Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.82 KB, 54 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN HỮU ĐÔNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2017-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2017-2020

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Đông
Lớp: Cao cấp LLCT B3.16
Chức vụ: CV phòng Tài Chính-Kế Hoạch
Đơn vị công tác: UBND huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN


Sau 8 tháng học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo cao cấp lý
luận chính trị tại trường Học viện chính trị khu vực I, đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình khoá học và hoàn thiện bản đề án tốt nghiệp này. Trong
quá trình học tập và viết đề án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban giám đốc, thầy giáo hướng dẫn đề án cùng các thầy cô giáo trường
Học viện chính trị khu vực I;
- Tỉnh ủy Nghệ An, Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương, phòng Tài
chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên & Môi trường, Hội đồng bồi thường
GPMB huyện Thanh Chương;
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản đề án này.
Trong quá trình xây dựng đề án, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế, kính mong các thầy giáo, cô giáo, Hội đồng đánh giá đề án tốt nghiệp cao
cấp lý luận chính trị giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành chương trình
học tập của mình với kết quả tốt nhất./.
Học viên

Nguyễn Hữu Đông


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

GPMB

Giải phóng mặt bằng


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PTNT

Phát triển nông thôn


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................1
1. Lý do chọn đề án...............................................................................1
2. Mục tiêu của đề án............................................................................2
2.1. Mục tiêu chung của đề án...............................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề án...............................................................3
3. Giới hạn của đề án.............................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................4
1. Cơ sở xây dựng đề án......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học ..............................................................................4
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất...............................................................................................4
1.1.2. Trình tự, thủ tục thu hồi đất và quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất....................................................................4
1.1.3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất...........10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...............................................................12
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý..................................................................14
1.2.1. Cơ sở chính trị ............................................................................14
1.2.2. Cơ sở pháp lý..............................................................................15
1.3. Cơ sở thực tiễn...............................................................................16

2. Nội dung thực hiện của đề án.........................................................17
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án................................................................17
2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 20112016.................................................................................................................19
2.2.1. Tình hình thực hiện thu hồi đất, tái định cư của các dự án giai
đoạn 2011-2016...............................................................................................19
2.2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Chương................................................23
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện..............................................32
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án........................................................33
2.4.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Chương.............33


2.4.2. Triển khai chính sách, tuyên truyền vận động và kiểm tra thực
hiện chính sách................................................................................................34
4.3. Xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng bồi thường GPMB
huyện; cơ chế phối hợp với các phòng, ngành, địa phương............................35
2.4.4. Nâng cao trình độ, hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư..........................................................36
3. Tổ chức thực hiện đề án..................................................................36
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.........................................36
3.2. Tiến độ thực hiện đề án..................................................................39
3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án..................................40
4. Dự kiến hiệu quả của đề án............................................................40
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án............................................................40
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án.......................................................41
4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi
của Đề án...............................................................................................41
4.3.1. Những thuận lợi .........................................................................41
4.3.2. Một số khó khăn..........................................................................42

4.3.3. Tính khả thi của đề án.................................................................43
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN.............................................................44
1. Một số kiến nghị................................................................................44
2. Kết luận.............................................................................................45


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nhiều dự án đầu tư được triển khai xây dựng. Bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư là một trong những khâu quan trọng khi thực hiện dự án, đồng thời là
vấn đề nhạy cảm vì nó tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc
biệt đối với người bị thu hồi đất. Trong điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày
càng cao và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì lợi ích của người
sử dụng đất khi Nhà nước giao đất và thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết
sức nóng bỏng và cấp bách.
Chính sách pháp luật về đất đai, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa thực sự hoàn thiện và thiếu đồng bộ đã
làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội giữa các cấp chính quyền, nhà đầu tư
và người có đất bị thu hồi, gia tăng tình trạng khiếu kiện, khiếu nại; việc thực
thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan Nhà nước vẫn còn
nhiều sai phạm và thiếu minh bạch, làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện kéo
dài, đông người, vượt cấp, những dự án vướng mắc cả hàng chục năm chưa
được giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về pháp luật đất đai nói chung
và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng còn nhiều hạn chế.
Tình trạng chây ì, kích động trục lợi diễn ra phổ biến tại một số địa phương
gây tâm lý hoang man, không tin tưởng vào chính quyền, đòi hỏi những

