Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ứng dụng gis trong dạy học môn địa lý ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH NGUYỆT

ỨNG DỤNG GIS TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
HỆ CHÍNH QUY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN HỮU DUY VIỄN

QUẢNG BÌNH – NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH NGUYỆT

ỨNG DỤNG GIS TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHÓA HỌC: 2013-2016

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS.NGUYỄN HỮU DUY VIỄN



QUẢNG BÌNH - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Nguyễn Hữu Duy
Viễn, người đã hướng dẫn tận tình giúp tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã giảng dạy và đóng góp
những í kiến quí báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Xã hội, Bộ môn Địa lí - Việt Nam
học - Công tác xã hội, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.

Quảng Bình, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Lê Thị Thanh Nguyệt

b


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................1
2.1. Các đề tài liên quan đến ứng dụng GIS ............................................................1

2.2. Các đề tài ứng dụng GIS trong dạy học ............................................................2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
5.1. Phương pháp tham khảo tài liệu ........................................................................4
5.2. Phương pháp hiển thị dữ liệu trong GIS ...........................................................4
5.3. Phương pháp phân tích – truy vấn trong GIS ...................................................4
5.4. Phương pháp xuất dữ liệu trong GIS ................................................................4
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................4
NỘI DUNG......................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ GIS VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS .......................................................................................5
1.1. Cơ sở lí thuyết về GIS .......................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về GIS .......................................................................................5
1.1.2. Các thành phần của GIS .............................................................................5
1.1.3. Mô hình dữ liệu GIS ...................................................................................6
1.1.4. Các chức năng của GIS ..............................................................................7
1.2. Một số phần mềm GIS ......................................................................................7
1.2.1 Phần mềm GIS thương mại .........................................................................7
1.2.2. Phần mềm mã nguồn mở ............................................................................8
1.3. Khả năng ứng dụng của GIS trong dạy học Địa lí ở THCS ..............................8
1.3.1. Một số phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực ..........................8
1.3.2. Một số công cụ trực quan có thể sử dụng trong dạy học Địa lí ...............11
1.3.3. Ưu điểm của GIS trong dạy học Địa lí .....................................................11
1.3.4. Khả năng thể hiện dữ liệu đa thời gian.....................................................14
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ Ở THCS VÀ PHƯƠNG
PHÁP SỬ DỤNG GIS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ................................................15
2.1. Khái quát về chương trình môn Địa lí ở trường THCS ..................................15
c



2.1.1. Địa lí đại cương ........................................................................................15
2.1.2. Địa lí thế giới ............................................................................................15
2.1.3. Địa lí Việt Nam ........................................................................................16
2.2. Vai trò của GIS trong dạy học Địa lí ..............................................................17
2.2.1. GIS là một nguồn tri thức về Địa lí ..........................................................17
2.2.2. GIS là phương tiện để rèn luyện các kĩ năng ...........................................17
2.2.3. GIS là ứng dụng trực quan dùng để minh hoạ cho kiến thức ...................18
2.3. Quy trình thực hiện .........................................................................................19
2.4. Cách thức lựa chọn GIS trong dạy học Địa lí .................................................23
2.4.1. Lựa chọn công cụ GIS tùy vào nội dung cần truyền đạt ..........................23
2.4.2. Kết hợp với các phương tiện dạy học trực quan khác ..............................23
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG GIS TRONG GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ
BÀI HỌC CỤ THỂ Ở CHƯƠNG TRÌNH THCS .....................................................25
3.1. Ứng dụng GIS trong dạy học nội dung bản đồ và Địa lí tự nhiên. .................25
3.1.1. Bản đồ .......................................................................................................25
3.1.2. Địa lí tự nhiên ...........................................................................................33
3.2. Ứng dụng GIS trong dạy học nội dung Địa lí kinh tế - xã hội .......................36
3.2.1. Bản đồ chính trị ........................................................................................36
3.2.2. Dân cư ......................................................................................................37
3.2.3. Giao thông – vận tải .................................................................................37
3.3. Ứng dụng GIS trong kiểm tra đánh giá. ..........................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................39
1.

KẾT LUẬN ........................................................................................................39

2.

KIẾN NGHỊ........................................................................................................39


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40

d


DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH
1. BẢNG BIỂU
Bảng 1: Những công cụ trực quan sử dụng trong dạy học Địa lí .................................11
2. HÌNH ẢNH
Hình 1: Khả năng thu phóng của GIS so với bản đồ giấy ............................................12
Hình 2: Động vật ở Bidoup Núi Bà ...............................................................................12
Hình 3: Mật độ dân số Việt Nam ...................................................................................13
Hình 4: Tỉ lệ giới tính ở Việt Nam .................................................................................13
Hình 5: Bản đồ chính trị của Liên Xô cũ.......................................................................14
Hình 6: Xác định phương hướng châu Nam Cực ..........................................................18
Hình 7: Các thành phố và đô thị lớn ở châu Phi ..........................................................18
Hình 8: GIS liên kết với ảnh vệ tinh nhờ vào Google Earth .........................................19
Hình 9: Xác định điểm cực Bắc và tọa độ Địa lí...........................................................21
Hình 10: Dữ liệu về lãnh thổ Việt Nam .........................................................................21
Hình 11: Dữ liệu các đường đặc biệt trên Trái đất ......................................................22
Hình 12: Nơi hẹp nhất từ tây sang đông của Việt Nam ................................................22
Hình 13: Chiều dài bờ biển Việt Nam ...........................................................................23
Hình 14: Bản đồ Quảng Bình ........................................................................................24
Hình 15: Vận dụng kết hợp Google Earth và GIS.........................................................24
Hình 16: Dữ liệu thế giới (phép chiếu hình trụ đứng giữa góc) ...................................25
Hình 17: Dữ liệu thế giới (phép chiếu hình trụ đứng giữ khoảng cách).......................26
Hình 18: Dữ liệu thế giới (phép chiếu hình trụ đứng giữ diện tích) .............................26
Hình 19: So sánh Lục địa Úc và đảo Greenland khi sử dụng phép chiếu giữ góc .......27
Hình 20: So sánh Lục địa Úc và đảo Greenland khi sử dụng phép chiếu giữ diện tích

