Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ PHƢƠNG TRINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH
VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ PHƢƠNG TRINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH
VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH
XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN PHÚC SINH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai.
Các kết quả trong nghiên cứu đạt được trong luận văn là trung thực và đáng tin
cậy. Luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, 14 tháng 07 năm 2019

Lê Thị Phương Trinh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.


Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3

3.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

6.

Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................... 5

7.

Kết cấu luận văn .......................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...................... 7
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................... 7


1.1.1.

Nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi QTLN................................... 7

1.1.2.

Nghiên cứu về động cơ dẫn đến hành vi QTLN ..................................... 8

1.1.3.

Nghiên cứu về kỹ thuật QTLN ............................................................... 9

1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến hành
vi QTLN ............................................................................................................. 10
1.1.5.
1.2.

Nghiên cứu về hành vi QTLN theo từng nhóm ngành ......................... 12

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................ 13

1.2.1.

Nghiên cứu về mô hình đo lường hành vi QTLN................................. 13

1.2.2.

Nghiên cứu về động cơ dẫn đến hành vi QTLN ................................... 13


1.2.3.

Nghiên cứu về kỹ thuật QTLN ............................................................. 15

1.2.4.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN .................. 16


1.2.5.
1.3.

Nghiên cứu về hành vi QTLN theo từng nhóm ngành ......................... 17

Nhận xét và xác định khoản trống nghiên cứu ....................................... 18

1.3.1.

Nhận xét chung ..................................................................................... 18

1.3.2.

Xác định khe hổng nghiên cứu ............................................................. 20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 22
2.1.

Các vấn đề cơ bản về QTLN ..................................................................... 22


2.2.1.

Khái niệm về QTLN ............................................................................. 22

2.2.2.

Phân loại hành vi QTLN ....................................................................... 23

2.2.3.

Cơ sở của hành vi QTLN – cơ sở dồn tích ........................................... 24

2.2.4.

Động cơ dẫn đến hành vi QTLN .......................................................... 25

2.2.5.

Các kỹ thuật để QTLN .......................................................................... 28

2.3.

Các lý thuyết nền tảng đƣợc vận dụng để nghiên cứu hành vi QTLN

doanh nghiệp. ....................................................................................................... 31
2.3.1.

Lý thuyết ủy nhiệm ............................................................................... 31

2.3.2.


Lý thuyết tín hiệu .................................................................................. 33

2.4.

Một số mô hình đo lƣờng hành vi QTLN của doanh nghiệp ................. 35

2.4.1.

Mô hình Healy (1985)........................................................................... 36

2.4.2.

Mô hình DeAngelo (1986) .................................................................... 37

2.4.3.

Mô hình Jones (1991) ........................................................................... 39

2.4.4.

Mô hình Modified Jones (1995) ........................................................... 40

2.4.5.

Mô hình Kothari, Leone and Wasley (2005) ........................................ 41

2.5.

Mô hình đo lƣờng hành vi QTLN đƣợc lựa chọn áp dụng .................... 41


2.6.

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 42

2.6.1.

Quy mô công ty..................................................................................... 42

2.6.2.

Thời gian niêm yết của công ty ............................................................ 43

2.6.3.

Đòn bẩy tài chính .................................................................................. 43

2.6.4.

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập ........................................................... 44

2.6.5.

Chất lượng kiểm toán............................................................................ 45

2.6.6.

Quyền sở hữu của cổ đông lớn ............................................................. 46



2.6.7.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ............................................... 46

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 49
3.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 49

3.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 50

3.4.

Mô hình hồi quy ......................................................................................... 50

3.4.1. Mô hình đo lường hành vi QTLN theo Kothari, Leone and Wasley
(2005) – Mô hình hồi quy giai đoạn 1 ................................................................ 50
3.4.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN trên cơ
sở dồn tích – Mô hình hồi quy giai đoạn 2 ......................................................... 53
3.5.

Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................. 55

3.5.1.

Chọn mẫu .............................................................................................. 55


3.5.2.

Thu thập dữ liệu .................................................................................... 56

3.5.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 56

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 59
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 60
4.1.

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 ................................................................ 60

4.2.

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 ................................................................ 61

4.2.1.

Thống kê mô tả ..................................................................................... 62

4.2.2.

Phân tích tương quan ............................................................................ 63

4.2.3.

Phân tích hồi quy .................................................................................. 64


4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 69

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................... 73
CHƢƠNG 5: KẾT UẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ ............................................. 74
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 74

5.2.

