Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÁT HUY VAI TRÒ của đoàn THANH NIÊN CỘNG sản hồ CHÍ MINH TRONG THAM GIA xây DỰNG LÀNG văn hóa ở HUYỆN mê LINH THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.68 KB, 66 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
An toàn giao thông
Bản sắc văn hóa dân tộc

Chữ viết tắt
ATGT
BSVHDT

Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đảng Cộng sản
Đoàn thanh niên
Độc lập dân tộc

CMXHCN
CNXH
CNH - HĐH
ĐTNCSHCM
ĐCS
ĐTN
ĐLDT


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


Chương 1

3
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG LÀNG
VĂN HOÁ Ở HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ

1.1.

THỰC TIỄN
Làng văn hoá và vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản

10

Hồ chí Minh tham gia xây dựng làng văn hoá ở huyện

1.2.

Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
Thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí

10

Minh huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội tham gia xây

Chương 2

dựng làng văn hóa và nguyên nhân thực trạng đó
YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ


29

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY
DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MÊ LINH

2.1.

THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Yêu cầu phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản

39

Hồ Chí Minh tham gia xây dựng làng văn hóa ở huyện

2.2.

Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Đoàn thanh

39

niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng làng văn
hóa ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU


47
59
61
64

1.Tính cấp thiết của đề tài
Làng quê Việt Nam từ bao đời nay đã đi vào lịch sử dân tộc như một
pháo đài, một thành lũy trong chống giặc ngoại xâm. Đó là nơi bất khả xâm


3

phạm, đã bao lần dân ta từ làng ra lấy lại nước. Song ở phía sau thành lũy đó
không chỉ chứa đựng lòng căm thù giặc, ý chí quật cường mà còn chứa đựng
trong đó những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đó là lòng yêu nước, tinh
thần cố kết cộng đồng, tinh thần tự hào dân tộc, nền nếp gia phong, tình làng
nghĩa xóm, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Chính nét đẹp văn hóa đó đã ăn sâu,
bám rễ lâu đời trong mỗi người dân, làng quê Việt Nam, tạo nên sức mạnh
tổng hợp để chúng ta lấy lại nước. Dân tộc ta mất nước chứ không mất làng,
dân ta bị hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng không bị đồng hóa về văn hóa. Bởi
làng quê Việt Nam không những là nơi tụ cư, sinh sống của cư dân nông thôn,
mà ở đó còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp, từ cây đa, bến nước,
sân đình, đến tình làng nghĩa xóm vẫn còn vẹn nguyên. Làng quê Việt Nam
còn là nơi hun đúc nên con người Việt Nam, cốt cách Việt Nam, bản sắc văn
hóa Việt Nam, để mỗi khi ai đi xa đều nhớ về quê hương, bản làng, thôn xóm.
Sự lưu giữ văn hóa đó tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử Việt Nam mà
không bị gián đoạn trước khó khăn, thử thách. Dân ta đã thấm nhuần một đạo
lý “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. “Làng còn thì nước còn”. Nét đẹp của văn
hóa Việt Nam, của làng quê Việt Nam vẫn luôn tỏa sáng và trở thành giá trị
tinh hoa của dân tộc, được bạn bè thế giới ngưỡng mộ.

Ngày nay trước sự phát triển của kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu văn
hóa với các nước trên thế giới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Điều đó giúp con người giao
lưu với thế giới dễ dàng hơn, thế giới sẽ biến thành ngôi nhà chung. Các nền văn
hóa có điều kiện giao lưu hơn. Bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì mặt trái của
nền kinh tế thị trường cũng đã và đang tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội.
Đặc biệt ở những vùng quê nằm trong dự án quy hoạch phát triển đô thị, ở đó đời
sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn về đời sống vật chất do giá đất tăng
cao, đền bù giải phóng mặt bằng. Nhưng đời sống nhân dân phần nào đã mất đi
sự yên ả thanh bình, cuộc sống giờ đây có phần bị đảo lộn, tệ nạn xã hội nảy


4

sinh, hệ giá trị bị thay đổi, đồng tiền ngày càng được sùng bái và trở thành thước
đo cho mọi giá trị. Một bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống thực dụng, coi giá trị
vật chất hơn giá trị tinh thần, mối quan hệ gia đình, anh em, thầy trò cũng có
phần bị thay đổi. Nhận thức về văn hóa còn mờ nhạt, không được coi trọng,
không được nâng niu gìn giữ, quan trọng hơn cả đó là nét đẹp văn hóa làng đang
bị mai một, có nguy cơ bị mất dần bản sắc văn hóa.
Vì vậy vấn đề đặt ra là phải bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng. Bởi đó là cốt cách, là cái
riêng, là thẻ căn cước tinh thần của người dân Việt Nam. Xây dựng phát triển văn
hóa cũng chính là bảo tồn văn hóa. Vì trong giai đoạn hiện nay chúng ta không thể
đóng kín cửa, “Bế quan toả cảng”, không giao lưu văn hóa. Như vậy xây dựng làng
văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng
quê Việt Nam. Đó là nhiệm vụ to lớn, lâu dài, gian khổ, đòi hỏi trách nhiệm của
nhiều lực lượng tham gia. Nhưng trong đó thanh niên là một lực lượng nòng cốt.
Trong thư gửi các bạn thanh niên ngày 12-8-1947 Bác viết “...Nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Thanh niên là rường cột của

nước nhà, là lực lượng xung kích đi đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Mê Linh là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, cũng đang chịu tác
động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và đang đứng trước nguy cơ nhiều nét
đẹp của văn hóa làng bị mai một, mất dần những nét đẹp của văn hóa truyền
thống, thay vào đó là sự lai căng về văn hóa. Để văn hóa thực sự trở thành mục
tiêu và động lực của sự phát triển, Đảng ta đã phát động phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhằm huy động mọi lực lượng tham gia
xây dựng đời sống văn hoá tinh thần. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở
huyện Mê Linh thành phố Hà Nội, là lực lượng quan trọng tham gia phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “ Xây dựng gia
đình văn hóa, làng văn hóa và đơn vị văn hóa”. Tuy bước đầu phong trào đã đạt
được những thành tích nhất định, nhưng còn bộc lộ những bất cập. Trước quá trình