.......................................................................................................................................27
Hình 21: Bản đồ nửa cầu ..............................................................................................28
Hình 22: Bản đồ các đường kinh tuyến chụm lại ở cực ................................................28
Hình 23: Bản đồ thu nhỏ thế giới ..................................................................................29
Hình 24: Bản đồ phóng to Việt Nam .............................................................................30
Hình 25: Khoảng cách từ Quảng Bình đến Quảng Trị .................................................30
Hình 26: Dữ liệu thế giới sử dụng phép chiếu phương vị ngang ..................................31
Hình 27: Bản đồ bán cầu Bắc .......................................................................................31
Hình 28: Bản đồ bán cầu Nam ......................................................................................32
e


Hình 29: Hệ thống thư viên kí hiệu ...............................................................................32
Hình 30: Bản đồ Liên Bang Nga ...................................................................................33
Hình 31: Bản đồ thế giới (phép chiếu giữ góc) .............................................................33
Hình 32: Bản đồ thế giới (phép chiếu giữ diện tích) .....................................................34
Hình 33: Bản đồ thế giới (phép chiếu giữ khoảng cách) ..............................................34
Hình 34: Bản đồ các đường đặc biệt trên trái đất. .......................................................35
Hình 35: Bản đồ hệ thống sông ngòi trên thế giới ........................................................35
Hình 36: Bản đồ hệ thống sông lớn ở Quảng Bình .......................................................36
Hình 37: Bản đồ thế giới ...............................................................................................36
Hình 38: Bản đồ dân cư của Châu Âu ..........................................................................37
Hình 39: Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam.........................................................37
Hình 40: Dữ liệu GIS Việt Nam ....................................................................................38

f


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, hệ thống thông tin Địa lí - Geographic Information System(GIS)
đang phát triển và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. GIS là
một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp và xử lí, tra
cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu Địa lí, có khả năng phóng to thu nhỏ một
cách dễ dàng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc lưu trữ dữ liệu[2- tr 1]. GIS
ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong những
lĩnh vực mà đối với các đối tượng, các hiện tượng được quan sát, được nghiên cứu và
quản lí vị trí Địa lí của chúng có ý nghĩa quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục với
mục đích lấy người học làm trung tâm thì hơn ai hết giáo viên phải là người tiên
phong, nắm bắt và vận dụng nhiều phương pháp mới trong quá trình dạy học. Với sự
phát triển mạnh của công nghệ thông tin thì học sinh cũng có nhiều điều kiện tiếp xúc,
với nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau.Vì vậy, việc ứng dụng hệ thống thông tin
Địa lí (GIS) vào giảng dạy là một việc làm thiết thực, tạo hiệu quả lớn trong quá trình
dạy học và sử dụng các phương tiện góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp.
Tuy nhiên, việc dạy và học Địa lí ở cấp trung học cơ sở hiện nay chủ yếu vẫn
dựa vào sách giáo khoa và các bản đồ truyền thống. Những phương tiện dạy học này
thường cũ kĩ, ít sinh động và khả năng tương tác với người sử dụng còn rất hạn chế nên
chưa khiến học sinh cảm thấy hứng thú đối với môn học.
Trên thực tế, những người thông thạo về GIS thì không dạy ở các trường THCS,
còn giáo viên dạy ở bậc THCS thì lại không chuyên sâu về GIS. Cho nên, vấn đề ứng
dụng GIS vào bài giảng còn gặp nhiều khó khăn.
Là một sinh viên ngành sư phạm Địa lí sắp ra trường, đối với tôi GIS là một
chương trình rất hữu ích, cần được học tập và ứng dụng vào công việc giảng dạy.
Chính vì những lí do trên đã thúc đẩy tôi đến với đề tài “Ứng dụng GIS trong dạy học
môn Địa lí ở trường THCS”. Việc thực hiện đề tài là cơ hội để tôi có thể học tập, rèn
luyện thêm kiến thức và kĩ năng của mình, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng sẽ là
nguồn tài liệu quan trọng hỗ trợ cho tôi trong quá trình giảng dạy của tôi sau này.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các đề tài liên quan đến ứng dụng GIS