Hàm ý quản lý ............................................................................................ 75

5.2.1.

Đối với cơ quan nhà nước ..................................................................... 75

5.2.2.

Đối với công ty kiểm toán độc lập ........................................................ 75

5.2.3.

Đối với công ty cổ phần niêm yết ......................................................... 77

5.2.4.

Đối với nhà đầu tư ................................................................................ 77



5.3.

Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................. 78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .................................................................................... 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

QTLN


Quản trị lợi nhuận

TSCĐ

Tài sản cố định

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ................................................. 54
Bảng 4.1. Kết quả đo lường các hệ số hồi quy theo mô hình Kothari, Leone and
Wasley (2005) ................................................................................................................ 60
Bảng 4.2. Mô tả thống kê biến kế toán dồn tích có điều chỉnh ...................................... 61
Bảng 4.3. Mô tả thống kê các biến quan sát trong mô hình hồi quy thứ hai ................. 62
Bảng 4.4. Ma trận phân tích tương quan giữa các biến ................................................. 63
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình hồi quy thứ hai ...................................................... 65
Bảng 4.6. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................... 72


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 49
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN .................. 53
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư....................................................... 67
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot ............................................ 68
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân tán ........................................................................................ 69



Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên Báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại Việt
Nam.
TÓM TẮT
Ngành xây dựng được xem là một trong những ngành đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và thúc đẩy các ngành khác cùng phát
triển. Thông tin tài chính của các công ty xây dựng ngày càng công khai, điều đó
thể hiện qua số lượng công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời thúc đẩy các công ty trong
ngành xây dựng thực hiện hành vi QTLN nhằm đáp ứng các điều kiện để được niêm
yết niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố
đến hành vi QTLN trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành xây dựng tại Việt Nam. Thông qua tổng hợp cơ sở lý thuyết và tổng quan các
nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra các giả thuyết và mô hình về các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi QTLN. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi QTLN tại các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, bao gồm: quy mô công ty, thời gian công ty niêm yết, tỷ lệ thành
viên Hội đồng quản trị độc lập, chất lượng kiểm toán và quyền sở hữu của cổ đông
lớn. Dựa trên kết quả này, tác giả đưa ra các hàm ý quản lý đối với các cơ quan nhà
nước, công ty kiểm toán, các công ty xây dựng đã niêm yết và các nhà đầu tư nhằm
đưa ra giải pháp góp phần giảm thiểu hành vi QTLN, từ đó góp phần thúc đẩy thị
trường chứng khoán phát triển lành mạnh.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, quản trị lợi nhuận, công ty niêm yết, ngành xây
dựng, Việt Nam.


Research the influencing factors on the earnings management behaviors in the
financial statements of listed Construction Companies in Vietnam
ABSTRACT

The Construction Industry is considered one of the important contributors to
the development of the entire economy and helps stimulate other industries to
further develop. Financial information of construction companies is becoming more
and more publicized, which is reflected on its increasing listed number on the stock
market. However, it also motivates the construction companies to implement
earnings management behaviors in order to meet the listing requirements on the
Stock Exchange and to attract the attention of potential investors. Therefore, this
paper was conducted to determine the factors that impact the earnings management
behaviors on financial statements of listed companies belonged to Construction
Industry in Vietnam. Through combining the theoretical basis and the overview of
previous studies, the author provides hypotheses and models for the influencing
factors on the behaviors of earnings management. Eventually, five factors have been
found that affect the behavior of earnings management of listed construction
companies in Vietnam, including: Company Size, Listing Time of the company, the
Composition of Independent Board members, Audit Quality and Blockholders.
Based on this result, the author makes management implications to Government
Agencies, Auditing companies, Listed Construction Companies and the Investors
regarding to several solutions in order to mitigate the earnings management,
thereby, contributing to promote a healthy stock market.
Keywords: Influencing factors, Earnings Management, Listed Companies,
Construction Industry, Vietnam.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

