Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Chuyên đề NCKH 20162017: Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân đối với môn võ thuật Công an nhân dân cho học viên Trường Đại học PCCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.25 KB, 82 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB

-

Câu lạc bộ.

ĐC

-

Đối chứng

GDTC

-

Giáo dục thể chất

HLV

-

Huấn luyện viên

HLTT


-

Huấn luyện thể thao

LVĐ

-

Lượng vận động

SMTĐ

-

Sức mạnh tốc độ

TDTT

-

Thể dục thể thao

TLC

-

Thể lực chung

TLCM


-

Thể lực chuyên môn

VĐV

-

Vân động viên


DANH MỤC BẢNG BIỂU


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trường Đại học PCCC là trường CAND có nhiệm vụ đào tạo ra các cán bộ, sĩ
quan cho lực lượng Cảnh sát PCCC. Do đặc thù nên số lượng giờ học môn võ thuật
CAND trong chương trình đào tạo của nhà trường ít hơn rất nhiều so với các trường
CAND khác (chỉ có 105 tiêt đối với bậc Đại học và 90 tiết đối với bậc trung cấp).
Tuy nhiên nội dung chương trình và chất lượng đào tạo của môn học vẫn phải đảm
bảo đúng yêu cầu của Bộ Công an và đáp ứng được yêu cầu thực tế chiến đấu của
ngành. Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm ra được hệ thống các bài tập có hiệu quả
cao là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện cho người
học, giảm bớt được thời gian huấn luyện….
Thực tế công tác huấn luyện võ thuật cho thấy, các kỹ thuật tấn công bằng chân
có vị trí quan trọng trong hệ thống các kỹ thuật của võ thuật nói chung cũng như môn
võ thuật Công an nhân dân nói riêng. Đây là một kỹ thuật tấn công có hiệu quả chiến
đấu rất cao, so với các kỹ thuật tấn công bằng tay thì kỹ thuật tấn công bằng chân có
nhiều ưu điểm hơn như: Có sức mạnh và tính uy hiếp lớn hơn trong tấn công đối

phương, bên cạnh đó nó có thể tấn công ở những cự ly xa hơn và ở nhiều tầm đòn
khác nhau (hạ đẳng, trung đẳng, thượng đẳng). Đặc biệt các kỹ thuật tấn công bằng
chân nếu được phối hợp với các kỹ thuât tấn công bằng tay sẽ tạo nên sự đa dạng,
phong phú cho các đòn tấn công, từ đó nâng cao hiệu quả cao trong tấn công. Kỹ
thuật tấn công bằng chân, nếu được tập luyện nhuần nhuyễn sẽ trở thành một vũ khí
sắc bén và vô cùng lợi hại trong chiến đấu. Tuy nhiên kỹ thuật tấn công bằng chân lại
là 1 kỹ thuật khó và phức tạp, đòi hỏi phải tập luyện mất nhiều thời gian và công sức.
Qua thực tế công tác huấn luyện và tham khảo ý kiến chuyên môn của các
HLV chúng tôi nhận thấy các kỹ thuật tấn công bằng chân của sinh viên trường Đại
học Phòng cháy Chữa cháy còn yếu và rất hạn chế. Mà nguyên nhân chính là việc sử
dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân
4


còn rất ít, các bài tập được sử dụng chủ yếu là từ kinh nghiệm của các giáo viên do
đó hiệu quả các bài tập chưa cao. Chính vì vậy việc tìm ra được các bài tập bổ trợ
chuyên môn có tính khoa học và hiệu quả cao trong huấn luyện kỹ thuật tấn công
bằng chân là rất cần thiết, nó sẽ là tiền đề giúp người học dễ dàng nắm bắt kỹ thuật
mới và thúc đẩy quá trình hoàn thiện kỹ thuật sau này, từ đó rút ngắn được thời gian
và công sức huấn luyện.
Trong thực tế, những đề tài nghiên cứu các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ
thuật tấn công bằng chân cho sinh viên trường Đại học PCCC là chưa có.Trên cơ sở
phân tích tính bức thiết và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: ”Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong
giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân đối với môn võ thuật Công an nhân dân
cho học viên Trường Đại học PCCC”.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là lựa chọn được một hệ thống bài tập bổ
trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân môn võ thuật CAND

cho học viên Trường Đại học PCCC đảm bảo tính chính xác, khoa học, đạt hiệu quả
cao. Trên cơ sở đó có thể ứng dụng vào trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện
môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học PCCC, nhằm nâng cao hiệu quả
trong giảng trong dạy kỹ thuật tấn công bằng chân, rút ngắn thời gian và công sức
huấn luyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của chuyên đề, chúng tôi tiến hành giải
quyết các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng và lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên
môn trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân môn võ thuật CAND cho học
viên Trường Đại học PCCC.
Để giải quyết nhiệm vụ 1, chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
5


+ Đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật tấn công bằng chân môn võ thuật
CAND của học viên Trường Đại học PCCC.
+ Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ
thuật tấn công bằng chân môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học PCCC
và các Trường CAND.
+ Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật
tấn công bằng chân môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học PCCC.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ
trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân môn võ thuật
CAND cho học viên Trường Đại học PCCC.
Để giải quyết nhiệm vụ 2, chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cụ thể
sau:
+ Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật tấn công bằng chân
môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học PCCC.
+ Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng

dạy kỹ thuật tấn công bằng chân môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học
PCCC.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
2.3.1. Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu
Phương pháp đọc và tổng hợp các tài liệu là phương pháp nghiên cứu, tổng
hợp các các tài liệu liên quan tới chuyên đề nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn
của các kỹ thuật tấn công bằng chân trong môn võ thuật CAND và các bài tập bổ trợ
chuyên môn trong huấn luyện thể thao nói chung và các kỹ thuật tấn công bằng chân
nói riêng. Ngoài ra phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu còn cho phép chúng tôi
xác định được các bài tập và khả năng sử dụng trong việc phát triển các kỹ thuật của
sinh viên.
6


