BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN THỪA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN THỪA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Bùi Văn Dương
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản
Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính Tại Các Công Ty Niêm Yết Trên Sàn
Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của
chính tôi.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan và
tham khảo các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả. Dữ liệu, phương pháp ước
lượng và kết quả là trung thực và đáng tin cậy.
Không có sản phẩm nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.HCM, ngày
Tác giả
Lê Văn Thừa
tháng
năm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
II. Xác định vấn đề nghiên cứu ...................................................................................3
a/ Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
b/ Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
c/ Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3
d/ Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
e/ Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
III. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................5
a/ Về mặt lý luận .....................................................................................................5
b/ Về mặt thực tiễn ..................................................................................................5
IV. Kết cấu luận văn ....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN...........................................................................................................................6
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................................6
1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................7
1.3. Nhận xét .............................................................................................................10
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ HÀNH VI QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ................................................................................................................13
2.1. Lợi nhuận ...........................................................................................................13
2.2. Hành vi quản trị lợi nhuận..................................................................................14
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................14
2.2.2. Thủ thuật quản trị lợi nhuận lợi nhuận .......................................................15
2.2.2.1. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán .............15
2.2.2.2. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương
pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán ................................................16
2.2.2.3. Quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh doanh về thời điểm
thực hiện nghiệp vụ kinh doanh .......................................................................16
2.2.3. Cơ sở hành vi quản trị lợi nhuận – Cơ sở dồn tích .....................................17
2.2.3.1. Kế toán theo cơ sở tiền ........................................................................17
2.2.3.2. Kế toán theo cơ sở dồn tích .................................................................17
2.2.4. Động cơ dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận ...............................................18
2.2.4.1. Động cơ về thị trường chứng khoán ....................................................19
2.2.4.2. Động cơ về tiết lộ/che giấu các thông tin ............................................20
2.2.4.3. Động cơ về pháp lý ..............................................................................20
2.2.4.4. Động cơ về tạo hình ảnh tốt của giám đốc điều hành .........................21
2.2.4.5. Những động cơ bên trong ....................................................................21
2.2.5. Những tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận ...........................................21
2.2.6. Các mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận ......................................22
2.2.6.1. Mô hình The Healy Model (1985) .......................................................23
2.2.6.2. Mô hình DeAngelo (1986) ..................................................................24
2.2.6.3. Mô hình Friedlan (1994)......................................................................25
2.2.6.4. Mô hình The Jones Model (1991) .......................................................25
2.2.6.5. Mô hình Dechow, Sloan and Sweeney (1995) – Mô hình Modified
Jones (1991) ......................................................................................................26
2.2.6.6. Mô hình Kothari, Leone and Wasley (2005) .......................................27
2.2.6.7. Mô hình Phạm Thị Bích Vân (2012) ...................................................27
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................30
3.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................30
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................30
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................30
3.2 Giả thiết nghiên cứu ............................................................................................31
3.2.1 Đòn bẩy tài chính .........................................................................................31
3.2.2 Đa dạng đầu tư .............................................................................................33
3.2.3 Biến tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư ....................................33
3.2.4 Quy mô công ty ............................................................................................34
3.2.5 Chất lượng kiểm toán ...................................................................................35
3.2.6 Tỷ lệ độc lập của HDQT ..............................................................................36
3.3 Mô hình nghiên cứu và đo lường ........................................................................37
3.4 Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ........................................................................39
3.5 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................40
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................43
4.1 Xử lý số liêu ........................................................................................................43
4.2 Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................44
4.2.1 Biến phụ thuộc QTLN .................................................................................44
4.2.2 Các biến độc lập, biến giả ............................................................................45
4.3 Phân tích tương quan ...........................................................................................47
4.4 Kiểm định giả thiết về trị trung bình của hai tổng thể (Independent-samples Ttest) ............................................................................................................................48
4.4.1 Biến phụ thuộc và biến Chất lượng kiểm toán ............................................49
4.4.2 Biến phụ thuộc và biến đa dạng đầu tư ........................................................50
4.5 Phân tích hồi quy .................................................................................................51
4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................51
4.5.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến .................................................................52
4.5.3 Kiểm định d của Durbin – Watson ..............................................................56
4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ........................................................................58
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ..............................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................62
5.1 Kết luận ...............................................................................................................62
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................62
5.3 Hạn chế đề tài ......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
CBTT
Công bố thông tin
CEO
Giám đốc điều hành
DA
Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
DN
Doanh nghiệp
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
HDQT
Hội đồng quản trị
HOSE
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
NDA
Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh
PGS.TS.