ý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán là cơ sở cũng như động lực thúc đẩy nguồn vốn từ


khu vực tư nhân hoạt động ngày càng năng động và hiệu quả, góp phần nâng cao
tính công khai, minh bạch, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Thị trường
chứng khoán ra đời với kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu huy động vốn dài hạn cho các
doanh nghiệp, cũng như là tạo một sân chơi cho các nhà đầu tư sử dụng nguồn tiền
nhàn rỗi của mình để sinh lợi. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư
mong muốn được tiếp cận với các thông tin tài chính đáng tin cậy từ doanh nghiệp
niêm yết, và một trong những thông tin quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt
động và triển vọng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp là thông qua chỉ
tiêu lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp tăng năng suất, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, nhà
quản lý có xu hướng thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) để đạt được các
mục đích nhất định. QTLN được biết đến như là hành vi сủа nhà quản trị táс động
đến kết quả hоạt động сủа dоаnh nghiệр đượс thể hiện trоng BCTC, tạо rа ấn tượng
dоаnh nghiệр сó dоаnh thu сао hоặс сhi рhí thấр. Ảnh hưởng của hành vi này là
làm cho người sử dụng BCTC hiểu sаi về tình hình tài сhính thựс tế сủа сông ty, từ
đó tác động đến hành vi của nhà đầu tư và cản trở sự phát triển của toàn bộ thị
trường chứng khoán. Do mức độ nghiêm trọng mà hành vi QTLN gây ra nên vấn đề
này cần được các bên hữu quan đặc biệt chú ý đến.
Trong hai thập kỷ qua, các vụ bê bối về kế toán đã gây chấn động và để lại hậu
quả nghiêm trọng cho toàn nền kinh tế thế giới. Năm 2012, CEO của WоrldСоm
khiến các nhà đầu tư thiệt hại hơn 180 tỷ đô khi thựс hiện vốn hóа сáс khоản сhi рhí
thựс tế рhát sinh và thổi рhồng dоаnh thu thông quа сáс giао dịсh giả mạо. Công ty
này tuyên bố phá sản sau khi CEO bị xác nhận đã thực hiện hành vi gian lận kế toán
số tiền lên đến 11 tỷ đô. Và gần đây là Tập đoàn Toshiba, hãng chế tạo thiết bị điện
tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật Bản đã "phù phép" để biến lỗ
thành lãi, đẩy số tiền khai khống tài chính lên tới 1,2 tỉ USD. Cùng với đó, nền kinh


2


tế thế giới còn chứng kiến hàng loạt các vụ bê bối khác nhằm che dấu tình trạng tài
chính suy yếu của: Xerox, Enrol, Olympus… Tại Việt Nam cũng có không ít vụ
gian lận kế toán, xảy ra mới đây là trường hợp Công ty Gỗ Trường Thành lỗ gần
1.082 tỷ đồng sau kiểm toán do thiếu hụt hàng tồn kho khi kiểm kê. Những vụ bê
bối này trở thành động lực mạnh mẽ cho các nghiên cứu về hành vi QTLN.
Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành xây dựng là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Với vai trò là ngành tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển các ngành khác và hỗ
trợ nền kinh tế nói chung, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố
như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, lạm phát và lãi suất cho
vay. Trong giai đoạn năm 2010-2016, ngành xây dựng nằm trong danh sách các
ngành có tỷ lệ báo lỗ cao nhất do chịu tác động nhiều từ các chính sách vĩ mô như
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong giai đoạn này, chính sách thắt chặt
tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên cao, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng
giảm mạnh. Từ 2017 đến nay, ngành xây dựng đã có nhiều triển vọng và khả quan
khi các doanh nghiệp xây dựng nhận được những hợp đồng thầu lớn và nhiều dự án
hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư từ xã hội. Thị trường chứng khoán càng trở nên
sôi động với số lượng lớn các công ty thuộc ngành xây dựng tham gia niêm yết. Bên
cạnh đó, theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch
chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) cũng cho thấy, số lượng công ty ngành xây
dựng báo lỗ cho năm tài chính 2018 là 51 công ty, chiếm tỷ lệ 24,76% tổng số các
công ty niêm yết báo lỗ và tỷ lệ này được đánh giá là cao nhất trong các ngành. Vì
thế, tiềm tàng khả năng lớn là ban quản lý của các công ty thuộc ngành xây dựng có
thực hiện hành vi QTLN nhằm giảm lỗ hay tránh báo cáo lỗ để đủ điều kiện niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC của các
công ty xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều từ những chính sách kế toán và ước tính kế
toán của nhà quản lý. Các công ty xây dựng thường đối mặt với các chu kỳ dự án
dài và kéo theo đó là những rủi ro trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Việc
xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì

chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Trong trường hợp công ty


3

ghi nhận doanh thu theo phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành, ban quản lý có
thể ảnh hưởng đến từng đến giai đoạn ghi nhận thu nhập và lợi nhuận bằng cách
làm sai lệch các ước tính và mức độ hoàn thành. Cùng với đó, các sản phẩm xây
dựng có giá trị lớn và cấu trúc phức tạp, các chi phí phát sinh liên quan đến dự
phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng có thể chiếm tỷ lệ đáng
kể trong cơ cấu chi phí hoạt động của công ty nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng từ
quan điểm của nhà quản lý. Như vậy, các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng là đối tượng chịu nhiều áp lực và đồng thời có nhiều cơ hội để nhà quản lý
thực hiện hành vi QTLN. Điều đó đặt ra sự lo ngại cho các cổ đông và các bên hữu
quan khi sử dụng thông tin trên BCTC khi đưa ra các quyết định.
Nghiên cứu về hành vi QTLN tại các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng đã từng được thực hiện trong nghiên cứu của Trần Thị Như Quỳnh (2017),
nhưng nghiên cứu này chỉ mới dừng ở góc độ nhận diện hành vi QTLN nhằm báo
cáo lỗ hoặc giảm lợi nhuận tại các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng mà
chưa đánh giá đến các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN. Nhận thức được tầm
ảnh hưởng của hành vi QTLN cũng như là sự tồn tại khoản trống nghiên cứu về
hành vi QTLN, tác giả đề xuất đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi quản trị lợi nhuận trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết thuộc
nhóm ngành xây dựng tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
QTLN trên BCTC tại các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại Việt
Nam. Từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi QTLN gây tác
động xấu đến toàn bộ thị trường chứng khoán.

 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Đo lường hành vi QTLN tại các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng tại Việt Nam.


4

 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi QTLN trên BCTC
của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Mức độ QTLN của các công ty niêm yết thuộc ngành xây dựng tại
Việt Nam năm 2014 – 2018 như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố đặc điểm công ty ảnh hưởng như thế nào đến hành vi
QTLN của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng tại Việt Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hành vi QTLN tại các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018.
 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Luận văn tập trung xem xét hành vi QTLN trên BCTC
của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng được niêm yết trên 2 sàn giao
dịch chứng khoán HOSE và HNX.
 Phạm vi thời gian: Để đo lường hành vi QTLN của một công ty trong một
năm thì phải thu thập số liệu của năm nghiên cứu và năm trước đó, do đó
nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu là BCTC của 50 công ty niêm yết thuộc
ngành xây dựng tại Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã hệ thống hóa lại các nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với
các cơ sở lý thuyết có liên quan đến hành vi QTLN để lựa chọn mô hình đo lường
hành vi QTLN vận dụng trong bài luận văn này. Dựa trên lý thuyết nền và các

nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng trong việc thu thập thông tin,
số liệu, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để xác định mối liên hệ giữa các


5

nhân tố đang xem xét với hành vi QTLN trên BCTC của các công ty niêm yết thuộc
ngành xây dựng tại Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu:
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Sau khi sàng lọc và làm
sạch, dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phân tích sau: thống kê mô tả, phân tích
tương quan và phân tích hồi quy.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này đã có nhiều bài
nghiên cứu về hành vi QTLN được thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu
này tập trung vào nhận diện và phân tích hành vi QTLN. Đối với đề tài xác định ảnh
hưởng của tổ hợp các nhân tố đến hành vi QTLN trong một nhóm ngành cụ thể thì
đã được thực hiện nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây chủ yếu vận dụng mô hình của Jones (1991)
hay Modified Jones (1995) để đo lường hành vi QTLN, tuy nhiên các mô hình này
không chính xác trong trường hợp công ty có mức tăng trưởng quá cao. Để khắc
phục các hạn chế nêu trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ vận dụng mô hình
nghiên cứu của Kothari, Leone & Wasley (2005). Việc thực hiện nghiên cứu về đề
tài này tại Việt Nam là thực sự cần thiết góp phần làm kho tài liệu nghiên cứu trở
nên phong phú và đa dạng hơn.
Về mặt thực tiễn: Luận văn tập trung xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đặc
điểm công ty đến hành vi QTLN tại các công ty nêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng tại Việt Nam. Thông qua đó, tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp giúp các

doanh nghiệp hạn chế hành vi QTLN gây tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam,
giúp các đối tượng liên quan có thể cập nhật thông tin về hành vi QTLN và hỗ trợ
cho việc ra quyết định của mình.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu theo 5 chương
PHẦN MỞ ĐẦU


6

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kiến nghị và hàm ý quản lý
KẾT LUẬN.