Chúng tôi đã sử dụng và tham khảo các tài liệu sau:
- Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và
của nghành Công an trong huấn luyện Quân sự võ thuật.
- Các sách gồm có: Lý luận TDTT, Tâm lý học TDTT, sinh lý học TDTT, giáo
trình võ thuật CAND, giáo trình Takewondo, cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo
vận động viên.
- Các tài liệu nghiên cứu khoa học về bài tập bổ trợ trong huấn luyện thể thao.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp:
- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Là phương pháp phỏng vấn thông qua
phiếu phỏng vấn (phiếu hỏi), nhằm thu thập số liệu cần thiết cho nghiên cứu, nội
dung phỏng vấn gồm các vấn đề cụ thể theo phiếu phỏng vấn (ở phần phụ lục).
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp phỏng vấn thông qua hỏi
trực tiếp các chuyên gia, nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn những vấn đề mà phiếu phỏng

vấn chưa đáp ứng được. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đã hỏi các HLV giảng
dạy môn võ thuật CAND ở các trường CAND, các giảng viên có kinh nghiệm lâu
năm trong giảng dạy, huấn luyện võ thuật tại trường Đại học TDTT1, các HLV ở các
trung tâm huấn luyện thể thao thành tích cao Hà nội; CAND…về các bài tập bổ trợ
chuyên môn thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật tấn công bằng chân.
2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm giúp chúng tôi biết được các bài tập bổ trợ
chuyên môn thường được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật tấn công
bằng chân môn võ thuật CAND cho sinh viên.
Chúng tôi tiến hành quan sát một số buổi tập kỹ thuật tấn công bằng chân
trong giảng dạy môn võ thuật CAND tại các trong CAND; hay các lớp chuyên sâu
võ thuật tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh; các đội tuyển võ thuật… nhằm tìm
hiểu các bài tập bổ trợ chuyên môn được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật tấn công
bằng chân. Đặc biệt chúng tôi tiến hành quan sát các lớp võ thuật ngoài giờ chính
7


khóa và các lớp học võ thuật CAND chính khoá của học viên Trường Đại học
PCCC.
2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chuyên đề sử dụng phương pháp này để kiểm tra kết quả thực nghiệm sư
phạm. Chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các test thường dùng để đánh giá trình độ
tập luyện kỹ thuật tấn công bằng chân trong môn võ thuật CAND, bao gồm:
- Test 1: Rút gối + đá thẳng 1 chân 15s (số lần)
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, còi, giấy bút ghi chép
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị chân trước
chân sau cao, khi nghe hiệu lệnh còi thì nhanh chóng rút gối chân sau về phía trước,
sau đó nhanh chóng đặt xuống và tiếp tục rút gối đá thẳng. Cứ như vậy thực hiện
liên tục động tác với tốc độ tối đa trong 15s.
- Yêu cầu:

+ Động tác rút gối đầu gối phải cao ngang ngực, động tác đá thẳng phải đúng
kỹ thuật.
+ Thực hiện bài tập với tốc độ tố đa.
+ Người lập test bấm đồng hồ đo từ khi có hiệu lệnh còi đến khi hết 15 giây,
sau đó ghi lại thành tích đạt được.
- Test 2: Đá thẳng hai chân liên tục vào đích 10s (số lần)
- Dụng cụ: Lambơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi.
- Phương pháp tiến hành: Người phục vụ cầm đích đá cao ngang hông; người
thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị chân trước chân sau (chân thuận ở sau), khi nghe
hiệu lệnh còi thì nhanh chóng đá thẳng 2 chân liên tục vào đích cố định trong 10s,
tính số lần đá được.
Mỗi người thực hiện được lập test 2 lần và được lấy kết quả ở lần tốt nhất.
- Yêu cầu:
8


+ Người lập test bấm đồng hồ đo từ khi có hiệu lệnh còi đến khi hết thời gian
10 giây và đếm số lần đá được, sau đó ghi lại thành tích đạt được.
+ Người thực hiện đá thẳng với tốc độ tối đa.
+ Mỗi đòn đá thẳng chạm đích được tính 1 lần
+ Giữa 2 lần lập test có quãng nghỉ đầy đủ.
- Test 3: Đá vòng cầu 1 chân vào đích 10s (số lần)
- Dụng cụ: Đích đá, đồng hồ bấm giây, còi, giấy bút ghi chép
- Phương pháp tiến hành: Người phục vụ cầm đích đá cao ngang hông; người
thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị chân trước chân sau (chân thuận ở sau), khi nghe
hiệu lệnh còi thì nhanh chóng đá vòng cầu chân thuận liên tục vào đích cố định
trong 10s, tính số lần đá được.
Mỗi người thực hiện được lập test 2 lần và được lấy kết quả ở lần tốt nhất.
- Yêu cầu:
+ Người lập test bấm đồng hồ đo từ khi có hiệu lệnh còi đến khi hết thời gian