quyền lợi không chính đáng, không có cơ sở pháp lý và thực tế để có thể xem
xét, giải quyết. Ngoài ra, nguồn gốc đất đai chưa rõ ràng cũng là một trong
những nút thắt cơ bản, phát sinh nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà
nước và thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Thanh Chương công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bên cạnh những kết quả
đạt được như đa số các dự án được người dân có đất thu hồi đồng tình với chủ


2

trương thu hồi đất, đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất
cho nhà đầu tư thực hiện dự án thì vẫn còn một số dự án xảy ra tình trạng
người dân chống đối, khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án, đến tình hình chính trị tại địa phương. Chính vì vậy, trong những năm
tới để công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt hiệu quả cao, đáp ứng được
nhu cầu “mặt bằng sạch” để triển khai các dự án đầu tư nhằm đẩy mạnh việc
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thực hiện mục tiêu mà Đảng bộ
huyện đã đề ra “Đưa Thanh Chương trở thành huyện vững mạnh toàn diện
vùng Tây Nam, Nghệ An” thì rất cần những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn.
Là một cán bộ đang công tác tại phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện
Thanh Chương được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và qua đó đề xuất cho UBND huyện phương án, cơ chế chính sách
cũng như giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên tôi rất quan
tâm đến vấn đề này. Đó là lý do tôi lựa chọn đề án “Nâng cao hiệu quả công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017 - 2020” làm đề án tốt
nghiệp chương trình Cao cấp lý luận chính trị, nhằm vận dụng kiến thức tiếp

thu trong khóa học giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu công tác thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung của đề án
Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
để thực hiện các dự án đầu tư tại huyện Thanh Chương trong thời gian qua.
Từ đó xây dựng những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể của đề án
- Đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch, kịp tiến độ cho các dự án đầu tư,
đặc biệt là các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các dự án thuộc
diện ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện.
- Đưa công tác quản lý đất đai ở cấp xã, thị trấn ngày càng đi vào nề
nếp, đúng pháp luật, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện.
- Nâng cao nhận thức cho người dân, làm cho người dân chấp hành
đúng các quy định của Trung ương, của UBND tỉnh Nghệ An trong việc chấp
hành các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất.
- Nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ cấp xã và
cán bộ chuyên môn cấp huyện có liên quan trong việc tổ chức, thực hiện công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đảm bảo kiểm
kê, lập phương án bồi thường đầy đủ, đúng quy trình, công khai, minh bạch,
công bằng; qua đó, hạn chế sai sót, giảm tối đa kiến nghị, khiếu nại, khiếu
kiện của công dân trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Đề xuất với Trung ương, UBND tỉnh bổ sung, hoàn thiện các cơ chế,

chính sách đã ban hành để sát với thực tiễn, tạo sự công bằng để đạt được sự
ủng hộ của nhân dân; quan tâm đến chính sách hỗ trợ tái định cư, chính sách
giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng của đề án: Hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp huyện.
- Không gian thực hiện của đề án: Đề án được nghiên cứu và thực hiện
trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian thực hiện đề án: Số liệu được sử dụng để xây dựng đề án là
giai đoạn 2011-2016. Đề án thực hiện cho giai đoạn 2017 - 2020.


