Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình luật và chính sách quản lý tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.44 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Dành cho chương trình đào tạo Đại học chuyên ngành Quản lý
tài nguyên môi trường)

Tác giả: Nguyễn Hoàng Thủy

Năm 2017

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ................................................ 3
I. Khái quát về quản lý tài nguyên môi trường ...................................... 3
II. Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường ..................................... 10
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ................................ 17
I. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ................................... 17
II. Quan trắc về môi trường .................................................................. 19
III. Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo
cáo môi trường ............................................................................................. 19
IV. Đánh giá môi trường chiến lược ..................................................... 20


V. Đánh giá tác động môi trường ......................................................... 22
VI. Kế hoạch bảo vệ môi trường .......................................................... 23
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .. 25
I. Quản lý chất thải ............................................................................... 25
II. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường ............ 28
III. Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường ............................ 30
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .......................... 31
I. Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng ....................................................
II. Pháp luật về vệ sinh trong việc quản, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng thi
hài, hài cốt .................................................................................................... 32
CHƯƠNG 5. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN ........................................... 35
I. Pháp luật về tài nguyên rừng ............................................................ 35
II. Pháp luật về nguồn lợi thủy sản ....................................................... 40
III. Pháp luật về giống cây trồng, vật nuôi ............................................ 43
IV. Pháp luật về tài nguyên nước .......................................................... 43
V. Pháp luật về tài nguyên khoáng sản .................................................. 46
VI. Pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa ............................................. 50
CHƯƠNG 6. THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 56
I. Thanh tra, kiểm tra nhà nước về môi trường ...................................... 56
II. Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường ............................................ 57
III. Giải quyết tranh chấp môi trường.................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 60

2


LỜI NÓI ĐẦU
Bảo vệ tài nguyên môi trường đang là vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia,
dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự suy thoái tài

nguyên môi trường và những sự cố môi trường đang diễn ra ngày càng ở mức
độ cao đang đặt con người trước nhiều thử thách. Nguy cơ môi trường ô nhiễm
và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng kéo theo nhu cầu
cấp thiết của con người là phải bào vệ tài nguyên thiên nhiên và con người. Việt
Nam cũng đang là một trong những quốc gia đang phải đối đầu với vấn đề tài
nguyên thiên nhiên bị tàn phá và suy thoái nghiêm trọng.
Bảo vệ tài nguyên môi trường đã trở thành một trong những chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách
khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá
nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn việc khai thác bừa
bãi và tránh tình trạng suy thoái tài nguyên ngày một nghiêm trọng. Trong
những biện pháp mà Nhà nước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về tài
nguyên môi trường biểu hiện rõ nét về sự cấp bánh của vấn đề bảo vệ tài nguyên
môi trường và dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân những
kiến thức pháp luật về tài nguyên môi trường.
Luật và chính sách quản lý tài nguyên môi trường được đưa vào chường
trình đào tạo đại học chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường trong thời
gian gần đây. Việc giảng dạy đang còn mới mẻ song đã đạt những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, do thiếu giáo trình, tài liệu nên việc học tập của sinh viên còn
gặp nhiều khó khăn. Bộ môn Luật, Khoa Lý luận chính trị đã yêu cầu giảng viên
giảng dạy tiến hành soạn thảo giáo trình Luật và chính sách về quản lý tài
nguyên môi trường để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Giáo trình được
soạn thảo trên cơ sở những thành tựu lập pháp của đất nước, đặc biệt là thực
tiễn của đất nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Đây là một môn học khoa học mới và đang còn nhiều quan điểm, cách tiếp
cận khác nhau. Chính vì vậy, mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng song giáo trình
này khó tránh khỏi những hạn chế và khó có thể đáp ứng được đầy đủ những
yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Tác giả sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thiện giáo trình.

TÁC GIẢ

3


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (03LT, 01TL)
I. KHÁT QUÁT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm quản lý tài nguyên môi trường
1.1 Định nghĩa
Quản lý tài nguyên môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm
bảo vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp
phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Khoản 1 - Điều
3- Luật BVMT 2014).
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác
(Khoản 2 - Điều 3- Luật BVMT 2014).
- Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục...
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều
kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
- Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu
vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,..
1.2 Mục đích, nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý tài nguyên
môi trường
1.2.1 Mục đích công tác QLTNMT
- Bảo vệ môi trường: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn,

phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành (Khoản
3 - Điều 3- Luật BVMT 2014).
- Phát triển bền vững: Mục tiêu của quản lý môi trường là PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và
BVMT. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để
BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc
phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc
gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những
ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.

4


+ “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường” (Khoản 4 - Điều 3- Luật BVMT 2014).
+ Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi
trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
 Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
 Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên tái tạo
và không tái tạo được.
 Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất.
 Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng.
 Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
 Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mọi người đối với
thiên nhiên.

 Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi trường của mình.
 Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ môi
trường.
 Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu, không một quốc gia
nào được lợi hay thiệt riêng mình khi toàn cầu có một môi trường trong lành
hay ô nhiễm.
Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là
phải làm sao cho môi trường nghiệp hóa, lượng oxit lưu huỳnh, CH4, CFC,
bụi ... thải vào không khí cũng ngày càng tăng gây nên hiện tượng phá hủy
tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính.
Muốn cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, con người phải khai thác
tài nguyên, phát triển nền kinh tế... song điều đó lại gây nên sự giảm sút tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến cuộc sống. Tuy biến đổi
nhưng vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con
người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết;
cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống;
nơi chôn vùi các phế thải sản xuất và sinh hoạt giữ không cho phế thải làm ô
nhiễm môi trường. Đó chính là PTBV.
1.2.2 Các nguyên tắc chung về quản lý môi trường
* Nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống
trong một môi trường trong lành.
- Khái niệm: “Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền
được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật MT chứ không phải môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cho cuộc
sống được hài hòa với tự nhiên” (nguyên tắc thứ nhất của tuyên bố
5


STOCKHOLM về môi trường và con người, tuyên bố RIO DE JANEIRO về
môi trường và phát triển).

- Cơ sở xác lập:
+ Tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong lành: Đây
là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói
chung.
+ Thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên
này đang bị xâm phạm.
+ Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.
- Hệ quả pháp lí:
+ Nhà nước phải cá trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để
bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm đảm bảo cho người dân được sống
trong MT trong lành. Xét ở khía cạnh này đây không chỉ là một nguyên tắc mà
còn là mục đích cuả LMT.
+ Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sông trong môi
trường trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân (điều 25, 43 và các điều trong chương 2, Hiến pháp 2013) như : Quyền
khiếu nại, tố cáo, Quyền tự do cư trú, Quyền được bồi thường thiệt hại, Qyền
tiếp cận thông tin...
* Nguyên tắc phát triển bền vững.
- Khái niệm: Theo khoản 4, Điều 3 Luật BVMT phát triển bền vững được
định nghĩa là: “Phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường”.
Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì
mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần có sự tiếp cận
mang tính tổng hợp và đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu: kinh tế - xã
hội - môi trường.
- Cơ sở xác lập: Nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau:
+ Tầm quan trọng của môi trường và phát triển.
+ Mối quan hệ tương tác với môi trường và phát triển.

- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
BVMT (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của nguyên tố Stockholm, nguyên
tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro).
+ Hoạt động trong sức chịu đựng của con người.
* Nguyên tắc phòng ngừa
6


- Cơ sở xác lập:
+ Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.
+ Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ
có thể phòng ngừa.
+ Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và
thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường.
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã
được chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa
nguyên tắc phòng ngừa và nguyê tắc thận trọng.
- Yêu cầu của nguyên tắc
+ Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra
cho MT
+ Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro
* Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
- Cơ sở xác lập:
+ Coi MT là một loại hàng hóa đặc biệt
+ Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT
+ Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo
nghĩa rộng bao ủMT,người có hành vi gây tác động tới MT theo quy định cua
pháp luật
- Mục đích của nguyên tắc:

+ Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng
khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động
vào chính lợi ích kinh tế của họ.
+ Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng BVMT
+ Tạo nguồn kinh phí hoạt động cho BVMT
- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và
mức độ gây tác động xấu tới MT
+ Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích
và hành vi của các chủ thể có liên quan.
- Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc:
+ Thuế tài nguyên (Luật thuế tài nguyên)
+ Thuế môi trường (Luật thuế bảo vệ MT)
+ Phí bảo vệ môi trường (Điều 8, Luật BVMT) có hình thức phí BVMT,
như phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản,...
7


+ Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác,dịch vụ
quản lí chất thải nguy hại,...)
+ Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sơ hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng
trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống chất thải tập trung,...)
+ Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên.
* Nguyên tắc phục hồi là một thể thống nhất
- Sư thống nhất của MT được thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc
gia,địa giới hành chính.
+ Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ
tương tác với nhau,yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố
khác.Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đén sự thay đổi về số

lượng và chất lương của nước trong khu vực.
- Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính. Điều này có nghĩa trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp
tác để BVMT chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt
dưới sự quản lý thống nhất của trung ương theo hương hình thành cơ chế mang
tính liên vùng bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
+ Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các nghành, các văn
bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác
và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể: (i) Các
văn bản quy phạm pháo luật về MT như luật BVMT, Luật bảo vệ và phát triển
rừng, Luật tài nguyên nước,... phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất và (ii)
Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các nghành, lĩnh vực phải
đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của MT theo hướng quy hoạt động quản lý
về MT về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của chính phủ.
1.2.3 Nội dung quản lý tài nguyên môi trường
* Quản lý môi trường là một trong những nội dung quản lý kinh tế - xã
hội của nhà nước. Trong Điều 139 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2014, nội
dung của công tác quản lý môi trường gồm các điểm sau:
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề
án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