10 giây và đếm số lần đá được, sau đó ghi lại thành tích đạt được.
+ Người thực hiện đá vòng cầu với tốc độ tối đa.
+ Mỗi đòn đá vòng cầu chạm đích được tính 1 lần
+ Giữa 2 lần lập test có quãng nghỉ đầy đủ.
- Test 4: Rê đệm đạp ngang 2 đích (cách nhau 3m) 60s (số lần)
- Dụng cụ: Hai đích to, thước dây, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi, giấy bút
ghi chép.
- Phương pháp tiến hành: Người tập đứng chuẩn bị ở tư thế 2 chân ngang, tại
vị trí giữa 2 đích. Khi nghe hiệu lệnh còi thì nhanh chóng lướt sang bên phải, đạp
ngang chân phải vào đích, sau đó tiếp tục lướt sang bên trái, đạp ngang chân trái vào
đích. Cứ như vậy thực hiện bài tập với tốc độ tối đa trong 60s.
9


- Yêu cầu:
+ Người lập test bấm đồng hồ đo từ khi có hiệu lệnh còi đến khi hết thời gian
60 giây và đếm số lần thực hiện, sau đó ghi lại thành tích đạt được.
+ Người tập thực hiện động tác lướt đạp ngang đúng kỹ thuật vào đích, mỗi
lần đạp ngang chạm đích được tính 1 lần.
+ Thực hiện bài tập với tốc độ tố đa.
- Test 5: Thực hiện kỹ thuật tấn công bằng chân cơ bản (điểm)
- Dụng cụ: Thảm tập, các phương tiện phục vụ việc chấm điểm.
- Phương pháp tiến hành: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi nghe
hiệu lệnh còi thì thực hiện các đòn đá theo thứ tự: 2 lượt đòn đá thẳng, 2 lượt đòn
đạp ngang, 2 lượt đòn đá vòng cầu và 2 lượt đòn đá quét sau (2 nhịp/lượt).
- Yêu cầu:
+ Thực hiện các kỹ thuật đúng kỹ thuật cơ bản, rõ ràng, dứt khoát. Các động
tác có sức mạnh, tốc độ.
+ Giáo viên chấm điểm cho từng người, từng kỹ thuật theo thang điểm 10
2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, chúng tôi đã tiến hành phân chia 30 nam
sinh viên khóa D31 Trường Đại học PCCC lứa tuổi 19 – 22 thành 2 nhóm đối tượng
là:
- Nhóm A: Gồm 15 nam sinh viên tập luyện theo các bài tập đã được chúng
tôi nghiên cứu, lựa chọn gọi là nhóm thực nghiệm.
- Nhóm B: Gồm 15 nam sinh viên tập luyện theo các bài tập cũ gọi là nhóm
đối chứng.
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học PCCC.

10


Nội dung thực nghiệm: Các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật tấn công
bằng chân môn võ thuật CAND cho học viên Trường Đại học PCCC do chúng tôi
nghiên cứu, thể hiện ở kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1. Trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng.
2.3.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp toán học thống kê được sử dụng để sử lý các số liệu thu thập
được qua phỏng vấn, quá trình lập Test chúng tôi sử dụng trong chuyên đề những
công thức sau:
- Số trung bình cộng:

Trong đó:

: Là số trung bình.

: Là kết quả của từng cá thể
: Là số cá thể
- Phương sai:


- Độ lệch chuẩn:
- So sánh 2 số trung bình quan sát:

11


- Hệ số tương quan cặp theo công thức Brave – Pearson:

Trong đó: r là hệ số tương quan cặp trong đề tài (còn gọi là hệ số tin cậy)
,

là giá trị trung bình các tập hợp mẫu x và y

n là kích thước của tập hợp mẫu
Nếu:

0,95 ≤ r ≤ 0,99

Độ tin cậy rất tốt

Nếu:

0,90 ≤ r ≤ 0,94

Độ tin cậy tốt

Nếu:

0,80≤ r ≤ 0,89


Độ tin cậy cho phép sử dụng

Nếu:

0,70≤ r ≤ 0,79

Độ tin cậy yếu

Nếu:

0,60≤ r ≤ 0,69

Không đủ độ tin cậy

- Hệ số tương quan thứ bậc của Spirmen:

Trong đó: d = dx – dy là sự khác biệt của từng cặp biến số về thứ bậc x và y.
Trong đề tài, hệ số tương quan thứ bậc d còn gọi là hệ số thông báo. Nếu hệ
số thông báo |r| ≥0,6 thì Test đó có thể sử dụng được với điều kiện r phải ở ngưỡng
xác xuất P < 0,05.
- Công thức Brondy (tính nhịp độ tăng trưởng):

Trong đó:

: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
12



2.4. Tổ chức nghiên cứu
2.4.1. Thời gian nghiên cứu
Chuyên đề dự kiến nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017 và chia làm
4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 09/2016 đến tháng 11/2016: Lập đề cương và lập kế
hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 11/ 2016 đến tháng 01/2017: Giải quyết nhiệm vụ 1.
+ Giai đoạn 3: Từ tháng 01/ 2017 đến tháng 04/ 2017: Giải quyết nhiệm vụ 2.
+ Giai đoạn 4: Từ tháng 04/ 2017 đến tháng 05/ 2017: Tổng kết sử lý số liệu
và viết chuyên đề hoàn chỉnh, chuẩn bị báo cáo trước hội đồng khoa học.
2.4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ
thuật tấn công bằng chân môn võ thuật CAND.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
2.4.3. Địa điểm nghiên cứu
- Tại Trường Đại học PCCC
2.4.4. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu
- Đồng hồ bấm giây
- Thảm tập và các dụng cụ chuyên môn
- Thước, lămpơ, giấy bút ghi chép

