HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT
VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ
GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
TẠI NHÀ TẠM GIỮ CÔNG AN HUYỆN SÔNG MÃ
GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện: HOÀNG VĂN VIÊN
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị K8 Sơn La
Chức vụ: Phó Viện trưởng
Đơn vị công tác: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sông Mã – Sơn La
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thị Hải Yến – Ban QLĐT
HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
HOÀNG VĂN VIÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT
VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ
GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
TẠI NHÀ TẠM GIỮ CÔNG AN HUYỆN SÔNG MÃ GIAI
ĐOẠN 2015-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015
MỤC LỤC
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù là một trong chín công tác thực hiện
chức năng, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được quy
định tại Điều 6 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014. Là
một bộ phận hợp thành chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có vị trí hết sức quan trọng
nhằm đảm bảo: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân
dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định" (Điều 20 Hiến
pháp nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013), "Người bị buộc tội
được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật
định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 31 Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013). Đặc biệt là trước yêu cầu
cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng, cần tăng cường công tác kiểm
sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt,
tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt tạm giữ, tạm giam,
phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong việc bắt tạm giữ, tạm
giam thuộc phạm vi phê chuẩn của mình.
Với vị trí tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù như trên, trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần thực
hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm mà pháp luật quy định, kết
hợp với sử dụng linh hoạt, kịp thời, phù hợp các biện pháp nghiệp vụ để đảm
2
bảo việc phát hiện, xử lý đúng đắn và phòng ngừa vi phạm pháp luật cũng như
tội phạm xảy ra khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người
chấp hành án phạt tù. Trong những năm vừa qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đã đạt được những kết
quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục đích của cuộc đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội, vừa bảo
đảm các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự trong những
năm vừa qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong các quy định về tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Mặc dù đã
có Bộ luật tố tụng hình sự mới, tuy nhiên vẫn còn có những vướng mắc, tồn
tại trong quá trình thực hiện, chưa có những văn bản hướng dẫn mới của
các cơ quan có thẩm quyền, chính vì vậy, thực tế và lý luận vẫn còn những
bất cập, vướng mắc, và tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi để khắc
phục và hoàn thiện. Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ, kiểm sát viên còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, tạm giam. Với lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề án: “Nâng cao
chất lượng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sông Mã
giai đoạn 2015 - 2020" là hết sức cần thiết, góp phần xây dựng hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh, trong đó có các quy định về các tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời bảo đảm được các
quyền dân chủ của công dân.
3
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ Công an huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
đúng luật định, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
đồng thời đảm bảo được các quyền dân chủ của công dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động
kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La.
- Nâng cao kỹ năng và chất lượng trong quá trình kiểm tra, giám sát tại cơ
quan thi hành án hình sự Công an huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- 100% cán bộ, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sông
Mã được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các kỹ
năng nghiệp vụ khi tiến hành kiểm sát trực tiếp.
3. Giới hạn của đề án
- Về đối tượng: Là công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ Công an huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Về không gian: Công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân
huyện Sông Mã tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Về thời gian: Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2015 đến
2020 tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sông Mã.
4
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù
* Người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
- Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự, người bị tạm giữ
là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt
theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ
đã có quyết định tạm giữ.
- Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình
bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có lệnh tạm giam (Điều 2 Quy chế về
tạm giữ, tạm giam, ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày
07/11/1998 của Chính phủ - sau đây gọi tắt là Quy chế tạm giữ, tạm giam).
* Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù: Là một trong những công tác thực hiện chức năng, kiểm
sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 6
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Là một bộ phận hợp thành
chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Trong hoạt động kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù, luật cũng quy định cho Viện kiểm sát những
nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, đồng thời cũng cho phép áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ nhằm phục vụ, xử lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật và xử
lý khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra; có thể hiểu các biện pháp
5
nghiệp vụ khi thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù là tổng hợp các yếu tố, cách thức thông
qua hoạt động kiểm sát mà pháp luật cho phép người có thẩm quyền áp
dụng nhằm thực hiện mục đích của hoạt động kiểm sát, đồng thời nhằm tác
động đến đối tượng kiểm sát và những người có trách nhiệm, có liên quan
đến việc bắt giam, giữ và chấp hành hình phạt tù để khắc phục, xử lý vi
phạm, tội phạm có hiệu quả. Người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ do pháp luật quy định có thể là Viện trưởng, Phó viện trưởng
hoặc kiểm sát viên được viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền.
Lưu ý: Các biện pháp nghiệp vụ nói ở đây là các biện pháp nhằm xử
lý, khắc phục và phòng ngừa vi phạm, cần phân biệt với các biện pháp
nhằm phát hiện vi phạm mà thông qua việc vận dụng các phương thức kiểm
sát như: Trực tiếp kiểm sát, yêu cầu tự kiểm tra thông báo kết quả cho Viện
kiểm sát ...
1.2.2. Mục đích của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, thực hiện chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật nhằm đảm bảo :
- Việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự theo đúng quy định
của pháp luật.
- Chế độ tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được chấp hành
nghiêm chỉnh.
6
- Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp
luật tước bỏ, được tôn trọng.
- Quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật
trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật.
* Kiểm sát việc tạm giữ nhằm bảo đảm mọi trường hợp tạm giữ phải đúng
đối tượng theo quy định của pháp luật. Người bị tạm giữ phải đúng là người bị
bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết
định truy nã, người phạm tội tự thú đối với họ đã có lệnh, quyết định tạm giữ của
cơ quan và người có thẩm quyền. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được
Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Trường hợp gia hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải
trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Khi nhận được quyết định trả tự do, quyết
định huỷ bỏ biện pháp tạm giữ thì cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong
việc giữ phải chấp hành ngay.
Người bị tạm giữ phải được quản lý chặt chẽ, không để trốn khỏi nhà tạm
giữ, việc quyết định của Trưởng nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người bị tạm giữ và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn
trọng. Giữ nghiêm trật tự kỷ luật, nghiêm cấm nhục hình, xâm phạm sức khỏe
người bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
Thực hiện chế độ với người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
* Kiểm sát việc tạm giam nhằm đảm bảo bị can, bị cáo bị tạm giam phải
có lệnh hoặc quyết định hợp pháp của cơ quan và người có thẩm quyền. Trong
7
thời hạn tạm giam phải có lệnh, quyết định còn có hiệu lực theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự, nắm chắc thời hạn tạm giam theo từng giai đoạn của tố tụng
hình sự. Phát hiện kịp thời mà án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án
cấp sơ thẩm chậm ra quyết định thi hành bản án hoặc thiếu thủ tục thi hành bản
án để yêu cầu khắc phục.
Việc quản lý người bị tạm giam theo quy định của pháp luật, không giam
chung những người trong cùng một vụ án, chống thông cung, liên lạc, phá buồng
giam, trốn khỏi nơi giam, vi phạm trật tự kỷ luật, phạm tội mới...Phát hiện những
sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý người bị tạm giam để yêu cầu Trưởng nhà
tạm giữ có biện pháp chấn chỉnh và tổ chức phòng ngừa vi phạm, tội phạm có
thể xảy ra.
* Kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù nhằm
đảm bảo khi nhận người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đầy đủ
hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật thi hành án hình sự và được cặp
nhật đầy đủ các tài liệu phát sinh trong quá trình chấp hành án. Khi hết thời hạn
chấp hành hình phạt tù, nếu họ không bị tạm giam về một hành vi phạm tội khác
thì giám thị nơi giam phạm nhân phải cấp giấy đã chấp hành xong hình phạt tù
và trả tự do ngay cho họ.
- Chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân đúng quy định tại Mục I
Chương III Luật thi hành án hình sự. Duy trì nghiêm trật tự kỷ luật phòng ngừa
và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam, phạm
tội mới...
Thực hiện đầy đủ các chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với
phạm nhân theo quy định của pháp luật.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét, quyết định giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù của Toà án nhân dân. Tham mưu cho Viện trưởng kháng
8
nghị theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm những quyết định của Toà án nhân dân về
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trái pháp luật.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm sát trong việc tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Các tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm sát trong việc tạm
giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù bao gồm :
- Về trình tự, thủ tục và quy trình từ khi bắt tạm giữ, và trong quá
trình tạm giữ, tạm giam, xét xử và thi hành án, cũng như quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù phải đảm bảo nghiêm minh, đúng quy định
của pháp luật.
- Chế độ, quyền lợi của người bị tạm giữ, tạm giam được đảm bảo và
thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Cán bộ quản lý của nhà tạm giữ, tạm giam chỉ được làm những điều
mà pháp luật cho phép.
- Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu cho nhà tạm giữ,
tạm giam theo đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo các tiêu chí như: không có người bị bắt tạm giữ, tạm giam
oan sai.
- Việc ghi chép các loại sổ sách theo biểu mẫu quy định.
1.1.4.Nội dung của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản
lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
a. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam :
* Kiểm sát sổ quản lý tạm giữ, tạm giam.
9
Sổ tạm giữ, tạm giam là sổ do Bộ Công an phát hành thống nhất trong
toàn quốc để quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, gồm có:
Sổ quản lý người bị tạm giữ, tạm giam;
Sổ quản lý trích xuất;
Sổ quản lý kỷ luật;
Sổ quản lý việc thăm gặp;
Sổ quản lý lưu ký.
Yêu cầu sổ phải được ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng các cột mục theo
quy định.
* Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam.
- Hồ sơ khi tiếp nhận người vào để tạm giữ, tạm giam gồm có:
Quyết định tạm giữ, Lệnh tạm giam, đối với người bị truy nã phải có
thêm các quyết định truy nã;
Biên bản bắt hoặc báo cáo bắt giữ;
Biên bản giao nhận hồ sơ và giao nhận người bị tạm giữ, tạm giam, xác
định tình trạng sức khoẻ;
Biên bản giao nhận tư trang, tài sản của người bị bắt (nếu có);
Lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển và toàn bộ hồ sơ liên quan đến
người bị tạm giữ, tạm giam ở nơi tạm giữ, tạm giam trước đó chuyển đến...
- Hồ sơ phát sinh trong quá trình tạm giữ, tạm giam;
Quyết định gia hạn tạm giữ có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát; quyết định
gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát; đề nghị gia hạn tạm giam của Cơ quan điều
tra; lệnh tạm giam của Viện kiểm sát; lệnh tạm giam của Toà án.
10
Danh chỉ bản; Thông báo hết hạn tạm giữ, tạm giam.
Hồ sơ kỷ luật người bị tạm giữ, tạm giam.
Đơn xin thăm gặp của thân nhân, của người bị tạm giữ, tạm giam có xác
nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, nơi cư trú hoặc làm việc và ý kiến
đồng ý thăm gặp của cơ quan đang thụ lý vụ án...
Ngoài những nội dung nêu trên, theo quy định về công tác hồ sơ thì
những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến quá trình tạm giữ, tạm giam của người bị
tạm giữ, tạm giam đều phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của người bị tạm giữ,
tạm giam.
* Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.
- Việc phân loại giam giữ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị
định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số
89/1998/NĐ-CP thì mỗi Công an cấp huyện, mỗi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương được tổ chức một nhà tạm giữ.
Nhà tạm giữ có một số buồng tạm giam và phải treo biển "Buồng tạm giam".
