Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.22 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng luôn là vấn đề được quan
tâm khi mà gần đây các vụ vi phạm ngày càng gia tăng. Hiện trạng này đòi hỏi phải
có cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có việc hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay với tư cách là chủ thể tiêu dùng đặc biệt,
với trọng tâm là xây dựng cơ chế bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa
bên đi vay và bên cho vay, cụ thể là giao kết hợp đồng tín dụng.
Vay là một hình thức để có thể sở hữu vốn – tài sản khá phổ biến hiện nay đặc
biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới
mẻ ở Việt Nam. Thực tế, hoạt động tín dụng tại Việt Nam thường được thực hiện
dưới dạng các khoản vay như: tiêu dùng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, vay thanh
toán tiền hàng,….Lợi thế này tạo cho bên vay có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và sở hữu
tài sản góp phần tạo sự tăng trưởng lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói riêng và thúc
đẩy sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển nhanh chóng và hiệu
quả của các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, rất nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người
tiêu dùng đã được ghi nhận và đang tạo ra rất nhiều bức xúc cho bên vay nói riêng và
cho xã hội nói chung. Phần lớn các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền bên vay
trong hợp đồng tín dụng tập trung vào những nội dung sau:
a. Cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ về hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung
b. Hình thức câu chữ trong hợp đồng rất khó đọc
c. Không cung cấp hợp đồng cho bên vay
d. Vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho bên vay
e. Không thông báo rõ ràng mục đích thu thập thông tin
f. Tiết lộ thông tin của bên vay
g. Tự ý thay đổi điều kiện hợp đồng
h. Quấy nhiễu, đe dọa để thu hồi nợ trước hạn
i. Cách tính lãi suất mập mờ

-iii-



Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu lên những bất cập, hạn chế của pháp luật
về hoạt động tín dụng nói riêng và pháp luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng nói
chung, cũng như những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giao kết và thực
hiện hợp đồng tín dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật
bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng.

-iv-


ABSTRACT
Protecting the rights of the borrower in credit agreement is always a matter of
concern since violations are increasing recently. A new approach in the field of
consumer protection is required including improving the law focused on building a
mechanism to ensure balance in civil transactions between borrowers and lenders,
especially in credit agreement.
Loan is a form of equity ownership. This kind of property is quite popular
nowadays especially in developed countries but it is quite new in Vietnam.
In fact, credit activities in Vietnam are usually in the forms of loan such as
consumer loan, Business Installment, goods payment, ....
As a reseult, the borrowers have greater opportunity to access the fundings and
property ownership contributing to business profit growth and promoting economic
development. However, along with the rapid and effectivedevelopment of the
consumer credit sector, a large amount of borrower right violation has been
recognized creating numerous annoyance for the borrowers and society. Most of the
borrower right infringement in credit agreement focus on the following areas:
a. Providing inaccurate and incomplete information on the contract, general
trading conditions.
b. Form of word in the contract is very difficult to read
c. The contract is not provided for the borrower

d. Violation on disbursement for the borrower
e. The purpose of collecting information is not clearly informed
f. Borrower’s information is disclosed
g. The contract conditions are arbitrarily changed
h. Harassment, intimidation are used to recover debts before maturity
i. Calculating interest rates is vague
In this article, the author points out the inadequacies and limitations of the law
on credit operations and legal protection of consumer rights, as well as other legal

-v-


documents related to the agreement and implementation of the credit contract. Then,
the measures for the above issues are proposed for the improvement of related laws
on borrowers’ rights protection in credit contract.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
5.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
5.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
8. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ PHÁP
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ..7
1.1. Khái quát về hợp đồng tín dụng.......................................................................7
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ...................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ............................................................10
1.1.3. Phân loại hợp đồng tín dụng ...................................................................14
1.1.4. Vai trò của hợp đồng tín dụng ................................................................17
1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng .................17

-vii-


1.2.1. Khái niệm về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng ........17
1.2.2. Các quyền cơ bản của bên vay trong hợp đồng tín dụng .......................18
1.2.3. Nội dung của pháp luật bảo vệ quyền của bên vay ................................22
1.2.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền của người đi vay trong quan hệ
hợp đồng tín dụng ........................................................................................22
1.2.3.2. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền của bên vay ...............................24
1.2.4. Ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng
tín dụng ............................................................................................................33
CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA
BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN....36