13


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm huấn luyện võ thuật CAND
Võ thuật CAND là môn phái võ tổng hợp được hình thành và phát triển
trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các tinh hoa võ thuật của nhiều môn phái võ trong và
ngoài nước, cùng với việc tổng kết thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND Việt

Nam. Đối tượng tập luyện môn võ thuật CAND là cán bộ chiến sỹ trong lực lượng
CAND và một số ít người tuy không biên chế trong ngành Công an nhưng cần thiết
phải học tập võ thuật CAND để uy hiếp, tấn công trấn áp làm suy giảm, tê liệt ý chí
kháng cự, ngăn chặn việc sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi phạm tội của các đối
tượng tội phạm, qua đó phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của
lực lượng Công an nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội.
Võ thuật CAND cũng như các môn phái võ khác là nhằm mục đích giúp
rèn luyện sức khỏe dẻo dai cường tráng, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử
thách, bản lĩnh, tinh thần đoàn kết…cho mỗi cán bộ chiến sĩ CAND. Ngoài ra võ
thuật CAND còn là một vũ khí sắc bén trang bị cho lực lượng CAND phục vụ công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tấn công chấn áp làm tê liệt khả năng
kháng cự, khống chế bắt giữ những tên tội phạm nguy hiểm, phục vụ công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Võ thuật CAND có nhiều điểm giống so với các môn phái võ khác, đó là
đều nghiên cứu hệ thống các kỹ thuật tấn công và phòng ngự trong chiến đấu. Tuy
nhiên võ thuật CAND có nhiều điểm khác với nhiều môn phái võ thuật hiện nay đó
là võ thuật CAND có sự kế thừa và chọn lọc những tinh hoa của nhiều môn phái võ
trong nước và trên thế giới như võ cổ truyền Việt Nam, Boxing, Karatedo,
Teakwondo…., bên cạnh đó võ thuật CAND được xây dựng và phát triển nhằm mục
đích phục vụ cho yêu cầu nghiệp vụ của ngành công an để phòng ngừa đấu tranh với
các loại tội phạm và các hành vi phạm pháp luật. Vì vậy võ thuật CAND được
14


nghiên cứu xây dựng các thế đánh, cách đánh bằng chân tay không, hoặc các vũ khí
thô sơ phù hợp với đặc điểm công tác, trong từng tình huống cụ thể mà cán bộ chiến
sĩ công an phải sử dụng võ thuật để trấn áp, bắt giữ tội phạm hoặc để phòng ngự khi
bị các đối tượng tội phạm tấn công nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, đồng đội và
nhân dân.

Nội dung huấn luyện võ thuật CAND rất đa dạng và có tính chiến đấu rất
cao, nó được thể hiện qua từng nội dung của võ thuật CAND: Thế đứng trong võ
thuật CAND luôn vững chắc, kín kẽ trong phòng thủ, linh hoạt, cơ động trong di
chuyển, thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng ngự và
phản công đối phương. Hệ thống các kỹ thuật tấn công trong võ thuật CAND rất đa
dạng, phong phú và hiệu quả với việc sử dụng nhiều bộ phận trên cơ thể để làm vũ
khí tấn công như nắm đấm, khuỷu tay, cạnh bàn tay, ức bàn chân, đầu gối…. Trong
các kỹ thuật phòng ngự, võ thuật công an nhân dân nghiên cứu tập luyện, áp dụng
nhiều kỹ thuật phòng ngự khác nhau như di chuyển, gạt đỡ, tránh né…. nhằm khống
chế làm mất tác dụng đòn đánh của đối phương đảm bảo phòng ngự chặt chẽ, an
toàn làm cơ sở thực hiện các kỹ thuật tấn công đối phương. Ngoài ra Võ thuật
CAND còn nghiên cứu, tổng kết thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND, phương
thức, thủ đọan sử dụng vũ lực của các loại tội phạm, trên cơ sở đó xây dựng nên các
tình huống chiến thuật giả định có thể xảy ra trong thực tế công tác, chiến đấu của
lực lượng CAND, từ đó tìm ra nhiều cách đánh bắt có hiệu quả cao và sát với thực
tiễn chiến đấu, đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ của ngành trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm.`
1.2. Đặc điểm kỹ thuật tấn công bằng chân của môn võ thuật CAND
1.2.1. Kỹ thuật đá thẳng
a. Kỹ thuật đá thẳng chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót chân trái sang bên phải
và về phía trước. Chân trái làm trụ, rút gối chân phải lên thẳng phía trước, cẳng chân
15


gập sát đùi, mũi bàn chân trúc xuống đất, đồng thời tay phải đưa xuống che hạ bộ,
vai và sườn phải hướng về trước, tay trái thu về thủ trước ngực, dưới cằm. Phối kết
hợp lực toàn thân chủ yếu là sức bật của cơ đùi và cẳng chân phải bật đá thẳng chân
phải theo hướng từ sau ra trước, từ dưới lên trên vào bụng, ngực, mặt…. của đối