Hiện nay, GIS đã phổ biến trên phạm vi toàn cầu nhất là đối với các lĩnh vực
liên quan đến yếu tố không gian. Do đó, các ứng dụng GIS cũng rất đa dạng ở nhiều
1


lĩnh vực chuyên môn khác nhau: tài nguyên môi trường, Địa lí, quản lí hành chính nhà
nước, du lịch. Trong đó, tại Việt Nam có thể kể đến một số đề tài nổi bật như:
- Đề tài "Ứng dụng GIS trong quản lí lãnh thổ du lịch vườn quốc gia Bidoup –
Núi Bà " (2009) do Nguyễn Hữu Duy Viễn nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu GIS
và giao diện công cụ hỗ trợ công tác quản lí lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup –
Núi Bà dành cho đối tượng không chuyên về GIS.
- Đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lí quy hoạch xây dựng” (2011) do Nguyễn
Văn Tuấn đã sử dụng công nghệ GIS 3D cho phép hiển thị trực quan cảnh quan kiến
thức đô thị phục vụ công tác quản lí theo chiều cao, bổ sung vào nguồn dữ liệu 2D hiện
có của bản đồ địa hình và quy hoạch.
- Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gis trong công tác quản lí mạng lưới giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Đinh Thị Phương (2012) đã hỗ trợ quản lí
hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc và hỗ trợ quản lí thông tin quy
hoạch giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề tài của Lê Vũ Yến Thanh (2012) "Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản
lí tài nguyên và môi trường " đã nghiên cứu về phòng, chống và kiểm soát ô nhiễm
nguồn nước trong lưu vực sông dựa trên GIS trong và ngoài nước.
- Đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ cảnh báo thông tin lũ tại miền núi
huyện trà bồng tỉnh Quảng Ngãi” (2013) do Bùi Đức Thọ đã nghiên cứu về công nghệ
GIS, các kĩ thuật chồng lớp bản đồ xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét và xây dựng
chương trình hỗ trợ cảnh báo thông tin lũ tại miền núi huyện Trà Bồng tỉnh Quảng
Ngãi.
- Đề tài “Ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) vào công tác quản lí thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
của Nguyễn Thanh Hải (2014) đã tìm hiểu và đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển

chất thải rắn sinh hoạt của TP. Thái Nguyên, thể hiện trực quan trên bản đồ các thông
tin về hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của TP. Thái Nguyên và
ứng dụng các mô hình toán để dự báo gia tăng dân số, dự báo lượng rác thải phát sinh,
tính toán số lượng xe và thùng đẩy cần thiết cho công tác thu gom, vận chuyển rác của
TP. Thái Nguyên.
2.2. Các đề tài ứng dụng GIS trong dạy học
Ngoài những lĩnh vực trên, GIS còn được sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy học
Địa lí. Một số đề tài tiêu biểu như:
- Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng công cụ hỗ trợ dạy và học Địa lí lớp
12” của Lê Thùy Ngân (CN), Nguyễn Thị Xuân An, Trần Thị Ngọc Vân (2012) đã
nghiên cứu và phân tích những lợi ích của việc sử dụng bản đồ số, hình ảnh trực quan
2


trong dạy và học Địa lí, sử dụng phần mềm GIS để tạo ra một công cụ hỗ trợ dùng
trong việc dạy và học Địa lí ở lớp 12.
- Đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin Địa lí (GIS) trong dạy học chuyên ngành
lâm nghiệp ở trường Đại học Quảng Bình” của Phan Thanh Quyết (2014) đã nghiên
cứu ứng dụng GIS vào giảng dạy một số học phần chuyên ngành Lâm nghiệp ở trường
Đại học Quảng Bình thông qua các kết quả về xây dựng cấu trúc dữ liệu không gian,
dữ liệu thuộc tính và xây dựng trắc đồ cấu trúc rừng.
- Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ GIS (geographic information system)
trong thành lập xêri bản đồ Địa lí địa phương Phú Thọ phục vụ cho giảng dạy và học
tập Địa lí địa phương” năm 2014 của Nguyễn Ánh Hoàngđã vận dụng những quan
điểm dạy học tích cực để xác định nội dung xêri bản đồ chuyên đề Địa lí địa phương
Phú Thọ. Xêri bản đồ chuyên đề Địa lí địa phương được ứng dụng công nghệ GIS với
phần mềm Mapinfo 9.0 đảm bảo được những nguyên tắc thành lập bản đồ, tính chính
xác, khoa học, thực tế và thẩm mĩ sẽ phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, nghiên cứu
Địalí địa phương Phú Thọ. Đặc biệt nó còn giải quyết phương tiện bản đồ còn thiếu
trong giảng dạy chuyên đề này tại Khoa KHXH & NV, trường Đại học Hùng Vương

và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Như vậy, có thể thấy hiện nay các đề tài về ứng dụng GIS trong giảng dạy cũng
khá phong phú. Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh góc độ
nhất định như: sử dụng GIS để thành lập các bản đồ hoặc xây dựng alat điện tử, …Mà
chưa có các đề tài mang tính tổng hợp trong việc ứng dụng GIS phục vụ cho công tác
giảng dạy. Do đó, hướng nghiên cứu của đề tài là một hướng nghiên cứu mới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Ứng dụng GIS để hỗ trợ giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng
tư duy khám phá tri thức của học sinh.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lí thuyết về GIS và khả năng ứng dụng trong dạy học Địa lí ở THCS.
- Khái quát chương trình Địa lí ở THCS và phương pháp sử dụng GIS trong dạy
học Địa lí.
- Sử dụng GIS trong giảng dạy và đánh giá một số bài học cụ thể ở chương trình
THCS.
+ Ứng dụng GIS trong dạy học nội dung bản đồ và Địa lí tự nhiên.
+ Ứng dụng GIS trong dạy học nội dung Địa lí kinh tế - xã hội.
+ Ứng dụng GIStrong kiểm tra đánh giá.