5

đô thị hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay nếu không có chính sách phát triển hợp
lí và phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tham gia xây
dựng làng văn hóa ở huyện Mê Linh thành phố Hà Nội hơn nữa thì sẽ làm phai nhạt
dần những giá trị văn hóa làng ở một vùng đất địa linh nhân kiệt.
Với lí do đó, tác giả chọn đề tài: “Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng làng văn hoá ở Huyện Mê Linh
Thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về văn hóa có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập
tới dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Bàn về BSVHDT, vai trò văn hóa với sự phát triển đất nước, mối quan hệ giữa
giao lưu hội nhập với giữ gìn bản sắc văn hóa trong xu thế mới để phát triển văn hóa,
có các công trình khoa học: “Bản sắc dân tộc của văn hóa” (1990) của Đỗ Huy và
Trường Lưu; “Văn hóa với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng

XHCN” (1998) của Lê Quang Thiêm; “Xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện
nay” (1992) của Nguyễn Duy Qúy và Đỗ Huy ; “Văn hóa và phát triển” (2000) của
Nguyễn Hồng Phong; “Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển” (2000)
của Phạm Duy Đức...Trong các công trình này, việc giải quyết mối quan hệ giữa văn
hóa và phát triển, các tác giả không những đưa ra quan niệm về bản sắc văn hóa, đặc
trưng và vai trò to lớn của nó đối với văn hóa dân tộc, mà còn thống nhất khẳng định
vai trò của văn hóa với sự phát triển đất nước là rất lớn. Vì vậy, một mặt cần mở rộng
giao lưu, hội nhập để phát triển, nâng tầm văn hóa, mặt khác phải chú ý giữ gìn
BSVHDT. Bởi theo các tác giả giữ gìn BSVH không đồng nghĩa với sự đóng kín và
kỳ thị đối với các nền văn hóa khác. Mà cần phải trao đổi, giao thoa với nhau. Các
công trình nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam”(1997); Phan Ngọc “Bản sắc Văn hoá Việt Nam” Lê Như Hoa: “Bản sắc
dân tộc trong văn hóa hiện đại”(2003); “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong
văn hóa”(2000) của Hoàng Trinh; “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt


6

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”(2001) của Nguyễn Khoa Điềm...Trong
các công trình này, tác giả đã đi sâu phân tích và khẳng định sức mạnh của văn
hóa, bản sắc văn hóa trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và phát triển, văn hóa với các
lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là kinh tế, chính trị - xã hội; khẳng định trong tình
hình hiện nay, hiện đại hóa chỉ có thể thành công nếu bản sắc văn hoá dân tộc
được bảo tồn và phát huy như một động lực chủ yếu của sự phát triển.
Bàn về văn hóa làng xã có công trình của GS. Phan Đại Doãn: “Mấy vấn
đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử”(2004). “ văn hóa làng ở Việt Nam –
kiến thức văn hóa” (2011) của Vũ Ngọc Khánh. Trong các cuốn sách này các tác
giả đã bàn tới những bản sắc văn hóa làng, như văn hóa gia đình, văn hóa dòng
họ là những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó theo tư

tưởng Hồ Chí Minh thì văn hóa làng đã lưu giữ nhiều nét đẹp của văn hóa dân
tộc, song cũng còn tồn tại nhiều hủ tục, lạc hậu. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp cần được quan tâm, phải xóa bỏ văn hóa ngoại lai,
văn hoá lai căng, cũng như những hủ tục, lạc hậu, mê tín dị đoan có ảnh hưởng
tới quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới.
Để văn hóa thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, cần
phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xây dựng
làng văn hóa nhằm phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Điều đó
góp phần loại trừ những hủ tục, lạc hậu làm phong phú đời sống văn hóa tinh
thần ở khu dân cư. Đầu năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng
đã ra chỉ thị số 27/CTTW và Thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg
“Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”.. Điều đó
cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành, với sự tham gia của nhiều lực
lượng, đặc biệt trong đó là lực lượng đoàn viên, thanh niên Việt Nam.
Bàn về vai trò của thanh niên, vấn đề văn hóa với thanh niên và thanh niên
với văn hóa không chỉ là mối quan tâm của các cấp các ngành mà còn là mối


7

quan tâm của nhiều nhà khoa học tâm huyết. Từ đặc thù của thanh niên, sự tác
động của xu thế toàn cầu hóa đến văn hóa thanh niên, đến BSVHDT là rất lớn và
khó lường. Tháng 10 năm 2002, Ban Tư tưởng văn hóa trung ương đã tổ chức
hội thảo khoa học “Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa, một số vấn
đề lý luận thực tiễn”. Các tham luận trong hội thảo đều khẳng định vấn đề văn
hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa là vấn đề quan trọng trong công tác
của Đảng, Nhà nước, và các đoàn thể, mà còn là mối quan tâm, lo lắng vì sự an
nguy của toàn xã hội.
Về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam,
văn hóa làng, làng văn hóa,văn hóa với thanh niên và thanh niên với văn hóa...