8



4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm
định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi
trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu
nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách
nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Theo phạm vi và tinh chất quản lý, quản lý môi trường có thể chia ra
các loai sau:
- Quản lý môi trường khu vực: Khu đô thị, nông thôn, biển...
- Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp,
năng lượng, khai thác khoáng sản,vv.
- Quản lý tài nguyên: tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khi
hậu.vv.
* Theo tính chất của công tác quản lý có thể phân loại:
- Quản lý chất lượng môi trường như: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn
về chất lượng không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm...
- Quản lý kỹ thuật moi trường: quan lý hệ thống quan trắc, giám định,
đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, các trạm phân tích và các phòng
thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường, thẩm định chất lượng của máy và

thiết bị, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường....
- Quản lý kế hoạch môi trường: quản lý việc xây dựng và thực thi các kế
hoạch bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, xây dựng các công
trình bảo vệ môi trường, hình thành và quản lý quỹ môi trường ở Trung ương,
các ngành, các cấp địa phương.
Trong quá trình thực hiện, các nội dung quản lý trên sẽ tạo thành một hệ
thống xen kẽ và đan xen lẫn nhau phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Ví
dụ, quản lý môi trường đô thị gồm cả quản lý chất lượng môi trường, kỹ thuật
môi trường và kế hoạch hoá môi trường trên địa bàn đô thị.
9


Sơ đồ cấu trúc các nội dung quản lý nhà nước về mặt môi trường

Nhà nước, hiến
pháp
Kế

Mục tiêu, định
hướng lớn

Đường lối phát
triển bền vững

Chiến lược

hoạch

Mục tiêu cụ thể


Cơ cấu kinh tế
xã hội

Cơ cấu tổ chức
quản lý hợp lý

Cơ chế nhân lực

Tổ chức công
tác QLMT

Đội ngũ cán bộ
mt
Nguồn nhân lực
khác

Phương pháp,
hình thức &
nghệ thuật quản


Các công cụ
quản lý
Chính sách
quản lý

Tạo lập các cơ
hội khai thác nội
lực và nguồn lực
quốc tế


Các giải pháp
quản lý cụ thể

Kinh tế
Pháp lý
Xã hội

Quan điểm
Biện pháp
Thủ thuật

II. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về công cụ quản lý môi trường
Để nâng cao hiệu quả thực hiện bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý
nhà nước, các doanh nghiệp và các cơ quan phi chính phủ.., đã và đang đề xuất
10


và triển khai nhiều chính sách, hệ thống và khái niệm mới về môi trường, đồng
thời cũng phát triển và sử dụng nhiều công cụ mới trong công tác bảo vệ môi
trường. Vì vậy, để hiểu rõ bản chất của các công cụ sử dụng trong quản lý môi
trường, khái niệm “công cụ môi trường”cần phải được đề cập.
Theo một bài viết trong một số chuyên đề gần đây về quản lý môi trường
của tạp chí ‘UNEP Industry and Environment’: “Các công cụ quản lý môi
trường là các phương pháp và kỹ thuật (instruments) dùng để nâng cao chất
lượng của việc ra quyết định hay quản lý thông tin hay tác động đến những thay
đổi trong hành vi của những người khác nhằm mục đích chung là nâng cao kết
quả thực hiện (performance) các yêu cầu môi trường trong công nghiệp”. Từ
khái niệm này có thể hiểu rằng, các công cụ quản lý môi trường có thể được sử

dụng bởi các công ty để theo dõi, quản lý tốt hơn hay nâng cao kết quả thực hiện
các yêu cầu về môi trường của họ, và bởi các chính phủ hoặc các cấp chính
quyền của một quốc gia, vùng lãnh thổ để gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các
yêu cầu môi trường của các nhóm: ngành, vùng, quốc gia hay quốc tế.
Như vậy, công cụ quản lý môi trường là việc tổng hợp các biện pháp
hoạt động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Công cụ quản lý môi trường có những đặc tính sau:
- Là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý
môi trường quốc gia;
- Đa dạng về hình thức và không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối
trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động
nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau;
- Các tổ chức nhà nước, địa phương có thể lựa chọn một nhóm các công
cụ thích hợp cho từng hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể. Ví dụ, để quản lý các
hoạt động sản xuất nên dùng các công cụ kinh tế. Trong khi đó để quản lý môi
trường các hoạt động xã hội, thì các biện pháp hành chính có tác dụng hơn;
- Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, tuỳ theo điều kiện cụ thể (điều kiện pháp
lý, thực trạng kinh tế và phong tục tập quán) để sử dụng các biện pháp thích
hợp. Ví dụ, đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì các biện pháp kinh tế, giáo dục
sẽ có tác dụng hơn so với việc sử dụng luật pháp;
- Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc và
phải làm thuờng xuyên đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và
là công tác trọng tâm của ngành môi trường.
Bằng các phương pháp, công cụ và phương tiện khác nhau Nhà nước đã
tác động lên các hoạt động của của con người để làm hài hoà mối quan hệ giữa
môi trường và phát triển: phát triển không gây ảnh hưởng đến môi trường và bảo
vệ môi trường nhưng không làm kìm hãm đến tốc độ phát triển kinh tế. Các
công cụ và phương tiện mà Nhà nước dùng để quản lý nhà nước về môi trường