2.1. Hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng của bên cho vay xâm hại đến quyền của
bên vay ..................................................................................................................36
2.1.1. Hành vi vi phạm hình thức kỹ thuật hợp đồng .......................................36
2.1.2. Hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên cho vay trong hợp đồng tín dụng ...38
2.1.3. Hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ thông tin của bên vay ..............42
2.1.4. Tự ý thay đổi những điều kiện hợp đồng ...............................................46
2.1.5. Các hành vi vi phạm khác ......................................................................47
2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng
tín dụng .................................................................................................................53
2.2.1. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng
tín dụng ............................................................................................................53
2.2.2. Hoàn thiện các quy định về hợp đồng mẫu ............................................60
2.2.2.1. Quy định hình thức, ngỗn ngữ của hợp đồng tín dụng mẫu ...........60
2.2.2.2. Bổ sung nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng tín dụng ..61
2.2.2.3. Quy định về sửa đổi, bổ sung các điều khoản hợp đồng tín dụng ..61
2.2.2.4. Phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng ........................................62
2.2.2.5. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ....................................63
2.2.2.6. Thời hiệu khởi kiện .........................................................................64

-viii-


2.2.2.7. Bổ sung một số loại hợp đồng thông dụng .....................................65
2.2.3. Hoàn thiện về cơ chế bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng ..65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70

-ix-



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ Luật dân sự

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

HP

Hiến Pháp

LBVQLNTD

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

LTM

Luật Thương mại

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

QLCT

Quản lý cạnh tranh

TCTD

Tổ chức tín dụng

-x-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh lớn mà
chưa quan tâm tới những người sản xuất nhỏ. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà
khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó
hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung
vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho, nhà sản xuất khó thu hồi vốn. Từ thực tế đó cho
thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần
vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân là những
người không chỉ cần vốn để khởi nghiệp mà còn có nhu cầu chi tiêu phục vụ các
nhu cầu cá nhân. Cuộc sống ngày càng hiện đại, khi mức sống của người dân cũng
được nâng cao, nhu cầu về sở hữu tài sản cũng tăng lên. Xét về bản chất, việc đi
vay là việc chủ thể mong muốn được sở hữu và khai thác có hiệu quả nguồn vốn
mà bản thân chủ thể này không có quyền sở hữu ngay từ trước thời điểm giao kết
hợp đồng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể, các ngân hàng thương mại
luôn gắng thực hiện chức năng chính là cho vay để làm hiệu quả nguồn vốn trong

nền kinh tế thị trường. Vay là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở một
số nước phát triển trên thế giới, theo đó việc vay tài sản sử dụng vào nhiều mục đích
hợp pháp là sự cần thiết và được xem là điều bình thường trong xã hội phát triển.
Tuy nhiên, hình thức vay tài sản ở Việt Nam, có thể được xem là việc bất đắc dĩ của
nhiều người, do đó hoạt động vay và cho vay là mảng thị trường lớn nhưng vẫn còn
sơ khai và vì nhiều lý do chưa được khai thác nhiều. Kinh tế thị trường ngày càng
phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, thu nhập của người
dân cũng tăng lên và nhu cầu về đời sống của con người ngày càng cao và đa dạng
hơn. Vì thế, nhu cầu của người dân ngày càng nhiều, nhất là đối tượng khách hàng
trẻ. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế phát triển thì sản phẩm hàng hóa sẽ tăng lên và đa
dạng hơn. Điều đó sẽ khiến cho xu hướng cần vốn ngày càng tăng. Đây là xu hướng
không chỉ riêng ở Việt Nam mà cũng là xu hướng chung của những nước đang trong

-1-


thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, khi thị trường Ngân hàng Việt Nam mở cửa cho các
Ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư theo tiến trình hội nhập làm cho
thị trường vay và cho vay trở nên sôi động hơn.
Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng có thể tiếp cận được các khoản vay,
nhất là đối với chủ thể cá nhân. Thực tế người dân, đặc biệt các tiểu thương ở chợ
rất ngại tiếp xúc với nguồn vốn Ngân hàng vì họ nghĩ nó phức tạp, thậm chí việc
vay tài sản được xem là bất đắc dĩ và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi. Còn về phía
Ngân hàng thì ngại cho vay nhỏ, lẽ, vì sợ rủi ro cao nên hợp đồng thường có nhiều
điều khoản ràng buộc đối với bên vay. Thực tế, vay tài sản đã trở nên phổ biến và
theo quy định pháp luật tất cả mọi khách hàng cá nhân đều có thể đến Ngân hàng
để vay vốn phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình như: từ việc vay vốn để sản
xuất kinh doanh đến việc vay vốn để xây nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt…Có
thể xem cho vay là hoạt động tất yếu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ
thống ngân hàng. Khách hàng tư nhân đã và đang là mảng khách hàng tiềm năng,