đã có rất nhiều công trình của các cá nhân, tập thể trong nước nghiên cứu, bàn
luận, đề cập đến nhiều vấn đề trên nhiều khía cạnh liên quan tới đề tài. Những
vấn đề cơ bản đó góp phần nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận của đề tài.
Mặt khác cung cấp nhiều kiến thức thực tiễn phong phú. Tuy nhiên, trên thực tế
chưa có công trình nào đề cập nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ vấn đề
“Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây
dựng làng văn hóa ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay”. Vì vậy, tác
giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của luận văn, không trùng lặp với
những công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Làm rõ cơ sở một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của ĐTNCSHCM
tham gia xây dựng làng văn hoá ở Huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội, trên cơ sở
đó đề xuất một số yêu cầu, giải pháp phát huy vai trò của ĐTN góp phần phát
huy vai trò của ĐTNCSHCM tham gia xây dựng làng văn hóa ở huyện Mê Linh
Thành phố Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ


8

- Làm rõ quan niệm, nội dung xây dựng làng văn hoá và vai trò của Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng làng văn hoá.
- Đánh giá đúng thực trạng vai trò ĐTNCSHCM tham gia xây dựng làng văn
hoá ở Huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay, nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề ra yêu cầu và một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Đoàn
thanh niên CSHCM tham gia xây dựng làng văn hoá ở Huyện Mê Linh Thành
phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng

Vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng
làng văn hoá ở Huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đoàn thanh niên ở Huyện Mê Linh thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến nay
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của thanh niên trong CMXHCN và các văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam, các Nghị quyết của ĐTNCSHCM.
* Cơ sở thực tiễn
Dựa trên hoạt động thực tế của ĐTNCSHCM tham gia xây dựng làng văn hoá ở
huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, dựa trên các số liệu báo cáo tổng
kết hàng năm của Huyện đoàn trên các mặt hoạt động của tổ chức đoàn từ 2006 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra
còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác: phân tích, tổng
hợp, thống kê…
6. Ý nghĩa của Luận văn


9

Luận văn góp phần làm sáng tỏ và nhận thức sâu sắc hơn vai trò của Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tham gia xây dựng làng văn hóa ở
huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong
việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tham
gia xây dựng làng văn hóa ở huyện Mê Linh thành phố Hà Nội hiện nay. Góp
phần bảo vệ những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng xã. Luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các cấp Lãnh đạo đảng, chính quyền ở địa phương và có thể dùng

để nghiên cứu giảng dạy một số chủ đề môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
7. Kết cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.


10

Chương 1
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
THAM GIA XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ Ở HUYỆN MÊ LINH THÀNH
PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Làng văn hoá và vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí
Minh tham gia xây dựng làng văn hoá ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội
hiện nay
1.1.1. Quan niệm và những tiêu chí của làng văn hoá hiện nay
* Quan niệm về làng văn hóa
Đã có rất nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra quan niệm
khác nhau về văn hóa. Tùy theo cách tiếp cận và điều kiện lịch sử cụ thể mà đưa
ra nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa; “Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch
sử”[41, tr. 1360].
Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân
dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất
rộng. Nguyên tổng giám đốc UNESCO ông Federico Mayor (F.Mayor), đưa ra
một khái niệm về văn hóa vừa mang tính khái quát, vừa có tính đặc thù “Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán,
lối sống và lao động”. Khái niệm này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội

nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa tại (venise,1970)[40, tr. 789].
Tháng 11 năm 2001, Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn
hóa ra đời và khẳng định đa dạng văn hóa là một trong những động lực phát
triển, nhân tố bảo đảm cho thế giới phát triển bền vững. Có một định nghĩa mới
về văn hóa ra đời đã gây tiếng vang lớn “Văn hóa phải được xem như một tập
hợp những nét khác biệt về vật chất và tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc, làm rõ


11

nét một xã hội hay một nhóm người...Ngoài nghệ thuật và thơ ca, văn hóa bao
hàm phong cách sống, cách chung sống, hệ thống các giá trị, truyền thống và tín
ngưỡng”[34, tr. 293].
Văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[22, tr. 431].
Xung quanh các khái niệm văn hóa có nhiều cách đặt vấn đề, nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Từ những việc làm nhỏ nhất như ăn, mặc, ở...đến những
công trình vĩ đại nhất của con người đều được coi là văn hóa. Theo cách tiếp
cận khác nhau mà các nhà khoa học khai thác văn hóa theo các khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên hiểu theo cách khái quát nhất, chung nhất: văn hóa là toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm phục vụ nhu
cầu đời sống của chính bản thân con người. Như vậy văn hóa là những giá trị
vật chất và cùng với nó là những quan hệ xã hội, ý thức xã hội, tư tưởng quy
tắc xử sự, năng lực, thị hiếu, nhu cầu của con người...Văn hóa là thước đo là
biểu hiện phát triển trình độ của nhân loại trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định; là bộ mặt tinh thần và nó phản ánh bản sắc, trình độ phát triển của mỗi

dân tộc, mỗi đất nước. Văn hóa là sức sống nội tại của mỗi dân tộc. Một nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập tự
chủ, biểu hiện cao nhất tiềm năng sáng tạo vô hạn của mỗi dân tộc. Bản sắc dân
tộc của Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun
đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; đó là lòng
yêu nước, ý thức dân tộc, lòng nhân ái trọng nghĩa cần cù sáng tạo...Những giá
trị truyền thống đó được kế thừa qua các thế hệ, làm nên bản sắc riêng của văn
hóa Việt Nam mà trong đó không thể phủ nhận văn hóa làng xã. Từ bao đời