11


là các công cụ kỹ thuật, kinh tế, chính sách và pháp luật, trong đó pháp luật có vị
trí đặc biệt quan trọng.
2. Phân loại công cụ quản lý môi trường
Theo xu hướng, bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm ở mọi quốc
gia và trên trường quốc tế, công cụ quản lý môi trường ngày càng đóng vai trò
quan trọng, tinh vi và mang tính hiệu qủa hơn. Do đó, để nắm rõ hơn về công cụ
quản lý môi trường, chúng ta có thể phân loại công cụ quản lý môi trường đứng
trên nhiều góc độ khác nhau.
- Căn cứ theo chức năng, công cụ quản lý môi trường có: công cụ điều
chỉnh vĩ mô; công cụ hành động; và công cụ phụ trợ.
+ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp, chính sách. Nhờ luật pháp, chính
sách, nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ
đến môi trường.
Ví dụ, khi các qui định luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn, các ngành
sản xuất tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường (xi măng, nhiệt điện…)
sẽ phải tăng cường đầu tư vào xưa lý chất thải. Do vậy, các nước phát triển đang
có xu hướng chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều sang các
nước nghèo và đang phát triên. Khi cần uư tiên phát triên ngành nào, nhà nước
có thể thông qua chính sách môi trường dể điều chỉnh.
Ví dụ, để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN Việt nam, theo
Thông tư 90/1998/TT/Bộ KHCN&MT, các nhà đầu tư có thể không cần lập báo
cáo ĐGTĐMT sau khi đã ký cam kết với Ban quản lý KCN về việc thực hiện
đầy đủ các quy định về bảo vệ môi truờng.
+ Công cụ hành động: Đây là công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi
trường môi trường trong kinh tế, sinh hoạt...), công cụ kinh tế, có tác động trực
tiếp đến lợi ích kinh tế – xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh. Công cụ hành
động là công cụ chủ yếu của các tổ chức môi trường và nó được xây dựng trên

cơ sở luật pháp, chính sách quốc gia. Nhìn chung, công cụ hành động là rất đa
dạng và có ảnh hưonga trong một phạm vi nhất định.
+ Công cụ phụ trợ (GIS, mô hình hoá, giáo dục môi trường, thông tin môi
trường…) là các công cụ có tác động điều chỉnh hoặc không tác động trực tiếp
tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô
nhiễm, giáo dục con người trong xã hội.
- Căn cứ bản chất các công cụ, công cụ quản lý môi trường có: công cụ
luật pháp - chính sách; công cụ kinh tế; công cụ kỹ thuật; và công cụ phụ trợ.
+ Công cụ luật pháp - chính sách bao gồm: các quy định về luật pháp và
chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về
môi trường, luật nước, luật đất đai và luật bảo vệ và phát triển rừng; các chính
sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia như phát triển ngành năng lượng,
phát triển giáo dục, phát triển nông nghiệp… Ngoài ra, công cụ luật pháp - chính
sách có thể làcác quy định văn bản dưới luật của các ngành ở từng quốc gia như
12


nghị định, tiêu chuẩn hoặc qui định của các cơ quan tối cao của chinh quyền địa
phương.
+ Công cụ kinh tế: các công cụ kinh tế đánh vào thu nhập bằng tiền của
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế rất đa dạng (ví dụ như
thuế môi trường, sinh thái, quỹ môi trường, phí môi trường, cô ta môi trường...)
và được xây dựng, áp dụng cho từng quốc gia, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển
của kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có. Theo kinh nghiệm
thì công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả ở những nền kinh tế thị trường.
+ Các công cụ kỹ thuật bao gồm các công cụ đánh giá môi trường, quan
trắc môi trường, kiểm toán môi trường, qui hoạch môi trường, công nghệ xử lý
các chất thải, tái chế và tái sử dụng... Nói chung, công cụ kỹ thuật có tác động
trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm môi trường hoặc quản lý chất ô nhiễm
trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất và nó được thực hiện