7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY
QTLN là một hiện tượng rất phức tạp và nhiều mặt, được định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau, điều đó phản ánh thông qua thực tế rằng các nhà nghiên cứu
có những nhận thức, đánh giá khác nhau đối với hành vi QTLN và các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi QTLN. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về tình
hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả tìm ra khoản trống
nghiên cứu và những vấn đề mà đề tài này cần tìm hiểu, giải quyết.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về mô hình đo lƣờng hành vi QT N

Nghiên cứu về QTLN được bắt nguồn từ thực tế tồn tại của hành vi QTLN và ý
định QTLN không thể trực tiếp quan sát được. Do đó, các nhà nghiên cứu nỗ lực
đưa ra nhiều phương pháp và mô hình đo lường khác nhau để phát hiện hành vi
QTLN.
Healy (1985) là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các khoản dồn tích có thể điều
chỉnh để phát hiện hành vi QTLN. Mô hình sử dụng trong nghiên cứu này chỉ mới
so sánh chỉ số dồn tích trên tài sản giữa các nhóm doanh nghiệp chứ không đo
lường trực tiếp các khoản dồn tích. DeAngelo (1986) tính đến chênh lệch giữa tổng
dồn tích giữa hai kỳ trên tài sản để xác định giá trị dồn tích riêng biệt cho mỗi công
ty. Thực tế, mô hình của DeAngelo là một biến thể của mô hình Healy trong đó giá
trị dồn tích có thể điều chỉnh chỉ phụ thuộc vào tổng dồn tích của năm trước đó thay
vì trung bình nhiều năm trong giai đoạn ước tính. Friedlan (1994) sử dụng chỉ tiêu
doanh thu làm đại diện cho mức độ hoạt động của công ty để kiểm soát sự thay đổi
của các khoản dồn tích không thể điều chỉnh qua hai năm, từ đó giá trị khoản dồn
tích có thể điều chỉnh được xác định bằng chênh lệch giữa tổng dồn tích giữa hai kỳ
trên tài sản được chuẩn hóa bởi doanh thu bán hàng. Jones (1991) tính toán giá trị
dồn tích không thể điều chỉnh là một hàm số thay đổi theo doanh thu và TSCĐ hữu
hình. Có thể nói, mô hình nghiên cứu của Jones (1991) có đóng góp quan trọng và


8

là mô hình ước tính dồn tích phổ biến nhất trong các nghiên cứu về QTLN. Các
nghiên cứu sau đó đã giải thích và chứng minh một số hạn chế của mô hình Jones.
Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự (2005) chỉ ra rằng mô hình Jones
không mang lại kết quả chính xác trong trường hợp công ty có mức độ tăng trưởng
cao. Dechow và cộng sự (1995) (còn gọi là Modified Jones) đã sửa đổi mô hình
Jones (1991) để loại bỏ xu hướng phỏng đoán, thay đổi sự biến động doanh thu
bằng sự biến động doanh thu bằng tiền trong việc xác định các khoản dồn tích.
Nghiên cứu này khởi xướng mạnh mẽ phong trào đưa ra các mô hình phát hiện hành

vi QTLN. Kothari và cộng sự (2005) phát triển mô hình Modified Jones (1995)
bằng việc đưa thêm biến lợi nhuận trên tổng tài sản vào mô hình nhằm xem xét mối
quan hệ giữa các biến dồn tích với hiệu quả hoạt động của công ty. Mô hình được
lập luận cho rằng đo lường hiệu quả hoạt động là cần thiết vì đó là động lực cho các
hoạt hành vi về QTLN của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đo lường
khoản dồn tích có thể điều chỉnh kết hợp với hiệu quả hoạt động giúp nâng cao độ
tin cậy cho các kết luận từ nghiên cứu về QTLN. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình
nghiên cứu khác được phát triển dựa trên mô hình Modified Jones (1995) như các
mô hình của Shivakumar (1996), Key (1997), Kasznik Model (1999), Dechow và
cộng sự (2003), Larcker và cộng sự (2004)…
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, dựa trên các mô hình nghiên cứu hiện có
thì các nghiên cứu về hành vi QTLN lại chủ yếu vận dụng mô hình Jones (1991),
Modified Jones (1995) và Kothari và cộng sự (2005).
1.1.2. Nghiên cứu về động cơ dẫn đến hành vi QTLN
Tham gia vào QTLN không phải là hoạt động không có rủi ro. Các công ty và
nhà quản lý có nguy cơ đánh mất danh tiếng của họ và chịu rủi ro về kiện tụng liên
quan đến hành vi QTLN. Do đó, các công ty chỉ tham gia QTLN khi lợi ích mang
lại từ hành vi này cao hơn rủi ro và các chi phí liên quan.
Healy (1985) nghiên cứu ảnh hưởng của kế hoạch thưởng cho nhà quản lý đến
số liệu kế toán trên BCTC nhằm thu thập bằng chứng liệu rằng các kế hoạch thưởng
này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của nhà quản lý. Kết quả


