Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá những yếu tố tác động đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN VĂN BÌNH
ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
MUA LẠI CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN VĂN BÌNH

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
MUA LẠI CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá những yếu tố tác động đến việc mua lại
cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” là
kết quả của quá trình tự nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Văn Sĩ.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Bình


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1.

Lý do chon đề tài ........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................... 2


1.3.

Phạm vi, đối tượng ........................................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................... 5
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán ............................................................. 5
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán ....................................................... 6
2.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK ....................................................... 7
2.2. Thanh khoản chứng khoán ................................................................................ 8
2.2.1. Thanh khoản chứng khoán ......................................................................... 8

2.2.2. Rủi ro thanh khoán chứng khoán ............................................................. 10
2.3. Hoạt động mua lại cổ phiếu ............................................................................ 13
2.4. Đòn bẩy tài chính ............................................................................................ 15
2.5. Lý thuyết về cổ tức ......................................................................................... 17
2.5.1.Khái niệm .................................................................................................. 17


2.5.2. Các chính sách trả cổ tức .......................................................................... 18
2.5.3. Các lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cổ tức ................ 20
2.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu............................................................. 23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 28
3.1.Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 36
4.2. Kiểm định đa cộng tuyến và phân tích tương quan ........................................ 41
4.3. Phân tích mô hình hồi quy .............................................................................. 44
4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 52
4.3.1. Kết quả nghiên cứu................................................................................... 52
4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 56
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 56
5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................ 56
5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu ..................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo tài chính

BCTC

Hội đồng quản trị

HĐQT

Sở giao dịch chứng khoán

SGDCK

Thị trường chứng khoán

TTCK

Ủy ban chứng khoán

UBCK


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Thống kê doanh nghiệp theo ngành nghề ............................................... 37
Bảng 4.2 : Thống kê mô tả biến khảo sát ................................................................. 39
Bảng 4.3 : Kiểm tra đa cộng tuyến ........................................................................... 42
Bảng 4.4 : Phân tích tương quan .............................................................................. 43
Bảng 4.5 : Kiểm định Hausman Test mô hình ......................................................... 45
Bảng 4.6 : Kiểm định hiện tượng bỏ sót biến .......................................................... 46
Bảng 4.7 : Kiểm định phương sai số thay đổi .......................................................... 47

Bảng 4.8 : Kiểm định tự tương quan chuỗi phần dư ................................................ 48
Bảng 4.9 : Kết quả hồi quy dữ liệu bảng Panels Data ............................................. 49
Bảng 4.10 : Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................. 53


1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chon đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ

tháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2015 là một năm đáng nhớ đối với thị trường
chứng khoán Việt Nam khi nhiều chính sách, quy định điều chỉnh mang tính đổi mới
được ban hành nhằm phát triển thị trường theo chiều sâu, tiến gần hơn đến thông lệ
quốc tế; Đây cũng là năm thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ
cấu mạnh mẽ... Những thành tựu của năm 2015 là tiền đề quan trọng để thị trường
chứng khoán Việt Nam lạc quan phát triển.
Thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông qua việc tạo
ra tính thanh khoản. Nhiều dự án đầu tư sinh lợi yêu cầu một cam kết dài hạn về
vốn, nhưng các nhà đầu tư thường do dự khi mất quyền kiểm soát vốn tiết kiệm của
họ trong thời gian dài. Tính thanh khoản thị trường chứng khoán làm cho việc đầu tư
ít rủi ro hơn và hấp dẫn hơn, bởi vì nó cho phép nhà đầu tư có thể bán cổ phần một
cách dễ dàng với chi phí thấp khi họ cần tiền mặt hoặc muốn thay đổi danh mục đầu
tư. Đồng thời, các công ty ưa thích sự bền vững có thể tăng vốn bằng cách phát hành
vốn cổ phần. Bằng lợi thế của kỳ hạn dài, đầu tư sẽ sinh lời hơn, tính thanh khoản
của thị trường cải thiện sự phân phối nguồn vốn và tăng cường triển vọng cho sự
tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện đang nắm giữ một lượng lớn

tiền mặt. Lượng tiền mặt của doanh nghiệp được thể hiện trên bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp muốn khả năng thanh khoản của mình cao
sẽ để lượng tiền mặt lớn, nó sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh, các kế
hoạch đang xấu đi, nhằm tạo ảnh hưởng tốt đối với các chủ đầu tư. Nếu trường hợp
doanh nghiệp dư thừa một lượng tiền mặt cao hơn mức cần thiết thì lượng tiền đó
nên được phân phối lại cho các cổ đông thông qua cổ tức, hoặc có thể mua lại cổ
phiếu. Mua lại cổ phiếu là một phương pháp nhanh chóng và rất linh hoat. Có thể
thấy, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của mình cũng giống như một hình thức