qua vai trò kiểm soát và giám sát. Công cụ kỹ thuật có thể được thực hiện thành
công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào.
+ Công cụ phụ trợ tuy không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất
sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này nhưng các
công cụ phụ trợ như GIS, mô hình hoá môi trường, giáo dục và truyền thông về
môi trường... đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường.
3. Luật và chính sách quản lý TNMT
3.1 Luật Môi trường
Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai
thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Lưu ý: Chung ta không nói LMT là một nghành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới LMT là phải nói tới
cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT.
- Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và nhiều
văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến môi trường đã được ban hành như:
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006)
Luật bảo vệ sức khỏe cho nhân dân (1989)
Luật thuế tài nguyên Số: 45/2009/QH12 (2009)
Pháp lệnh bảo vệ đê điều (2000)
Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)
Luật đất đai (2013)
Luật dầu khí (2008)
Luật khoáng sản (2010)
13


Luật tài nguyên nước (2012)
Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996)

Pháp lệnh thú y (2004)
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001)
Các luật và pháp lệnh này đã góp phần quan trọng trong việc điều
chỉnh các hành vi của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động BVMT ở Việt
Nam.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường:
Đến năm 1997, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành
được trên 200 TCVN về môi trường, trong đó có 9 TCVN về chất lượng môi
trường xung quanh, 9 tiêu chuẩn thải, 153 về tiêu chuẩn phương pháp thử,
đánh giá xác định các chỉ tiêu chất lượng môi trường, chất ô nhiễm, 29 tiêu
chuẩn chung khác. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường là một phần
quan trọng của hệ thống luật pháp của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với Cục Bảo vệ môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp chấp nhận một số tiêu
chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam, thúc đẩy
mạnh mẽ sự hòa nhập trong lĩnh vực môi trường với khu vực và thế giới.
- Công ước bảo vệ môi trường:
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt
Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia
ở trong ngoặc):
Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế (1944).
Thỏa thuận về thiết lập ủy ban nghề cá Ấn Ðộ Dương - Thái Bình
Dương (1948).
Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ (1967).
Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt
như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).
Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan
trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982.
Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
(19/10/1982).

Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi
trùng và công việc tiêu huỷ chúng.
Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy
cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).
Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).
14


Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc
xung đột vũ trang.
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).
Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO,
1985.
Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).
Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).
Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu
phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987).
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987
(26/1/1984).
Bản bổ sung Luân Đôn cho công ước, Luân Đôn, 1990.
Bản bổ sung Copenhagen, 1992.
Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái Bình
Dương, 1988 (2/2/1989).
Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải
độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
(16/11/1994).
Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
3.2 Chính sách quản lý TNMT

Chính sách quản lý là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện
pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu
chiến lược của đất nước.
Chính sách tài nguyên môi trường là tổng thể các quan điểm, các
biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu BVMT và PTBV của
quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một tổ chức nhất định.
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước)
và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có
những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những
chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng
đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng
trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.
- Tầm quan trọng của chiến lược và chính sách tài nguyên môi trường:
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần đề ra những chiến lược, chính
sách phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, thúc đẩy,
khuyến khích mọi người, mọi cơ quan đoàn thể tích cực tham gia công cuộc
cải thiện và bảo vệ môi trường. Mỗi quốc gia đều có hệ thống các chính
15


sách, chiến lược phát triển riêng của mình. Đây là công cụ để chỉ đạo toàn bộ
hoạt động phát triển kinh tế xã hội cũng như BVMT. Rõ ràng chính sách phát
triển có quan hệ mật thiết với chiến lược BVMT. Nếu tách rời chúng thì
không thể thực hiện tốt việc phát triển cũng như BVMT. Chính vì vậy
chúng ta xét các chính sách, chiến lược này như một thể thống nhất. Trong khi
chính sách xác định rõ mục tiêu phát triển, BVMT và định hướng hoạt động
thì chiến lược cụ thể hóa và tìm phương thức, nguồn lực để có thể đạt được
mục tiêu.
- Nội dung của chính sách và chiến lược tài nguyên môi trường:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt

động bảo vệ MT, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ MT theo
quy định của pháp luật.
+ Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và
biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học,khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên,phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo,đẩy mạnh
tái chế,tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
+ Ưu tiên sử lý vấn dề môi trường bức xúc,ô nhiễm môi trương nghiêm
trọng,ô nhiễm môi trường nguồn nước,chú trọng bảo môi trương khu dân
cư,phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môt trường.
+ Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường,bố trí khoản
chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng
trưởng chung,các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường quản lý thống nhất và ưu
tiên sử dụng cho các kĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường
+ Ưu đãi hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ
sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
+ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.
+ Phát triển khoa học, công nghệ môi trường, ưu tiên nghiên cứu, chuyển
giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với
môi trường, áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ
môt trường.
+ Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường,bảo vệ tài nguyên với ứng phó
với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh môi trường.
+ Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, thực hiện
đầy đủ cam kết quôc tế về bảo vệ môi trường.