12

nay làng xã Việt Nam luôn là nơi cộng đồng dân cư sinh sống , gắn bó chặt chẽ
với nhau trong các quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hóa và chính nơi đây đã
góp phần giữ gìn và trao truyền những giá trị của văn hóa Việt Nam từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Làng là đơn vị cư trú của nông thôn người Việt đã hình
thành từ rất sớm (trước khi có cả nhà nước). Đầu tiên làng là điểm tụ cư của
những người cùng huyết thống, sau đó để phù hợp với sự phát triển của xã hội
và lịch sử, làng còn là điểm tụ cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp,
bao gồm nhiều dòng họ khác nhau. Khi nhà nước ra đời, làng là một đơn vị
hành chính cơ sở của nhà nước và là một tổ chức tự quản, quân sự và văn hóa
khá hoàn chỉnh. Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử Việt Nam, văn hóa
làng cũng ra đời, trở thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.
Trong lịch sử Việt Nam đã có hơn nghìn năm Bắc thuộc, chúng ta mất
nước chứ không mất làng. Làng vẫn được giữ vững, phục hồi tái lập trên khắp
miền quê của Tổ quốc. Cái làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như
thế đó là văn hóa làng. Chính văn hóa làng, trong quá trình lịch sử là hằng số
trong cuộc thăng trầm của đất nước. Văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với
sự ngưng kết đậm đặc trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân
gian, tín ngưỡng tôn giáo. Văn hóa làng còn có cả một cơ sở vật chất là đình,

chùa, miếu, lũy tre, bến nước cây đa...Những yếu tố vật thể và phi vật thể không
đứng độc lập mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng,
lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau thành một dòng chảy không bao giờ
dứt. Điều đó làm cho việc tìm hiểu văn hóa làng, hiểu được văn hóa làng luôn là
vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn nền văn hóa Việt Nam.
Văn hoá Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc
trưng cơ bản: Ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong
sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hóa, lối sống đạo đức...), ý thức tự quản
(thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước) và tính đặc thù độc đáo rất
riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau).


13

Văn hóa làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hóa mang giá trị
truyền thống: từ cây đa, bến nước, con sông, mái đình, giếng nước đến các bản gia
phả, hương ước, tập tục, hội hè, đình đám tín ngưỡng, các nghề thủ công truyền
thống, những làn điệu dân ca, dân vũ, những người giỏi văn, giỏi võ vv...Văn hóa
làng mang những giá trị đẹp, giàu tính truyền thống, đồng thời cũng cần xóa bỏ
những tập tục cổ hủ, lạc hậu. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì văn hóa làng đã lưu
giữ nhiều nét đẹp của văn hóa dân tộc, song cũng còn tồn tại nhiều hủ tục, lạc hậu.
Vì vậy việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp cần được quan tâm,
phải xóa bỏ văn hóa ngoại lai, văn hoá lai căng, cũng như những hủ tục, lạc hậu,
mê tín dị đoan có ảnh hưởng tới quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới. Muốn
làm được điều đó cần quan tâm phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời phải biết kế
thừa và lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Đảng ta
cũng nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của văn hóa làng đồng thời cũng có mục tiêu
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần
nghị quyết trung ương 5 khóa VIII.
Để văn hóa thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, Đảng

đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, “Xây dựng làng văn hóa”[36, tr. 77]. Nhằm phát huy những giá trị văn
hóa tốt đẹp của dân tộc. Điều đó góp phần loại trừ những hủ tục, lạc hậu làm
phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở khu dân cư. Đầu năm 1998, Bộ Chính trị
Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 27/CTTW và Thủ tướng chính
phủ ra Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội”. Từ đây phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn
hóa, đơn vị văn hóa đã phát triển sâu rộng. Phong trào xây dựng Làng Văn hoá
đã được phát động trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1991 - 2000 và lần đầu tiên
khái niệm “Làng Văn hoá” chính thức được đề cập trong Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Công tác xây dựng Làng Văn hoá đã được đưa vào
nội dung, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá thông tin giai đoạn 1996 -


14

2000. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII về “Xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
*Tiêu chí làng văn hóa
Phong trào xây dựng làng văn hóa một mặt nhằm bảo vệ, giữ gìn, phát
huy tối đa những bản sắc tốt đẹp truyền thống văn hóa làng. Mặt khác phát huy
những hoạt động, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân, làm cho đời sống vật
chất, tinh thần và diện mạo của làng ngày càng khởi sắc trong công cuộc đổi mới
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Xây dựng làng có đời sống
vật chất ấm no, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, có môi trường cảnh quan
xanh sạch đẹp theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và
quyết định số 02/2002/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình
văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. Ở Chương II, Mục 2- đề ra tiêu chuẩn
công nhận làng văn hóa:

Một là: có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, có từ 80% hộ
gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, nhiều hộ gia đình giàu, dưới 5% hộ
gia đình nghèo, không có hộ gia đình đói. Có từ 80% hộ gia đình trở lên có nhà
ngói hoặc nhà bền vững cấp 1, 2, 3 đối với khu vực đồng bằng và cận đô thị.
Hai là: có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có các
thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế phù hợp, có đội văn nghệ quần chúng; tổ
chức sinh hoạt văn hóa, thể thao vui chơi giải trí thường xuyên; thực hiện
tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng
đồng; không có tệ nạn xã hội; không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm
thuộc loại cấm lưu hành; Có từ 80% số hộ gia đình trở lên được công nhận
là gia đình văn hóa.
Ba là: có môi trường cảnh quan sạch đẹp; đường giao thông, đường làng
xóm sạch sẽ, có nhiều cây xanh và từng bước được nâng cấp; Có từ 80% hộ gia
đình trở lên được sử dụng nước sạch, và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh Tôn tạo
và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.