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
- Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử
dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất
của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai1.
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất2.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người
có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển3.
- Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc di chuyển đến một nơi
khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn.
TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước
thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản;
di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống,
thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm
giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã
gánh chịu vì sự phát triển chung.
1.1.2. Trình tự, thủ tục thu hồi đất và quy trình bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo các quy định tại Luật đất đai 2013, trên cơ sở các Dự án thuộc các
trường hợp thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm (đã được phê duyệt)
1

Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29-11-2013, khoản 11, Điều 3.
Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29-11-2013, khoản 12, Điều 3.
3
Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29-11-2013, khoản 14, Điều 3.
2


5

của cấp huyện và tiến độ sử dụng đất của Dự án, cơ quan có thẩm quyền
(UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện tùy trường hợp) chuẩn bị các thủ tục
cần thiết để thu hồi đất.
Bước 1. Thông báo thu hồi đất:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội
dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát,
đo đạc, kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp

phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Bước 2. Thu hồi đất:
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất
công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất của hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủy
quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất
Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất:
Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp
xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng


6

mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc,
kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc
xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 4. Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định
cư:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân,

hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông
tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản
trên đất.
Bước 5. Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất
thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất.
Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có
đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi
có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của
đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những
người có đất thu hồi.
Bước 6. Hoàn chỉnh Phương án:
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện
chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh


7

phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn
thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực
hiện:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa
điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về

mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa
điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư
(nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
Bước 8. Tổ chức chi trả bồi thường:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu
hồi.
Bước 9. Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất
phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu
hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại
Điều 71 Luật Đất đai 2013, khi có đủ các điều kiện: người có đất thu hồi
không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban
MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện
quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã,


8

địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định
cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; người bị
cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi
đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận
quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì
UBND cấp xã lập biên bản.
1.1.3. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
* Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài
sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất gồm: nguyên tắc
bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền
với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu
hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.
- Bồi thường về đất như sau:
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện
được bồi thường quy định của Luật đất đai thì được bồi thường.
+ Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích
sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
+ Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ,
khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước
thu hồi đất:
+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền
với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.


9

+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
* Nguyên tắc hỗ trợ:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi
thường theo quy định còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Việc hỗ trợ phải
bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của
pháp luật. Cụ thể là:

Thứ nhất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường
Thứ hai, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu
nhập chính từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà
phải di chuyển chổ ở.
Thứ ba, một trong các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ về chỗ ở, tái định cư.
Nhằm khắc phục tình trạng một số khu vực tái định cư chất lượng còn thấp,
không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo tiêu chí có điều kiện phát triển
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Nguyên tắc về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đều đề cập
tới tính bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai minh bạch, dân
chủ, đúng pháp luật. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi
các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất,
vừa là cơ chế để kiểm soát hoạt động này. Bởi tất cả nội dung, phạm vi, giới
hạn, trình tự, thủ tục…bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đều do
pháp luật quy định.


10

1.1.4. Quan điểm về hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.4.1. Hiệu quả:
Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn
có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất các công việc đã
đề ra với mức chi phí thấp nhất và được lượng hóa bằng cách so sánh giữa kết
quả đầu ra và chi phí đầu vào.
Như vậy, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện đúng vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các
hiện tượng tiêu cực trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước
1.1.4.2. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
+ Thời gian, tiến độ thực hiện.
Bước chuẩn bị thực hiện: khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Bước thực hiện phươngg̣ án: Tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trong mỗi bước, tổ chức thực hiện đúng hoặc vượt tiến độ đã đề ra thì
hiệu quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cao, chậm
tiến độ đề ra thì hiệu quả thấp.
+ Chi phí thực hiện công tácbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.


11

Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là
tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục
tiêu kế hoạch trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.
Những chỉ tiêu đánh giá thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất đúng mục tiêu, đối tượng. Đồng thời cũng là
những chỉ tiêu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý công tác
trong quá trình thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung,
đúng địa chỉ.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Một là, công tác quản lý Nhà nước về đất đai: Nơi nào công tác quản lý
Nhà nước về đất đai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng,
làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh
tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc
hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa
tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thường xuyên nói trên
sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp
pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất
nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh.
Hai là, khả năng tổ chức thực hiện và giải quyết các thủ tục hành chính
trong GPMB như trích lục, trích đo địa chính, thu hồi đất, thẩm định giá, phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.
Ba là, khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân
trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ


12

quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế
độ, chính sách triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ.
Bốn là, khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan
chức năng. Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc
đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất
đai do quá khứ để lại...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai

(do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm,
thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây
chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu...
Năm là, khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành của nhà đầu
tư, trong quá trình tham gia triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ với tư cách
là một thành viên trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ.
Sáu là, khả năng hoàn thành khu tái định cư, bố trí di dời mồ mả phục
vụ cho công tác di dân, tái định cư và khu tái định cư được xây dựng có điều
kiện bằng hoặc tốt hơn khu dân cư có đất bị thu hồi.
Bảy là, hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất
đai, bồi thường, giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31-10-2012 của Hội nghị lần thứ 6
Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp
luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Nghị quyết nêu rõ: “Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng
quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích
đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào


13

tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân
dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu
hồi.

Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các
khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới
cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Khu dân cư được
xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền”.
- Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 20/08/2011 của Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện Thanh Chương khóa XXIX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) Về tăng cường
lãnh đạo công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29-11-2013 của Quốc hội.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-05-2014 của Chính phủ
Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-05-2014 của Chính phủ Quy
định về giá đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-05-2014 của Chính phủ Quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30-06-2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng,
điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn giá đất.
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30-06-2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 109/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc ban hành bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày
01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn huyện Thanh Chương.


14

- Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 23-09-2014 của UBND tỉnh

Nghệ An Ban hành Bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản
và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 86/2016/QĐ-UBND ngày 27-12-2016 của UBND tỉnh
Nghệ An Ban hành giá xây dựng mới của nhà, công trình làm cơ sở xác định
giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là
một vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp và
được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.
Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và
giải pháp tạo cơ sở pháp lý quan trọng đưa công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đi vào trật tự, nề nếp, đồng thời đã đạt được những kết quả nhất định
tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, đổi thay từng ngày. Tuy nhiên,
xung quanh vấn đề GPMB thường xuyên diễn ra những ách tắc, khó khăn, trở
ngại, có những nơi gây cản trở thành điểm nóng, ảnh hưởng không nhỏ đến
tiến độ thi công các chương trình, dự án và hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Vì vậy, có thể thấy rằng vấn đề bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề cực kỳ phức tạp và mang tính thời sự cấp
bách.
Đối với huyện Thanh Chương cũng nằm trong tình trạng chung đó của
cả nước, nghĩa là cũng đã và đang giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của kinh tế
- xã hội đặt ra trong đó có vấn đề phải làm sao cho công tác bồi thường
GPMB, hỗ trợ, tái định cư ngày càng đạt được hiệu quả tốt hơn theo đúng
quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc xây
dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã có nhiều chuyển biến
tích cực nhưng một số dự án công tác này thực hiện chưa nghiêm, chưa công


15


khai, minh bạch và chưa đảm bảo quy trình. Việc xác định nguồn gốc sử dụng
đất, thời điểm sử dụng đất và tình trạng pháp lý của thửa đất làm căn cứ để
tính bồi thường còn nhiều bất cập, sai sót. Tình trạng cán bộ làm công tác xây
dựng phương án bồi thường cố tình móc nối với cán bộ thôn, đội, cán bộ xã
và người có đất bị thu hồi cố tình làm sai lệch hồ sơ, nhằm mục đích trục lợi
cá nhân… Từ đó việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra (có vụ kéo dài, đông người, vượt
cấp) làm mất lòng tin của nhân dân, mất ổn định an ninh, xã hội tại địa
phương.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nâng cao chất lượng công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và
cấp bách nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, góp
phần xây dựng Thanh Chương trở thành một trong những huyện phát triển
mạnh về thu hút đầu tư và bền vững về chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An.