phương. Khi đòn đá đi được 2/3 quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo
sức mạnh cho đòn đá. Đá ra nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân
sau cao (Đá ra đường nào thì thu chân về đường đó).
b. Kỹ thuật đá thẳng chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấychân phải làm trụ, rút gối chân trái lên thẳng phía trước,
cẳng chân gập sát đùi, mũi bàn chân trúc xuống đất, đồng thời tay trái đưa xuống
che hạ bộ, vai và sườn trái hướng về trước, tay phải thu về thủ dưới cằm. Phối kết
hợp lực toàn thân chủ yếu là sức bật của cơ đùi và cẳng chân trái bật đá thẳng chân
trái theo hướng từ sau ra trước, từ dưới lên trên vào bụng, ngực, mặt…. của đối
phương. Khi đòn đá đi được 2/3 quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo
sức mạnh cho đòn đá. Đá ra nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân
sau cao( Đá ra đường nào thì thu chân về đường đó).
- Điểm chạm: Là ức bàn chân nếu đi chân đất hoặc giầy vải, điểm chạm là
mu bàn chân hoặc mũi giầy nếu đi giầy cứng.
- Điểm đánh: Vùng hạ bộ, bụng, ngực, mặt của đối phương
1.2.2. Kỹ thuật đá móc
a. Đá móc chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấychân phải làm trụ, bước chân trái về phía trước và chếch
sang trái 1 góc 45º đồng thời thân người nghiêng theo hướng bước chân, đầu gối
chân phải thẳng trọng tâm cơ thể dồn nhiều sang chân trái, tay trái đưa về thủ trước
ngực, tay phải đưa ra thủ phía trước. Lấy chân trái làm trụ, rút gối chân phải, mở
háng, đầu gối hướng về phía trước và chếch sang bên phải, cẳng chân phải gập sát
16


đùi, mu bàn chân duỗi thẳng và được nâng lên. Phối kết hợp lực toàn thân chủ yếu là
sức bật của cơ đùi và cẳng chân phải bật đá móc chân phải theo hướng từ sau ra
trước, từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong vào bụng, ngực, sườn… của đối

phương.Khi đòn đá đi được 2/3 quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo
sức mạnh cho đòn đá. Đá ra nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân
sau cao (Đá ra đường nào thì thu chân về đường đó).
b. Đá móc chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấychân trái làm trụ, bước chân phải về phía trước và chếch
sang phải 1 góc 45º đồng thời thân người nghiêng theo hướng bước chân, đầu gói
chân trái thẳng, trọng tâm cơ thể dồn nhiều sang chân phải, tay trái thủ phía trước
tay phải thủ phía sau. Lấy chân phải làm trụ, rút gối chân trái, mở háng, đầu gối
hướng về phía trước và chếch sang bên trái, cẳng chân trái gập sát đùi, mu bàn chân
duỗi thẳng và được nâng lên. Phối kết hợp lực toàn thân chủ yếu là sức bật của cơ
đùi và cẳng chân trái bật đá móc chân trái theo hướng từ sau ra trước, từ dưới lên
trên, từ ngoài vào trong vào bụng, ngực, sườn… của đối phương.Khi đòn đá đi được
2/3 quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo sức mạnh cho đòn đá. Đá ra
nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân sau cao (Đá ra đường nào thì
thu chân về đường đó).
- Điểm chạm: Là mu bàn chân,nếu đi giầy thì là ức bàn chân hoặc mũi giầy.
- Điểm đánh: Vùng thái dương, quai hàm, vùng bụng, ngực, sườn….của
đối phương.
1.2.3. Kỹ thuật đạp ngang
a. Kỹ thuật đạp ngang chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao( chân trái
trước, chân phải sau), lấy mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót chân trái về sau và
sang phải. Chuyển trọng lượng cơ thể sang chân trái, rút gối chân phải lên, đầu gối
hướng về trước, bàn chân gập vuông góc với cẳng chân, lòng bàn chân hướng sang
17


gối trái, mũi bàn chân hướng về trước. Tay phải đưa xuống che hạ bộ, tay trái thủ ở
trước ngực và dưới cằm, mắt nhìn qua bên phải. Thân người nhanh chóng nghiêng

sang trái đồng thời mở khớp háng, úp đùi, nâng cẳng chân lên, cạnh bàn chân hướng
vào điểm đánh, lúc này sườn trái căng, sườn phải gập. Phối kết hợp lực của toàn
thân chủ yếu là sức bật của cơ đùi và cẳng chân phải bật đạp ngang chân phải sang
bên phải theo hướng từ trái sang phải, từ dưới lên trên vào điểm đánh. Khi đòn đá đi
được 2/3 quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo sức mạnh cho đòn đánh.
Đá ra nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân sau cao (Đá ra đường
nào thì thu chân về đường đó).
b. Kỹ thuật đạp ngang chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau),lấy chân phải làm trụ, rút gối chân trái lên, đầu gối hướng về
trước, bàn chân gập vuông góc với cẳng chân, lòng bàn chân hướng sang gối phải,
mũi bàn chân hướng về trước. Tay trái đưa xuống che hạ bộ, tay phải thủ ở trước
ngực và dưới cằm, mắt nhín qua bên trái. Thân người nhanh chóng nghiêng sang
phải đồng thời mở khớp háng, úp đùi, nâng cẳng chân lên, cạnh bàn chân hướng vào
điểm đánh, lúc này sườn phải căng, sườn trái gập. Phối kết hợp lực của toàn thân
chủ yếu là sức bật của cơ đùi và cẳng chân trái bật đạp ngang chân trái sang bên trái
theo hướng từ phải sang trái, từ dưới lên trên vào điểm đánh. Khi đòn đá đi được 2/3
quãng đường thì nhanh chóng lên gân tăng lực tạo sức mạnh cho đòn đánh. Đá ra
nhanh, thu chân về nhanh thành tư thế chân trước chân sau cao (Đá ra đường nào thì
thu chân về đường đó)
- Điểm chạm: Là 2/3 cạnh ngoài bàn chân tính từ gót chân
- Điểm đánh: Khớp gối, hạ bộ, bụng, ngực, mặt của đối phương
1.2.4. Kỹ thuật đánh gối
a. Kỹ thuật đánh gối chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy hai mũi bàn chân làm trụ xoay 2 gót chân hướng thẳng về
18