Đối với nhà tạm giữ thường xuyên có từ 30 người tạm giữ, tạm giam trở lên
được bố trí thêm buồng để quản lý phạm nhân phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm,
vận chuyển quà và đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa nhà tạm giữ, phục
vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ và treo biển "Buồng quản lý phạm nhân".
Chế độ quản lý, giáo dục và chế độ khác có liên quan đối với phạm nhân
được để ở nhà tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án phạt
tù. Đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo xa trung tâm hành chính cấp huyện thì
được Buồng tạm giữ. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng phải treo biển "Buồng
tạm giữ".
11
Theo quy định tại Điều 10 Quy chế trại giam: Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, mỗi công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân
đoàn và cấp tương đương trong quân đội nhân dân được tổ chức một hoặc hai
trại giam.
Trại tạm giam có buồng riêng để giam người có án tử hình và có một số
buồng để tạm giữ những người có Lệnh tạm giữ, người đã có quyết định thi hành
án phạt tù đang chờ chuyển đi Trại giam. Những buồng giam, giữ này phải được
treo biển "Buồng tạm giữ", "Buồng giam người có án tử hình", Buông giam
người chờ chuyển đi Trại giam".
Buồng tạm giữ để tạm giữ những người có quyết định tạm giữ. Không
được đưa người bị tạm giữ vào buồng tạm giam hoặc các buồng giam khác.
Theo Điều 15 Quy chế tạm giữ, tạm giam thì việc giam, giữ bố trí theo
khu vực và phân loại như sau:
+ Phụ nữ.
+ Người chưa thành niên.
+ Người nước ngoài.
+ Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
+ Loại côn đồ hung hãn, giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm.
+ Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia
+ Người bị Toà án tuyên phạt tử hình.
+ Người có án phạt tù chờ chuyển đi Trại giam.
Không được giam, giữ chung những người trong cùng một vụ án đang
điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam, giữ riêng từng người do cơ quan đang thụ lý
12
vụ án quyết định. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam có thể được giam, giữ
ở buồng riêng trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Mỗi một trại tạm giam có một cơ sở chấp hành hình phạt tù (gọi là Phân
trại quản lý phạm nhân) để thường xuyên phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận
chuyển quà, đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng trại tạm giam,
nhà tạm giữ phục vụ cho các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ. Việc thi hành án phạt
tù ở phân trại quản lý phạm nhân phải được thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án
phạt tù và Quy chế trại giam.
- Tổ chức quản lý giam giữ: Theo quy định tại Điều 18 Quy chế về tạm
giữ, tạm giam thì Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam bố trí cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ
24/24 giờ trong ngày để quản lý, tuần tra, canh gác, kiểm tra từng buồng giam,
giữ và toàn bộ khu vực giam, giữ, giải quyết kịp thời các việc đột xuất xảy ra.
Người bị tạm giữ, tạm giam đều phải ở trong buồng giam, giữ. Chỉ khi có
lệnh của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam mới được cho họ ra khỏi
buồng giam, giữ để thực hiện Lệnh trích xuất hay để thay đổi không khí, tắm,
giặt, khám, chữa bệnh, làm vệ sinh buồng giam, giữ. Không được sử dụng người
bị tạm giữ, tạm giam làm các việc trái quy định của pháp luật.
* Kiểm sát việc thi hành kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày
27/11/2002 thì:
Người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm quy chế, nội quy của nhà tạm giữ,
trại tạm giam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong
các hình thức kỷ luật sau:
- Cảnh cáo;
13
- Phạt giam riêng ở buồng kỷ luật từ 3 ngày đến 7 ngày và có thể bị gia
hạn đến 12 ngày. Người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm một chân.
Thời gian bị cùm chân do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết
định, nhưng không quá 10 ngày. Không áp dụng hình thức kỷ luật cùm chân đối
với người chưa thành niên, phụ nữ.
