đoàn” [14, tr.3].
Điều lệ Đoàn cũng ghi rõ những chức năng chủ yếu của ĐTN Cộng sản Hồ Chí
Minh:
Một là, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và
chính đáng của ĐVTN, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
Hai là, đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức
hướng dẫn Đoàn viên Thanh niên và Thiếu niên nhi đồng thực hiện chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn
thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên ĐTN
Cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước.
Để thực hiện đúng chức năng trên, ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh có
nhiệm vụ:
Một là, tuyên truyền, vận động, giáo dục Đoàn viên thanh niên và thiếu

niên nhi đồng giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của
dân tộc; tổ chức, tạo điều kiện để Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi
đồng nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Hai là, tham mưu, đề xuất về xây dựng quy chế, chính sách bảo vệ
quyền lợi cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng.
Ba là, tập hợp các tầng lớp thanh niên, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ
chức Đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng
yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


* Cơ chế phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong xây dựng nông thôn mới
Để phát huy vai trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng
NTM, một trong những vấn đề rất quan trọng là tìm ra cơ chế. Chính đề án
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2013 - 2020” đã tạo cơ chế cho Đoàn Thanh niên triển khai các hoạt
động tham gia xây dựng NTM. Trong đó, vấn đề cốt lõi là phải nắm chắc đặc
điểm và phát huy tối đa sức mạnh của đại đa số thanh niên có nhận thức đúng
đắn và tin tưởng vào con đường đi lên CNXH; chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có ý thức bảo vệ Tổ quốc, tích
cực tham gia giữ gìn, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; có tinh
thần hiếu học, sáng tạo, hăng say lao động; có tinh thần xung kích, tình nguyện
tích cực tham gia các hoạt động xã hội; đã và đang giữ vai trò quan trọng trong
các khâu, các nhiệm vụ trong xây dựng NTM.
Như vậy, cơ chế phát huy vai trò của ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh trong
xây dựng NTM được thông qua hoạt động của tổ chức đoàn các cấp trong việc
giáo dục, quản lý, rèn luyện ĐVTN, thúc đẩy tính xung kích của mọi ĐVTN.
Do đó, cơ chế phát huy vai trò của ĐVTN trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
NTM được thể hiện trực tiếp ở “Thanh niên biết, Thanh niên bàn, Thanh niên

đóng góp, Thanh niên làm, Thanh niên quản lý và Thanh niên kiểm tra”.
Thanh niên biết: Thanh niên có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
hiểu biết sâu sắc về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước; hệ thống kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, truyền
thống dân tộc,... từ đó đóng góp ý kiến vào quá trình khảo sát thiết kế các
quy hoạch phát triển KT-XH, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở
văn hóa phục vụ cho thanh niên và nhân dân ở nông thôn. Thanh niên phải
nắm chắc thông tin về những công trình mà họ tham gia: mục đích xây dựng
công trình, yêu cầu đóng góp, trách nhiệm, quyền lợi... và trở thành lực
lượng xung kích trong tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao hiểu biết


về XDNTM và ủng hộ chủ trương, chính sách xây dựng NTM của Đảng và
Nhà nước.
Thanh niên bàn: thanh niên tham gia ý kiến đóng góp về kế hoạch
phát triển sản xuất, các giải pháp và mọi hoạt động của nông dân như: lựa
chọn mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất kinh
doanh, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi, các giải pháp thiết kế, phương
thức khai thác, quản lý công trình, mức đóng góp, phương thức quản lý tài
chính...
Thanh niên đóng góp: thanh niên đóng góp những giá trị vật chất và tinh
thần: nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tính tự giác của từng
ĐVTN trong cộng đồng. Nội dung, hình thức đóng góp có thể bằng tiền của,
sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ, ý tưởng...
Thanh niên làm: thanh niên trực tiếp lao động với sức khỏe, sự sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xung kích, tình nguyện tham gia
vào phát triển các mô hình kinh tế - xã hội hiệu quả ở các địa phương, thanh
niên trực tiếp cùng người dân tham gia vào các hoạt động phát triển nông
thôn mới.
Thanh niên quản lý: thanh niên tham gia thành viên Ban quản lý, giám sát