3


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
Dùng để tổng quan tư liệu về GIS và chương trình Địa lí ở THCS.
5.2. Phương pháp hiển thị dữ liệu trong GIS
Phương pháp này dựa trên các chức năng cơ bản như: thể hiện các đối tượng
theo chỉ tiêu số lượng hoặc chất lượng, dữ liệu đa thời gian, các chức năng phóng to,
thu nhỏ, hiển thị tỉ lệ, hiển thị thuộc tính, gắn nhãn của các đối tượng không gian.
5.3. Phương pháp phân tích – truy vấn trong GIS

Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, phương pháp này giúp xây dựng các ứng
dụng của GIS cụ thể trong việc giảng dạy ở trường THCS. Phương pháp này dựa trên
các chức năng cụ thể được thiết lập trong các phần mềm GIS: đo đạc khoảng cách, chu
vi, diện tích, thống kê các dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian.
5.4. Phương pháp xuất dữ liệu trong GIS
Dùng để hiển thị, trình bày các kết quả phân tích và mô hình hóa không gian
bằng GIS dưới dạng bản đồ, bảng thuộc tính hay văn bản trên màn hình hay trên các
vật liệu truyền thống khác ở các tỉ lệ và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu
của người dùng và khả năng của các thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in và máy
vẽ.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Củng cố về khả năng ứng dụng của GIS trong các lĩnh vực có liên quan đến yếu
tố không gian. Đồng thời, đề tài cũng gợi mở ra các trường hợp ứng dụng thực tế nhằm
hỗ trợ cho công tác dạy học môn điạ lí ở bậc THCS. Điều này giúp phát huy tính tích
cực, chủ động, khả năng tư duy khám phá tri thức của học sinh.
Đề tài còn có ý nghĩa tham khảo cho các sinh viên học chuyên ngành sư phạm
Địa lí và các giáo viên giảng dạy Địa lí ở các trường THCS.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ GIS VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS
1.1. Cơ sở lí thuyết về GIS
1.1.1. Khái niệm về GIS
Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa hệ thống thông tin Địa lí (GIS):
"Hệ thông tin Địa lí là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con
(subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu Địalí thành những thông tin có ích" –
theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1977.

"Hệ thông tin Địa lí là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu
thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian" (theo định nghĩa của National Center
for Geographic Information and Analysis, 1988).
Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì “Hệ
thông tin Địa lí là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ
liệu Địa lí và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều
khiển, phân tích và kết xuất”.
Tuy nhiên, trên tổng quát, GIS là một hệ thống gồm các thành phần: phần cứng,
phần mềm, dữ liệu, con người, quy trình; thông qua quá trình thu thập, lưu trữ, xử lí,
xuất để biến dữ liệu thành thông tin Địa lí nhằm phục vụ cho những nhu cầu khác
nhau.
Có thể coi GIS là một khoa học liên ngành với sự kết hợp của nhiều ngành khoa
học khác nhau: khoa học máy tính, toán học, Địa lí học và bản đồ học, ...[12– tr12].
1.1.2. Các thành phần của GIS
Có nhiều quan điểm về thành phần của GIS. Về cơ bản, GIS có 5 thành phần:
1.1.2.1. Phần cứng
Gồm bộ xử lí trung tâm; các thiết bị lưu trữ dữ liệu; thiết bị nhập; thiết bị xuất;
thiết bị hiển thị, …
1.1.2.2. Phần mềm
Gồm hệ điều hành, trình biên dịch, trình ứng dụng. Riêng hệ thống phần mềm
rất đa dạng. Hiện nay, GIS có rất nhiều phần mềm thông dụng như: ArcGIS family,
MapInfo, AtlasGIS, GRASS, IDRIRI, Maptitude, Microstation MGE, GeoMedia, PCI
Geomatica, Surfer, AutoCAD Map, ...

5


1.1.2.3. Dữ liệu
Dữ liệu chiếm chi phí khoảng 60% trong hệ. Chất lượng dữ liệu thể hiện ở tính
chính xác, đầy đủ và cập nhật. Dữ liệu được thu thập từ rất nhiều nguồn như: bản đồ

có sẵn, ảnh viễn thám, hoặc qua đo đạc, thống kê, thực Địa, …
1.1.2.4. Quy trình xử lí
Gồm nhập, lưu trữ, bảo quản, truy vấn, xuất và hiển thị dữ liệu.
1.1.2.5. Con người
Con người là yếu tố quyết định sự thành công trong tiến trình kiến tạo hệ thống
và tính hiệu quả của hệ thống. Trong GIS, con người làm việc trên 3 vị trí:
- Nhóm 1: cấp kĩ thuật viên thao tác trực tiếp trên các thiết bị khai thác phần
cứng, phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức lưu trữ, hiển thị dữ liệu và những thao tác
đặc biệt theo nhu cầu người sử dụng cấp cao hơn.
- Nhóm 2: những nhà quản trị hệ thống, sử dụng hệ thống để thực hiện các bài
toán phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề để trợ giúp ra quyết định. Những người
quản trị hệ thống trong nhóm này đặt yêu cầu, bài toán cho những người làm việc trong
nhóm 1.
- Nhóm 3: những người sử dụng kết quả, báo cáo của GIS để ra quyết định.
Nhóm này đặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động của GIS[12- tr12].
1.1.3. Mô hình dữ liệu GIS
1.1.3.1. Mô hình dữ liệu hình học
+ Mô hình dữ liệu vector
Trong mô hình này, thông tin vị trí được lưu dưới dạng các cặp tọa độ x,y. Điểm
được lưu trữ bằng một cặp tọa độ đơn. Đường được lưu trữ dưới dạng tập hợp các cặp
tọa độ. Vùng được lưu giữ dưới dạng một dãy các cặp tọa độ thể hiện cho các đoạn bao
quanh một vùng khép kín. Hai loại cấu trúc thường được sử dụng khi biểu diễn dữ liệu
ở dạng vector: spaghetti và topology.
+ Mô hình dữ liệu raster
Raster là một ma trận của những ô vuông bằng nhau dùng để thể hiện chủ đề,
phổ ánh sáng hoặc dữ liệu hình ảnh. Mỗi ô ảnh raster có một giá trị đại diện cho hệ số
phản xạ ánh sáng hoặc một đặc tính ở tại vị trí đó.
1.1.3.2. Mô hình dữ liệu thuộc tính
+ Dữ liệu dạng chữ
- Kiểu dữ liệu định danh: giúp nhận dạng thực thể này với thực thể khác. Đây là

những giá trị định tính.