9

kiểm tra cho thấy các chính sách dồn tích và thay đổi trong quy trình kế toán của
nhà quản lý có liên quan đến các kế hoạch thưởng của họ. Chính nghiên cứu này đã
thúc đẩy dòng nghiên cứu về hành vi QTLN cho các nhà nghiên cứu sau đó. Watts
và Zimmerman (1986) cho rằng các nhà quản lý trong các công ty có động cơ thao
túng thu nhập để tối đa hóa tiền thưởng của họ bằng cách chọn chính sách kế toán

tăng lợi nhuận thông qua việc điều chỉnh lợi nhuận từ tương lai về kỳ kế toán hiện
tại. Trong cùng năm này, DeAngelo (1986) điều tra các quyết định kế toán được
thực hiện bởi các nhà quản lý của các công ty giao dịch chứng khoán Mỹ, những
người đề xuất mua tất cả các cổ phiếu phổ thông nắm giữ và chuyển sang sở hữu cá
nhân. DeAngelo đưa ra giả thuyết rằng các nhà quản lý sẽ có động cơ để giảm lợi
nhuận được báo cáo nhằm giảm giá mua, tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã không
ủng hộ cho giả thuyết này. Healy và Wahlen (1999) cho rằng những động cơ chính
dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận, đó là kỳ vọng và định giá của thị trường vốn, các
hợp đồng được ký kết có liên quan đến số liệu kế toán và các quy định của chính
phủ. Burgstaler và Dichev (1997) thực hiện để chứng minh rằng các công ty QTLN
để tránh dự sụt giảm và lỗ trong lợi nhuận. Họ tìm thấy hai thành phần của lợi
nhuận, dòng tiền từ hoạt động và thay đổi vốn lưu động được sử dụng để điều chỉnh
lợi nhuận. Nghiên cứu của Shivakumare (2005) chỉ ra thuế là mục tiêu chính đối với
báo cáo thường niên của các công ty tư nhân. Tóm lại, có nhiều động cơ dẫn đến
hành vi QTLN, có thể tóm tắt lại như sau: lợi ích của hợp đồng dựa trên lợi nhuận
kế toán, kỳ vọng của thị trường vốn, các quy định về pháp lý của chính phủ và các
quy định của các đối tượng liên quan.
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật QT N
Một hành vi QTLN được thực hiện cho kỳ kế toán hiện tại có thể ảnh hưởng
đánh đổi đến khả năng QTLN trong tương lai, nhà quản lý lựa chọn kỹ thuật để
QTLN sẽ phải xem xét các chi phí liên quan phát sinh liên quan và lợi ích mang lại.
Lợi ích của QTLN thì phụ thuộc vào động lực đằng sau hành vi này. Do đó, hành vi
QTLN sẽ xảy ra trong một tình huống cụ thể, một ngành cụ thể hoặc một chuẩn
mục kế toán cụ thể. Marquardt và Wiedman (2004) nghiên cứu hành vi QTLN


10

thông qua việc điều chỉnh các khoản dồn tích trong từng bối cảnh (chào bán cổ
phiếu, mua lại cổ phần để giữ quyền quản lý, sự suy giảm lợi nhuận). Động lực