Việc thi hành kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm Quy chế
và nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam do Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm
giam quyết định bằng văn bản. Biên bản việc vi phạm và quyết định hình thức
kỷ luật được đưa vào hồ sơ của người đó. Trong thời gian chấp hành kỷ luật, nếu
người bị kỷ luật có tiến bộ thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam xem
xét được giảm thời hạn kỷ luật.
* Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
- Về chế độ ăn
- Về chế độ ở
- Về chế độ mặc và cấp phát khác
- Về chế độ thăm gặp
- Về nhận quà và gửi thư
- Về chế độ y tế
* Kiểm sát việc bảo đảm khiếu nại tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định tại Điều 31 Quy chế về tạm giữ, tạm giam, người bị tạm
giữ, tạm giam có quyền khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam trái pháp luật
hoặc có hành vi trái với Quy chế về tạm giữ, tạm giam.
b. Kiểm sát chế độ quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù:
14
* Chế độ quản lý người chấp hành án phạt tù: Theo quy định tại Điều 7, 8
Quy chế trại giam thì Trại giam phải tổ chức giam phạm nhân như sau:
- Khu giam giữ đối với người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân,
người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm.
- Khu giam giữ người bị kết án tù từ 15 năm trở xuống.
- Phạm nhân nữ hoặc người chưa thành niên phải được giam, giữ riêng.
- Đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy quy chế trại giam
phải giam riêng...
* Chế độ học tập giáo dục người chấp hành án phạt tù: Theo quy định tại
điều 25 Quy chế trại giam thì phạm nhân chưa biết chữ được học văn hoá để xoá
mù chữ, phạm nhân là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Phạm nhân
là người nước ngoài, dân tộc thiểu số được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm
nhân là đối tượng xoá mù chữ và người chưa thành niên, mỗi tuần học 3 buổi,
mỗi buổi học 4 giờ trong thời gian làm việc...
* Việc thực hiện chế độ ăn, ở, mặc, y tế, lao động và dạy nghề (theo quy
định tại Điều 22 Quy chế trại giam) :
- Phạm nhân lao động 8 giờ trong một ngày, được nghỉ các ngày lễ, Tết,
chủ nhật và tổ chức học tập vào ngày thứ bảy. Thời gian phạm nhân học tập văn
hoá, học nghề, nghe phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, học chương trình
giáo dục công dân được trừ vào thời gian lao động.
- Nữ phạm nhân và phạm nhân là người chưa thành niên lao động phù
hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ của họ. Không sử dụng những phạm nhân
này làm những công việc nặng nhọc, độc hại có trong danh mục cấm sử dụng lao
động nữ và người chưa thành niên...
15
- Phạm nhân có con trên 36 tháng tuổi phải gửi con về gia đình hoặc
người thân nuôi. Trường hợp họ không có gia đình, người thân thì Giám thị trại
giam liên hệ gửi con của phạm nhân vào các trung tâm bảo trợ xã hội nơi trại
giam đóng.
Điều 15; 16; 17; 18 và 19 Quy chế trại giam quy định về chế độ: chữa
bệnh, ăn uống, cấp phát chăn, màn, quần áo, hoạt động thể dục, thể thao, văn
nghệ...
* Chế độ khen thưởng, kỷ luật: Theo quy định tại các Điều 34; 35 và 36
Quy chế trại giam thì trong thời gian chấp hành án phạt tù nếu phạm nhân thực
sự ăn năn hối lỗi, chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức
chỉ tiêu kế hoạch, lập công...Giám thị trại giam xem xét khen thưởng theo các
hình thức: Biểu dương; thưởng tiền hoặc hiện vật... Còn trong thời gian ở trại,
nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười. Giám thị
trại giam xem xét và quyết định kỷ luật các hình thức: Cảnh cáo; bị giam tại
buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể đến 15 ngày. Buồng kỷ luật phải được xây
kiên cố. Trong thời gian bị kỷ luật phạm nhân có thể bị cùm chân (trừ phạm
nhân là nữ hoặc người chưa thành niên).