6


- Kiểu dữ liệu thứ tự: giúp xác định hạng của thực thể so với thực thể khác, cho
thấy vị trí, thứ tự, nhưng không thể thiết lập tỉ lệ tương đối hoặc biên độ.
+ Dữ liệu dạng số
- Kiểu dữ liệu khoảng cách: đại diện cho một phép đo theo một thang chia độ
nào đấy, có thể làm những phép so sánh tương đối giữa các khoảng dữ liệu. Việc so
sánh giá trị đo với điểm 0 của thang chia độ là không có ý nghĩa.
- Kiểu dữ liệu tỉ lệ: đại diện một giá trị đo trên một thang chia độ với điểm gốc 0
cố định và có ý nghĩa [12 -tr 13].
1.1.4. Các chức năng của GIS
1.1.4.1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là quá trình mã hóa dữ liệu thành dạng có thể dùng trên máy tính
và ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu GIS.
1.1.4.2. Quản lí và lưu trữ dữ liệu
Là chức năng kết nối các thông tin về vị trí và thông tin thuộc tính của các đối
tượng Địalí (điểm, đường, vùng đại diện cho các đối tượng trên bề mặt Trái Đất). Dữ
liệu trong GIS được tổ chức theo từng lớp (layer). Mỗi lớp là một tập hợp các đối
tượng có liên quan với nhau.
1.1.4.3. Xử lí và phân tích
Quá trình xử lí nhằm loại trừ sai số của dữ liệu, cập nhập của dữ liệu hay ghép
chúng với các tập hợp dữ liệu khác.
1.1.4.4. Xuất dữ liệu
Các kết quả sau khi được phân tích và xử lí sẽ được hệ GIS gửi đến người dùng
có yêu cầu[12 -tr 13].
1.2. Một số phần mềm GIS
1.2.1 Phần mềm GIS thương mại

+ Autodesk – Gồm nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm Map 3D, Topobase,
MapGuide, nổi tiếng là AutoCad;
+ Bentley Systems – Gồm các sản phầm như Bentley Map, Bentley PowerMap
và nổi tiếng là MicroStation;
+ ESRI – Các sản phẩm như ArcView 3.x, ArcGIS, ArcSDE, ArcIMS, ArcWeb
services and ArcGIS Server;
+ IDRISI – Được phát triển bởi Clark Labs, trường đại học Clark. Sản phẩm này
vừa dùng cho thương mại vừa dùng trong đào tạo;
+ Intergraph – Các sản phầm như GeoMedia, GeoMedia Professional,
GeoMedia WebMap;
7


+ MapInfo của hãng Pitney Bowes – Sản phẩm có MapInfo Professional và
MapXtreme.
1.2.2. Phần mềm mã nguồn mở
+ GRASS GIS – Được phát triển bởi U.S. Army Corps of Engineers, mã nguồn
mở viết bằng ngôn ngữ C, C++, python, Tcl. Chạy trên các hệ điều hành như
Linux, Mac OS X và Windows;
+ SAGA GIS – Một sản phẩm mã nguồn mở lai GIS;
+ Quantum GIS – Còn gọi là QGIS là một phần mềm mã nguồn mở có thể chạy
trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix, Mac OS X và Windows. QGIS –
phần mềm mã nguồn mở đơn giản dễ sử dụng[2-tr 7].
1.3. Khả năng ứng dụng của GIS trong dạy học Địa lí ở THCS
1.3.1. Một số phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác
giữa người dạy và người học, nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa
học, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành, sáng tạo và thái độ chuẩn mực,
theo mục tiêu của quá trình dạy học.
Địa lí với tư cách là một trong các môn học được giảng dạy trong nhà trường

nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản về các vấn đề tự nhiên,
kinh tế - xã hội đại cương của các quốc gia, khu vực trên thế giới cũng như của Việt
Nam. Môn học này giúp cho học sinh nhận thức được thế giới, những biến động của
đời sống kinh tế - xã hội, thích ứng với những biến động ấy. Và thông qua việc giảng
dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường giúp các em hình thành các năng lực cần thiết khác
như năng lực xã hội, năng lực hành động, tính chịu trách nhiệm, khả năng thích nghi và
giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp dạy học
thường được sử dụng trong dạy học Địa lí ở trường THCS.
1.3.1.1. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ
thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới:
tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc những kinh
nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh mở rộng, củng cố, đào
sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá
và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong
quá trình dạy học.