đằng sau hành vi QTLN trong việc chào bán cổ phần là tăng giá cổ phiếu. Các công
ty phát hành cổ phần sẵn sàng chịu chi phí QTLN cao để đẩy nhanh việc ghi nhận
doanh thu thông qua cơ chế điều chỉnh doanh thu từ kỳ tương lai về hiện tại, cụ thể
cho thấy các khoản phải thu tăng lên một cách bất thường. Trong trường hợp này thì
các công ty này xu hướng tăng tốc độ ghi nhận doanh thu hơn là trì hoãn việc ghi
nhận chi phí. Ngược lại, các công ty dự kiến mua lại cổ phần để giữ quyền quản lý
thì nhà quản lý thực hiện hành vi QTLN với mục tiêu là giảm giá cổ phiếu. Nhà
quản lý sẽ sẵn sàng trì hoãn việc ghi nhận doanh thu để đạt được mục tiêu này. Cuối
cùng, đối với các công ty đang cố gắng tránh báo cáo lợi nhuận giảm sẽ sử dụng các
mặt hàng nhất thời có chi phí tương đối thấp để đạt được mục tiêu thu nhập của họ.
Ngoài ra, Verbruggen và các cộng sự (2008) cho rằng còn có 3 kỹ thuật QTLN
khác nữa là: QTLN thông qua phân bổ chi phí và doanh thu, QTLN thông qua công
bố thông tin và QTLN thông qua các hoạt động thực tế khác.
1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố đặc điểm của công ty ảnh hƣởng đến hành vi
QTLN
Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) xác định ảnh hưởng của các nhân tố: số
lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT, quy mô công ty và
chất lượng kiểm toán đối với hành vi QTLN tại Indonesia. Tác giả sử dụng mô hình
Kothari và cộng sự (2005) để nhận diện, đo lường hành vi QTLN. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra biến số lượng thành viên của HĐQT có mối quan hệ thuận chiều đến
hành vi QTLN, trong khi các biến về quy mô công ty và chất lượng kiểm toán thì có
mối quan hệ nghịch chiều với hành vi QTLN và biến tỷ lệ thành viên độc lập của
HĐQT không có ý nghĩa thống kê.
Nalarreason và các cộng sự (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
và quy mô công ty đối với hành vi QTLN. Nghiên cứu này đã sử dụng một mẫu dữ
liệu BCTC từ các công ty sản xuất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Indonesia trong giai đoạn 2013-2017. Các kết quả thực nghiệm cho thấy đòn bẩy tài


11


chính và quy mô công ty tăng lên sẽ tạo động cơ khuyến khích cho các nhà quản lý
thực hiện hành vi QTLN.
Backer và các cộng sự (1988) xem xét mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán
và QTLN với mẫu quan sát trên các công ty do Big6 (hiện nay là Big4) kiểm toán
và các công ty không do Big6 kiểm toán. Hành vi QTLN được nhận diện thông qua
các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được ước lượng bằng mô hình Jones. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các công ty không do Big6 kiểm toán có mức độ thực hiện
hành vi QTLN cao hơn các công ty do Big6 kiểm toán.
Kim và Yi (2005) xem xét ảnh hưởng của ba nhân tố về đặc điểm của công ty
đến hành vi QTLN tại các công ty Hàn Quốc, bao gồm: phân chia quyền kiểm soát
của các cổ đông đa số, mối liên kết giữa các công ty trong một nhóm doanh nghiệp
lớn, tình trạng niêm yết của công ty. Nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu lớn gồm
15.159 các công ty đại chúng và các doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn năm
1992 -2000. Bài viết sử dụng giá trị dồn tích có thể điều chỉnh từ mô hình Jones
(1991) làm cơ sở đánh giá mức độ QTLN. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty
phân chia quyền kiểm soát của cổ đông sở hữu lớn, mối liên kết giữa các công ty
trong một nhóm doanh nghiệp lớn thì các cổ đông kiểm soát có xu hướng tham gia
nhiều hơn vào QTLN cơ hội để che giấu hành vi của họ và tránh các hậu quả bất lợi.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường chứng khoán tạo ra động lực
cho các công ty đại chúng tham gia hành vi QTLN trên BCTC để đáp ứng kỳ vọng
của những người tham gia thị trường.
Halioui và cộng sự (2012) nghiên cứu tác động của các cổ đông chi phối
(blockholder) đối với hành vi QTLN tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tunisia trong giai đoạn 1998-2009. Hành vi QTLN được đo lường
thông qua ước tính các khoản dồn tích có thể điều chỉnh theo hai mô hình: Kothari
và cộng sự (2005), Zhong và cộng sự (2007). Nghiên cứu đưa ra kết luận sự hiện
diện của các cổ đông chi phối tạo áp lực cho các nhà quản lý thực hiện hành vi
QTLN nhằm che dấu tình trạng hiệu quả hoạt động kém.