được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao
nhất cho các khoản vay không phải tổ chức cấp tín dụng nào cũng làm tốt, nhất là
việc thực hiện hợp đồng đảm bảo quyền của người vay. Từ những yêu cầu thực
tiễn trên, tác giả chọn đề tài "Pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp
đồng tín dụng" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, theo tìm hiểu, tác giả nhận thấy, vấn đề bảo
vệ quyền của người đi vay trong HĐTD đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu cụ thể. Các kết quả nghiên cứu mà tác giả tìm được về pháp luật bảo vệ quyền
của người đi vay trong HĐTD ở Việt Nam còn hết sức khiêm tốn. Phần lớn các công
trình khoa học về lĩnh vực này được công bố dưới hình thức các bài viết được đăng
tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật, kinh tế hoặc tham luận trong các Hội
thảo khoa học. Có thể kể đến các bài viết như:“Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch
vụ ngân hàng” của Trương Thanh Đức đăng trên tạp chí ngân hàng số 1 (1/2011),
hay Hội thảo Pháp ngữ «Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng » từ hai góc nhìn Á Âu,

-2-


do nhà pháp luật Việt Pháp phối hợp với Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương
Việt Nam tổ chức tại Hà Nội (9/2010), nội dung hội thảo tập trung vào những vấn đề
về bảo vệ quyền lợi của người của tiêu dùng, một lĩnh vực khá mới đối với thị trường
Việt Nam, bên cạnh đó trong hội thảo còn đề xuất các vấn đề về xây dựng khung
chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung.
« Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người đi vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng
tiêu dùng », luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Hiền Lương, Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, nội dung luận văn nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng được quy định trong Bộ luật
dân sự 2005. Bên cạnh đó, nội dung luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến hợp đồng tín dụng tiêu dùng, cụ thể bảo vệ quyền lợi của người đi vay chưa

đi sâu vào nghiên các vấn đề liên quan bảo vệ quyền của bên vay, vốn là nội dung
nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích khác của bên vay cũng như nhằm mục tiêu
cân bằng lợi ích của cả hai bên.
Mặc dù chưa nhiều nhưng bài viết, luận văn nêu trên là tài liệu quý báu giúp
tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những bất cập của pháp luật bảo vệ quyền của bên vay trong
HĐTD và thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, đề tài đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của bên vay trong HĐTD. Luận văn tập trung
làm rõ các vấn đề về bảo vệ quyền của bên vay trong hợp đồng tín dụng, từ đó rút ra
được những kết luận nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của người
vay trong hợp đồng tín dụng.
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, tác giả chọn đối tượng và phạm vi nghiên
cứu không phải tất cả các hợp đồng tín dụng giữa các chủ thể trong quan hệ cho vay
với ngân hàng mà chỉ tập trung phân tích những quy định pháp luật về bảo vệ quyền
của bên vay trong hợp đồng tín dụng. Nội dung đề tài cũng chỉ đề cập đến quy định
pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay, với tư cách là bên yếu thế trong quan hệ pháp
luật hợp đồng này.

-3-


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được nhiệm vụ nêu trên, đề tài phải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
chung về HĐTD, từ đó nêu được sự cần thiết phải bảo vệ bên vay trong hợp đồng
này. Sau đó, trên cơ sở phân tích các nội dung của pháp luật bảo vệ quyền của bên
vay trong HĐTD và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật ở Việt Nam, đề tài xác
định được những điểm thiếu sót, bất cập của pháp luật về lĩnh vực này và đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện.

Nội dung của Luận văn khái quát hoá thực tế vay tài sản và hướng tiếp cận
nguồn vốn vay của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Bảo vệ quyền của bên
vay bằng hệ thống luật pháp là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng bên cho
vay dùng lợi thế gây bất lợi cho bên vay.
Luận văn sẽ trung phân tích quy định pháp luật về bảo vệ quyền của bên vay
và một số điều khoản trong hợp đồng vay tài sản mẫu của một số tổ chức tín dụng, từ
đó làm rõ cơ sở lý luận về bảo vệ quyền bên vay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện khung
pháp lý nhằm bảo vệ quyền của bên vay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
của các tổ chức tín dụng, làm lành mạnh hoá thị trường tài chính.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến HĐTD, pháp
luật về bảo vệ quyền của bên vay trong HĐTD.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ quyền của bên vay trong HĐTD và pháp luật về bảo vệ quyền
của bên vay trong HĐTD là vấn đề rất rộng. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc
sĩ, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định
của BLDS 2005, BLDS 2015, Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010. Luật các tổ chức
tín dụng năm 2010 và các văn bản dưới luật có liên quan về đảm bảo quyền của bên
vay trong HĐTD, bao gồm các quy định về nghĩa vụ của bên cho vay, nghĩa vụ quản
lý của cơ quan Nhà nước và nghĩa vụ tự bảo vệ mình của bên vay.