phó giáo sư tiến sĩ
QTLN
Quản trị lợi nhuận
TA
Tổng biến kế toán dồn tích
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TS
Tiến sĩ
TSCĐ
Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 36
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả Biến phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận ........... 44
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập (HOSE) ......................................... 44
Bảng 4.3 Kết quả bảng tần số biến độc lập (biến định tính) KIEMTOAN ................... 45
Bảng 4.4 Kết quả bảng tần số biến độc lập (biến định tính) DAUTU .......................... 46
Bảng 4.5 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc ........................... 47
Bảng 4.6 : Bảng kết quả kiểm định Independent – samples T-test đánh giá sự khác biệt
quản trị lợi nhuận giữa nhóm kiểm toán thuộc Big 4 (1) và ngoài Big 4 ...................... 49
Bảng 4.7 : Bảng kết quả kiểm định Independent – samples T-test đánh giá sự khác biệt
về quản trị lợi nhuận giữa nhóm có đa dạng đầu tư (1) và nhóm không ....................... 50
Bảng 4.8: Bảng ANOVA cho kiểm định F.................................................................... 51
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình .................................................... 52
Bảng 4.10: Bảng kết quả hồi quy đa biến ...................................................................... 53
Bảng 4.11: Bảng ANOVA cho kiểm định F sau khi loại biến DONBAYDD .............. 54
Bảng 4.12: Bảng kết quả hồi quy đa biến sau khi loại biến DONBAYDD .................. 54
Bảng 4.13: Bảng ANOVA cho kiểm định F sau khi loại biến DAUTU ....................... 55
Bảng 4.14: Bảng kết quả hồi quy đa biến sau khi loại biến DAUTU ........................... 55
Bảng 4.15: Kết quả thống kê Durbin-Watson ............................................................... 56
Bảng 4.16: Tổng hợp về kết quả hồi quy từ nghiên cứu ............................................... 57
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng phát
triển và thu hút sự quan tâm của đại đa số xã hội. Trong thị trường đó, có thể nói báo
cáo tài chính là một trong những công cụ thực hiện được chức năng truyền tải thông
tin tài chính có hiệu quả nhất đến nhà đầu tư và các bên có liên quan. Báo cáo tài chính
giúp nhà đầu tư và các bên liên quan có thể đánh giá đúng đắn thực trạng doanh
nghiệp để từ đó có thể phân bổ nguồn vốn một cách tối ưu.
Mặc dù báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết thường được kiểm
toán, tuy nhiên, những giới hạn nhất định trong khả năng của công tác kiểm toán cũng
như những khe hở trong các chuẩn mực kế toán đã làm hạn chế khả năng phát hiện
được hết các sai sót và gian lận. Một điển hình cụ thể mới đây như trường hợp của cổ
phiếu Eximbank (mã: EIB) bị đưa vào diện cảnh báo trên Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM từ ngày 1/4/2016. Theo Thời báo Kinh Doanh - 06/04/2016: “Nguyên nhân
là do sau khi điều chỉnh hồi tố, lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 của
Eximbank đã bị lỗ 834,56 tỷ đồng, thay vì mức lãi 114,01 tỷ đồng. Báo cáo kiểm toán
hợp nhất năm 2015 cũng điều chỉnh lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2015, từ
lãi 161 tỷ đồng xuống lỗ 817,47 tỷ đồng. Do bị lỗ luỹ kế hai năm liên tiếp nên cổ phiếu
EIB bị rơi vào diện cảnh báo theo quy định chế niêm yết chứng khoán của Hose. Được
biết, báo cáo tài chính năm 2014-2015 của Eximbank lần lượt được kiểm toán bởi hai
công ty uy tín là Ernst &Young Việt Nam và KPMG. Dù được hai đơn vị kiểm toán
“soi” kỹ báo cáo, số liệu lợi nhuận mà Eximbank công bố đến giờ lại thành lãi “ảo”, lỗ
thật. Hơn nữa, cổ phiếu EIB có thể bị cảnh báo sớm hơn từ một năm trước nếu kết quả
kiểm toán chính xác ngay từ đầu.”
Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là thông
tin về lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nhiều bên liên quan. Những hành
vi điều chỉnh lợi nhuận theo mục đích của nhà quản lý có thể làm cho báo cáo tài chính
2
không còn phản ánh được bản chất thực sự của tình hình tài chính và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định nhiều
bên liên quan.