2
chi trả cổ tức của doanh nghiệp, bởi vì cổ đông của doanh nghiệp cũng nhận được
một khoản lợi từ việc bán lại cổ phần của mình. Vì vậy, hành động này được xem
như là một cơ chế phân phối tiền cho các cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa
chọn thay cho việc trả cổ tức bằng tiền. Sự phân biệt giữa thực tế mua lại cổ phiếu
và phản ứng của thị trường khi công bố việc mua lại là rất quan trọng trong bối cảnh
cơ cấu vốn, dòng tiền, quản trị, quyền sở hữu của công ty.
Nhằm góp phần vào sự hiểu biết tốt hơn về vấn đề mua lại cổ phiếu trong
thực tế. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá những yếu tố tác động đến việc mua
lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”
Nghiên cứu tìm hiểu các xu hướng cho việc mua lại cổ phiếu trong bối cảnh cơ cấu
vốn, dòng tiền, quản trị, quyền sở hữu của công ty trên TTCK Việt Nam. Nghiên
cứu này cũng tương tự như hầu hết các nghiên cứu của Dittmar (2000) về các công
ty Hoa Kỳ; nghiên cứu của Wada (2005), Kang, Kim, Kitsabunnarat-Chatjuthamard
và Nishikawa (2013) và Jiao Tong, Marc Bremer (2016) cũng xem xét việc mua lại
cổ phiếu.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện được các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại cổ phiếu.
Đánh giá tác động của các yếu tố đến hoạt động mua lại cổ phiếu của các
công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua lại cổ phiếu có chiều và cường độ
tác động như thế nào ?
Nhân tố nào thực sự tác động đến hoạt động mua lại cổ phiếu của các công ty
hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM ?
1.3.

Phạm vi, đối tượng

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động mua lại cổ phiếu của các công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK
TP.HCM.


3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Thành Phố Hồ Chí
Minh (Hose)
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009-2015.
Phạm vi nội dung: Các yếu tố tác động đến việc mua lại cổ phiếu của các
công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM
Phạm vi áp dụng: Tháng 10 năm 2016
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Từ các báo cáo, bài nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học đã thu thập được,


tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và xử lý tài liệu thông qua phương pháp định
lượng. Phương pháp định lượng sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy, phân tích
tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính mô hình dữ liệu bảng bằng phần mềm
STATA 12 sử dụng các hiệu ứng RE, FEvà OLS để phân tích, kiểm định mô hình
các yếu tố tác động đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty hiện đang niêm yết
trên SGDCK TP.HCM cho dữ liệu bảng.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá kỹ càng hơn những yếu tố
tác động đến việc mua lại cổ phiếu của các công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK
Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực cho các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCK như sau:
- Nhận diện được các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại cổ phiếu một
cách có logic và khoa học.
- Nhận diện được mô hình các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại cổ
phiếu của các công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
-Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại
cổ phiếu của các công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM.


4
- Đề xuất một số gợi ý chính sách với hoạt động mua lại cổ phiếu, quản lý
vốn của các công ty hiện đang niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Bố cục của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan cơ sơ lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách.


5
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
2.1.1. Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ người dư thừa vốn tới
những người thiếu vốn .Thị trường tài chính cũng có thể được định nghĩa là nơi phát
hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng những công cụ tài chính theo các qui tắc
và luật lệ nhất định. Trong nền kinh tế thị trường , sư tồn tại và phát triển của thị
trường tài chính là tất yếu khách quan . Hoạt động trên thị trường tài chính có những
tác động , hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân của các doanh
nghiệp và hành vi của người tiêu dùng ,và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh
tế .
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại
chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng
khoán ,và như vậy , thực chất đây là quá trình vận động của tư bản ,chuyển từ tư bản
sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được
chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi
có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Thị trường chứng khoán không giống với các thị trường các hàng hoá thông

thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt , là
quyền sở hữu về tư bản . Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như
vậy , có thể nói , bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối
quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó , giá cả của chứng khoán chứa đựng
thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.Thị trường chứng khoán là hình
thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.