8


Phương pháp có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học, bồi
dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng
hứng thú học tập, làm cho không khí lớp sôi nổi.
Mặt khác phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được tín
hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và
học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên phương
pháp này dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch lên lớp. Biến
đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên
trong lớp với nhau.
1.3.1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường
học tập (nghiên cứu, thảo luận, …) theo các nhóm học tập. Một trong những lí do
chính để sử dụng phương pháp này là nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết
cách làm việc hợp tác với người khác. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ cho phép
cá nhân đưa ra ý kiến riêng của mình, giúp phát triển các phẩm chất lãnh đạo. Cho
phép các cá nhân tham gia một cách tích cực, gợi nên sự hứng thú trong học tập. Tuy
nhiên phương pháp dạy học này có thể gây mất thời gian và một số học sinh có thể
chiếm ưu thế trong phần thảo luận nhóm.
1.3.1.3. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng
như giữa những người học với nhau. Phương pháp này giúp cho học sinh mở rộng, đào
sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn các vấn đề một cách có suy nghĩ, phân
tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được óc tư duy khoa học.
Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương
pháp nghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách, tài liệu tham
khảo, làm thí nghiệm…). Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá
nhân nhờ cách lập luận logic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác
trong nhóm, trong lớp.
Về phía giáo viên: quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tạo ra
mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu
quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
Tuy nhiên vì thời gian eo hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên phương pháp này ít được
sử dụng. Và phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, chưa được coi là
phương pháp dạy học học chính thức. Phương pháp này còn có thể gây tranh cãi, mất
thời gian.
9


1.3.1.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ phương tiên trực
quan về không gian

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lí quan trọng. Qua
bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn,
những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi
đến tận nơi quan sát.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ
của đối tượng Địa lí trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể. Những kí hiệu, màu sắc, cách
biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lí đã được mã hóa, trở thành một ngôn
ngữ đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho học
sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học Địa lí. Khi
học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì họ có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ
nghiên cứu với đặc những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực
tiếp từ ngoài thực địa.
Làm việc với bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng sử dụng bản đồ
không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực
quân sự, trong các ngành kinh tế khác.
Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh
sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lí,
nhất là các mối nhân quả giữa chúng. Tuy nhiên bản đồ mang tính khái quát hóa vì vậy
những thông tin chi tiết bản đồ không thể hiện được. Sử dụng phương pháp này đôi khi
làm học sinh chỉ chú tới bản đồ mà không tập trung vào bài giảng.
1.3.1.5. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những
quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những
nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những “tình
huống có vấn đề”, “tình huống học tập” và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề
học tập đó.
Học theo cách định hướng giải quyết vấn đề giúp cho việc liên hệ và sử dụng
những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu những tri thức mới cũng như tạo
được mối liên hệ giữa những tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu

độc lập. Thông qua học định hướng giải quyết vấn đề người học có thể thường xuyên

10


hơn giải thích được sự khác nhau giữa lí thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận
thức được tìm thấy.
Dạy học định hướng giải quyết vấn đề hỗ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp
xã hội. Việc liên hệ với các tình huống thực tiễn trong dạy học định hướng giải quyết
vấn đề dựa trên cơ sở của tâm lí học nhận thức. Khả năng vận dụng được tri thức đã
học càng cao nếu tri thức đó được học qua việc giải quyết các tình huống và được tái
sử dụng trong các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này có thể
gây mất nhiều thời gian và có nhiều tình huống đưa ra không đúng trọng tâm
1.3.2. Một số công cụ trực quan có thể sử dụng trong dạy học Địa lí
Trong dạy học Địa lí, có thể sử dụng nhiều công cụ. Trong đó, có công cụ
truyền thống gồm bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, quả địa cầu, …Công cụ hiện đại gồm
Google Earth, GIS.Sau đây là ba công cụ chính tôi chọn lọc đem ra so sánh để thấy
được những thế mạnh và hạn chế của nó. Nội dung này được thể hiện theo bảng 1:
Bảng 1: Những công cụ trực quan sử dụng trong dạy học Địa lí
Bản đồ giấy

Viễn thám

GIS

Dữ liệu

Không gian

Không gian


Không gian

Định dạng

Giấy

Số

Số

Khả năng thu phóng

Không





Lượng thông tin

Ít

Nhiều

Nhiều

Thay đổi được

Thay đổi được


Mật độ tổng quát hóa Không thể thay đổi
Khung nhìn

Không thay đổi
được

Thay đổi được

Thay đổi được

Tính cập nhật

Khó cập nhật

Cập nhật được

Cập nhật được

Như bảng so sánh ở trên, ta có thể thấy mỗi công cụ đều có những thế mạnh và
hạn chế riêng. Vì vậy, phải lựa chọn những công cụ đó sao cho phù hợp với mục đích
sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cho giảng dạy Địa lí.
1.3.3. Ưu điểm của GIS trong dạy học Địa lí
- GIS là công cụ hỗ trợ việc dạy học Địa lí hiệu quả, GIS có thể phóng to thu
nhỏ, thay đổi không gian thể hiện, thay đổi khung nhìn, cập nhật thông tin dễ dàng.
Trong khi đó, bản đồ giấy không thể làm được điều đó vì bản đồ giấy được xuất in trên
tỉ lệ nhất định nên không thể phóng to thu nhỏ như GIS được.Dưới đây là là hình ảnh
minh họa nói về khả năng thu phóng của GIS so với bản đồ giấy (hình 1):

11



b
a
c
Hình 1: Khả năng thu phóng của GIS so với bản đồ giấy
a: Bản đồ giấy, b: Hình thu nhỏ của GIS, c: Hình phóng to của GIS

- Thông qua các hệ thống thông tin kí hiệu một cách trực quan sinh động có thể
tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc tiếp thu các bài giảng, đây là một cơ sở quan
trọng nhằm đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học
sinh.Trong khi đó, viễn thám chỉ ghi nhận lại những thông tin tồn tại khách quan ngoài
thực tế mà không sử dụng hệ thống kí hiệu. Vì vậy, ứng dụng GIS là một phương tiện
trực quan, hiệu quả trong dạy học Địa lí.
Ví dụ: Thông qua các hệ thống thông tin kí hiệu, chúng ta có thể sử dụng nó để
kí hiệu hình động vật ở BidoupNúi Bà. Điều đó được thể hiện ở hình 2:

Hình 2: Động vật ở Bidoup- Núi Bà
- Trong khi bản đồ giấy khó cập nhật các thông tin (vì những thông tin đã được
in ấn sẵn theo năm xuất bản nhất định nên khi muốn cập nhật các thay đổi thì phải đợi
lần xuất bản sau) thì GIS lại cho phép truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng các
12


dữ liệu được cập nhật thông qua các chức năng cơ bản, dễ dàng sử dụng đối với những
người chưa có các kiến thức chuyên sâu về GIS như: tra cứu, tìm kiếm thông tin dựa
trên các phần mềm GIS mã nguồn mở (tiêu biểu là phần mềm QGIS) và các phần mềm
GIS trực tuyến (tiêu biểu như ArcGIS online).
Ví dụ: Một đô thị hiện nay đã được nâng lên thành phố nhưng trên bản đồ tập
atlat vẫn ghi thị xã. Nếu như ta sử dụng atlat để giảng dạy thì sẽ không thể hiện được

điều đó, còn trong GIS, ta có thể thay đổi thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời.
- GIS tạo điều kiện để thử nghiệm với các phương pháp thể hiện bản đồ bằng
cách chọn màu sắc, kĩ thuật đồ họa và phương pháp lựa chọn và trình bày dữ liệu trên
bản đồ trong khi đó viễn thám thì chỉ thể hiện những thông tin tồn tại khách quan ngoài
thực tế và bản đồ giấy thì cố định không thể thực hiện được điều đó. Qua đó, GIS rèn
luyện các kĩ năng về trình bày dữ liệu, so sánh, đối chiếu để lựa chọn cách thể hiện tốt
nhất. Điều này giúp rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, năng lực tư duy, sáng tạo
của học sinh.
Ví dụ: Trong GIS có phương pháp đồ giải giúp hiển thị mật độ dân số Việt
Nam(hình 3). Với sự đa dạng của các trường thuộc tính, ta có thể dễ dàng thay đổi sang
các thông số khác. Vì vậy, không chỉ thể hiện mật độ dân số chung, ta còn có thể thể
hiện cảvà tỉ lệ dân sốtheo giới tính (hình 4):

Hình 3: Mật độ dân số Việt Nam

Hình 4: Tỉ lệ giới tính ở Việt Nam

13


1.3.4. Khả năng thể hiện dữ liệu đa thời gian
Thông qua các lớp dữ liệu được thành lập ở những thời điểm khác nhau, chúng
ta có thể theo dõi được quá trình biến động của các chỉ tiêu khác nhau theo thời gian,
nổi bật về bản đồ chính trị, dân cư theo xu hướng thu hẹp hoặc phát triển lên.
Ví dụ: GIS có khả năng thể hiện sự thay đổi về bản đồ chính trị của Liên Xô cũ
trước và sau thời điểm tan rã vào năm 1991. Nội dung thể hiện ở hình 5:

a

b


Hình 5: Bản đồ chính trị của Liên Xô cũ
a: Trước 1991, b: Sau 1991

14


CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ Ở THCS VÀPHƯƠNG
PHÁP SỬ DỤNG GIS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
2.1. Khái quát về chương trình môn Địa lí ở trường THCS
2.1.1. Địa lí đại cương
 Nội dung
- Địa lí tự nhiên đại cương (gồm toàn bộ chương trình Địa lí lớp 6)
- Địa lí kinh tế - xã hội đại cương (gồm phần một và phần hai của chương trình Địa
lí lớp 7)
 Yêu cầu
- Về kiến thức:
+ Hiểu biết về Trái Đất – môi trường của chúng ta.
+ Biết được các thành phần tự nhiên, những cách thức sinh hoạt và sản xuất ở mỗi
vùng tự nhiên.
+ Nhận biết các yếu tố tạo nên cảnh quan tự nhiên, nhân tạo và tác động qua lại
giữa chúng.
+ Nhận biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế đại cương.
- Về kĩ năng:
+ Bản đồ; thu thập phân tích xử lí thông tin; quan sát; kĩ năng giải quyết các vấn đề
cụ thể….
+ Có khả năng giải thích được một số các hiện tượng tự nhiên.
+ Quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ, số liệu để rút ra kiến thức Địalí. Sử dụng
tương đối thành thạo bản đồ để nhận biết và trình bày một số hiện tượng sự vật Địalí
trên các lãnh thổ, Tập liên hệ giải thích một số sự vật hiện tượng Địalí ở địa phương.