Trước thực trạng đó, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận. Tác giả nhận thấy nhân tố đa dạng đầu tư và
nhân tố tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư chỉ mới được tác giả Nasrollah
Takhtaei et al. (2013) nghiên cứu và chưa nhận thấy có nghiên cứu nào trong nước
khảo sát nhân tố này. Vì thế trong luận văn này, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu và khảo
sát 3 nhân tố: đòn bẩy tài chính, đa dạng đầu tư và nhân tố tích hợp đòn bẩy tài chính
với đa dạng đầu tư đối với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy: nhân tố quy mô công ty có 5 tác giả nghiên cứu
(Huỳnh Thị Vân (2012), Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Nguyễn Thị Uyên
Phương (2014), Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Iram Naz et al. (2015)). Tuy nhiên, tác giả
Huỳnh Thị Vân (2012) và Iram Naz et al. (2015) cho kết quả không có ý nghĩa thống
kê trong khi Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) cho kết quả nghịch biến và 2 tác giả
còn lại cho kết quả đồng biến. Vì thế, trong luận văn này, tác giả sẽ chọn nhân tố quy
mô công ty để khảo sát lại.
Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy: nhân tố chất lượng kiểm toán có 4 tác giả
nghiên cứu (Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014), Nguyễn Thị
Uyên Phương (2014) và Phan Thị Thanh Trang (2015)). Tuy nhiên, tác giả Nguyễn
Thị Uyên Phương (2014) cho kết quả chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trong khi 3 tác giả còn lại cho kết quả nghịch
biến. Và nhân tố tỷ lệ độc lập của HDQT có 3 tác giả nghiên cứu (Dwi Lusi Tyasing
Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Giáp Thị Liên (2014)). Tuy nhiên, tác giả
Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) cho kết quả không có ý nghĩa khảo sát trong khi 2
tác giả còn lại cho kết quả nghịch biến. Vì thế, trong luận văn này, tác giả sẽ chọn
nhân tố chất lượng kiểm toán và tỷ lệ độc lập của HDQT để khảo sát lại.
Trước thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi
Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính Tại Các Công Ty Niêm Yết Trên Sàn
3
Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở thu thập, phân tích số
liệu, dữ liệu thực tế của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM,
đề tài đưa ra các kết luận khái quát để từ đó đưa ra một số đóng góp nhằm hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận.
II. Xác định vấn đề nghiên cứu
a/ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố đến hành vi quản trị lợi nhuận
trên Báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán
TP.HCM
b/ Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC tại các công ty niêm yết trên
Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC
tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC tại các công ty niêm yết trên Sàn
giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi quản trị lợi nhuận
trên BCTC tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM
c/ Câu hỏi nghiên cứu
Có hay không có hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC tại các công ty niêm yết
trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM?
Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC tại
các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM?
Có hay không có mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC tại các
công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM với các nhân tố ảnh hưởng
được xác định?
4
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có mối quan hệ với hành vi quản trị lợi
nhuận trên BCTC tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM
diễn ra như thế nào?
d/ Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: BCTC đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên Sàn
giao dịch Chứng khoán TP.HCM, tuy nhiên, tác giả trừ ra tất cả các công ty thuộc
ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm, bởi vì các công ty thuộc các ngành này, các
quy định hiện hành về lập và trình bày BCTC không hoàn toàn đồng nhất với các công
ty thuộc các ngành còn lại trong toàn bộ mẫu này.
Về thời gian: dữ liệu, số liệu và thông tin cần thiết cho đề tài được thu thập từ
năm 2013 đến năm 2016. Đây là khoảng thời gian gần với năm hiện hành.
e/ Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp với nghiên
cứu định tính.
Phương pháp định tính: nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước kết hợp với cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác
giả. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thu thập thông tin, số liệu có liên
quan đến đề tài từ BCTC đã được kiểm toán của các công ty niêm yết trên Sàn giao
dịch
Chứng
khoán
TP.HCM
từ
năm
2013
đến
năm
2016
(website:
) để xác định giá trị Biến phụ thuộc – Biến kế toán dồn tích
có thể điều chỉnh theo mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận Modified Jones (1991)
- Mô hình Dechow, Sloan and Sweeney(1995) và các biến độc lập trong mô hình
nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thu thập được tổng hợp thành dạng bảng (panel data)
để phục vụ cho việc nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý bảng số
liệu thu thập được, từ đó, tác giả tiến hành kiểm định tính đa cộng tuyến, tính tương
quan, tiến hành hồi quy mô hình và phân tích các chỉ số cần thiết để đảm bảo cho mô
hình phù hợp.