16


CHƯƠNG 2.

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH
GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG (03LT, 02TL)
I. TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
1.1 Định nghĩa
Theo luật BVMT: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông
số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và
các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi
trường”.
“Quy phẩm kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”
(Khoản 5,6, Điều 3, Luật BVMT).
Theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chuẩn là quy định về đặc
tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này” “Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn cuả đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo
an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, môt trường, bảo vệ lợi
ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu
khác” (Khoản 1,2, Điều 3 của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật).
Có thể nhận thấy cả hai thuật ngữ này đều thể hiện dưới dạng những tiêu
chuẩn mực dưới dạng định tính hoặc định lượng cụ thể.Trong lĩnh vực môi
trường thì các thông số mang tính kỹ thuật càng được định lượng thì càng đánh
giá chính xác mức đọ ô nhiễm.
1.2 Phân loại

Có nhiều cách thức phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nội dung, mục
đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường
được chia thành:
- Tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng môi trường: Là những tiêu chuẩn,
quy chuẩn dùng để đánh giá môi trường xung quanh, để xác định thế nào là môi
trường bị ô nhiễm, và nếu ô nhiễm thì ở mức đọ như thế nào. Tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định rõ những chất gì không dươc có, những chát gì có thể có những
có giới hạn,...trong môi trường. Nói cách khác, những tiêu chuẩn quy chuẩn
dạng này sẽ đề ra mức tối đa của các chất gây ô nhiễm trong môi trường tiếp
nhận dùng để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh. Đây là những tiêu
17


chuẩn, quy chuẩn để xác định đâu là môi trường sạch, không bị ô nhiễm hay
ngược lại.
- Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải: Là các tiêu chuẩn, quy phẩm được áp dụng
trong lĩnh vưc kiểm soát xả thải vào môt trường do hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của con người. Tiêu chuẩn, quy chuẩn thải có hai loại là tiêu chuẩn, quy chuẩn
đối với chất thải và tiêu chuẩn, quy chuẩn tổng thải.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất thải: Là những tiêu chuẩn, quy chuẩn
được xác định những điều kiện chất thải được phép thải vào môi trường, cụ thể
nó quy định những chất gây ô nhiễm nào được phép có trong chât thải, nếu có
thì định lượng là bao nhiêu,...
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về tổng thải: Là tổng lương chất thải được phép
thải vào khu vực cụ thể (một lưu vực sông ,một hồ nước lớn,...). Chúng ta chỉ
được phép thả trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Tuy nhiên, để xác
định đươc chỉ tiêu chuẩn về tổng thải là vấn đề rất khó khăn. Việt Nam chúng ta
hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn về tổng thải do chưa thể đánh giá được khả
năng tự làm sạch của môi trường.
- Tiêu chuẩn bổ trợ: Là những biện pháp, cách thức quy trình để xác định

những hai nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn được đề cập ở trên.
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuần môi trường và quy
chuẩn môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam);
tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế, quy phẩm quốc gia, quy chuẩn địa phương.
2. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật môi
trường
2.1 Xây dựng công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường (từ Điều 10
đên Điều 25 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)
* Xây dựng và công bố
- Đối với tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu: TCVN): Bộ tài nguyên và môi
trường xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ thẩm định và công bố.
- Đối với tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Các tổ chức tự xây dựng và công bố.
* Áp dụng
- Nguyên tắc:
+ Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
+ Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi
được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật,quy chuẩn kỹ thuật.
+ Tiêu chuẩn cơ sở được áp đung trong phạm vi quản lý của tổ chức công
bố tiêu chuẩn.
Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban
hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng. Các tiêu chuẩn nayt chỉ mang
tính tham khảo ,khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận của
các quốc gia thành viên về việc áp dụng trưc tiếp những tiêu chuẩn đó. Lưu ý lá
khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn

18


quốc gia thì tiêu chuẩn đo đa đươc áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn của
quốc gia đó (đã có sự chuyển hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia).