sau, trọng tâm chuyển sang chân trái, gót chân phải kiễng lên. Đưa 2 tay về trước và

chếch lên trên, 2 lòng bàn tay hướng vào nhau, các đầu ngón tay hướng về phía
trước. Hai tay giật mạnh về ngang hông đồng thời phối kết hợp lực của toàn thân
chủ yếu là sức gập của cơ bụngvà sức co của cơ đùi phải đánh gối chân phải theo
hướng từ sau ra trước, từ dưới lên trên. Kết thúc kỹ thuật đầu gối hướng về trước và
chếch lên trên, cẳng chân gập sát đùi, mũi bàn chân trúc xuống đất. Đánh gối xong
nhanh chóng thu về tư thế chân trước chân sau cao.
b. Kỹ thuật đánh gối chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy chân trái làm trụ bưới chân phải về phía trước 1 bướcvà
xoay 2 gót chân hướng thẳng về sau, trọng tâm chuyển sang chân phải, gót chân trái
kiễng lên. Đưa 2 tay về trước và chếch lên trên, 2 lòng bàn tay hướng vào nhau, các
đầu ngón tay hướng về phía trước. Hai tay giật mạnh về ngang hông đồng thời phối
kết hợp lực của toàn thân chủ yếu là sức gập của cơ bụng và sức co của cơ đùi trái
đánh gối chân trái theo hướng từ sau ra trước, từ dưới lên trên. Kết thúc kỹ thuật đầu
gối hướng về trước và chếch lên trên, cẳng chân gập sát đùi, mũi bàn chân trúc
xuống đất. Đánh gối xong nhanh chóng thu về tư thế chân trước chân sau cao.
- Điểm chạm: Toàn bộ đàu gối.
- Điểm đánh: Hạ bộ, bụng, ngực, mặt của đối phương.
1.2.5. Kỹ thuật đá quét trước
a. Kỹ thuật đá quét trước chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót chân phải sang bên
phải và về trước, chân phải đưa lên bàn chân vuông góc với cẳng chân, lòng bàn
chân hướng về phía trước, bàn chân cách mặt đất khoảng 25- 30cm. Phối kết hợp
lực của toàn thân chủ yếu là sức bật của cẳng chân phải, đá quét chân phải theo
hướng từ sau ra trước, từ phải sang trái. Đồng thời hai tay giật từ trước về sau và
sang phải.Đá quét xong nhanh chóng thu về tư thế chân trước chân sau cao.
19



b. Kỹ thuật đá quét trước chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy chân phải làm trụ, chân trái đưa lên bàn chân vuông góc
với cẳng chân, lòng bàn chân hướng về phía trước, bàn chân cách mặt đất khoảng
25- 30cm. Phối kết hợp lực của toàn thân chủ yếu là sức bật của cẳng chân trái, đá
quét chân trái theo hướng từ sau ra trước, từ trái sang phải. Đồng thời hai tay giật từ
trước về sau và sang trái.Đá quét xong nhanh chóng thu về tư thế chân trước chân
sau cao.
- Điểm chạm: Lòng bàn chân
- Điểm đánh: Cẳng chân của đối phương
1.2.6. Kỹ thuật đá quét sau
a. Kỹ thuật đá quét sau chân phải
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau),lấy mũi bàn chân trái làm trụ xoay gót chân trái sang bên phải
và về trước sao cho mũi bàn chân trái hướng sang trái 1 góc khoảng 20º. Đưa chân
phải về phía trước và sang trái theo hướng mũi bàn chân trái, bàn chân phải cách
mặt đất khoảng 20cm, tay trái thu về thủ trước ngực và dưới cằm, tay phải mở ra
sau, thân người hơi mở về trước và sang phải. Phối kết hợp lực của toàn thân chủ
yếu là sức sức gập của thân người và sức bật của cẳng chân phải đá quét chân phải
về sau theo hướng từ trước về sau, từ trái sang phải, cùng lúc ½ thân người phía trên
gập về trước và chếch sang trái đồng thời tay phải tỳ mạnh từ trên xuống dưới và
sang trái. Kết thúc đòn đánh chân trái trùng chịu trọng lượng cơ thể, chân phải gối
thẳng gót kiễng, thân người gập về trước và chếch sang trái, mắt nhìn theo hướng
tay. Đá quét xong nhanh chóng trở về tư thế chân trước chân sau cao.
b. Kỹ thuật đá quét sau chân trái
Cách thực hiện: Xuất phát từ tư thế chân trước chân sau cao (chân trái
trước, chân phải sau), lấy chân phải làm trụđưa chân trái về phía trước và sang phải
theo hướng mũi bàn chân phải, bàn chân trái cách mặt đất khoảng 20cm, tay phải
20