5
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích
thông tin, số liệu để rút ra những vấn đề lý luận, từ đó xác định giải pháp nhằm hạn
chế tác động tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC
III. Đóng góp của luận văn
a/ Về mặt lý luận
Nghiên cứu này góp phần bổ sung và hoàn thiện mô hình xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên Báo cáo tài chính với 2 nhân tố mới (Đa
dạng đầu tư, tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư). Bên cạnh đó, bài nghiên
cứu này có ý nghĩa trong việc kiểm định lại kết quả của một vài nhân tố trong mô hình
của các nghiên cứu trước đây.
b/ Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu trình bày và đánh giá thực trạng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
trên BCTC của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Kết
quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin có
được cái nhìn về thông tin lợi nhuận chính xác hơn để làm cơ sở cho các quyết định.
Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế
tác động tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC để từ đó giúp tăng cường
tính trung thực của thông tin lợi nhuận trên BCTC.
IV. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, Luận văn gồm 5 chương:
-
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận
-
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và hành vi quản trị lợi nhuận
-
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
-
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
-
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nasrollah Takhtaei, Mohammad Amin Ojaghi and Seyed Hamid Sahafi
Esfandabadi, “Effect of Financial Leverage and Investment Diversification on
Income-Increasing Earnings Management”, Middle-East Journal of Scientific
Research (2013)
Trong bài tạp chí này, tác giả sử dụng biến đòn bẩy tài chính, biến đa dạng đầu
tư và biến tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư là 3 biến độc lập chính. Tác
giả sử dụng mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) để nhận diện, đo lường
Biến phụ thuộc – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho thấy hành
vi quản trị lợi nhuận có quan hệ nghịch biến với đòn bẫy tài chính và đa dạng đầu tư,
còn đối với biến tích hợp đòn bẩy tài chính cùng đa dạng đầu tư thì lại có quan hệ
đồng biến.
Dwi Lusi Tyasing Swastika, “Corporate Governance, Firm Size, and Earning
Management: Evidence in Indonesia Stock Exchange”, IOSR Journal of Business
and Management (2013).
Bài tạp chí khảo sát 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận bao
gồm: số lượng thành viên trong hội đồng quản trị, tỷ lệ độc lập của hội đồng quản trị,
quy mô công ty và chất lượng công ty kiểm toán. Tác giả sử dụng mô hình của
Kothari, Leone and Wasley (2005) để nhận diện, đo lường Biến phụ thuộc – Biến kế
toán dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho thấy biến số lượng thành viên trong
hội đồng quản trị có mối quan hệ đồng biến với hành vi quản trị lợi nhuận, trong khi
biến quy mô công ty và chất lượng công ty kiểm toán có mối quan hệ nghịch biến với
hành vi quản trị lợi nhuận và tỷ lệ độc lập của HDQT không có ý nghĩa thống kê.
Iram Naz, Khurram Bhatti, Abdul Ghafoor and Habib Hussain Khan, “Impact of
Firm Size and Capital Structureon Earnings Management:Evidence from
Pakistan”, European Journal of Business and Management (2015).
7
Bài tạp chí nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của quy mô công ty và cơ cấu vốn
(Tỷ lệ nợ dài hạn / Vốn cổ phần) đối với hành vi quản trị lợi nhuận. Tác giả sử dụng
mô hình Modified Jones (1994) để nhận diện, đo lường Biến phụ thuộc – Biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho thấy biến cơ cấu vốn có mối quan hệ
nghịch biến với hành vi quản trị lợi nhuận trong khi biến quy mô công ty không có ý
nghĩa khảo sát.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Minh Trang, “Kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị”, Tạp
chí nghiên cứu khoa học (2011).
Bài tạp chí đã trình bày tổng quát về các kỹ thuật: lựa chọn phương pháp kế
toán, lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản... mà các nhà quản trị có thể sử dụng để
điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của mình.