* Bảo đảm danh dự nhân phẩm không bị pháp luật tước bỏ cho người
chấp hành án phạt tù : Theo quy định của pháp luật thì nghiêm cấm mọi hình
thức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người đang chấp hành án
phạt tù. Đây là một trong những nội dung mang tính nhân đạo của Đảng và Nhà
nước đối với người chấp hành án phạt tù. Phát hiện vi phạm này thông thường
qua đơn, thư tố cáo, gặp hỏi trực tiếp người chấp hành án phạt tù.
* Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án
phạt tù : Theo quy định tại Điều 33 Quy chế trại giam thì khi phạm nhân có đủ
điều kiện để được tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Giám
16
thị trại giam có trách nhiệm làm các thủ tục đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù cho họ.
Việc xét đề nghị tạm đình chỉ hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất đối với mỗi phạm nhân, nếu họ có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
* Kiểm sát trực tiếp nơi giam, gặp hỏi người chấp hành án phạt tù: Kiểm
sát trực tiếp buồng giam, buồng kỷ luật khu giam...Gặp hỏi người chấp hành án
phạt tù để kết luận việc tuân theo pháp luật trong quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù.
* Quyết định trả tự do (theo điểm d khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức
VKSND năm 2014): Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù mà phát hiện có những trường
hợp bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện kiểm sát quyết định
trả tự do cho họ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức VKSND
năm 2014.
Kết luận: Kết thúc cuộc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù. Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn
bản. Kết luận được công bố trước Ban Giám thị Trại giam.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
mở rộng dân chủ. Đảng, nhà nước ta chủ trương xây dựng nền tư pháp
vững mạnh, dân chủ, công bằng, nghiêm minh. Theo đó, xu hướng lợi ích
cá nhân được đề cao, tư tưởng chống làm oan sai người vô tội được chú
trọng. Theo quy định tại khoản 2 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy
định ‘Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội
17
quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do Luật định’ và khoản 5 điều 31 Hiến
pháp quy định ‘Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc
bắt, giam giữ, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho
người khác phải bị xử lý theo pháp luật.’
- Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013;
- Bộ luật tố tụng hình sự ; Bộ luật hình sự ;
- Nghị quyết số 98/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2002, Nghị quyết
số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.
- Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp.
- Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2001 của Bộ trưởng Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế về tạm giữ, tạm
giam; Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam và thi hành án hình sự.
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Luật thi hành án
hình sự năm 2013.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của đề án là thực tiễn công tác thực hiện các hoạt động tố
tụng hình sự nói chung về kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù ; Các báo cáo công tác kiểm sát các năm ; Kết luận
kiểm sát trực tiếp việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành
18
án phạt tù tại nhà tạm giữ Công an huyện Sông Mã ; Các báo cáo chuyên đề về
tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Tại Nhà tạm giữ Công an huyện thường xuyên bị quá tải đối với các
trường hợp bị bắt tạm giữ, tạm giam. Các chế độ, chính sách đối với người bị
tạm giữ, tạm giam chưa được đảm bảo; các văn bản pháp luật chưa hướng dẫn
đầy đủ về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ. Cán bộ làm công tác quản lý, bảo
vệ, canh gác thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc
chấp hành pháp luật trong công tác giam giữ chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp, cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị
tạm giữ, tạm giam.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn
La cách trung tâm Thành phố Sơn La 103km. Có tổng diện tích tự nhiên 164.616
ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã và 1 Thị trấn, gồm: Mường Sai,
Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Mường Cai, Nà
Nghịu, Huổi Một, Chiềng Sơ, Yên Hưng, Mường Lầm, Chiềng En, Bó Sinh, Pú
Bẩu, Nậm Ty, Nậm Mằn, Chiềng Phung, Đứa Mòn và Thị trấn Sông Mã, toàn
huyện có 466 bản và 12 tổ dân phố, dân số trên 133.000 người; có 9 dân tộc anh
em cùng chung sống (Thái, Mông, Kinh, Sinh Mun, Khơ Mú, Kháng, Mường,
Lào, Tày), trong đó: Dân tộc Thái chiếm 58,01 %; Mông 18,39%; Khơ mú 3,14
%; Lào 0,11 %; kinh 14,13 %, Sinh Mun 5,59%, Kháng 0,40%, Mường 0,17%,
Tày 0,06% với mật độ dân số bình quân 78 người/1km2.
Vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La; phía nam giáp
huyện Sốp Cộp và huyện Mường ét tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân
19
dân Lào; phía đông giáp huyện Mai Sơn, phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông
tỉnh Điện Biên. Có 4 xã biên giới gồm: Mường Cai, Mường Hung, Chiềng
Khương, Mường Sai với 43,5km đường biên giới giáp với nước bạn Lào; có 2
Đồn biên phòng đóng trên địa bàn huyện; Có 1 cửa khẩu quốc gia đó là cửa khẩu
Chiềng Khương.
Sông Mã là huyện khó khăn của tỉnh, phần lớn các dân tộc có trình độ dân
trí thấp, tỷ lệ dân số tăng nhanh, sự hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế và luôn
tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định như: Di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai,
truyền và học đạo trái phép, nghiện hút và buôn bán ma tuý...
2.2.Thực trạng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân huyện
Sông Mã trong thời gian qua
* Khái quát đặc điểm, tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sông Mã.
Do Sông Mã là huyện nghèo của tỉnh Sơn La, tiến độ xây dựng cơ sở vật
chất của cơ quan điều tra chậm nên từ năm 2010 - 2014 quy mô nhà tạm giữ,
tạm giam Công an huyện chỉ có 9 phòng giam giữ đã xuống cấp, diện tích mỗi
phòng 8m2 quy mô tạm giữ 4 đến 6 đối tượng, trong đó có 3 buồng tạm giữ, 4
buồng tạm giam, 2 buồng thi hành án, các trường hợp tạm giam đều phải giam
chung với các đối tượng tạm giữ hoặc phải chuyển đến trại tạm giam Công an
tỉnh Sơn La để gửi cách huyện 93km nên rất khó khăn trong công tác kiểm sát
việc tạm giam và tống đạt các quyết định của Viện kiểm sát. Trước đây các cơ
quan tố tụng cấp huyện chỉ điều tra, truy tố, xét xử với mức án có khung hình
phạt từ 7 năm tù trở xuống, hiện nay cấp huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử
với mức án đến 15 năm tù, nên Nhà tạm giữ luôn thường xuyên ở tình trạng quá
tải, không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định là mỗi đối tượng bị tạm giữ, tạm
20
giam trong buồng giam, giữ phải có đủ diện tích tối thiểu là 2m2. Các cơ quan tố
tụng của huyện đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được xây dựng mới Nhà
tạm giữ để đảm bảo chế độ về diện tích đối với người bị tạm giữ, tạm giam và thi
hành án.
Trong 5 năm tổng số Tạm giữ là: 1114 đối tượng, Tạm giam là: 1085 bị
can; cấm đi khỏi nơi cư trú: 29 trường hợp; Chấp hành án phạt tù: 863 bị án.
Trong đó:
* Năm 2010:
- Tạm giữ: Tổng số tạm giữ: 232 đối tượng.
- Tạm giam: Tổng số 231 bị can.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: 1 bị can.
- Chấp hành án phạt tù: 189 bị án.
* Năm 2011:
- Tạm giữ: Tổng số tạm giữ: 231 đối tượng.
- Tạm giam: Tổng số 226 bị can.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: 5 bị can.
- Chấp hành án phạt tù: 204 bị án.
* Năm 2012:
- Tạm giữ: Tổng số tạm giữ: 197 đối tượng.
- Tạm giam: Tổng số 186 bị can.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: 11 bị can.