thủ trước ngực và dưới cằm, tay trái mở ra sau, thân người hơi mở về trước và sang
trái. Phối kết hợp lực của toàn thân chủ yếu là sức sức gập của thân người và sức bật
của cẳng chân trái đá quét chân trái về sau theo hướng từ trước về sau, từ phải sang
trái, cùng lúc ½ thân người phía trên gập về trước và chếch sang phải đồng thời tay
trái tỳ mạnh từ trên xuống dưới và sang phải. Kết thúc đòn đánh chân phải trùng
chịu trọng lượng cơ thể, chân trái gối thẳng gót kiễng, thân người gập về trước và
chếch sang phải, mắt nhìn theo hướng tay. Đá quét xong nhanh chóng trở về tư thế
chân trước chân sau cao.
- Điểm chạm: Gót chân, bắp chân
- Điểm đánh: Huyệt thừa sơn (huyệt dưới bắp chân) của đối phương
1.3. Các khái niệm liên quan
1.3.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao
Theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép
(Nga), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì khái niệm kỹ thuật thể thao
có thể được hiểu: “Cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả
nhất, trong đó những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động chính là cách thức sắp
xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động”.
Cũng theo các nhà khoa học trên thì trong TDTT bất kỳ hoạt động nào cũng
đều được xác định nhiệm vụ vận động tức là mục dích nào đó mà hoạt động phải đạt
được. Thí dụ trong võ thuật thì bất cứ kỹ thuật đòn chân nào cũng phải hội đủ 3 yếu
tố: nhanh, mạnh và chính xác. Bởi vì một khi hội đủ cả 3 yếu tố này thì đòn đá mới
có hiệu quả (đạt điểm). Trong hoạt động TDTT, bất kỳ hành vi vận động nào cũng
thông thường có hàng loạt các vận động nhỏ (gọi là cử động) được sắp xếp theo trật
tự và hệ thống nhất định. Cách thức thực hiện hành vi vận động chính là việc tổ
chức các hoạt động động tác theo một trật tự kiểu cách nhất định được dựa trên
nhiệm vụ vận động, các quy luật, các điều kiện khách quan và chủ quan khi thực
hiện vận động. Trong thực tế vận động rất nhiều trường hợp mặc dù có cùng nhiệm
vụ vận động, song lại có những cách thức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào đặc
21



điểm cá nhân của VĐV. Trong thực tiễn kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn
thiện. Sự tìm tòi khám phá khoa học về các quy luật vận động của cơ thể, các định
luật vật lý và sự ảnh hưởng của môi trường vận động, sự tiến bộ về khoa học kỹ
thuật trong việc thiết kế khí tài tập luyện, thi đấu thể thao. Sự đổi mới về luật thi
đấu, sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy, huấn luyện…đều có những nhân tố
chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật cũng như sự ra đời của các kỹ thuật thể thao
mới trong hầu hết các môn thể thao thi đấu.
Trong hàng trăm môn thể thao khác nhau, mỗi môn lại có những kỹ thuật
riêng biệt khác nhau được gọi là kỹ thuật chuyên môn hoặc kỹ thuật môn thể thao
chuyên sâu của từng môn.
1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao, bài tập thể chất là một
phương tiện quan trọng để giáo dục kỹ năng, nâng cao thể chất và thành tích thể thao.
Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Nguyễn Toán,
Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…thì “Bài tập thể chất là những hoạt động vận động
chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với
quy luật của GDTC”.
Các bài tập thể chất trong quá trình huấn luyện thể thao được phân loại theo
các quan điểm khác nhau.Theo các nhà lý luận TDTT như Nôvicốp, Mátvêép và các
nhà khoa học huấn luyện như Philim, Điền Mạnh Cửu… thì “BTTC có thể chia
thành 3 loại chính là bài tập thi đấu, bài tập chuyên môn và bài tập phát triển chung.
Sự phân chia này phải được dựa trên đặc điểm môn chuyên sâu và nhiệm vụ của loại
bài tập đó trong giải quyết các nhiệm vụ chung hoặc từng phần riêng lẻ”.
Cũng theo các nhà khoa học trên thì bài tập thi đấu là loại hình bài tập mà các
động tác của nó có quá trình vận động và đặc điểm riêng về lượng vận động phù hợp
với yêu cầu thi đấu của môn thể thao chuyên sâu.
Các bài tập chuyên môn lại được chia thành hai nhóm:
22



Các bài tập chuyên môn nhóm 1 gồm những bài tập có quá trình chuyển động
gần giống với bài tâp thi đấu nhưng lại có cường độ vận động thấp hơn song khối
lượng vận động có thể lớn hơn.
Các bài tập nhóm 2 gồm các bài tập có hình thức vận động giống vận động
trong thi đấu, trong đó yêu cầu những nhóm cơ chủ yếu có hoạt động giống như
hoạt động thi đấu.
“Các bài tập phát triển chung” là các bài tập chọn ra từ các bài tập của các
môn thể thao khác, có tác dụng phát triển năng lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo,
mềm dẻo của cơ thể người tập. Các bài tập này không hàm chứa yếu tố của các động
tác trong môn chuyên sâu.
1.3.3. Khái niệm hệ thống bài tập
Theo các nhà khoa học về lý luận GDTC và huấn luyện thể thao trong và
ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre (Đức), Điền Mạnh Cửu (Trung
Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)…Thì hệ thống bài tập được khái
niệm như sau: “Những bài tập có cùng mục đích được sắp xếp theo trình tự từ đơn
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng…được gọi là hệ thống bài tập”.
Hệ thống BTTC bao gồm hệ thống bài tập bổ trợ giảng dạy, hệ thống bài tập
hoàn thiện nâng cao kỹ thuật, hệ thống bài tập phát triển thể chất chung, hệ thống
bài tập phát triển chuyên môn.
Trong đó, mỗi loại bài tập thực hiện một phần nhiệm vụ chung. Ví dụ: hệ
thống bài tập phát triển thể lực chung là hệ thống gồm những bài tập phát triển tố
chất thể lực chung như bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo,
mềm dẻo cho người học, tạo nền tảng để phát triển thể lực chuyên môn cho họ.
Còn hệ thống các bài tập phát triền thể lực chuyên môn là hệ thống bao gồm
các bài tập thể lực gắn kết chặt chẽ với các kỹ thuật của môn chuyên sâu. Ví dụ:
Trong võ thuật các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn phải gắn với việc thực
hiện các kỹ thuật đòn chân như phản ứng với tiếng còi đá mục tiêu cố định.
23