thực hiện xây dựng NTM ở các thôn xóm. Trực tiếp giúp người dân quản lý các khâu
thi công công trình, phản ánh các nội dung phát sinh, không đúng chất lượng, kế
hoạch… tới người dân và cơ quan quản lý, từ đó cùng tham gia tìm biện pháp khắc
phục.
Thanh niên kiểm tra: thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả xây dựng các công trình có nhiều bên tham gia, tính
minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân
vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Thanh niên là những người có
tri thức, trình độ hiểu biết được nhân dân tin tưởng và giao phó nhiệm vụ
thành viên ban kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện.
1.1.2. Quan niệm và vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong xây dựng nông thôn mới hiện nay


Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị ở nước ta, có vai trò hết sức quan trọng trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong đó, Đoàn Thanh
niên ở khu vực nông thôn đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động rất thiết
thực, góp phần tích cực, thực sự là lực lượng xung kích, nòng cốt, chủ yếu
trong thực hiện các mục tiêu, nội dung của xây dựng NTM. Vai trò của ĐTN
Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng NTM được biểu hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức cho thanh thiếu niên về xây dựng nông thôn mới
Đoàn thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong xây dựng NTM,
do đó cần phải được tuyên truyền, giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao
nhận thức về vị trí, vai trò của họ trong xây dựng NTM. Chính vì vậy, Trung
ương Đoàn đã tập trung tuyên truyền đậm nét, phản ánh kịp thời về các hoạt
động ĐTN các cấp tham gia xây dựng NTM. Thông qua các cơ quan ngôn
luận của Đoàn như: Báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thủ đô, Tạp chí
Thanh niên, Tạp chí xây dựng Đoàn, Website Đoàn Thanh niên, Truyền hình

Thanh niên, VOV Thanh niên, các chuyên mục, bài viết, chuyên đề về nông thôn
mới được đăng tải thường xuyên. Ngoài ra, Trung ương Đoàn đã phối hợp với
Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng, sản xuất và phát sóng các phóng sự,
chuyên mục trên các kênh VTV1, VTV3... nhằm giáo dục ĐVTN về nhận thức
và trách nhiệm trong xây dựng NTM. Tiêu biểu là chương trình “Sinh ra từ làng”
- giới thiệu, tuyên truyền các nhà nông trẻ xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh,
StartUp (khởi nghiệp)...
Các tỉnh, thành đoàn đã chủ động và linh hoạt trong tổ chức các hoạt
động tuyên truyền về NTM dưới nhiều hình thức đa dạng như: phối hợp với
báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về
Chương trình mục tiêu quốc gia, tiêu chí xây dựng NTM; phản ánh hoạt
động xây dựng NTM của đoàn thanh niên; các bản tin phát hành định kỳ cho
sinh hoạt chi đoàn; tổ chức các hội thi tìm hiểu về nông thôn mới, hội diễn văn
nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, tập huấn, tuyên
truyền trực quan bằng poster, tờ rơi, sổ tay “Hướng dẫn tham gia xây dựng nông


thôn mới”, “Tuyên truyền viên môi trường”, “Mô hình Câu lạc bộ, Tổ hợp tác,
Hợp tác xã thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2013”; qua hệ thống phát thanh
thôn, bản, xã những đĩa nhạc bài hát “hành trình tuổi 20”, “Hành trình nông
thôn mới”...
Thứ hai, là lực lượng chủ yếu trong tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh
quan và bảo vệ môi trường nông thông
Xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn là tiêu
chí rất quan trọng trong xây dựng NTM. Do vậy, tổ chức Đoàn các cấp đã
đăng ký nhiều công trình, phần việc cụ thể: tham gia làm mới, tu sửa, dặm
vá, phát quang đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân làm cột cờ,
hàng rào, làm đường điện thắp sáng; làm mới, sửa chữa hệ thống kênh
mương nội đồng, nhà văn hóa, nhà nhân ái, trường học, cầu giao thông nông
thôn. Tiêu biểu là các hoạt động “Thắp sáng đường quê”, “Bê tông hóa