- Chấp hành án phạt tù:188 bị án.
* Năm 2013:
21
- Tạm giữ: Tổng số: 209 đối tượng.
- Tạm giam: 205 bị can
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: 4 bị can
- Chấp hành án phạt tù: 106 bị án.
* Năm 2014:
- Tạm giữ: Tổng số: 245 đối tượng.
- Tạm giam: 237 bị can
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: 8 bị can
- Chấp hành án phạt tù: 176 bị án.
* Thực trạng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sông Mã
từ năm 2010 đến năm 2014.
Thời gian qua, công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sông mã
đã thực hiện kiểm sát đột xuất và phối kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, toàn diện hay một số hoạt động tại nhà
tạm giữ, tạm giam, đã phát hiện nhiều vi phạm nhà tạm giữ, tạm giam trong quản
lý và thực hiện các chế độ về giam giữ, bảo đảm quyền lợi của người bị giữ, bị
giam và người chấp hành án phạt tù, kịp thời đưa ra nhiều kiến nghị, kháng nghị
với trại giam, nhà tạm giữ và cơ quan thi hành án hình sự, yêu cầu khắc phục
những vi phạm, và được các đơn vị liên quan chấp hành nghiêm chỉnh. Do vậy,
công tác kiểm sát đã đảm bảo việc bắt giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người
chấp hành án phạt tù đúng quy định của pháp luật và các quy chế họat động về
kiểm sát tạm giữ, tạm giam; công tác quản lý người tạm giữ, tạm giam và chấp
22
hành hình phạt tù được nâng lên; chế độ quản lý, giám sát, giáo dục được thực
hiện tốt; chế độ ăn ở, sinh hoạt và các quyền lợi hợp pháp của công dân được
đảm bảo; chế độ xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, xét đặc xá, miễn,
hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù được thực hiện kịp thời và theo đúng quy
định của pháp luật. Tình trạng phạm tội mới trong trại giam, nhà tạm giữ, sử
dụng chất ma túy, đánh nhau dẫn đến chết giảm. Chế độ quản lý, giam giữ được
tăng cường, các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân chấp hành
án tù trốn khỏi nơi giam, giữ đã giảm.
- Viện kiểm sát huyện đã tiến hành 2 hình thức kiểm sát trực tiếp tại nhà
tạm giữ của Công an huyện, đó là kiểm sát thường kỳ và kiểm sát bất thường.
+ Kiểm sát thường kỳ tại nhà tạm giữ: Kiểm sát theo định kỳ 3 tháng/1lần,
Viện kiểm sát nhân dân huyện Sông Mã cử Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát trực
tiếp việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình
phạt tù tại nhà tạm giữ Công an huyện.
+ Kiểm sát bất thường : Năm 2011 kiểm sát bất thường 01 lần về vấn đề
người bị giam giữ trốn khỏ nơi giam giữ; Năm 2012 kiểm sát bất thường 01 về
việc người bị tạm giữ gây rối an ninh trật tự trong nhà tạm giữ, tạm giam; Năm
2013 kiểm sát bất thường 2 lần (01 lần về người bị tạm giam đục tường nhà tạm
giữ, tạm giam bỏ trốn; 01 lần do cán bộ quản lý nhà tạm giữ, tạm giam đánh
người bị tạm giữ); Năm 2014 kiểm sát bất thường 2 lần (01 lần do người bị tạm
giữ chết trong nhà tạm giữ, tạm giam ; 01 lần do trong quá trình dẫn giải phạm
nhân đi hỏi cung, phạm nhân bỏ trốn. Viện kiểm sát nhân dân huyện Sông Mã đã
tiến hành kiểm sát bất thường để làm rõ nguồn thông tin đó, để xem xét thực
chất của dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện. Sau khi tiến hành kiểm sát,
kiểm sát viên đã có kết luận bằng văn bản về vấn đề đã kiểm sát bất thường.