16

2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Thanh Chương là huyện miền núi nằm phía Tây nam tỉnh Nghệ An,
cách Thành phố Vinh 45 km; Có tọa độ địa lý: 18 0 34’- 180 55’ vĩ độ bắc, 1040
55’ - 1050 30’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp hai huyện Anh Sơn và huyện Đô
Lương, phía Nam giáp huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp huyện
Nam Đàn, phía Tây giáp tỉnh Bôlykhămxay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào thông qua cửa khẩu Thanh Thủy. Diện tích tự nhiên 112.890,65 ha, dân
số trung bình 224.300 người, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên và 7,6% dân số
cả tỉnh (năm 2008). Thanh Chương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C. Lượng mưa bình quân hàng năm
dao động từ 1.800 - 2.200 mm/năm. Địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt
mạnh bởi các đồi núi và hệ thống sông suối nhiều. Về mặt hành chính toàn
huyện có 40 xã - thị, trong đó có 31 xã miền núi (5 xã hưởng chế độ xã 135 và
2 xã tái định cư thủy điện bản Vẽ mới thành lập).
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIX, nhiệm kỳ
2011-2015, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đứng trước những thuận lợi và
nhiều khó khăn thách thức.
Kinh tế nhiều năm qua liên tục tăng trưởng khá: tốc độ tăng trưởng
bình quân 2011 - 2015 vẫn đạt kết quả khá 13,5%/14%; thu nhập bình quân
đầu người tăng từ 11,9 triệu đồng đầu nhiệm kỳ lên 24 triệu đồng dự ước năm
2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ
lên 38,45% giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp xuống 33,02%; hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư phát triển nhanh, từng bước đồng bộ; an ninh chính trị, trật
tự xã hội cơ bản ổn định; nội bộ đoàn kết, thống nhất.


17

Tuy vậy, khó khăn, thách thức đối với huyện cũng nhiều: Ngay từ đầu
nhiệm kỳ, ảnh hưởng của việc thực hiện chủ trương thắt chặt đầu tư công, các
nguồn lực đầu tư bị cắt giảm mạnh, các công trình, dự án trọng điểm bị gián
đoạn, kéo dài; thiên tai, khí hậu, dịch bệnh biến đổi bất thường không thuận
lợi cho sản xuất và kinh doanh. Huyện phát triển nông nghiệp là chính, điểm
xuất phát thấp; tiềm năng về tài nguyên khoáng sản ít, khí hậu khắc nghiệt,
địa hình không lợi thế cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du
lịch; tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi, níu kéo, ngại khó cùng với tính cách cực đoan
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn nặng. Huyện không nằm
trong quy hoạch các vùng trọng điểm thu hút đầu tư phát triển của tỉnh. Việc
tiếp nhận 02 xã đồng bào dân tộc huyện Tương Dương về tái định cư thực

hiện dự án Thủy điện Bản Vẽ tạo cho huyện nhiều khó khăn, phức tạp, chi
phối nhiều thời gian để chỉ đạo xử lý các tồn đọng, phát sinh và tổ chức sản
xuất ổn định cuộc sống cho bà con.
Trong những năm tiếp theo, Đất nước sau 30 năm đổi mới đã lớn mạnh
hơn; hội nhập, hòa bình, hợp tác cùng phát triển đang là xu thế lớn. Các dự
án: Nhà máy may xuất khẩu tại Thanh Tiên, Nhà máy sản xuất gỗ thanh và
than sạch tại Thanh Xuân, các dự án mở rộng các tuyến đường giao thông khi
được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động sẽ tạo ra động lực lớn cho sự phát
triển. Huyện nằm trong quy hoạch chương trình phát triển kinh tế- xã hội
miền Tây của tỉnh; Cửa khẩu Thanh Thủy đã được nâng lên cửa khẩu quốc
gia, định hướng nâng thành cửa khẩu quốc tế, quy hoạch dự án đường cao tốc
4-6 làn xe tuyến Hà nội – Viêng chăn đi qua cửa khẩu Thanh Thủy sẽ tạo ra
thế và lực mới cho sự phát triển của huyện. Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân huyện Thanh Chương đang quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các
mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2016- 2020.