- Phương thức áp dụng: Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện
dẫn trong văn bản khác. Tiêu chuẩn đươc sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh
giá sự phù hợp.
2.2 Xây dựng, công bố và áp dụng quy chuẩn môi trường (từ Điều 26,39
của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật).
* Xây dựng và công bố quy chuẩn môi trường:
- Đối với QCVN: do Bộ Tài nguyên và môi trương ban hành (Bộ Khoa học
và công nghệ thẩm định;
- Đối vơi QCĐP: do UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương ban hành để
áp dụng trong phạm vi hoạt động địa phương.
* Áp dụng quy chuẩn môi trường:
- Quy chuẩn kỹ thuật đươc áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
- Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự
phù hợp.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiêu lực thi hành trong phạm vi cả nước,
quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trưc thuộc trung ương ban hanh quy chuẩn kỹ
thuật đó.
Lưu ý :sinh viên tham khảo thêm chương XI, luật bảo vệ môi trường.
II. QUAN TRẮC VỀ MÔI TRƯỜNG
Sinh viên tự nghiên cứu Điều 121 đến Điều 127 Luật BVMT
III. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG, CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG, THỐNG
KÊ MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
1. Thông tin môi trường
Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dang ký hiệu,
chữ viết, chữ số, hình ảnh , âm thanh hoặc dạng tương tự (Khoản 29, Điều 3,
Luật BVMT). Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi
trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường, hoạt động bảo vệ môi trường. Thông tin môi trường có thể la những

thông tin mang tính chất vĩ mô, hoặc các thông tin mang tính chất cụ thể.
Việc thu thập quản lý thông tin môi trường do bộ tài nguyên và môi trường
trụ trì, phối hơp với bộ, nghành va địa phương thu thập và quản lý, xây dựng cơ
sở dữ liệu môi trường quốc gia. Các bộ ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý thông tin môi trường,
xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, ngành, địa phương và tích hợp với
cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ lập
hồ sơ môi trường, quản lý thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
19


Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thuộc đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi
trường trong phạm vi quản lí của mình với các cơ quan quản lý môi trường trực
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều này có trách nhiệm cung cấp thông
tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban cấp huyện, cấp xã.
Bộ, nghành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan
đến nghành, lĩnh vực quản lí cho Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Thông tin môi trường phải được công khai (trừ những thông tin môi trường
thuộc danh mục bí mật nhà nước). Hình thức công khai phải đảm bảo thuận tiện
cho những đối tượng liên quan tiếp nhận thông tin. Cơ quan công khai thông tin
môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
2. Chỉ thị môi trường và thống kê môi trường
Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của
môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây

dựng, ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi
trường địa phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
Thống kê môi trường là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và
công bố các chỉ tiêu cơ bản phản ánh bản chất và diễn biến của các vấn đề môi
trường theo không gian và thời gian. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hệ
thống chỉ tiêu thống kê môi trường, tổ chức thực hiện công tác thống kê môi
trường quốc gia; hướng dẫn công tác thống kê môi trường; xây dựng cơ sở dữ
liệu thống kê môi trường quốc gia. Bộ, nghành tổ chức thực hiện công tác thống
kê môi trường trong phạm vi quản lí; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi
trường của ngành, lĩnh vực; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường về chỉ
tiêu thống kê môi trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác
thống kê môi trường của địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi
trường của địa phương; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ
tiêu thống kê môi trường.
3. Báo cáo môi trường
Sinh viên tham khỏa Điều 143-138 Luật BVMT.
IV. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
1. Khái niệm
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững. Đây là hoạt động thể hiện nguyên tắc phòng ngừa tắc phòng ngừa.
2. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược (Điều 3 Luật BVMT)
20


Theo Điều 13 Luật BVMT thì đối tượng phải đánh giá môi trường chiến
lược gồm:

- Chiến lược quy hoạch tổng kết phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế
- xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khi chế xuất, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghành, lĩnh vực quy mô từ 02
trở lên.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghành, lĩnh vực quy mô quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường.
- Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy hoạch của đối tượng thuộc các
điểm a, b, c, d và đ của Điều 13 luật BVMT.
Lưu ý: Không phải chỉ có chiến lược phát triển mới thuộc đối tượng phải
đánh giá môi trường chiến lược mà đối tượng phải đánh giá môi trường chiến
lược theo Luật BVMT 2014 còn có những quy hoạch, kế hoạch phát triển; cũng
không phải mọi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đều là đối tượng
phải đánh giá môi trường chiến lược. Đối tượng đánh giá môi trường chiến lược
là những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được quy định trong điều
13 Luật BVMT.
3. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có
trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược. Đánh giá môi trường chiến lược phải thực hiện đồng thời với quá trình xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích
hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. trên cơ sở thực hiện đánh giá
môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi
cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. Các nội dung chính của báo cáo ĐMC
được quy định tại Điều 15 Luật BVMT.

4. Thẩm định báo cáo dánh giá môi trường chiến lược
Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
được quy định như sau:
Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược đói với chiến lược,quy hoạch,kế hoạch do quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ quyết định.
Bộ,cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đanh giá môi trường chiến
lược đối với chiến lược,quy hoạch,kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của
mình.