- Về thái độ, tình cảm:
+ Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
+ Tinh thần say mê khoa học, có tư duy khoa học.
2.1.2. Địa lí thế giới
 Nội dung
- Địa lí tự nhiên thế giới (gồm phần ba của Địa lí lớp 7 và phần một ở Địa lí lớp 8)
- Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (gồm phần ba của Địa lí lớp 7 và phần một ở Địa lí
lớp 8)
 Yêu cầu
- Về kiến thức:
+ Nhận biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, của Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ,
Châu Á và một vài quốc gia tiêu biểu, qua đó biết được mối tương tác của các yếu tố

15


Địa lí với con người trên các lãnh thổ khác nhau. Ghi nhớ một số địa danh của các khu
vực này.
- Về kĩ năng:
+ Quan sát, nhận xét tranh ảnh, hình vẽ, số liệu để rút ra kiến thức Địalí. Sử dụng
tương đối thành thạo bản đồ để nhận biết và trình bày một số hiện tượng sự vật Địalí
trên các lãnh thổ, Tập liên hệ giải thích một số sự vật hiện tượng Địalí ở địa phương.
+ Sơ đồ cấu trúc và sơ đồ mối quan hệ.
- Về thái độ, tình cảm:
Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng các giá trị văn hóa của nhân dân
lao động nước ngoài và trong nước. Sẵn sàng bày tỏ tình cảm trước các sự kiện xảy ra
trên thế giới.
2.1.3. Địa lí Việt Nam
 Nội dung
- Địa lí tự nhiên Việt Nam (gồm phần 2 Địa lí lớp 8)

- Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (gồm toàn bộ chương trình Địa lí lớp 9)
 Yêu cầu
- Về kiến thức:
+ Đặc điểm Địalítự nhiênvà nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
+ Hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành
phần tự nhiên với nhau, vai trò của tự nhiên với phát triển kinh tế - xã hội và các tác
động của cong người đối với môi trường xung quanh.
+ Trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân
hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội nước ta
- Về kĩ năng:
* Sử dụng thành thạo các kĩ năng:
+ Bản đồ: Xác định phương hướng,quan sát phân bố hiện tượng, đối tượng Địalí
trên bản đồ, nhận xét mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với sự phát
triển kinh tế - xã hội thông qua sự so sánh, đối chiếu các bản đồ với nhau.
+ Biểu đồ: Khí hậu, dân số, phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đọc lát cắt
+ Đọc bảng số liệu, tranh ảnh
* Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên và
xã hội xảy ra trên thế giới và nước ta.
* Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu thập các thông tin, tài liệu

16


- Về thái độ, tình cảm:
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu mến người lao động và các
thành quả của lao động sáng tạo.
+ Chống lại thái độ áp bức bóc lột, đối sử bất công, phản đối hành động phá hại
môi trường và chống lại các tệ nạn xã hội.
+ Tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.

2.2. Vai trò của GIS trong dạy học Địa lí
2.2.1. GIS là một nguồn tri thức về Địa lí
Trong GIS có hai dạng cấu trúc dữ liệu cơ bản. Đó là dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính. Đặc điểm quan trọng trong tổ chức dữ liệu của GIS là: dữ liệu không
gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cùng một cơ sở dữ liệu (CSDL)
và có quan hệ chặt chẽ với nhau.Dữ liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh
bản đồ, chúng bao gồm toạ độ, quy luật và các kí hiệu dùng để xác định một hình ảnh
bản đồ cụ thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin Địalí dùng các số liệu không gian
để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết
bị ngoại vi, …Dữ liệu thuộc tính là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ của
các hình ảnh bản đồ với vị trí Địa lí của chúng.
Dữ liệu Địa lí được phân thành 02 nhóm:
+ Dữ liệu Địa lí nền (nền thông tin Địalí)
+ Dữ liệu Địa lí chuyên ngành
Dữ liệu nền bao gồm có các dạng dữ liệu về địa hình, thủy văn, giao thông,
hành chính, dân cư, động vật, thực vật. Dữ liệu chuyên ngành là dữ liệu chuyên sâu về
một chuyên đề nào đó (ví dụ như dữ liệu về thủy văn thì ngoài các hệ thống sông hồ
còn có các lưu vục sông, các điểm quan trắc mặt nước). Các dữ liệu này có thể bao
quát được Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế -xã hội.
2.2.2. GIS là phương tiện để rèn luyện các kĩ năng
GIS là phương tiện rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo các thao tác trên phần
mềm máy tính, kĩ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin, đo đạc khoảng cách, diện tích, hình
dạng lãnh thổ, xác định phương hướng,…Thông qua việc sử dụng GIS như là nguồn tri
thức, học sinh có thể hình thành và phát triển được những kĩ năng tư duy bậc cao như
so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Ví dụ: GIS giúp rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng.
- Theo quán tính, chúng ta thường nghĩ rằng hướng bắc nằm ở trên, hướng nam
nằm ở dưới, hướng đông nằm bên phải và hướng tây nằm bên trái. Nhưng nếu cứ quan
niệm như vậy sẽ dẫn tới sự sai lầm. Để xác định đúng phương hướng trên bản đồ chúng
ta cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

17


- Nhờ vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến giúp xác định phương hướng của Châu
Nam Cực. Khi đi từ điểm cực nam ra xung quanh thì tất cả các hướng đều là hướng
Bắc.

B

B

B

B
Hình 6: Xác định phương hướng Châu Nam Cực
2.2.3. GIS là ứng dụng trực quan dùng để minh hoạ cho kiến thức
Trong giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng những thông tin trong GIS để minh
hoạ thêm cho những kiến thức Địa lí đã được trình bày. Khi đó GIS có tác dụng bổ
sung và làm rõ hơn những kiến thức Địa lí. Dạng minh hoạ này rất trực quan và mang
tính đặc trưng của Địa lí.
Ví dụ: Châu Phi là một Châu lục khô hạn nhất của các lục Địa, vì vậy nước rất
là quan trọng trong việc phát triển của các đô thị này, các thành phố và đô thị có dân số
đông dọc theo các con sông lớn và khu vực ven biển. Ta có thể sử dụng GIS để minh
họa cho điều này, nội dung đó được thể hiện ở hình 7:

Hình 7: Các thành phố và đô thị lớn ở châu Phi
18



×