đường giao thông nông thôn”; đã đóng góp hơn 2 triệu ngày công, xây dựng
mới 10.907 km đường giao thông nông thôn; 89.205 km giao thông thủy lợi
nội đồng; xây dựng mới 2.820 nhà văn hóa và 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú
dân nuôi.
Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu
niên ở các địa phương tích cực tham gia, với các hoạt động Ngày Thứ 7 Tình
nguyện, Ngày Chủ nhật xanh; Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải
đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… Bên cạnh các hoạt
động phong trào, các cấp bộ Đoàn đã thành lập, duy trì và củng cố các mô
hình tổ chức bảo vệ môi trường như: Đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi
trường, Đội Tình nguyện xanh, Đội Thanh niên tình nguyện vì môi trường
xanh - sạch - đẹp, làng, xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến sông an toàn văn minh,
Tuyến đường thanh niên tự quản. Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn đã thành lập
và duy trì 14.196 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường.
Trong đó, các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường tại các xã điểm
xây dựng NTM của các tỉnh, thành đoàn đã hoạt động tích cực, góp phần thay


đổi diện mạo môi trường, góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường trong
xây dựng NTM.
Đoàn Thanh niên luôn quan tâm, đi đầu trong công tác phòng, chống lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các hoạt
động tuyên truyền cho ĐVTN và nhân dân về cách xử lý các tình huống
trước, trong và sau bão lũ; đi đầu vận động nhân dân tiêu hủy gia súc, gia
cầm bị dịch bệnh, dọn vệ sinh môi trường, ngăn chặn sự lây lan, hạn chế
nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1, dịch lợn tai xanh…
Thứ ba, là lực lượng xung kích, đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn nông thôn
Phát triển KT - XH nhằm nâng cao đời sống vật chất, xóa đói giảm

nghèo trên địa bàn nông thôn là tiêu chí quan trọng nhất của xây dựng NTM.
Do đó, tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia
phát triển kinh tế, như: tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; trao đổi kinh nghiệm,
giới thiệu, tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu; xây
dựng, duy trì và củng cố các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên; phối
hợp với ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã
hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc gia hỗ trợ
việc làm, tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, hướng dẫn vay
vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức các hoạt động tôn vinh, biểu
dương các gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi… Đã tổ chức 9.730
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 678.973 ĐVTN tham gia;
thành lập và duy trì hoạt động của 20.378 câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã
thanh niên; 1.548 câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tư vấn, tổ
chức dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho hơn 2,6 triệu ĐVTN.
Đoàn Thanh niên đã thiết thực hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển
kinh tế. Trong đó, tập trung xây dựng và mở rộng các mô hình liên kết, hợp
tác phát triển kinh tế với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với
từng địa phương; chất lượng, hiệu quả kinh tế các mô hình ngày càng cao,


góp phần tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho hàng triệu lao động ở nông
thôn.
Thứ tư, là lực lượng quan trọng trong tham gia xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn
Xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
là một trong những tiêu chí không thể thiếu trong xây dựng NTM. Đoàn
thanh niên các cấp đã tổ chức cho ĐVTN tích cực tham gia cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham gia tu
sửa, làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; đi đầu bài

trừ các hủ tục lạc hậu, gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất
là thực hiện tiết kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang; tổ chức cho ĐVTN
khai thác và sử dụng có hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, Nhà văn hóa,
Nhà sinh hoạt cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm cung cấp kiến
thức, thông tin về tình yêu, hôn nhân, gia đình; duy trì và phát triển các loại
hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ dân số kế hoạch hóa gia đình… Trong
thời gian qua, tổ chức Đoàn các cấp đã tổ chức 68.641 hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao các cấp; tham gia quản lý 1.981 điểm truy cập Internet;
thành lập 5.000 các câu lạc bộ tư vấn cho ĐVTN về “tiền hôn nhân”, pháp
luật, kỹ năng xã hội; hỗ trợ hơn 388.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn...
Thứ năm, là lực lượng xung kích trong giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội trên địa bàn nông thôn
Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội là tiêu chí quan trọng trong xây
dựng NTM. Do vậy, để phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh
niên trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, các cấp bộ
đoàn đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng,
qua các buổi sinh hoạt chi đoàn; thành lập các mô hình như: Đội thanh niên
tình nguyện, đội thanh niên xung kích an ninh, đội thanh niên cờ đỏ, đội an
ninh trật tự tại chỗ, chi đoàn dân quân tự vệ... thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, nhất là trong các ngày lễ, tết...;
vận động thanh niên đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn


ngừa, đẩy lùi các biểu hiện vi phạm trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội.
Công tác giáo dục quốc phòng, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh
dân quân tự vệ; tổ chức có hiệu quả chương trình gặp mặt, tặng quà, động viên
thanh niên lên đường nhập ngũ và đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở
về địa phương. Các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng “Chi đoàn thôn, xóm,
tổ nhân dân 5 không” (Không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có hộ
thanh niên nghèo, không mất đoàn kết trong cộng đồng, không có đơn thư

khiếu kiện vượt cấp); “Xã 3 không” (Không vi phạm pháp luật an toàn giao
thông, không tham gia tệ nạn và tội phạm ma túy, không tham gia đánh bạc
dưới mọi hình thức).
Các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa đoàn thanh niên các địa phương
với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn được đẩy mạnh,
góp phần tổ chức hiệu quả phong trào “Đoàn kết ba lực lượng”; chú trọng
giáo dục, cảm hóa các đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên có nguy cơ
vi phạm pháp luật. Nhiều mô hình hoạt động như: Câu lạc bộ Nhịp sống trẻ,
Sức sống trẻ, Thắp sáng niềm tin… được duy trì thường xuyên, có hiệu quả,
đã giúp các đối tượng thanh niên này hòa nhập với cộng đồng và cùng xây
dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Các hoạt động cao điểm về an toàn giao
thông trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh với các hoạt động như: tổ chức
tuyên truyền về an toàn giao thông thông qua hệ thống tờ rơi; các buổi diễn
đàn “Thanh niên với văn hóa giao thông”; xây dựng các “Bến đò ngang an
toàn”, “Đội thanh niên tình nguyện”…
Thứ sáu, là chủ thể trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững
mạnh toàn diện và tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền đồng
thời thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn.
Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đoàn, các cấp bộ
đoàn triển khai học tập, quán triệt có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đoàn
các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Tiếp tục triển khai Nghị
quyết số 02 NQ/TWĐTN về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn,
cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” và tiến hành đồng bộ nhiều giải


pháp nhằm nâng cao chất lượng chi đoàn, đoàn cơ sở ở nông thôn như: mô
hình 3 chi (chi bộ, chi hội cựu chiến binh và chi đoàn thanh niên), thành
lập các câu lạc bộ “Bí thư chi đoàn trên địa bàn dân cư”, câu lạc bộ
“Thanh niên lao động nhập cư”, mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”; từng
bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn trên địa bàn nông

thôn nhất là sinh hoạt theo chuyên đề gắn liền với các hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Nhiều cán bộ trẻ được tin tưởng bổ nhiệm giữ các chức danh
lãnh đạo, hoặc được phân công tham gia tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo
xây dựng NTM.
Các cấp bộ đoàn luôn phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công
tác tham gia xây dựng Đảng. Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, học tập,
quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các cấp bộ đoàn tổ chức sơ kết Nghị
quyết số 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Trung ương Đảng khóa X “Về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động
“Đoàn viên, thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam”. Nhiều hoạt động đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền và cán bộ đoàn
được quan tâm triển khai có hiệu quả như: chương trình phát thanh “Điểm
hẹn thanh niên”, diễn đàn “Thanh niên với Đảng, Đảng với thanh niên”…
Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia tích cực vào công
tác xây dựng chính quyền địa phương ở nông thôn. Đã triển khai thí điểm Dự
án tổ chức các trí thức trẻ tình nguyện tham gia bộ máy chính quyền cấp xã và
tuyển chọn 580 trí thức trẻ được tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 62
huyện nghèo, miền núi. Bước đầu, các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực
của bản thân vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng NTM tại các địa
phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Trung ương Đoàn
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai đưa giảng viên
trẻ, sinh viên tình nguyện tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn
với xây dựng NTM. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ: vận động, tuyên truyền,


×