Huỳnh Thùy Vân, “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần
trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Kế toán (2012)
Bằng phương pháp định tính, tác giả đưa ra 3 nhân tố tác động đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết gồm: năm đầu niêm yết
trên sàn chứng khoán, ưu đãi thuế TNDN và quy mô doanh nghiệp. Tác giả đã thu thập
số liệu trên báo cáo tài chính năm 2008-2010 của các doanh nghiệp năm đầu niêm yết
trên 2 sàn giao dịch chứng khoán (Hose và HNX) dựa trên 2 mô hình được lựa chọn là
Mô hình DeAngelo (1986) và Mô hình Friedlan (1994). Qua phân tích kết quả kiểm
nghiệm, tác giả có kết luận là: 1/ Phần lớn các tổ chức niêm yết có điều chỉnh tăng lợi
nhuận trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán. 2/ Khả năng điều chỉnh
tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết phụ thuộc (thuận chiều) vào điều kiện ưu đãi
thuế TNDN công ty được hưởng. 3/ Mức điều chỉnh lợi nhuận không phụ thuộc vào
quy mô công ty.
Nguyễn Thị Minh Trang, “Vận dụng mô hình của DeAngelo và Friedland để nhận
dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị” Tạp chí Đông Á số
6/2012
8
Bài báo nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị ở 4 loại
hình doanh nghiệp khác nhau. Đó là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy ứng
với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các nguyên nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau.
Thường đối với các công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn
mà có thể động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
chiếm ưu thế hơn. Các loại hình doanh nghiệp còn lại vì không bán chứng khoán trên
thị trường nên ít quan tâm đến việc điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư từ
bên ngoài. Vì vậy, đối với các loại hình doanh nghiệp này thường sẽ ưu tiên lựa chọn
điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp.
Nguyễn Trí Tri, “Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chi phối thu nhập trên
báo cáo tài chính”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán (2013).
Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm, bài tạp chí đã tổng hợp và
đưa ra kết quả là hành vi chi phối thu nhập bị tác động bởi các yếu tố: lương và thưởng
cho nhà quản lý, giá cổ phần, hợp đồng vay vốn, chất lượng của hoạt động kiểm toán
BCTC, sự độc lập của hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và môi trường pháp lý.
Trần Thị Tuyết Hoa, “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập
nhằm giảm thuế TNDN phải nộp: trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính ngân
hàng trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014)
Bài nghiên cứu khảo sát sự tác động của 11 biến độc lập (Thay đổi CEO, tỷ lệ
sở hữu cổ phần của CEO, vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế, chi phí thuế TNDN hoãn lại,
hưởng chính sách ưu đãi thuế, thay đổi thuế suất, hưởng chính sách tháo gỡ khó khăn,
ghi nhận doanh thu chưa thực hiện doanh thu theo tiến độ, ghi nhận dự phòng và phát
hành chứng khoán). Tác giả sử dụng mô hình DeAngelo (1986) để nhận diện hành vi
quản trị lợi nhuận kết hợp với yếu tố thuế TNDN bị truy thu, truy hoàn để xác định
Biến phụ thuộc- Hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế TNDN phải nộp. Kết quả
thu được cho kết luận về 4 biến độc lập: Hưởng chính sách ưu đãi thuế, ghi nhận
doanh thu chưa thực hiện doanh thu theo tiến độ, Ghi nhận số lượng các khoản dự
9
phòng và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là các biến có ảnh hưởng đến hành vi
điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp và mô hình hồi quy dự báo khả
năng chính xác 93.96%.
Giáp Thị Liên, “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kế toán trường Đại học Kinh
Tế TP.HCM (2014)
Bài nghiên cứu khảo sát sự tác động của nhóm các nhân tố quản trị công ty (1
biến kiểm soát là lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của công ty và 8 biến độc lập:
Tách vai trò chủ tịch HDQT với tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên không điều hành trong
HDQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HDQT, quy mô HDQT, tỷ lệ thành viên Ban
kiểm soát không kiêm nhiệm trong công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên
môn tài chính – kế toán – kiểm toán, tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi thành viên Hội đồng
quản trị không điều hành, tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi Ban giám đốc, tỷ lệ cổ phần nắm
giữ bởi Ban kiểm soát). Tác giả sử dụng mô hình Modified Jones (1994) để nhận diện,
đo lường Biến phụ thuộc – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho
thấy 4 biến độc lập (Tách vai trò chủ tịch HDQT với tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên
không điều hành trong HDQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HDQT, tỷ lệ cổ phần
nắm giữ bởi Ban giám đốc) và biến kiểm soát (lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của
công ty) có mối quan hệ nghịch biến với hành vi quản trị lợi nhuận. Các biến còn lại
không có ý nghĩa thống kê.