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, NXB Chính Trị Quốc Gia.
[2]. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014),
Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/1/2014 hướng dẫn
việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dung.
[3]. Chính phủ (2000), Nghị định 70/2000/NĐ - CP ngày 21/11/2000 hướng dẫn về
việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản
gửi của khách hàng.
[4]. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định về yêu cầu chung đối
với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.
[5]. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB
Chính Trị Quốc Gia.
[6]. Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Lao Động.
[7]. Ngân hàng Nhà Nước (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng,
ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc NHNN.
[8]. Ngân hàng Nhà Nước (2011), Công văn số 2956/NHNN-CSTT ngày 14/04/2011
của NHNN về kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011.
[9]. Ngân hàng Nhà Nước (2011), Thông tư số 33/2011/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước.
[10]. Nguyễn Như Phát (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp
đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân.

-70-


[11]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2010), Cẩm nang hợp

đồng thương mại, Nxb Lao Động, Hà Nội.
[12]. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, số: 24/2004/QH11.
[13]. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, số: 51/2005/QH11.
[14]. Quốc hội (2005), Luật thương mại, số: 36/2005/QH11.
[15]. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, số: 33/2005/QH11.
[16]. Quốc hội (2009), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, số: 35/2009/QH12.
[17]. Quốc hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, số: 59/2010/QH12.
[18]. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng năm, số: 47/2010/QH12.
[19]. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, số: 68/2014/QH13.
[20]. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, số: 91/2015/QH13.
[21]. Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
[22]. Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế phát hành, thanh
toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, ban hành kèm
theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc NHNN.
[23]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật ngân hàng,
Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt.
Các trang mạng
[24]. Phan Khánh An, “Đánh giá pháp lý một số nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung đối với dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa và ngân hàng điện
tử của ngân hàng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
< Truy cập
ngày 27/9/ 2016.
[25]. Cục Quản lý Cạnh tranh, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín
dụng tiêu dùng”,

-71-



< Truy cập
ngày 28/9/ 2016.
[26]. Hoàng Cư, “Agribank Pleiku có làm khó khách hàng?”,
< Truy cập ngày 07/10/ 2016.
[27]. Trúc Dân, “Nhân viên ngân hàng bán thông tin khách hàng”,
< Truy cập ngày 07/10/ 2016.
[28]. Trần Văn Duy, “Vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
và một số kiến nghị”,
< />ID=89>, Truy cập ngày 10/10/ 2016.
[29]. Nguyễn Thành Duy, “Áp dụng điều 474 của Bộ luật dân sự như thế nào để tính
lãi suất nợ quá hạn”,
< />d=1751909&article_details=1&item_id=16059654>, Truy cập ngày 15/10/ 2016.
[30]. Trương Thanh Đức (2016), “Cơ sở pháp lý áp dụng lãi suất quá hạn”,
< Truy cập ngày 17/10/ 2016.
[31]. Di Linh, Khánh Nguyên, “Ngân hàng mập mờ, khách nguy cơ... mất nhà”,
< Truy cập ngày 27/10/ 2016.
[32]. “Người tiêu dùng đang lép vế trong hợp đồng với ngân hàng”,
< Truy cập ngày 29/10/ 2016.
[33]. Nguyễn Như Phát (2010), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng”,
< />ot-so-van-de-ly-luan-xung-quanh-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieudung&catid=37&Itemid=57&lang=vi>, Truy cập ngày 29/10/ 2016.

-72-


[34]. Phương Thảo, “Lãi suất cao làm khó khách vay tiêu dùng”,
< Truy cập ngày 02/11/ 2016.
[35]. Nguyễn Thị Kim Thoa, “Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt

động ngân hàng – nhìn từ góc độ pháp lý”,
< Truy cập ngày 07/11/ 2016.
[36]. Anh Tuấn, “Ngân hàng vi phạm nghĩa vụ giải ngân”,
< Truy cập ngày 17/11/ 2016.
[37]. Nguyễn Thanh Tú (2004), “Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của tổ
chức tín dụng”,
< />icle&id=303:tc2004so1nvgbmttkhttctd&Itemid=107>, Truy cập ngày 27/11/ 2016.
[38]. Trương Đình Út, “Hy hữu ở Thanh Hóa: Tòa buộc ngân hàng bồi thường “con nợ”
chây ỳ”, < Truy cập ngày 27/11/ 2016.

-73-



×