15

Bốn là: thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước; thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước theo chỉ thị
24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của thủ tướng chính phủ; các tổ chức Đoàn thể
hoạt động có hiệu quả; trẻ em đang độ tuổi lao động đều được đến trường, đạt
chuẩn phổ cập giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học trở lên. Có phong trào đền ơn
đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu quả.
Có thể thấy việc phát động phong trào xây dựng làng văn hóa của Đảng và
chính phủ triển khai, với mô hình và những tiêu chí cụ thể trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Từ xây dựng kinh tế, xây dựng môi trường cảnh quan,

xây dựng đời sống tinh thần, rồi việc xây dựng lối sống chấp hành đường lối của
Đảng, pháp luật của nhà nước đều có những tiêu chí rất cụ thể, để từng địa phương
xây dựng mô hình làng văn hóa cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương
mình. Nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần ở khu dân cư. Góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, chống xâm lăng
văn hóa ngoại lai, làm cho đời sống dân cư thêm ấm no hạnh phúc.
1.1.2. Làng văn hóa ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
*Đặc điểm huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội
Về địa lý: Mê Linh là huyện mới được sát nhập vào thành phố Hà Nội kể
từ ngày 01/08/2008, Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của
tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng
và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía
Đông giáp huyện Sóc Sơn. Tổng số xã và thị trấn toàn huyện gồm 18 đơn vị
hành chính trực thuộc, trong đó có hai thị trấn là thị trấn Quang Minh và thị trấn
Chi Đông; 16 xã là: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê
Linh, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Tiền Phong, Tự Lập, Thạch Đà,
Thanh Lâm, Tráng Việt, Vạn Yên, Văn Khê. Tổng số làng: 76,Tổ dân phố: 20


16

(thuộc 2 thị trấn). Mê Linh còn có tuyến đê sông Hồng dài 19km và một vùng
đất rộng, trù phú có thể phát triển tuyến du lịch sinh thái phục vụ du khách
những ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài ra còn có những địa điểm tham quan nổi tiếng
như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân…
Về Lịch sử: Huyện Mê Linh là vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời,
từng là kinh đô của nước Nam dưới thời Hai Bà Trưng. Huyện Mê Linh được
thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và
Yên Lãng, cùng với 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của
huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh. Ngày

29/12/1978, Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Đến ngày
17/2/1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao
Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh. Còn các xã:
Minh Quang, Gia Khánh, Trung Mỹ, Thiện Kế, Sơn Lôi, Tam Hợp, Bá Hiến,
Tam Canh, Quất Lưu, Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân, Đạo Đức, Hương Sơn
và thị trấn Tam Đảo cắt sang huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phú); 4 xã Văn Tiến,
Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định nhập vào huyện Vĩnh Lạc (tỉnh Vĩnh Phú).
Tại thời điểm này, huyện Mê Linh có 24 đơn vị hành chính như sau: 2 thị trấn
Xuân Hòa, Phúc Yên. 22 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh, Tam
Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh,
Tự Lập, Tràng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa,
Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh. Đến tháng 7 năm 1991, Mê
Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú, sau đổi thành tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2004, tách một số xã và thị trấn của huyện Mê Linh để thành lập thị xã
Phúc Yên. Huyện Mê Linh còn lại 17 xã. Ngày 01/08/2008, huyện Mê Linh lại
được sát nhập vào thành phố Hà Nội.
Về kinh tế - Xã hội: Mê Linh là một huyện nằm ở ven đê hạ lưu sông Hồng,
đã từ lâu Mê Linh được biết đến như một vùng đất nông nghiệp trù phú với các
thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp là trồng lúa và hoa màu cho năng suất cao.


17

Đặc biệt Mê Linh còn là vùng trồng hoa hồng nổi tiếng cung cấp hoa cho thành
phố Hà Nội. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh có sự phát
triển mạnh mẽ và toàn diện. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực,
từ một huyện thuần nông đã chuyển sang cơ cấu kinh tế mới là Công nghiệp - Dịch
vụ - Du lịch - Nông nghiệp. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn
huyện. Sản lượng công nghiệp năm 2007 đạt gần 2000 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách
gần 300 tỉ đồng. Đến năm 2009, tổng thu ngân sách đạt khoảng 1000 tỉ đồng.

Song song với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội cũng đã có
những bước chuyển biến tích cực; các hoạt động văn hóa, thông tin đã bám sát,
kịp thời tuyên truyền phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa xã
hội của huyện; chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, quy mô các
ngành học, bậc học tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng chuẩn hóa; các
chính sách xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Hiện nay, tỉ
trọng công nghiệp của huyện chiếm tới hơn 80% cơ cấu kinh tế.
*Tình hình làng văn hóa ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
Để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” từ năm 1998. Trong thời gian qua huyện Mê Linh đã triển
khai, phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng văn hóa người dân trong toàn
huyện, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho
văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ có sự triển khai
đó mà mọi tổ chức chính trị trong toàn huyện đều nhận thức sâu sắc ý nghĩa,
nội dung của phong trào xây dựng làng văn hóa. Nhằm thực hiện phong trào
có chất lượng hơn nữa, trong thời gian qua toàn huyện đã triển khai xây
dựng trên các mặt như:
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo: toàn huyện chú
trọng phát triển kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, xây dựng các mô hình