Nguyễn Thị Uyên Phương, “Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường
hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành kế toán năm 2014.
Trong luận văn, tác giả đã kết luận rằng các công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong những
năm phát hành bổ sung cổ phiếu nhằm thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành
công. Cụ thể các công ty có quy mô càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao
và chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lợi nhuận của
doanh nghiệp.
10
Trần Thị Mỹ Tú, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận
trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kế toán
trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014).
Bài nghiên cứu khảo sát sự tác động của 4 nhân tố: tỷ lệ độc lập của hội đồng
quản trị, quy mô của công ty kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp niêm yết, quy mô của
doanh nghiệp và đòn bẫy tài chính. Kết quả cho thấy 2 biến độc lập (tỷ lệ độc lập của
hội đồng quản trị, quy mô của công ty kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp niêm yết)
có quan hệ nghịch biến với hành vi quản trị lợi nhuận trong khi 2 biến còn lại (quy mô
của doanh nghiệp và đòn bẫy tài chính) có quan hệ đồng biến với hành vi quản trị lợi
nhuận.
Phan Thị Thanh Trang, “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên
ngành Kế toán trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (2015).
Bài nghiên cứu khảo sát sự tác động của 5 nhân tố: Quy mô công ty, công ty
kiểm toán (quy mô và chất lượng), thời gian hoạt động, ngành nghề kinh doanh và
điều kiện kinh tế. Biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong năm đầu, năm
trước và sau năm niêm yết. Tác giả sử dụng mô hình Friedlan (1994) để nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả cho thấy nhân tố công ty kiểm toán quan hệ
nghịch biến với hành vi quản trị lợi nhuận, nhân tố ngành nghề kinh doanh không có ý
nghĩa thống kê và 3 nhân tố còn lại có quan hệ đồng biến với hành vi quản trị lợi
nhuận. Ngoài ra, bài nghiên cứu cho kết quả 100% các công ty có hành vi điều chỉnh
lợi nhuận qua các năm trước, trong và sau năm niêm yết. Tuy nhiên, không có sự khác
biệt đáng kể giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi nhuận giữa năm trước khi niêm yết và
năm đầu niêm yết, đồng thời, tồn tại sự khác biệt giữa trung bình mẫu điều chỉnh lợi
nhuận giữa năm đầu niêm yết và năm sau niêm yết.
1.3. Nhận xét
Trên đây tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên
quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
11
quản trị lợi nhuận (Phụ lục 01 đính kèm bên dưới). Nhận thấy nhân tố đa dạng đầu tư
và nhân tố tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư chỉ mới được tác giả
Nasrollah Takhtaei et al. (2013) nghiên cứu và chưa nhận thấy có nghiên cứu nào
trong nước khảo sát nhân tố này. Tại Việt Nam, một đất nước đang trong giai đoạn
phát triển, vấn đề đầu tư đa dạng khá mạnh mẽ. Vì thế trong luận văn này, tác giả sẽ đi
vào nghiên cứu và khảo sát 3 nhân tố: đòn bẩy tài chính, đa dạng đầu tư và nhân tố tích
hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư đối với các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM.
Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy: nhân tố quy mô công ty có 5 tác giả nghiên cứu
(Huỳnh Thị Vân (2012), Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Nguyễn Thị Uyên
Phương (2014), Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Iram Naz et al. (2015)). Tuy nhiên, tác giả
Huỳnh Thị Vân (2012) và Iram Naz et al. (2015) cho kết quả không có ý nghĩa thống
kê trong khi Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) cho kết quả nghịch biến và 2 tác giả
còn lại cho kết quả đồng biến. Vì thế, trong luận văn này, tác giả sẽ chọn nhân tố quy
mô công ty để khảo sát lại.
Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy: nhân tố chất lượng kiểm toán có 4 tác giả
nghiên cứu (Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014), Nguyễn Thị
Uyên Phương (2014) và Phan Thị Thanh Trang (2015)). Tuy nhiên, tác giả Nguyễn
Thị Uyên Phương (2014) cho kết quả chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trong khi 3 tác giả còn lại cho kết quả nghịch
biến. Và nhân tố tỷ lệ độc lập của HDQT có 3 tác giả nghiên cứu (Dwi Lusi Tyasing
Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Giáp Thị Liên (2014)). Tuy nhiên, tác giả
Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) cho kết quả không có ý nghĩa khảo sát trong khi 2
tác giả còn lại cho kết quả nghịch biến. Vì thế, trong luận văn này, tác giả sẽ chọn
nhân tố chất lượng kiểm toán và tỷ lệ độc lập của HDQT để khảo sát lại.