1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn
Hiện nay thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau ở trong và ngoài nước,
chúng ta có thể thu thập được các khái niệm về BTBT chuyên môn như sau:
Các nhà khoa học trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Harre
(Đức), Điền Mạnh Cửu (Trung Quốc), Nguyễn Văn Trạch, Lê Văn Lẫm (Việt Nam)
…cho rằng: “BTBT là một trong những phương tiện dùng để giảng dạy, huấn luyện
TDTT. Trong đó bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho VĐV, bài tập mang
tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập mang tính tăng cường các tố
chất thể lực…còn BTBT chuyên môn lại là những bài tập mang tính chuyên biệt cho
từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng biệt của môn thể thao”.
Cũng có cùng quan điểm với các học giả nước ngoài, Nguyễn Toán, Phạm
Danh Tốn cho rằng: “BTBT chuyên môn là các bài tập phối hợp các yếu tố của các
động tác thi đấu và các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn dắt tác động có
chủ đích và có hiệu quả đến sự nắm vững kỹ năng kỹ xảo và sự phát triển các tố
chất thể lực của VĐV ngay ở chính những môn thể thao đó”.
Các khái niệm của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách trình bày cũng
như ngôn ngữ sử dụng nhưng đều có sự nhất trí cao về nội hàm. Như vậy BTBT
chuyên môn có thể được hiểu là những bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt,
tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt nhằm giúp VĐV nắm vững và hoàn thiện,
nâng cao kỹ chiến thuật cho từng môn thể thao cụ thể.
Trong môn võ thuật nói chung và môn võ thuật CAND nói riêng, các kỹ thuật
đòn chân là những kỹ thuật tương đối phức tạp và đòi hỏi độ chuẩn xác cao nên
người ta có thể phân kỹ thuật ra nhiều giai đoạn để thực hiện từng phần của kỹ thuật
nhằm giúp cho người học dễ dàng nắm vững và sau đó liên kết lại thành kỹ thuật
hoàn chỉnh.
Trên cơ sở phân chia kỹ thuật thành các giai đoạn, để giúp người học dễ nắm
vững người ta thường sử dụng các loại bài tập sau:
24



- Bài tập mang tính chuẩn bị (chủ yếu là bài tập khởi động chung và bài tập
khởi động chuyên môn) để giúp người học đưa trạng thái tâm sinh lý…thích ứng với
việc tiếp thu kỹ thuật.
- Bài tập mang tính dẫn dắt nhằm giúp cho người học xây dựng được biểu
tượng từng phần, dần dần hình thành được biểu tượng vận động toàn vẹn, nắm vững
được yếu lĩnh kỹ thuật động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ
đến hoàn chỉnh.
- Bài tập mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác. Các bài
tập tạo ra các cảm giác không gian, thời gian và cảm giác dùng lực khác nhau. Để từ
đó tận dụng các kỹ năng đã hình thành để tiếp thu kỹ thuật mới.
- Bài tập bổ trợ thể lực: Như chúng ta đã biết muốn hoàn thiện một kỹ thuật
nào đó ví dụ như kỹ thuật đá ngang (đẩy hết hông khi thực hiện kỹ thuật đá ngang)
đòi hỏi VĐV phải có tố chất mềm dẻo ở khớp hông…do đó đi đôi với việc sử dụng
bài tập bổ trợ kỹ thuật thì cần phải chú trọng bố trí xen kẽ các BTBT thể lực (mềm
dẻo) thì mới mang lại hiệu quả tập luyện kỹ thuật.
Có thể khẳng định BTBT chuyên môn vừa là một phương tiện giúp người tập
luyện nắn bắt kỹ thuật phức tạp và có độ khó cao, vừa là phương tiện thử nghiệm để
thúc đấy quá trình hoàn thiện nâng cao trình độ kỹ năng vận động cho người tập.
1.4. Quy luật hình thành kỹ năng động tác trong tập luyện kỹ thuật tấn công
bằng chân
Theo các nhà huấn luyện thể thao như Harre (1996), Diên Phong (1999), thì
người học tập thể thao nói chung và người học võ thuật nói riêng đều có quá trình
nắm vững, thành thạo kỹ năng các kỹ thuật đòn chân phải được trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác, giai đoạn cải tiến và nâng cao kỹ thuật, giai
đoạn củng cố và tự động hóa.
- Giai đoạn nắm vững sơ bộ động tác.
Thông thường ở giai đoạn này, người dạy học thông qua việc giảng giải phân
tích làm mẫu động tác giúp cho người học sơ bộ nắm được yếu lĩnh kỹ thuật và hình

25


×