18

kinh tế, phát triển sản xuất, cho nhân dân vay vốn. Đặc biệt khuyến khích các
thanh niên lập nghiệp...
Trên lĩnh vực văn hóa: toàn huyện triển khai cuộc vận động sống và làm
việc theo pháp luật, xây dựng nếp sống kỷ cương, tình thương trách nhiệm, đùm
bọc giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Giúp đỡ các gia đình chính sách,

người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa. Toàn dân sống có trách
nhiệm với cộng đồng và xã hội. Thực hiện nếp sống văn minh trong giao tiếp
ứng xử, nói lời hay, ứng xử đẹp.
Trên lĩnh vực xây dựng môi trường cảnh quan: toàn huyện đã triển khai
việc chỉnh trang dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường, thực
hiện bê tông hóa đường làng, ngõ xóm, xây dựng nhiều sân vận động, nhiều khu
vui chơi giải trí...Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, khu
dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa. Nhân dân các thôn, làng, tổ dân phố thực
hiện luật giao thông đường bộ.
Kết quả đạt được trong việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Mê Linh
Thành phố Hà Nội trong những năm từ 2006 đến nay.
Bằng nhiều hoạt động phong phú sáng tạo, nhiều mô hình khác nhau phù
hợp với tình hình đặc điểm khu dân cư. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống ở khu dân cư”, “Xây dựng làng văn hóa” đã đem lại hiệu quả thiết
thực, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá
trị truyền thống tốt đẹp của toàn dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện
tốt chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” giúp đỡ các vùng đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Qua thực hiện cuộc
vận động đã phát huy truyền thống đoàn kết, khơi dậy các nguồn lực trong nhân
dân, phát huy tinh thần tự quản của cộng đồng dân cư thực hiện tốt lời dạy của
Bác Hồ kính yêu “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân”.


19

Kết quả cụ thể; đến nay 100% các khu dân cư trong huyện đã triển khai
thực hiện cuộc vận động, đã có nhiều khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư tiên
tiến và khu dân cư văn hóa, bộ mặt làng xã ở huyện Mê Linh hiện nay đã có

những phát triển mới. Tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp đỡ
nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, góp phần thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm
qua quỹ vì người nghèo cấp huyện và cơ sở nhận được 2.309.530.000đ, đã xây
dựng 450 căn nhà cho hộ nghèo trị giá 7,582 tỷ đồng. Phát huy truyền thống
uống nước nhớ nguồn và tương thân tương ái những năm qua đã vận động được
820 triệu đồng, kịp thời chuyển đến cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Đồng
thời các tổ chức hòa giải ở khu dân cư đã hòa giải 2.358 vụ mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân ở khu dân cư, trong đó hòa giải thành là 1.688 vụ đạt tỷ lệ 71,5%.
Đến hết năm 2009, bình quân số hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt
76,2% so với số hộ đăng ký, số khu dân cư tiên tiến đạt 49,2%, số khu dân cư
văn hóa đạt 34,7%. Có 60/76 làng đạt danh hiệu làng văn hóa. Quỹ khuyến học,
khuyến tài ở các khu dân cư, các dòng họ đã được xây dựng, nhằm hỗ trợ học
sinh nghèo vượt khó, đến nay có 63 khu dân cư không có trẻ em bỏ học, 79 khu
dân cư có quỹ khuyến học. Đồng thời phong trào giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt ở nhiều khu dân cư. Năm
2008 có 66 khu dân cư không có người sinh con thứ 3 và 41 khu dân cư 3 năm
liền không có người sinh con thứ 3, có 92 khu dân cư có phong trào thể dục thể
thao, 70 khu dân cư đảm bảo đường làng, ngõ xóm sạch đẹp...Các kết quả đạt
được có tác dụng góp phần đẩy lùi tiêu cực, thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, làm
lành mạnh môi trường xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống yêu nước, thương nòi, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường,
lòng nhân ái, thủy chung, trọng tình nghĩa, cần cù lao động, góp phần nâng cao
trách nhiệm các thành viên trong cộng đồng khu dân cư đối với gia đình, xóm,
làng, cộng đồng.


20

Bên cạnh những mặt đạt được thì cũng còn nhiều khó khăn, nhiều tồn tại,

những vấn đề xã hội như nghiện hút, mại dâm, ma túy vẫn xảy ra trên địa bàn
huyện. Vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù vẫn còn khó khăn như khu công
nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Tiền Phong, vấn đề ô nhiễm môi trường,
nguồn nước sạch...Vấn đề an ninh xã hội còn nhiều tiềm ẩn, đặc biệt vấn đề thiên
chúa giáo xã Vạn Yên, Yên Bài xã Tự Lập, Thường Lệ xã Đại Thịnh, Bến Gìa
xã Kim Hoa, Gia Tân của Thị trấn Quang Minh còn kéo giáo dân phản ứng
chính quyền xã, huyện, đòi đất trước kia bàn giao cho chính quyền...
Để phát huy những kết quả đã đạt được, giải quyết những vấn đề khó khăn
thì việc tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và nâng cao vai trò
của đoàn viên thanh niên trong toàn huyện là rất quan trọng và cần thiết.
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng làng văn hoá hiện nay
* Đặc điểm của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mê
Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
Về cơ cấu, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở huyện Mê Linh nằm
trong Thành đoàn thành phố Hà Nội, đã được triển khai sâu rộng các chỉ thị nghị
quyết của Thành đoàn Hà Nội. Với cơ cấu tổ chức hợp lí từ huyện đoàn tới xã
đoàn và từng chi đoàn thôn (làng).
Về số lượng, Số lượng đoàn viên thanh niên toàn huyện là 28000 (báo cáo
năm 2010), độ tuổi từ (15- 30). Có trình độ từ trung học cơ sở tới Đại học. Họ là
lực lượng trẻ khỏe, nhiệt tình hăng hái trong các phong trào thi đua như; “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phong trào “5 xung kích phát
triển kinh tế, xã hội”; phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập, lập
nghiệp”, phong trào xóa đói giảm nghèo; phong trào xây dựng nông thôn mới;
phong trào xây dựng văn hóa ở khu dân cư; phát triển văn hóa giáo dục ở huyện.
Về tổ chức, hiện nay toàn huyện có 36 cơ sở Đoàn và Chi đoàn trực thuộc:
gồm 18 xã, 2 thị trấn; 8 đơn vị hành chính sự nghiệp - lực lượng vũ trang; 10 cơ