12
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và
quốc tế có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu
trong nước được trình bày đã nghiên cứu về các mô hình nhận diện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận, kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định điều chỉnh lợi nhuận của công ty cổ phần niêm yết. Còn các công trình nghiên
cứu nước ngoài hầu hết là các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến độc
lập và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các quốc gia khác nhau, trong các thời điểm khác
nhau. Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích lựa chọn có
sự tham khảo ý kiến của chuyên gia, tác giả tiếp tục kế thừa một vài nhân tố để xem
xét mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Những nhân tố được đề cập ở đây là: đòn bẩy tài chính, đa dạng đầu tư, tích hợp đòn
bẩy tài chính với đa dạng đầu tư, quy mô công ty, chất lượng kiểm toán và tỷ lệ độc
lập của HDQT.
13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ HÀNH
VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
2.1. Lợi nhuận
Lợi nhuận là thước đo kết quả HĐKD của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan
trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Doanh
thu, thu nhập khác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng của một công ty theo lý thuyết là đạt tối đa
lợi nhuận. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận:
- Nhà kinh tế học hiện đại Samuelson at al. (1958) định nghĩa rằng: “ Lợi
nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ
thể hơn là “lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập
của một công ty và tổng chi phí”.
- Theo VAS 17 thì: “lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước
khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán”. Lợi nhuận đối với kế toán tài chính thường được công bố
rộng rãi ra bên ngoài, đặc biệt là đối với công ty cổ phần niêm yết, các công bố này là
tài liệu nghiên cứu cho cơ quan thuế, nhà đầu tư và một số ngân hàng thương mại. Lợi
nhuận đối với kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho ban lãnh đạo, hội đồng quản trị và
nội bộ doanh nghiệp.
- Từ các quan điểm trên, theo góc độ của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có
thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động đưa lại, là kết
quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và là chỉ tiêu chất lượng để đánh
giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, theo đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi quản trị lợi nhuận (cụ
thể là của nhà quản trị) trên BCTC tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng
khoán TP.HCM, vì thế, đề tài hướng đến nghiên cứu lợi nhuận thuộc phạm vi kế toán
14
tài chính, nghĩa là lợi nhuận của công ty đã được kiểm toán và công bố rộng rãi trên
trang mạng thông tin đại chúng ( Vì có như vậy, đề tài
mới có căn cứ để xác định có hay không hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.
2.2. Hành vi quản trị lợi nhuận
2.2.1. Khái niệm
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu sâu
rộng trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các nhà nghiên cứu thường phát triển định nghĩa riêng
của họ về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để phù hợp với mục đích của họ ( Noronha, et
al., 2008).
Davidson và các cộng sự (1987) định nghĩa, quản trị lợi nhuận là quy trình bao
gồm các bước có cân nhắc kỹ lưỡng trong khuôn khổ của các nguyên tắc kế toán
chung được chấp nhận, nhằm mang lại mức lợi nhuận mong muốn. Theo Schipper
(1989) cho rằng, quản trị lợi nhuận là sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng trong quá
trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân.
Theo Levitt (1998) thì điều chỉnh lợi nhuậnlà hành động nhằm làm cho báo cáo
tài chính phản ánh mong muốn của nhà quản trị chứ không phải là hoạt động
tài chính cơ bản của công ty.
Tương đồng với các quan điểm trên, Parfet (2000) cũng cho rằng điều chỉnhlợi
nhuận được thực hiện nhằm che giấu hoạt động tài chính thực bằng cách tạo ra các
nghiệp vụ kế toán không có thực hoặc làm các dự toán không hợp lý.