6
2.1.2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán
do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất
kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính
phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục
đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã
hội.
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công
chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các
loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro,
cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục
tiêu và sở thích của mình.
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có
thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán
khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của
chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của
vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản
của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động
của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc
đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ

đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các
chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính
xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền
kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ
quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua


7
TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù
đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử
dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư
đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
2.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK
Nguyên tắc cạnh tranh : Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh
quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công
ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng
khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng
khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng
cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình
thành theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công bằng: Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường
đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin
và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó.
Nguyên tắc công khai: Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK
phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ
chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường
xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các

công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
Nguyên tắc trung gian: Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng
khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán.
Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà
mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp
vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các
khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch
mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.


8
Nguyên tắc tập trung: Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao
dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
và các tổ chức tự quản.
2.2. Thanh khoản chứng khoán
2.2.1. Thanh khoản chứng khoán
Thanh khoản được hiểu là một khái niệm trừu tượng với rất nhiều định nghĩa
khác nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất thanh khoản là mức độ dễ dàng của việc
giao dịch một chứng khoán nào đó. Hiểu một cách thực tế hơn thị trường được coi là
thanh khoản khi mà các chi phí giao dịch tương ứng được tối thiểu hóa các thành
phần cấu thành nên tính thanh khoản bao gồm: chi phí tìm kiếm đối tác giao dịch,
chi phí rủi ro tồn đọng do trì hoãn giao dịch, rủi ro lựa chọn đối nghịch và các rủi ro
do bất hoàn hảo thị trường (Kyle, 1985).
Dự trên lý luận này nhiều tác giả đã phát triển rủi ro thanh khoản khác nhau
và mỗi thước đo tập trung khai thác một khía cạnh trong định nghĩa về thanh khoản.
Tiêu biểu như Amihud (2002) đo lường thanh khoản bằng độ nhạy cảm của giá,
Lesmond và cộng sự (1999) đo lường thanh khoản bằng tần suất giao dịch có tỉ suất
sinh lời bằng 0 hay Roll (1984) đo lường thanh khoản dựa trên chênh lệch hỏi mua
chào bán.
Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản

phải thu... có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán
hay chi tiêu.
Ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm 4 loại và được sắp xếp theo
tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền và các khoản tương đương tiền, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Như
vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để
thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì
phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ
khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.


9
Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) của thị trường là một thuật ngữ
kinh doanh dùng để chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua hoặc bán hàng hoá trên
thị trường mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả.Và khoảng thời gian để mua và
bán háng hoá thường là ngắn hạn.
Tính chất cơ bản của một thị trường có tính thanh khoản cao là ở đó luôn sẵn
có và nhiều người mua và bán trong cùng một thời gian.Một thị trường có tính thanh
khoản rất cao nếu tại đó có sẵn và có nhiều người mua và bán với khối lượng
lớn.Thêm vào đó là các lệnh giao dịch không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trong thị
trường này.
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường
cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để
phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy. Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư,
nhà đầu tư nhất thiết phải xem xét đến khả năng bán lại để tái tạo nguồn vốn đầu tư
ban đầu.Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán
mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn.Và điều này gọi là rủi
ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng
khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một

trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư.
Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường
hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khoán giao
dịch càng cao.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính thanh khoản của chứng
khoán chứng khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu
tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu
có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu
có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá
trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ
phiếu mới.