12

Lazzem và cộng sự (2017) xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với
hành vi QTLN trên cơ sở dồn tích được thực hiện tại các công ty niêm yết ở Pháp
trong giai đoạn 2006 – 2012. Việc ước lượng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh
để nhận diện hành vi QTLN được thực hiện thông qua bốn mô hình: Hribar và
Collins (2002), Kothari và cộng sự (2005), McNichols (2002), Raman và Shahrur
(2008). Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đối
với hành vi QTLN, khi đòn bẩy tài chính tăng lên sẽ tạo động lực để nhà quản lý
thao túng lợi nhuận.
1.1.5. Nghiên cứu về hành vi QTLN theo từng nhóm ngành
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy việc xem xét yếu tố ngành là một trong
các biến quan trọng để xác định lựa chọn chính sách kế toán (Watts và Zimmerman,
1986), do một số ngành nhất định có động lực thao túng lợi nhuận cao hơn so với
các ngành khác. Trong quan điểm này, Lema và cộng sự (2013) chỉ ra cạnh tranh
trong ngành và hành vi QTLN có mối tương quan với nhau, cụ thể là cạnh tranh
trong ngành làm giảm lợi ích riêng của nhà quản lý thông qua việc tăng cường
luồng thông tin cụ thể của công ty và do đó làm giảm động lực để nhà quản lý tham
gia vào hoạt động QTLN. Nghiên cứu của Wasiuzzaman (2017) cũng ghi nhận vai
trò của các đặc điểm giữa các ngành khác nhau trong việc ảnh hưởng đến hành vi
QTLN, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các biến cấp độ ngành
trong một nghiên cứu về QTLN.
Một số nghiên cứu khác thực hiện nghiên cứu hành vi QTLN cho một ngành cụ
thể, chẳng hạn như nghiên cứu của Ali và cộng sự (2015) thực hiện đánh giá tác
động của quy mô doanh nghiệp đối với QTLN trong ngành dệt may ở Pakistan. Kết
quả thống kê của nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực và
đáng kể đến hành vi QTLN. Gasteratos và cộng sự (2016) nghiên cứu về hành vi
QTLN trong ngành xây dựng ở Hi Lạp, kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản dồn
tích có thể điều chỉnh trong các công ty ngành xây dựng tăng lên trong giai đoạn

thuế suất tăng, đồng thời trong lĩnh vực xây dựng ở Hy Lạp thì các công ty lớn có
mức độ thực hiện hành vi QTLN cao hơn nhiều so với các công ty nhỏ. Ngành xây


13

dựng là một trong những ngành được các nhà nghiên cứu lựa chọn khi xem xét về
hành vi QTLN vì nó là nền tảng của sự phát triển kinh tế và các nguyên tắc kế toán
được sử dụng trong lĩnh vực này khá phức tạp. Cũng về ngành xây dựng, Pordea
(2019) nghiên cứu xác định các khoản dồn tích có thể điều chỉnh để phân tích tác
động của một số nhân tố đến quyết định sáng tạo kế toán nhằm mục tiêu QTLN tại
các công ty vừa và nhỏ trong ngành xây dựng ở Rumani. Tuy nhiên do hạn chế kích
thước mẫu và mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên
nghiên cứu này đã chưa đưa ra được bằng chứng cho thấy các nhân tố quy mô công
ty, tỷ lệ nợ và tình trạng khó khăn về tài chính có tác động đến hành vi QTLN.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu về mô hình đo lƣờng hành vi QT N
Phạm Thị Bích Vân (2012) phân tích sự phù hợp của mô hình Dechow và các
cộng sự (1995) (còn gọi là mô hình Modified Jones) trong việc nhận diện hành vi
QTLN, nghiên cứu được thực hiện với mẫu gồm 54 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn
giao dịch HOSE trong năm 2010. Kết quả nghiên cứu đưa ra nhận định mô hình
Modified Jones không đem lại hiệu quả trong việc nhận diện hành vi QTLN của các
doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Sau khi phân tích môi trường vĩ mô của TTCK
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, Phạm Thị Bích Vân
(2012) đề xuất mô hình mới để nhận diện hành vi QTLN. Mô hình mới này được
xây dựng dựa trên mô hình Modified Jones, trong đó có đưa thêm biến chi phí dự
phòng và biến chi phí khấu hao được sử dụng để thay thế biến TSCĐ. Kết quả cho
thấy hệ số đo lường sự phù hợp của mô hình tăng lên, tuy nhiên biến chi phí dự
phòng được đưa vào mô hình không có ý nghĩa thống kê, còn lại các biến số doanh
thu và chi phí khấu hao có ý nghĩa trong mô hình để xác định hành vi QTLN tại các

công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE.
1.2.2. Nghiên cứu về động cơ dẫn đến hành vi QT N
Nguyễn Thị Minh Trang (2012) sử dụng mô hình đo lường hành vi QTLN của
DeAngelo (1986) và Friedlan (1994) với mẫu nghiên cứu gồm 20 doanh nghiệp ở 4


×