21


Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược đối với chiến lược,quy hoạch,kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt
của mình và hội đồng nhân dân cùng cấp.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trương chiến lược được tiến hành
thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm
định báp cáo đánh giá môi trương chiến lược thành lập.
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tổ chức điều tra
đánh giá thông tin trong báo cáo đánh giá môi trường chiiens lược,lấy ý kiến
phản biện của cơ quan ,tổ chức,chuyên gia có liên quan.
5. Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược
Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược,quy hoạch,kế hoạch có
trách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo đanh giá môt trường chiến lược và dự thoa văn
bản chiến lươc quy hoạch,kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu,tiếp thu ý kiến của hôi
đồng thảm định
Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trương chiến lược báo cáo bằng
văn bản kết quả thẩm định cho cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược quy

hoạch,kế hoạch báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đanh giá môi trường chiến
lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược,quy hoạch,kế hoạch.
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐMT)
1. Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,dự báo tác động đén môi
trường của dự án đầu tư cụ thể đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đó.
2. Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là những quy định trong điều
18 của luật BVMT, cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của quốc hội,chính
phủ,thủ tướng chính phủ;
Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di
tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng;
Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là những dự án đầu tư cụ thể.
Điều 18, Luật BVMT chỉ mới xác định những loại dự án đầu tư phải đánh giá
tác động môi trường, còn những dự án cụ thể cho chính phủ quy định
3. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án thuộc đối tượng quy dịnh phải BTM tự mình hoặc thuê tổ chức
tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị
dự án. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Nội dung chính của báo
22


cáo ĐTM được quy định tại Điều 22 Luật BVMT. Chi phí lập, thẩm định định
báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự

án chịu trách nhiệm. Luật BVMT cũng quy định trách nhiệm lập lại báo cáo
ĐTM (Điều 20) và tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM (Điều 22).
4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao thẩm định tổ chức việc
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định
hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định và
cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của
mình.Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý
kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường. Trong thời gian thẩm định,trường hợp có yêu cầu chỉnh
sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ
dự án thực hiện.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 23, Luật
BVMT.
5. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng
hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đanh
giá tác động môi trường, trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án
bằng văn bản và nêu rõ lý do
6.Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Sinh viên tham khỏa các Điều 26 - 28 Luật BVMT
VI. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Dự án đầu tư không được đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường.Phương án sản xuất,kinh doanh,dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập
dự án đẩu tư theo quy định tại Điều 30, Luật BVMT.
2. Đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Chủ dự án,phương án sản xuất,kinh doanh,dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệ

môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định xem xét, xác nhận trước khi
triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
Dự án nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bản tỉnh xử lí;
Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa
bàn tỉnh theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban nhân dân huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án,
phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại
23


Khoản 1, Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường,
cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường,
trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có
thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận
Chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo
vệ môi trường được xác nhận có trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ
môi trường đã được xác nhận.
Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện bện
pháp khắc phục và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi

trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
Hợp tác và cung cấp mọi thông tin liên quan cho cơ quan quản lí nhà nước
về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
Lập và đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong trường hợp: Thay đổi địa điểm; Không triển
khai thực hiện trong thời gian 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường
được xác nhận. Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường và gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
4. Trách nhiệm cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế
hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Tiếp nhận và xử lí kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan xử lí sự cố môi trường xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

24


CHƯƠNG 3.
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (03LT, 02TL)
I. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1. Khái niệm
1.1 Định nghĩa
Khái niệm chất thải (Khoản 12, Điều 3 của Luật BVMT)
Định nghĩa: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.

Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 15, Điều 3 của Luật BVMT)
“Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”.
1.2 Phân loại
- Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải
rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.
- Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác.
- Căn cứ vào tính chất nguy hại của các chất thải, chất thải được chia
thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường.
Việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các
biện pháp quản lý đối với từng loại chất thải.
Hiện tại trên thế giới, có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong
quản lý chất thải là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất (còn gọi là quản
lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất) và quản lý chất thải theo đường ống sản
xuất (quản lý chất thải trong suốt qúa trình sản xuất, dọc theo đường ống sản
xuất). Ngòai ra một số nước phát triển đã có cách tiếp cận mới trong quản lý
chất thải, đó là quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Cách này tập
trung vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (bao gồm cả các nhà sản
xuất để họ lựa chọn và đòi hỏi các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu
chuẩn môi trường, phải thân thiện với trường và bản thân người tiêu dùng cũng
hành đọng thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm.
Tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận chủ yếu vẫn là
quản lý chất thải cuối đường ống. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ
vào sự tác động của các chất thải đó đối với môi trường xung quanh, pháp luật
có các quy định khác nhau về quản lý chất thải.
2. Nội dung quản lý chất thải
- Quản lý chất thải nguy hại (từ Điều 90 đến Điều 94 của Luật BVMT;
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT)
25



×