10
2.2.2. Rủi ro thanh khoán chứng khoán
Các cuộc thảo luận nghiên cứu về rủi ro thanh khoản trước đây cho thấy rằng
lợi nhuận cổ phiếu phổ thông sẽ không chỉ hồi quy các đặc điểm cá nhân của thanh
khoản, chẳng hạn như chênh lệch mua bán, lựa chọn bất lợi, sâu, hoặc xác suất của
thông tin giao dịch, mà là còn phản ánh tổng hợp hạn chế thanh khoản (toàn thị
trường). Bước đầu tiên là tính thanh khoản của một cổ phiếu cá nhân, và sau đó tính
toán bình quân gia quyền tính thanh khoản của thị trường; bước thứ hai là sử dụng
ARMA (1,1) để trích xuất rủi ro thanh khoản là phương pháp thường được sử dụng
để tính toán các yếu tố rủi ro thị trường. Mặc dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu
cung cấp các biện pháp để xem xét để đánh giá tính thanh khoản của thị trường, ít
công trình nghiên cứu được biết về ước lượng cơ bản để đo lường thanh khoản thị
trường. Do đó, nghiên cứu này sử dụng bốn biện pháp nhằm so sánh kết quả. Để đối
phó với các vấn đề tiềm năng với việc cung cấp một biện pháp thanh khoản phù hợp
cho tất cả các thị trường, Amihud (2002) giới thiệu biện pháp quy định tác động giá
là giá trị tuyệt đối của lợi nhuận cổ phiếu theo tỷ lệ khối lượng giao dịch trong việc
đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. Ý tưởng đằng sau biện pháp

này là để nắm bắt một cách rất đơn giản nhưng trực quan, tác động giá cả như là
phản ứng kết hợp với khối lượng giao dịch. Đặc biệt, Amihud (2002) đề xuất tính
thanh khoản thấp của chứng khoán i trong tháng t như:
𝐷𝑡𝑖

𝑖
|𝑅𝑡𝑑
|
1
𝑖
𝐼𝑙𝐿𝐼𝑄𝑡 = 𝑖 ∑ 𝑖
𝐷𝑡
𝑉𝑡𝑑
𝑑=1

𝑖
𝑖
Trong đó 𝑅𝑡𝑑
và 𝑉𝑡𝑑
tương ứng, sự tỷ suất sinh lời trên khố lượng giao dịch

bằng đồng USD vào ngày d trong tháng t. D là số ngày quan sát hợp lệ trong tháng t
cho cổ phiếu i.Ý nghĩa đằng sau biện pháp đo lường thanh khoản này là một cổ
phiếu là tính thanh khoản nếu nó có một giá trị ILLIQt cao có nghĩa là nếu giá của
các cổ phiếu biến động nhiều để đáp ứng với khối lượng giao dịch ít. Hasbrouck
(2004) cho rằng khi yếu tố này tăng lên, nó được hiểu rằng có một cú sốc bất lợi đến
tính thanh khoản tổng hợp. Cổ phiếu có xu hướng có lợ nhuận thấp hơn khi biện


11

pháp này tăng không cung cấp các hành vi bảo hiểm rủi ro mong muốn các nhà đầu
tư, do đó, khoản bù đắp thêm là cần thiết để giữ các cổ phiếu này. Điều này ngụ ý
rằng mối quan hệ tiêu cực giữa phí bảo hiểm với yếu tố rủi ro ILLIQ. Thứ hai, chỉ số
của Pastor và stambaugh (2003) được đề xuất tính toán. Các yếu tố thanh khoản
toàn thị trường bởi Pastor và stambaugh đề xuất trong một tháng nhất định là trung
bình có trọng số của các biện pháp đo lường thanh khoản của cổ phiếu riêng lẻ, mà
được tính toán dựa trên dữ liệu lợi nhuận hàng ngày và khối lượng giao dịch của cổ
phiếu trong tháng đó đặc biệt. Do đó hồi quy OLS sau đây được thực hiện bằng cách
sử dụng dữ liệu hàng ngày, miễn là các cổ phiếu có ít nhất 15 quan sát trong tháng
đó:

Trong đó biến phụ thuộc là lợi nhuận vượt từng cổ phiếu vào ngày T + 1
tháng m; υ là nhật ký của khối lượng giao dịch. Các γi hệ số ước lượng, m đo thanh
khoản. Mô hình này giải thích rằng một thị trường tài chính có thể được coi là thanh
khoản nếu nó có thể nhanh chóng hấp thụ một lượng lớn các giao dịch mà không
bóp méo giá cả. Nói cách khác, khi một sự thay đổi lớn trong giá của một cổ phiếu
là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nó, tài sản được coi là thanh khoản. Nếu có bán
(mua) áp lực lên tài sản j của các nhà đầu tư không cung cấp thông tin, liên quan đến
thị trường, giá cả và lợi nhuận (tác động tiêu cực đến thị trường) đi xuống (lên), và
lợi nhuận dự kiến cho giai đoạn tăng (giảm) theo. Nói cách khác, thứ tự dòng chảy
(khối lượng đã ký trong hồi quy ở trên) sẽ có mối quan hệ với lợi nhuận dự kiến sẽ
trong tương lai nếu các tài sản không có khả năng thanh khoản. Do đó kỳ vọng γi, m
là tiêu cực và lớn hơn về giá trị tuyệt đối khi thanh khoản giảm. Việc gia tăng khố
lượng sẽ làm thay đổi lợi nhuận kỳ vọng. Cổ phiếu covarian tích cực với γ sẽ yêu
cầu lợi nhuận cao hơn. Do đó, phần bù rủi ro tác động tích cực với yếu tố rủi ro dự
kiến trong chuỗi thời gian. Sau đó, các biện pháp Pastor-stambaugh được sử dụng
cho PS γ. Về mặt kỹ thuật, PS γ là một biện pháp đo lường thanh khoản: giá trị lớn
hơn hàm ý thanh khoản hơn. Thứ ba, bid-ask SPREAD cũng được xem xét.



12
SPREAD cũng là một biện pháp đo lường thanh khoản: chện lệch mua bán cao hơn
hàm ý thanh khoản kém. Các giao dịch mua bán là các chỉ số có thể chứng minh hầu
hết thanh khoản chung, nhưng giá đóng cửa thường đi chệch hướng giá tham khảo.
Ngoài ra, giá tham khảo không phải là luôn luôn có sẵn trong tất cả các thị trường và
cho tất cả các khoảng thời gian. Để đối phó với việc thiếu thông tin trích dẫn đầy đủ,
một lớp thứ hai của dự báo được xây dựng từ các dữ liệu công ty cấp. Những lợi ích
của các biện pháp này là dễ xây dựng và áp dụng chung cho một trong hai lý thuyết
hoặc thực hành. Những ước lượng thanh khoản khối lượng dựa trên là doanh thu và
biện pháp Amihud của (Amihud, 2002). Theo đề nghị của Lesmond (2005),
SPREAD được tính toán trên cơ sở tháng theo tháng như sau:

Cuối cùng, tỷ lệ doanh thu được sử dụng như một biện pháp đo lường thanh
khoản: giá trị lớn hơn hàm ý thanh khoản hơn. Doanh thu là một biện pháp thanh
khoản ở khắp nơi. Nó được sử dụng trong nghiên cứu của Rouwenhorst (1999),
Bekaert et al. (2007), và Levine và Schmukler (2006) và hàng loạt các ứng dụng. Hệ
số này nắm bắt được tần số giao dịch nhưng không đo lường được các chi phí giao
dịch cho mỗi cổ phiếu cái mà làm thay đổi tài sản đáng kể. Với một tập trung khối
lượng giao dịch cụ thể, doanh thu có khả năng tăng trong quá trình gia tăng thanh
khoản khi xảy ra cuộc khủng hoảng Tequila, khủng hoảng châu Á, và cuộc khủng
hoảng Brazil (Summers, 2000), chứ không phải là giảm phản ánh sự suy giảm tính
thanh khoản của thị trường (Froot et al., 2001). Hơn nữa, doanh thu có thể sẽ là có
mối quan hệ phi tuyến tính đối với hiệu ứng mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên, doanh thu
là dễ dàng để xây dựng và có sức hấp dẫn trực quan. Doanh thu và hiệu ứng mua
bán được đưa ra giả thuyết là có liên quan nghịch vì chênh lệch lớn hơn nên giảm
bớt tần suất giao dịch. Theo đề xuất của Lesmond (2005), tỷ lệ doanh thu có thể
được tính như sau:


13

Trong đó Dm là số ngày trong tháng m. Các chỉ số thanh khoản thị trường Lt
được tính theo mô hình chuỗi thời gian. Để tính toán rủi ro thanh khoản, theo đề
nghị của Black (1976) và French et al. (1987), mỗi chỉ số thanh khoản được lắp vào
một ARMA (1,1) mô hình và còn lại ước tính được định nghĩa là rủi ro thanh khoản.
ARMA (1,1) hồi quy được thực hiện dưới đây:

Trong đó ARMA được xác định là rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, các yếu tố
HML và SMB chỉ đơn thuần là sự khác biệt của hai lợi nhuận trung bình, được tính
như sau:
Trong đó các kí hiệu H và L biểu thị, tương ứng, cao và thấp tỷ lệ giá trị sổ
sách thị trường, và S và B biểu thị, tương ứng, cổ phiếu nhỏ và lớn. Một số giá trị
cho K = 5, 15 và 25, và K = 15 được báo cáo. Hơn nữa, xu hướng (lợi nhuận quá
khứ) là lợi nhuận tích lũy trong 5 tháng kết thúc vào đầu tháng trước, và các yếu tố
xu hướng được xây dựng phù hợp với Avramov và Chordia (2006). Trong một tháng
nhất định, 6-ngày biến động giá trung bình được tính toán cho từng công ty, và họ
được tổng hợp trên cơ sở tháng-qua-tháng; xuất phát từ yếu tố xu hướng công ty cụ
thể. Thứ hai, giá trị trung bình chuỗi thời gian được tính toán là yếu tố xu hướng
của toàn thị trường.
2.3. Hoạt động mua lại cổ phiếu
Mua lại cổ phiếu là hành động công ty tiến hành mua lại toàn bộ hoặc một
phần số cổ phiếu do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông.
Sau khi việc mua lại tiến hành, số cổ phần của công ty sẽ giảm xuống. Số cổ phần
được mua lại đó được gọi là cổ phiếu quỹ (Cổ phiếu quỹ sau khi được mua lại sẽ
không được chi trả cổ tức). Cổ phiếu ngân quỹ làm thuận lợi hơn cho hoạt động
M&A, đáp ứng các điều khoản về chuyển đổi cổ phần ưu đãi và trái khoán của công
ty, sử dụng các chứng chỉ đặc quyền để mua chứng khoán, và đáp ứng các nhu cầu


14
về cổ phần mới trong các chương trình quyền được mua chứng khoán của các cấp

điều hành hay kế hoạch mua chứng khoán của nhân viên trong doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của mình cũng giống như
một hình thức chi trả cổ tức của doanh nghiệp, bởi vì cổ đông của doanh nghiệp
cũng nhận được một khoản lợi từ việc bán lại cổ phần của mình. Vì vậy, hành động
này được xem như là một cơ chế phân phối tiền cho các cổ đông mà một doanh
nghiệp có thể lựa chọn thay cho việc trả cổ tức bằng tiền.
Thông báo mua lại cổ phiếu có xu hướng kích thích các nhà đầu tư khi giá
mua lại thường cao hơn so với giá thị trường hiện hành. Các công ty và nhà đầu tư
cũng thường mua lại cổ phiếu vì một số lý do sau :
-

Nỗ lực để tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Một trong những lý do phổ biến đầu tiên có thể thấy trong việc mua lại cổ
phiếu là giúp tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Khi kết quả kinh doanh tốt và
có nhiều tiền mặt, việc mua lại sẽ giới hạn số cổ đông được chia cổ tức, tức lợi
nhuận trên mỗi cổ phần cho nhà đầu tư đang nắm giữ cũng tăng theo.
-

Chia thưởng cổ phiếu

Khi giá thị trường giảm, sự lo ngại xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh riêng
hoặc trong đội ngũ cổ đông, các công ty thường chọn cách mua lại cổ phần để phân
phối, chia thưởng cho cổ đông. Với cách thức này, công ty có thể tăng vốn điều lệ,
từ đó tăng năng lực tài chính và có cơ hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện
các dự án lớn. Tuy nhiên, từ góc độ cổ đông thì việc chia thưởng này không khác gì
việc "tự thưởng", bớt một phần tài sản của mình để thưởng lại cho mình vì doanh
nghiệp cũng là của các cổ đông.
-


Cổ phiếu định giá thấp

Tại thời điểm khi các công ty cảm thấy cổ phiếu được định giá thấp, hành
động mua lại sẽ được sử dụng để bơm giá chứng khoán. Điều này giống như một sự
hỗ trợ hoặc tạo ra cơ sở mới cho cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc mua lại cổ phần cũng
là cách các công ty đảm bảo với nhà đầu tư sự tự tin vào tình hình kinh doanh của
mình cũng như trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông.