21


sở Đoàn trường. Điều đó đã đảm bảo thông tin thông suốt, phong trào phát triển
rộng khắp từ cấp Thành phố tới Quận (huyện) và tới từng xã (phường), thôn
xóm, từng đoàn viên. Với đặc điểm bố trí mỗi thôn (làng) có một Chi đoàn, xã
có Xã đoàn, huyện có huyện đoàn, mỗi cấp đều có bí thư đoàn.
Về chất lượng, Đoàn thanh niên CSHCM huyện Mê Linh đã được tập
huấn, quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ đoàn. Công tác củng cố, kiện toàn
và nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn là nhiệm vụ quan trọng
mang tính thường xuyên của tổ chức Đoàn, Ban thường vụ Huyện đoàn đã
chỉ đạo 04 cơ sở tổ chức kiện toàn bầu bổ sung Ban chấp hành, Ban thường
vụ, Phó Bí thư.
Công tác phát triển đoàn viên mới: trong năm 2007 các cơ sở Đoàn đã tổ
chức được 25 lớp cảm tình Đoàn và kết nạp được 2350 đoàn viên mới, năm 2008
các cơ sở Đoàn đã tổ chức được 35 lớp cảm tình Đoàn và kết nạp được 2980
đoàn viên mới, năm 2010 các cơ sở Đoàn đã tổ chức được 17 lớp cảm tình Đoàn
và kết nạp được 1568 đoàn viên mới.
Công tác phát triển Đảng: năm 2007 các cơ sở Đoàn đã giới thiệu được
280 đoàn viên ưu tú đi học lớp đối tượng Đảng và đã giới thiệu cho Đảng xem
xét kết nạp được 149 đồng chí. Năm 2009 giới thiệu 218 đoàn viên ưu tú và kết
nạp được 123 đồng chí vào Đảng. Năm 2010 Đoàn giới thiệu được 240 đoàn
viên ưu tú và kết nạp được 168 đồng chí vào Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Các
phong trào, hoạt động của Đoàn thanh niên ngày càng thiết thực hiệu quả, góp
phần phát triển kinh tế, xây dựng cảnh quan môi trường. Song bên cạnh đó dưới
sự tác động của kinh tế thị trường thì việc thu hút các thanh niên vào tổ chức
đoàn cũng gặp khó khăn, độ tuổi cán bộ đoàn chưa có lực lượng kế cận. Các tệ
nạn xã hội đang thâm nhập, làm mất ổn định đời sống chính trị, làm ảnh hưởng
tới chất lượng hoạt động của Đoàn.



22

*Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây
dựng làng văn hoá ở huyện Mê Linh Thành phố Hà Nội hiện nay
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội
của thanh niên Việt Nam, do ĐCSVN tổ chức và lãnh đạo. Đoàn là đội dự bị tin
cậy của Đảng, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên, đại diện cho quyền lực của
thanh niên, phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ cơ bản
của Đoàn là giáo dục thế hệ trẻ để tham gia tích cực vào việc xây dựng phát triển
kinh tế nước nhà, xây dựng xã hội mới. Chính nhờ sự giáo dục của Đoàn mà
thanh niên Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò của mình trong suốt quá trình đấu
tranh và phát triển của dân tộc và tiêu biểu nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do thanh niên”[25, tr. 454].
Kế thừa tư tưởng đó của người trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng ta tiếp
tục khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước
vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, Cách
mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội hay
không phần lớn là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” [30, Tr. 4].
Kế tục sự nghiệp vẻ vang đó thanh niên huyện Mê Linh trong nhiều năm
qua cũng đã phấn đấu lập thân, lập nghiệp, xây dựng phát triển kinh tế xóa đói giảm
nghèo và trước cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới
ở khu dân cư” và “Xây dựng làng văn hóa” đi sâu vào đời sống dân cư. Đoàn thanh
niên huyện Mê Linh đã và đang thể hiện rõ vai trò trên các mặt, các lĩnh vực.
Thứ nhất, Đoàn thanh niên huyện Mê Linh đã thể hiện vai trò của mình
trong công tác tuyên truyền về mô hình xây dựng làng văn hóa trong toàn huyện.
Đây là một vai trò quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tới việc toàn
dân hiểu được sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xây dựng
làng văn hóa trong cả nước và trên toàn huyện Mê Linh. Đồng thời giúp người dân

hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng làng văn hóa trên quê hương mình.


23

Thực tế đã chứng minh vai trò tuyên truyền về mô hình làng văn hóa của
Đoàn thanh niên huyện Mê Linh là khá tốt được thể hiện trên các mặt như:
ĐTNCSHCM huyện Mê Linh đã tuyên truyền sâu rộng chủ trương đường lối của
Đảng về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” và phong trào “Xây dựng làng văn hóa” trong thời gian qua. Cùng với đó là
tuyên truyền mạnh mẽ ý nghĩa của việc xây dựng làng văn hóa trên quê hương
Mê Linh. Việc nhận thức và thực hiện tốt vai trò này vừa trực tiếp làm cho toàn
dân hiểu rõ chủ trương của Đảng trong xây dựng làng văn hóa mà còn tác động
tới nhận thức của mỗi người dân trong tham gia xây dựng làng văn hóa trên quê
hương Hai bà Trưng anh hùng.
Để hoàn thành tốt vai trò đó yêu cầu ĐTNCSHCM huyện Mê Linh phải
tích cực năng động trong hoạt động, phải xung kích sáng tạo, đem trí tuệ tài năng
cống hiến thật nhiều cho quê hương, đất nước. Đoàn thanh niên và lực lượng
thanh niên luôn phải phấn đấu và thực hiện theo lời Bác Hồ dạy: không có việc
gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên. Trong
điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay bên cạnh mặt tích cực, thì một trong
những mặt lo ngại đó là vấn đề xâm năng văn hóa ngoại lai. Vì vậy
ĐTNCSHCM huyện Mê Linh cân có nhận thức sâu sắc hơn nữa trong việc giữ
gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ hai, Đoàn thanh niên huyện Mê Linh là lực lượng tham gia và thực
hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp của nhà nước, xây dựng
chính trị - xã hội trong toàn huyện.
Đây là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện tốt chủ trương của
Đảng và luật pháp của nhà nước, đưa chủ trương nghị quyết vào thực tiễn cuộc
sống. Sở dĩ có vai trò đó do xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mê Linh là một tổ chức
chính trị xã hội, nằm trong hệ thống tổ chức của trung ương Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh được Đảng và Bác Hồ giáo dục và rèn luyện. Đoàn là