Tuy nhiên, ngược lại những quan điểm trên, Beneish (2001) lại cho rằng
mục đích điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý là nhằm công bố thông tin với chất
lượng tốt hơn đến người sử dụng, giúp các nhà đầu tư khám phá ra các mong đợi của
họ về các dòng tiền mà doanh nghiệp sẽ mang đến trong tương lai.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục tiêu công bố thông tin, Ronen và Yaari (2008) đã
phân loại khái niệm về hành vi điều chỉnh lợi nhuận thành ba nhóm như sau:
- Nhóm điều chỉnh lợi nhuận trắng (White Earnings Management): các
nhà quản lý dựa trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn các chính sách kế toán một cách
15
linh hoạt nhằm thông báo tín hiệu cá nhân của họ về dòng tiền của doanh nghiệp
trong tương lai. Đây được xem là nhóm có lợi và gia tăng chất lượng chất lượng báo
cáo tài chính.
- Nhóm điều chỉnh lợi nhuận xám (Grey Earnings Management): Các nhà
quản lý lựa chọn các chính sách kế toán trong và ngoài giới hạn cho phép nhằm làm
gia tăng giá trị của doanh nghiệp hoặc vì lợi ích của họ.
- Nhóm điều chỉnh lợi nhuận đen (Black Earnings Management): là hành vi sử
dụng các thủ thuật của quản lý để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của báo cáo tài
chính.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Phương (2009): Điều chỉnh lợi nhuận là hành động
điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận
mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Trong nghiên cứu này tác giả xin trình bày định nghĩa về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của Healy &Wahlen (1999) cũng tương đồng với nhận định của TS. Đường
Nguyễn Hưng (2013) như sau: “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xuất hiện khi các nhà
quản lý sử dụng các xét đoán trong báo cáo tài chính và trong cấu trúc các nghiệp vụ
kinh tế để thay đổi báo cáo tài chính nhằm đánh lừa các bên có liên quan về kết quả
hoạt động kinh doanh tiềm ẩn của doanh nghiệp, hoặc nhằm tác động đến các kết quả
của hợp đồng mà chúng phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo”. Theo định nghĩa
trên ta có thể hiểu nhà quản lý có hai thủ thuật để tác động điều chỉnh lợi nhuận theo
mong muốn chủ quan: Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua các xét đoán kế toán
và thông qua cấu trúc các nghiệp vụ kinh tế. Dưới đây là một số phương pháp điều
chỉnh lợi nhuận được tập hợp bởi Tiến sĩ Đường Nguyễn Hưng (2013) cũng tương tự
như quan điểm này.
2.2.2. Thủ thuật quản trị lợi nhuận lợi nhuận
2.2.2.1. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán
Lựa chọn chính sách kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn:Nếu doanh nghiệp
ghi nhận doanh thu, giá vốn theo tiến độ hoàn thành thì phương pháp này cho phép
16
doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các ước tính
mức độ hoàn thành công việc.
Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định:Lựa chọn phương pháp khấu
hao sẽ cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ.
Lựa chọn chính sách về ghi nhận chi phí sửa chữa TSCĐ: Doanh nghiệp có thể
điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc lựa chọn chính sách về ghi nhận chi phí sửa chữa
TSCĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ước tính trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tại thời điểm chưa phát sinh chi phí và mức
trích này sẽ gia tăng chi phí từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp xác định giá
trị hàng xuất kho: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang khác nhau từ đó ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ.
Lựa chọn phương pháp kế toán chi phí lãi vay: Đối với khoản chi phí lãi vay
tùy trường hợp có thể được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ hoặc ghi nhận như là chi
phí phát sinh. Việc phân biệt này ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán, do đó trong trường
hợp này doanh nghiệp có thể lợi dụng kế toán chi phí lãi vay để điều chỉnh lợi nhuận.
2.2.2.2. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn thời điểm vận dụng các phương
pháp kế toán và thực hiện các ước tính kế toán
Ước tính kế toán một lần được áp dụng một lần khi nghiệp vụ phát sinh: Ước
tính thời gian khấu hao TSCĐ, ước tính số lần phân bổ hay mức phân bổ của chi phí
trả trước, ước tính chi phí bảo hành công trình xây lắp
Ước tính kế toán mỗi kỳ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ kế toán: Ước tính chi
phí bảo hành sản phẩm, ước tính tỷ lệ hoàn thành công trình xây lắp và cung cấp dịch
vụ, ước tính giá trị sản phẩm dở dang, ước tính khoản phải thu khó đòi để lập dự
phòng, ước tính khoản giá trị hàng tồn kho bị giảm giá để lập dự phòng
2.2.2.3. Quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh doanh về thời điểm
thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
Quyết định về thời điểm lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý TSCĐ: Nhà
quản lý có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua quyết định thời điểm thanh lý, nhượng