15
-

Thiếu cơ hội tăng trưởng

Đây là một điểm thường gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận đó cũng là
cách các công ty thường làm khi không thấy tiềm năng, cơ hội tăng trưởng.
-

Lợi thế thuế

Hầu hết các công ty có lượng tiền mặt lớn và đang phải trả cổ tức thường
xuyên có thể muốn mua lại cổ phần để đối mặt với thanh toán cổ tức. Thuế cổ tức
đang trở thành vật cản mà về cơ bản các công ty sẽ phải dùng đến cách mua lại cổ
phiếu.
Thông thường, việc mua lại được thực hiện theo một trong hai cách sau:
-

Chào mua

Các cổ đông sau khi nhận được đề nghị chào mua của công ty có thể bỏ qua

hoặc đấu thầu một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình trong một khoảng thời gian
nhất định. Việc chào mua sẽ quy định cả số lượng cổ phiếu của công ty đang muốn
mua lại và phạm vi giá mà họ sẵn sàng chi trả (trong phần lớn các trường hợp, mức
giá chào sẽ cao hơn giá thị trường). Khi nhà đầu tư chấp nhận lời đề nghị, họ sẽ
thông báo số cổ phần mà họ muốn đấu thầu cùng với mức giá mà họ có thể chấp
nhận. Một khi đã nhận được tất cả các mức giá từ cổ đông, công ty sẽ quyết định
phương án mua cổ phần với mức chi phí thấp nhất.
-

Thị trường mở

Cách thứ hai là mua cổ phiếu trên thị trường mở theo giá thị trường, giống
như cách của một nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc
một công ty thông báo mua lại cổ phiếu thường nhận được tín hiệu tích cực của thị
trường và làm cho giá cổ phiếu của công ty đó tăng vọt
2.4. Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp.Đòn bẩy tài
chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của


16
vốn chủ sở hữu.Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn
tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một
đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công
hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài
chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong
đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính

sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ
rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ
(tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính.Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt
trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của
lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm
với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay
đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước
thuế và lãi vay.
Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay.
Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Độ lớn đòn bẩy tài chính
(DFL)

=

trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Trong đó:

Tỷ lệ thay đổi về
tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở =
hữu

Chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu kỳ phân tích so với kỳ

gốc
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu kỳ gốc


17

Chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và lãi
Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước
thuế và lãi vay

vay kỳ phân tích so với kỳ gốc
=

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay kỳ gốc

Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử
dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi
nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải
dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn
chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính
được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu. công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài chính đến tỷ suất suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau:
Tỷ lệ thay đổi tỷ suất lợi

Độ lớn đòn bẩy tài chính x Tỷ lệ thay đổi lợi

nhuận sau thuế trên vốn chủ sở =


nhuận trước thuế và lãi vay

hữu
Khái niệm đòn bẩy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ
quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.Cần lưu ý là
khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và
lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự
gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
2.5. Lý thuyết về cổ tức
2.5.1.Khái niệm
Theo mục 9 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 có viết “Cổ tức là khoản lợi
nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn
lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính”.


18
Chính sách cổ tức của công ty là quyết định tài chính quan trọng nhất và là
trách nhiệm của các cấp quản lý. Chính sách cổ tức là quyết định bao nhiêu phần
trăm thu nhập của doanh nghiệp sẽ được chuyển giao cho các cổ đông. Nó phản ánh
phân phối lợi nhuận giữa các cổ tức cho cổ đông và tái đầu tư (Droms & Wright,
2010, trang 260). Mục tiêu cơ bản của chính sách cổ tức là tối đa hóa lợi nhuận của
chủ sở hữu (cổ đông). Nó được đưa ra không chỉ để nâng cao giá cổ phiếu trong
ngắn hạn, mà còn tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu trong dài hạn (Brigham &
Gapenski, 1998).
2.5.2. Các chính sách trả cổ tức
Tùy theo tình hình bên trong và ngoài mà mỗi công ty có thể có những chính
sách chi trả cổ tức khác nhau; trong đó có thể kể tới chính sách lợi nhuận giữ lại thụ
động, chính sách cổ tức tiền mặt ổn định. Cụ thể như sau:

 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi
doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất sinh
lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.
Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức
của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ
hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một
mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã
bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể
được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những
năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp
tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó
tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu
doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách
vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo,


×