24

cánh tay phải và là đội hậu bị của Đảng, là hạt nhân chính trị trong mặt trận đoàn
kết, tập hợp thanh niên, phấn đấu vì ĐLDT và CNXH.
Từ yêu cầu thực tiễn đòi hỏi tổ chức và thành lập ĐTNCSHCM đó là
tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và luật pháp của nhà nước.
Từ mục tiêu xây dựng đất nước cũng như trước yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng kinh tế đất nước giàu mạnh và xây dựng
quê hương Mê Linh ngày một ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy mà ĐTN huyện
Mê Linh phải là lực lượng nòng cốt trong thực hiện đường lối của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước.
Thực tế đã chứng minh, trong thời gian qua ĐTNCSHCM huyện Mê Linh
đã làm khá tốt trong việc thực hiện đường lối của Đảng. Như phát động phong
trào thanh niên lập thân lập nghiệp, phong trào “5 xung kích”, “4 đồng hành” của
thanh niên. Tham gia xóa đói, giảm nghèo, trong phòng chống và tránh xa các tệ
nạn xã hội. Hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt đạt
hơn 500 triệu đồng và nhiều nhu yếu phẩm khác như thuốc men, quần áo, chăn
màn, sách vở. Đồng thời triển khai xâu rộng luật ATGT, mọi thanh niên khi
tham gia giao thông đều đội mũ bảo hiểm.
Để thực hiện tốt hơn vai trò trên, yêu cầu ĐTNCSHCM huyện Mê Linh cần
chủ động tích cực bám sát nghị quyết của Đảng ủy huyện, tích cực nghiên cứu học
tập những chủ trương của Đảng và luật pháp của nhà nước. Luôn xung kích đi đầu
trong mọi phong trào, đồng thời cần có sự quan tâm của hệ thống chính trị các cấp.
Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức Đoàn và từng đoàn viên khi

tham gia thực hiện chương trình hành động của Đoàn cũng như của địa phương.
Vấn đề chính trị, xã hội là vấn đề luôn được Đảng và nhà nước quan tâm
một quốc gia có phát triển tốt hay không đều phụ thuộc rất lớn vào tình hình ổn
định chính trị cũng như bộ máy chính trị. Vì đây là hai yếu tố rất quan trọng của
bất kỳ một quốc gia nào. Chính vì lẽ đó mà việc ĐTNCSHCM huyện Mê Linh


25

tham gia xây dựng chính trị, xã hội trên quê hương có ý nghĩa hết sức quan trọng
bởi vì nó tạo ra tình hình chính trị tại địa phương ổn định, cũng như có đội ngũ
cán bộ trẻ khỏe tích cực tham gia kiến thiết quê hương đất nước. Do đó đây là
vai trò có ý nghĩa to lớn. Có vai trò trên vì nó xuất phát trên cơ sở quan điểm của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Nhiệm vụ của thanh
niên không phải là đòi hỏi nước nhà cho mình những gì mà phải tự hỏi mình đã
làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn?
Mình đã vì nước nhà mà hy sinh nhiều đến chừng nào?”[25, tr. 455]. Nhận thức
rõ vai trò này ĐTN huyện Mê Linh đã tích cực góp phần tham gia xây dựng
chính trị, xã hội trong toàn huyện, đã đạt kết quả tốt, góp phần ổn định chính trị.
Là cơ sở xây dựng làng văn hóa đi vào chiều sâu.
Thực tiễn đã chứng minh, trong thời gian qua ĐTNCSHCM huyện Mê
Linh đã tham gia tích cực xây dựng chính trị, xã hội trong toàn huyện, tạo ra môi
trường xã hội ổn định, bộ máy làm việc hiệu quả và nhiệt tình trách nhiệm. Cụ
thể được biểu hiện trên những mặt sau:
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mê Linh đã đào tạo, giáo
dục, rèn luyện và giới thiệu được nhiều đảng viên trẻ tham gia vào hệ thống
chính trị của huyện Mê Linh từ cấp xã tới cấp huyện. Nhiều cán bộ trẻ nhiệt tình
trách nhiệm, đã thể hiện được vai trò của mình, nhất là những cán bộ cơ sở. Với
tư duy đổi mới, sáng tạo, khả năng nhận thức tốt, được trang bị kiến thức khá,
nhiều đảng viên trong tuổi đoàn đã phát huy được trí tuệ của mình trong tham

gia công tác chính trị, xã hội. Nhiều mô hình làm kinh tế được xây dựng và tạo
ra nhiều việc làm cho thanh niên trong huyện góp phần ổn định đời sống kinh tế.
Đồng thời làm giảm thiểu tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư.
Để thực hiện tốt hơn nữa vai trò trên, thì yêu cầu ĐTNCSHCM huyện Mê
Linh cần chủ động tích cực hơn nữa trong công tác chính trị xã hội. Đặc biệt
quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, có đủ năng lực phẩm chất, lực lượng kế cận kịp thời
cho Đảng và chính quyền địa phương. Các phong trào cần bám sát thực tế hơn
nữa để thu hút được nhiều đoàn viên tham gia.


×