18

2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2011-2016
2.2.1. Tình hình thực hiện thu hồi đất, tái định cư của các dự án giai
đoạn 2011-2016
- Về thu hồi đất
Từ năm 2011 đến nay, huyện Thanh Chương đã thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho 22 dự án thuộc địa bàn nhiều xã, thị trấn với
tổng diện tích đất thu hồi 1.250,61 héc ta. Đã tiến hành bồi thường cho 3.160
hộ dân với tổng kinh phí trên 113 tỷ đồng.
Trong quá trình tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đa số

các hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn đồng ý chủ trương thu hồi đất của Nhà
nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ còn băn khoăn, chưa hài lòng về quy
trình giải phóng mặt bằng, giá đất, diện tích thu hồi, mục tiêu thực hiện dự
án... Đến nay, có 19 trên tổng số 22 dự án đã được bàn giao mặt bằng thi công
hoàn chỉnh, 3 dự án đang được tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong thời gian tới, các cấp
chính quyền huyện Thanh Chương chủ trương tiếp tục kiện toàn bộ máy làm
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Quản lý tốt công tác giao đất, giao
rừng cho từng hộ. Đề nghị đo lại các bản đồ địa chính còn thiếu sót. Thực
hiện tốt chế độ, chính sách và quy trình công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư trên nguyên tắc đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Xử lý
nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến tiến độ
bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư.


19
Bảng 2.1. Tổng hợp các dự án đã thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2011- 2016
STT

Tên Dự án

Thanh Giang
Thanh Hà
Thanh Long
Võ Liệt
Thanh Chi
Thanh An
Thanh Thịnh
Ngọc Sơn

Thanh Ngọc
Đồng Văn
Phong Thịnh
Thanh Hòa

Tổng
diện
tích đất
thu hồi
(ha)
1,09
0,58
0,77
1,00
1,09
0,37
0,44
0,37
0,15
0,14
0,22
1,05

Tổng
KP bồi
thường
(triệu
đồng)
652,31
277,03

548,80
1.269,59
373,12
188,23
231,70
157,53
252,02
378,18
329,78
345,06

Địa điểm
theo xã

Số hộ
bị ảnh
hưởng

Diện tích loại đất thu hồi

214
94
113
228
199
68
46
33
25
15

16
62

Đất
NN
(ha)
0,70
0,11
0,36
0,70
0,90
0,20
0,15
0,30
0,08
0,02
0,20
1,05

Đất
LN
(ha)

Đất

(ha)
0,39
0,47
0,41
0,30

0,19
0,17
0,29
0,07
0,07
0,12
0,02

Đất
NTTS
(ha)

Đất
SXKD
(ha)

Đất
khác
(ha)

Số hộ
TĐC

Năm
thực
hiện

1

Mở rộng nâng cấp đường TL533


2

Đường chợ chùa đi Thanh Đức

3

Làm đường QL46 đi Tràng Minh

Thanh Phong

0,30

860,77

17

0,30

Dự án: cải tạo, nâng cấp đường từ
tỉnh lộ 533 đi thanh giang- thanh
mai nối đường hồ chí minh
Dự án: nâng cao hiệu quả năng
lượng khu vực nông thôn tỉnh
nghệ an vay vốn ngân hàng tái
thiết đức kfw đi qua địa bàn xã
phong thịnh huyện thanh chương

Thanh Mai


0,50

611,07

41

0,20

0,30

Thanh Giang
Phong Thịnh
T Dương
Thanh Tiên
Võ Liệt

0,40
0,01
0,02
0,01
0,03

668,73
10,00
19,00
13,30
24,00

62
11

14
11
21

0,10
0,01
0,02
0,01
0,03

0,30

6

Dự án trồng cây Cao su

Thanh Đức

1.100,00

7.800,00

35

7

Xây dựng TT y tế huyện

Thị Trấn


0,14

980,00

10

0,14

2012

Thanh Ngọc

3,43

1.175,26

20

3,43

2012

Cát Văn

1,28

1.365,00

243


1,28

2012

4

5

8
9

Xây dựng hồ chứa nước thải của
Nhà máy tinh bột sắn Intimex
Dự án: sửa chữa, nâng cấp hệ

2011

2011
2011
2011

2011

1100

2011


×